Tóm tắt:Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các rào cản ngăn cản các nhà cung cấptrong chuỗi cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam tuân thủ các yêu cầu về môitrường và xã hội..
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững
Đề tài: Các giải pháp tăng cường sự tuân thủ yêu cầu môi trường và xã hội của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện
điện tử: Trường hợp Việt Nam
Giảng viên: PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài
Học viên: Bùi Thị Mai
Mã số: 542524102220419
Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 08/10/2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bài tiểu luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài Tất cả các
số liệu và tài liệu tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn đúng quy định Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung nghiên cứu của mình
Học viên: Bùi Thị Mai
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu thực hiện tiểu luận 2
1.3 Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận 2
1.4 Kỳ vọng kết quả và sự đóng góp 3
CHƯƠNG II: KHUNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 4
2.1 Các khái niệm liên quan 4
2.2 Khung phân tích 6
2.3 Dữ liệu và cách tiếp cận 8
2.4 Hạn chế của nghiên cứu 12
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 14
3.1 Nhà máy Foxconn bạo lực và ô nhiễm môi trường 14
3.2 Philips Electronics tấm gương về sự phát triển bền vững 14
3.3 Bài học kinh nghiệm 15
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM 17
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: 10 Quốc gia đứng đầu về xuất khẩu linh kiện điện tử 3Bảng 2.1: Nhóm các yếu tố rào cản (Ravi,2011) 7Bảng 2.2: Danh mục các doanh nghiệp và quốc gia……… 9Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn môi trường………….9Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn an toàn, xã hội………9
Trang 5Tóm tắt:
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các rào cản ngăn cản các nhà cung cấptrong chuỗi cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam tuân thủ các yêu cầu về môitrường và xã hội Dữ liệu thu thập từ 20 cá nhân tại 15 nhà cung cấp thông quaphỏng vấn sâu và sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ tác động của các ràocản Kết quả nghiên cứu cho thấy sáu rào cản chính, bao gồm: yêu cầu của kháchhàng, thiếu cam kết từ lãnh đạo, khó khăn trong tuân thủ pháp luật, thiếu sự ủng hộ
từ người lao động, thiếu nhận thức về lợi ích của việc tuân thủ, và thiếu nhân lựcchuyên môn Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường tuân thủ gồm nâng cao camkết của lãnh đạo, đào tạo nhân sự, và đầu tư vào công nghệ xanh.Nghiên cứu cungcấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách và hỗ trợ các doanh nghiệp cảithiện hiệu suất môi trường và xã hội, đồng thời góp phần phát triển chuỗi cung ứngbền vững tại Việt Nam
Từ khóa: “ chuỗi cung ứng ”, “ tuân thủ”, “rào cản”
Trang 6đề môi trường và xã hội Ngành công nghiệp này tiêu thụ lượng lớn nguyên liệuthô như kim loại hay sử dụng các hóa chất nguy hại, đồng thời cũng sản sinh ra
một lượng lớn rác thải điện tử Theo báo cáo Global E-waste Monitor 2024, lượng rác thải điện tử (e-waste) toàn cầu hiện tại là 62 tỷ kg trong năm 2022, tương đương với trung bình 7,8 kg trên mỗi người Trong đó, chỉ có 22,3%
(khoảng 13,8 tỷ kg) được thu gom và tái chế một cách chính thức và bền vững.Bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến nhân quyền tại các nhà máy sản xuất linhkiện điện tử cũng là vấn đề đáng quan tâm như tình trạng bóc lột lao động tại cácnhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử như Foxconn - nhà máy sản xuất điện thoạicho Apple, ghi nhận thời gian làm thêm bắt buộc được quy định ở Trung Quốctheo luật lao động là 36h/ tháng nhưng hầu hết công nhân nữ ở Foxconn phảilàm việc 80h/ tháng và chỉ nhận thêm khoảng 1000 nhân dân tệ (Pun Ngai &Jenny Chan,2012 Global Capital, the State, and Chinese Workers: The FoxconnExperience) Tại Việt Nam tình hình cũng không khả quan hơn khi lao động nữ
bị đặt vào điều kiện sống và làm việc thiếu thốn, họ không có bữa ăn giữa ca đầy
đủ để đảm bảo sức khỏe làm việc và không biết thêm một kỹ năng nào khácngoài việc vặn bóng đèn và ráp nối các mạch điện từ Trung Quốc, đến khi sứckhỏe họ không còn cho phép họ làm việc trong nhà máy thì họ phải rời đi vớimột tương lai mù mịt, sức khỏe kiệt quệ và tuổi trẻ héo mòn (Vogue,2024)
Trang 7Theo số liệu của Wamalwa (2024) khảo sát 167 nhà máy tại Kenya phát hiện rarằng chiến lược phát triển nhà cung cấp môi trường và xã hội tác động đáng kểđến các hoạt động tuân thủ các yêu cầu môi trường và xã hội của các nhà cungcấp.
1.2 Mục tiêu thực hiện tiểu luận
- Xác định những rào cản chính ngăn cản các nhà cung cấp trong chuỗicung ứng linh kiện điện tử tuân thủ các yêu cầu môi trường và xã hội tạiViệt Nam
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường sự tuân thủ môi trường và xãhội của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng linh kiện điện tử, bao gồm
cả vai trò của các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức xã hội
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp này và đưa ra các khuyến nghị choviệc triển khai trên thực tế
1.3 Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
Để có thể đề xuất các giải pháp tăng cường sự tuân thủ môi trường và xã hội cầnphân tích các rào cản dẫn đến sự không tuân thủ hay tuân thủ một phần các yêu cầu
về môi trường và xã hội Các rào cản sẽ khác nhau giữa các tổ chức và các ngànhcông nghiệp, do đó trong cùng một ngành công nghiệp tác động và mức độ ảnhhưởng cũng sẽ khác nhau (Diabat và các cộng sự, 2013) Thực tế có đã có rất nhiềunghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng xanhnhư Freeman (1984), Elkington (1997), Seuring & Müller (2008), Zhu & Sarkis(2004) Hay các nghiên cứu phân tích các rào cản chuỗi cung ứng dệt may và maymặc xanh (Majumdar và Sinha, 2019) Mô hình diễn giải các rào cản trong việcphát triển bền vững ngành điện tử tại Ấn Độ (Rakesh R Men và cộng sự, 2021).Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào về các rào cản ảnh hưởng đến sự tuân thủ
Trang 8yêu cầu môi trường và xã hội ngành điện tử tại Việt Nam, quốc gia đứng thứ 4 thếgiới về xuất khẩu điện tử năm 2021 (McKinsey Global Institute, 2023).
Do đó, tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với các cá nhân là quản lý, nhânviên an toàn (HSE) tại một số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như nhà cungcấp, công ty sản xuất linh kiện điện tử Phân tích nội dung các quy định pháp lý, cácbáo cáo CSR của các công ty để phân tích sâu sắc hơn các khía cạnh gây cản trởdoanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng ngành linh kiện điện tử tuân thủ các yêu cầumôi trường và xã hội
1.4 Kỳ vọng kết quả và sự đóng góp.
- Xác định được những rào cản chính ngăn cản các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng linh kiện điện tử tuân thủ các yêu cầu môi trường và xã hội tại Việt
Nam Phân loại các nhóm rào cản và đánh giá mức độ ảnh hưởng.
- Cung cấp cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách xây dựng và
hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường và xã hội trong ngành linhkiện điện tử Hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nâng cao năngBảng 1.1: 10 Quốc gia đứng đầu về xuất khẩu linh kiện điện tử
Nguồn: McKinsey Global Institute, 2023
Trang 9lực cạnh tranh và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực Góp phần làmgiàu kho tàng kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng bền vững và phát triển
ty bắt đầu quan tâm hơn đến việc tích hợp các yếu tố xã hội và môi trường vào hoạtđộng kinh doanh Một trong những dấu mốc quan trọng là sự ra đời của các lýthuyết về CSR và các lý thuyết bên liên quan (Freeman, 1984)
Tại Châu Âu, Đan Mạch là một trong những quốc gia đầu tiên bắt buộc doanh
nghiệp báo cáo về CSR Năm 2010, Pháp thông qua Luật Grenelle II, yêu cầu các
công ty niêm yết công khai các báo cáo liên quan đến tác động môi trường, xã hội
và nhân quyền của họ Đây là một trong những ví dụ rõ ràng về việc tích hợp CSRvào khuôn khổ pháp luật Chính phủ Anh yêu cầu các công ty lớn phải báo cáo vềcác tác động môi trường và xã hội của họ, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết
Trang 10Tại Châu Á, năm 2013, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới yêu cầu cácdoanh nghiệp lớn phải dành một phần lợi nhuận của mình cho các hoạt động CSRtheo đó các công ty có lợi nhuận trên một ngưỡng nhất định phải đầu tư ít nhất 2%lợi nhuận trung bình của ba năm trước vào các dự án xã hội
Mỹ là nơi CSR phát triển mạnh mẽ nhất nhưng phần lớn là tự nguyện và không cóyêu cầu bắt buộc từ chính phủ Tuy nhiên, các công ty lớn tại Mỹ như Nike, Coca-Cola, và Apple đã có những chương trình CSR nổi bật nhằm nâng cao trách nhiệmvới xã hội và môi trường
Tại Việt Nam, cuối thập niên 1990 - đầu 2000, CSR tại Việt Nam bắt đầu được chú
ý khi các doanh nghiệp quốc tế yêu cầu các nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng cáctiêu chuẩn về lao động, môi trường và nhân quyền để tham gia chuỗi cung ứng toàncầu Các doanh nghiệp dệt may và giày da Việt Nam, hoạt động xuất khẩu mạnhsang Mỹ và Châu Âu, là những đơn vị đầu tiên chịu tác động của các yêu cầu CSR.Năm 2017, Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt trong việc hội nhậpvào nền kinh tế toàn cầu Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuânthủ các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các tiêu chuẩn về CSR Nhiều doanh nghiệp bắtđầu cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, và quản lýmôi trường một cách có trách nhiệm hơn Hiện nay, CSR ở Việt Nam không chỉ làyêu cầu của các đối tác quốc tế mà còn trở thành một yếu tố cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vingroup, và FPT
đã tích cực thực hiện các chương trình CSR về giáo dục, y tế, và môi trường Một sốtiêu chuẩn, bộ quy tắc tuân thủ phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam như:
- ISO 14001 đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý môi trường do tổ chức tiêu tiêuchuẩn hóa (ISO) phát triển) tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu về hệ thốngquản lý môi trường (EMS) mà các tổ chức có thể áp dụng để quản lý tácđộng của các hoạt động lên môi trường
Trang 11- SA8000 là một tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội (Social
Accountability) dành cho các tổ chức và doanh nghiệp, do tổ chức phi lợinhuận SAI (Social Accountability International) phát triển Mục tiêu của SA
8000 là đảm bảo điều kiện làm việc công bằng, an toàn và có đạo đức chongười lao động trên toàn thế giới
- RBA là viết tắt của Responsible Business Alliance (Liên minh Doanh
nghiệp có Trách nhiệm) Đây là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, tập trungvào việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh và bảo vệ môitrường trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong ngành công nghệ,điện tử, và các ngành công nghiệp liên quan
Cùng với xu thế tất yếu của thế giới một số khái niệm về chuỗi cung ứng xanh, haychuỗi cung ứng bền vững cũng được trở nên phổ biến Theo Sarkis (2003), Chuỗi
cung ứng xanh được định nghĩa là chuỗi cung ứng trong đó các tổ chức sử dụng các
chiến lược giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, thông qua việc quản lý toàn
bộ vòng đời của sản phẩm từ thiết kế, sản xuất, sử dụng cho đến tái chế và xử lýcuối cùng Trong khi chuỗi cung ứng xanh chỉ đề cập đến vấn đề môi trường thìchuỗi cung ứng bền vững tích hợp ba yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế Khôngnhắm vào việc giảm tác động đến môi trường mà cân bằng ba yếu tố môi trường,
xã hội và kinh tế để đạt được sự phát triển bền vững Chuỗi cung ứng bền vững là
chuỗi cung ứng mà trong đó các tổ chức tham gia cố gắng giảm thiểu tác động tiêucực lên môi trường và xã hội trong khi vẫn đảm bảo khả năng sinh lời và lợi íchkinh tế dài hạn (Sarkis, 2012)
Trang 12bảo vệ môi trường không phải lúc nào cũng vì cùng một động cơ Các yếu tố nhưbối cảnh ngành công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, và sự nhận thức về các vấn đềmôi trường đều ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp phản ứng với các yêu cầu về môitrường Những doanh nghiệp lớn hoặc có ảnh hưởng trên thị trường thường chọntham gia các sáng kiến bền vững để cải thiện uy tín và nhận thức của khách hàng.Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ hoặc ít cạnh tranh hơn có xu hướng chỉ tuânthủ các quy định tối thiểu để tránh bị phạt Trong “Mô hình diễn giải các rào cảntrong việc phát triển bền vững ngành điện tử tại Ấn Độ” của Rakesh và Ravi 2021,tác giả đã chia 11 rào cản thành 3 nhóm chính: Con người, chính sách và côngnghệ.
Nhóm yếu tố Biến phụ thuộc Biến liên kết Biến độc lập
Chính sách
- Thiếu quy định thực thi các tiêu chuẩn về môi trường
- Thiếu sự cam kết kếtcủa lãnh đạo cao nhất
- Hạn chế về tài chính
Thiếu chính sách mua sắm “xanh”
Con người
Thiếu nhận thức về lợiích của sự phát triển bền vững
Văn hóa tổ chức
Thiếu người được đào tạo chuyên môn về bền vững
Chống lại sự thay đổi/ áp dụng đổi mới trong phát triển bền vữngCông nghệ Thiếu nghiên cứu
về phát triển bền vững
- Thiếu công nghệ/ nguyên liệu mới vàquy trình phát triển bền vững
- Thiếu ma trận hiệu suất/ tiêu chuẩn đánh giá
Trang 13phát triển bền vững.
Delmas và Toffel (2008) đã kết luận rằng sự tuân thủ các yêu cầu về môi trường và
xã hội không chỉ bị ảnh hưởng bởi các rào cản như chi phí, nhận thức và văn hóa,
mà còn phụ thuộc vào các động cơ như lợi thế cạnh tranh, uy tín xã hội và sự tuânthủ pháp lý
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường và xã hội chỉ mớibắt đầu từ những thập niên 90, khi Luật môi trường đầu tiên được ban hành và ViệtNam gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2007, dẫn đến việc tuân thủ các yêucầu môi trường xã hội trở thành điều kiện bắt buộc cho doanh nghiệp để có thể đầu
tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam
Chính vì thế, trong bài viết này tác giả dùng lý thuyết động cơ thúc đẩy doanhnghiệp tham gia các hoạt động môi trường, xã hội và mô hình diễn giải các rào cảntrong việc phát triển bền vững để nghiên cứu Qua đó cung cấp cái nhìn toàn diện vàsâu sắc hơn để trả lời câu hỏi làm thế nào tăng cường sự tuân thủ các yếu tố môitrường và xã hội trong ngành linh kiện điện tử tại Việt Nam
2.3 Dữ liệu và cách tiếp cận
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi câu hỏi “ Yếu tố nào tác động đến sự tuân thủ các yêucầu về môi trường và xã hội của các nhà cung ứng trong ngành linh kiện điện tử Đểtrả lời câu hỏi này, tác giả đã tiến hành trao đổi với cá nhân là quản lý, nhân viên antoàn (HSE) tại các doanh nghiệp cung cấp linh kiện điện tử tại Việt Nam Tạinghiên cứu này tác giả đã tìm thông tin 137 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất, gia công linh kiện điện tử tại Việt Nam Đồng thời thực hiện phỏng vấnsâu với một số nhận viên an toàn (HSE) tại một vài nhà máy này
Bảng 2.1: Nhóm các yếu tố rào cản (Ravi,2011)
Trang 14Quốc Gia Số lượng
Bảng 2.2: Danh mục các doanh nghiệp và quốc gia
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn môi trường
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn an toàn, xã hội
Trang 15Tác giả chia làm 2 lần phỏng vấn, lần phỏng vấn đầu tiên, tác giả đã yêu cầu các cánhân chia sẻ về các khó khăn và thách thức để thực hiện việc tuân thủ các yêu cầu
về môi trường và xã hội Sau đó đối đối chiếu với các kết quả tuân thủ môi trường
và xã hội tại tổ chức cá nhân đó đang làm việc, tìm hiểu mối tương quan giữa cáckhó khăn và kết quả tuân thủ của doanh nghiệp
Lần phỏng vấn thứ 2 , sau khi chắt lọc kết quả từ buổi phỏng vấn đầu, tác giả để các
tổ chức tích vào các yếu tố được cho là ảnh hưởng đến sự tuân thủ tại doanh nghiệp
để so sánh tính thống nhất giữa 2 lần phỏng vấn và đồng thời sử dụng thang đoLikert 5 bậc để đo lường mức độ đồng ý của người trả lời với các phát biểu về cácyếu tố là rào cản hay động lực để doanh nghiệp có thể tăng cường sự tuân thủ cácyêu yêu cầu về môi trường và xã hội
Do hạn chế về thời gian và kiến thức tác giả mới chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tảcác yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ các yêu cầu môi trường và xã hội
Yếu tố 1: Đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở nghiên cứu này là các quy định, tiêu chuẩnkhách hàng đặt ra cho các nhà cung cấp phải tuân thủ 100 % nhà cung cấp là nhàsản xuất thực hiện các tiêu chuẩn như ISO 14001, RBA hay SA8000 nhằm mụcđích đáp ứng yêu cầu của khách hàng để thành phẩm cuối cùng có thể xuất vào cácthị trường như Hoa Kỳ, Liên minh Châu âu
Yếu tố 2: Sự cam kết của lãnh đạo
Lãnh đạo phải thể hiện cam kết thông qua sự tham gia trực tiếp vào quá trình triểnkhai các hệ thống, cần được thể hiện bằng cách xây dựng văn hóa và đảm bảo sựtham gia tích cực của tất cả các cấp nhân viên (Bresnen và Marshall, 2000) Theo
Heras-Saizarbitoria và cộng sự (2011) sự cam kết của lãnh đạo trong các tổ chức áp
dụng ISO là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công của các tiêu chuẩn này.Lãnh đạo cần tạo điều kiện và cung cấp hỗ trợ liên tục để duy trì và cải tiến hệthống quản lý 66.67% các nhà cung cấp cho rằng họ đang thiếu đi sự cam kết của