CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Châu Âu
1.3.1. Các yếu tố trong nước ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam
Sản lượng gạo trong nước
Tình hình sản xuất gạo trong nước có tác động trực tiếp đến xuất khẩu mặt hàng này. Sản lượng gạo vượt ngưỡng trở thành nguồn cung dồi dào cho việc xuất khẩu. Năm 2022, Việt Nam không chỉ sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu được 7,2 triệu tấn gạo, đạt 3,49 tỷ USD. Đồng thời, xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia tại Châu Âu cũng đạt con số ấn tượng 94.510 tấn gạo và vượt mức 80 nghìn tấn gạo trong một năm mà Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam theo cam kết của Hiệp định EVFTA.
Mặt khác, Việt Nam cũng có nguồn lao động tiềm năng cho việc sản xuất lúa gạo. Với dân số gần 100 triệu người, 50% ở tuổi lao động, và gần 70% đang ở các vùng nông thôn. Đồng thời, chi phí nhân công sản xuất ở Việt Nam cũng khá thấp, tạo điều kiện cho phát triển nhà mày xử lý và phân phối lúa gạo.
Bảng 1.1. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: nghìn tấn
Năm Lượng gạo xuất khẩu
2018 6.12
2019 6.259
2020 6.15
2021 6.2
2022 7.11
Nguồn: Eurostat
2018 2019 2020 2021 2022 5.6
5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2
Lượng gạo xuất khẩu (triệu tấn)
Nguồn: Eurostat Biểu đồ 1.1: Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022
Khí hậu và địa lý
Thời tiết là một trong những điều kiện trời phú của Việt Nam trong việc trồng lúa. Nhờ có khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều, nước ta có được hệ thống sông ngòi rộng lớn hỗ trợ cho việc tưới tiêu và sản xuất lúa gạo.
Thêm vào đó, yếu tố thổ nhưỡng là một lợi thế trong canh tác lúa gạo của Việt Nam. Diện tích đất phù sa lên đến hơn 3 triệu héc-ta tại Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi để người nông dân gieo trồng các giống lúa gạo vốn ưa khí hậu nóng ẩm, đất phù sa giàu dinh dưỡng và màu mỡ.
Tuy nhiên, thiên tai ở Việt Nam như lũ lụt, xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên hơn trong vài năm gần đây. Những điều kiện thời tiết tiêu cực này đã phá hủy nhiều diện tích trồng trọt và do đó có tác động tiêu cực đến sản lượng gạo của Việt Nam. Mực nước khoảng 10cm chính là điều kiện lý tưởng cho cây lúa được sinh sôi, phát triển. Nhưng nếu mực nước này ít hơn hoặc vượt quá mức 10 cm thì cây lúa có thể bị chết khô hoặc ngập úng và không thể sinh trưởng.
Tại miền trung Việt Nam, dưới tác động của biển và gió mùa Đông Bắc, có tới khoảng 10 cơn bão mỗi năm. Cá biệt có những năm như 2006, 2009 hay 2020, có những trận bão lịch sử càn quét đã gây ra ngập lụt diện rộng tại khu vực
này, phá hủy gần như toàn bộ diện tích gieo trồng lúa của người nông dân.
Còn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hạn mặn lại là một vấn đề nan giải. Từ 2015 đến 2016, đã có khoảng hơn 90 km đất liền tại khu vực này bị nhiễm mặn, phá hủy tới gần 500 nghìn héc-ta lúa. Tiếp đó từ 2019 đến 2020, một đợt xâm nhập mặn và hạn hán đã làm hư hỏng hơn 80 nghìn héc-ta lúa.
Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho gạo Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy sản xuất gạo của vì đây là một trong những mặt hàng tạo dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Bỏ các quy định về quy mô kho bãi, khuyến khích thương nhân đầu tư vào canh tác, thu hoạch và xuất khẩu gạo chất lượng, giá trị cao là một số chính sách tiêu biểu khuyến khích sản xuất gạo của Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại như EVFTA, UKFTA giúp loại gạo này thâm nhập nhiều thị trường hơn, nâng cao vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Đặc biệt, trong EVFTA, hội đồng châu Âu đưa ra hạn mức cho gạo trắng của Việt Nam là 80.000 tấn với 30.000 tấn gạo xay xát, 30.000 tấn gạo thơm và 20.000 tấn gạo chưa xay xát.
Chính phủ Việt Nam cũng liên tục ban hành cũng như bổ sung các chính sách nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu và sản xuất nông sản. Nghị định số 116/2018/NĐ-CP30 sửa đổi đã có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp đầu mối trong mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông sản, trong đó có gạo.
Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều chính sách, gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản. Điều này cũng làm giảm gánh nặng tài sản bảo đảm của các hộ nông dân sản xuất các mặt hàng này và bao gồm cả ngưới sản xuất lúa gạo.