1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thảo luận đề tài phân tích rào cản kỹ thuật của hoạt động xuất khẩu giàydép việt nam sang thị trường eu

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Rào Cản Kỹ Thuật Của Hoạt Động Xuất Khẩu Giày Dép Việt Nam Sang Thị Trường EU
Người hướng dẫn Giảng Viên: Mai Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,24 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (9)
  • 3. Bố cục bài thảo luận (9)
  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT (10)
    • 1. Khái niệm về hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT) (10)
    • 2. Phân loại về hàng rào kĩ thuật (10)
  • CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU (11)
    • 1. Một số hàng rào kỹ thuật của EU đối với mặt hàng giày dép Việt Nam (11)
      • 1.1. Chất lượng (11)
      • 1.2. An toàn (11)
      • 1.3. Bảo vệ môi trường (11)
    • 2. Hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU (12)
      • 2.1. Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật áp dụng cho giày dép xuất khẩu sang EU (12)
      • 2.2. Các ảnh hưởng, thách thức đối với ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam (14)
    • 3. Thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của Việt Nam (15)
      • 3.1. Trước năm 2019 (15)
      • 3.2. Từ năm 2019 đến nay (20)
    • 4. Tác động của hàng rào kỹ thuật của EU đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU (22)
      • 4.1. Tác động tích cực (22)
      • 4.2. Tác động tiêu cực (23)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM (24)
    • 1.1. Các biện pháp và chính sách của chính phủ Việt Nam (24)
    • 1.2. Đề xuất cải thiện cơ cấu quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm giày dép (25)
    • 2. Về phía doanh nghiệp (25)
      • 2.1. Cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU (25)
      • 2.2. Thảo luận về việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triến sản phẩm (25)

Nội dung

Phân loại về hàng rào kĩ thuật...9CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU...101.. Nguyễn Thị Kim Kiều Chức vụ: Thành viênSố lư

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại toàn cầu hóa và khu vực hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực Hoạt động ngoại thương luôn chiếm một vị trí quan trọng và có tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm góp phần thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày một phát triển và tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế Đối với nền kinh tế quốc gia, xuất khẩu là động lực hữu hiệu để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế Kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lí, nguồn nhân lực Với nền kinh tế thế giới, xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Nhận diện được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, Việt Nam - một đất nước đang phát triển, không thể bỏ qua cơ hội xâm nhập vào thị trường quốc tế này Những năm qua, châu Âu luôn là thị trường đầy tiềm năng với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây cũng là một thách thức rất lớn bởi EU khó tính về thị hiếu, cơ chế và chính sách nhập khẩu Thị trường giày dép của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi mặt hàng này chiếm một tỉ trọng lớn trong khối lượng hàng hóa xuất khẩu vào EU, góp phần đẩy mạnh kinh tế các ngành liên quan, giúp Việt Nam thu lượng ngoại tệ đáng kể Tuy đây là mặt hàng phong phú, đa dạng và có chi phí sản xuất thấp, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn và thách thức khi thị trường EU có những rào cản kỹ thuật nhất định đối với từng loại hàng hóa khi xuất khẩu vào quốc gia này Thị trường EU đòi hỏi cao về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tính bảo vệ môi trường , dẫn đến các nước EU ngày càng gia tăng việc sử dụng các công cụ, biện pháp bảo hộ người tiêu dùng và sản xuất trong nước mà không vi phạm các cam kết song phương, đa phương Điển hình là quy định về rào cản kỹ thuật (TBT) gây thử thách không nhỏ cho thị trường xuất khẩu giày dép Việt Nam.

Khoa học hàng hóa None

Bài thảo luận Luật Dân sự 2 - Nhóm 2

Khoa học hàng hóa None

53 Điều đó dẫn đến việc phân tích tác động của hàng rào kỹ thuật của EU đối với hoạt động xuất nhập khẩu giày dép của Việt Nam và tìm ra giải pháp phù hợp cho việc xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU là một việc vô cùng cấp thiết Chính vì vậy, nhóm 3 chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Phân tích rào cản kỹ thuật của hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU”

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Nắm vững được tổng quan cơ bản của hàng rào kỹ thuật trong việc xuất khẩu hàng hóa.

Vận dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu để phân tích về hàng rào kỹ thuật của thị trường EU đối với việc xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam Từ đó đề xuất giải pháp cho những thách thức này nhằm cải thiện và nâng cao hoạt động xuất khẩu của ViệtNam.

Bố cục bài thảo luận

Chương 1: Lý thuyết về hàng rào kĩ thuật

Chương 2: Hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp cho Việt Nam

LÝ THUYẾT VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT

Khái niệm về hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT)

-“Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp”.

Các loại hàng hóa là đối tượng của rào cản kỹ thuật TBT:

- Máy móc thiết bị: các công cụ lắp ráp và xây dựng chạy điện, các thiết bị chế biến gỗ và kim loại, thiết bị y tế, thiết bị chế biến thực phẩm,

- Các sản phẩm tiêu dùng: dược phẩm, mỹ phẩm, bột giặt tổng hợp, đồ điện gia dụng như

TV, thiết bị điện ảnh và ảnh, ô tô, đồ chơi, một số sản phẩm thực phẩm

- Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu,các chất độc hại,…

Phân loại về hàng rào kĩ thuật

Hàng rào kỹ thuật bao gồm:

• Quy chuẩn kỹ thuật (Technical Regulations): Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng

• Tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standards): Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ, nhưng không bắt buộc áp dụng

• Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/ tiêu chuẩn kỹ thuật (Conformity Assessment Procedure): sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không.

HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

Một số hàng rào kỹ thuật của EU đối với mặt hàng giày dép Việt Nam

Hàng rào kỹ thuật của liên minh Châu Âu (EU) đối với hàng giày dép của Việt Nam bao gồm các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường Để xuất khẩu giày dép sang Châu Âu, các nhà sản xuất ở Việt Nam cần tuân thủ các quy định như:

Hàng giày dép phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng về độ bền, độ co giãn, độ thoáng khí, và độ mềm mại của vật liệu.

Giày dép phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng Điều này bao gồm việc sử dụng các nguyên liệu không gây hại cho sức khỏe, đảm bảo độ bám dính, độ cách điện và chống trượt tốt.

Các nhà sản xuất cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bao gồm việc sử dụng các nguyên liệu tái chế, giảm thiểu khí thải và chất thải trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cần đáp ứng các yêu cầu về đánh giá tuân thủ như chứng chỉ

CE (Conformité Européenne) để chứng minh sản phẩm đáp ứng các quy định của Châu Âu. Để đảm bảo tuân thủ các quy định này, các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam có thể tham khảo các hướng dẫn và tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu, và áp dụng các quy trình kiểm soát chất lượng và kiểm tra sản phẩm trước khi xuất khẩu.

Hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

EU là thị trường tiêu thụ giầy dép lớn thứ 2 trên thế giới – khoảng 2,8 tỷ đôi/năm, trong đó tỷ trọng nhập khẩu đến 86%, chính vậy nước ta có vô vàn những cơ hội tại thị trường này.

2.1 Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật áp dụng cho giày dép xuất khẩu sang EU a Chỉ thị an toàn sản phẩm chung (The General Product Safety Directive)

Tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường ở Châu Âu phải an toàn khi sử dụng Nếu không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào được thiết lập cho sản phẩm, thì chỉ thị an toàn sản phẩm chung vẫn được áp dụng.Một số sản phẩm giày dép cụ thể có áp dụng các yêu cầu an toàn riêng Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối hoặc rút khỏi thị trường châu Âu. b Hóa chất - các chất bị hạn chế

Có những hạn chế đối với một số lượng lớn các hóa chất được bán ở Châu Âu, vì chúng có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc môi trường Những hạn chế này được coi là những yêu cầu pháp lý khó khăn nhất Giày dép thường bao gồm các bộ phận nhỏ bằng các vật liệu khác nhau và khối lượng thường không lớn lắm, so với ngành may mặc, vốn phải đối mặt với những yêu cầu tương tự Điều này khiến các nhà sản xuất khó đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đều tuân thủ các hạn chế đã đặt ra.

Ví dụ về những chất hạn chế trong giày dép:

- Thuốc nhuộm azo (Da thuộc và dệt may): nếu sử dụng da nhuộm, phải đảm bảo sản phẩm không chứa bất kỳ thuốc nhuộm azo nào giải phóng bất kỳ loại nào trong số 22 amin thơm bị cấm.

- Chromium VI (Crom hóa trị 6) : việc sử dụng Chromium VI bị hạn chế ở Châu Âu kể từ ngày 1/5/2015.

- Các hợp chất hữu cơ: Việc sử dụng các hợp chất organotin, các hợp chất Dioctyltin (DOT) bị hạn chế vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, ức chế hệ thống miễn dịch hoặc gây hại cho sinh sản.

- PVC cũng chứa các hóa chất khác cho mục đích ổn định hoặc làm dẻo, chẳng hạn như chì hoặc phthalates Những chất này thường bị hạn chế Mặc dù bản thân PVC không bị cấm, một số công ty đã tự nguyện quyết định loại bỏ PVC trong các sản phẩm của họ. c Sản phẩm từ động thực vật hoang dã

Nếu giày dép sử dụng vật liệu (một phần) làm từ động thực vật hoang dã - ví dụ: ủng làm bằng da cá sấu - cần đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu của Công ước CITES. Châu Âu đã thực hiện các yêu cầu này trong Quy định 338/97 của mình, Quy định bao gồm danh sách các loài bị hạn chế (gồm cả các sản phẩm của chúng) và các thủ tục đặc biệt nếu có Châu Âu có luật riêng về kinh doanh các sản phẩm hải cẩu, chẳng hạn như lông hải cẩu. d Quyền sở hữu trí tuệ

Nếu doanh nghiệp bán các thiết kế của mình tại thị trường châu Âu, họ phải đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Các quyền này có thể áp dụng cho thiết kế của sản phẩm, thương hiệu hoặc bản vẽ thiết kế được sử dụng Doanh nghiệp cần kiểm tra các trang web của Cơ quan Sở hữu trí tuệ của châu Âu (EUIPO13) và cập nhật các mẫu thiết kế, thương hiệu và kho dữ liệu lưu trữ các thiết kế được bảo hộ sở hữu trí tuệ của châu Âu Đối với dữ liệu về các thiết kế được bảo hộ ngoài EU, doanh nghiệp có thể truy cập trang web của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) e Nhãn giày dép

- Các doanh nghiệp phải tuân theo Quy định số 94/11/EC9 về việc ghi nhãn (labelling) các vật liệu được sử dụng trong các thành phần chính của sản phẩm giày dép.Mọi sản phẩm giày dép khi suất khẩu sang thị trường EU cần được đóng gói cùng dán nhãn, tem mác cụ thể về chất liệu Cùng với đó là toàn bộ thông tin minh bạch về xuất sứ, ngày giờ xuất xưởng Vị trí nhãn phải được đặt ở ít nhất một chiếc trong mỗi đôi Nhãn có thể được in, dán, dập nổi hoặc đính kèm; kích cỡ chữ to và dễ hiểu.

2.2 Các ảnh hưởng, thách thức đối với ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam a Cơ hội của Việt Nam

- EU là 1 trong những thị trường lớn và có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất thế giới Việc xuất khẩu giày dép vào EU mở ra cơ hội tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng, đặc biệt trong các quốc gia có thu nhập cao, như Anh,Pháp,Đức,…

- Ưu đãi thuế qua Hiệp định EVFTA: Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do với

EU (EVFTA), giúp giảm thuế xuất khẩu cho nhiều sản phẩm, bao gồm giày dép Điều này có thể tạo ra lợi ích tài chính cho các doanh nghiệp và giúp họ cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường EU.

- Chất lượng lao động và giá cả cạnh tranh: Việt Nam có một lực lượng lao động có tay nghề với mức lương tương đối thấp, điều này có thể giúp ngành sản xuất giày dép cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác. b Thách thức

- Tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn: EU áp đặt nhiều quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt. Điều này có thể đòi hỏi các doanh nghiệp tăng cường quản lý chất lượng và kiểm tra sản phẩm, có thể tốn thêm chi phí và thời gian.

- Cạnh tranh trong ngành: Ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường EU, bao gồm cả các sản phẩm nội địa và nhập khẩu từ các quốc gia khác Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải duy trì sự cải tiến liên tục , không ngừng phát triển.

- Chi phí đầu tư và quy trình sản xuất sạch hơn: Để tuân thủ các quy định môi trường và an toàn, các doanh nghiệp có thể phải đầu tư vào công nghệ mới và quy trình sản xuất sạch hơn Điều này có thể đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và thời gian.

Thực trạng xuất khẩu giày dép sang thị trường EU của Việt Nam

EU là một trong hai thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam Từ năm 2015 đến 2019, xuất khẩu giày dép sang EU liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm Năm 2016, EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, chiếm 31,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước. Các thị trường xuất khẩu giày dép lớn khác của Việt Nam sang EU bao gồm Đức (27,2%),

Bỉ (14,6%), Anh (7,5%), Hà Lan (5,7%), Pháp (5,2%).

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu giày dép các của Việt Nam sang EU trong giai đoạn

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Chủng loại giày dép xuất khẩu sang EU rất đa dạng, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm mã

HS lần lượt là: HS 640411; HS 640399; HS 640419 và HS 640299 4 chủng loại này hiện chiếm trên 86% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU

Bảng 1: Chủng loại giày dép xuất khẩu sang EU giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

 Mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của EU

Nhìn chung, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đã có sự nỗ lực trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của EU Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tỷ lệ doanh nghiệp giày dép Việt Nam được cấp giấy chứng nhận hợp quy đạt 95% vào năm 2016. Các doanh nghiệp giày dép Việt Nam cũng đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9001, ISO 14001, SA 8000.

Những vấn đề tồn đọng không đáp ứng được tiêu chuẩn EU

- Sử dụng nguyên liệu và phụ liệu không đạt tiêu chuẩn

- Quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng

- Bao bì không đáp ứng yêu cầu Để tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU, các doanh nghiệp cần chú trọng các vấn đề sau:

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng EU.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để tiếp cận thị trường EU.

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên.

Một số giải pháp cụ thể

- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên.

Việc thực hiện các giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp giày dép Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU.

Từ năm 2019 đến nay, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng trưởng, đạt mức cao nhất trong lịch sử là 4,684 tỷ USD năm 2021, tăng 10,21% so với năm 2020.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu giày dép các loại sang EU giảm 13,6% so với năm 2019, đạt 3,85 tỷ USD Tính chung 7 đầu năm 2023, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước đối tác trong EVFTA đạt 3,456 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2022. Đánh giá tác động của các thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định đối với số lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường EU.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

- Mở rộng thị phần tại EU.

Dưới đây là một số tác động cụ thể của các thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định đối với xuất khẩu giày dép của Việt Nam:

- Tăng cường khả năng cạnh tranh.

Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của EU.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để nắm bắt các thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định mới của EU.

Kiến nghị: Để tận dụng tối đa các cơ hội từ các thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của EU, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam cần:

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của EU.

- Nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường EU.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để nắm bắt các thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định mới của EU.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU. Các cơ quan quản lý cần:

- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU.

- Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam với các đối tác nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giày dép.

Tác động của hàng rào kỹ thuật của EU đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Việt Nam sang thị trường EU 4.1 Tác động tích cực

- Tăng kim ngạch xuất khẩu: Khi EVFTA có hiệu lực, hàng rào thuế quan đối với giầy dép Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để tăng kim ngạch và thị phần xuất khẩu tại EU Dự kiến tăng gấp đôi lượng kim ngạch hiện nay

- Tăng khả năng cạnh tranh so với các nước: thu hút nhiều đơn hàng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sử dụng nhiều lao động

- Thu hút đầu tư nước ngoài: Với việc ký kết EVFTA và TPP, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang có động thái tìm hiểu khả năng đầu tư sản xuất giầy dép tại Việt Nam đón đầu các FTA để hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu Năng suất lao động trong ngành da giầy tại Việt Nam tương đối ngang bằng so với các nước trong khu vực, cộng với việc nhìn thấy lợi ích từ EVFFTA và cả TPP, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam có điều kiệu thu hút đầu tư nước ngoài

- Nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn môi trường : EU được biết đến là nơi có sự đòi hỏi khắt khe nhất về các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm thông qua đạo luật

REACH, điều này giúp nước ta phát triển hơn không chỉ về quy hoạch sản xuất mà còn về nhận thức của mỗi doanh nghiệp.

- Tỷ lệ sản xuất gia công cao (70%) nên lợi nhuận thấp và hạn chế sự năng động của doanh nghiệp Công tác tiếp thị, phát triển thị trường, thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm yếu kém

- Các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU, cùng với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thế FTA làm tăng chi phí cho doanh nghiệp

- Tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt 40%, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển nên nguyên phụ liệu (gồm cả da thuộc, vải làm giầy, đế giầy) phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài trên 60%, chủ yếu từ Trung Quốc

- Chi phí đầu vào cao (điện, nước, nguyên phụ liệu, vận tải ), Chi phí nhân công tăng cao do sức ép tăng tiền lương tối thiểu hàng năm (năm 2014 tăng 17%, năm 2015 tiếp tục tăng15%).

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Các biện pháp và chính sách của chính phủ Việt Nam

- Về quy hoạch: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích tích tụ đất đai để sản xuất với quy mô lớn Trong đó, hoàn thiện các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất giày dép xuất khẩu,đặc biệt là các dự án đầu tư cụm liên hoàn sản xuất mặt hàng giày dép chủ lực.

- Về đầu tư: Hoàn thiện chính sách kèm theo những đãi ngộ để thu hút và khuyến khích đầu tư vào mặt hàng giày dép, trong đó ưu tiên đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm giày dép xuất khẩu sang thị trường EU.

-Về xúc tiến thương mại: Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thương mại thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường và chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng lưới sản xuất và phân phối ở ngoài nước.

- Về chính sách tháo gỡ khó khăn phí EU: chính phủ cần tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với mặt hàng giày dép của ViệtNam; kịp thời cảnh báo các quy định về rào cản và những vấn đề phát sinh đối với giày dép xuất khẩu; thúc đẩy việc công nhậnlẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với EU đối với các sản phẩm giày dép Hướng dẫn các doanh nghiệp cách xử lý thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU, tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ triển khai chứng nhận xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tận dụng ưu đãi của Hiệp định EVFTA.

Đề xuất cải thiện cơ cấu quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm giày dép

- Về nhãn mác và chất lượng giày dép: xây dụng chính sách về chất lượng giày dép phù hợp tiêu chuẩn EU , xây dựng các trung tâm test mặt hàng giày dép về độ bền với khí hậu như độ ẩm nhiệt độ , độ ma sát Về tem, nhãn mác muốn xuất khẩu sang thị trượng EU các doanh nghiệp phải ghi nhãn hiệu giày dép theo quy định của thị trường, quốc gia muốn xuất khẩu sang

- Nguồn gốc nguyên liệu sản xuất: các nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo các tiêu chuẩn của sản phẩm chất lượng xuất sang thị trường EU,các nguyên liệu được chọn lọc một cách nghiêm ngặt nhờ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và công nghệ hiện đại.

- Quản lý: xây dựng các nhà phân phối bán lẻ được doanh nghiệp uỷ quyền phân phối mặt hàng xuất khẩu bên thị trường EU để dễ dàng quản lý và liên kiết đầu mối.

Về phía doanh nghiệp

2.1 Cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU.

- Liên kết chặt chẽ với nhà nước để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật đưa ra đối với mặt hàng giày dép thị trường EU và tuân thủ điều kiện pháp lý và phi pháp lý: về thuế quan và thủ tục xuất sứ, nhãn hiệu…

- Không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm giày dép xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

2.2 Thảo luận về việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triến sản phẩm

- Tham gia các chương trình nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp như : trung tâm xúc tiến thương mại,trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu,… Với các nội dung như: cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin, kỹ năng, kiến thức về thị trường, hỗ trợ kỹ thuật về sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thâm nhập thị trường EU.

- Nghiên cứu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng: EU bao gồm 27 nước thành viên, người tiêu dùng mỗi nước thành viên có thể có những nhu cầu và thị hiếu khác nhau.Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần tìm hiểu kỹ nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng từng thị trường thành viên EU Đặc biệt, cần chú ý các thị trường ngách mà ở đó đối thủ cạnh tranh chưa nhiều, doanh nghiệp có thể thâm nhập dễ dàng hơn Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng tiềm năng, để có thể chủ động điều chỉnh, và tìm kiếm cơ hội mới.

Nhìn chung, EU đã và đang trở thành một trong các đối tác quan trọng nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều mặt hàng Việt Nam, trong đó có giày dép Trong nhiều năm liên tiếp cả kim ngạch lẫn giá trị xuất khẩu giày dép vào EU đều có tốc độ tăng trưởng cao, với chất lượng giày dép ngày càng được nâng lên Việt Nam với đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, được đánh giá là có khả năng làm các loại giày dép cao cấp đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ khéo léo của người lao động Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng còn không ít những khó khăn trên con đường đưa ngành xuất khẩu giày dép trở thành một ngành công nghiệp vững mạnh bởi EU là thị trường rộng lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường này đòi hỏi khá khắt khe Và mặc dù EVFTA mở ra cơ hội to lớn, nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, đặc biệt là sự tăng cường các hàng rào kỹ thuật khi mặt hàng giày dép của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Châu Âu Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường này cần sự nỗ lực hơn nữa từ phía chính phủ cũng như các doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình khoa học hàng hóa, Đại học Thương Mại.

2 Bộ tài chính-EVFTA cơ hội và thách thức từ hàng rào phi thuế quan: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet tin? dDocName=MOFUCM105275

3 Tác động của EVFTA đối với ngành da – giầy cơ hội và thách thức: http://thuvien.hlu.edu.vn/

4 Cơ hội và thách thức đối với ngành da giầy Việt Nam – Thanh Mai – 2017: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM112674

5 Sổ tay doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam: https://trungtamwto.vn/file/21457/so-tay-evfta-duc dang-web.pdf

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên,chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại đã đưa môn học Khoa học hàng hóa vào chương trình giảng dạy và tạo điều kiện, thời gian tốt nhất để chúng em có thể thực hiện nghiên cứu đề tài Trong quá trình làm thảo luận môn Khoa học hàng hóa, chúng em đã có những tư duy mới hơn, sâu hơn về môn học Bộ môn Khoa học hàng hóa là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này Bài thảo luận của nhóm 3 chúng em chắc chắn đã không hoàn thiện một cách tốt nhất nếu không có những kiến thức về khoa học hàng hóa và sự tận tình hướng dẫn của cô Mai Thanh Huyền – giảng viên trường đại học Thương mại Chúng em xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc tới cô Mai Thanh Huyền Chúng em đã cố gắng hết sức tuy nhiên do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

KHOA HỌC HÀNG HÓA - ĐC - in brief

Khoa học hàng hóa None

HỒ SƠ TÀI TRỢ - tham khảo

Khoa học hàng hóa None

Khoa học hàng hóa None

KINH TẾ VI MÔ (600 CÂU) - 600 câu kinh te None

Bài thảo luận KTVM 1 - ktvm kinh tế vi mô None 38

Mobile phones have become an essential…

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w