1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

113 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 269,97 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đất dự án (15)
    • 2.1. Lý luận về quản lý đất dự án (15)
      • 2.1.1. Các khái niệm có liên quan (15)
      • 2.1.2. Vai trò của quản lý đất dự án (19)
      • 2.1.3 Nội dung nghiên cứu về quản lý đất dự án (20)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án (24)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý đất dự án (25)
      • 2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới (25)
      • 2.2.2. Công tác quản lý đất đai một số tỉnh, thành ở Việt Nam (28)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (31)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (31)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (31)
      • 3.1.2. Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội (33)
      • 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (35)
      • 3.1.4. Tình hình phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện (37)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (39)
      • 3.2.2. Xử lý số liệu điều tra (42)
      • 3.2.3. Phương pháp so sánh (42)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tổ thống kê (42)
      • 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (42)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (44)
    • 4.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Tân Yên (44)
      • 4.1.1. Công tác quản lý đất đai của huyện Tân Yên (44)
      • 4.1.2. Thực trạng sử dụng đất đai (46)
      • 4.1.3. Lược sử thu hồi đất phục vụ dự án trên địa bàn huyện (50)
    • 4.2. Thực trạng công tác quản lý đất dự án trên địa bàn huyện (51)
      • 4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất dự án (51)
      • 4.2.2. Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án (62)
      • 4.2.3. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất dự án (76)
      • 4.2.4 Đánh giá, điều chỉnh và thu hồi đất dự án không hiệu quả (79)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án (84)
      • 4.3.1. Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý đất dự án (84)
      • 4.3.2. Năng lực của cán bộ quản lý (86)
      • 4.3.3. Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp (88)
      • 4.3.4. Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan (89)
    • 4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý đất dự án (89)
      • 4.4.1 Nhóm giải pháp đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (89)
      • 4.4.2 Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án (92)
      • 4.4.3. Nhóm giải pháp xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp (98)
      • 4.4.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ (100)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (102)
    • 5.1. Kết luận (102)
    • 5.2. Kiến nghị (103)
      • 5.2.1. Kiến nghị với tỉnh (103)
      • 5.2.2. Kiến nghị với huyện (103)
  • Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 8383 (104)
  • Phụ lục ............................................................................................................................................ 88 (105)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đất dự án

Lý luận về quản lý đất dự án

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Đất đai Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao gồm cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất Theo quan điểm kinh tế học thì đất đai không chỉ bao gồm mặt đất mà còn bao gồm cả tài nguyên trong lòng đất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và trong lòng đất không do lao động và con người làm ra, tức là bao gồm nước mặt đất và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật Với nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá…Với nghĩa hẹp thì đất đai biểu hiện khối lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập quán không thành văn. Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự)…Đất đai còn được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, được chuyển tiếp qua các thế hệ, và được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích lũy của cải vật chất xã hội. Đồng thời, đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa trở thành sử dụng vào đa mục đích Đất đai cố định về vị trí, có thời hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng Bên cạnh đó, đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi mà còn có xu hướng tăng lên (Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân, 2006).

- Hiến pháp năm 1992 nước ta quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật” (Quốc hội, 1992).

- Bằng các quy định về quyền sở hữu đất đai ghi nhận tại Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước đã trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân thông qua các hình thức nhận giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất và họ trở thành người có quyền sử dụng đất chứ không phải người có quyền sở hữu đất đai Khi chuyển giao đất cho người sử dụng đất, tùy thuộc vào các hình thức sử dụng đất khác nhau mà Nhà nước cho phép các chủ thể sử dụng đất khác nhau được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (Luật Đất đai 2003, 2003).

Như vậy, chủ thể thực hiện quyền sử dụng đất với tư cách là chủ thể sử dụng đất chứ không phải với tư cách chủ sở hữu Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai thông qua các quyền năng được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện, đó là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Tuy nhiên, không phải tự bản thân Nhà nước trực tiếp chiếm hữu, sử dụng đất đai để khai thác những thuộc tính vốn có của đất mà Nhà nước giao cho người sử dụng đất sử dụng tức là giao cho người sử dụng đất một trong ba quyền năng của mình đó là quyền sử dụng đất Nắm trong tay quyền sử dụng đất diện tích đất mà Nhà nước giao cho, bên cạnh quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài, người sử dụng đất còn được thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất của mình như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn…bằng giá trị quyền sử dụng nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực cho mình Để đảm bảo các quyền trên của người sử dụng đất được thực hiện trên thực tế, pháp luật nước ta cũng xác lập tiền đề và điều kiện để quyền sử dụng đất của mỗi người dân được đảm bảo.

Trong các hoạt động kinh tế hiện nay, chúng ta đã không còn xa lạ với thuật ngữ dự án đầu tư Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án đầu tư, khoản 8 điều 3Luật Đầu tư giải thích “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Quốc hội - Luật Đầu tư 2014).

Tuy nhiên, dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:

- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

- Trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.

- Trên góc độ kế hoạch hoá: dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.

- Về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai (Chính phủ, 1999). a Phân loại dự án

Có rất nhiều các tiêu chí để phân loại dự án đầu tư, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:

- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội, dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội).

- Theo giai đoạn hoạt động đầu tư của dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất.

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra, ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư dài hạn, dự án đầu tư trung hạn và dự án đầu tư ngắn hạn.

- Theo sự phân cấp cấp quản lý dự án (theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư), tiêu chí này được dựa theo tầm quan trọng và quy mô của dự án đầu tư Theo đó, dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm: Dự án quan trọng quốc gia, Dự án nhóm A, Dự án nhóm

B, Dự án nhóm C Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được chia thành 3 nhóm: Dự án nhóm A, Dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa phương.

- Theo nguồn vốn, dự án đầu tư có thể chia thành:

+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.

- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.

- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.

Ngoài ta trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người ta còn phân chia dự án đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất, theo cấp độ nghiên cứu, theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo nhiều tiêu thức khác. b Vai trò của dự án đầu tư trong việc hoạch định phát triển kinh tế

Cơ sở thực tiễn của quản lý đất dự án

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Công tác quản lý đất đai của Pháp

Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia TBCN, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của cộng hoà Pháp còn khá rõ đối với nước ta Vấn đề này có thể lý giải vì nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức của một bộ phận người dân hiện nay.Quản lý đất đai của nước cộng hoà Pháp được thực hiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ, khoa học và có độ chính sát cao để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, diện tích, thông tin về tài nguyên, các thuộc tính của thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụ đắc lực cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản chính xác, công bằng.

2.2.1.2 Công tác quản lý đất đai của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và hiện nay là quốc gia xây dựng mô hình phát triển nhà nước theo hình thái xã hội XHCN mang màu sắc Trung Quốc Nền kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc “phát triển nóng” và Trung Quốc đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới Trung Quốc có dân số đông nhất thế giứoi (theo thống kê năm 2005 dân số Trung Quốc là 1,3 tỷ người) trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80% Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.632.796 km 2 , trong đó diện tích đất canh tác trên 100 triệu ha (chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới) Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa trong đó công nghiệp hóa là mũi nhọn từ năm 1978, đến năm 1988 tốc độ CNH của Trung Quốc có bước phát triển vượt bậc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới liên tục trong gần 20 năm qua Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cách mạng công nghiệp, sự gia tang dân số đã tạo ra sức ép lớn đối với đất đai. Trung Quốc đã giải quyết khá thành công các mối quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật là:

Quan hệ sở hữu về đất đai: Trung Quốc thực hiện giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới hình thức giao quyền sử dụng đất, quyền này được xem như một loại tài sản đặc biệt Quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường bất động sản, được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (thời gian giao từ 40- 70 năm) Tuy nhiên Trung Quốc đã quy định rất cụ thể về điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ quyền sử dụng đất của mình ví dụ như quyền chuyển nhượng QSD đất là: người được giao đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước, đã được Cấp GCNQSD đất; đã đầu tư vào đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng công trình khi lập hồ sơ xin giao đất (Lưu Quốc Thái, 2006).

- Về quy hoạch sử dụng đất: Trung Quốc rất coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, coi đây là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý đất đai Luật pháp quy định Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính và vùng lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quy hoạch tổng thể mang tính định hướng, chiến lược, lâu dài trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển đô thị như: Tính chất của đô thị, mục tiêu và quy mô phát triển; Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của đô thị; Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình trên đất dùng để xây dựng đô thị; Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, cây xanh đô thị… Luật cũng quy định quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành (Lưu Quốc Thái, 2007).

- Về thống kê, phân loại đất đai: Đất đai của Trung Quốc được phân thành 3 loại chính là:

+ Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công trình an ninh quốc phòng.

+ Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nước quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và thống kê đất đai hàng năm Việc thống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và được cập nhật biến động thường xuyên.

- Về tài chính đất: Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao đất cho người sử dụng (giao đất có thời hạn), Người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền của mình theo quy định Nhà nước coi việc giao đất thu tiền sử dụng đất là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sách đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009).

2.2.1.3 Công tác quản lý đất đai của Singapore

Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng: Sở hữu tư nhân, sở hữu Nhà nước, trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 90% Sở hữu tư nhân phải tuân thủ các chế độ quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định Nhà nước ban hành luật trưng dụng đất đai nhằm quản lý quỹ đất công Nhà nước chịu trách nhiệm di dời, giải toả với tất cả các tổ chức và cá nhân có đất bị trưng dụng theo hình thức chủ yếu là giải toả tự nguyện và giải toả bắt buộc Luật

Trưng dụng đất đai quy định người dân có nghĩa vụ tuân thủ Nhà nước sẽ áp dụng cưỡng chế hoặc phạt theo Luật xâm chiếm đất công nếu người dân không chịu di dời Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách đền bù, bảo đảm quyền lợi cho người dân phải di dời Singapore đã tìm nhiều biện pháp làm sao cho đất đai có thể sinh sôi như: lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo xa, xây dựng các tuyến đường trên cao… trên cơ sở đó Singapore tiến hành quy hoạch đất đai phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng của đất nước, xây dựng các khu đô thị vệ tinh kết nối với khu trung tâm bởi hệ thống đường cao tốc phục vụ đi lại giao thương nhanh chóng, thuận tiện Đồng thời mỗi khu đô thị này đều được quy hoạch, cải tiến và điều chỉnh phù hợp với thời gian, tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu của người dân sinh sống và làm việc tại chính nới họ đang sống, hình thành những cộng đồng gắn bó chặt chẽ với nhau (Nguyễn Đình Bổng, 2014).

2.2.2 Công tác quản lý đất đai một số tỉnh, thành ở Việt Nam

2.2.2.1 Công tác quản lý đất đai của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm kinh tế số 1 của cả nước, Thành phố có diện tích 2.095,2 km 2 với dân số 7.396.446 người (năm 2010) với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta, Thành phố có một vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội Vì vậy công tác quản lý đất đai của Thành phố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố Từ khi có Luật đất đai năm 1987, Thành uỷ, UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác quản lý đất đai và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hoá chính sách và pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước trên địa bàn (Nguyễn Đình Bổng, 2014).

Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành Phố được quan tâm đầu tư đến nay cơ bản đã hoàn thành, toàn thành phố đã được đo đạc và lập bản đồ địa chính chính quy theo các tỷ lệ 1/500 (đối với các quận nội thành) và 1/1000 (đối với các huyện ngoại thành) Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 đến 2010 và đã được Chính phủ phê duyệt Thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai Hầu hết các quận,huyện của Thành phố đều áp dụng các quy trình ISO trong giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và được thực hiện tại bộ phận “một cửa” điện tử cấp huyện.

Năm 2002 UBND Thành phố đã tích cực chỉ đạo nhằm chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Hàng nghìn vụ việc vi phạm pháp luật trên đại bàn đã được xử lý Đến năm 2005, Thành phố đã công bố cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các Nghị định của Chính phủ Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của nhiều tỉnh thành trong cả nước, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều phức tạp, nhiều vụ việc chậm được giải quyết, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng chiều hướng ngày một phức tạp, nhiều vi phạm mới phát sinh chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý…

2.2.2.2 Công tác quản lý đất đai của thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải phòng là thành phố cảng quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích 152.300 ha, dân số 1.837.000 người, mật độ dân số 1.207 người/km 2 với 7 quận, 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã. Trong những năm qua, quản lý nhà nước về đất đai ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp Đặc biệt Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng khiếu kiện, tranh chấp đất đai rất gay gắt Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình đô thị hoá, đất đai khan hiếm và ngày càng có giá trị cao Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, nhiều tài liệu địa chính thất lạc không được lưu trữ, mặt khác thành phố chưa quan tâm đầu tư thoả đáng để xây dựng và củng cố hệ thống hồ sơ địa chính đáp ứng yêu cầu bên cạnh đó đất đai thành phố biến động với tốc độ lớn Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai diễn ra trên diện rộng như: tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất bãi bồi ven biển sang đất ở, đất kinh doanh dịch vụ,… lấn, chiếm đất, thực hiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định.

Vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai của Thành phố gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc đất, thiếu hồ sơ địa chính để thực hiện việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất (Nguyễn Đình Bổng, 2014).

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý đất dự án ở huyện Tân Yên

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.763,37ha Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên Huyện có 22 xã và 2 thị trấn Dân cư ở rải rác trong các thôn, xóm nhỏ Huyện có 5 tuyến đường tỉnh chạy qua (Đường 298,

294, 295, 297 và 398); phía Đông có sông Thương là tuyến đường thuỷ quan trọng của huyện.

Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây,cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát thành phố BắcGiang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Tân Yên có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 10-15 m so với mực nước biển Gồm vùng đồi núi ở phía Đông và phía Bắc chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên; vùng đồng bằng xen kẽ đồi núi, tập trung chủ yếu ở phía Tây chiếm 55 % diện tích tự nhiên, còn lại một số vùng trũng thấp chịu ảnh hưởng của mực nước sông Thương nằm ở phía Nam chiếm 5% diện tích tự nhiên.

Huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,7 0 C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,9 0 C Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 0 C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau) Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Lượng mưa bình quân hằng năm 1.476 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm.

- Lượng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 10 0 - 12 0 C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200-

300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.2 Điều kiện hạ tầng- kinh tế- xã hội

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng 1.206 km, gồm 5 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 70 km, 6 tuyến đường huyện lộ tổng chiều dài 48 km còn lại là đường xã và giao thông nông thôn.

Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh thuỷ nông sông Cầu có khả năng tưới ổn định cho diện tích 6.000ha đất canh tác Tuyến kênh Chính dài 26 km, kênh 5 dài 19 km có khả năng tưới cho diện tích 3.000 ha Ngoài ra còn có các trạm bơm điện đặt ở các sông ngòi trên địa bàn huyện và 78 hồ đập lớn nhỏ phục vụ tưới và điều hoà lũ trên địa bàn.

3.1.2.3 Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia.

Trong giai đoạn 2010 - 2015 kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 25,8%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,2%, công nghiệp- xây dựng tăng 50,9%, dịch vụ tăng 30,8%, sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2010 đạt 16,9 triệu đồng Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (chiếm 36,1%), ngành nông, lâm nghiệp giảm dần (chiếm 43,9%), dịch vụ chiếm 20%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển ổn định Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh Giá trị sản xuất công nghiệp đạt1.580 tỷ đồng Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 97 doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư dự án, trong đó có 13 doanh nghiệp công nghiệp thu hút hơn 12.000 lao động, thu thuế cho địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm 2011 đến năm 2015

1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 706,6 833 748 916,8 1.055,1

- Công nghiệp -TTCN- XDCB Tỷ đồng 96,9 175 199 292,3 318,9

- Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 493,3 513 424 445,3 524,4

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2015)

3.1.2.5 Nguồn nhân lực: Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, toàn huyện hiện có 5 cơ sở dạy nghề, trong 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 14.467 lao động

(đạt 121% mục tiêu); xuất khẩu lao động 2.900 người (đạt 145% mục tiêu); đào tạo nghề cho 8.207 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 32%.

3.1.2.6 Giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường: Toàn huyện có 78 trường học các cấp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên Hiện có 32.900 học sinh ở tất cả các bậc học Huyện đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm

2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế huyện có trung bình 4 bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã có bác sỹ; 100% các thôn, khu phố có cán bộ y tế; 5/24 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

3.1.2.7 Mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2016 : Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Thống kê, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp, Ban quản lý dự án huyện và các cơ quan liên quan về Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Báo cáo công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, báo cáo công tác quản lý dự án đầu tư trong và ngoài cụm công nghiệp; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn; Báo cáo tổng hết 5 năm phát triển Cụm công nghiệp; Số liệu thông kê, kiểm kê đất đai, ; Thu thập tài liệu có liên quan như: Luật Dân sự, Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Nghị quyết, Quyết định, Quy định của cơ quan nhà nước về quản lý đất dự án;

Các dữ liệu thứ cấp sử dụng được tổng hợp từ rất nhiều tài liệu khác nhau, bao gồm:

- Các báo cáo kết quả công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, Báo cáo tinh hình hoạt động của các Doanh nghiệp trong và ngoài Cụm công nghiệp, của UBND huyên.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài

- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của cán bộ quản lý, công chức địa chính xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về vấn đề quản lý, sử dụng đất dự án

- Dữ liệu về năng lực thực hiện dự án của cá nhân, tổ chức

- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thu hồi đất thực hiện các dự án

- Ý kiến đánh giá của người dân liên quan đến công tác quản lý đất của dự án trên địa bàn huyện

- Nguồn cung cấp dữ liệu:

+ Các phòng ban tham gia công tác quản lý đất thực hiện dự án

+ Các doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện dự án

- Cách thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Phương pháp thu thập chủ yếu là phỏng vấn theo phiếu điều tra công chức viên chức tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyên (4 phiếu), Phòng Tài chính - Kế hoạch (3 phiếu), Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện (5 phiếu), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (3 phiếu), Công chức Địa chính - Xây dựng một số xã, thị trấn (15 phiếu); Đại diện một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp (5 phiếu), một số doanh nghiệp kinh doanh tại các điểm công nghiệp trên dịa bàn (5 phiếu); thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án, thuận lợi, khó khăn thường gặp trong công tác quản lý đất dự án.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số người dân có đất nông nghiệp thu hồi giao cho các dự án, một số hộ dân đang sinh sống tại một số khu dân cư tập trung, một số hộ dân sinh sống xung quanh khu vực dự án để thấy hết được quá trình triển khai dự án: khó khăn, thách thức và đánh giá được những giá trị của dự án mang lại cho công đồng dân cư (25 phiếu).

Bảng 3.1 Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra

Nhóm đối tượng Đặc điểm chọn Số phiếu điều tra

Phòng Tài nguyên và Môi trường 4

Phòng Tài chinh – Kế hoạch 3

Chi Nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 3

Doanh nghiệp Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp 5

Doanh nghiệp ngoài cụm công nghiệp 5

Một số hộ bi thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án 10

Người dân Một số hộ dân đang sinh sống trực tiếp tại các dự án dân cư tập trung 5Người dân sinh sông xung quanh Cụm công nghiệp 10

3.2.2 Xử lý số liệu điều tra

Xử lý số liệu điều tra sử dụng phần mềm Excel để tính toán.

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các kết quả nghiên cứu so với kế hoạch đề ra để thấy được sự phát triển theo chiều hướng đi lên hay giảm đi Đây là phương pháp quan trọng giúp quá trình nghiên cứu đánh giá kỹ hơn được hiệu quả của quá trình quản lý đất dự án.

3.2.4 Phương pháp phân tổ thống kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm Các nhóm được chia theo chi tiêu đánh giá như nhóm các dự án trong cụm công nghiệp; nhóm các dự án ngoài cụm công nghiệp (các điểm công nghiệp); Nhóm các dự án xây dựng hạ tầng công cộng; nhóm các dự án cụm dân cư tập trung tại các xã, thị trấn.

Ngoài ra còn phân tổ theo các chỉ tiêu như các dự án Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng bàn giao cho doanh nghiệp thự hiện; các dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận trực tiếp với cá hộ có đất để giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc triển khai dự án; Nhóm các dự án thực hiện có hiệu quả; các dự án thực hiện không hiệu quả; các dự án phải điều chỉnh; các dự án phải thu hồi,

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất danh cho các dự án:

+ Điểm công nghiệp, cụm công nghiệp + Các loại đất, mục đích sử dụng đất

- Nhóm chỉ tiêu về thu hồi đất GPMB bàn giao đất cho các dự án:

+ Diện tích đất cần thu hồi;

+ Diện tích đất nông nghiệp thu hồi;

+ Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi;

+ Số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án;

+ Số hộ bị thu hồi đất;

+ Số hộ phải di chuyển, tái định cư;

+ Số tiền bồi thường về đất đai, tài sản, hỗ trợ khác

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất dự án

+ Diện tích và tỷ lệ diện tích đất sử dụng đúng mục đích, không đúng mục đích được giao

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh, thu hồi đất:

+ Tỷ lệ diện tích bị điều chỉnh

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Tân Yên

4.1.1 Công tác quản lý đất đai của huyện Tân Yên

- Công xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện: UBND huyện không ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã ban hành.

- Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Việc xác định địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn chưa được thực hiện lại Hồ sơ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị 364/CT- HĐBT ngày 6/11/1991 Năm 2009 huyện thực hiện khôi phục 14 mốc giới hành chính giữa các xã, thị trấn do đã biến dạng và mất mốc.

- Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Từ 2005 đến 2010 huyện đã triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 15 xã, đang thực hiện đo đạc 9 xã, nâng tổng số xã, thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính lên 24/24 đơn vị đạt 100% Đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm

2010 theo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cho 24/24 xã, thị trấn và bản đồ cấp huyện đạt tỷ lệ 100%.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020, các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến 2010 đạt 100% đơn vị đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính.

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao.

- Công tác quản lý và phát triển thị trường QSD đất trong thị trường BĐS Việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất những năm gần đây đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện như: Nâng cao năng lực Văn phòng ĐKQSD đất, làm tốt công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSD đất, giao đất, cho thuê đất, xây dựng khung giá các loại đất, thực hiện cải cách hành chính, minh bạch hóa các thủ tục hành chính về đất đai và thông tin đất đai làm nền tảng cho thị trường QSD đất và BĐS phát triển lành mạnh.

- Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất những năm qua làm khá tốt Người sử dụng đất đã cơ bản được thực hiện đầy đủ quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế những khó khăn phiền hà khi người sử dụng đất thực hiện quyền Việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất với nhà nước được công khai minh bạch đã khích lệ, động viên họ tích cực thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai UBND huyện đã tổ chức 12 cuộc thanh tra công tác quản lý đất đai tại các xã, thị trấn Cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức kiểm tra 53 cuộc về công tác quản lý và sử dụng đất tại các xã, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất của cấp chính quyền cơ sở và người sử dụng đất như: giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, cụ thể: về giao đất trái thẩm quyền 342 trường hợp, diện tích 7,95 ha; cho thuê đất trái thẩm quyền 50 trường hợp, diện tích 6,9ha; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất 38 trường hợp, diện tích 6,2 ha Đã xử lý vi phạm 262 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 111,9 triệu đồng.

- Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Tổng số vụ việc có đơn thư là 1.395 vụ, trong đó: cấp xã 1.221 vụ; cấp huyện 174 vụ (khiếu nại 71, tố cáo 18, đề nghị 81, tranh chấp 4) Đến nay cấp huyện đã giải quyết xong 172 vụ (khiếu nại 69, tố cáo 18, đề nghị 81, tranh chấp 4) Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai khá khó khăn phức tạp thường kéo dài, vượt cấp.

4.1.2 Thực trạng sử dụng đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 31/12/2015 tổng diện tích tự nhiên huyện Tân Yên là 20.834,12 ha, chiếm 5,37% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó thị trấn Nhã Nam có diện tích tự nhiên nhỏ nhất là 127,16 ha, xã Cao Xá có diện tích tự nhiên lớn nhất là 1511,41ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường Tân Yên, 2015).

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Yên năm 2015

Cơ cấu diện tích loại đất so với các loại đất

Thứ tự LOẠI ĐẤT tổng diện tích của trong đơn vị huyện Tân Yên hành chính chiếm (%)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

2.2.6 Đất có mục đích công cộng

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.4 Đất phi nông nghiệp khác

Từ số liệu kiểm kê cho thấy:

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 16142,02 ha giảm so với năm 2014 diện tích là 18,88 ha, cụ thể từng loại đất như sau:

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thống kê năm 2015 là 13494,98 ha, so với năm 2014 giảm 2,71 ha.

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác thống kê năm 2015 là 1094,5 ha, so với năm 2014 giảm 6,6 ha Cụ thể như sau: Giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 0,03 ha, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản là 3,34 ha, chuyển sang đất ở nông thôn là 2,29 ha, chuyển sang đất ở đô thị là 0,04 ha, chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp là 0,17 ha, chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 0,03 ha, chuyển sang đất mục đích công cộng là 0,87 ha.

- Nhận 0,1 ha từ đất trồng lúa chuyển sang, nhận 0,06 ha từ đất bằng chưa sử dụng chuyển sang.

- Đất trồng lúa năm 2015 là 8587,06 ha, giảm so với năm 2014 là 18,33 ha Do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 0,1 ha; chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản 3,83 ha; chuyển sang đất ở nông thôn là 2,39 ha; chuyển sang đất ở tại đô thị là 1,04 ha; chuyển sang đất công trình sự nghiệp 0,68 ha; chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,33 ha; chuyển sang đất có mục đích công cộng 9,96 ha.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm thống kê năm 2015 là 3813,42 ha, giảm so với năm 2014 là 2,78 ha Do chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản 0,59 ha; chuyển sang đất nông nghiệp khác là 1,31 ha; chuyển sang đất ở tại nông thôn 0,44 ha; chuyển sang đất công trình sự nghiệp 0,15 ha; chuyển sang đất có mục đích công cộng 0,33 ha.

- Diện tích đất lâm nghiệp thống kê năm 2015 là 1065,58 ha, giảm so với năm

2014 là 0,23 ha, do chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng.

- Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản thống kê năm 2015 là 1543,92 ha, so với năm

2014 tăng 7,76 ha Do chuyển từ đất trồng lúa sang 3,83 ha, tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 3,34 ha, tăng do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang 0,59 ha.

Tổng diện tích thống kê đất phi nông nghiệp năm 2015 là 4609,48 ha tăng so với năm 2014 là 19,91 ha, cụ thể:

Thực trạng công tác quản lý đất dự án trên địa bàn huyện

để phục vụ cho các mục tiêu (tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ khoảng trên 70% tổng thu ngân sách huyện hàng năm) Song song với kế hoạch thu tiền sử dụng đất là kế hoạch thu hồi đất hàng năm nhằm để thu hồi đất đấu giá tạo nguồn thu và để thu hồi đất thực hiện việc mở rộng hoặc xây mới một số công trình sự nghiệp (Các trường, trụ sở, ) và một số công trình phục vụ mục đích công cộng như: Sân vận động, đường giao nông liên xã, liên huyện,…khi ngân sách đắp ứng được kế hoạch đã giao đầu năm.

Công tác thu hồi đất được vận dụng rất linh hoạt trên cơ sở những quy định của Luật Đất đai, Nghị định Chính phủ, các quy định của tỉnh UBND huyện Tân Yên có những quy định hết sức đặc thù (ưu tiên được mua một lô giá sàn đối với những hộ bị thu hồi nhều đất nông nghiệp để thực hiện dự án dân cư; hỗ trợ diện tích thiếu giữa diện tích đo đạc thực tế và diện tích trong GCN; hỗ trợ một giá chung về bồi thường, hỗ trợ đối với những dự án có sự xâm canh về diện tích đất nông nghiệp khác địa giới hành chính,…) tạo được sự đồng thuận cao trong dân.

Do đó công tác thu hồi đất hang năm đều đạt và vượt kế hoạch giao đầu năm.

4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.2.1 Quy hoạch sử dụng đất dự án

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai nói chung và đất dành cho dự án nói riêng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2020; huy động cao nhất các nguồn lực,khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, theo đúng quy định của luật đất đai Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Tân Yên đã tiến hành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện TânYên, tỉnh Bắc Giang.

4.2.1.1 Quy hoạch đất dự án xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp Đất dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Đến năm 2020 có

45,72 ha, tăng 8,55 ha so với hiện trạng, diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 35,29 ha Diện tích tăng thêm do lấy từ đất nông nghiệp, đất phát triển hạ tầng 0,40 ha, đất trụ sở cơ quan 0,06 ha (đất viện kiểm sát nhân dân cũ ở thị trấn

Cao Thượng) Đồng thời giảm 1,88 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng.

Diện tích tăng do xây dựng, mở rộng các công trình Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020

Hạng mục Diện Địa điểm tích (ha)

QH trụ sở mới UBND 1,20 Xã Liên Chung

QH mở rộng trụ sở UBND 0,20 Xã Nhã Nam

QH MR trụ sở UBND ra phía sau 0,42 Xã Việt Ngọc

QH mở rộng trụ sở UBND 0,40 Xã Quang Tiến

QH mở rộng trụ sở UBND 0,40 Xã Việt Lập

QH trụ sở chi cục thuế 0,60 Xã Cao Thượng

QH trụ sở UBND thị trấn 1,80 Xã Ngọc Thiện

QH trụ sở UBND thị trấn 1,70 Xã Việt Lập

QH quỹ đất phục vụ việc mở rộng, xây mới trụ

3,71 Các xã, thị trấn sở làm việc các xã, thị trấn

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2015)

4.2.1.2 Quy hoạch đất dự án quốc phòng Đến năm 2020 có 67,74 ha; chiếm 0,39% diện tích tự nhiên; thực tăng

38,21 ha; diện tích không thay đổi mục đích sử dụng là 29,53 ha Cấp huyện xác định thấp hơn so với cấp tỉnh phân bổ 3 ha do diện tích đo đạc ngoài thực địa tại các vị trí có sự chênh lệch diện tích so với diện tích phân bổ của tỉnh (Cấp tỉnh phân bổ 83 ha) Diện tích tăng thêm được lấy toàn bộ từ đất nông nghiệp Các công trình quốc phòng trong kỳ quy hoạch được ra soát theo biên bản Thống nhất kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ngày 09 tháng 08 năm 2012 của Ban CHQS tỉnh Bắc Giang và

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang Diện tích đất quốc phòng tăng do xây dựng các công trình sau: Bảng 4.4.

Bảng 4.4 Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Quốc phòng đến năm 2020 của huyện Tân Yên

Hạng mục Diện tích Địa điểm (ha)

QH căn cứ chiến đấu tỉnh 10,00 Xã Liên Chung

QH căn cứ kỹ thuật tỉnh (khu cất dấu vũ khí) 2,50 Xã Liên Chung

Khu sơ tán e 284/f365 1,50 Xã Cao Xá

Khu sơ tán e 284/f365 7,00 Xã Tân Trung

Căn Cứ chiến đấu 2,00 Xã Phúc Hòa

CC hậu phương Ban CHQS huyện 2,50 Xã Lan Giới

QH trường trung học biên phòng 4,00 Xã An Dương

QH mở mới đường vào khu căn cứ chiến đấu 0,91 Xã Phúc Hòa

QH mở mới đường vào căn cứ hậu phương 1,50 Xã Lan Giới

Trận địa phòng không 12,7 0,30 Xã Cao Xá

Trận địa phòng không 12,7 0,30 Xã Lan Giới

Trận địa phòng không 12,7 0,30 Xã Phúc Hòa

Trận địa phòng không 12,7 0,30 Xã Cao Thượng

QH cơ quan ban chỉ huy huyện 1,10 Xã Cao Thượng

QH khu vực DTKVPT 3,00 Xã An Dương

Mở rộng Trường trung cấp Biên Phòng 1 1,00 Xã Việt Lập

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2015)

Các công trình dự kiến xây dựng mới đối với dự án Quốc phòng được phân bố ở một số xã có vị trí đặc thù, thuận lợi, tập trung nhiều điểm cao quân sự như xã Liên Chung, Tân Trung và An Dương Một số xã có vị trí đặc biệt, hai xã nằm ở đầu và cuối huyện là Lan Giới và Cao Thượng, hai xã nằm ở vị trí trung tâm của huyện là Cao Xá, Phúc Hòa được chọn để xây dựng trận địa phòng không 12,7mm phục vụ cho việc thông tin liên lạc kịp thời và đảm bảo giữ vững an toàn cho địa phương khi có biến cố xẩy ra.

4.2.1.3 Quy hoạch đất dự án an ninh Đất an ninh: Đến năm 2020 được quy hoạch là 84,35 ha Trong đó được tập trung mở rộng khu trung tâm huyện dự kiến khoảng trên 20ha, còn lại phân bổ đều trụ sở công an xã, thị trấn cho 24 xã, thị trấn Bố trí thêm 2 địa điểm của công an huyện tại một số xã, thị trấn tình hình an ninh phức tạp như thị trấn Nhã Nam (giáp danh với tỉnh Thái Nguyên), xã Ngọc Vân (nơi khởi nguồn tập trung rất nhiều đối tượng liên quan đến tệ nạn ma túy).

4.2.1.4 Quy hoạch đất dự án cụm, điểm công nghiệp Đất công nghiệp: Đến năm 2020 có 46,33 ha; chiếm 0,22% diện tích tự nhiên; diện tích không thay đổi mục đích sử dụng 18,33 ha Cấp huyện thấp hơn so với phân bổ của tỉnh 22 ha (cấp tỉnh phân bổ 68 ha) Diện tích tăng thêm 28,00 ha được lấy từ đất trồng lúa 2,00 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại 2,44 ha, đất trồng cây lâu năm

19,00 ha và đất rừng sản xuất 4,56 ha Diện tích tăng do xây dựng cụm công nghiệp Đồng Trại huyện xác định thực hiện đến năm 2020 khoảng 16 ha; cụm Công nghiệp

Kim Tràng huyện xác định đến năm 2020 thực hiện 12 ha.

- Quy hoạch điểm công nghiệp: Theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện Tân Yên đến năm 2020 có 19 điểm công nghiệp được xây dựng phân bố đều trên Toàn huyện, gồm:

Bảng 4.5 Quy hoạch xây dựng các công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

1 QH điểm công nghiệp - đường đi Phúc Hòa 1,00 TT Cao Thượng

2 QH 3 điểm công nghiệp (Thôn Đình, Bậu+Bùi +Hạ, Hòa Sơn) 15,45 Xã Cao Thượng

3 QH điểm công nghiệp (Thôn Trung Lương) 5,00 Xã Cao Xá

4 QH điểm công nghiệp (Thôn Hậu) 2,00 Xã Liên Chung

5 QH 2 điểm công nghiệp (Cầu Xi, Khánh Giàng) 1,51 Xã Ngọc Châu

6 QH điểm công nghiệp (Giáp trạm xá) 1,50 Xã Ngọc Lý

7 QH điểm công nghiệp (bám đường Việt Tiến - Song Vân) 2,30 Xã Ngọc Vân

8 QH điểm công nghiệp (thôn Cầu Yêu) 4,00 Xã Ngọc Thiện

9 QH điểm công nghiệp (thôn Phúc Đình) 8,00 Xã Phúc Hòa

10 QH 2 điểm công nghiệp (thôn Trám, Đài Sơn) 5,50 Xã Phúc Sơn

11 QH 2 điểm công nghiệp (thôn Đồng + Ngõ Giữa, An Lạc 2) 4,30 Xã Việt Ngọc

12 QH 2 điểm công nghiệp (thôn Làng Lý, Hàng Cơm) 5,00 Xã Việt Lập

13 QH điểm công nghiệp (thôn Ngàn Am) 4,00 Xã An Dương

14 QH điểm công nghiệp (thôn Cầu Chấn) 3,00 Xã Quang Tiến

15 QH 2 điểm công nghiệp (thôn 8 Đồng Điều, Công Bằng - Ngoài - Đanh) 5,50 Xã Tân Trung

16 QH 3 điểm công nghiệp (thôn Bùi, Tân Tiến, Đông Lai) 6,70 Xã Song Vân

17 QH điểm công nghiệp (Vân Chung) 4,00 Xã Lam Cốt

18 QH điểm công nghiệp (Tiền Đình) 3,00 Xã Quế Nham

19 QH 2 điểm công nghiệp (Lục Liễu, Tiến Sơn Tây) 2,00 Xã Hợp Đức

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên (2015)

Cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian vừa qua được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian qua đã huy động được lượng vốn đầu tư khá lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện Mỗi năm ước tính trung bình đầu tư vào cụm công nghiệp Đồng Đình, thị trấn Cao Thượng (cụm trung tâm huyện) khoảng trên 15tỷ; các cụm khác như Kim Tràng, xã Việt Lập khoảng trên 5 tỷ do mới có 01 doanh nghiệp đang đầu tư; Cụm Đồng Bài, thị trấn Nhã Nam khoảng 7tỷ; cụm công nghiệp Đồng Trại, xã Ngọc Lý chưa có doanh nghiệp đầu tư.

Hàng năm UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng trong cụm công nghiệp, hệ thống thoát nước thải, đường gom,… nhằm thu hút thêm những doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào cụm công nghiệp Một số Cụm số lương doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế như Cụm Kim Tràng, xã Việt Lập; Đồng Bài, thị trấn Nhã Nam mỗi cụm có 01 doanh nghiệp đầu tư; Cụm Đồng Trại, xã Ngọc Lý mới được hình thành chưa có doanh nghiệp tham gia đầu tư vốn.

Ngoài ra UBND huyện cũng chủ trương quan tâm phát triển các điểm công nghiệp trên địa bàn các xã Đây cũng là một đặc thù riêng đối với Tân Yên khi số vốn các nhà đầu tư còn hạn chế việc tham gia đầu tư vào các điểm công nghiệp cũng là một giải pháp phù hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất dự án

4.3.1 Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý đất dự án

Chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của xã hội, có ảnh hưởng quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như định hướng trong quản lý sử dụng đất đai nói riêng và cụ thể là trong quản lý sử dụng đất dự án.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tân Yên trong thời gian vừa qua tuân thủ theo chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước, hệ thống văn bản chỉ đạo từ trung ương, tỉnh Bắc Giang cho đến các văn bản pháp lý của huyện Tân Yên đến các xã trên địa bàn huyện Thời gian vừa qua, hệ thống văn bản quản lý đất đai cũng như đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên bao gồm:

Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức 03 hội nghị phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện Luật cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan liên quan ở huyện, chủ tịch, cán bộ chuyên môn của các xã, thị trấn số người tham dự 750 lượt người Ở các xã, thị trấn Huyện tổ chức được 10 lớp để tuyên truyền Luật Đất đai cho khoảng 2.000 lượt người dự Ngoài ra còn thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Trên cơ sở những quy định của tỉnh, Trung ương UBND huyện Tân Yên trong quá trình thực hiện công tác quản lý dự án cũng đã có những vận dụng hợp lý để đẩy nhanh công tác thu hồi đất, bàn giao đất cho các dự án Những vận dụng trong qúa trình thu hồi đất như: Hỗ trợ phần diện tích chênh lệch giữa diện tích được cấp GCN so với diện tích thực tế đo đạc; ưu tiên được mua một lô giá sàn đối với những hộ có diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn thực hiện dự án Cụm dân cư; Thực hiện mức giá chung đối với những dự án giáp danh có sự xâm canh giữa các thửa đất không cùng địa giới hành chính,…

Bên cạnh đó có một thực tế mà chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi đất thực hiện dự án đó là sự khác nhau về thẩm quyền thu hồi đất Loại hình Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB gồm: dự án xây dựng các công trình phúc lợi công cộng (đường giao thông, công trình thuỷ lợi, xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ), dự án khu dân cư, các dự án đầu tư phát triển kinh tế có 100% vốn nước ngoài; loại hình các nhà đầu tư thực hiện GPMB thông qua hình thức nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ để thực hiện dự án gồm: dự án xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân hoặc của tổ chức có vốn trong nước Chính sự khác nhau về thẩm quyền thu hồi đất này mà mang lại một số khó khăn rất lớn cho công tác thu hồi đất dự án: Nhà nước thu hồi theo mức giá, chính sách, bồi thường pá dụng chung cho toàn huyện và thường là thấp hơn so với mức giá mà các chủ đầu tư dự án phải trả cho các hộ dân.

Chính điều đó đã tạo ra hệ lụy rất lớn, người dân trông chờ, ỷ lại, thường xuyên có sự so sánh, công tác thu hồi đất giải phòng mặt bằng của những dự án do Nhà nước thu hồi đất gặp nhiều khó khăn.

Một vấn đề nữa mà chính sách có ảnh hưởng tới công tác quản lý đất dự án đó là công tác quản lý phần diện tích đất ở đã giao cho các hộ hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với các dự án dân cư tại các Cụm, Điểm dân cư trên địa bàn huyện.

Sau khi Nhà nước thu hồi đất lúa, san lấp mặt bằng giao cho các hộ gia đình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính thời hạn giao lâu dài, phần diện tích này thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình cá nhân Tỷ lệ phần diện tích này được sử dụng đúng mục đích (ở hoặc kinh doanh) chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số diện tích đã giao và Nhà nước không thể can thiệp hay tác động vào phần diện tích này mặc dù các hộ gia đình bỏ không, không sử dụng Thiết nghĩ cần có chính sách hợp lý để quản lý phần diện tích này để tránh tình trạng đất nông nghiệp thì thiếu, dất dự án thì không sử dụng gây lãng phí rất lớn cho tài nguyên của đất nước.

Thời gian vừa qua những chính sách áp dụng cho công tác thu hồi đất, quản lý dự án của tỉnh Băc Giang đã tương đối đầy đủ, góp phần không nhỏ trong việc quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật Đất đai vẫn còn các vướng mắc, đơn cử như: vướng mắc trong Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, thời gian xác định giá kéo dài do nhiều khâu ảnh hưởng đến đền bù, văn bản không thống nhất, chồng chéo về đền bù đất đai và chi phí đầu tư vào đất, giá đền bù khác nhau giữa nhà nước thu hồi và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, vướng mắc do chưa công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai, bất cập do khác nhau về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính giữa các văn bản Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện

Tân Yên thời gian vừa qua.

4.3.2 Năng lực của cán bộ quản lý

Trong công tác quản lý đất đai nói chung, quản lý đất dự án noi riêng năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý.

Trong thời gian vừa qua, nguồn nhân lực quản lý đất đai của huyện Tân Yên đã được nâng lên đáng kể, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất dự án từ huyện đến xã đã được tăng cường Điều này góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất dự án trên địa bàn huyện Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận cán bộ huyện, xã còn nhiều vấn đề cần bàn luận Một bộ phận không nhỏ cán bộ huyện, xã làm công tác quản lý đất đai có bằng cấp không đúng chuyên ngành, được thể hiện qua

Bảng 4.17 Trình độ cán bộ quản lý đất đai huyện Tân Yên ĐVT: Người

Sau Đại học Đại học Cao đẳng Đơn vị Số tỷ lệ Số tỷ lệ Số tỷ lệ Tổng cộng lượng (%) lượng (%) lượng (%)

3 Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp

4 Công chức Địa chính, giao thông xây dựng và môi trường xã, thị trấn

Chính quá trình đào tạo không đúng chuyên ngành của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức làm công tác quản lý gây ảnh hưởng rất lớn đến trước tiên là công tác quy hoạch sử dụng đất chung của huyện, quy hoạch vừa đưa ra đầu năm, giữa năm đã xin điều chỉnh do không phù hợp Công tác tham mưu để phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực thật sự nắm chắc được công năng sử dụng của từng loại đất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng đặc trưng của từng vùng mới đưa ra được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn một cách hợp lý.

Năng lực hạn chế (“không có nghề”) của một số công chức địa chính xã, thị trấn nắm chính sách không vững, khả năng tuyên truyền hạn chế, cục bộ địa phương, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công thu hồi đất cho ác dự án.

Ngoài ra việc hạn chế về năng lực còn dẫn đến tình trạng giải quyết các sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai như: lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, chưa dứt điểm, không đồng đều giữa các đối tượng vi phạm dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài, vượt cấp gây bức xúa trong nhân dân.

Trong thời gian tới cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý đất đai. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ các xã để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất dự án trên địa bàn huyện.

4.3.3 Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp

Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý đất dự án

4.4.1 Nhóm giải pháp đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi địa phương và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Người dân được tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất,được giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm

2013 Một số vấn đề bức xúc của người dân đối với những điểm cần điều chỉnh quy hoạch đã được nghiên cứu, đề ra biện pháp giải quyết trong quá trình xây dựng quy hoạch, tránh tình trạng khi thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt lại nảy sinh các bức xúc, khiếu kiện của nhân dân.

Nhưng làm thế nào để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vừa đáp ứng được việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong khi nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Yên luôn có những thay đổi diễn ra từng ngày Đó là trách nhiệm của những người tham gia xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện để tham mưu cho tỉnh phê duyệt quy hoạch một cách hợp lý.

Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên ngay từ khi ngành Địa chính (nay là ngành Tài nguyên và Môi trường) đã có nhiều cố gắng, tích cực trong việc tham mưu cho các cấp chính quyền trong huyện trong công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua còn rất nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng, quản lý và thực hiện Quy hoạch diện tích phát triển các điểm khu dân cư chưa quan tâm đến lợi ích từ sản xuất nông nghiệp mà mà phần diện tích đó mang lại cho kinh tế chung của huyện: Quy hoạch cụm dân cư tập trung bám đường tỉnh lộ nơi mà diện tích đất nông nghiệp canh tác đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện. Để từng bước khắc phục những hạn chế này, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu về đất cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Quán triệt các nguyên tắc cơ bản về quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh Không quy hoạch đất dân cư vào những vị trí đang có giá trị sản xuất nông nghiệp năng suất cao, đóng góp một phần rất lớn cho phát triển kinh tế của huyện.

- Nghiên cứu quy hoạch một số điểm công nghiệp tại các xã phải phù hợp với cơ cấu diện tích đất của từng xã, tránh việc thu hồi đất nông nghiệp tràn lan, không sử dụng gây lãng phí tài nguyên và bức xúc trong dân Và một điểm nữa cần điều chỉnh ngay là quy hoạch những điểm công nghiệp dự kiến xây dựng những dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh như: Trang trại lợn, nhà máy gạch, nhà máy sản xuất bánh kẹo, phải được quy hoạch xa khu dân cư tập trung, không quy hoạch bám các trục đường giao thông chính tránh những hệ lụy không đáng có xẩy ra sau này.

- Quy hoạch được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải dân chủ và công khai

Do vậy, để thể hiện được đầy đủ các nguyên tắc trên, trong thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải thu thập, lồng ghép, tổng hợp, phân tích, cập nhật nhiều thông tin mới và đưa ra phương án quy hoạch tối ưu Khắc phục tình trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới chưa phù hợp với quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên không thể hiện hết nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch của ngành này không đồng bộ với quy hoạch của ngành kia

- Về trình tự, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, còn rất phức tạp, chưa cập với trình độ cán bộ cơ sở ít được đào tạo; phần lớn các xã, phường, thị trấn ở huyện Do vậy, cần vận dụng sáng tạo quy trình như đơn giản bớt phần phân tích, đánh giá mà đi sâu vào những nội dung quy hoạch cụ thể Để thực hiện tốt việc quản lý, giám sát và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải làm rõ danh mục từng công trình, từng khu vực, quy mô diện tích và thời gian thực hiện trong biểu bảng và trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để lồng ghép các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng vào nền quy hoạch sử dụng đất chung.

Một số xã, thị trấn chưa tập trung cao cho lĩnh vực quy hoạch, chưa đánh giá được hết tầm quan trong của công tác quy hoạch, thuê tư vấn hỗ trợ trong khi tư vấn không nắm được hết địa hình địa mạo, cơ cấu sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế đặc thù của địa phương do đó định hướng quy hoạch trên giời không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Dẫn đến quá trình thực hiện quy hoạch chống chéo, không có tính khả thi.

- Do đó một giải pháp quan trọng đưa ra đó là nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về công tác quy hoạch sử dụng đất Phải coi đây là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

- Thường xuyên cập nhật các nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các cấp, ngành.

- Phối hợp tốt và thường xuyên với các cấp, ngành tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tổng hợp đầy đủ nhu cầu sử dụng đất trong dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm 2011 đến năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Yên từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 34)
Bảng 3.1. Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra Nhóm đối tượng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra Nhóm đối tượng (Trang 40)
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Yên năm 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Yên năm 2015 (Trang 46)
Bảng 4.2. Kết quả thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.2. Kết quả thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện (Trang 50)
Bảng 4.3. Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.3. Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 (Trang 52)
Bảng 4.4. Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Quốc phòng đến năm 2020 của huyện Tân Yên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.4. Quy hoạch xây dựng mới dự án các công trình Quốc phòng đến năm 2020 của huyện Tân Yên (Trang 53)
Bảng 4.5. Quy hoạch xây dựng các công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.5. Quy hoạch xây dựng các công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên (Trang 54)
Bảng 4.6. Một số công trình văn hóa dự kiến xây dựng và mở rộng Diện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.6. Một số công trình văn hóa dự kiến xây dựng và mở rộng Diện (Trang 57)
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2012 - 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 61)
Sơ đồ 4.2. Quy trình GPMB các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Sơ đồ 4.2. Quy trình GPMB các dự án trên địa bàn huyện Tân Yên (Trang 63)
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm (thẩm quyền huyện) 2012-2013 2014- 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm (thẩm quyền huyện) 2012-2013 2014- 2015 (Trang 64)
Hình 4.1. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, và vụ việc có liên quan đến thu hồi đất, bồi thương GPMB - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Hình 4.1. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, và vụ việc có liên quan đến thu hồi đất, bồi thương GPMB (Trang 66)
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả bồi thường khi nhà nước thu hồi đất - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả bồi thường khi nhà nước thu hồi đất (Trang 67)
Bảng 4.11. Tình hình thu hồi đất dự án do Nhà nước thu hồi và dự án do Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng từ hộ gia đình, cá nhân - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.11. Tình hình thu hồi đất dự án do Nhà nước thu hồi và dự án do Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng từ hộ gia đình, cá nhân (Trang 69)
Bảng 4.14. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2012 – 2015 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.14. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại về đất dự án trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2012 – 2015 (Trang 78)
Bảng 4.15. kết quả thực hiện sử dụng đất đúng mục đích của các dự án Kết quả thực hiện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.15. kết quả thực hiện sử dụng đất đúng mục đích của các dự án Kết quả thực hiện (Trang 80)
Bảng 4.16. Tổng hợp một số dự án bị thu hồi, điều chỉnh và đánh giá lại và chuyển nhượng - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.16. Tổng hợp một số dự án bị thu hồi, điều chỉnh và đánh giá lại và chuyển nhượng (Trang 82)
Bảng 4.17. Trình độ cán bộ quản lý đất đai huyện Tân Yên - (Luận văn thạc sĩ) quản lý đất dự án trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang
Bảng 4.17. Trình độ cán bộ quản lý đất đai huyện Tân Yên (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w