1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

18 740 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 769,2 KB

Nội dung

Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ 2 của gạo Việt Nam.

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

MÔN: NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU GẠO QUA THỊ TRƯỜNG TRUNG

QUỐC GIẢNG VIÊN: HUỲNH CAO KIM THƯ

THÀNH VIÊN:

2000162 Trần Thị Ngọc Như

2000748 Nguyễn Hoàng Thức

2000243 Nguyễn Trọng Tính

2000508 Võ Trần Thanh Trúc

Trang 2

M C ỤC L C ỤC

1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN SẢN PHẨM 4

1 Tổng quan về xuất khẩu lúa gạo 4

1.1 Lý do chọn sản phẩm Gạo để xuất khẩu 4

1.2 Vai trò của ngành hàng lúa gạo ở Việt Nam 4

2 Mục tiêu phát triển ngành lúa gạo tại Việt Nam 5

3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 6

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 7

1 Chính sách thương mại của Trung Quốc 7

2 Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Trung Quốc 7

3 Đối thủ cạnh tranh 8

4 Thực trạng 8

5 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc 9

5.1 Cơ hội khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc 9

5.2 Thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc 9

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN VÀ SOẠN THẢO 11

1 Lí do chọn ZHEJIANG GRAIN GROUP COMPANY LTD 11

2 Khả năng của ZHEJIANG GRAIN GROUP COMPANY LTD 11

3 Soạn thảo hợp đồng 11

TỔNG KẾT 16

Tài liệu tham khảo: 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo

Trong gần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những góp phần đảm bảo An ninh lương thực trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu với kim ngạch đáng kể và đóng góp không nhỏ cho ngân sách quốc gia

Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú, góp phần không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế Trong đó, xuất khẩu gạo vẫn là mặt hàng lương thực luôn được ưu tiên và được nhiều doanh nghiệp chọn để sản xuất và xuất khẩu đi nước ngoài bởi vì lúa gạo là loại lương thực phổ biến, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn Việc trồng lúa gạo trở thành một truyền thống ở mỗi gia đình Việt Nam từ rất xa xưa Sản lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ sau Thái Lan, đó là niềm tự hào và khẳng định vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới

Thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ

2 của gạo Việt Nam 7 tháng đầu năm nay, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 643 ngàn tấn, trị giá 338 triệu USD, tăng 30,5% về lượng, tăng 15,3% về kim ngạch, chiếm 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước

Trang 4

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN SẢN PHẨM

1 Tổng quan về xuất khẩu lúa gạo

1.1 Lý do chọn sản phẩm Gạo để xuất khẩu

- Việt nam là một đất nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với việc trồng lúa nước Cũng là một nước thuần nông Vì thế sản lượng gạo sản xuất

ra mỗi năm rất lớn Nguồn cung lớn hơn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu

- Gạo là mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu bởi vì gạo Việt Nam càng ngày càng đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng trên thị trường quốc tế Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng các vùng nguyên liệu, áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất, truy xuất nguồn gốc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường cao cấp của không chỉ

EU mà còn Hoa Kỳ, Hàn Quốc

1.2 Vai trò của ngành hàng lúa gạo ở Việt Nam

- Từ xưa đến nay, cây lúa đóng vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

- Lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích lúa chiếm 82% diện tích đất canh tác ở Việt Nam Có khoảng 52% sản lượng lúa Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông Hồng

- Sản xuất lúa gạo Việt Nam thể hiện qua các năm :

Trang 5

- Cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường:

+ Festival lúa gạo Việt Nam thu hút hàng trăm nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới nhiều tỷ USD Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nước chia

sẻ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và phát triển kinh doanh, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam

2 Mục tiêu phát triển ngành lúa gạo tại Việt Nam

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm nòng cốt cho đảm bảo

- an ninh lương thực quốc gia.

- Nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm

- Nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng.

- Xuất khẩu gạo theo chất lượng cao và giá trị cao

- Điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và

tăng trị giá xuất khẩu gạo : Trong giai đoạn 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn vào năm 2030, trị giá xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định và tăng đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD/năm

- Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : Đến năm 2030, tỷ trọng gạo trắng

thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh

Trang 6

dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%)

- Điều chỉnh cơ cấu thị trường phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị

trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới

3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6 cả nước xuất khẩu 436.140 tấn gạo, tương đương 241,61 triệu USD, giá trung bình 554 USD/tấn.Giảm mạnh 30,4% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021 nhưng tăng nhẹ 2,4% về giá.

- Bất chấp dịch Covid-19, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc trong

7 tháng đầu năm tăng "ngoạn mục" cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, đạt 458.000 tấn, tăng 88,9% so với cùng kỳ năm ngoái

Chú thích:

+ Màu xanh biểu thị sản lượng xuất khẩu tăng bao nhiêu so với năm

2020

+ Màu đỏ biểu thị sản lượng xuất khẩu giảm bao nhiêu so với năm 2020

Trang 7

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

1 Chính sách thương mại của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,402 tỷ dân (2020) và có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2001 và có các hiệp định thương mại tự

do với một số quốc gia

 Mô hình chính thương mại của Trung Quốc:

- Tự do thương mại theo quy định WTO

- Duy trì và phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu

- Định hướng thị trường

- Quản lý các hoạt động nhập khẩu:

+ Chuyển sang áp dụng biện pháp mang tính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế

+ Từng bước chống phá giá

+ Áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu

- Tối ưu hóa cơ cấu thương mại

- Duy trì mối quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức kinh tế

- Thúc đẩy, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển

- Áp dụng cộng nghệ số vào các hoạt động thương mại

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc tế FDI

2 Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Trung Quốc

- Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản đối với mặt hàng gạo, đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Các sản phẩm lúa gạo nhập khẩu từ một số nước sẽ hưởng các mức thuế cụ thể theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và các thỏa thuận thương mại song phương

- Trung Quốc áp dụng Các mức thuế đối với gạo chưa xát, gạo nguyên, gạo tấm, bột gạo xay nhuyễn và bột gạo xay thô và gạo thành phẩm nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) lần lượt là 50%, 50%, 5%, 40% và 5% Thuế MFN đối

Trang 8

với gạo, hạn ngạch thuế nhập khẩu gạo và mức thuế thông thường sẽ không chịu tác động bởi chính sách mới này

3 Đối thủ cạnh tranh

Ấn Độ và Thái Lan là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc

- Ấn Độ có lợi thế gạo giá rẻ và đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc của Việt Nam như Trung Quốc, Tây Phi, Singapore và Malaysia Việt Nam chỉ còn lợi thế mặt hàng gạo thơm

- Nguồn cung gạo của Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi Trong khi từ đầu tháng 2/2021, nguồn cung gạo của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa và cước phí vận tải tăng, làm cho giá gạo cao hơn so với các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới khác Đó là một bất lợi đối với Việt Nam khi một số bạn hàng trong đó có Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo có giá rẻ hơn từ các nước xuất khẩu gạo khác

4 Thực trạng

- Trung Quốc hiện đang thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với gạo nhập khẩu nên các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản gạo, để đảm bảo đáp ứng các quy định

về kiểm dịch, xông hơi khử trùng, quy cách bao bì, đóng gói,… của Trung Quốc, cũng như chú ý tới việc đăng ký mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Đối với Trung Quốc, kể từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường này đã áp dụng nhiều rào cản làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50% hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm Có thể nói các rào cản chính sách từ phía Trung Quốc là nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Với những lợi thế và tiềm năng về sản xuất lúa gạo của Việt Nam, những ưu thế

về quan hệ láng giềng hữu nghị, khoảng cách địa lý và điều kiện giao thương rất thuận tiện giữa hai nước, quan hệ thương mại gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển

Trang 9

5 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc :

5 1 Cơ hội khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

- Theo dự báo về nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực năm 2021 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai EU với 2,45 triệu tấn và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam

- Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang nhận

được nhiều cơ hội kép, bởi tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới, làm nhu cầu lương thực, thực phẩm tại nhiều quốc gia tăng cao Điều này dẫn đến dự báo nhu cầu dự trữ gạo tại các nước sẽ tăng lên, nhất là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường lớn như Phillippines, Malaysia, Trung Quốc, Ghana, Papua New Guinea Trong khi đó, Trung Quốc- nước có dân số đông và có lượng tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, hiện đã và đang dần kiểm soát được dịch Covid-19, hoạt động giao thương đưa gạo sang Trung Quốc hiện vẫn sôi động

5

.2 Thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bên cạnh những cơ hội thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm tăng

tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản

- Yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ

môi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm, hiện nhiều nước có xu hướng tự cung tự cấp, hạn chế nhập khẩu

- Một số nước áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo để nâng cao năng

suất và chất lượng Điều này khiến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay gắt, không chỉ trên thị trường thế giới mà hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà (nhất là các thành phố lớn) với gạo của Thái Lan

- Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, tỷ lệ gạo trên 15% tấm còn chiếm tới 36%.

Sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất theo hộ nhỏ lẻ, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hóa còn chậm, tổn thất sau thu hoạch lớn

Trang 10

- Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít về số lượng, quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trang 11

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN VÀ

SOẠN THẢO

1 Lí do chọn ZHEJIANG GRAIN GROUP COMPANY LTD

Công Ty TNHH Ngũ Cốc Chiết Giang là doanh nghiệp lưu thông ngũ cốc lớn nhất

ở tỉnh Chiết Giang Được thành lập năm 1999, là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp ngũ cốc và dầu được nhà nước hỗ trợ trọng điểm Chuyên nhập khẩu chủ yếu gạo, đậu nành, lúa miến, lúa mạc, Mô hình kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu đại lý

2 Khả năng của ZHEJIANG GRAIN GROUP COMPANY LTD

- Khả năng của doanh nghiệp:

+ Zhejiang là doanh nghiệp toàn diện tích hợp các dịch vụ trồng, thu mua và bảo quản ngũ cốc, chế biến, hậu cần, thương mại, đầu tư tài chính và công nghiệp tiên tiến

+ Hiện doanh nghiệp đang thực hiện các bước để thúc đẩy lưu thông ruộng đất, đẩy nhanh phát triển nông nghiệp quy mô hiện đại đi đầu

+ Sản lượng kinh doanh ngũ cốc của doanh nghiệp đã vượt quá 4 triệu tấn, cơ sở nguồn ngũ cốc có khả năng dự trữ hiệu quả là 1,4 triệu tấn

- Hiện nay doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với các đối tác như: Louis Dafu Group Louis Dreyfus Company, Công ty TNHH Tập đoàn Ngũ cốc Trung Quốc, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Ngũ cốc Và Dầu Chiết Giang Zhongyuan, Công ty TNHH Thương mại Ngũ cốc Huayuan Quảng Châu, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Ven biển tỉnh Giang Tô, v.v

3 Soạn thảo hợp đồng

Trang 12

SALES CONTRACT

No: 071/TT-YXIT/0321

Date: November 20th 2021

THE SELLER:

TIN THUONG INVESTMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY.

Address: 7 Nguyen Co Thach, An Loi Dong Ward, District 2, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Tel: 028-38485222 Fax: 028-62920808

Represented by: Mr Tran Van Phu, General Director.

THE BUYER:

ZHEJIANG GRAIN GROUP COMPANY LTD.

Address: 591 Yan'an Rd, Wulin Shangquan, Xiacheng District, Hangzhou, Zhejiang, China.

Tel: 86-571-803-4408 Fax: 86-571-803-6031

Represented by: Mr Halley Hsu, Contact Person.

After discussion, the buyer and the seller have agreed to sign the sales

contract with the following terms and articles.

Trang 13

Article 1: COMMODITY- QUANTITY- PRICE

(MT)

UNIT PRICE (USD/MT)

AMOUNT (USD)

1

Vietnamese long

grain fragrant rice

5% broken (ST24),crop in

2021

● Amount: US Dollars five hundred twenty-nine thousand

● Term of delivery: CFR Cat Lai port, Ho Chi Minh City, VietNam to Incoterms 2010.

● 5% more or less in both quantity and amount are acceptable.

Article 2: PACKING

● 50 Kgs in new white PP bags with inner PE Bags in be confined and signed by both parties before printing.

Article 3: SPECIFICATION

● Moisture: 14% max.

● Broken: 5.0% max

● Whole grain: 95.00% min.

● Foreign master: 0.1% max.

● Damaged kernel: 1.5% max.

● Immature kernel: 0.2% max.

Trang 14

● Gold beads: 0.5% max.

● Paddy: 15% max.

● Milling degree: well milled.

Article 4: DELIVERY

● Delivery time: not later than 5 December 2021

● Destination port: Shanghai Port- China

● Export standard packing

● Partial shipment is not allowed.

Article 5: PAYMENT

Payment by T/T at sight after receipt of payment documents the buyer must pay 100% of the invoice value to the seller’s account.

1 Currency of payment: USD (United States Dollar).

2 Payment method: The buyer will pay after receiving goods within 07 days In favor of The seller's account.

3 Bank of The seller: Vietcombank (Ho Chi Minh City Branch).

• Address: 29 Ben Chuong Duong, District 1, Ho Chi Minh City.

• Account number: 071 1 00 0261892.

• Swift code: BFTV VNVX 007.

Article 6: DOCUMENTS REQUIRED

● 03 originals of Commercial invoice

● 03 originals of Packing list

● 03 originals of all of Lading marked "Freight Prepaid "

● 03 originals food quality and safety:

Ngày đăng: 31/03/2022, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w