Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG EU

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Châu Âu

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG EU

Bên cạnh các yếu tố nội tại, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, trong đó, tiêu biểu là các yếu tố sau:

Tăng giá phân bón

Việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc nhiều vào phân bón nhập khẩu đã có tác động xấu đến canh tác, chăm sóc lúa gạo trong nước.

Khi giá phân bón tăng, sản lượng gạo giảm do nông dân phải cân đối giữa đầu

Năm 2022 chứng kiến sự lên xuống thất thường của giá phân bón trong và ngoài nước. Nếu như đầu năm 2022, giá phân bón thế giới chứng kiến những mức giá cao kỷ lục do xung đột Nga-Ukraine cũng như sự khan hiếm nguyên liệu vì đại dịch Covid-19 thì trong những tháng cuối năm, giá phân bón lại có xu hướng giảm. Tại Việt Nam, dịp cuối năm 2022, giá của các loại phân bón như NPK Phú Mỹ, NPK Cà Mau, Kali Cà Mau giảm nhẹ từ 10% đến 15%. Cá biệt, phân bón DAP Đình Vũ còn giảm hơn 60% xuống còn mức 17.000 đồng/kg.

Phân Urê cũng có mức giảm kỷ lục nhất trong giai đoạn 2020 đến 2022 khi giá các loại Urê trên thị trường các tháng cuối năm chỉ còn 500.000 đến 550.000 đồng/kg.

Việc giá các loại phân bón giảm tại phần lớn vì Trung Quốc mở cửa biên giới cho việc xuất bán các loại phân bón sang Việt Nam không còn bị hạn chế, làm các sản phẩm phân bón không còn khan hiếm như giai đoạn đầu năm. Điều này tạo thuận lợi cho người nông dân khôi phục và thúc đẩy sản xuất lúa gạo sau hai năm đại dịch Covid-19 nhưng cũng phản ánh thực trạng sản xuất lúa gạo trong nước phải phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm phân bón ngoại nhập đặc biệt là từ Trung Quốc. Trong tương lai, nếu có thể tự chủ động sản xuất được các loại phân bón trong nước với giá thành hợp lý, Việt Nam có thể đảm bảo một nền sản xuất lúa gạo bền vững hơn cũng như giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, doanh nghiệp.

Vận chuyển gạo Việt Nam

Việt Nam có lợi thế địa lý của một quốc gia có bờ biển mở rộng thuận lợi cho việc vận chuyển gạo đến nhiều thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc vận chuyển gạo của Việt Nam hiện đang gặp một số vấn đề nhất định.

Khi Covid-19 bùng phát, dịch bệnh không chỉ cản trở sản xuất mà còn ảnh hưởng xấu đến việc vận chuyển gạo của Việt Nam. Do biên giới của các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Phi-líp-pin bị phong tỏa và đóng cửa hàng loạt, gạo của Việt Nam xuất hiện tình trạng bị ùn ứ, tồn đọng trong nước và khó thâm nhập vào các thị trường này một cách dễ dàng.

Dù có lợi thế về đường biển dài thuận lợi cho trao đổi, buôn bán nhưng trên thực tế, vận chuyển đường biển, hệ thống logistics, container của Việt Nam cũng còn khá nghèo nàn và chưa thực sự phát huy được các lợi thế kể trên. Đặc biệt, giá cước vận chuyển đường biển lại có đà tăng giảm bất hợp lý. Nếu như tại các quốc gia khác, giá cước vận chuyển thường tăng giảm do tình hình kinh tế,

chính trị, tài nguyên thì tại Việt Nam, dù không có nhiều yếu tố tác động, giá cước vận chuyển vẫn tăng chóng mặt.

Giai đoạn đầu năm 2022, chi phí để xuất khẩu mỗi container từ Việt Nam đã tăng gấp 5 đến 10 lần so với giai đoạn trước đại dịch, làm tăng chi phí và giảm sức hấp dẫn của các nhà nhập khẩu gạo Việt Nam tại nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 100 container mỗi năm, việc giá cước vận chuyển tăng thêm 3000 USD/container đồng nghĩa với việc mỗi năm doanh nghiệp này phải tiêu tốn thêm gần 3 triệu USD cho chi phí vận chuyển, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh.

Giá thành gạo Việt Nam

Giá rẻ từng là lợi thế lớn nhất của gạo Việt Nam so với các loại gạo khác trên thị trường. Giá cả phải chăng giúp gạo Việt Nam thâm nhập các thị trường đang phát triển như châu Phi, Malaysia, Philippines.

Tuy nhiên, điều này không còn đúng nữa khi giá gạo tăng đáng kể trong vài năm qua và làm giảm tiêu thụ loại gạo này trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, gạo chất lượng thấp của Việt Nam không còn được ưa chuộng trên thị trường thế giới, ngay cả ở những nước đang phát triển như Châu Phi, Malaysia và Philippines. Các khách hàng nước ngoài hiện nay ưa chuộng gạo thơm hơn, vốn là sản phẩm chiếm ưu thế của Thái Lan.

Sự gia tăng của các nhà xuất khẩu mới như Myanmar, Indonesia, đặc biệt là Campuchia với mục tiêu xây dựng hình ảnh nhà sản xuất gạo bền vững đang đặt ra những thách thức lớn đối với nhu cầu gạo của Việt Nam. Khách hàng nước ngoài hiện có nhiều lựa chọn sản phẩm thay thế cho gạo của Việt Nam. Do đó, giá thành gạo Việt Nam bị tác động không nhỏ.

Nhu cầu gạo Việt Nam tại thị trường xuất khẩu

Gạo là loại lương thực phổ biến trên thế giới nên trao đổi buôn bán mặt hàng này được quyết định rất nhiều bởi nhu cầu, thị hiếu của quốc gia nhập khẩu.

Nếu như ở các quốc gia Đông Nam Á như Phi-lip-pin, gạo hạt dài và có giá thành phải chăng là sự lựa chọn của đại đa số người tiêu dùng thì ở các quốc gia Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các giống gạo dẻo thơm như gạo nếp, Japonica lại được ưa chuộng hơn cả.

Đối với các thị trường châu Âu, châu Mỹ, do xu hướng tiêu thụ đồ ăn châu Á cũng như phong trào ăn uống lành mạnh, các loại gạo dinh dưỡng cao

Vì mỗi một thị trường lại có nhu cầu gạo khác nhau, các nhà xuất khẩu gạo Việt lại càng phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng để xuất khẩu, quảng bá các sản phẩm phù hợp nhằm tối đa hóa được lợi nhuận thu về.

Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế

Gạo là nguồn lương thực chính của rất nhiều quốc gia trên thế giới nên việc tiêu thụ, trao đổi buôn bán sản phẩm này có quan hệ mật thiết với tình hình chính trị, kinh tế và an ninh lương thực trên toàn cầu.

Thực tế cho thấy, việc sản xuất hay xuất khẩu lúa gạo rất dễ bị ảnh hưởng bởi các xung đột chính trị hay các bất ổn trong xã hội. Trong giai đoạn Covid-19, tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho một lượng lớn nông sản Việt Nam, trong đó có gạo, bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, nhờ những chính sách phù hợp, kịp thời, chính phủ Việt Nam đã giúp xuất khẩu gạo có được những con số ấn tượng trong hai năm đại dịch.

Năm 2020, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam giảm lượng xuất khẩu gạo xuống hơn 3% còn 6.1 triệu tấn, nhưng lại tăng giá trị lên hơn 9% và đạt 3.07 tỷ USD. Sang đến năm 2021, dù diễn biến dịch phức tạp, Việt Nam vẫn xuất khẩu được 6.2 triệu tấn gạo, đạt mức kim ngạch 3.2 tỷ USD.

Hiện nay, tình hình chính trị thế giới cũng xảy ra nhiều bất ổn, đặc biệt xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh lương thực thế giới.

Đây cũng là một cơ hội lớn cho Việt Nam khi nhiều quốc gia tại châu Âu đang bị thiếu nguồn cung lương thực từ Nga sẽ nhập khẩu thêm gạo làm lương thực thay thế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC

THI HIỆP ĐỊNH EVFTA

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w