CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.2. Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA
2.2.1. Tổng quan về thị trường EU
Tuy gạo không phải là một nguồn lương thực chủ yếu được tiêu thụ tại Châu Âu, diện tích trồng lúa gạo tại EU cũng lên tới hơn 450.000 ha, cho sản lượng luôn vượt mức 4 triệu tấn gạo mỗi năm. Khoảng 70% sản phẩm gạo trong khu vực này được tiêu thụ bới người dân tại các quốc gia Châu Âu. Tại miền nam Châu Âu, mức tiêu thụ gạo trên đầu người là từ 6-18 kg gạo/ năm và là 3-5kg
gạo/ năm tại các quốc gia không trồng lúa gạo.
Chiếm tới gần 80% tổng sản lượng gạo sản xuất mỗi năm, Tây Ban Nha và Ý là hai nước trồng lúa gạo nhiều nhất tại Châu Âu. Một số vùng trồng lúa khác có thể kế đến như Bulgaria, Hy Lạp, Pháp, Bồ Đào Nha, Romania, v.v...
Sản xuất gạo của EU tập trung chủ yếu vào gạo Japonica. Hiện tại, sản lượng gạo của Châu Âu dự kiến sẽ giảm nhẹ do các hệ thống sản xuất gạo của EU phải đối mặt với khó khăn về điều kiện thời tiết và làm đất đối với cây trồng bị ngập úng dẫn đến diện tích gieo sạ giảm nhẹ.
Một số hạn chế của châu Âu trong canh tác lúa gạo có thể kể đến là:
Châu Âu có khí hậu không phù hợp với việc trồng lúa gạo. Các quốc gia trong khu vực này thường có khí hậu ôn đới mùa đông băng tuyết và mùa hè mát mẻ, quá khắc nghiệt để cho cây lúa vốn quen nóng ẩm mưa nhiều sinh trưởng.
Phần lớn diện tích cây trồng nông nghiệp ở châu Âu thường được dành phần lớn dành cho các loại ngũ cốc như lúa mì, khoai tây, rau củ, trái cây nên diện tích trồng lúa còn khá ít ỏi
Châu Âu thường phải trải qua thiếu nước và khô hạn. Đồng thời, diện tích cỏ dại gia tăng cùng điều kiện mặn của đất không cho phép các quốc gia Châu Âu trồng nhiều và đạt được sản lượng lớn lúa gạo.
Về truyền thống và phong tục tập quán của các quốc gia châu Âu, trừ một số nước có truyền thống tiêu thụ gạo như Ý, người dân châu Âu trong quá khứ cũng ít sử dụng các sản phẩm, món ăn chế biến từ gạo. Cũng do đó mà người dân ở nhiều quốc gia tại đây không có kiến thức và truyền thống canh tác lúa gạo.
Tuy có công nghệ canh tác phát triển nhưng so với các quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, các quốc gia châu Âu không thể cạnh tranh được với khả năng sử dụng bảo vệ hóa chất thực vật, vận hành sản xuất để đạt năng suất cao và giảm thiểu rủi ro từ thảm họa tự nhiên.
Các quốc gia châu Âu đang siết chặt những quy chuẩn về hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu cũng như quy trình sản xuất lúa gạo. Điều này tuy giúp đảm bảo chất lượng của các sản phẩm được tiêu thụ trong thị trường châu Âu
nhưng cũng gián tiếp tạo ra cản trở cũng như làm tăng chi phí sản xuất của người sản xuất lúa gạo tại khu vực này.
Nhìn chung, các quốc gia châu Âu không có lợi thế về việc trồng lúa gạo so với các quốc gia châu Á khác. Những năm gần đây, phong trào tiêu thụ đồ ăn của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đã thúc đẩy việc tiêu thụ gạo tại các quốc gia Châu Âu. Mỗi năm, châu Âu nhập khẩu khoảng ba nghìn tấn gạo từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các quốc gia châu Á.
Thị trường gạo của châu Âu chuộng nhất hai giống gạo là Japonica và Indica. Japonica có thể được tự sản xuất tại nhiều quốc gia châu Âu, chiếm tới hơn 70% sản lượng gạo của châu Âu. Indica lại là một giống gạo hạt dài có nguồn gốc từ Châu Á nhưng cũng được trồng phổ biến ở Châu Âu, chiếm gần 25% tổng sản lượng gạo của cả khu vực này.
Ngoài ra, thị trường gạo châu Âu cũng có nhu cầu rất lớn về các loại gạo tốt cho sức khỏe nên sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho các sản phẩm gạo đặc sản, chất lượng dinh dưỡng cao. Phong trào tiêu thụ đồ ăn châu Á cũng chính là một yếu tố thúc đẩy việc tiêu thụ gạo tại các quốc gia Châu Âu.
Bảng 2.1: Khối lượng gạo nhập khẩu vào EU từ 2015 đến 2022
Đơn vị: nghìn tấn
Năm Khối lượng gạo nhập khẩu của EU
2015 2.952
2016 3.097
2017 3.134
2018 3.161
2019 3.403
2020 3.746
2021 3.613
2022 3.712
Nguồn: Eurostat
Đơn vị: nghìn tấn
Khối lượng gạo nhập khẩu của EU (nghìn tấn) 0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
2.95
3.1 3.13 3.16
3.4
3.75
3.61 3.71
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Nguồn: Eurostat Biểu đồ 2.2: Khối lượng gạo nhập khẩu của EU từ 2015 đến 2022 Pháp và Đức chính là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất tại khu vực châu Âu vì khu vực này chủ yếu nhập gạo vào từ Tây Âu. Gạo tại các quốc gia phát triển như Việt Nam, Thái Lan thường đến Châu Âu qua hai nước Pháp và Hà Lan. Có lợi thế về giao thông đường thủy, Hà Lan chính là điểm trung chuyển của rất nhiều các containers gạo đến châu Âu. Thị trường châu Âu cũng ưa chuộng và nhập khẩu nhiều các giống gạo hạt dài như Basmati, Jasmine từ các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Pakistan.
Ý chắc chắn là quốc gia dẫn đầu về tiêu thụ gạo ở Châu Âu với lợi nhuận từ ngành gạo năm 2023 đạt 1.84 tỷ USD, theo Statista. Ở Ý, gạo được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống như Burino Di Riso, Panissa, Risi E Bisi, v.v...
nhưng phổ biến nhất vẫn là món Risotto. Ngày càng có nhiều người Ý quan tâm
tới các vấn đề sức khỏe do đó họ tin rằng việc cắt giảm mỳ ống ra khỏi khẩu phần ăn rất quan trọng, Người Ý đang chuyển dần sang chế độ ăn với nhiều các loại gạo và ngũ cốc giàu dinh dưỡng do đó mà nhu cầu cho các loại gạo dinh dưỡng lại càng tăng cao tại quốc gia này.