Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Minh Châu Âu (EU) vào 28/11/1990. Đến nay, trải qua hơn 30 năm, quan hệ Việt Nam-EU đã có những bước đột phá quan trọng.

Về mặt các khuôn khổ hợp tác-đối tác, Việt Nam và EU hình thành được mối quan hệ sâu rộng. Điều này được thể hiện qua các cam kết và hiệp định như:

 Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – Châu Âu (PCA) năm 2016 nhằm gia tăng hợp tác toàn diện trong rất nhiều các lĩnh vực như kinh tế, đầu tư, an ninh-quốc phòng, thương mại, v.v...

 Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) năm 2019

Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng-An ninh (FPA) tháng 10/2019

 Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA)

 Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA);

v.v...

Có thể nói, tại châu Á, Việt Nam chính là một trong số các quốc gia quan hệ sâu rộng nhất với EU và trong ASEAN, chưa có quốc gia nào có tất cả các trụ cột hợp tác với EU như Việt Nam.

Với thị trường hơn 747 triệu dân, chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu và thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 38.411 USD, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu là các đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam. EU là đối tác thương mại lớn thứ năm và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.

Vượt qua Singapore, Việt Nam đã là đối tác thương mại lớn nhất của EU tại ASEAN. Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu đạt hơn 40 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2021. EU luôn là thị trường xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) và giúp Việt Nam giảm bớt được gánh nặng thâm hụt thương mại với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc. Sau EVFTA, nhiều doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Hai quốc gia EU là Đan Mạch và Hà Lan cũng nằm trong danh sách 10 quốc và và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Các quốc gia châu Âu đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hiện đại, các nhóm ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, bán lẻ, v.v... Các nhà đầu tư EU sở hữu công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ giúp thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Từ đó góp phần sản sinh ra nhiều lĩnh vực, ngành nghề phong phú, các sáng kiến công nghệ mới và tạo công ăn việc làm cho nhiều người Việt Nam.

Vì nhiều hạn chế mà Việt Nam chưa có nhiều đầu tư tại EU. Tuy nhiên, các dự án này có đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các lợi thế đặc biệt của mình để thâm nhập và mở rộng sang một thị trường tiềm năng và hấp dẫn như châu Âu.

Đơn vị: triệu USD

Category 1

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

5344.3 4191

3907.1 1707

1362.3 1321.5 869.3 702.7 687.9 408.1

Singpore Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Hong Kong Đan Mạch Đài Loan Mỹ Hà Lan QĐ Virgin Anh

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 2.1: Danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất vào

Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 2.1.2. Tổng quan EVFTA

Theo Trung tâm WTO Việt Nam, “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU” (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Hiện nay, EVFTA là một trong hai hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và cao nhất tại Việt Nam.

Tháng 10 năm 2010, việc đàm phán cho hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu được Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch Châu Liên minh châu Âu (EU) đồng ý khởi động.

Ngày 26 tháng 6 năm 2012, Việt Nam và EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Sau khoảng thời gian 3 năm đàm phán với tổng cộng 14 phiên họp, Việt Nam và EU cơ bản hoàn thiện việc thỏa thuận về tất cả các khía cạnh có trong EVFTA.

Ngày 1 tháng 12 năm 2015, Việt Nam và EU kết thúc đàm phán. Ngày 1 tháng tháng 2 năm 2016, hai bên chính thức công bố văn bản chính thức của hiệp

định.

Ngày 26 tháng 6 năm 2018, sau giai đoạn kiểm tra pháp lý, cả Việt Nam và EU đồng ý tách hiệp định EVFTA thành hai: Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Đến tháng 8 cùng năm, EVIPA cũng được hoàn tất việc rà soát pháp lý.

Cả Hiệp định EVIPA và hiệp định EVFTA đều được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Nghị viện Châu Âu ra quyết định phê chuẩn hai hiệp định vào 12 tháng 2 năm 2020, và Quốc hội Việt Nam sau đó cũng đã phê chuẩn vào ngày 8 tháng 6 năm 2020.

Ngày 30 tháng 3 năm 2020, EVFTA được thông qua tại Hội đồng Châu Âu.

Ngày mùng 1 tháng 8 năm 2020, Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU-Vietnam Free Trade Agreement), viết tắt là EVFTA đã chính thức có hiệu lực. Với mục tiêu thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU, Hiệp định EVFTA mang đến những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam. EVFTA còn được coi là một Hiệp định chất lượng cao và hài hòa về mọi mặt. EVFTA cũng đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả hai bên Việt Nam và EU.

Hiệp định EVFTA được chia thành 17 chương ,2 nghị định và cùng một số biên bản ghi nhớ đi kèm khác. Trong đó, các nội dung tập trung xoay quanh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật trong thương mại, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, pháp lý và thể chế, thương mại bền vững, phát triển bền vững, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm cho Chính Phủ, hợp tác xây dựng năng lực.

Dưới đây là một số nội dung chính của hiệp định:

Xóa bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan: Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa Việt Nam sẽ được Liên minh châu Âu xóa bỏ. 0,8% số dòng thuế còn lại là các sản phẩm nông-lâm-thủy sản sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế là 0%. Khi EVFTA có hiệu lực, 48,5% số dòng thuế nhập khẩu sẽ được Việt Nam cam kết xóa bỏ, điều này

tương ứng với 64,5% kim ngạch xuất khẩu của châu Âu vào Việt Nam. Hơn thế nữa, 7 năm sau đó, 91,8% số dòng thuế nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được cam kết xóa bỏ tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của châu Âu. Sau 10 năm, con số này sẽ đạt ngưỡng 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU (mức giảm không áp dụng với các sản phẩm kim loại hoặc quặng quý hiếm).

Một phần nhỏ số dòng thuế còn lại của châu Âu được Việt Nam cam kết có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu hơn mười năm hoặc sử dụng hạn ngạch thuế quan tuân theo Tổ chức thương mại thế giới.

Cắt giảm các rào cản thương mại phi thuế quan: Việt Nam có trách nhiệm phải tăng cường đảm bảo với các tiêu chuẩn mang tính quốc tế về dược phẩm và ô tô. Vì vậy, những sản phẩm của EU (đã đáp ứng các tiêu chí này) không cần thêm các thủ tục thử nghiệm hay các chứng nhận bổ sung từ Việt Nam. Thủ tục hải quan Việt Nam cũng sẽ được đơn giản hóa và chuẩn hóa hơn.

Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ: Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu hoạt động thuận lợi trong các lĩnh vực như ngân hàng, môi trường, bảo hiểm , bưu chính cũng như các dịch vụ khác tại Việt Nam.

Thúc đẩy phát triển bền vững: Hiệp định EVFTA luôn tuân theo các tiêu chuẩn, định hướng quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế và công ước Liên hợp quốc về phát triển bền vững.

Tiếp cận đầu tư: Thông qua Hiệp định EVFTA, nhiều lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam như vật liệu xây dựng, dược phẩm, thực phẩm sẽ mở cho các dòng vốn đầu tư từ các quốc gia của EU. Đồng thời với đó Hiệp định còn chú trọng đến vấn đề bảo vệ đầu tư. Theo đó, EVIPA sẽ chịu trách nhiệm thành lập các tòa án đầu tư và phúc thẩm để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư từ EU và chính quyền Việt Nam.

Vấn đề sở hữu trí tuệ: Hai bên Việt Nam và Liên minh châu Âu sau khi tham gia EVFTA phải cam kết các tuân thủ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đã đề ra. Các cam kết này có thể kể đến như các nghĩa vụ liên quan đến bản quyền, sáng chế, phát minh, địa lý, dược phẩm, v.v...

Vấn đề liên quan đến mua sắm chính phủ: Theo EVFTA, EU cũng

hiệu quả và minh bạch của mua sắm chính phủ. Điều này cũng đồng thời bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách chính phủ. Chương về mua sắm công của Hiệp định EVFTA được chia làm hai phần: Cam kết mở cửa thị trường mua sắm của EU với Việt Nam: gồm hai phụ lục (phụ lục cam kết của Việt Nam mở cửa cho các nhà thầu châu Âu và cam kết của châu Âu mở cửa cho các nhà thầu tới từ Việt Nam); Những quy định được thông nhất để sử dụng chung trong việc lựa chọn nhà thầu.

Hiệp định IPA: Việt Nam và EU cam kết sự đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với các khoản đầu tư của bên còn lại (trừ một số trường hợp ngoại lệ);đối xử công bằng và có sự bảo hộ, tự do lưu chuyển chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài; trong trường hợp nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bạo loạn, một trong hai bên phải bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho nhà đầu tư của bên còn lại giống như nhà đầu tư nội địa hoặc từ các quốc gia khác; không tự ý trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà phải có sự bồi thường thỏa đáng,

2.1.3. Cam kết của EU-Việt Nam về xuất khẩu gạo trong EVFTA

Theo cam kết của EVFTA, Liên minh châu Âu sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80 nghìn tấn gạo mỗi năm trong đó: 30 nghìn tấn gạo xay xát, 20 nghìn tấn gạo chưa xay xát và 30 nghìn tấn gạo thơm.

Thêm vào đó, Liên minh châu Âu sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, điều này có thể giúp Việt Nam xuất khẩu lên tới 100 nghìn tấn gạo vào các quốc gia châu Âu mỗi năm. Liên minh châu Âu cũng sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm cho các sản phẩm lúa gạo từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w