1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích khả năng Đáp Ứng các yêu cầu môi trường của thị trường mỹ trong hoạt Động xuất khẩu cà phê của việt nam

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Tác giả Nhóm 08
Người hướng dẫn Ths. Lê Quốc Cường
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (5)
    • 1.1 Tổng quan về xuất khẩu cà phê tại Việt Nam (5)
      • 1.1.1 Sản lượng xuất khẩu cà phê (5)
      • 1.1.2 Các sản phẩm cà phê xuất khẩu (7)
      • 1.1.3 Quy trình chế biến cà phê xuất khẩu (8)
      • 1.1.4 Các thị trường xuất khẩu chính cà phê của Việt Nam (10)
    • 1.2 Tổng quan hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ (12)
      • 1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ (12)
      • 1.2.2 Giá cà phê xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ (13)
      • 1.2.3 Hình thức xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ (15)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM (18)
    • 2.1 Các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam (18)
      • 2.1.1 Yêu cầu về chất lượng cà phê (18)
      • 2.1.2 Yêu cầu về bao bì, dán nhãn và nhãn sinh thái (20)
      • 2.1.3 Quy định về môi trường và vệ sinh an toàn (22)
      • 2.1.4 Tiêu chuẩn về cà phê hữu cơ (24)
      • 2.1.5 Tiêu chuẩn về quy trình sản xuất cà phê (25)
    • 2.2. Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ (27)
      • 2.2.1 Khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cà phê (27)
      • 2.2.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu về bao bì, dán nhãn và nhãn sinh thái (28)
      • 2.2.3 Khả năng đáp ứng các quy định về môi trường và vệ sinh an toàn (30)
      • 2.2.4 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về cà phê hữu cơ (32)
      • 2.2.5 Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất cà phê (32)
    • 2.3 Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam (33)
      • 2.3.1 Kết quả đạt được (33)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại (37)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM (40)
    • 3.1 Xu hướng phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới. 35 (40)
    • 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam (42)
      • 3.2.1 Đối với nhà nước (42)
      • 3.2.2 Đối với doanh nghiệp (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)

Nội dung

Nhu cầu sử dụng cà phê trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cà phê của các nướctrên thế giới tăng, trong đó có nhập khẩu

TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Tổng quan về xuất khẩu cà phê tại Việt Nam

1.1.1 Sản lượng xuất khẩu cà phê

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 14% so với năm

2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ) Thậm chí, sản lượng cà phê thu hoạch vào cuối năm 2022 được bị dự báo sẽ giảm từ 10% đến 15% do mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm 2023 có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.

Biểu đồ 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 799 nghìn tấn cà phê với doanh thu 1,9 tỷ USD So với cùng kỳ năm 2023, sản lượng tăng 44,45% và giá trị tăng 54,2% Đây là mức kỷ lục với kim ngạch xuất khẩu cà phê khi gần mức 2 tỷ USD chỉ trong vòng 3 tháng Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 6 đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp khi chỉ đạt 85.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 Tổng cộng, trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 902.000 tấn cà phê, giảm gần 11% so với nửa đầu năm trước

Mặc dù vậy, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, trong suốt 9 tháng đầu của niên vụ 2023-2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn ước tính đạt 25,25 triệu bao (tương đương 1,52 triệu tấn), tăng gần 7,6% so với cùng kỳ năm trước Niên vụ 2022 – 2023 đã chứng kiến sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn cung cà phê Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu vụ thu hoạch niên vụ 2023 – 2024, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn còn tiếp diễn trong khi nhu cầu đang ở mức cao.

Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục giảm trong quý 3 do thiếu hụt nguồn cung và chỉ có thể phục hồi vào tháng 10 khi mùa thu hoạch mới bắt đầu Ước tính vẫn còn thiếu từ 1,5 đến 2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng cần được bổ sung từ vụ thu hoạch hiện nay.

Biểu đồ 2: Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng từ năm 2020-2024

Nguồn: Tổng cục Hải quan

1.1.2 Các sản phẩm cà phê xuất khẩu

Từ rất lâu, Cà phê đã chiếm thế mạnh trên thị trường xuất khẩu Để luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính trên toàn thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng thì Việt Nam cần nâng cao và cải thiện chất lượng cà phê Ở Việt Nam có rất nhiều loại cà phê được xuất khẩu sang các nước, trong đó nổi bật là các loại sau:

Thứ nhất, Cà phê Arabica Cà phê Arabica là thứ thức uống ưa thích của đông đảo người dân phương Tây, một phần vì mùi thơm đặc trưng lại có vị nhẹ nhàng, không đắng gắt, phần vì vị chua thanh của trái cây rất đặc trưng Cà phê Arabica được biết là loại cà phê có giá trị kinh tế cao nhưng khả năng chống chịu với sâu bệnh lại kém, khó trồng và khó chăm sóc nên thường cho năng suất thấp.

Thứ hai, Cà phê Typica Đây là loại cà phê thuộc chi Arabica, giống cà phê thuần chủng và cũng chính là chủng cà phê được tìm ra đầu tiên Do đặc tính di truyền mà cà phêArabica Typica mang trong mình vị chua chua giống vị của quả táo Tuy nhiên, thuộc tính này cộng với hương vị sweetness ngọt ngào làm cho tổng thể hương vị của loại cà phê này được đánh giá rất cao Cũng nhờ những đặc điểm trên, khi thưởng thức cà phê Typica thường đem lại cho người uống có cảm giác nhẹ hơn, thanh khiết hơn.

Thứ ba, Cà phê Moka Moka thuộc loại cafe Arabica, được trồng hầu hết ở Lâm Đồng. Đây là loại cafe khó trồng và cần được chăm sóc kỹ càng, vì thế nó có giá thành khá cao so với các loại cafe khác trên thị trường Một đặc trưng nổi bật của hạt Moka là có vị đắng nhẹ kết hợp với chua của trái cây không quá gắt, vị béo cũng vừa phải, đem đến cho người dùng một tuyệt phẩm không thể nào chối từ.

Thứ tư, Cà phê Robusta Cà phê Robusta được trồng chủ yếu ở Việt Nam và có lẽ cũng là loại cafe xuất khẩu nổi tiếng của nước ta Vì được sấy trực tiếp nên cà phê Robusta có vị đắng, cực kỳ đậm đà và rất phù hợp cho nam giới thưởng thức Tổng sản lượng cà phê Robusta của nước ta đạt được hằng năm là 90% – 95%, với vị cà phê thơm nồng, hàm lượng cafein cao, không quá chua, thích hợp với khẩu vị của đa số người dân Việt Nam Robusta cũng được rất nhiều vị khách hàng trên thế giới ưa chuộng bởi sự vị đậm đà cũng như hương thơm đặc trưng riêng biệt.

Thứ năm, Cà phê Cherry Cà phê Cherry hay còn được gọi với cái tên khác là cà phê mít Cà phê này gồm có 2 giống chính là Excelsa và Liberica Chúng chủ yếu được trồng ở các vùng cao nguyên nên loại cà phê này có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, dễ trồng, dễ chăm sóc lại đem lại năng suất cao cho người gieo trồng Cà phê Cherry rất phù hợp với sở thích của chị em phụ nữ bởi mùi thơm nhẹ nhàng lại pha chút dân dã, vô cùng đặc biệt.

Thứ sáu, Cà phê Culi Với vị đặc trưng là đắng gắt, có màu đen, sánh quyện với mùi thơm đậm đà làm say đắm lòng người nên giá thành của cafe Culi luôn cao hơn giá của cafe Robusta hay Arabica Do bản chất có hàm lượng cafein cao nên nước của loại cà phê này có màu đen sánh đậm chứ không phải là nâu đậm như những loại cafe khác.

Thứ bảy, Cà phê Catimor Cà phê Catimor được biết đến là sự lai tạo giữa cafe Timor và cafe Caturra Chính vì thế, Catimor mang cho người thưởng thức một hương vị khó tả, khi bắt đầu thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ pha với chút chua thanh rất đặc biệt Tuy nhiên, trong cà phê Catimor có hàm lượng cafein khá thấp so với Robusta thuần chủng nên vị đắng của nó sẽ không bằng được cafe Robusta.

1.1.3 Quy trình chế biến cà phê xuất khẩu

Mỗi phương pháp chế biến cà phê đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo đặc tính của từng giống cà phê mà người ta lựa chọn phương pháp chế biến cho phù hợp Các phương pháp chế biến hạt cà phê được thực hiện theo các quy trình, yêu cầu kỹ thuật và thiết bị máy móc khác nhau.

Thứ nhất: Phương pháp chế biến hạt cà phê khô

Phơi khô tự nhiên (Dry/ Natural/ Unwashed) là một phương pháp chế biến cà phê tự nhiên, sử dụng ánh sáng mặt trời để làm khô hạt cà phê Ưu điểm của phương pháp này là hạt có vị ngọt, ít chua, mùi thơm nồng Mặt hạn chế là chất lượng hạt cà phê không đồng đều do phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và thời gian phơi lâu.

 Quy trình chế biến hạt cà phê khô

Bước 1: Thu hoạch quả cà phê.

Bước 2: Loại bỏ hạt non, lá, cành và bụi bẩn bám trên quả cà phê đã thu hoạch.

Bước 3: Phơi nắng 25-30 ngày để giảm độ ẩm của hạt cà phê xuống 12-13%.

Bước 4: Quả cà phê khô được xát bằng máy để loại bỏ vỏ ngoài, vỏ khô và cho ra hạt cà phê thành phẩm.

Bước 5: Bảo quản hạt cà phê trong túi (bao tải), để ở nơi khô ráo, thoáng mát và đợi đến lúc rang.

Thứ hai: Phương pháp chế biến hạt cà phê bán ướt

Tổng quan hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ

1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ

Mỹ có thể được coi là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 10 tháng năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Brazil là quốc gia đem lại nguồn cung lớn nhất cho Mỹ, Việt Nam đóng vai trò là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Mỹ Theo đó, giá trị nhập khẩu cà phê của Mỹ đạt 8,07 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm

2021 Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 3,87% trong 10 tháng năm 2021 xuống 3,53% trong 10 tháng năm 2022 Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương), số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan cho biết trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đạt 129,54 nghìn tấn, trị giá 305,13 triệu USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 11,6% về trị giá so với năm 2021.

Cho đến các tháng cuối năm 2022, hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ có dấu hiệu phục hồi, đạt mức cao nhất trong năm là 19,76 nghìn tấn, trị giá 43,37 triệu USD tháng12/2022

Bảng 4: Thị trường nhập khẩu cà phê đạt trị giá cao trong 10 tháng đầu năm 2022 và thị phần của Việt Nam

(*) Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ; (**) Cơ quan Hải quan Trung Quốc

1.2.2 Giá cà phê xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ

Kể từ sau năm 2021, thị trường cà phê thế giới có dấu hiệu hồi phục mạnh trở lại, đặc biệt là giai đoạn tháng 7 - 8 do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu đă bắt đầu hồi phục trở lại Cho đến tháng 8/2022, chỉ số giá cà phê ICO đã tăng 20% kể từ đầu năm và gấp đôi so với đầu năm 2021 đạt gần 200 US Cent/pound

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và áp lực lãi suất tăng cao mà kể từ quý

4 năm 2022 giá cà phê bắt đầu giảm mạnh Tính đến tháng 12/2022, chỉ số giá cà phê khoảng 157 US Cent/pound, giảm 21% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 8

Biểu đồ 5: Diễn biến giá cà phê thế giới được theo dõi bởi ICO

Với diễn biến tình hình cà phê trên thế giới như vậy, giá xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng bị ảnh hưởng Trong năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt mức 2.355 USD/tấn, tăng 15,5% so với năm 2021 Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang Mỹ đạt mức 1.965 USD/ tấn, tăng 13%; cà phê Arabica đạt mức 4.451 USD/tấn, tăng 53,1%.

Năm 2022, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 ghi nhận mức cao nhất trong nhiều năm qua với bình quân 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021.

Biểu đồ 6: Diễn biến giá cà phê xuất khẩu từ năm 2020 - 2022

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Hải quan

Bước sang năm 2023, dưới tác động của kinh tế thế giới khó khăn, các nhà rang xay và người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chi tiêu và chi phí sản xuất Do đó, họ tìm đến cà phê robusta như một giải pháp thay thế cho arabica bởi giá rẻ Điều này thúc đẩy nhu cầu cà phê robusta tăng mạnh.Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung giảm sút đã đẩy giá cà phê robusta tăng mạnh.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng12/2023 đạt 207.613 tấn, trị giá 599,4 triệu USD, tăng mạnh 74% về lượng và 68% về trị giá so với tháng 11 trước đó, đồng thời tăng 5,4% về lượng và 40,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 Tính bình quân năm 2023, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022 Đối với riêng thị trường Mỹ, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 1,76 nghìn tấn, trị giá 6,31 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giảm mạnh 78,8% về lượng và giảm 69,3% về trị giá.

Biểu đồ 7: Thống kê xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2022 - 2023

Nguồn: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

1.2.3 Hình thức xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu, hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang

Mỹ đã có những bước chuyển biến đa dạng và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Mỹ Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ xuất khẩu cà phê dưới dạng nguyên liệu thô mà còn đẩy mạnh các sản phẩm chế biến sâu, gia tăng giá trị cho sản phẩm, và sử dụng nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp qua các đại lý, hợp đồng gia công, hay hợp tác với các thương hiệu quốc tế.

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức chủ yếu mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng khi đưa cà phê sang thị trường Mỹ Với hình thức này, các doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt

Nam chủ động ký kết hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập khẩu, phân phối lớn tại Mỹ Điểm mạnh của hình thức này là doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng, đồng thời trực tiếp đàm phán về giá cả và điều kiện thương mại Một số công ty lớn như Vinacafé, Trung Nguyên, và Simexco đã xây dựng được các mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác Mỹ, đảm bảo nguồn cung cà phê ổn định và lâu dài Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã thiết lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Mỹ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và tiếp thị sản phẩm.

Xuất khẩu gián tiếp qua đại lý

Bên cạnh xuất khẩu trực tiếp, một phần lớn cà phê Việt Nam đến thị trường Mỹ thông qua các đại lý hoặc trung gian thương mại Hình thức này thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng khi họ chưa có đủ nguồn lực hoặc kinh nghiệm để thâm nhập trực tiếp vào thị trường Mỹ Các đại lý này thường mua cà phê từ các nhà sản xuất Việt Nam và sau đó bán lại cho các nhà nhập khẩu lớn hoặc các chuỗi siêu thị, nhà rang xay cà phê tại Mỹ. Mặc dù hình thức này giúp giảm rủi ro về tài chính và quản lý logistics cho các nhà sản xuất, nhưng họ lại ít có quyền kiểm soát về giá cả cũng như thị trường tiêu thụ, đồng thời phải chia sẻ lợi nhuận với các trung gian.

Gia công cho các thương hiệu quốc tế

Trong những năm gần đây, một xu hướng nổi bật trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ là các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cà phê cho các thương hiệu quốc tế. Thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc sản xuất các sản phẩm cà phê có thương hiệu nổi tiếng như Starbucks, Nestlé, hay Kraft Các công ty lớn của Mỹ thường đặt hàng cà phê từ Việt Nam, sau đó yêu cầu chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn và thương hiệu của họ Hình thức này giúp Việt Nam tăng thêm giá trị cho sản phẩm cà phê xuất khẩu và đồng thời mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra toàn cầu.

Hợp tác với các chuỗi bán lẻ và thương hiệu cà phê quốc tế

Việc hợp tác với các chuỗi bán lẻ lớn và các thương hiệu cà phê nổi tiếng quốc tế cũng là một trong những hình thức xuất khẩu chiến lược giúp cà phê Việt Nam tiếp cận thị trường

Mỹ Các công ty Việt Nam không chỉ xuất khẩu cà phê nguyên liệu mà còn cung cấp sản phẩm chế biến sâu cho các chuỗi siêu thị lớn như Walmart, Costco, hay các chuỗi nhà hàng, khách sạn tại Mỹ Hình thức hợp tác này giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng tính ổn định và bền vững cho hoạt động xuất khẩu Đồng thời, việc hợp tác với các thương hiệu lớn cũng giúp nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.

Phát triển mô hình liên doanh, liên kết

Một hình thức khác đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn là hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác Mỹ hoặc quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cà phê. Các mô hình này thường được thiết lập dựa trên sự hợp tác về vốn, công nghệ và kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao năng lực sản xuất Liên doanh có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi để cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ thông qua các kênh phân phối và tiêu thụ mạnh mẽ Hình thức này cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

Các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam

Thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất và khắt khe nhất thế giới Để cà phê Việt Nam có thể thành công và cạnh tranh được tại thị trường này, sản phẩm này phải đáp ứng những yêu cầu rất cao, các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Mỹ về chất lượng, an toàn thực phẩm và môi trường.

2.1.1 Yêu cầu về chất lượng cà phê

 Quy định về dư lượng thuốc trừ sâu

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) xác định mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRLs - Maximum Residue Levels) có thể tồn tại trong cà phê nhập khẩu Mức này khác nhau tùy theo loại thuốc trừ sâu và được tính toán dựa trên các nghiên cứu về an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường

Mỗi loại thuốc trừ sâu có mức MRL khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng Ví dụ, một số loại thuốc trừ sâu phổ biến có thể được sử dụng trong sản xuất cà phê có MRL cụ thể như Chlorpyrifos, Cypermethrin, hay Glyphosate

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải đảm bảo rằng cà phê phải tuân thủ các quy định MRL của Mỹ Để thuận tiện, họ thường tham chiếu dữ liệu từ Codex Alimentarius - một bộ quy tắc quốc tế về tiêu chuẩn thực phẩm.

Thuốc trừ sâu Lượng thuốc/kg Thuốc trừ sâu Lượng thuốc/kg

Aldicarb 0,10 mg /kg Glyphosate 0,10 mg /kg

Carbofuran 0,10 mg /kg Phorat 0,02 mg /kg

Chlorpyrifos 0,10 mg /kg Tebuconazole 0,30 mg /kg

Cypermethrin 0,05 mg /kg Terbufos 0,05 mg /kg

Disulfoton 0,20 mg /kg Thiamethoxam 0,05 mg /kg

 Quy định về phụ gia thực phẩm

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Mỹ 21 CFR Part 182 quy định về các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất cà phê Theo tiêu chuẩn này, các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến cà phê bao gồm:

Chất chống oxy hóa : Chất chống oxy hóa được sử dụng để bảo vệ cà phê khỏi bị oxy hóa, giúp cà phê giữ được hương vị và màu sắc tự nhiên Các chất chống oxy hóa được phép sử dụng trong sản xuất cà phê bao gồm: Axit ascorbic (vitamin C), Tocopherol (vitamin E), Thioctic acid (vitamin B1), Riboflavin (vitamin B2)

Chất điều chỉnh độ acid : Chất điều chỉnh độ acid được sử dụng để điều chỉnh độ acid của cà phê Các chất điều chỉnh độ acid được phép sử dụng trong sản xuất cà phê bao gồm: Acid citric, Acid malic, Acid tartaric

Chất bảo quản : Chất bảo quản được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trong cà phê Các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản xuất cà phê bao gồm: Benzoic acid, Sorbic acid, Propionic acid

Chất tạo màu : Chất tạo màu được sử dụng để tạo màu sắc cho cà phê Các chất tạo màu được phép sử dụng trong sản xuất cà phê bao gồm: Caramel, Annatto, Curcumin

Chất tạo hương : Chất tạo hương được sử dụng để tạo hương thơm cho cà phê Các chất tạo hương được phép sử dụng trong sản xuất cà phê bao gồm: Hương cà phê, Hương vani, Hương caramel

Ngoài ra, tiêu chuẩn 21 CFR Part 182 cũng quy định về hàm lượng tối đa của các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất cà phê Các hàm lượng tối đa này được xác định dựa trên các nghiên cứu khoa học về mức độ an toàn của các chất phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe con người.

2.1.2 Yêu cầu về bao bì, dán nhãn và nhãn sinh thái

 Quy định về bao bì sản phẩm cà phê

Quy định về chất liệu bao bì sản phẩm cà phê có ảnh hưởng đến môi trường ở Mỹ tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực của bao bì đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường Các quy định này nhằm đảm bảo rằng bao bì sử dụng vật liệu an toàn, bền vững, và có khả năng tái chế hoặc phân hủy sinh học

Quy định của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) quản lý các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, bao gồm bao bì cà phê Theo quy định của FDA, tất cả các vật liệu phải đảm bảo rằng không có hóa chất độc hại di chuyển vào thực phẩm Các quy định này được ghi trong Phần 21 CFR 174-190 của Quy định Liên bang Hoa Kỳ FDA cho phép sử dụng các loại nhựa, kim loại, giấy và màng bọc miễn là chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn Một số hóa chất, như phthalates hoặc Bisphenol A (BPA) trong nhựa polycarbonate, bị hạn chế sử dụng trong bao bì thực phẩm đặc biệt là đối với sản phẩm cà phê đóng gói vì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và môi trường.

Mỹ có nhiều quy định yêu cầu các nhà sản xuất phải sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, bao gồm việc khuyến khích sử dụng giấy tái chế, kim loại có thể tái chế hoặc nhựa có khả năng phân hủy sinh học Để được chứng nhận là phân hủy sinh học, nhựa phải phân hủy hoàn toàn mà không để lại vi nhựa hay hóa chất độc hại trong môi trường Các tiêu chuẩn về nhựa phân hủy sinh học thường được kiểm tra và chứng nhận bởi tổ chức như Biodegradable Products Institute (BPI) Bao bì nhựa tái chế được khuyến khích sử dụng các nguyên liệu tái chế hoặc có khả năng tái chế EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) đưa ra các tiêu chuẩn về sử dụng nhựa an toàn trong bao bì thực phẩm để giảm thiểu chất thải nhựa không thể tái chế và giúp bảo vệ môi trường.

Giấy và các sản phẩm từ gỗ trong bao bì cà phê phải được khai thác từ các khu rừng được quản lý bền vững, không vi phạm quy định về bảo vệ rừng và môi trường tự nhiên.Việc nhập khẩu giấy không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt nặng theo quy định của LaceyAct Giấy tái chế dùng để đóng gói cà phê làm từ giấy tái chế để giảm thiểu khai thác rừng và bảo vệ môi trường Bao bì cà phê có thể sử dụng kim loại như nhôm vì chúng dễ tái chế và có thể sử dụng nhiều lần mà không gây ô nhiễm Các bang như California có quy định bắt buộc bao bì sản phẩm phải chứa một tỷ lệ nhất định từ vật liệu tái chế Điều này đảm bảo rằng lượng rác thải từ bao bì được giảm thiểu và nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả.

 Quy định về ghi nhãn sản phẩm cà phê

Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ

2.2.1 Khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cà phê

 Quy định về dư lượng thuốc trừ sâu

Việt Nam đã đạt được một số bước tiến trong việc tuân thủ các quy định khắt khe của

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) về mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) Mặc dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các lô hàng cà phê vi phạm quy định về MRLs, đặc biệt là đối với các chất Glyphosate và Chlorpyrifos

Riêng với hoạt chất Glyphosate, MRLs trên cà phê nhân nhập khẩu vào EU là 0,1 mg/kg Theo ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai), MRLs ở mức 0,1 mg/kg có thể coi như là bằng không EU siết chặt về dư lượng thì các doanh nghiệp cũng buộc phải siết chặt hơn các tiêu chuẩn đối với cà phê nhân để phù hợp với nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ.

Tình trạng "lây nhiễm chéo” thuốc bảo vệ thực vật, nhất là Glyphosate từ việc lưu trữ và chế biến chung giữa các lô hàng vẫn là một vấn đề tồn tại Khi các lô hàng từ nhiều khu vực được lưu trữ cùng nhau, dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng, nguy cơ vượt mức MRLs cao.

Các doanh nghiệp như Tập đoàn An Thái đầu tư xây dựng Trung tâm Sản xuất cùng với 1 nhà máy chuyên sản xuất phân bón hữu cơ đảm bảo quy trình sản xuất khép kín từ công tác gieo trồng, chăm bón cho đến việc kiểm soát từng hạt cà phê

 Quy định về phụ gia thực phẩm

Tỷ lệ bị từ chối lô hàng do vi phạm quy định về phụ gia thực phẩm khá thấp, nhờ vào việc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn 21 CFR Part 182 quy định về các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất cà phê Đồng thời, các doanh nghiệp cũng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000 nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng phụ gia Các chất chống oxy hóa như Axit ascorbic và chất bảo quản như Sorbic acid đều được kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ.

2.2.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu về bao bì, dán nhãn và nhãn sinh thái

 Quy định về bao bì sản phẩm cà phê

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đã có khả năng đáp ứng tốt các quy định về bao bì sản phẩm Điển hình cho doanh nghiệp đã đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cà phê sang Mỹ, Trung

Nguyên, lựa chọn các mẫu bao bì cà phê với nhiều chất liệu khác nhau như loại bao bì cà phê giấy và bao bì cà phê mang ghép PET, MATOPP, PA Trong đó, bao bì cà phê giấy an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên, hạn chế tình trạng ô nhiễm Phía trong là lớp mạ kim loại giúp ngăn ẩm, chống thấm, màng PE trong cùng giúp lưu giữ trọn vẹn hương thơm cà phê Còn bao bì cà phê mang ghép PET, MATOPP, PA là bao bì nhựa đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ hương vị và chất lượng cà phê lâu dài nhờ khả năng chống ẩm và oxy tốt Lớp phủ mờ từ MATOPP giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ sản phẩm khỏi ánh sáng, giữ cho cà phê luôn tươi ngon Dù vậy nhưng sự kết hợp giữa PET, MATOPP và PA đặt ra thách thức về việc tái chế do đều là các loại nhựa có thời gian phân hủy dài và cần được xử lý riêng biệt, có thể gây ra ô nhiễm môi trường nếu không được tái chế đúng cách.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đáp ứng quy định này, vẫn còn không ít đơn vị chưa tiếp cận được công nghệ đóng gói hiện đại, dẫn đến việc sử dụng bao bì không đạt tiêu chuẩn quốc tế về khả năng chống ẩm, chống mùi và tái chế Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo quản sản phẩm mà còn góp phần vào sự gia tăng rác thải từ bao bì không bền vững, gây tác động tiêu cực đến môi trường.

 Quy định về ghi nhãn sản phẩm cà phê

Do các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng tốt các quy định ghi nhãn

Cụ thể, các yêu cầu về nhận dạng sản phẩm và thành phần đã được đa số doanh nghiệp tuân thủ đúng cách, ghi rõ ràng sản phẩm là cà phê, liệt kê thành phần theo thứ tự giảm dần về khối lượng, cung cấp chi tiết trọng lượng tịnh, thông tin liên hệ của nhà sản xuất, xuất xứ

Về thông tin dinh dưỡng, các nhà sản xuất cà phê hòa tan cung cấp nhãn mác chi tiết về lượng calo, chất béo, protein, và các khoáng chất như canxi và kali Đối với cà phê nguyên chất, thông tin dinh dưỡng còn chưa được cung cấp đầy đủ do ít thay đổi về mặt thành phần, một số sản phẩm không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường Mỹ. Đã có một vài trường hợp sản phẩm bị thu hồi do ghi nhãn không đúng quy định Một ví dụ đáng chú ý là 100 thùng cà phê hòa tan Wake up của Vinacafé bị FDA thu hồi vì sản phẩm có chứa các chất có nguồn gốc từ sữa gây dị ứng, nhưng trên bao bì lại thiếu thông tin về thành phần này Theo đại diện của Vinacafé Biên Hòa, trong lô hàng 4.300 thùng nhập khẩu bởi Hong Lee Trading (trụ sở tại New York, Mỹ), có 100 thùng bị thiếu nhãn cảnh báo

“sản phẩm chứa nguyên liệu có nguồn gốc từ sữa” Sau sự cố này, Vinacafé đã in bổ sung nhãn thiếu và gửi sang Mỹ để dán vào các sản phẩm còn lại.

 Quy định về nhãn sinh thái

Khả năng đáp ứng các quy định về nhãn sinh thái trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đang dần cải thiện, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức Các tiêu chuẩn như "USDA Organic" và "Rainforest Alliance" yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt về canh tác hữu cơ và bảo vệ môi trường, điều mà không phải tất cả doanh nghiệp cà phê Việt Nam đều đáp ứng được.

Tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn USDA Organic vẫn thấp, chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực để chuyển đổi mô hình sản xuất Một thách thức lớn với chứng nhận Rainforest Alliance là yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế bền vững cho nông dân Đa số các nông hộ nhỏ tại Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp canh tác truyền thống và ít tiếp cận với các kỹ thuật canh tác bền vững Do đó, việc đạt chứng nhận này đòi hỏi sự thay đổi lớn trong quy trình sản xuất, từ việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường đến việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

Việt Nam hiện chưa có chiến lược đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất cà phê bền vững Theo chuyên gia, cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính từ chính phủ cũng như nâng cao nhận thức và đào tạo nông dân về canh tác bền vững

2.2.3 Khả năng đáp ứng các quy định về môi trường và vệ sinh an toàn

 Quy định về truy xuất nguồn gốc cà phê

Luật An ninh y tế ngày 12/6/2002 yêu cầu mọi doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào

Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Tăng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam

Việt Nam đang là nhà cung cấp cà phê thứ ba cho thị trường Mỹ, chỉ đứng sau Brazil và Colombia Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 1.760 tấn, giá trị khoảng 6,31 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 22,2% về giá trị so với tháng trước, nhưng giảm mạnh 78,8% về lượng và giảm

69,3% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm 2022 Lũy kế 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 93.840 tấn cà phê của Việt Nam sang Mỹ, thu về 225 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 4,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Đáng chú ý, trong tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận mức cao kỷ lục 3.586 USD/ tấn, tăng 9,9% so với tháng 9/2023 và tăng 45,1% so với tháng 10/2022 Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta sang thị trường này trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt 2.397 USD/tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 8: Cơ cấu chủng loại cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 10 tháng năm 2022 và 2023 (%)

Về cơ cấu chủng loại, nước ta đang xuất khẩu cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến sang thị trường Mỹ Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 79% tổng kim ngạch trong 10 tháng năm 2023, cao hơn mức 68,4% cùng kỳ năm ngoái Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê Arabica và chế biến sang Mỹ giảm, chiếm lần lượt 10,46% và 10,54% trong 10 tháng năm 2023, thấp hơn so với tỷ trọng 16,97% và 14,63% trong 10 tháng năm

2022 Chuyên gia ngành hàng cà phê nhận định, giá cà phê tiếp đà tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung và báo cáo tồn kho trên toàn cầu tiếp tục giảm Đáng chú ý, giá cà phê Robusta (loại cà phê được trồng phổ biến ở nước ta) được dự báo sẽ tăng vì nguồn cung khan hiếm

Nâng cao uy tín cà phê của Việt Nam trên thị trường Mỹ

Thế giới chuộng dòng Arabica nhưng Việt Nam lại mạnh về cà phê Robusta Debbie Wei Mullin-founder and CEO of Copper Cow Coffee chỉ ra, trong nhiều năm, cà phê robusta và cà phê Việt Nam bị coi là loại kém chất lượng hơn, khiến những người tiêu dùng kén chọn hơn sẵn sàng bỏ ra mức giá cao hơn 47% cho các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ.Nhưng thời thế đã thay đổi và thế giới đang hiểu rằng, cà phê robusta vốn dĩ không thua kém arabica Tờ New York Times gọi Robusta là tương lai của cà phê Việt Nam Những người sành cà phê nhất cũng đăng ký mua cà phê Việt Nam và khách hàng có thể tìm thấy nhiều loại cà phê Việt Nam trong các cửa hàng từ Whole Foods đến Sprouts đến Walmart Cà-phê Robusta đặc sản Việt Nam lần đầu tiên được sử dụng trong các cuộc thi pha chế danh tiếng tại Australia và Mỹ…Vài năm trở lại đây, nhiều người Việt trên khắp nước Mỹ đã khởi nghiệp với cà phê Việt, minh chứng cho nhu cầu thưởng thức ngày càng lớn cà phê Việt của người Mỹ và tiềm năng của hạt cà phê Việt tại thị trường hơn 300 triệu dân này.

Trung Nguyên đã thành công trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như HACCP và GMP, giúp họ vượt qua các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ và nhiều thị trường quốc tế khác Hệ thống quán cà phê Trung Nguyên Legend tại Mỹ gây ấn tượng với menu cà phê pha phin, cà phê sữa đá đậm chất Việt Nam, và những món uống sáng tạo trên nền tảng espresso như Latte, Mocha, Cappuccino, Americano sử dụng 100% nguồn nguyên liệu cà phê robusta từ Buôn Ma Thuột Tại Mỹ, sản phẩm G7, Trung Nguyên, Trung Nguyên Legend đã hiện diện tại hệ thống siêu thị Costco, gần 100% siêu thị châu Á và khắp các kênh bán hàng online như Amazon, Walmart, eBay, Say Weee Doanh nghiệp cũng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hệ thống phân phối, đối tác chiến lược tại Mỹ Qua đó, đồng thời nâng tầm vị trí của doanh nghiệp và cà phê Việt Nam đối với bạn bè quốc tế Phát triển bền vững ngành cà phê

Theo thống kê Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm

2022, diện tích cà-phê của Việt Nam đạt khoảng 710,66 nghìn ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha,cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích và93,2% về sản lượng cà-phê cả nước Để nâng cao năng suất và chất lượng cà-phê, trong những năm qua các địa phương hướng dẫn người sản xuất cà-phê thực hiện theo Quy trình tái canh cà-phê vối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đối với diện tích cà-phê chất lượng cao, cà-phê đặc sản đang áp dụng quy trình chăm sóc theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Organic Trên tổng diện tích 600.000 ha cà phê tại TâyNguyên, đã có đến 50% diện tích trồng cà phê chuyển đổi theo hình thức canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, qua đó nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, phục vụ chế biến cho các thị trường xuất khẩu khó tính trên thế giới Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh, đến năm 2022 diện tích cà-phê có chứng nhận đạt 185,8 nghìn ha và hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cà-phê hàng hoá lớn, tạo việc làm và thu nhập cho gần 600 nghìn hộ nông dân trong cả nước.

Theo kết quả thu được khi phỏng vấn tại các doanh nghiệp, được biết rằng doanh nghiệp có ý thức cũng như thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường Các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường cũng được các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt Các doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư hệ thống xử lý thải đảm bảo yêu cầu về môi trường Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy việc xây dựng hệ thống xử lý thải mới chi tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô lớn Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chú trọng công tác tuyên truyền, đào tạo nhân viên về các quy định bảo vệ môi trường Do vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng người lao động của họ hiểu rõ các quy định có liên quan đến bảo vệ môi trường Nhiều doanh nghiệp cà phê đã chuyển hướng từ xuất thô sang đa dạng nhiều mặt hàng Hiện cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Nhờ đó, các sản phẩm cà phê của nước ta không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước

Tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm bền vững, cà phêViệt Nam có thể tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường nhờ việc đạt các chứng nhận tiêu chuẩn môi trường của Mỹ Những chứng nhận như Rainforest Alliance, UTZ hayUSDA Organic không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng Khi cà phê Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn này, sản phẩm sẽ dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính, mở rộng cơ hội xuất khẩu và gia tăng giá trị thương hiệu Nằm trong lòng cao nguyên Đắk Lắk, Ea Tu là một trong những vùng trồng cà phê hàng đầu Việt Nam, nơi khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng để trồng cà phê Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng Ea Tu đã và đang khẳng định vị thế của mình bằng chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành cà phê chất lượng cao cấp cùng với sự cam kết đối với đối tác và người tiêu dùng HTX Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng Ea Tu đã chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận, mở ra một chương mới cho sự phát triển bền vững và quốc tế hóa của ngành cà phê Việt Nam Chứng nhận FDA mở ra cánh cửa cho Cà phê của HTX Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng Ea Tu vươn ra thị trường toàn cầu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ – một trong những thị trường khó tính và có yêu cầu rất cao về chất lượng và an toàn Với sự công nhận từ FDA, cà phê Ea Tu không chỉ có mặt tại thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thế giới, khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới Chứng nhận này cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, thu hút các đối tác và nhà đầu tư quốc tế đến với Ea Tu.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại

Ngành cà phê Việt Nam, với lợi thế về sản lượng và hương vị đặc trưng, đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần phải vượt qua.

Quy trình sản xuất và chế biến

Hạn chế: Quy trình sản xuất và chế biến cà phê còn nhiều bất cập Vẫn còn tình trạng vi phạm quy định về MRLs như sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các chất độc hại khác (Glyphosate, Chlorpyrifos, ) để tăng năng suất đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường Theo đánh giá của Liên đoàn Cà phê châu Âu, tỷ lệ cà phê từ Việt Nam xuất khẩu vào EU tồn dư mức MRL Glyphosate trên 0,1 mg/kg chiếm tới 17% năm 2023 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp khó khăn trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như HACCP và GMP Một số cơ sở chế biến cà phê chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn và ô nhiễm Chất thải từ quá trình sản xuất và chế biến cà phê chưa được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm nguồn nước và đất Quy trình chế biến cà phê còn nhiều công đoạn thủ công, tiêu tốn nhiều nước và năng lượng, chưa tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.

Nguyên nhân: Nông dân và một số doanh nghiệp chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về các phương pháp sản xuất bền vững, các tiêu chuẩn quốc tế Việc chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ hoặc các phương pháp canh tác bền vững đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, chi phí cao Nhiều nông dân vẫn duy trì các phương pháp canh tác truyền thống, khó thay đổi thói quen.

Cơ sở vật chất và công nghệ

Hạn chế: Cơ sở vật chất và công nghệ của ngành cà phê Việt Nam còn hạn chế Nhiều nhà máy chế biến cà phê vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và chất lượng sản phẩm không ổn định gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên Hệ thống công nghệ xử lý nước thải, giảm thiểu khí thải, và các thiết bị kiểm soát chất lượng chưa được đầu tư đầy đủ, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước Khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản cà phê, dẫn đến tình trạng hao hụt sản phẩm, tăng lượng khí thải và ô nhiễm môi trường Chế biến sâu còn hạn chế: Mặc dù diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha, nhưng chỉ khoảng 650.000 ha được thu hoạch và tỷ lệ chế biến sâu rất thấp.

Nguyên nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn để nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư vào công nghệ mới Các chính sách tín dụng chưa phù hợp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư Hệ thống logistics chưa phát triển đồng bộ cũng là một nguyên nhân lớn trong việc đáp ứng các yêu cầu môi trường của thi trường Mỹ trong hoạt động xuất khẩu Cà Phê của Việt Nam.

Nhận thức và năng lực của doanh nghiệp

Hạn chế: Nhận thức và năng lực của người sản xuất và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Một bộ phận nông dân và doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sản xuất cà phê bền vững và các tiêu chuẩn quốc tế về tác động của sản xuất cà phê đến môi trường và xã hội Canh tác cà phê chủ yếu tự phát, ở cấp độ nông hộ (diện tích cà phê của nông hộ chiếm tới 90%), quy mô nhỏ dẫn đến không đồng đều về chất lượng Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, khó đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

Xu hướng phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới 35

Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất, với thị trường không ngừng mở rộng Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng thưởng thức cà phê chất lượng cao và đặc sản Cà phê đặc sản đang trở nên phổ biến, với nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt Cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê Robusta, có thể đáp ứng nhu cầu này nếu được chế biến và quảng bá đúng cách.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ tìm kiếm sản phẩm cà phê hữu cơ và bền vững Cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và giảm thiểu phát thải carbon sẽ có sức hấp dẫn hơn Việt Nam cần thích ứng với xu hướng này để tăng khả năng cạnh tranh.

Ngày nay, thói quen uống cà phê của người Mỹ cũng thay đổi, họ có xu hướng tiêu dùng từ việc uống cà phê tại quán sang tiêu thụ tại nhà Điều này dẫn đến nhu cầu cao hơn cho cà phê rang xay và các sản phẩm chế biến sẵn. Đảm bảo về chất lượng sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật

Việc Việt Nam ban hành Luật An toàn Thực phẩm vào năm 2018, là một động thái tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao tiêu chuẩn sản xuất Từ ngày 1/7/2019, các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ không được phép tiếp tục sản xuất, điều này tạo áp lực lớn nhưng cũng mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. Để xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam cần đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường và lao động của Hoa Kỳ.Điều này đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất mới để đáp ứng các yêu cầu này.

Các chứng nhận quốc tế được Hoa Kỳ áp dụng vào mặt hàng cà phê như GlobalGAP, HACCP, FDA, GMP cần đặc biệt chú trọng để chứng minh rằng sản phẩm cà phê của Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm và môi trường Các chứng nhận này giúp tăng cường uy tín và chất lượng của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật như tỉ lệ lỗi, kích thước hạt thì xuất khẩu cà phê sang Mỹ còn cần đảm bảo các yếu tố về chất lượng, không bị nhiễm mùi và không có vị đắng Đảm bảo tiêu chuẩn về mức độ độc hại của hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất Quy trình đóng gói và tiêu chuẩn về ghi nhãn sản phẩm phải đầy đủ thông tin cần thiết về nguồn gốc, thành phần và hạn sử dụng Cà phê phải được trồng và sản xuất một cách bền vững đảm bảo môi trường.

Một số khu vực như Gia Lai và Đắk Lắk đã áp dụng các biện pháp canh tác bền vững và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, giúp hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu và tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ Các doanh nghiệp như Simexco Đắk Lắk đã đầu tư vào hệ thống sản xuất sạch hơn và các công nghệ kiểm soát dư lượng, giúp giảm nguy cơ vi phạm MRLs.

Sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ các tổ chức quốc tế

Các tổ chức quốc tế như USAID, UNDP, và nhiều tổ chức phi chính phủ đang hỗ trợ nông dân cà phê Việt Nam bằng cách cung cấp đào tạo về canh tác bền vững, giúp họ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất Các sáng kiến này không chỉ giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất mà còn đáp ứng được các yêu cầu về môi trường từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ.

Các công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, như quản lý nước thông minh và các phương pháp chế biến cà phê thân thiện với môi trường (như công nghệ chế biến khô) đang được chuyển giao cho nông dân và doanh nghiệp cà phê Việt Nam Điều này sẽ giúp họ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn và ít tác động đến môi trường hơn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng tại Mỹ.

Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường Việc hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng công nghệ mới, giảm thiểu sử dụng hóa chất và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nước sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường từ Mỹ.

Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của thị trường Mỹ trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Ngành cà phê trên Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, hướng đến một nền sản xuất hiệu quả, bền vững, cung cấp nhiều sản phẩm cà phê chất lượng cao ra thị trường Định hướng này được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chính phủ cụ thể hóa bằng nhiều chính sách quan trọng và nhiều giải pháp chiến lược từ sản xuất đến thương mại, như quy hoạch vùng sản xuất cà phê trọng điểm, vùng cà phê chất lượng cao; đẩy mạnh tái canh, ghép cải tạo cà phê; chuyển đổi cơ cấu giống; áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, cà phê có chứng nhận, quản lý hệ thống thu mua tối ưu Cụ thể: Đặt ra và thực thi tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường

Nhà nước cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường cụ thể cho sản phẩm cà phê xuất khẩu nói riêng và nông sản xuất khẩu nói chung, đặc biệt là xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, Các tiêu chuẩn này nên bao gồm các yêu cầu về chất lượng nước, không khí, đất và xử lý chất thải Nhà nước cần thúc đẩy việc tuân thủ và thực hiện các tiêu chuẩn này thông qua quá trình kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm Những tiêu chuẩn này cần được phổ biến rõ ràng không những chỉ với những doanh nghiệp sản xuất mà còn cần sát sao đến những người dân trồng cà phê Nhà nước cần phổ biến, nâng cao kiến thức cho nông hộ trồng, sản xuất cà phê theo hướng bền vững, kịp thời phổ biến các quy định về cà phê có chứng nhận, các tiêu chuẩn cà phê cần được tập huấn chi tiết cho các nông hộ, như các tiêu chuẩn cà phê Ogranic, cà phê 4C, v.v, hay các tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận khác, đặc biệt các tiêu chuẩn cụ thể ở các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, như tiêu chuẩn ogranic của Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc Thông qua các kênh truyền thông phổ biến kiến thức, quy định, chính sách và định hướng phát triển vùng trồng cà phê bền vững.

Tăng cường quản lý và kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu

Nhà nước có thể áp dụng các quy định và quy trình kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu trong quá trình sản xuất cà phê từ gieo trồng đến những bước đóng gói cuối cùng Từ quá trình chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, sử dụng thuốc, phân bón, hoạt động thu gom chế biến cho tới tiêu thụ bền vững đạt các tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận 4C, UTZ, FLO, Hữu cơ Organic, v.v Hoặc tiếp tục phát triển liên minh hộ nông dân trong thu mua cà phê thô nhằm kiểm soát cà phê nguyên liệu ngay từ đầu nguồn, quá trình sản xuất được chính phủ tham gia sớm từ các công đoạn lựa chọn giống, phân bón, thuốc trừ sâu, quy trình chăm sóc, thu hái, v.v, quá trình này giúp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các yêu cầu cà phê chất lượng cao, đặc biệt các tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu sang Mỹ Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các nguyên liệu được sử dụng tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và trong quá trình không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường

Khuyến khích sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất xanh

Nhà nước có thể tạo điều kiện và cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường Điều này có thể bao gồm việc tài trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, cung cấp các chính sách khuyến khích và các khoản tài trợ để đưa công nghệ xanh vào ứng dụng thực tế trong sản xuất cà phê.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Nhà nước nên thúc đẩy hợp tác quốc tế với các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và sản xuất cà phê Qua đó, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm tốt để nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường cho sản phẩm cà phê xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầu về bao bì sản phẩm cà phê khi xuất khẩu sang Mỹ, nhà nước cần cung cấp tài liệu hướng dẫn và tổ chức hội thảo để giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yêu cầu này Việc khuyến khích sử dụng bao bì tiêu chuẩn, đào tạo về thiết kế bao bì hấp dẫn và an toàn cũng rất quan trọng Bên cạnh đó, thiết lập các cơ quan kiểm tra để chứng nhận bao bì trước khi xuất khẩu sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo trong bao bì nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, việc nắm vững và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của Mỹ là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp cà phê Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định và chứng nhận liên quan đến sản xuất cà phê bền vững như Rainforest Alliance, Fairtrade, USDA Organic, và Utz Certified Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO

14001 không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định mà còn nâng cao uy tín trên thị trường Hơn nữa, thị trường Mỹ thường xuyên cập nhật các quy định, do đó doanh nghiệp cần thiết lập cơ chế theo dõi thông tin để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất. Đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường

Việc thực hiện các đánh giá tác động môi trường định kỳ là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nâng cao hiệu suất môi trường Doanh nghiệp nên rà soát lại các phương pháp canh tác hiện tại để giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học Việc áp dụng các sản phẩm sinh học trong quản lý dịch hại sẽ giúp giảm thiểu hóa chất độc hại, từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường Qua các đánh giá này, doanh nghiệp có thể xác định các vấn đề tồn tại trong quy trình sản xuất, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Điều này không chỉ giúp tuân thủ các quy định của thị trường Mỹ mà còn tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng bền vững

Giám sát và kiểm tra định kỳ quy trình sản xuất và chế biến

Việc thiết lập hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu Các doanh nghiệp nên thực hiện kiểm tra định kỳ hàm lượng dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn về MRL bằng cách đầu tư vào công nghệ phân tích hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt đến chế biến Hệ thống giám sát này không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin trên thị trường.

Sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững đòi hỏi áp dụng các thực hành canh tác thân thiện với môi trường, như giảm thiểu hóa chất, bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý nguồn nước hiệu quả.Việc xây dựng chuỗi cung ứng minh bạch từ khâu trồng trọt đến chế biến, đóng gói và vận chuyển sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng và có giá trị bền vững. Đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên, tổ chức hội thảo và diễn đàn

Các doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ về tiêu chuẩn HACCP và GMP, đặc biệt là cho đội ngũ quản lý chất lượng Hợp tác với các chuyên gia tư vấn về an toàn thực phẩm và sản xuất bền vững cũng là một lựa chọn hữu ích để đảm bảo rằng các quy trình được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả Tổ chức các hội thảo, diễn đàn để nông dân, doanh nghiệp, và các chuyên gia cùng nhau trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp tối ưu Các sự kiện này có thể giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề trong ngành cà phê.

Việc hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất là một chiến lược quan trọng Doanh nghiệp có thể chuyển giao công nghệ canh tác tiên tiến, tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất bền vững, phát triển một nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng di động để cung cấp thông tin về sản xuất bền vững, chính sách hỗ trợ và thị trường Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông dân trong việc cung cấp giống cây trồng hữu cơ, phương pháp canh tác tự nhiên và công nghệ chế biến thân thiện với môi trường hoặc hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn và tín dụng ưu đãi cũng sẽ giúp họ đầu tư vào sản xuất bền vững Bên cạnh đó, việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với nông dân sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng, từ đó tạo ra lợi ích chung cho cả hai bên.

Hợp tác với các tổ chức chứng nhận Đạt được các chứng nhận quốc tế về sản xuất cà phê bền vững là một yếu tố then chốt để tăng tính cạnh tranh Doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để tham gia vào các chương trình nâng cao năng lực và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ Những chứng nhận này không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng.

Các yêu cầu về môi trường của thị trường Mỹ đã đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm và chú trọng, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê - một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta Việc Việt Nam thực hiện và đáp ứng tốt các yêu cầu về môi trường trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Mỹ - thị trường có yêu cầu khắt khe trong các vấn đề về môi trường, thiên nhiên đã đem lại nhiều tác động tích cực cũng như các thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa hai quốc gia nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu cà phê nói riêng

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc đáp ứng các yêu cầu đến từ thị trường Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê Do đó, bên cạnh việc phát huy những điểm tích cực đã thực hiện được trước đó, nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có sự chú ý hơn và đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục các hạn chế trên để ngày càng thúc đẩy và nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đến từ thị trường Mỹ xong hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của nước ta.

Ngày đăng: 19/11/2024, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Thị trường nhập khẩu cà phê đạt trị giá cao trong 10 tháng đầu năm 2022 và thị phần của Việt Nam - Đề tài phân tích khả năng Đáp Ứng các yêu cầu môi trường của thị trường mỹ trong hoạt Động xuất khẩu cà phê của việt nam
Bảng 4 Thị trường nhập khẩu cà phê đạt trị giá cao trong 10 tháng đầu năm 2022 và thị phần của Việt Nam (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w