Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật
Theo luật thú y số 79/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 quy định tại điều 3 thì:
* Động vật: Bao gồm hai loại là động vật trên cạn và động vật thủy sản
- Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn
- Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước
* Sản phẩm động vật: Là các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐV, bao gồm:
- Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn.
- Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản
* Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
Là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
Kiểm dịch động vật (KDĐV), sản phẩm động vật là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác thú y Thông qua hoạt động này có thể kiểm soát được nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững Những hoạt động trong công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y cụ thể như sau:
* Công tác kiểm dịch động vật Chi cục Chăn nuôi và thú y ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tới Trạm Chăn nuôi và thú y Đồng thời, phân công các kiểm dịch viên thường xuyên thực hiện công tác kiểm dịch động vật đưa vào giết mổ tại cơ sở giết mổ xuất khẩu và tại trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trước khi vận chuyển đi tiêu thụ
Việc giết mổ động vật tại các điểm nhỏ lẻ, không được quản lý khiến nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng Do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền tác dụng của kiểm soát giết mổ, kinh doanh động vật Đồng thời, chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ và kinh doanh động vật để góp phần tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
* Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật: Bao gồm vi sinh vật, sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khỏe con người
2.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan điểm của Các Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý
Trong phạm vi cách hiểu này, quản lý được coi là hành động tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong xã hội nhằm hiện thực hóa mục tiêu của người quản lý Thông qua tiếp cận này, khái niệm quản lý đã làm sáng tỏ phương thức quản lý và mục đích quản lý theo đuổi.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Các Mác: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Đỗ Hoàng Toàn, 2008).
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV trên thế giới
Kiểm dịch động vật quốc tế là một phần quan trọng trong dự phòng và kiểm soát dịch bệnh ở phạm vi toàn cầu Điều lệ thế giới quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc chung, việc triển khai thực hiện ở mỗi quốc gia được chi tiết hoá dựa trên luật pháp, hệ thống chung và quan điểm dự phòng dịch bệnh của từng nước. Hiện nay, một số quốc gia kiểm dịch được đầu tư và phát triển rất mạnh.
Là một vùng lãnh thổ, không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc và WHO Nhưng về mặt kiểm dịch quốc tế, Đài Loan vẫn thực hiện như những quy định của WHO Năm 2007, Đài Loan cũng sửa đổi lại Luật thú y cho phù hợp với quy định chung của quốc tế và phù hợp với mạng lưới kiểm dịch của các nước trên thế giới Tuy nhiên do không phải là thành viên nên việc thông báo dịch của Đài Loan thường không được báo cáo trực tiếp với WHO, việc trao đổi thông tin nhanh với các nước khác cũng bị hạn chế mặc dù Đài Loan có đầy đủ năng lực cơ bản trong lĩnh vực công cộng và hệ thống theo dõi dịch đạt tiêu chuẩn quốc tế Đây cũng là một bất cập trong việc thông tin về dịch trên toàn cầu Hiện nay, Đài Loan đang áp dụng mô hình quản lý dịch tương tự như mô hình của Mỹ tức là các trung tâm CDC sẽ là đầu mối chính trong việc kiểm dịch (Viện Chính sách và PTNN nông thôn, 2012).
Theo Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan (thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan) là cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Xây dựng và ban hành 6 văn bản pháp chế gồm Luật Dịch tễ, Luật Chăn nuôi, Luật Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Luật Lâm sàng, Luật Bệnh dại, Luật Kiểm soát giết mổ, buôn bán vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan chịu trách nhiệm quản lý 5 lĩnh vực với 19 đơn vị chức năng Ở cấp tỉnh, Cục quản lý 9 Trung tâm vệ sinh thú y vùng và 887 Ban chăn nuôi huyện Các Ban chăn nuôi huyện hợp tác với khoảng 7.800 đơn vị chuyển giao công nghệ chăn nuôi, thú y trên cả nước Ngoài ra, có 34.197 tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y ở các xã, phường và thôn bản Cục Phát triển Chăn nuôi phân loại nguồn bệnh gồm bệnh lây từ động vật sang người, bệnh phát sinh trong nước và bệnh ngoại lai Khi dịch bệnh xảy ra, cơ quan này giám sát bệnh qua môi trường (không khí, nước) và quản lý dựa trên biểu hiện lâm sàng và phân tích mẫu bệnh phẩm Các mẫu bệnh phẩm được gửi đến phòng thí nghiệm tại Viện Thú y hoặc Trung tâm nghiên cứu và phát triển thú y vùng để xác định tác nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định mới về giết mổ gia súc có hiệu lực từ 01-08-2008 để khuyến, khích việc hiện đại hóa cơ sở giết mổ lợn Theo quy định mới, chỉ những chủ lò mổ có giấy chứng nhận mới được tiến hành giết mổ lợn Để được cấp, giấy chứng nhận các chủ lò mổ phải có trang thiết bị, chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu, chuẩn quốc gia, phải có chứng nhận của thanh tra và kiểm dịch Cơ sở được cấp giấy chứng nhận phải có giấy chứng nhận tiêm phòng gia súc, có thiết bị cách ly và địa điểm, xử lý lợn ốm không gây ô nhiễm môi trường Công nhân làm việc ở lò mổ phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe, hợp pháp, cán bộ khám thịt phải được đào tạo về chuyên môn kiểm tra chất lượng thịt lợn Những người giết mổ lợn hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu của quy định mới thì hoặc phải chấp hành quy, định mới hoặc bỏ nghề giết mổ lợn, ngoại trừ đối với các chủ hộ chăn nuôi ở vùng xa hoặc ở nông thôn (Viện Chính sách và PTNN nông thôn, 2012).
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV ở trong nước 2.2.2.1 Tại Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang đang có 03 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung và 6 điểm nhỏ lẻ với công suất xấp xỉ 1.500 con mỗi ngày, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm trên toàn tỉnh.
Các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều hình thức đầu tư xây dựng:
- Do các công ty cổ phần đầu tư (chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang , xây dựng 3 cơ sở GMTT làm dịch vụ cho các chủ giết mổ gia súc đưa vào giết mổ)
- Do hợp tác xã nông nghiệp đầu tư, làm dịch vụ cho các chủ giết mổ gia súc đưa vào giết mổ
- Do các chủ giết mổ liên kết xây dựng lò mổ tập trung
- Do các chủ tư nhân bỏ vốn xây dựng
Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện chưa được nhà nước hỗ trợ về kinh phí, chỉ được chính quyền địa phương hỗ trợ cho thuê mặt bằng Mặc dù vậy, hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả góp phần phòng chống dịch bệnh động vật và cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật an toàn cho người tiêu dùng (UBND tỉnh Bắc Giang, 2015).
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị 08/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, trong đó nhấn mạnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có ít cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; việc giết mổ còn tuỳ tiện, nhỏ lẻ, chủ yếu là tự phát tại hộ gia đình trong các khu dân cư, không đảm bảo quy trình theo quy định.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương còn buông lỏng nên nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh cao; công tác vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Để tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ sức khoẻ người dân và vệ sinh môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành Phố yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chỉ sử dụng sản phẩm thịt đã được kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời yêu cầu người hành nghề kinh doanh, giết mổ phải ký cam kết và nghiêm chỉnh chấp hành việc giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn, việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung, điểm giết mổ, được cơ quan thú y kiểm soát trước, trong và sau giết mổ; chấm dứt ngay tình trạng kiểm tra, lăn dấu và thu phí, lệ phí tại chợ; đồng thời bố trí lực lượng kiểm tra phúc kiểm thường xuyên, liên tục tại các chợ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm.
Khẩn trương xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch và quy định tại Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 04/5/2012, Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 và Quyết định số 4466/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Các cơ sở giết mổ phải đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho người và động vật.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh, giết mổ trái quy định
Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, quản lý, thực hiện nhiệm vụ kém Đối với các trường hợp giết mổ nhỏ lẻ, không kiểm soát, vệ sinh thú y kém, không đảm bảo an toàn thực phẩm, có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Giao cơ quan quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài Chính Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 100 % trên số tiền phí, lệ phí thu được để chi phí cho công tác quản lý thu phí, lệ phí theo các nội dung chi quy định tại Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn quy trình kỹ thuật, giúp các địa phương trong việc tập huấn, đào tạo cán bộ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
Huyện Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (Xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương:
Sơ đồ 3.1: Bản đồ huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 9.568,65 ha với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tich,…Tiên
Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như nghề dệt lụa, làm giấy,… Với vị trí như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc