Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triền sản xuất mận
Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Theo tác giả Raaman Weitz (1995) nêu rõ: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm Quá trình này tính từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến khi sản phẩm được tạo ra (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Liên Hợp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009).
Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005).
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất (PTSX) là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản xuất (Đào Thế Tuấn, 1984).
Có thể phân PTSX theo hai hướng khá phổ biến là: phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân hoặc cả hai (Đào Thế Tuấn, 1984) Trong sản xuất mận đó là sự gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng mận.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động (Đào Thế Tuấn, 1984) Trong sản xuất mận đó là sự gia tăng về mặt chất lượng mận, mận sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, vị ngon nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận
Mận thuộc chi Prunis, phân chi Prunus với 1 số loài khác như mơ ta, thuộc họ hoa hồng, có nguồn gốc từ Trung Quốc, là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nơi có độ cao trên 500 m so với mực nước biển Là giống sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều phù hợp với khí hậu ở huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ và một số vùng sinh thái của tỉnh Sơn La Lá mận dài 6-12cm, rộng 2-2,5cm, cạnh lá có răng cưa, hoa có đường kính 2cm với
5 cánh hoa màu trắng, ra hoa tháng 2, chín tháng 5 tháng 6 Quả mận hậu là loại quả hạch có đường kính 4-7 cm, khối lượng quả 20-30 quả/kg (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 2005).
Mặc dù khâu chế biến, tiêu thụ, đối với cây mận còn hạn chế nhưng cây mận đã được coi là cây xóa đói, giảm nghèo, giúp cho nhiều gia đình nông dân tăng thu nhập một cách đáng kể Ngoài ra, trồng mận còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tăng độ che phủ đất và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động ở vùng Trung du và Miền núi Sản phẩm mận có màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hoá cao Mặt khác, sản phẩm mận quả có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều quy mô Ở Mộc Châu, cây mận góp phần đem lại thu nhập chính cho hàng nghìn hộ nông dân, giúp xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế chung của toàn huyện (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 2005).
2.1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất mận a Về giống
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận trên thế giới
Mận được xếp vào danh sách cây trái có sản lượng lớn trên Thế giới Hiện nay mận được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á Theo nguồn FAOSTAT năm 2017, tổng diện tích trồng mận trên thế giới đến năm 2014 là 2.521.100 ha, với tổng sản lượng là 11.282.527 tấn Trong đó, Châu Á chiếm diện tích trồng mận cao nhất là 1.959.287 ha, với sản lượng 7.609.652 tấn chiếm 67,4% tổng sản lượng của Thế giới, tiếp đến là Châu Âu với diện tích là 422.291 ha, tổng sản lượng là 2.473.880 ha chiếm 21,9% tổng sản lượng của Thế giới; Châu Đại Dương có diện tích trồng mận ít nhất là 3.392 ha, với sản lượng 17.703 ha chiếm khoảng 0,2% tổng sản lượng mận Thế giới Năng suất mận bình quân toàn Thế giới đạt khoảng 4,5 tạ/ha (FAOSTAT, 2017).
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2014
Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Nguồn: FAOSTAT (2017) Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng, chiếm 72,5% diện tích trồng mận và 55,3% sản lượng mận của toàn thế giới Châu Âu cũng có nhiều nước trồng mận với diện tích lớn, đồng thời năng suất khá cao như: Serbia đứng thứ hai về diện tích, đứng thứ tư về sản lượng, Ru-ma-ni đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng.
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận ở Việt Nam
Mận là một trong những loại cây được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá cao Ở Việt Nam, mận được phân bố chủ yếu trên vùng núi cao, đặc biệt là vùng núi phía Bắc Vùng núi phía Bắc khu 4 cũ cũng trồng được mận song chỉ là các giống mận chua Ở miền Nam, Đà Lạt cũng trồng được mận nhưng năng suất, chất lượng không tốt Có nhiều giống mận được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống mận Tam Hoa (Nguyễn Thanh Phương, 2016).
Các địa phương đã phát triển thành vùng mận Tam Hoa chuyên canh như Bắc Hà và Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Giống mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, năm 1972 được Trại rau quả Bắc Hà (Lào Cai) di thực về trồng Cây mận đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, từ 50 gốc ban đầu đã mở rộng ra khắp vùng ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa của tỉnh Lào Cai rồi lan rộng sang các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang diện tích ước chừng cả chục nghìn ha.
Do giá bán cao, nên cây mận Tam Hoa không chỉ leo lên các sườn núi mà còn xuống các chân ruộng 1 vụ, biến 2 huyện vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai thành
“Cao nguyên trắng” khi mùa hoa tới và trở thành vùng trồng mận Tam Hoa lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc Thời hoàng kim, 2 huyện này cung cấp ra thị trường chừng 20.000 - 22.000 tấn mận Tam Hoa, hàng ngàn hộ gia đình không chỉ thoát nghèo mà trở nên giàu có Thị trấn Bắc Hà đổi thay một phần nhờ cây mận Hiện các tỉnh miền núi phía Bắc đều trồng được mận Tam Hoa nên Bắc Hà không còn chiếm vị trí độc tôn Song đây vẫn là nơi cung cấp một lượng lớn mận Tam Hoa cho cả nước (Thái Sinh, 2014).
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có nhiều ưu thế về khí hậu, địa lý và đất đai phát triển cây mận, song toàn tỉnh chỉ có khoảng 280 ha trồng mận, chủ yếu là mận Tam Hoa, diện tích khoảng 240 ha cho thu hoạch với sản lượng gần 750 tấn Với giá bán 20 nghìn đồng/kg, một cây mận có thể cho thu hoạch 100 - 150 kg, giá trị 2 - 3 triệu đồng; một số hộ thu nhập hằng trăm triệu đồng/năm từ cây mận Tuy nhiên, gần đây các vườn mận đã xuống cấp, giống thoái hoá, chất lượng suy giảm, do ít ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, nhất là cây mận Máu (mận đỏ) loại quả đặc sản được người tiêu dùng ưa thích, chất lượng ngon, giá trị dinh dưỡng cao Năm 2014, đề tài "Nghiên cứu, phục tráng và phát triển giống mận đặc sản Cao Bằng" từ năm 2015 - 2017, được tuyển chọn do Viện Nghiên cứu rau quả chủ trì thực hiện với mục tiêu: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống mận đặc sản tỉnh Cao Bằng, xây dựng vùng sản xuất mận hàng hoá, năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu cho người dân khu vực Các nội dung thực hiện đề tài gồm: Tuyển chọn cây đầu dòng của giống mận đặc sản tại các huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Trà Lĩnh; xây dựng mô hình nhân giống mận đặc sản bằng phương pháp ghép 3.000 cây, xây dựng mô hình trồng mới 4 ha, xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn mận, xây dựng mô hình thâm canh 2 ha tại 4 huyện và tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cho
400 lượt nông dân (Hoàng Thị Bình, 2015).
Viện Nghiên cứu rau quả triển khai dự án “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường khu vực của các sản phẩm trái cây ôn đới và bán ôn đới” trong 4 năm (2014 - 2018) dưới sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia với kinh phí gần 1,4 triệu USD đang hy vọng mở ra hướng đi mới cho vùng Tây Bắc Dự án sẽ được triển khai tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Sơn La với mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thông qua cải thiện mối liên kết và tính cạnh tranh tại thị trường quả bán ôn đới và ôn đới châu Á và thông qua lập kế hoạch, phát triển ngành sản xuất theo hướng thị trường Dự án sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các sản phẩm mận, đào, hồng và lê, hỗ trợ nông hộ nhỏ nâng cao thu nhập thông qua mở rộng sản xuất cây ăn quả ôn đới, cải thiện hiện trạng hệ thống sản xuất giúp tăng cường tính cạnh tranh và lợi nhuận, cải thiện các chuỗi cung ứng hiện hành và xây dựng các chuỗi giá trị mới Dự án hướng tới cải thiện thu nhập cho nông dân, đặc biệt là phụ nữ và nông dân thuộc các vùng dân tộc thiểu số thông qua sự tham gia tích cực và kết hợp của khối tư nhân Dự án này hướng tới gắn kết sản xuất và thị trường, thu hút các nguồn đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận cho ngành sản xuất quả ôn đới ở vùng cao Tây Bắc, thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ địa phương, nhà nghiên cứu cấp quốc gia, đội ngũ khuyến nông và khối tư nhân Dự án sẽ tìm kiếm giải pháp để tạo cơ hội cho người trồng cây ăn quả ôn đới, đặc biệt là mận nâng cao thu nhập
Sơn La có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, thuận lợi để thâm canh, tăng năng suất cây trồng Sơn La có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau là lợi thế để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương Đặc biệt, hai Cao nguyên rộng lớn Mộc Châu và
Nà Sản, với đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau quả có nguồn gốc ôn đới Những năm gần đây cây mận ở Sơn La đã tạo dựng được thương hiệu riêng từ chính chất lượng Toàn tỉnh có khoảng gần 4.000 ha mận, chiếm khoảng 20% diện tích trồng các loại cây ăn quả toàn tỉnh Trong đó, diện tích phân bố chủ yếu ở Mộc Châu, Yên Châu, thành phố Sơn La, Vân Hồ…Sản lượng quả tươi hàng năm đạt trên 30.000 tấn (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu, 2017).
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển sản xuất mận tại các huyện vùng cao là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, có rất nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu đã được thực hiện Dưới đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển sản xuất mận:
1 Luận văn “Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” - Nguyễn Thanh Phương - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đề tài đã nêu ra được những nội dung sau: Bắc Hà là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây mận như có quỹ đất, tài nguyên khí hậu thuận lợi, truyền thống canh tác cây mận lâu đời Tại Bắc Hà, có 4 giống mận được trồng chủ yếu là mận Tam Hoa, mận Hậu, mận tả Van, mận Tả Hoàng Ly, trong đó mận Tam Hoa được biết đến hơn cả.
Hiệu quả kinh tế cây mận theo điều tra nông hộ đạt ở mức trung bình, Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng mận dao động từ 28,22 triệu đồng đến 35,82 triệu đồng Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha mận dao động từ 10,44 triệu đồng đến 12,83 triệu đồng, trong đó mận Tam Hoa và mận Tả Van cho giá trị tăng thêm lớn nhất. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận Bắc Hà bao gồm: Yếu tố tự nhiên; yếu tố về kinh tế xã hội; các biện pháp canh tác Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình PTSX, chế biến và tiêu thụ mận trong thời gian vừa qua, đề tài đã đề cập tới những định hướng, mục tiêu PTSX mận trong thời gian tới của địa bàn huyệnBắc Hà Và đề xuất một số giải pháp cơ bản để ổn định và PTSX, chế biến, tiêu thụ mận trong thời gian tới như: Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất; về vốn và sử dụng đầu vào; về cơ cấu giống và chất lượng giống; về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm.
2 Khóa luận tốt nghiệp “Phát triển sản xuất mận trên địa bàn tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” - Đoàn
Thị Như Trang - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đề tài đã nêu ra được những nội dung sau: Mận giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở địa bàn tiểu khu Pa Khen cũng như huyện Mộc Châu Trong PTSX mận luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: chính sách và quy hoạch, tổ chức quản lý, nguồn lực cho sản xuất, giống và kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm, cơ sở hạ tầng, yếu tố về tự nhiên.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Mộc Châu
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Mộc Châu là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn La, có tọa độ địa lý là:
20 o 40’ - 21 o 07’ vĩ Bắc, 104 o 26’ - 105 o 5’ kinh độ Đông, địa hình nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và tạo thành hướng chảy chính cho sông suối, địa hình của huyện bị chia cắt do có nhiều vùng núi cao hiểm trở cùng nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1.050m so với mực nước biển, là Cao nguyên tiềm năng của tỉnh Sơn La và là Cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam Diện tích tự nhiên của huyện là 108.166 ha Địa giới hành chính của huyện như sau: Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Vân Hồ; phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Yên Châu; phía Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Bắc giáp với huyện Phù Yên Huyện nằm trên trục giao thông quốc lộ
6 huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đường nối liện vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - Hà Nội - Lai Châu, có trên 36 km đường biên giới với nước bạn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập Để tiện cho việc quản lý và phát triển kinh tế huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm ký 2015-2020 đã phân ra làm 4 vùng để lãnh đạo, chỉ đạo, đó là: Vùng Cao nguyên Mộc Châu, vùng vành đai Cao nguyên Mộc Châu, vùng dọc sông Đà và vùng cao Biên giới (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và địa hình bị chia cắt nên địa bàn huyện hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
+ Vùng Cao nguyên Mộc Châu và vùng vành đai Cao nguyên Mộc Châu:
Là vùng có khí hậu độc đáo, đặc trưng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm mưa nhiều.
+ Vùng dọc sông Đà: Có khí hậu nóng.
+ Vùng cao biên giới: Có khí hậu mát, ẩm.
Sự đa dạng về mặt khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, tuy nhiên khó khăn về mặt giao thông là yếu tố chính hạn chế sự phát triển nói trên (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
Thời tiết Mộc Châu nhìn chung là khá ổn định Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm của Mộc Châu là 20,1 o C, nhiệt độ không khí trung bình cao nhất và thấp nhất lần lượt là 37,06 o C và 3,62 o C Nhiệt độ không khí có chiều hướng giảm dần từ tháng 9 năm trước đến tháng 01 năm sau và giảm từ 2 -
3 o C/tháng, từ tháng 2 trở đi nhiệt độ tăng dần lên và giữ ổn định ở khoảng trên
20 o C từ tháng 4 đến tháng 8 Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm của Mộc Châu trong giai đoạn là 1.767,9 giờ/năm Số giờ nắng thấp nhất rơi vào các tháng 10,12 năm trước và từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau Từ tháng 4 số giờ nắng bắt đầu tăng lên và giữ ổn định đến tháng 8, số giờ trong giai đoạn này đạt khoảng từ
140 - 177 giờ/tháng (UBND huyện Mộc Châu, 2017). Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm của Mộc Châu khá cao và ổn định Độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 85%, độ ẩm không khí thấp nhất là 81,4% và cao nhất là 89% Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của Mộc Châu là 1.733,9 mm/năm Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 144 mm/tháng. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 10 năm trước lượng mưa bắt đầu giảm đi và tăng lên, lượng mưa lớn nhất rơi vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa trung bình trên 300 mm/tháng (UBND huyện Mộc Châu, 2017).
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên khí hậu Mộc Châu cũng đang chịu ảnh hưởng nhất định, trong 5 năm trở lại đây nhiệt độ không khí của huyện tăng lên khoảng 1 o C so với giai đoạn trước, hiện tượng thời tiết bất thường đã bắt đầu xảy ra và gây ra những khó khăn nhất định đối với đời sống con người và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực tiếp của yếu tố môi trường (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
Mộc Châu có tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, là vùng đất còn có nhiều tiểm năng, thế mạnh chưa được khai thác hết để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 108.166 ha, gồm nhiều loại đấtFeralit phát triển trên các loại đá mẹ được chia thành 5 nhóm chính như sau: Nhóm đất đỏ vàng chiếm 26,44% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất đỏ vàng trên núi chiếm 49,86% diện tích đất tự nhiên; Nhóm đất đen chiếm 0,42% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất khác chiếm chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (UBND huyện Mộc Châu, 2017).
Trên địa bàn của huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá, ít chua….có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và phát triển chăn nuôi gia súc (UBND huyện Mộc Châu, 2017).
Nói chung, Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển nông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
- Nước mặt: Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện ngoài dòng sông Đà chảy qua với chiều dài 65 km còn có 7 dòng suối chính, bao gồm: Suối Quanh, suối Tân, suối Sập…sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ Hiện nay trên địa huyện có 04 nhà máy thủy điện là Nhà máy thủy điện Mường Sang 1, Nhà máy thủy điện Mường Sang 2, Nhà máy thủy điện Tắt Ngoãng, Nhà máy thủy điện Ta Niết Nguồn nước dồi dào vừa cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp đồng thời đó cũng là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối (UBND huyện Mộc Châu, 2017).
Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về mặt thời gian lẫn không gian, nguồn nước suối dồi dào về mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô, phần lớn nước mặt các sông suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn chế khả năng khai thác và sử dụng vào sản xuất và đời sống Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch Tuy nhiên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các khu dân cư, điểm chế biến nông sản Nên đa số các sông suối trở thành nơi dẫn tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
- Nước ngầm: Do chưa có điều kiện thăm dò và khảo sát đầy đủ nên chưa có các số liệu thống kê cụ thể Song trong thực tế sự tích tụ của hồ thủy điện Hòa Bình đã làm cho các khe núi, hệ thống hang động dưới 115mét ở vùng Mộc Châu bị ngập, thông qua đó đẩy mực nước ngầm lên cao hơn (UBND huyện Mộc Châu, 2014). Ở các khu vực còn lại nước ngầm đã được người dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, độ che phủ của thảm thực vật và chất lượng rừng có chiều hướng giảm nên nguồn nước ngầm cũng bị giảm sút đáng kể, ở một số khu vực các giếng đào bị cạn kiệt về mùa khô Vì vậy để đảm bảo có đủ lượng nước để phục vụ đời sống của người dân trong vùng cần quan tâm đến các biện pháp trữ nước mặt, nước trời trong mùa khô như: đắp đập, xây bể chứa nước… kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn (UBND huyện Mộc Châu, 2014).
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Quả mận có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa… Cây mận ưa thích khí hậu mát và lạnh Chính vì vậy, sau khi được đưa vào trồng thử nghiệm ở Mộc Châu, cây mận đã rất nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn và trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của người dân Mộc Châu. Đối với Mộc Châu, cây mận đã giúp dân chống xói mòn đất, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giúp đồng bào H.Mông thay thế, xóa bỏ cây thuốc phiện để ổn định cuộc sống Hiện nay, diện tích mận trên địa bàn huyện Mộc Châu khoảng gần 2.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 1.500 ha với sản lượng quả tươi hàng năm khoảng 17 nghìn tấn Những năm qua, diện tích mận trên địa bàn huyện đang được mở rộng để thay thế những cây lương thực thực phẩm hiệu quả kinh tế thấp Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất mận ở Mộc Châu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như: Thiên tai, sâu bệnh hại, nhiều vườn quả nhanh già cỗi, năng suất và chất lượng quả giảm mạnh do khâu chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, làm mất đi sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng Bên cạnh đó, hiện nay huyện vẫn chưa xây dựng được quy hoạch chi tiết vùng trồng mận tập trung Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ nông dân trồng mận nói riêng và giá trị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nói chung.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê để tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, các số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành, mạng internet, các dự án, đề tài được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.
3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
+ Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
+ Số liệu về tình hình sản xuất và phát triển mận trên địa bàn
+ Thu thập qua các sách báo, dự án, tạp chí, internet…
+ Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu trong từng tác nhân tham gia trong quá trình phát triển sản xuất mận cần phải mang tính đại diện cho tác nhân đó và đại diện theo từng vùng khí hậu phát triển mận Cụ thể, cách chọn mẫu nghiên cứu trong mỗi tác nhân cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Đối tượng mẫu chọn khảo sát Đối tượng điều tra Số lượng điều tra Nội dung điều tra
- Thông tin chung của hộ
- Tình hình sản xuất mận
- Tình hình tiêu thụ mận
Hộ trồng mận 90 hộ - Biện pháp canh tác
- Cơ giới hóa trong sản xuất
- Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất mận
- Những mong muốn, kiến nghị (nếu có)
- Tình hình sản xuất mận
Hợp tác xã dịch vụ - Tình hình chế biến mận
- Tình hình tiêu thụ mận (gồm mận xanh nông nghiệp 19/5
01 HTX và mận chín) trồng và chế biến
- Biện pháp canh tác mận - Cơ giới hóa trong sản xuất
- Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất mận
- Những mong muốn, kiến nghị ( nếu có)
Thương lái thu gom - Tình hình thu mua mận (gồm mận xanh
10 người và mận chín) mận lớn, nhỏ
- Thuận lợi, khó khăn trong thu mua mận
- Những mong muốn, kiến nghị ( nếu có)
Cán bộ quản lý nhà - Chủ trương, định hướng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện nước cấp huyện và 05 người
- Thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát xã triển sản xuất mận
- Kiến nghị, đề xuất ( nếu có)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)+ Tác nhân người sản xuất mận: Đối với tác nhân này, chúng tôi chọn ngẫu
Trường Mộc Châu, xã Tân Lập, xã Mường Sang Mỗi xã chúng tôi tiến hành điều tra 30 hộ trồng mận được chọn ngẫu nhiên, trong đó có 10 hộ quy mô nhỏ
(diện tích < 1ha), 10 hộ quy mô vừa (diện tích từ 1 - 2ha), 10 hộ quy mô lớn (diện tích >2ha) Ngoài ra, trên địa bàn huyện Mộc Châu có 01 Hợp tác xã sản xuất và chế biến mận nên tôi cũng tiến hành điều tra tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ mận của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5.
+ Tác nhân là thương lái thu gom lớn, nhỏ: Thông qua cơ quan quản lý ngành ở địa phương cho biết, số hộ chuyên thu gom Mận ở huyện Mộc Châu tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông Trường Mộc Châu và thị trấn Mộc Châu Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu được hết các mẫu mà chỉ chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên 10 người, bao gồm 5 thu gom nhỏ và 5 thu gom lớn có tính đại diện cho tác nhân thu gom mận nguyên liệu.
+ Tác nhân là cán bộ quản lý nhà nước: Phỏng vấn sâu 2 cán bộ cấp huyện
(01 cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT, 01 cán bộ Trạm Khuyến nông huyện) và 3 xã mỗi xã một cán bộ phụ trách nông nghiệp (1 lãnh đạo UBND xã hoặc 1 cán bộ chuyên môn).
+ Tác nhân khác liên quan: Hiện nay huyện Mộc Châu đang phối hợp triển khai dự án “Cải thiện thu nhập cho các nông hộ nhỏ vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới khu vực-AGB/2012/60”, trong đó có nội dung về phát triển mận Được sự cho phép của dự án, do đó tôi tiến hành nghiên cứu các số liệu kết quả của dự án và trao đổi, làm việc, phỏng vấn các cán bộ của dự án để tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung về phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu. Điều tra khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu đề tài.
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung thông tin còn thiếu, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặng trưng của từng nhóm.
Tổng hợp và xử lý thông tin: Tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.
Số liệu được đưa vào phần mềm Excel để phân tích.
3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất và nghiên cứu theo hiện tượng số lớn.
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên đặc trưng cơ bản của tình hình sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu Phân tích các đặc trưng cơ bản của các nhóm hộ trồng mận.
3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các hộ trồng mận, các đối tượng khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm sản xuất mận và tình hình phát triển sản xuất mận Từ đó đi đến phân tích đánh giá về tình hình phát triển sản xuất mận những năm vừa qua và đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất mận trong thời gian tới.
3.2.4.3 Phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất mận trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất của hộ
- Diện tích đất canh tác có khả năng phát triển cây mận.
- Số lao động tham gia sản xuất mận.
- Nguồn vốn đầu tư cho trồng và chăm sóc mận.
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển sản xuất mận
- Diện tích và cơ cấu diện tích mận.
- Năng suất, sản lượng mận.
- Các hình thức tổ chức sản xuất mận.
- Chênh lệch giá bán mận ở thời điểm cao nhất và thời điểm thấp nhất.
- Tốc độ tăng giá một số vật tư chủ yếu.
- Tốc độ tăng giá bán mận.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm (gồm mận xanh và mận chín).
- Biến động giá trị sản xuất mận và đóng góp vào kinh tế địa phương.
- Thực trạng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mận: Cơ cấu diện tích giống, % hộ áp dụng tỉa cành, % hộ được tập huấn…
- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với người mua.
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây ăn quả là chu kỳ của cây).
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Lịch sử phát triển mận trên địa bàn huyện Mộc Châu
Cây mận là loài cây ăn quả có lịch sử phát triển lâu đời ở huyện Mộc Châu.
Là cây đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của nhân dân các dân tộc của huyện Mộc Châu Đối với Mộc Châu cây mận đang dần được khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường. Cây mận là cây ăn quả có diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện Mộc Châu đem lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương Hiện nay, ở Mộc Châu trồng chủ yếu là giống mận Tam Hoa tập trung nhiều ở các xã Mường Sang, Tân Lập, Chiềng Sơn, Đông Sang, Phiêng Luông, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường Mộc Châu Hình thức sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Ảnh 1 Đồi mận trắng trên cao nguyên Mộc Châu
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu ( 2017)Giống mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, năm 1972 được du nhập vào trồng ở nước ta và đã được phát triển đại trà Cây mận được đưa vào trồng tại
Mộc Châu vào đầu những năm 80 tại tiểu khu Sao đỏ, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu Sau một thời gian trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cây mận hậu đã nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn, trở thành cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh 2 Quả mận hậu Mộc Châu
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu (2017) Đây là giống mận sớm, thu hoạch tập trung trong tháng 6 dương lịch, chất lượng quả tương đối ngon, có yêu cầu độ lạnh trung bình thấp Tuy nhiên, đối với người dân ở Mộc Châu chỉ trồng cây theo kinh nghiệm, mang tính tự phát cao mà chưa có cơ sở khoa học, còn nhiều tồn tại: Bộ giống cây chủ yếu là giống địa phương và đang bị thoái hóa; chưa bố trí sản xuất theo cơ cấu mùa vụ thu hoạch cho mỗi vùng sản xuất, các vùng có tiềm năng lớn phát triển mận như Bắc Hà - Lào Cai hay Mộc Châu – Sơn La đã có hàng ngàn ha chỉ trồng chủ yếu một giống mận Tam Hoa, thời gian thu hoạch ngắn nên khó khăn trong tiêu thụ…
Do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, các vùng sản xuất mận tại MộcChâu dần được hình thành và có sự khác biệt nhau về cơ cấu giống, về quy trình canh tác, quản lý cây mận Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn phát triển sản xuất mận diễn ra không đồng đều giữa các vùng trung tâm và các vùng sâu, vùng xa.Giá trị sản xuất mận có biến động tăng mạnh trong 3 năm 2014 - 2016, thể hiện chi tiết ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2 GTSX nông nghiệp Tỷ đồng 2.350,3 2.608,6 3.018,8
3 Giá trị SX của mận Tỷ đồng 159,0 135,6 216,0
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mộc Châu (2017)
Hiệu quả kinh tế từ quả mận đã được thể hiện rõ qua bảng số liệu 4.1, giá trị sản xuất đem lại từ trồng mận ngày càng tăng mạnh qua các năm Giá trị sản xuất mận năm 2016 tăng 60% so với năm 2015, chiếm 7,1% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chiếm 3,1% giá trị sản xuất các ngành toàn huyện Đây là một con số không nhỏ, điều này phần nào thể hiện được tầm quan trọng của cây mận không chỉ đối với người dân trồng mận mà còn có giá trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp và sự phát triển kinh tế huyện Mộc Châu.
Thực trạng phát triển sản xuất mận tại huyện Mộc Châu
4.2.1 Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất mận
Qua điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Mộc Châu có 2 hình thức tổ chức sản xuất mận đó là hộ gia đình và hợp tác xã.
* Sản xuất hộ gia đình
Do đặc thù huyện Mộc Châu, mỗi hộ sản xuất mận có diện tích đất trồng mận là rất khác nhau Trong quá trình điều tra, dựa vào diện tích trồng thực tế của nông hộ và mức độ liên kết của các hộ trong sản xuất mận để phân loại các hình thức sản xuất mận.
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi cây trồng nằm trong một hệ thống cây trồng nhất định Đối với cây mận, có 2 hình thức trồng trọt: Độc canh và xen canh.
- Hình thức độc canh: Đây là hình thức trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu, đối với hình thức này chiếm 80% số hộ áp dụng Cây mận được trồng độc canh và không có sự tác động của bất kỳ cây trồng nào, chiếm 90% diện tích trồng mận Hình thức này cho thấy sự chuyên môn hóa tập trung cho cây mận.
- Hình thức xen canh: Loại hình này chỉ có khoảng 20% các hộ áp dụng Các loại cây được xen canh thường là các cây ngắn ngày như dong, giềng, khoai lang, ngô đem lại thêm thu nhập cho các hộ Một số cây dài ngày được xen canh như đào, hồng, nhãn tuy nhiên với số lượng nhỏ Mật độ giữa các cây thường là 6 - 7 m, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
* Sản xuất theo hình thức hợp tác xã Ở Mộc Châu có 1 hợp tác xã duy nhất sản xuất và chế biến mận đó là Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 Hợp tác xã dịch vụ phát triển Nông nghiệp 19/5 được thành lập năm 2000 tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La Mục tiêu chính là phát triển nông nghiệp bằng nhiều hướng: Trình độ canh tác, tiến bộ kỹ thuật, vận dụng đặc thù vùng,… nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng đem lại thu nhập cao hơn.
Giai đoạn 2000 - 2003, Hợp tác xã tập trung vào phát triển sản xuất và tìm kiếm các nguốn cung ứng vật tư đầu vào có uy tín, chất lượng, giá cả ổn định, trách nhiệm lâu dài cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống và nhận chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật Bên cạnh đó Hợp tác xã đã chọn lọc các loại cây ăn quả phù hợp tiến hành trồng thử nghiệm tại vườn thực nghiệm của Hợp tác xã để chọn ra những bộ giống có ưu thế nhất nhằm tiến hành nhân rộng, tìm hiểu các biện pháp chăm sóc tốt nhất để cây phát triển tốt và cho năng suất tối đa Thành quả lao động không mệt mỏi của Hợp tác xã đã tìm ra nhiều loại cây ăn quả ôn đới được coi là đặc sản Mộc Châu, trong đó đặc biệt có 3 giống Mận mới.
Năm 2004, dự án chế biến Rượu từ quả mận chính thức được Hợp tác xã khởi xướng và chủ trì thực hiện Cùng đó mẻ rượu Mận đầu tiên được trưng cất thành công bước đầu Năm 2005, Hợp tác xã đã được tổ chức ASODIA của Pháp cho đi sang Pháp để thăm quan, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị chưng cất rượu hoa quả và đưa chuyên gia chế biến rượu hoa quả giúp Hợp tác xã về kỹ thuật chế biến và Hợp tác xã đã chế biến thành công rượu mận Năm
2006, rượu mận Mộc Châu đã được phong tặng danh hiệu “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng” góp phần tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm quả mận Mộc Châu. Ảnh 3 Quy trình sản xuất mứt mận của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5
Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 (2017) HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 được thành lập từ năm 2000 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản.
Cơ sở chế biến mận được HTX đầu tư từ năm 2004. Ảnh 4 Mứt mận đang được chế biến
Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 (2017)
Các sản phẩm được chế biến từ quả mận bao gồm rượu mận, mứt mận… với khối lượng sản phẩm sản xuất ra đạt 8.000 – 10.000 lít rượu mận, 15-20 tấn mứt mận/ năm, mỗi năm cơ sở tiêu thụ khoảng 300-500 tấn quả mận/năm. Ảnh 5 Các sản phẩm chế biến từ quả mận
Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 (2017)
4.2.2 Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng mận
4.2.2.1 Gia tăng về diện tích mận tại huyện Mộc Châu
Mộc Châu là vùng sản xuất mận lớn ở Việt Nam với diện tích trên 2.300 ha, sản lượng khoảng 17 ngàn tấn/năm Cây mận được du nhập và trồng tại Mộc Châu từ những năm 80 và cứ thế được nhân giống và phát triển qua hàng năm. Cho đến nay nhiều gia đình nông dân đã giàu lên nhanh chóng nhờ trồng mận Nhiều hộ có thu nhập bình quân 100 - 200 triệu đồng/năm, một số hộ đạt
Biến động về diện tích trồng mận phân theo giai đoạn sản xuất tại Mộc Châu giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện qua Bảng 4.2 Qua số liệu cho thấy, diện tích mận được trồng mới ngày càng tăng 172,3% năm 2015 lên đến 228,3% năm
2016 so với năm 2014 Tốc độ tăng bình quân diện tích mận trồng mới đạt 81,2% trong giai đoạn 2014-2016 Điều này cũng cho thấy hiệu quả kinh tế của cây mận ngày càng tăng đã tạo cho người nông dân phương hướng mở rộng diện tích mận những năm gần đây Bên cạnh đó, tỷ lệ mận trồng mới cũng tăng lên qua các năm cho thấy người dân cũng có xu hướng thay thế những phần diện tích mận già cỗi, năng suất thấp sang trồng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho vườn mận.
Bảng 4.2 Diện tích mận phân theo giai đoạn sản xuất
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng bình quân
TT Chỉ tiêu Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu (2017) Diện tích mận hậu trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2016 là 2.325 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 1.450 ha Sản lượng bình quân năm đạt khoảng 16.617 tấn, năng suất bình quân đạt 115 tạ/ha Đối với những cây mận có độ tuổi từ 8 - 9 năm có thể đạt năng suất 250 tạ/ha Mận mới trồng được 3-4 năm mới ra quả nên cho năng suất thấp hơn khoảng 40 tạ/ha Cây mận hậu trên địa bàn huyện Mộc Châu được phân bố hầu hết tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhưng phổ biến tại các khu vực như: Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Phiêng Luông, Mường Sang, Đông Sang, Tân Lập…nơi có diện tích lớn nhất là Thị trấn Nông trường Mộc Châu với diện tích mận đạt 686,21 ha.
Biến động về diện tích trồng mận tại Mộc Châu phân theo các xã, thị trấn giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện qua Bảng 4.3.
Qua số liệu cho thấy diện tích trồng mận tại Mộc Châu trong 3 năm có sự biến động rất lớn, diện tích mận được mở rộng nhiều hơn, đặc biệt là trong năm
2015 với diện tích trồng mới là 513 ha Tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích mận qua 3 năm là 27,1%/năm.
Bảng 4.3 Biến động diện tích mận phân theo các xã, thị trấn
TT Tên xã Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mộc Châu (2017)
4.2.2.2 Gia tăng về năng suất, chất lượng mận
Theo ghi nhận từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu
Cây mận đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây trồng giúp người dân nơi đây vươn lên làm giàu trên quê hương của mình Đẩy mạnh phát triển sản xuất mận là thật sự cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất mận sao cho bền vững và ổn định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về nhân lực cũng như vật lực.
4.3.1 Nhóm yếu tố tự nhiên
Mộc Châu là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn
La khoảng 120 km về phía Tây, cách Hà Nội 190 km về phía Đông Nam, vị trí tọa độ địa lý 20°51′45″B 104°36′11″Đ, diện tích tự nhiên của huyện là 1.071,7 km 2 , mật độ 97 người/km² Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ
950 - 1.050m so với mực nước biển, có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh phát triển hàng hóa chủ lực nông sản và du lịch cao cấp. Đặc điểm địa hình ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất mận, thể hiện ở các điểm:
- Khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng, thay đổi quy mô sản xuất.
- Khó khăn trong việc liên kết, giao thương giữa nội bộ vùng sản xuất và giữa vùng sản xuất và các vùng khác.
- Khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là cơ giới hóa sản xuất.
Do ảnh hưởng của địa hình bị chia cắt nên địa bàn huyện Mộc Châu hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
+ Vùng cao nguyên Mộc Châu: Là vùng có khí hậu độc đáo, đặc trưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao mang tính chất khí hậu á nhiệt đới, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm mưa nhiều.
+ Vùng dọc sông Đà: Có khí hậu nóng.
+ Vùng cao biên giới: Có khí hậu mát, ẩm.
Sự đa dạng về mặt khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng khác nhau Vùng sản xuất mận ở Mộc Châu tập trung chủ yếu ở vùng cao nguyên Mộc Châu, đây là vùng có khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây mận.
Nhìn chung, thời tiết Mộc Châu nhìn chung là có biến động khá lớn Nhiệt độ không khí trung bình năm là 18-25 o C Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm của Mộc Châu là 1.198,7 giờ/năm Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm của Mộc Châu khá cao là 85%, độ ẩm không khí thấp nhất là 81,4% và cao nhất là 90% Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của Mộc Châu là 1.347,1 mm/năm Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng làm cho khí hậu Mộc Châu bị ảnh hưởng Sự xuất hiện của một số hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như hiện tượng tuyết rơi, lũ quét…có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất mận, đặc biệt làm giảm năng suất và chất lượng mận.
4.3.1.3 Tài nguyên đất Đặc trưng trên của Mộc Châu cũng đang đặt ra những thách thức về cải tạo đất đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo sức tăng trưởng mới cho sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế của huyện Đặc biệt, Mộc Châu cần tính tới việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn rất lớn vào mục đích trồng rừng, trồng cây phân tán để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đất trồng mận hiện nay đang mất cân đối về dinh dưỡng do quá trình canh tác lâu dài của người dân mà thiếu các quy trình bón phân cân đối.
4.3.2 Nguồn lực sản xuất Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất mận, đặc biệt là có sự tác động mạnh đến biến động năng suất và chất lượng mận.
Nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất và khả năng tăng cường đầu tư nguồn lực vào phát triển sản xuất mận của hộ gia đình.Theo số liệu điều tra, để đầu tư cho 01 ha mận Tam hoa thời kỳ kiến thiết cơ bản vào khoảng gần 20 triệu đồng/ha và khoảng 24,5 triệu đồng/ha thời kỳ kinh doanh Thực tế điều tra cũng cho thấy sự khác nhau trong quá trình đầu tư của quy mô từng nhóm hộ.
Bảng 4.23 Nhu cầu vốn cho sản xuất của các hộ nông dân
Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN Bình quân
Tổng số hộ điều tra
Số hộ thiếu vốn cho sản xuất mận
Số vốn cần thêm cho sản xuất mận
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Do việc đầu tư chi tiêu phục vụ cuộc sống và các hoạt động của gia đình hằng năm tăng cao nên hầu hết các hộ đều thiếu vốn trong quá trình sản xuất, do các hộ đều có nhu cầu cần thêm vốn để mở rộng sản xuất, tăng đầu tư nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với nhóm hộ QML và QMV Đối với nhóm hộ QMN do cây mận chưa phải là nguồn thu nhập chính của hộ nên việc đầu tư vào vườn mận còn thấp, trong khi đó đối với các hộ có QML thì cây mận là nguồn thu chủ yếu nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên việc đầu tư còn hạn chế Do vậy, nguồn vốn của hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đầu tư và mở rộng sản xuất mận.
4.3.2.2 Kỹ thuật canh tác a Tập quán canh tác
Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến chi phí sản xuất cao Bên cạnh đó, cây mận là giống cây đặc trưng tại Mộc Châu nhưng các nông hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất Mặc dù đã có đã có nhiều tiến bộ KHKT nhưng hiện nay hình thức trồng mận vẫn theo quy mô hộ gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa có quy trình kỹ thuật tiên tiến. b Phương thức trồng
Theo điều tra, cây mận có thể được trồng mới bằng các phương pháp như trồng mới, chiết hoặc ghép Trên địa bàn huyện Mộc Châu, giống mận chủ yếu là mận Tam Hoa, chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp chiết và ghép cành.Chúng ta nhận thấy để đạt năng suất cao, những cây mận trên 20 tuổi đã già cỗi, cần phải được thay thế, trồng mới hoặc ghép cành để tạo cây mới.
Như vậy, phương thức trồng là một khâu rất quan trọng đối với phát triển sản xuất mận Đây là yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả của sản xuất mận sau này.
Bảng 4.24 Các phương thức trồng mới mận trên địa bàn huyện Mộc Châu ĐVT: %
Chỉ tiêu QML QMV QMN Bình quân
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Phương pháp chiết cành được sử dụng phổ biến hơn do kỹ thuật đơn giản. Phương thức trồng bằng hạt không được sử dụng phổ biến do thời gian cho thu hoạch kéo dài nên chỉ chiếm 3,3% Đối với các hộ có QMN thì thường sử dụng phương pháp ghép cành nhiều hơn do số lượng nhỏ và cây ghép có khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi tốt hơn và có năng suất cao hơn cây chiết cành. Bên cạnh đó, nhóm hộ có QMV và QML lại thường sử dụng phương pháp chiết cành hơn do kỹ thuật chiết đơn giản và cây giống sau chiết sẽ mang những đặc tính của cây mẹ do vậy có thể lựa chọn nhưng giống cây cho năng suất, chất lượng tốt để nhân giống. c Về kỹ thuật tỉa, cắt cành Đây là một trong những công việc nhằm tỉa bỏ cành vượt, cành già cỗi, sâu bệnh, khống chế chiều cao cây, giúp tạo độ thông thoáng cho cây quang hợp tốt. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, 70% số hộ trồng mận tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu có thể được thực hiện phương pháp đốn tỉa, tạo tán theo như hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông do Dự án ASODIA của Pháp hỗ trợ Còn 30% số hộ trồng mận tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu và 100% các hộ tại xã Mường Sang, Tân Lập chưa có phương thức đốn tỉa hoặc chỉ học qua truyền miệng và kinh nghiệm mà chưa đúng với kỹ thuật. d Về kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh
Mỗi vùng hay mỗi hộ có một cách thức sản xuất riêng và tùy thuộc vào các điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế của hộ gia đình mình mà hộ đưa ra các quyết định sản xuất khác nhau Biện pháp canh tác của hộ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, điều kiện kinh tế của hộ.
Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
4.4.1.1 Định hướng của tỉnh Sơn La
UBND tỉnh Sơn La đã ban hành các chính sách, quy hoạch, kế hoạch để thực hiện quy trình chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực thực phẩm đạt hiệu quả thấp sang mở rộng diện tích có khả năng trồng cây ăn quả trên toàn tỉnh với diện tích 100.000 ha Ngoài ra còn chú trọng phát triển những cây trồng cây ăn quả ôn đới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân đang được nâng cao.
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm mở rộng thị trường nông sản tại chỗ Đồng thời phát huy lợi thế so sánh của vùng để sản xuất các sản phẩm có sức thu hút và cạnh tranh được với các sản phẩm đang bán trên thị trường.
Phát triển cây ăn quả theo hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng để ngày càng có nhiều sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường.
4.4.1.2 Định hướng của huyện Mộc Châu
Cây Mận đã, đang và sẽ tiếp tục là loại cây ăn quả chủ lực trong lĩnh vực phát triển cây ăn quả, không chỉ giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm du lịch chất lượng cao như: Chụp ảnh hoa mận nở trắng, hái quả,… Từ những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người, huyện Mộc Châu sẽ triển khai dự án quy hoạch vùng cây ăn quả trong toàn huyện với diện tích đến năm 2020 tăng lên 10.000 ha, tăng thêm 4.000 ha so với hiện nay. Phát huy lợi thế so sánh của vùng, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường để phát triển nông nghiệp một cách bền vững… Chúng ta cần phát huy tối đa tiềm lực về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và kinh nghiệm trồng mận nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất mận ở Mộc Châu từ sản xuất quy mô nhỏ mang tính tự phát sang vùng sản xuất chuyên canh với quy mô sản xuất lớn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển sản xuất mận có tính khả thi cao, hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích thiết thực và hiệu quả cho người trồng mận, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tăng nguồn thu nhập từ trên địa bàn Để đảm bảo cho dự án thành công, thời gian tới bên cạnh việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, huyện Mộc Châu đặt ra mục tiêu đó là: Ổn định diện tích mận đã trồng; tập trung chăm sóc nâng cao chất lượng cây mận; phát triển đa dạng nhiều chủng loại giống mận; tiếp tục tuyên truyền để người dân nhận thức đúng về trách nhiệm và quyền lợi của người dân trồng mận; hình thành các cơ chế, chính sách nhằm gắn kết các tác nhân trong tiêu thụ sản phẩm mận.
4.4.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch
Do được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và các điều kiện tự nhiên nên đây là cây trồng có lợi thế tuyệt đối của vùng đất Cao nguyên Mộc Châu và qua quá trình phân tích nói trên chúng ta có thể thấy và khẳng định cây mận là cây trồng đã và đang làm giàu cho các hộ nông dân Mộc Châu Vì vậy trong tương lai chính quyền địa phương cần phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh PTSX mận Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh PTSX chính quyền địa phương cần có kế hoạch mở rộng sản xuất gắn với yếu tố nhu cầu thị trường, gắn với nguồn lực sẵn có của địa phương Vậy muốn PTSX mận bền vững thì cần phải bắt đầu từ khâu quy hoạch UBND huyện cần tiến hành rà soát lại các vùng sản xuất về diện tích, điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng chuyên sản xuất Từ đó có giải pháp quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung, tích tụ ruộng đất với quy mô lớn Thông qua các hình thức thuê, mua, liên doanh, liên kết, dồn điền đổi thửa để tập trung sản xuất, tăng thêm diện tích trồng mận.
Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và kinh doanh mận cần phải được quan tâm song hành với phát triển mận.
Vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để PTSX kinh doanh mận đạt hiệu quả, cụ thể là:
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất mận cần phải chọn những vùng đang tập trung sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì PTSX mận ở các vùng có đủ điều kiện sản xuất mận Đối với những vùng có điều kiện sản xuất mận nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất mận.
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm mận gồm: Các cơ sở thu mua, các thương lái gắn liền với các vùng sản xuất mận tập trung, các chợ đầu mối Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số người mua để thuận tiện phục vụ tiêu thụ mận nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.
- Để có thể hình thành các vùng sản xuất hàng hóa điều cần thiết trong thời gian tới chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những người có nguyện vong thuê, nhận khoán các vùng đất xa, vùng đất chưa được sử dụng… để phát triển với thời gian sản xuất lâu dài hơn và tối đa hóa khả năng canh tác của đất đai, tránh tình trạng đất trống, gây lãng phí và giảm trừ tình trạng đất trống đồi trọc, chống bão lũ và xói mòn đất Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để thị trường đất đai hoạt động linh hoạt, hình thành khung pháp lý để các hộ có thể chuyển đổi diện tích sản xuất, hình thành thửa vườn có diện tích lớn cho các hộ tập trung ruộng đất hình thành các khu sản xuất để thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, công cụ, dụng cụ để sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất mận và giảm thiểu chi phí sản xuất.
4.4.2.2 Nhóm giải pháp về vốn
Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Sản xuất mận yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư không quá lớn Nhưng trong những năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản lại chỉ có đầu tư mà không có thu nhập.
Vì vậy các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để giúp đồng bào dân tộc thiểu số tăng đầu tư và giải quyết công ăn việc làm Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2011 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, để giúp các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.
* Thu hút đầu tư qua ngân hàng
Hiện nay có một thực trạng là nguồn vốn cho vay lại chỉ tập trung vào 30 – 35% số hộ có nhu cầu vay (mà chủ yếu là hộ giàu, hộ khá), cũng có trường hợp nguồn vốn bị chặn đứng ở trên để sử dụng vào mục đích khác chứ không đến tay nông dân vay vốn Nhóm hộ nghèo có nhu cầu cao trong vay vốn thì không được vay vốn là do không có tài sản thế chấp, đảm bảo để các ngân hành cho vay vốn.
Do đó, cần tư vấn cho Nhà nước biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn Cụ thể đối với các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau: + Xây dựng và ban hành quy định cụ thể và rõ ràng về cơ chế để khuyến khích đầu tư trên địa bàn huyện Mộc Châu, bao gồm các quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong huyện.
+ Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn phù hợp với trình độ dân trí.
+ Áp dụng chính sách cho vay vốn ưu đãi về lãi suất có thời hạn trả nợ. + Kết hợp tiêu thụ nông sản cho nông dân với việc đầu tư vốn cho nông dân, sau đó sẽ trả sau khi sản phẩm được thu.