1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tìm hiểu hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt điều giữa việt nam và eu

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT ĐIỀU GIỮA VIỆT NAM VÀ EU
Tác giả Đoàn Thị Thu Hằng, Phan Khánh Linh, Vũ Thị Hậu, Trần Phương Thảo, Vũ Ngọc Mai, Trần Thu Trang, Phạm Hoàng Huy
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAMKHOA KINH TẾNGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNGBÀI TẬP LỚNHỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT ĐIỀU GIỮA VIỆTNA

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT ĐIỀU GIỮA VIỆT

NAM VÀ EU

GVHD: Đoàn Thị Thu Hằng

SINH VIÊN: Phan Khánh Linh - 83742

Vũ Thị Hậu – 83014

Trang 2

Trần Phương Thảo – 84955

Vũ Ngọc Mai - 83914

Trần Thu Trang - 85261 Phạm Hoàng Huy - 83437

HẢI PHÒNG – 2021

Trang 3

1.2.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 6

1.4 Các đặc điểm của sản xuất, xuất khẩu nông sản 8

1.6 Định hướng chính sách xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay 8

1.7 Các công cụ điều chỉnh quản lý hoạt động xuất khẩu 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế 112.1.1 Tổng kim ngạch của hoạt động xuất khẩu hạt điều trong nền kinh tế

112.1.2 Xuất khẩu Điều đóng góp thu ngoại tệ và tăng ngân sách quốc gia 122.1.3 Góp phần mở rộng quy mô ngành Điều và giải quyết vấn đề việc

2.1.4 Thúc đẩy các ngành liên quan phát triển 142.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng hạt điều Việt Nam sang EU trong những

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam nói chung 152.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang EU 17

Trang 4

2.3 Chính sách của nhà nước Việt Nam hiện có đối với mặt hàng xuất khẩu,chính sách ưu đãi tới thị trường xuất khẩu hạt điều 19

2.5 Thị trường tiêu thụ mặt hàng hạt điều Việt Nam tại EU 24CHƯƠNG 3: TÍNH KHẢ THI CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT

3.1 Giới thiệu về công ty xuất khẩu hạt điều 273.2 Giới thiệu hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều Việt Nam đến thị

3.2.2 Hợp đồng XNK hạt điều của công ty Hanfimex 30

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới thời kì hiện nay, vai trò củangành ngoại thương đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với nền kinh tếcủa một quốc gia Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác độngcủa nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chínhsách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng nhiều mục tiêukhác nhau Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cóthể thay đổi qua mỗi thời kì nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh cáchoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Đối với Việt Nam, một quốc gia đang bước đầu thựchiện mở cửa để hội nhập kinh tế, phát triển ngoại thương là một yêu cầu cấpbách để phát triển đất nước

Việt Nam, một đất nước mang khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng thíchhợp để trồng những loại cây nông sản thực phẩm, chúng ta có thể thấy sự đadạng và phong phú về các loại nông sản thực phẩm ở thị trường Việt Nam.Chính vì sự dồi dào đó đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho người tiêu dùngtrong nước bên cạnh đó nước ta cũng đã đẩy mạnh việc xuất khẩu ra thịtrường thế giới, đem về một nguồn lợi nhuận cao cũng như quảng báo đượcnền nông nghiệp phong phú của nước nhà Ngày nay thị trường thế giới đang

mở ra những triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạođiều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển Kinh nghiệm củacác nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam chọn xuất khẩu nông sản

là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội Trong đó hạt điều được coi là một trong mười nông sản xuất khẩuchủ lực của Việt Nam

Với 15 năm liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về chế biến, xuất khẩuđiều nhân Các sản phẩm điều nhân xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng điều nhân xuất khẩu

Trang 6

trên thế giới Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạtđiều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách Nhànước.

Nhóm 5 chúng em xin chọn đề tài tìm hiểu hoạt động xuất khẩu mặthàng hạt điều giữa Việt Nam và Châu Âu và với sự hướng dẫn của cô Đoàn ThịThu Hằng Trong quá trình làm bài luận nhóm chúng em sẽ khó tránh khỏinhững sai sót, rất mong cô sẽ đóng góp ý kiến để bài được hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin cảm ơn cô!

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1.1 Khái niệm.

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ ViệtNam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Theo Điều 28 Luật ThươngMại 2005

Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu là tập hợp các biện pháp, công

cụ mà Nhà nước Việt Nam áp dụng để tác động đến hành vi xuất khẩu hànghóa

1.2 Vai trò của xuất khẩu

1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân

- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa

- Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

- Các ngành khác được tạo điều kiện phát triển thuận lợi

- Nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp phần cho sản xuất phát triển và

ổn định

- Cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc tạo ra những tiền đềkinh tế, kỹ thuật, là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật và công nghệnhằm phát triển nền kinh tế

- Xuất khẩu là phương tiện tạo ra nhiều ngoại tệ nhất → phương tiện nhậpkhẩu tư liệu tiêu dùng nhiều nhất → đời sống nhân dân nâng cao

- Xuất khẩu tăng → sản xuất phát triển → giải quyết công ăn việc làm

- Thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

1.2.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Mở ra cơ hội phát triển kinh doanh lớn hơn và lâu dài hơn cho doanh nghiệpthông qua buôn bán hàng hóa phạm vi quốc tế

Trang 8

- Doanh nghiệp nhiều cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nướcngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh.

- Doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính lớn để tái đầu tư nhờ vào nguồn ngoại

tệ do xuất khẩu đem lại

- Nếu doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập để nhập khẩu tư liệu,vật tư sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu củangười dân thì xã hội sẽ nhận được lợi ích do doanh nghiệp mang lại

1.3 Vai trò của xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản là một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu hàng hóacủa hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiêm Do sự khác nhau về lợi thế(vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷtrọng xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khácnhau Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuấtkhẩu nông sản có vai trò cụ thể như sau:

- Một là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng

tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Hai là, xuất khẩu và xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhấtnguồn lực và lợi thế của quốc gia

- Ba là, xuất khẩu nông sản có tác động tích cực và có hiệu quả đến việc

nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thunhập cho người lao động

- Bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất

nước

- Năm là, xuất khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan

hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thếgiới

Trang 9

- Sáu là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng

thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giákết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khuvực và thế giới

- Bảy là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng

góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước chophù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế

1.4 Các đặc điểm của sản xuất, xuất khẩu nông sản

- Sản xuất và xuất khẩu nông sản mang tính thời vụ cao

- Sản xuất và xuất khẩu nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toànthực phẩm

- Giá cả hàng nông sản xuất khẩu không ổn định

- Sản xuất và xuất khẩu nông sản cần được sự quan tâm của nhà nước

1.5 Kiến thức nền sử dụng nghiên cứu

a Kiến thức thống kê, dự đoán thống kê

b Kiến thức nền về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ hải quan

c Tính hiệu quả của hoạt đông xuất khẩu

1.6 Định hướng chính sách xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

1.6.1 Định hướng chung

Phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi

mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực,bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu cógiá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sángtạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiệnvới môi trường

Trang 10

1.6.2 Định hướng phát triển ngành hàng

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu,

có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chấtlượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường;chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng

vệ thương mại ở thị trường nước ngoài

Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: gia tăng giá trị trong nướctrong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng,linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trungbình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàmlượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao

Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâmdụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuấtkhẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường

Lộ trình và bước đi cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản,thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và pháttriển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt; nâng cao giá trị gia tăng cho nhữngmặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày,điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình

- Giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăngcao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệtrung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

1.7 Các công cụ điều chỉnh quản lý hoạt động xuất khẩu

Thuế quan xuất khẩu: là loại thuế gián thu đánh vào những loại hàngđược phép xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm cả trường hợpxuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan

Trang 11

Hạn ngạch xuất khẩu: là quy định của Nhà Nước về số lượng hay giá trịcao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang 1 thịtrường, trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Cấm xuất khẩu: là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền quyết địnhkhông được đưa hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc từ thị trường nội địa vàokhu vực hải quan riêng

Giấy phép xuất khẩu: giấy phép là hình thức cơ quan có thẩm quyền chophép các nhà kinh doanh được phép xuất khẩu hàng hóa

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: là công cụ quy định về tiêu chuẩn đối vớisản phẩm khi xuất khẩu

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là thỏa thuận song phương giữa nướcxuất khẩu và nước nhập khẩu, theo đó nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuấtkhẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước nhập khẩu nhằm ngănngừa những biện pháp hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu đề ra

Tín dụng xuất khẩu: là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhànước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thươngmại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuấtkhẩu

Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành chongười xuất khẩu khi họ bán hàng ra thị trường nước ngoài

Bán phá giá: là một biện pháp khuyến khích xuất khẩu bằng cách làm giáxuất khẩu của một sản phẩm thấp hơn giá của các sản phẩm tương tự đượctiêu dùng trong nước

Chính sách tỷ giá hối đoái là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan

hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ

mô trong từng thời kỳ

Trang 12

1.8.VN đang áp dụng những công cụ

- Chính sách tỷ giá hối đoái

- Thuế quan xuất khẩu

- Tín dụng xuất khẩu

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT

ĐIỀU CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG EU

2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hạt điều đối với nền kinh tế.

2.1.1 Tổng kim ngạch của hoạt động xuất khẩu hạt điều trong nền kinh tế.

6 tháng đầu năm 2021, báo cáo ngành xuất khẩu hạt điều của Việt Namtăng 22,2% về lượng và tăng 11,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020 Dựbáo xuất khẩu hạt điều sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 6 tháng cuốinăm nay nhờ nhu cầu mạnh từ các thị trường chủ lực như EU, Mỹ…

Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng6/2021 ước đạt 60 nghìn tấn, kim ngạch 377 triệu USD, tăng 43,8% về lượng vàtăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 6/2020 Tính chung 6 tháng đầu năm

2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 274 nghìn tấn, kim ngạch 1,65

tỷ USD, tăng 22,2% về lượng và tăng 11,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm2020

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Namtrong tháng 5/2021 đạt 52,8 nghìn tấn, kim ngạch 324,5 triệu USD, tăng 9% vềlượng và tăng 13,1% về kim ngạch so với tháng 4/2021; tăng 23,6% về lượng vàtăng 23,4% về kim ngạch so với tháng 5/2020 Tính chung 5 tháng đầu năm

2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 214,4 nghìn tấn, kim ngạch 1,274 tỷUSD, tăng 17,2% về lượng và tăng 3,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều trong tháng 5/2021 đạt 6.139,6USD/tấn, giảm 0,1% so với tháng 5/2020 Tính chung 5 tháng đầu năm 2021,giá xuất khẩu trung bình mặt hàng hạt điều đạt 5.946,1 USD/tấn, giảm 11,5% sovới cùng kỳ năm 2020

HÌnh 2.1.1 Lượng xuất khẩu hạt điều qua các tháng năm 2020- 2021.

Lượng Điều xuất khẩu thể hiện trên biểu đồ cho thấy so với cùng kì cácnăm 2020-2021 thì khối lượng xuất khẩu có xu hướng tăng đều

Trang 14

Trong hơn 30 năm (1990-2021) Việt Nam từ một nước xuất khẩu Điềuthô với số lượng ít ỏi đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu Điều nhân hàngđầu trên thế giới, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành.

2.1.2 Xuất khẩu Điều đóng góp thu ngoại tệ và tăng ngân sách quốc gia.

Trải qua chặng đường 30 năm (từ 1990 đến 2020), ngành Điều đã xuấtkhẩu nhân điều đến nhiều vùng lãnh thổ và trên 90 quốc gia, chiếm trên dưới80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới

Hình 2.1.2 Thị trường Việt Nam xuất khẩu hạt Điều 5 tháng đầu năm 2021.

Ngay cả trong thời điểm khó khăn như dịch bệnh, nền kinh tế gặp phảinhiều vấn đề thì Việt Nam đã luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩunhân điều và hoàn toàn làm chủ công nghệ và thiết bị chế biến

Xuất khẩu Điều thu về hơn 31 tỷ USD - một con số lớn ấn tượng củangành trong 30 năm Đóng góp không nhỏ trong việc thu ngoại tệ cho quốc gia

Với nguồn thu ngoại tệ lớn, ngành xuất khẩu hạt Điều cũng đồng thờiđóng góp vào ngân sách quốc gia cũng lớn

2.1.3 Góp phần mở rộng quy mô ngành Điều và giải quyết vấn đề việc làm.

Từ khi VINACAS (Hiệp hội Điều Việt Nam) thành lập đã thu hút nhiềudoanh nghiệp tham gia Từ 12 hội viên sáng lập năm 1990 thì đến năm 2020 sốhội viên đã trên 500 hoạt động trong lĩnh vực trồng, sản xuất, chế biến, kinhdoanh, xuất nhập khẩu,

Năm 2017 với tổng chế biến hơn 353,000 tấn hạt Điều nhân cho giá trịxuất khẩu vượt mốc 3,5 tỷ USD đã cho thấy đây là ngành hàng có giá trị rất lớn,tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động

Năm 2020 theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BìnhPhước, diện tích trồng Điều của tỉnh khoảng 170.000 ha, đem lại 243.000tấn/năm Việc canh tác cây Điều đã giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 laođộng tại các vùng nông thôn Mục tiêu đến năm 2025 ngành Điều Bình Phước

sẽ tạo ra 60.000 việc làm và đến năm 2030 sẽ là 80.000 việc làm cho người dân

Trang 15

Hạt Điều chủ yếu được trồng tại các địa bàn khó khăn đã giúp tạo nênnhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, giúp xóa đói giảm nghèo.

2.1.4 Thúc đẩy các ngành liên quan phát triển.

Việc phát triển của ngành hạt Điều tạo điều kiện thúc đẩy các lĩnh vựckhác trong nền kinh tế phát triển như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm

2.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng hạt điều Việt Nam sang EU trong những năm vừa qua.

Giới chuyên gia nhận định sau một thời gian được đưa vào thực thi,hiệp định EVFTA đã phát huy hiệu quả rõ rệt Các nước thuộc khối EU như HàLan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của ViệtNam Thuế suất đối với các sản phẩm điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%.Điều này đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệpđiều trên thị trường quốc tế

Theo Cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương), năm 2021 được đánhgiá là một năm thành công đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam với lượngxuất khẩu đạt 579.800 tấn trị giá 3,64 tỉ USD, tăng 12,6% về lượng và tăng13,3% về trị giá so với năm 2020

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam nói chung

Trong 5 năm gần đây, bên cạnh một số mặt hàng nông sản truyền thốngnhư hạt tiêu, cà phê, gạo, hạt điều Việt Nam cũng đã trở thành một mặt hàngnông sản mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất lớn Đến nayhạt điều của Việt Nam đã có mặt tại hơn 90 quốc gia và vùng ãnh thổ Trong

đó, thị trường Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ vẫn là những thị trường chủ lựccủa hạt điều Việt Nam Tại thị trường châu Âu, Hà Lan và Đức là 2 quốc gianhập khẩu hạt điều lớn nhất Theo đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn

là thị trường xuất khẩu nhân điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng gần30% tổng kim ngạch xuất khẩu Đối với thị trường châu Âu, chiếm tỷ trọng 24%

Trang 16

kim ngạch xuất khẩu điều cả nước.Với thị trường Trung Quốc chiếm hơn 14%kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam

Hiện nay hai thị trường có dấu hiệu sẽ tăng mạnh nhập khẩu hạt điềuViệt Nam là Đức và Đài Loan Xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Đức được cho

là sẽ khả quan trong năm 2022 nhờ lợi thế về Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam – Châu Âu (EVFTA)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Năm 2017, nước ta xuất khẩu được 353.000 tấn hạt điều, với trị giá 3,5

tỷ USD Năm 2018, sản lượng hạt điều được xuất khẩu tăng đến 391.000 tấnvới trị giá 3.52 tỷ USD, tăng 10,76% về lượng, 0,57% về trị giá so với năm 2017.Năm 2019, xuất khẩu hạt điều Việt Nam đạt 418.000 tấn hạt điều vói trị giá 3,6

Trang 17

tỷ USD, tăng 6,9% về lượng, 2,27% về trị giá so với năm 2019 Năm 2020, nước

ta xuất khẩu được 511.000 tấn hạt điều với trị giá 3,19 tỷ USD, tăng 22,25% vềlượng nhưng giảm 11,4% về trị giá so với năm 2019 Biến động của năm 2020

có thể cho ta thấy dịch bệnh Covid – 19 đã ảnh hưởng khá lớn đến tình hìnhxuất khẩu hạt điều của Việt Nam Năm 2021, xuất khẩu hạt điều của nước tađạt mức cao nhất trong 5 năm qua, lên tới 579.800 tấn với trị giá 3,63 tỷ USD,tăng 13,5% về lượng, tăng 13,8% về trị giá so với năm 2020

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạthơn 153 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu là hơn 913 triệu USD, giảm 5,2% vềlượng, giảm 4,1% về trị giá so với cùng kì năm 2021

2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang EU

Hình 2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam đi các thị trường trong năm 2021.

Như đã trình bày trên, Châu Âu là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ

2 của Việt Nam (sau Mỹ) Sự tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đã đónggóp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành Theo thống kê củaTổng cục Hải quan, ta có thể thấy, trong năm 2021 kim ngạch xuất khẩu điềuViệt Nam sang EU, cụ thể là Đức và Hà Lan đạt ở mức khác cao

Bảng 2.2.2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang EU trong năm

2020 và 2021

Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷtrọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành Cụ thể,vào năm 2020, nước ta xuất khẩu được khoảng 116000 tấn với trị giá 756 triệu

US xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệuUSD, tăng 16,5% về lương và tăng 8% về trị giá so với năm 2022 Điều này chothấy, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăngtrường chung toàn ngành

Trang 18

Theo hiệp hội VINACAS, 2 tháng đầu năm 2020, Đức nhập khẩu 6,2nghìn tấn hạt điều từ Việt Nam với trị giá 45,12 triệu USD, tăng 26,8% về lượng,tăng 32,9% về trị giá Thị phần hạt điều Việt Nam được nhập vào Đức tăng từkhoảng 61% trong 2 tháng đầu năm 2021 đến 71% trong 2 tháng đầu năm

2022

Tuy nhiền nhiều chuyên gia phân tích, hiện nay vị trí hạt điều của ViệtNam tại thị trường EU đang bị cạnh tranh Cụ thể tại Pháp, từ năm 2019 đếnnăm 2020, thị phần hạt điều Việt Nam đã giảm từ 61% xuống 46%

2.3 Chính sách của nhà nước Việt Nam hiện có đối với mặt hàng xuất khẩu, chính sách ưu đãi tới thị trường xuất khẩu hạt điều.

2.3.1 Chính sách thuế.

Hạt điều được quy định thuộc nhóm mã HS: 0801 (Đối với hạt điềuchưa bóc vỏ mã HS: 08013100; Hạt điều đã bóc vỏ mã HS: 08013200), là mặthàng không có thuế xuất khẩu, và không có thuế VAT hàng xuất khẩu

Căn cứ khoản 3 điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc hội quy định:

Điều 5 Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm.

Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất

ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

- Thứ nhất, thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu cóxuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốctrong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhậpkhẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhómnước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thươngmại với Việt Nam;

Trang 19

- Thứ hai, thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhậpkhẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãiđặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa

từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiệnxuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt

về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

- Thứ ba, thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhậpkhẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từngmặt hàng tương ứng Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướngChính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụngmức thuế suất thông thường”

Như vậy, việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào xuất xứ củahàng hóa nhập khẩu, không căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của công ty

Trường hợp cơ quan hải quan kiểm cơ sở sản xuất và có kết luận công

ty đủ điều kiện miễn thuế thì công ty được miễn thuế đối với nguyên liệu nhậpkhẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

- Về thuế giá trị gia tăng:

+ Nhân hạt điều được chế biến qua các công đoạn: phơi khô; sàng; hấp;cắt tách; sấy khô; bóc vỏ lụa; phân loại; hun trùng; đóng thùng ở khâu kinhdoanh thương mại thuộc diện chịu thuế GTGT với thuế suất là 5%

+ Nhân hạt điều chế biến tiếp theo của công đoạn trên được tiếp tụcchế biến qua các công đoạn: rang, tẩm ướp gia vị thuộc diện chịu thuế GTGTvới thuế suất là 10%

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Hoạt động sản xuất chế biến nhân hạt điều thuộc ngành nghề sản xuấtđược hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo điều kiện đáp ứngquy định tại phần Đ Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002, phần E

Trang 20

Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 và Phần E Thông tư số134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính.

+ Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục thuế các tỉnh, thành phố biết vàhướng dẫn thực hiện thống nhất Các trường hợp đã kê khai thuế GTGT khôngphù hợp với hướng dẫn nêu trên thì không điều chỉnh lại

2.3.2 Chính sách ưu đãi tới thị trường nhập khẩu.

Về điều kiện được hưởng ưu đãi thuế TNDN:

Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành về miễn thuế, giảm thuế TNDN tại Luật thuế TNDN vàthực tế hoạt động SXKD về điều kiện để được ưu đãi thuế TNDN sau:

Về mức và thời gian được hưởng các ưu đãi thuế TNDN:

- Đối với hoạt động kinh doanh nông sản:

Theo quy định tại Điểm 1.4, Điểm 2.2, Mục II; Điểm 1.5 Mục III Phần EThông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định

số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thuếTNDN ưu đãi là 15% trong thời gian 12 năm kề từ khi bắt đầu hoạt động kinhdoanh Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%

số thuế phải nộp trong 08 năm tiếp theo

- Đối với hoạt động sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu:

Theo quy định tại Điểm 1.5, Điểm 2.1, Mục II; Điểm 1.9, Mục III, Phần EThông tư số 128/2003/TT-BTC nêu trên thì hoạt động sản xuất chế biến hạtđiều xuất khẩu của Công ty được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong 15năm; được miễn thuế TNDN trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế vàgiảm 50% số thuế phải nộp trong 07 năm tiếp theo

Ví dụ: Do công ty có các hoạt động sản xuất, kinh doanh được áp dụngcác mức và thời gian ưu đãi thuế TNDN khác nhau, do đó công ty phải hạchtoán riêng hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh để áp dụng mức và thờigian ưu đãi thuế TNDN theo quy định Trường hợp không hạch toán riêng được

Trang 21

thì xác định thu nhập chịu thuế của từng hoạt động theo tỷ lệ phần trăm (%)doanh thu theo quy định tại Điểm 7 Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày01/9/2004 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC nêutrên.

2.4 Chính sách của EU liên quan đến nhập khẩu mặt hàng hạt điều.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên hoạt động thương mại củaViệt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong Q1/2020 Tuy nhiên, về cơ bản dịchbệnh đã được khống chế thời gian gần đây, cộng thêm những Hiệp địnhthương mại tự do (FTA) được ký kết đã có hiệu lực, dự kiến kim ngạch xuấtkhẩu điều sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm nay

Hai thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU Ngày8/6/2020, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu(EVFTA) chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua, mang lại cơ hội xuấtkhẩu hàng hóa nói chung và với sản phẩm điều nói riêng cho các doanh nghiệp

Nhu cầu tiêu thụ điều tại thị trường châu Âu đang tăng cao trong thờigian gần đây, do những bằng chứng khoa học về hàm lượng dinh dưỡng tronghạt điều được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông

2.4.1 Chính sách thuế

Bộ Công Thương cho biết ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đốivới các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0% Đây là dấu mốcquan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều

Bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhậpkhẩu vào EU từ Việt Nam dao động 7 - 12% Thuế suất ở mức thấp nhất này sẽgiúp cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng xuất khẩu điều sang thị trường tiềmnăng EU

2.4.2 Quy tắc xuất xứ

EU đang áp dụng quy tắc xuất xứ thông qua Hàm lượng Giá trị trong khuvực (Regional Value content – RVC) Do đó, muốn xuất khẩu được hưởng lợi về

Ngày đăng: 05/08/2024, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w