1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la

130 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Tác giả Hà Quang Thành
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 260,57 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (54)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn (15)
      • 1.4.1. Về lý luận (15)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (15)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (16)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (16)
      • 2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (16)
      • 2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (19)
      • 2.1.3. Yêu cầu của Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (21)
      • 2.1.4. Nội dung công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (22)
      • 2.1.5. Công cụ và bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (26)
      • 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (27)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (29)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới (29)
      • 2.2.2. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam (33)
      • 2.2.3. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số tỉnh thành trong nước (35)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (39)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (39)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (39)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mộc Châu (41)
      • 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội của huyện (56)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (58)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (58)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu (59)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin (60)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin (60)
      • 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (62)
    • 4.1. Thực trạng sử dụng và tình hình biến động đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu 46 1. Tình hình giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu (62)
      • 4.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu (63)
      • 4.1.3. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu (66)
    • 4.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 52 1. Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn 52 2. Đánh giá công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính (68)
      • 4.2.3. Đánh giá Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (78)
      • 4.2.4. Đánh giá công tác tổ chức đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 63 4.2.5. Công tác đấu giá QSD đất thực hiện các quyết định của tỉnh nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư phát triển 69 4.2.6. Công tác giải quyết các thủ tục hành chính về đất nông nghiệp (82)
    • 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp trên đia bàn huyện Mộc Châu 74 1. Về bộ máy tổ chức quản lý đất nông nghiệp (97)
      • 4.3.2. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương (103)
      • 4.3.3. Năng lực trình độ của bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (104)
      • 4.3.4. Hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp 82 4.3.5. Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước tại huyện Mộc Châu 82 4.4. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La 89 4.4.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của chính quyền huyện Mộc Châu 89 4.4.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Mộc Châu 91 4.4.3. Giải pháp về tổ chức, cải cách thủ tục hành chính (106)
      • 4.4.4. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký biến động đất nông nghiệp, quản lý các giao dịch về quyền sử dụng đất 95 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (119)
    • 5.1 Kết luận (121)
    • 5.2. Kiến nghị (122)
  • Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 100 (124)

Nội dung

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Theo quan niệm của Mac: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”

(Các Mác and Ph Ăng ghen, 2002) Ở đây, Mac đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

2.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp a Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản suất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật Đất đai 2013: Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh). b Đặc điểm đất nông nghiệp

- Có vị trí cố định: Chúng ta không thể di chuyển đất nông nghiệp theo ý muốn, vị trí cố định của đất nông nghiệp đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của nó Vì vậy, mỗi mảnh đất có đặc điểm riêng về: tính chất đất, khả năng sử dụng vào mục đích khác nhau, do đó chúng có giá trị riêng Trong nông nghiệp, tính chất đất nông nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao Do vậy cần có quyết định sáng suốt trong quy hoạch, đầu tư.

- Có hạn về diện tích: Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện tích đất gắn với diện tích của vỏ Trái đất nên có tính chất bất biến Trong khi đó đất nông nghiệp còn phụ thuộc vào địa hình và cấu tạo địa chất từng khu vực nên có hạn về diện tích Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về đất cho việc đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng nhà ở để đáp ứng với dân số ngày càng tăng nên quỹ đất nông nghiệp ngày càng khan hiếm Do tính hữu hạn về diện tích đất nông nghiệp nên yêu cầu cấp thiết là phải tiết kiệm đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

- Tính chất khác nhau: Điều kiện địa hình và khí hậu tồn tại tính khác nhau lớn về tự nhiên Tính khác nhau của từng khu vực đất nông nghiệp ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất nông sản khác nhau.

- Tính lâu bền: Con người không thể làm tăng thêm diện tích của đất nhưng có khả năng cải tạo đất, do đó đất nông nghiệp có tính năng có thể sử dụng vĩnh cửu Trong điều kiện sử dụng và bảo vệ hợp lý độ phì nhiêu của đất nông nghiệp có thể nâng cao không ngừng, đất nông nghiệp có thể quay vòng sử dụng Tính lâu bền của đất nông nghiệp đề ra yêu ầu và khả năng khách quan sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp.

2.1.1.3 Khái niệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Các quan hệ đất nông nghiệp là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất nông nghiệp, quan hệ về sử dụng đất nông nghiệp, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật " Quyền sử dụng đất được thừa nhận là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyền sở hữu đất nông nghiệp thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt (Luật Đất đai, 1993) Vì vậy, khi nghiên cứu về quan hệ đất nông nghiệp (có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất nông nghiệp) bao gồm: quyền chiếm hữu đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất nông nghiệp Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.

Như vậy, Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước Đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam chính là quản lý quỹ đất nông nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng. Quá trình quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác động một cách có tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của xã hội.

2.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Đối với bất cứ quốc gia nào thì đất đai là tài sản mà thiên nhiên ban tặng cho cả cộng đồng dân cư, được chính người dân khai thác để hưởng lợi, sinh sống. Đồng thời được Nhà nước thống nhất quản lý theo chuẩn mực chung là pháp luật. Mỗi chủ thể đều có phần quyền định đoạt, trong đó Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất Đó là quan niệm cần có về chế độ sở hữu toàn dân mà ta đang kiên trì.

Khi các cơ quan và đơn vị thuộc Nhà nước cũng là “người” sử đụng đất, là đối tượng điều chỉnh của Luật (về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân sử dụng đất), bình đẳng với các đối tượng khác trước pháp luật Như vậy, quản lý của Nhà nước về đất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng được thể hiện qua:

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới

Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia Với mục đích nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp thì cần có các chính sách sử dụng, quy hoạch đất hợp lý Ta có thể tham khảo kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia đã làm tốt công tác quản lý và mang lại nhiều thành tựu đáng kể sau:

* Kinh nghiệm của Mỹ: Mỹ có một hệ thống pháp luật về đất nông nghiệp phát triển, có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất Luật đất nông nghiệp của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền SHTN về đất nông nghiệp; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân Cho đến nay, các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả giá trị của đất nông nghiệp Tuy công nhận quyền SHTN, nhưng Luật Đất nông nghiệp của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong Quản lý nhà nước về ĐNNo Các quyền định đoạt của nhà nước bao gồm: Quyết định quy hoạch, mục đích sử dụng đất, quyền xử lý các tranh chấp về QSDĐ và quyền ban hành các quy định về tài chính đất, quyền thu hồi đất thuộc SHTN để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

* Kinh nghiệm của Thái Lan: Năm 1945, Thái Lan đã ban hành Luật ruộng đất và Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một số chính sách kinh tế dân tộc cho đất nước Nội dung của chính sách là toàn bộ đất nông nghiệp (trừ đất khu dân cư) đều có thể mua, tại từ cá thể Các chủ đất đều có quyền tự do bán, chuyển nhượng, cầm cố ruộng đất hợp pháp Với Chính sách này Chính phủ có được toàn bộ số đất trống (có khả năng trồng trọt được) và nhân dân trở thành người làm công.

Cùng với quá trình phát triển và sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn cộng thêm dân số tăng nhanh đã xảy ra tình trạng nhiều nông dân không có đất Năm

1973, Chính phủ Thái Lan đã sửa đổi chính sách thành việc thuê đất lúa (1974) và quy định rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập các tổ chức ở địa phương làm theo sự điều hành của trại thuê mướn.

Năm 1975, Chính phủ Thái Lan tiến hành cải cách ruộng đất với mục tiêu: Biến tá điền thành chủ sở hữu ruộng đất, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

Vào thập kỷ 90, Thái Lan tiếp tục cải cách chính sách ruộng đất theo dự án mới Trên cơ sở xem xét, đánh giá khả năng sản xuất của hộ nông dân nghèo, giải quyết quan hệ cung cầu về ruộng đất theo xu hướng sản xuất hàng hóa và giải quyết việc làm, đời sống cho nông dân nghèo Nội dung của dự án là sự thỏa thuận giữa Chính phủ, chủ đất, nông dân giới đầu tư nhằm chia sẻ lợi nhuận trong giới kinh doanh và người sử dụng đất.

* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Ở Trung Quốc quan điểm phân vùng nông nghiệp rất rộng Họ đưa ra nội dung phân vùng nông nghiệp bao gồm 5 loại: Phân vùng điều kiện tự nhiên nông nghiệp, bao gồm các điều kiện tự nhiên có quan hệ tới phát triển sản xuất nông nghiệp như: khí hậu, địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn, địa chất,… đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với sản xuất nông nghiệp: mặt có lợi, bất lợi và vạch ra những bước để tiến hành cải tạo và sử dụng Phân vùng điều kiện trang thiết bị nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông phẩm, lưu thông tiêu thụ sản phẩm, thu nhập kinh tế nông nghiệp và đầu tư cho nông nghiệp… Phân vùng điều kiện kinh tế nông nghiệp bao gồm lao động, nhân khẩu, điều kiện trang thiết bị nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông phẩm, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, thu nhập kinh tế nông nghiệp Tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ và phân bố sản xuất các loại cây trồng chủ yếu đối với điều kiện tự nhiên Trên cơ sở phân bố hiện trạng từng khu vực, mức sản lượng những vấn đề tồn tại và con đường tăng sản lượng của từng ngành và các loại cây trồng, phạm vi thích ứng rộng của các loại giống tốt và tính khả thi phát triển các vùng sản xuất mới… Phân vùng biện pháp kỹ thuật: cải tạo đất, bảo vệ thực vật, thay đổi chế độ canh tác, khả năng áp dụng thâm canh về giống cây trồng, thủy lợi, phân bón, hiệu quả kinh tế và các biện pháp cải cách kỹ thuật… Phân vùng nông nghiệp tổng hợp dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp của vùng tự nhiên nông nghiệp- vùng điều kiện kinh tế nông nghiệp- vùng ngành hang nông nghiệp- vùng biện pháp kỹ thuật nông nghiệp để xây dựng một cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý từ khái quát đến chi tiết ở cả 3 cấp toàn quốc, tỉnh, huyện Tất cả các vấn đề này đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước Trung Quốc (Nguyễn Văn Hợi, 2015).

* Kinh nghiệm của Nhật Bản: Nhật Bản là nước có nền nông nghiệp phát triển nhất là nông nghiệp sinh thái Trong nhiều thập kỷ qua Chính phủ Nhật Bản đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Luật cải cách ruộng đất lần 1 của NhậtBản được ban hành vào tháng 12 năm 1945 với nội dung: Xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân; Buộc địa chủ chuyển nhượng ruộng đất nếu có trên 5 ha; Địa tô phải thanh toán bằng tiền mặt; Những vấn đề trọng yếu về ruộng đất được giải quyết qua cuộc cải cách ruộng đất lần 2 với nội dung: Việc thực hiện quyền sở hữu ruộng đất thuộc thẩm quyền của Chính phủ; Xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô; Nhà nước đứng ra mua và bán đất phát canh của địa chủ nếu vượt quá 1 ha Kết quả cải cách ruộng đất đã làm thay đổi quan hệ sở hữu, kết cấu sở hữu ruộng đất ở nông thôn Nhật Bản.

Từ năm 1980, Nhật Bản đã có quy định Nhà nước phải quản lý chặt chẽ quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư tích trữ đất, đảm bảo cho người nông dân có đất canh tác và cấp giấy phép đối với họ để tạo ra động lực cho sự phát triển nông nghiệp Chính phủ Nhật quy định khi chuyển sang sử dụng mục đích khác thì phải có sự giám sát của Hội đồng tư vấn về kỹ thuật đất nông nghiệp của chính quyền địa phương Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm trong việc quyết định cho các cá nhân và tổ chức được chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác Việc quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành chặt chẽ theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Hàng năm, các cấp chính quyền tổ chức rút kinh nghiệm đồng thời có biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.

* Kinh nghiệm của Đài Loan: Chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân Điều này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ cho dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp Vì người dân coi ruộng đất là tiêu chí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên ít có sự chuyển nhượng đất Năm 1983, Đài Loan công bố Luật phát triển nông nghiệp; trong đó, công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, Nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp (Nguyễn Văn Hợi, 2015).

Như vậy, có thể nói hầu hết các quốc gia đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của nhà nước với đất nông nghiệp Xu thế này phù hợp với sự phất triển ngày một đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu thế toàn cầu hóa Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tạo điều kiện để phát triển giữ được ổn định về an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.

2.2.2 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam Đất nông nghiệp đang là vấn đề quan trọng của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải xem xét một cách toàn diện, đầy đủ ở các mặt kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất Hội nghị Trung ương 6 Khóa

XI đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm

2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần đổi mới chính sách, pháp luật đất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế Chính sách đất nông nghiệp đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được các nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết Bộ Chính trị khóa VI (năm 1998) nhấn mạnh theo hướng coi trọng vị trí đặc biệt của nông nghiệp, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (năm 1992) đã đề ra chủ trương: “Ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài”; Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (năm 1993) khẳng định: “Kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” Nghị quyết số

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện miền núi nằm ở vùng Tây Bắc về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 1.071,698 km 2 Mộc Châu nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 115 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 195 km về phía Tây Bắc Huyện Mộc Châu tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Vân Hồ.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La.

- Phía Bắc giáp huyện Phù Yên, huyện Bắc Yên.

- Phía Nam và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Mộc Châu, 2017)

Mộc Châu có 13 đơn vị hành chính xã và 02 thị trấn Thị trấn Mộc Châu là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của huyện.

Mộc Châu kết nối với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu Đồng thời Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào.

Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Sơn La với khoảng cách không quá xa (gần 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế. b Địa hình địa mạo

Là huyện mang đặc trưng của một huyện cao nguyên Tây Bắc, địa hình có nhiều núi và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình của huyện khoảng 1080 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Địa hình Mộc Châu nhìn chung phức tạp Địa hình nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt hình thành 3 tiểu vùng khác nhau:

- Cao nguyên Mộc Châu: Là một trong hai cao nguyên lớn của tỉnh Sơn La và là cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam, địa hình khá bằng phẳng phổ biến là dạng đồi bát úp. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1050 m, cao nguyên Mộc Châu kéo dài khoảng 80 km, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km bao gồm nhiều quần thể núi, hệ thống nước, thảm thực vật tạo nên cảnh quan đẹp mắt Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch và phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc (Bò sữa, bò thịt), phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả

- Tiểu vùng dọc sông Đà: Có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh phần lớn là đất dốc, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ sông Đà.

- Tiểu vùng cao biên giới: Nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Sự đa dạng về địa hình cùng với yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc

Châu phát triển du lịch dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế trong nước và ngoài nước. c Khí hậu, thời tiết

Do yếu tố độ cao và địa hình chia cắt, trên địa bàn huyện hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau là:

- Vùng cao nguyên Mộc Châu: Có đặc điểm khí hậu độc đáo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới.

- Vùng dọc sông Đà: Khí hậu nóng, ẩm.

- Vùng cao biên giới: Khí hậu mát, ẩm.

Ngoài ra, ảnh hưởng đặc trưng của Mộc Châu là có gió mùa Tây Nam (gió Lào), xuất hiện chủ yếu vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm gây ra thời tiết khô - nóng và hạn hán, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Mộc Châu, thì nhiệt độ trung bình ở Mộc Châu là 18,5 0 C, cao nhất là 27,6 0 C và thấp nhất là: (-

0,2 0 C) Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.905 giờ/năm Lượng mưa bình quân

1560 mm/năm với 186 ngày mưa/năm Do đặc điểm địa hình cao, khí hậu lạnh, có sương mù nên độ ẩm trung bình không khí của huyện trong năm là 85%, với tổng lượng bốc hơi trung bình 895,8 mm/năm. d Thủy văn

Huyện Mộc Châu có hệ thống sông, suối phong phú song phân bố không đều. Ngoài sông Đà chảy qua còn có các suối chính như: suối Sập, suối Giăng, và các suối nhỏ, khe nước Đa số các con suối trên địa bàn huyện đều ngắn và dốc.

Tuy nhiên, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế thường gây lũ quét và xói mòn mạnh Mùa khô nhiều suối bị kiệt nước, thậm chí không còn nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mộc Châu

3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện

Bảng 3.1 Bảng biến động đất đai giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: ha

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 27.172,2 26.432,8 -739,3 25.754,6 -1.417,6 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.705,0 5.432,7 727,8 7.930,0 3.225,0 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 24.173,7 24.173,7 0,0 21.460,9 -2.712,9 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 2.208,0 2.208,0 0,0 2.546,5 338,5 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 23.780,2 23.779,9 -0,2 24.254,7 474,6 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 117,3 117,2 -0,1 116,3 -1,1

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 60,7 60,7 0,0 60,7 0,0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.217,7 5.231,6 13,9 5.315,7 98,0

2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 15,9 15,9 0,0 15,9 0,0

2.4 Đất thương mại dịch vụ TMD 0,9 0,9 0,0 13,4 12,5

2.5 Đất cơ sở sản xuất

9 riển hạ tầng 2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 3,7 3,7 0,0 3,7 0,0

2.9 Đất bải thải, xử lý chất thải DRA 4,8 4,8 0,0 4,8 0,0

2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 566,1 569,4 3,3 614,1 48,0

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 294,5 295,6 1,1 295,9 1,4

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 32,4 32,4 0,0 32,3 -0,1

2.13 Đất xây dựng trụ sở của

2.14 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,1 0,1 0,0 0,1 0,0

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 328,7 328,7 0,0 328,7 0,0

2.17 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm SKX 9,2 9,2 0,0 9,2 0,0

2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,3 16,4 0,0 16,5 0,1

2.19 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 1,2 1,2 0,0 1,3 0,0

2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 557,9 557,9 0,0 1.467,2 909,3

2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,5 4,5 0,0 4,5 0,0

2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,3 0,0 0,3 0,0

3 Đất chưa sử dụng CSD 17.703,9

Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017)

Qua bảng số liệu ta thấy biến động các loại đất từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích các loại đất biến động không lớn, cụ thể:

- Đất nông nghiệp: Năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 95,5ha so với năm 2015, một số diện tích đất có biến động lớn như đất trồng cây lâu năm tăng 3.225,0 ha chủ yếu được chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác 1.417,6 ha và đất rừng phòng hộ 2.712,9 ha, diện tích đất rừng đặc dụng tăng 338,5ha và đất rừng sản xuất tăng 474,6 ha.

Năm 2016, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 13,8 ha so với năm 2015, một số diện tích đất có biến động lớn như đất trồng cây lâu năm tăng 727,8 ha chủ yếu được chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác, các loại đất như: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản không có biến động nhiều so với năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn và 13 xã được chia thành 02 khu vực chính, khu vực dọc đường Quốc lộ 6 và khu vực dọc sông Đà Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho 2 vùng đặc trưng trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn một số xã đại diện diện cho 2 vùng trên

- Thị trấn Nông Trường Mộc Châu: là thị trấn có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều công ty về nông lâm nghiệp như: Công ty cổ phần sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ …

- Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu: Xã Đông Sang là xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao, tập trung nhiều tổ chức, Hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và cũng là địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp đang được dần chuyển mục đích sang các mục đích khác nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu: là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, giáp đường Quốc lộ 6.

- Xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu: là xã khu vực giáp sông Đà, đất dốc, khó canh tác nông nghiệp, công tác quản lý đất nông nghiệp chưa được quan tâm.

- Xã Chiềng Sơn: là xã khu vực biên giới, có công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở mức tốt.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thông qua số liệu thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được công bố và lưu trữ tại UBND huyện Mộc Châu.

- Thu thập số liệu công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, các giao dịch về đất nông nghiệp, các văn bản về quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng … tại UBND các xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Mộc Châu.

- Thu thập những thông tin có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho nghiên cứu gồm có: Các báo cáo nội bộ tại huyện Mộc Châu; các nghiên cứu trước đây có liên quan; các luận văn, đề tài khoa học; các sách báo, tạp trí, các trang web….

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp a Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp

- Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập được, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu.

- Nội dung điều tra bao gồm:

+ Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, Đất lâm nghiệp, Đất nuôi trồng thuỷ sản, Đất nông nghiệp khác,

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở, Đất chuyên dung, Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất sản xuất, kinh doanh, đất có mục đích công cộng, đất có mặt nước chuyên dung, đất phi nông nghiệp khác, đất chưa sử dụng, sự dịch chuyển của đất nông nghiệp sang các loại đất khác như đất công nghiệp, đất dành cho đô thị và cụm dân cư nông thôn.

- Về điều tra hộ nông dân: tổng số phiếu điều tra là 110 phiếu, trong đó:

+ Thị trấn Nông Trường Mộc Châu 30 phiếu, xã Đông Sang 20 phiếu, Xã Chiềng Hắc 20 phiếu, xã Quy Hướng 20 phiếu, xã Chiềng Sơn 20 phiếu.

- Công chức địa chính xây dựng cấp xã: 9 phiếu.

- Cán bộ, công chức làm công tác quản lý cấp huyện: 8 phiếu

- Khảo sát các mẫu đại diện cho khu dân cư, đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp theo mẫu điều tra. b Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nông dân sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

Tham khảo ý kiến tham gia của cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND huyện.

3.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các số liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện cho phù hợp với nội dung đề tài và được xử lý trong chương trình excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Thống kê mô tả cho thấy, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, với tỷ lệ xói mòn đất nông nghiệp tăng cao, biểu hiện của quá trình đô thị hóa, chuyển đổi công năng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp Chính quyền huyện đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách quản lý đất nông nghiệp như áp dụng đất đai cho hộ dân, khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp bền vững, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp bền vững.

- Thống kê so sánh: So sánh các chỉ tiêu để phân tích sự tăng giảm các loại đất trong đó đi sâu vào các loại đất nông nghiệp, xác định các nguyên nhân về công tác quản lý nhà nước tác động đến sự tăng giảm đó.

- Phương pháp chuyên gia: từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tranh thủ lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước ở các cấp như: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường …

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu a Hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về đất

- Số lượng văn bản chính sách về đất đai, đất NN;

- Số lượng người dân đánh giá về chính sách (tốt, không tốt, phù hợp, không phù hợp);

- Vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai;

- Mục tiêu của huyện và mục tiêu chung của tỉnh có phù hợp không;

- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ; b Đánh giá quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Tỷ lệ người dân hài lòng với chính sách được ban hành;

- Tiêu chí hoàn thành mục tiêu về quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch;

- Kết quả công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính;

- Thực hiện thủ tục hành chính về đất nông nghiệp; c, Kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp qua từng năm;

- Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn và mục đích sử dụng;

- Số lượng giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp;

- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất;

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng sử dụng và tình hình biến động đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu 46 1 Tình hình giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu

4.1.1 Tình hình giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu

Quá trình thực hiện giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo Chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 12/02/1998, Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ Theo đó, tính đến tháng 01/01/2017 hầu hết diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giao cho các tổ chức, hộ nông dân sử dụng Với tổng số hộ được giao là 26.083 tổ chức, hộ với 14.507,4 ha đất nông nghiệp đã được giao Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao là 10.559,8 ha, diện tích đất lâm nghiệp được giao 3.947,6 ha Trong số các xã thị trấn, hiện có thị trấn Nông Trường, thị trấn Mộc Châu, xã Mường Sang có số hộ giao đất cao nhất, tuy nhiên các xã có diện tích đất nông nghiệp được giao lớn là xã Mường Sang, xã Tân Lập, xã Quy Hướng và xã Chiềng Hắc.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trung bình mỗi hộ được giao đất khoảng 5562,0 m 2 /hộ Giữa các xã cũng có sự khác biệt về diện tích đất bình quân/hộ Mặc dù ở một số xã, số hộ sử dụng tương đối thấp, nhưng diện tích đất được giao lại lớn trong khi đó một số xã lại có diện tích đất giao hạn chế nhưng số hộ sản xuất nông nghiệp lại lớn Khu vực thị trấn Mộc Châu có số lượng hộ được giao đất lớn. Tuy nhiên, các hộ chủ yếu được giao diện tích nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư, không có những diện tích lớn để có thể sản xuất tập trung.

Một số xã trên địa bàn có diện tích đất nông nghiệp được giao lớn như xã Quy Hướng 1664,1 ha/740 hộ, trung bình đạt 2,24ha/hộ; xã Lóng Sập 1.246,7 ha/829 hộ, trung bình đạt 1,5ha/hộ và xã Chiềng Hắc 1885,4 ha/1625 hộ, trung bình đạt 1,16 ha/hộ Các xã này có diện tích đất được giao trung bình trên 1 hộ rất lớn Tuy nhiên, diện tích đất bằng để phát triển nông nghiệp tập trung hiệu quả lại không bằng một số xã khu vực ven thị trấn, có diện tích đất nông nghiệp bằng phẳng, mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài phần diện tích được giao cho các hộ, huyện Mộc Châu hiện cũng còn diện tích đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích xã, hiện đang giao cho các xã, thị trấn thực hiện quản lý theo quy định của Luật Đất đai, diện tích đất nông nghiệp được giao tập trung rải rác ở các xã, chủ yếu là xã Đông Sang, xãMường Sang, xã Chiềng Hắc.

Bảng 4.1 Kết quả giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Số hộ/tổ Tổng diện Đất sản xuất Đất lâm STT Đơn vị hành chính chức tích giao đất nông nghiệp nghiệp giao đất (ha) (ha) (ha)

1 Thị trấn NT Mộc Châu 7.835 746,0 746,0 0,0

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2016)

4.1.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu

Theo kết quả thống kế đất đai, tính đến thời điểm 31/12/2016, huyện Mộc

Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 107.170 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 84.234,43 ha, chiếm 78,60% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, cụ thể như sau.

Trong giai đoạn 2014-2016, diện tích đất nông nghiệp tăng đáng kể, với mức tăng 213,44 ha so với năm 2014 và 10.250,40 ha so với năm 2016 Đáng chú ý, đất trồng cây hàng năm và đất rừng sản xuất có diện tích tăng nhiều nhất, đóng góp đáng kể vào sự gia tăng tổng diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.3 Tình hình biến động đất năm 2016 so với năm 2014 và năm 2012

CHỈ TIÊU Mã Diện tích (+/-) năm Diện tích năm (+/-) năm Diện tích năm Cơ cấu tự năm 2012 2016

1.1 Đất trồng lúa LUA 2.177,14 -147,87 2.092,56 -63,29 2.029,27 1,89 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 336,51 123,86 349,84 110,53 460,37 0,43

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 17.815,83 8.616,99 24.966,43 1.466,39 26.432,82 24,66

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 5.319,09 113,65 5.413,66 19,08 5.432,74 5,07

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 26.973,85 -2.800,12 25.979,52 -1.805,8 24.173,73 22,56

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 2.679,70 -471,68 2.679,70 -471,68 2.208,02 2,06

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 17.779,67 6.000,25 21.643,83 2.136,09 23.779,92 22,19

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 96,32 20,91 99,86 17,37 117,23 0,11

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 21,12 39,58 21,12 39,58 60,70 0,06

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (2017)

- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa năm 2016 giảm 63,29 ha so với năm

2014 và giảm 147,87 ha so với năm 2012 Nguyên nhân giảm chủ yếu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 1.466,39 ha so với năm 2014 và tăng 8.616,99 ha so với năm 2012 Diện tích tăng chủ yếu do thực hiện khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng vào mục đích đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 18,08 ha so với năm 2014 và tăng 113,65 ha so với năm 2012 Diện tích tăng ít một phần do chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm khác sang trồng cây lâu năm và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ giảm 1.805,8 ha so với năm

2014 và giảm 2.800,12 ha so với năm 2012 là do thực hiện rà soát và điều chỉnh diện tích quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn huyện.

- Đất rừng đặc dụng: Diện tích đất rừng đặc dụng giảm 471,68 ha so với năm

2014 và giảm 471,68 ha so với năm 2012 là do thực hiện điều chỉnh diện tích khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha dẫn đến diện tich đất rừng đặc dụng trong khu bảo tồn được điều chỉnh giảm.

- Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất tăng 2.136,09 ha so với năm

Từ năm 2012 đến 2014, diện tích rừng toàn tỉnh Bắc Kạn đã tăng 6.000,25ha Sự gia tăng này chủ yếu là do việc đưa đất chưa sử dụng vào mục đích đất rừng sản xuất và thực hiện chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp sang trồng rừng.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể so với những năm trước, cụ thể tăng 20,91 ha so với năm 2012 Sự gia tăng này chủ yếu là do chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm khác, bên cạnh đó một phần cũng được lấy từ đất lúa canh tác nhưng không hiệu quả.

- Diện tích đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp khác tăng 39,58 ha so với năm 2014 và tăng 39,58 ha so với năm 2012 Diện tích đất nông nhiệp khác tăng do thực hiện chuyển đổi một số mô hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn, nhiều trang trại chăn nuôi có diện tích rộng và phát triển chăn nuôi kết hợp với canh tác nông nhiệp đạt hiệu quả.

4.1.3 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu

Bảng 4.4 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu năm 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị hiện năm hiện năm (+/-)

1 Giá trị sản xuất Giá so sánh 2010

2 Giá trị sản phẩm thu hoạch

- Trên 1ha đất canh tác

3 Diện tích một số cây trồng chủ yếu a Lúa cả năm

Năng suất lúa chiêm Năng suất lúa mùa b Ngô Năng suất c Chè Năng suất d Dâu tằm

Năng suất e Sắn Năng suất f Đậu tương

4 Diện tích chuyển đổi, trồng cây ăn quả trên đất dốc

5 Sản lượng lương thực có hạt

- Diện tích rừng hiện có

- Diện tích rừng trồng mới tập trung

- Tổng đàn trâu (trung bình)

- Tổng đàn bò (trung bình)

- Tổng đàn lợn (trung bình)

- Tổng đàn gia cầm các loại 8 Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mộc Châu (2017)

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy kết quả Sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể trong các lĩnh vực như sau:

Trồng trọt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh năm

Năm 2010, giá trị sản phẩm nông nghiệp ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2016 Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01ha đất canh tác đạt 47,4 triệu đồng, tăng 4,7 triệu đồng/ha Tổng diện tích gieo trồng giảm 1167 ha, trong đó diện tích đất trồng ngô giảm 2.735 ha và diện tích đất trồng sắn giảm 100 ha Sự điều chỉnh diện tích trồng trọt này phù hợp với định hướng giảm diện tích đất trồng cây hàng năm, tăng diện tích đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện.

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 52 1 Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn 52 2 Đánh giá công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính

4.2.1 Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn

4.2.1.1 Các văn bản thực hiện quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Sơn La đã áp dụng và ban hành các văn bản theo quy định phục vụ công tác quản lý đất đai Để quản lý đất nông nghiệp hiệu quả, UBND huyện Mộc Châu đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trên địa bàn Các văn bản này được tổng hợp và thể hiện trong bảng 4.5 để thuận tiện cho việc quản lý đất đai nông nghiệp tại địa phương.

Bảng 4.5 Các văn bản pháp luật ban hành trên địa bàn huyện

Số hiệu văn bản Nội dung chính của văn bản ban hành

1 UBND Chỉ thị số 09/CT-UBND Tăng cường công tác quản lý nhà huyện ngày 21/11/2017 nước về đất đai trên địa bàn huyện

2 UBND Chỉ thị số 13/CT-UBND Tăng cường công tác quản lý nhà huyện ngày 29/9/2011 nước về đất đai trên địa bàn huyện

3 UBND Chỉ thị số 05/CT-UBND Tăng cường công tác quản lý nhà huyện ngày 26/02/2009 nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Mộc Châu

4 UBND Thông báo số 127/TB- Thông báo tạm thời về trình tự huyện UBND ngày 25/7/2014 thực hiện; thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết các hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất khi công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND huyện Mộc Châu

5 UBND Quyết định số 359/QĐ- Nội dung phối hợp, phân công huyện UBND ngày 30/9/2014 nhiệm vụ và thành phần hồ sơ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Mộc Châu

6 UBND Kế hoạch số 1194/KH- Tăng cường công tác quản lý nhà huyện UBND ngày 02/8/2016 nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện

7 UBND Công văn số Xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai, huyện 1653/UBND-TNMT xây dựng, khai thác khoáng sản ngày 13/10/2016 trên địa bàn huyện

8 UBND Công văn số 35/UBND- Tăng cường công tác quản lý đất huyện TNMT ngày 11/01/2016 đai, xây dựng đối với diện tích đất các công ty, lâm trường trả lại cho địa phương quản lý

9 Phòng Tài Hướng dẫn số 247/HD- Hướng dẫn trình tự, thủ tục và thẩm nguyên và TNMT ngày 28/8/2012 quyền giải quyết các vụ việc tranh

Môi trường chấp đất đai đối với hộ gia đình, cá huyện nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức trên địa bàn huyện Mộc Châu

10 Phòng Tài Hướng dẫn số 417/HD- Hướng dẫn cấp giấy chứng nhận nguyên và Môi TNMT ngày 07/12/2012 quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ trường huyện gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu (2017)

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn, UBND huyện Mộc Châu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu đã chủ động ban hành các Chỉ thị, Quyết định, hướng dẫn để tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, ngoài các văn bản quản lý chung trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện còn thực hiện ban hành các văn bản chỉ đạo từng địa bàn, khu vực cụ thể để giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện được triển khai, thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn.

Công tác ban hành văn bản đã đảm bảo đúng pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Tuy nhiên, trong quá trình ban hành các văn bản để thực hiện chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn vẫn chưa được thường xuyên, sâu rộng, các văn bản chỉ đạo chưa đến được những chủ sử dụng đất là những người trực tiếp, chủ thể thực hiện dẫn đến nhiều những vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vẫn diễn ra.

4.2.1.2 Đánh giá về hệ thống văn bản pháp luật

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định liên quan đến chính sách, pháp luật về đất đai, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (thuộc thẩm quyền) thuộc lĩnh vực đất đai trên trên địa bàn tỉnh Sơn La Tuy nhiên, quá trình ban hành văn bản còn một số nội dung chưa quy định cụ thể như:

- Quy định về hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang (khoản 4 Điều

22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

- Quy định về hạn mức giao đất đối với khu vực miền núi theo Điều 129, Luật Đất đai còn chưa phù hợp (diện tích giao đất tối đa 2ha); không phù hợp với đặc thù của địa phương miền núi, đất rộng, nhiều hộ gia đình chung sống.

- Quy định về các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất và không đấu giá quyền sử dụng đất theo Điều 118, Luật Đất đai còn chưa cụ thể, rõ ràng đối với trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều

105, Luật Đất đai còn bất cập đối với các địa bàn miền núi, khoảng cách giữa các huyện và SởTài nguyên và Môi trường xa, khó khăn trong công tác luân chuyển hồ sơ của người thực hiện cấp giấy chứng nhận dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Quy định tại Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý, không phù hợp với thực tế hiện nay Điều này dẫn đến tình trạng những trường hợp thừa kế, tặng cho đất nông nghiệp mà không trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải áp dụng hình thức thuê đất, gây bất cập và không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Theo Điều 191 Luật Đất đai, có những trường hợp không được phép nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp như đất lúa Tuy nhiên, quy định này đang vướng phải bài toán thiếu tính phù hợp với chủ trương tích tụ đất đai và mức độ đầu tư, cần phải được đánh giá lại để đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

- Quy định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân bị nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất ở (Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

- Quy định giá đất ở tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà tái định cư đối với trường hợp đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc do lấn, chiếm nhưng không có chỗ ở nào khác (khoản 5 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp trên đia bàn huyện Mộc Châu 74 1 Về bộ máy tổ chức quản lý đất nông nghiệp

4.3.1 Về bộ máy tổ chức quản lý đất nông nghiệp

Thực hiện các quy định: Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 củaChính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai Căn cứ theoThông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu ban hành Quyết định số02/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Uỷ ban nhân dân huyện Mộc Châu quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên vàMôi trường Trong đó, quy định Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mộc Châu thực hiện chức năng tham mưu, giúp

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện là đơn vị chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm đất nông nghiệp, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường và biến đổi khí hậu Phòng này chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ từ Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu là cơ quan trực thuộc UBND huyện, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng Phòng chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND huyện và về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường Nhiệm vụ chính của Phòng là tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường bao gồm đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường và biến đổi khí hậu.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn, sau:

+ Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; Chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến tài nguyên và môi trường sau phê duyệt Thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật tài nguyên và môi trường Phối hợp theo dõi, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.

+ Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

+ Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện.

+ Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

+ Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; Tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

+ Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn Thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; Lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; Đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; Thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.

+ Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại Tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen Tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

+ Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước Theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.

+ Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

+ Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.

Kết luận

Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Mộc Châu đã cơ bản bám sát theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện để từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vào mục đích phát triển kinh tế xã hội và giữ vững trật tự, an toàn xã hội Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì giá trị của nguồn tài nguyên đất cũng ngày một tăng cao Quản lý đất nông nghiệp chính là cho chúng ta một phương cách hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho những tiện nghi trong đời sống của mỗi người cũng như sự phát triển của xã hội Để đóng góp cho sự phát triển đó, luận văn đã đi nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Mộc Châu và rút ra một số kết luận và giải pháp như sau:

Xây dựng lý luận cơ bản của QLNN về đất nông nghiệp, tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý của các nước điển hình để rút ra rằng công tác QLNN là một công tác phức tạp, khó kiểm soát cần liên tục rà soát sai xót để bổ sung hoàn thiện. Công tác QLNN về đất đai có thể ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.

Giai đoạn 2015-2017, hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu có nhiều tiến triển, điển hình là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện nhanh chóng Diện tích đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất và phù hợp với điều kiện tự nhiên Đất nông nghiệp được định hướng sử dụng hiệu quả, khuyến khích đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng Việc quản lý phát rừng làm nương chặt chẽ, chuyển đổi cây hàng năm trên đất dốc sang cây ăn quả được thực hiện hiệu quả Tuy nhiên, quy hoạch cấp huyện vẫn còn hạn chế, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, vẫn còn tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác giao đất, thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng đã về cơ bản hoàn thành đúng tiến độ các dự án Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án gặp khó khăn, chưa hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Từ đánh giá những bất cập, tồn tại trong ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp; công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính; công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất; Giải quyết thủ tục hành chính về đất nông nghiệp Luận văn đã đưa ra những giải pháp để góp phần nâng cao công tác QLNN về đất nông nghiệp là xây dựng hệ thống văn bản Pháp luật đất đai đồng bộ sát với các vấn đề tồn đọng, đẩy mạnh công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để người dân thực hiện các quyền của người sử dụng đất,củng cố đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân để người dân hiểu và thực hiện, đồng thời đẩy mạnh công nghệ hoá thông tin quản lý để việc quản lý được chính xác và đơn giản hơn.

Kiến nghị

Quá trình thực hiện công tác QLNN về đất đai tại huyện Mộc Châu tuy đã đạt những kết quả tốt; nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi xin có một số kiến nghị sau: a Đối với nhà nước

Luật Đất đai năm 2013 và văn bản hướng dẫn đã được ban hành cụ thể hóa, nhưng cần thường xuyên rà soát, chỉnh sửa để tránh chồng chéo Cần xây dựng hệ thống Pháp luật đất nông nghiệp riêng, hướng đến tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo mục tiêu QLNN về đất nông nghiệp trong dài hạn, giữ gìn bảo vệ chất lượng đất góp phần bảo vệ môi trường đồng thời bảo đảm an ninh lương thực.

- Quản lý việc chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên của phòng Tài nguyên môi trường và Văn phòng Đăng ký đất đai để có những cập nhật tổng quát cho quy hoạch trên diện rộng. b Đối với chính quyền huyện

- Thực hiện quản lý theo văn bản quy định của chính phủ Đồng thời đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương mình.

- Thực hiện công tác QLNN cần sát sao và chặt chẽ hơn nữa nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm về đất đai, xử lý kịp thời và dứt điểm các trường hợp vi phạm Quy định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xẩy ra tình trạng vi phạm.

- Nghiên cứu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý và sử dụng đất, xây dựng cơ chế đảm bảo cho người dân thực hiện quyền một cách đơn giản và tiện lợi.

- Tăng cường công tác tuyên truyên giáo dục nâng cao ý thức pháp luật về đất nông nghiệp cho người dân.

Có kế hoạch bố trí kinh phí triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn diện và chính xác trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Đầu tiên, tiến hành đo đạc địa chính, lập cơ sở dữ liệu đất đai tại một số xã cụ thể như Quy Hướng, Nà Mường, Hua Păng,

Hàng năm, tổ chức thực hiện giao ban tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến các văn bản pháp lý mới về quản lý đất đai cho cán bộ công chức cấp xã thuộc huyện.

- Nghiên cứu ứng dụng CNTT trong công tác QLNN về đất nông nghiệp và liên thông dữ liệu về đất giữa các ngành liên quan.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu (Trang 39)
Bảng 3.2: Biến động dân số huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 3.2 Biến động dân số huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017 (Trang 45)
Bảng 3.3. Biến động lao động trong nông nghiệp  huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 3.3. Biến động lao động trong nông nghiệp huyện Mộc Châu giai đoạn 2015-2017 (Trang 48)
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian 2010-2015 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian 2010-2015 (Trang 51)
Bảng 3.5: Hạ tầng kỹ thuật huyện Mộc Châu năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 3.5 Hạ tầng kỹ thuật huyện Mộc Châu năm 2016 (Trang 52)
Bảng 4.1. Kết quả giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.1. Kết quả giao đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Trang 63)
Bảng 4.3. Tình hình biến động đất năm 2016 so với năm 2014 và năm 2012 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.3. Tình hình biến động đất năm 2016 so với năm 2014 và năm 2012 (Trang 64)
Bảng 4.4. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.4. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu năm 2017 (Trang 66)
Bảng 4.5. Các văn bản pháp luật ban hành trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.5. Các văn bản pháp luật ban hành trên địa bàn huyện (Trang 68)
Bảng 4.6. Đánh giá chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.6. Đánh giá chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn (Trang 72)
Bảng 4.7. Kết quả công tác đo đạc lập bản đồ địa chính - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.7. Kết quả công tác đo đạc lập bản đồ địa chính (Trang 75)
Bảng 4.8. Số liệu điều tra công tác đo đạc, lập bản đô địa chính - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.8. Số liệu điều tra công tác đo đạc, lập bản đô địa chính (Trang 77)
Bảng 4.9: Số liệu điều tra quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.9 Số liệu điều tra quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Trang 80)
Bảng 4.10: Biểu tổng hợp cấp giấy CNQSD đất huyện Mộc Châu Trong đó - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.10 Biểu tổng hợp cấp giấy CNQSD đất huyện Mộc Châu Trong đó (Trang 85)
Bảng 4.11. Khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.11. Khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất (Trang 87)
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nông dân về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nông dân về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn (Trang 88)
Bảng 4.13. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất năm 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.13. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất năm 2015-2017 (Trang 91)
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai (Trang 95)
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài nguyên và môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Tài nguyên và môi trường (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w