Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 35 - 58)

2. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư vào ngành dầu khí ở Việt

2.1. Những kết quả đạt được

Như vậy. bằng những nỗ lực không nhỏ để huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí và nhờ tiếp xúc thường xuyên với các đối tác nước ngoài, công tác đào tạo cán bộ rất cần được coi trọng, nên PetroVietnam có thể nói là đơn vị kinh tế hội nhập khá thuận lợi vào ngành dầu khí thế giới. Trong nhiều năm liên tục công tác tài chính kế toán luôn đạt được những kết quả cao nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát triển vượt mức kế hoạch đề ra. Theo báo cáo giữa nhiệm kỳ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PV), từ năm 2006 đến 2008, PV đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó các

mặt thăm dò tìm kiếm dầu khí đã phát hiện thêm 11 phát hiện dầu khí mới, ký 33 hợp đồng dầu khí trong nước và nước ngoài.

Về khai thác đưa thêm 7 mỏ vào khai thác mới, tổng sản lượng đạt 69,82 triệu tấn quy dầu. Về công nghiệp khí điện hoàn thành đưa vào vận hành đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau, Phú Mỹ- Nhơn Trạch, điện Cà Mau 1-2, Nhơn Trạch… Công nghiệp chế biến dầu khí đạm Phú Mỹ vận hành ổn định, cung cấp 35% nhu cầu đạm cho sản xuất trong nước, đạt 45% kế hoạch 5 năm 2006-2010. Lĩnh vực dịch vụ dầu khí như dịch vụ kỹ thuật, khoan, xây lắp, tài chính, bảo hiểm tốc độ tăng trưởng trên 20% năm đạt mục tiêu đề ra. Doanh thu của tập đoàn năm 2006-2008 đạt 689 ngàn tỷ đồng, bằng 134% kế hoạch 5 năm 2006-2010. Xuất khẩu PV đạt 29 tỷ USD. Thời báo Tài Chính Việt Nam, 6/11/2008, Thế Hùng Petrovietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí. Thời tiết xấu, thị trường vật tư tăng cao, trạng thái khai thác ở một số mỏ phức tạp… là nguyên nhân khiến Petrovietnam không hoàn thành mục tiêu… Tại cuộc họp giữa kỳ mới đây đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã thừa nhận không hoàn thành mục tiêu kế hoạch khai thác dầu khí đề ra cho giai đoạn 2006-2008. Theo Petrovietnam, do trạng thái khai thác ở một số mỏ diễn biến hết sức phức tạp, thời tiết diễn biến xấu, sản lượng khai thác từ các giếng ở các mỏ mới đưa vào khai thác không đạt được mức như dự kiến; cùng với diễn biến nóng của thị trường vật tư, dịch vụ dầu khí trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng tới mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2008 chính là do công tác mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài tuy đã có cố gắng nhưng cơ hội đầu tư không nhiều và khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao nên từ năm 2006 đến tháng 9/2008. Petrovietnam không mua được một mỏ dầu nào của nước ngoài. Tuy nhiên, do giá dầu thô trong những năm qua luôn giữ ở mức cao nên với tổng sản lượng khai thác

đạt 69,82 triệu tấn dầu qui đổi trong giai đoạn 2006-2008 (thấp hơn 5,91 triệu tấn so với kế hoạch), kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước vẫn hoàn thành trước thời hạn 2 năm. Dự kiến, đến hết năm 2008, Petrovietnam đạt kim ngạch xuất khẩu 28,7 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch 5 năm 2006-2010 và nộp ngân sách nhà nước trên 16,5 tỷ USD bằng 134% kế hoạch 5 năm đề ra.

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề huy động vốn và phát triển ngành dầu khí ở nước ta.

Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những kết quả to lớn mà ngành dầu khí đã làm được, vẫn tồn tại những sai sót hạn chế trong vấn đề huy động vốn vào ngành và đưa ra một số đánh giá sơ bộ về tình hình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Được hình thành từ việc tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, chỉ trong 2 năm, PVN đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức với 4 tổng công ty TNHH 1 thành viên, 9 tổng công ty cổ phần, 4 công ty TNHH, 5 công ty cổ phần, 1 công ty liên doanh, 1 viện nghiên cứu và 6 ban quản lý dự án. Với mô hình mới này, PVN đã cơ bản khắc phục được những tồn tại của mô hình tổng công ty trước đây. Quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên không còn mang tính hành chính, vai trò điều hành về chiến lược, công nghệ, thị trường của tập đoàn với các đơn vị thành viên được thực hiện sát sao hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, cơ chế tài chính mới cũng đã tạo điều kiện cho tập đoàn phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành dầu khí…

Tuy nhiên, PVN hiện cũng gặp không ít những khó khăn và vướng mắc. Về cơ cấu tổ chức và quản lý, hiện nay, PVN đang thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động dầu khí, đầu tư tài chính vào các công ty thành viên, thực hiện việc điều tiết sản xuất, kinh doanh ở các đơn vị thông qua người đại diện phần vốn của nhà nước, còn các hoạt động sản xuất được giao cho đơn vị thành

khi mới hình thành. Kinh nghiệm của các tập đoàn dầu khí thành công ở trong khu vực và trên thế giới cho thấy, để hoạt động hiệu quả và thành công thì về lâu dài tập đoàn (công ty mẹ) cần phải có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp.

Một vấn đề nữa là việc đầu tư của các đơn vị thành viên. Nhiều đại biểu cho rằng, phần lớn đơn vị thành viên đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, lựa chọn mô hình kinh doanh đa ngành, do đó đã không tránh khỏi sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của mình, dẫn đến tình trạng việc đầu tư không hiệu quả. Một vướng mắc nữa là nguồn quỹ phúc lợi của tập đoàn bị hạn chế (do không có quỹ tập trung của toàn tập đoàn). Điều này khiến cho tập đoàn không có nguồn quỹ để động viên, khen thưởng, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, dễ dẫn đến tình trạng biến động lao động, nhất là đối với các nhân sự bậc cao… Nhiều đại biểu cho rằng, nhà nước nên sớm có quy định cụ thể về cơ chế tài chính đối với các tập đoàn kinh tế, nên để các tập đoàn hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

Trong vấn đề huy động vốn đầu tư vào ngành, mặc dù những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm đến phát triển công nghiệp dầu khí và tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác, chế biến dầu khí. Song cần thẳng thắn thừa nhận rằng, môi trường đầu tư nước ta chưa có sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Trong số những mặt tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam có lẽ trước hết cần nhắc nhở tới sự thiếu quy hoạch dài hạn và rõ ràng về ngành và về sản phẩm. Từ đó dẫn tới những chính sách hạn chế và thay đổi trong một số lĩnh vực, rất khó lường trước đối với các nhà đầu tư. Thứ hai là chi phí đầu tư tại Việt Nam tuy đã có xu hướng giảm xuống, nhưng so với các nước trong khu vực thì tính cạnh tranh vẫn còn thấp. Thứ ba là việc hạn chế cho việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm, vận dụng luật pháp chưa nhất quán giữa các

ngành, các cấp. Đặc biệt trong bối cảnh đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế việc am hiểu và vận dụng các điều khoản của các hiệp định quốc tế song phương và đa phương còn không ít bất cập không chỉ có các cơ quan địa phương mà còn ở các cơ quan quản lý ở TW. Ngoài ra vẫn còn không ít vướng mắc liên quan đến chính sách thuế, nhất là thuế tài nguyên và thuế lợi tức.

Bên cạnh những hạn chế trong môi trường đầu tư của Việt Nam, đã làm giảm các nhà đầu tư vào Việt Nam. Một hạn chế lớn trong vấn đề huy động vốn vào ngành dầu khí là: Giá dầu hiện nay đang biến động nên khiến các nhà đầu tư nước ngoài thường chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm khai thác dầu thô ở Việt Nam rồi mang dầu thô ra nước ngoài tinh lọc hóa dầu. Ngành dầu khí là ngành cần đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ thì các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư. Còn nguồn vốn trong nước thì hạn hẹp nên vấn đề huy động vốn vào hệ thống công nghiệp lọc hoá dầu còn rất hạn chế.

Chính vì thiếu nguồn vốn, hơn nữa nguồn vốn huy động vào ngành sử dụng không còn phù hợp trong các lĩnh vực của ngành dầu khí, nên ngành dầu khí nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Một đất nước bán nguyên liệu để nhập thành phẩm là một nước lạc hậu và Việt Nam đang là nước bán dầu thô để nhập từng lít xăng. Mặc dù đề án lọc dầu ở Việt Nam được đặt ra từ rất sớm, trước cả khi thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Lợi nhuận biên của công nghiệp lọc dầu rất thấp nên việc huy động vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, một liên doanh giữa PetroVietnam và Zarubeznheft (Nga) với tỷ lệ góp vốn 50/50 đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép và đi vào hoạt động từ 28/12/1998 nhưng trong điều hành triển khai gặp nhiều trắc trở nên chính phủ đã quyết định tự đầu tư từ cuối năm 2002. Vì vậy PetroVietnam phải phấn đấu nỗ lực

Dự án khu liên hợp lọc hoá dầu số 2 ở Nghi Sơn-Thanh Hoá có công suất 7 triệu tấn/năm, báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2002 nhưng hình thức đầu tư còn chưa xác định PetroVietnam còn đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác. Do đó mục tiêu đưa nhà máy này vào hoạt động trong năm 2008 như trước đây đã công bố có chưa thực hiện được. Tất cả những điều nói trên có nghĩa là Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 sẽ vẫn bán dầu thô và nhập sản phẩm xăng dầu.

Trong lĩnh vực hoá dầu cho đến nay mới có hai dự án sản xuất nhựa PVC công suất 100 000 tấn/ năm và dự án sản xuất DOP công suất 30 000 tấn/năm đã đi vào sản xuất. Còn tất cả các dự án khác, như chế biến Condensat thành xăng thương phẩm (công suất 270 000 tấn/năm), dự án đạm Cà Mau, các dự án polypropylen (m3), LAB (công suất 30 000 tấn/năm)... đều trong giai đoạn triển khai xây dựng hoặc đang lập báo cáo khả thi. Nói cách khác tất cả đều đang ở phía trước và đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư vào ngành lọc hoá dầu, hy vọng ngành lọc hoá dầu sẽ vươn lên đúng với tầm vóc mà nó phải có để góp phần vào phát triển ngành dầu khí xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Muốn vậy, Việt Nam cần có các giải pháp cơ bản để huy động vốn và có định hướng để phát triển ngành dầu khí trong thế kỷ 21 này.

Chương III: Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam.

1. Định hướng phát triển ngành Dầu khí những năm tới.

Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá các nền kinh tế, việc hội nhập thành công và phát triển đều tuỳ thuộc vào sự nổ lực vươn lên của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, ngành Dầu khí đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển của mình từ nay đến năm 2020 là: phấn đấu xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa chức năng, tham gia tích cực vào quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng, sản phẩm hoá dầu cho nền kinh tế trong thế kỷ 21, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Dựa trên nhu cầu thị trường, cân đối với nguồn nguyên liệu và khả năng phát triển của Tập đoàn Dầu Khí, các hoạt động trong lĩnh vực hoá dầu theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí sẽ được phát triển theo 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tới 2010:

•Xây dựng Cụm hoá dầu số 1 gắn với nguyên liệu từ NMLD Dung Quất, bao gồm nhà máy sản xuất PP (chất dẻo). Chuẩn bị để đầu tư xây dựng các nhà máy hoá dầu khác (như muội than, LAB) trong giai đoạn tiếp theo.

•Khai thác Cụm hoá dầu số 2 tại Đông Nam Bộ từ các dự án Nhà máy sản xuất phân đạm, nhà máy sản xuất PVC, nhà máy sản xuất DOP…(đã đi vào hoạt động). Bắt đầu triển khai xây dựng tổ hợp hoá dầu sản xuất etylen từ condensat/naphtha trong Cụm hoá dầu số 2 để sản xuất olefin làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất PE, PP để có thể đưa vào hoạt động cuối năm 2011.

- Giai đoạn 2011-2015

•Tiếp tục phát triển Cụm hoá dầu số 2 tại Đông Nam Bộ theo hướng: Đa dạng hoá sản phẩm Nhà máy đạm Phú Mỹ, dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp (PET)

•Xây dựng Cụm hóa dầu số 3 với Liên hợp LHD Nghi Sơn Thanh Hoá, bao gồm các nhà máy sản xuất chất dẻo (PP), xơ sợi tổng hợp (PET) và một số sản phẩm hóa dầu khác.

- Giai đoạn 2016-2025

•Tiếp tục phát triển Cụm lọc hoá dầu số 2 và 3

•Nghiên cứu khả năng mở rộng tổ hợp hoá dầu miền Nam hoặc xây dựng tổ hợp hoá dầu mới từ khí nếu có đủ nguồn nguyên liệu.

Trong thời gian tới, theo Chiến lược phát triển, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong lĩnh vực hoá dầu với tư cách là người cung cấp nguyên liệu và chủ đầu tư chính.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò Dầu khí, nhằm sớm xác định tiềm năng Dầu khí của đất nước, làm cơ sở cho viẹc hoạch định, chiến lược phát triển ngành Dầu khí. Tích cực gia tăng sản lượng khai thác Dầu khí, góp phần đảm bảo ngân sách quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Đảm bảo thoả mãn nhu cầu khí thiên nhiên cho đất nước.

Phát triển ngành công ngiệp khí đầy tiềm năng của đất nước, khuyến khích để mở rộng thị trường tiêu thụ khí, xây dựng và vận hành hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, tham gia liên kết vào hệ thống đường ống đường ống dẫn khí khu vực, nhằm đảm bảo phát triển ổn định ngành công nghiệp khí, thoả mãn nhu cầu khí thiên nhiên cho đất nước.

Đẩy mạnh khâu chế biến Dầu khí, nhằm từng bước đảm bảo an ninh nhiên liệu cho phát triển đất nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt may, sản xuất phân đạm cho nông nghiệp, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp,...

Phát triển công tác thương mại, tài chính và dịch vụ Dầu khí. Tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường kinh doanh dầu thô và sản phảm dầu khí quốc tế. Đảm bảo cung cấp 60_70% dịch vụ cho nhu cầu công nghiệp Dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện hỗ trợ các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương tham gia ngày càng nhiều vào cung cấp dịch vu cho Dầu khí.

Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò, khai thác dịch vụ và thương mại, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp Dầu khí lâu dài cho đất nước.

Đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, sớm tiếp cận với trình độ chung của cộng đồng Dầu khí khu vực và

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư vào phát triển nghành Dầu khí ở Việt Nam (Trang 35 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w