1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn TRÊN địa bàn HUYỆN tân yên, TỈNH bắc GIANG

100 288 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Số lượng lợn nuôi trung bình theo quy mô nghiên cứu 67 Bảng 3.20: Tổng lượng nước thải phát sinh theo quy mô chăn nuôi của các hộ nghiên cứu 71 Bảng 3.22: Tỷ lệ CTR được xử lý bằng các p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 3

DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Khái quát chung về tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam 9

1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 9

1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 10

1.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Bắc Giang 14

1.2 Khái quát chung về chất thải chăn nuôi lợn 16

1.2.1 Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn 16

1.2.2 Thành phần chất thải chăn nuôi lợn 18

1.3 Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới môi trường 20

1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất 20

1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước 21

1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí 22

1.3.4 Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh 23

1.4 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 24

1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới 24

1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam 25

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 30

2.2 Nội dung nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

Trang 3

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30

2.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30

2.3.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu 31

2.3.4 Phương pháp khảo sát thực địa 31

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 31

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên ảnh hưởng tới quản lý chất thải chăn nuôi 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36

3.1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên .44 3.2 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi lợn nghiên cứu điểm 46

3.2.1 Thông tin chung về các hộ nghiên cứu 46

3.2.2 Tình hình phát sinh chất thải của các hộ nghiên cứu 52

3.3 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi theo quy mô nghiên cứu 55 3.3.1 Tình hình thu gom chất thải 56

3.3.2 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi theo các quy mô nghiên cứu.57 3.3.3 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên .60 3.3.4 Tình hình phát sinh chất thải của các hộ nghiên cứu 68

3.5 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi theo quy mô nghiên cứu 71 3.5.1 Tình hình thu gom chất thải 72

3.5.2 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi theo các quy mô nghiên cứu.73 3.6 Đánh giá tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn theo các quy mô nghiên cứu 76

3.6.1 Đánh giá của người nghiên cứu 76

3.6.2 Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi nghiên cứu về tình hình xử lý chất thải chăn nuôi 80

Trang 4

3.6.3 Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường sống 83

3.7 Những vấn đề tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường chăn nuôi 84

3.7.1 Những vấn đề tồn tại 84 3.7.2 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2003 – 2007 9Bảng 1.2: Số lượng lợn phân theo vùng giai giai đoạn 2008 – 2011 11Bảng 1.3: Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2013 12Bảng 1.4: Số lượng lợn của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2013 13

Bảng 1.5: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012 14

Bảng 1.6: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên %

khối lượng cơ thể

17

Bảng 1.7: Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày 17Bảng 1.8: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 27Bảng 3.1: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên

Bảng 3.8: Số lượng lợn nuôi trung bình theo quy mô nghiên cứu 51

Trang 6

Bảng 3.9: Khối lượng chất thải rắn phát sinh 53Bảng 3.10: Tổng lượng nước thải phát sinh theo quy mô chăn nuôi của

các hộ nghiên cứu

55

Bảng 3.12: Tỷ lệ CTR được xử lý bằng các phương pháp khác nhau 58Bảng 3.13 Tỷ lệ lượng chất thải lỏng được xử lý bằng các phương pháp 60Bảng 3.14: Quy mô chăn nuôi lợn xã Cao Xá và xã Cao Thượng giai

đoạn 2011 – 2013

62

Bảng 3.15 Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu xã Cao Xá 63Bảng 3.16 Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu xã Cao Thượng 63

Bảng 3.18 Số lượng lợn nuôi trung bình theo quy mô nghiên cứu 67

Bảng 3.20: Tổng lượng nước thải phát sinh theo quy mô chăn nuôi của

các hộ nghiên cứu

71

Bảng 3.22: Tỷ lệ CTR được xử lý bằng các phương pháp khác nhau 74

Bảng 3.23: Tỷ lệ lượng chất thải lỏng được xử lý bằng các phương pháp 76

Bảng 3.24: Đặc điểm bể biogas của các hộ nghiên cứu 77

Trang 7

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Số lượng lợn ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 12Hình 1.2: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 25

Hình 3.2: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai

Hình 3.5: Đánh giá của người dân sống xung quanh các hộ chăn nuôi về

hiện trang môi trường ở khu vực nghiên cứu

84

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các

Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á

CARTAGENA Nghị định thư về an toàn sinh học

IUCN Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

Trang 9

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, người tarất chú trọng đến việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, trong đóngành chăn nuôi là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể (chăn nuôi thếgiới chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, 30% diện tích đất tự nhiện, đóng gópkhoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu)

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môitrường ngày càng trở nên nghiêm trọng Hiện tượng ô nhiễm môi trường không phảichỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn ở ngay cả các nước đang phát triển trong

đó có đất nước Việt Nam ta Hiện nay,ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầmtrọng hơn Ô nhiễm không khí, đất, nước… và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh

hưởng xấu tới nhiều mặt cuộc sống của con người Càng ngày các chất thải càng

nhiều và đa dạng hơn Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn tới môitrường là từ chăn nuôi

Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanhchóng về cả chất lượng và quy mô góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống

của người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ

lẻ cũng như trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chănnuôi còn nhiều bất cập

Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi.Trong khi đó, việc xử lý chất thải ở một số trang trại chưa được quan tâm Đặc biệt,chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như còn bị thả nổi Một trongnhững nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử

lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lýchất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trongnhững nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn

Trang 10

Tân Yên là một huyện miền núi đời sống của người dân còn gặp nhiều khókhăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăngtrưởng nhanh cả về quy mô và giá trị thu nhập, đặc biệt là chăn nuôi lợn Chăn nuôilợn đã có từ lâu đời góp phần cung cấp thực phẩm cho con người, tạo công ăn việclàm, khai thác nguồn lực ở địa phương, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảmnghèo, làm giàu cho các nông hộ Ngoài ra chăn nuôi lợn còn cung cấp phân bónphục vụ cho ngành trồng trọt Quy mô các trang trại chăn nuôi của các hộ tronghuyện ngày càng được mở rộng kéo theo các hệ lụy không thể tránh khỏi đến môitrường khi công tác quản lý chất thải sinh ra chưa được quan tâm đúng mức Nhiềunơi trong địa bàn huyện các chất thải chăn nuôi lợn được thải trực tiếp ra ngoài môitrường mà chưa hề qua một biện pháp xử lý nào Điều này gây ảnh hưởng rất lớnkhông chỉ tới cảnh quan môi trường mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của ngườidân và vật nuôi trong khu vực lân cận.

Thực trạng môi trường chăn nuôi huyện Tân Yên đang là đặc điểm chungcủa nhiều làng xã ở nông thôn Việt Nam nên cần tìm biện pháp quản lý để tận dụngtối đa nguồn chất thải và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đây cũng chính là lý

do đề tài: " Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang." được tôi nghiên cứu thực hiện.

Yêu cầu của đề tài

- Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan, đáng tin cậy

- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra

- Các giải pháp khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường khu vực

Trang 11

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát chung về tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam

1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm và rất phát triển Cách đây một vạn nămchăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á Sau đó vào khoảnggiữa thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở châu Mỹ, thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc.Trong giai đoạn 2003 – 2007 số lượng đầu lợn trên thế giới có xu hướng tăng rõ rệt

Số lượng cụ thể được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 1.1: Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2003 – 2007

Trang 12

khoảng 30% ở các châu lục khác Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới(FAO) thì số lượng lợn trên thế giới năm 2009 là 877.569.546 con, trong đó riêngkhu vực châu Á là 534.329.449 con, châu Âu là 183.050.883 con.

Trung Quốc là nước ở khu vực châu Á có số lượng lợn lớn nhất trên thế giớivới số đầu lợn năm 2009 là 451.177.551 con, chiếm 51,4% số lượng lợn của thếgiới Đến năm 2010, Trung Quốc đạt sản lượng 50,7 triệu tấn thịt lợn, chiếm 70%tổng sản lượng thịt của nước này Năm 2011, Trung Quốc sản xuất gần một nửa sảnlượng thịt lợn của thế giới, với 650 triệu con lợn nuôi Trong khi đó nước Mỹ đứngthứ 2 thế giới về sản xuất thịt lợn chỉ có khoảng 100 triệu con Ở Trung Quốc, nuôiquy mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở chiếm tới 70 - 80 % Chuyển dịchnhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán công nghiệp vàcông nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi lợn của nước này (ĐỗKim Tuyên, 2013)

Việt Nam là nước có số lượng lợn cũng khá lớn, năm 2009 Việt Nam đứngthứ 4 trên thế giới với 27.627.700 con (Đỗ Kim Tuyên, 2013)

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn là 3 hình thức

cơ bản: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao chủ yếu phát triển

ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh.Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được ápdụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường vàquản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trongchăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giớitính Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ vàquảng canh phần lớn ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh vàmột số nước Trung Đông Trong chăn nuôi quảng canh tận dụng và dựa vào thiênnhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như một phầncủa chăn nuôi hữu cơ

1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Trang 13

Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trởthành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất Chăn nuôiViệt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng caonhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn của nước ta có biến động cả về tốc độphát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiềunhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Năm 2014, số lượng lợn nuôi của nước ta là 26,7 triệu con, dự kiến năm

2015 là 27,1 triệu con (Cục chăn nuôi, 2015)

Trang 14

Chăn nuôi lợn ở nước ta cũng có sự khác nhau theo các vùng miền, cụ thểnhư sau:

Bảng 1.2: Số lượng lợn phân theo vùng giai giai đoạn 2008 – 2011

Du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long lại có xu hướng tăng Đặc biệt

là vùng Đông Nam Bộ tăng tới 18,1%

Trang 15

Về quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam qua các năm có nhiều biến động Theo

Gautier và cộng sự (2009), phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ nông dân.

Loại quy mô này (1 – 10 con) chiếm tới khoảng 80% tổng đàn lợn, các hình thứcchăn nuôi khác với quy mô lớn hơn chỉ mới chiếm khoảng 20% Trong đó quy môchăn nuôi trung bình (5-10 nái hay 30 – 100 lợn thịt ) chiếm 10%, quy mô chănnuôi khá lớn (20-500 nái hay 100 – 4000 lợn thịt) chiếm 5%, cuối cùng là chăn nuôi

lớn (trên 500 nái hay trên 4000 lợn thịt) là 5% (Vũ Đình Tôn, 2009) Đến năm 2014,

theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chăn nuôi lợn ở nước

ta phổ biến là quy mô nhỏ, chiếm 70% về đầu con và 60% về sản lượng, phân tántrong nông hộ với trên 4 triệu hộ; trong đó chỉ có 1% số hộ nuôi từ 50 con trở lên,12,7% số hộ nuôi 10-50 con, số hộ nuôi 1-2 con chiếm tới 51,8% (Báo Hà Nội Mới,ngày 25/4/2014)

Tuy nhiên, các năm gần đây xu hướng chăn nuôi lợn theo quy mô trang trạiđang ngày càng phát triển Năm 2011 cả nước có 6.267 trang trại chăn nuôi, năm

2012 là 8.133 trang trại và đến năm 2013 là 9.206 trang trại Số lượng trang trạichăn nuôi được phân bố ở các vùng khác nhau trên cả nước Cụ thể được thể hiệntrong bảng dưới đây

Bảng 1.3: Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2013

Vùng Đồng bằng

sông Hồng

Trung du

và miềnnúi phíaBắc

Bắc trung

bộ vàDuyênhải miềnTrung

TâyNguyên

ĐôngNam Bộ

ĐồngBằngsôngCửuLong

Trang 16

nâng cao hiệu quả chăn nuôi Ngoài ra, chăn nuôi trang trại còn tận dụng tốt tiềmnăng quỹ đất ở các vùng gò đồi, đất hoang hóa, tạo công ăn việc làm tăng thu nhậpcho người dân Việt Nam cần có chiến lược phát triển chăn nuôi trong thời kì hiệnnay Ngày 16 tháng 01 năm 2008, thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số10/2008/QĐ – TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm2020” Theo Chiến lược này:

+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyến sang sản xuất phương thứctrang trại, công nghiệp đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượngcho tiêu dùng và xuất khẩu

+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong

đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%

+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, khống chế các bệnhnguy hiểm trong chăn nuôi

+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là theo phương thức trang trại, công nghiệp vàgiết mổ, chế biến gia súc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường vàgiảm ô nhiễm môi trường

Cụ thể hơn, Bộ NN & PTNT đã ra Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn từ 2016– 2020 như sau: Đến năm 2020, tổng đàn heo đạt 28,7 triệu con, tốc đô tăng bìnhquân hàng năm 1,07% Trong đó, đàn heo ngoại và heo lai đạt trên 90%, tổng đànheo nái khoảng 3,0 – 3,5 triệu con (Bộ NN & PTNT, 2008)

1.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Bắc Giang

Ngành chăn nuôi của Bắc Giang không ngừng phát triển và đóng góp ngàycàng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng ngànhchăn nuôi mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2012 tăng lên 51,97% Trong nhữngnăm qua, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng cao so với vùngTDMNPB và toàn quốc Chăn nuôi lợn là một trong những ngành phát triển củatỉnh Theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2012: đàn lợn của tỉnh xếp thứ 1vùng TDMNPB và đứng thứ 3 so với toàn quốc, chỉ sau Hà Nội và Đồng Nai (Sở

Trang 17

NN&PTNT Bắc Giang, 2013) Số lượng lợn nuôi của tỉnh thay đổi đáng kể qua cácnăm như sau:

Bảng 1.4: Số lượng lợn của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2013

(đơn vị : nghìn con)

Nguồn: TT Tin học& Thống kê- Bộ NN&PTNT, 2014

Như vậy, đàn lợn của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm Các huyện cótổng đàn tăng cao là: Tân Yên, Lạng Giang , Việt Yên,…

Hiện nay, hình thức chăn nuôi trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đãhình thành một số vùng chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình thứcchăn nuôi cá thể nên quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn nuôi ra ngoàikhu dân cư còn gặp khó khăn

Bảng 1.5: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012

Trang 18

7 H Lạng Giang 186,55 151,68 34,58 0,28

Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện

Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012 là 177.230 hộ, chiếm 55,3% hộ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh:

+ Số hộ nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ lệ 50,40% tổng số hộ nuôi lợn

+ Số hộ nuôi từ 3-5 con chiếm tỷ lệ 25,46% tổng số hộ nuôi lợn

+ Số hộ nuôi từ 6 - 9 con chiếm tỷ lệ 8,7% tổng số hộ nuôi lợn

+ Số hộ nuôi từ 10-20 con chiếm tỷ lệ 12,12% tổng số hộ nuôi lợn

+ Số hộ nuôi từ 21-99 con chiếm tỷ lệ 3, 2% tổng số hộ nuôi lợn

+ Số hộ nuôi từ >100 con chiếm tỷ lệ 0,13% tổng số hộ nuôi lợn

Mặc dù các hộ chăn nuôi lợn trong khu dân cư vẫn chiếm đa số, tuy nhiênchăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi thâm canh

Theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Sở NN&PTNT Bắc Giang (2013): Mục tiêu tổng quát là

phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi nông hộ an toàn, trang trại sản xuất hànghóa, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo

vệ môi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nôngnghiệp; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi nhằm tăng năng suất và chấtlượng sản phẩm, đảm bảo quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm và công tácphòng chống dịch bệnh; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Bắc Giang là một trong nhữngtỉnh dẫn đầu cả nước về tổng đàn lợn và đàn gia cầm, góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế của tỉnh, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông thôn

Trang 19

Năm 2015, dự kiến tổng đàn lợn là 1,25 triệu con Từ 2016 – 2020, tăng tổng đànlợn lên khoảng 1,4 triệu con, tỷ trọng chăn nuôi lợn truyền thống đạt 38,40%, tỷtrọng chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại đạt 21% tổng đàn lợn Đến năm 2020hình thành 91 khu chăn nuôi tập trung xa dân cư theo đúng tiêu chí của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn; chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đến năm 2020vẫn còn nhưng được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường… Địnhhướng đến năm 2030, cơ cấu ngành chăn nuôi được giữ vững ở mức 55% giá trị sảnxuất nông nghiệp, tăng tổng đàn lợn dự kiến là 1,6 triệu con (Sở NN&PTNT BắcGiang, 2013).

1.2 Khái quát chung về chất thải chăn nuôi lợn

1.2.1 Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn

Hằng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn.Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6 % khối lượng cơ

thể gia súc Các chất thải này chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm Theo Joehr (1970), các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn của người theo

tỷ lệ tương ứng BOD5 là 5:1, Ntổng là 7:1, TS là 10:1

Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn pháttriển, khẩu phần ăn và thể trọng gia súc và gia cầm Riêng đối với gia súc, lượngphân và nước tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng Nếu tính trung bình theokhối lượng cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất cao,nhất là đốivới gia súc cao sản (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Bảng 1.6: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên %

khối lượng cơ thể Loại gia súc Tỷ lệ phân so với khối lượng cơ thể

Trang 20

Gà, vịt 5

Nguồn: Lochr,1984

Ngoài phân và nước tiểu, lượng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết, các vậtdụng chăm sóc, nước tăm gia súc và vệ sinh chuống nuôi cũng đóng góp đáng kểlàm tăng khối lượng chất thải Đây là nguồn ô nhiễm và lan truyền dịch bệnh rấtnguy hiểm, vì vậy chúng cần được xử lý thích hợp trước khi trả lại cho môi trường

Bảng 1.7: Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày

Khối lượng (Kg)

Nguồn:Bùi Hữu Đoàn, 2011.

1.2.2 Thành phần chất thải chăn nuôi lợn

1.2.2.1 Nước thải chăn nuôi lợn

Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc,nước rửa chuồng Trong đó, nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứanhiều độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phán tán vào môitrường có thể chuyển hóa thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và môitrường Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng Ngoài ramột lượng lớn Nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone,creatin, sắc tố, axit mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của convật (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học nước

tiểu của lợn có khối lượng 70 – 100 kg chủ yếu là Urê với giá trị 123 – 196 (g/kg),tiếp đó là Vật chất khô 30,9 – 35,9 (g/kg) Ngoài ra là tro 8,5 – 16,3 (g/kg), Ntổng là

Trang 21

4,9 – 6,63 (g/kg), NH4 0,13 – 0,4 (g/kg), cuối cùng là Carbonat là 0,11 – 0,19 (g/kg)(Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Thành phần nước tiểu thay đổi phụ thuộc vào tuổi, chế độ dinh dưỡng vàđiều kiện khí hậu Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn

bộ lượng phân gia súc Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và ctv (2006) trêngần 1000 trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh phía Nam cho thấy hầuhết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc Cứ 1 kgchất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm từ 20 – 49 kg nước Nước thảichăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tốgây bệnh sinh học khác (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân,nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số lầnthu gom, vệ sinh chuồng trại và có hót phân hay không hót phân trước khi rửachuồng), lượng nước dùng để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại

Đây là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu và có giá trị về mặt phân bón Đồng thờicũng là các chất có khả năng gây ô nhiễm (nước ngầm) nếu khâu thu gom và quản

lý không đúng

1.2.2.2 Chất thải rắn chăn nuôi lợn

Chất thải rắn trong chăn nuôi không chỉ là phân mà còn là lượng chất thảiđộn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc chết Phân là sản phẩm thải loại của quá trìnhtiêu hóa gia súc bị bài tiết ra ngoài theo đường tiêu hóa Thành phần hóa học củaphân bao gồm:

Các chất hữu cơ: chất protein, carbohydrate, chất béo và các sản phẩm trao đổicủa chúng Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng ( đa lượng, vi lượng).Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối lượng củaphân

Trang 22

Ngoài ra còn dư lượng thức ăn bổ sung cho gia, các thành phần tạp từ môitrường thâm nhập đá, cát, ) Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay kí sinhtrùng bị nhiễm trong đường tiêu hóa gia súc hay thức ăn (Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Còn theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học của

phân lợn từ 70 – 100 kg chủ yếu là vật chất khô, chất xơ, tro Cụ thể là vật chất khôchiếm 213 – 342 (g/ kg), chất xơ là 151 – 261 (g/ kg), tro chiếm 32,5 – 93,3 (g/kg).Ngoài ra còn có NH4 –N, Ntổng, carbonat, các axit ngắn mạch (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi Thường thì giasúc chết do nguyên nhân bệnh lý cho nên chúng là một nguồn phát sinh ô hiễmnguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh Xác gia súc chết có thể bị phân hủy tạo nêncác sản phẩm độc Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất trong thờigian dài hay lan truyền trong môi trường nước và không khí, gây nguy hiểm chongười, vật nuôi và các khu hệ sinh vật trên cạn hay dưới nước

Trong các chuồng trại chăn nuôi lợn, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạhay các chất độn chuồng khác, để lót chuồng Sau một thời gian sử dụng, nhữngvật liệu này sẽ được thải bỏ đi Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn,nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng do phân, nước tiểu cácmầm bệnh có thể bám theo chúng Vì vậy cũng phải được thu gom và xử lý hợp vệsinh, không được vứt bỏ ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho chất thải và mầmbệnh phát tán vào môi trường

Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm vì thức

ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên Khichúng phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi trườngxung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của gia súc và sức khỏe conngười (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

12.2.3 Chất thải khí

Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất Theo Hobbs

và cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể phất sinh ra từ chăn nuôi, điển

Trang 23

hình là các khí CO 2, CH 4 , NH 3 , NO 2 , NO, H 2 S, indol, schatol, mecaptan và hàng

loạt các khí gây mùi khác Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho giasúc, cho con người và môi trường

Trong những các khí sinh ra từ quá trình phân giải thì những chất khí có mặt

thường xuyên, liên quan chặt chẽ tới mùi như amoniac, hydrosunfua, và một số hợp chất khác như: skatol, indol, amin, mecaptan, phenol, axit hữu cơ, Nitơ dị vòng ( Yokoyama, 1994) Những khí này có thể tạo ra tùy thuộc vào những cơ sở

chuồng trại thiếu thông thoáng (Trần Thị Anh Phương, 2009)

1.3 Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới môi trường

1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất

Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm đất Nhiều nghiêncứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh chongười và gia súc, đặc biệt là các mầm bệnh về đường ruột như thương hàn, phóthương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá gan

Khi dùng nước thải chưa xử lý người ta thấy rằng có Salmonella trong đất ở

độ sâu 50 cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm Mẫu

cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84% trường hợp có Salmonella và vi trùng đường ruột khác, phân tươi cho vào đất có E.coli tồn tại được 62 ngày, ngoài ra

khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với liều lượng lớn có thể gây ngộ độccho cây trồng (Cục Chăn nuôi, 2009)

Kết quả nghiên cứu của Chang 1968, Mosley, Kolf 1970 đã cho thấy nhiềuloại vius gây bệnh được đào thải qua phân và sống sót với thời gian từ 5 – 15 ngàytrong phân và đất, trong đó đáng chú ý nhất là các nhóm virus gây bệnh viêm gan,

Rheovirus, Adenovirus Các nghiên cứu của G.V Xoxibarov 1974, R Alexan

drennus và cộng tác viên cho thấy trong 1 kg phân tươi có 2100 – 5000 trứng giun

sán Trong đó có 39 – 83 % là Acaris suvum, 60 – 68,7 % là Oesophagostomum và

47 – 58,3 % Trichocephalus sp Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại tồn tại và gây bệnh

Trang 24

phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu độ ẩm của đất, phân và môi

trường xung quanh (Nguyễn Thị Hoa lý, 2004).

Năm 2012, báo chí đã phản ánh về trang trại chăn nuôi heo của Công tyTNHH Hùng Vân tại thôn 2, xã Tiên Phong (Tiên Phước) gây ô nhiễm môi trường khiến người dân nơi đây hết sức bức xúc Cánh đồng rộng hơn 1 ha củangười dân thôn 2 xã Tiên Mỹ bị chất thải từ trang trại chăn nuôi heo không trổđược Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm của Công ty TNHH Hùng Vân chỉ giảmđôi chút trong thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy (Phước Tân, 2013)

1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước

Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách thải vào môitrường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảmquá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ visinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên dòng nước chết (nước đen, hôi thối, sinh vậtkhông thể tồn tại) ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinhthái Hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước

đó là nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và photpho (Cục Chăn nuôi, 2009)

Trong nước thải chăn nuôi còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh và

trứng ký sinh trùng Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ( A Kigirov, 1982; G Rheiheinmer, 1985 ) vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Salmonella 6 -7 tháng, Mycobacteria tuberculosis 75 – 150 ngày, vius lở mồm long móng sống trong nước thải 100 – 120 ngày Các vi trùng có nha bào như Bacillus anthracis có thể tồn tại hơn 10 năm,

Bacillus tetani 3 – 4 năm Trứng giun sán với các loại điển hình có thể phát triểnđến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 28 ngày và tồn tại 5 – 6 tháng Các vi trùng có thể

xâm nhập vào mạch nước ngầm Salmonella có thể thấm sâu xuống lớp đất dày 30 –

40 cm Ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải, trứng giun sán, vi trùng gâybệnh có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh, khi bị nhiễm vào nước mặt tạo thànhdịch cho người và gia súc (Nguyễn Thị Hoa lý, 2004)

Trang 25

Theo nghiên cứu của PGS TS Hồ Thị Lam Trà và các cộng sự tại xã Lai

Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương kết luận: Hoạt động chăn nuôi lợn tại giađình trên địa bàn xã Lai Vu không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, mật độchăn nuôi cao và số lượng chăn nuôi lớn đã phát sinh một số lượng phân thải, nướcrửa chuồng trại khổng lồ gây tác động xấu tới môi trường nước mặt trên địa bàn xã.Theo QCVN 08/A2, hầu hết các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, NH4 và PO42- đều vượtquá ngưỡng cho phép nhiều lần (Hồ Thị Lam Trà, 2001)

Trường hợp khác, Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương là trại chănnuôi có quy mô lớn với diện tích 28 ha đóng tại xóm 9 xã Đại Sơn ( Đô Lương), cóthời điểm nuôi gần 25.000 con lợn các loại nhưng hệ thống xử lý chất thải của đơn

vị này rất sơ sài và nhiều lần xả thẳng nước thải xuống đập Chọ Ràn – nguồn nướctưới chủ yếu của xã Đại sơn gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng

trực tiếp tới sinh hoạt và sản xuất của nhân dân (Tinmoi.vn, 2/3/2013)

Đáng lưu ý nữa là nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chăn nuôi heo nằmdọc kênh Trần Quang Cơ gây nguy cơ ô nhiễm nước sông Sài Gòn Theo chi cụcBảo vệ môi trường, nguồn nước thải từ chăn nuôi là một trong những nguồn thảigây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dânthành phố, bởi lẽ, nước thải chăn nuôi sau khi bị thải ra hệ thống kênh rạch thì chảythẳng ra sông Sài Gòn, nguồn nước thô cung cấp cho nước sinh hoạt của cả thànhphố Nguồn nước thải này trước đây đã bị “bỏ sót”, mãi đến năm nay mới được

“phát hiện” để đưa vào danh sách nguồn thải cần thống kê và kiểm soát chặt chẽtrong chương trình bảo vệ chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn(Baomoi.com, 1/3/2013)

1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Chăn nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nông nghiệp hoặc 30%diện tích bề mặt của hành tinh Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí của nhàkính tính quy đổi theo CO2, trong đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5% Chăn nuôisinh ra 65% tổng lượng NO2, 37% tổng lượng CH 4 64% tổng lượng NH3 do hoạtđộng của loài người tạo nên Chăn nuôi góp phần đáng kể đến việc làm tăng nhiệt

Trang 26

độ trái đất do sản sinh các khí gấy hiệu ứng nhà kính như: CH4, CO2, NH3, gâynhiều hậu quả cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu toàn cầu Các chất khí

dioxyt carbon ( CO2), metan (CH4), oxyt nito (NO2) là 3 loại khí hàng đầu gây hiệuứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí metan và và oxyt nito là haikhí chủ yếu tạo ra từ hoạt động chăn nuôi và sử dụng phân bón hữu cơ Tác dụnggây hiệu ứng nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với khí CO2 sinh

ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Tại xã Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ nuôi Kết quả mà cơ quan chứcnăng thu được là mức khí độc NH3, H2S cao hơn mức cho phép là 4,7 lần, mứcnhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi trung bình là 18.675 vi sinh vật (cao hơntiêu chuẩn của Nga 12 lần) (Đào Lệ Hằng, 2013)

1.3.4 Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh

Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệuquả chăn nuôi Từ năm 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia súc đãhoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để Từ cuối năm 2003, dịch cúmgia cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 4 năm, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêuhuỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng.Bệnh đã có nhiễm sang người, đến nay đã có 100 người mắc và đã tử vong 46người Từ đầu năm 2007 đến nay đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinhsản (bệnh tai xanh- PSSR) trên lợn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợntại nhiều địa phương Diễn biến của bệnh khá phức tạp, khả năng gây dịch còn rấtlớn Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm

và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm,… (CụcChăn nuôi, 2009)

Trong năm 2012, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và căngthẳng, đáng chú ý là dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp trên heo con xảy ra vào giữanăm tại một số tỉnh thành trên cả nước Cả nước có 22 tỉnh công bố phát dịch gâythiệt hại không nhỏ tới sản xuất chăn nuôi cũng như người chăn nuôi Đợt dịch heotai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành

Trang 27

chăn nuôi Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với

115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh Tổng số heo mắc bệnh 23.249 con,

số chết và tiêu hủy 12.070 con (tương đương gần 413 tấn thịt hơi); tổng thiệt hại

ước tính 24 tỷ đồng (2lua.vn, ngày 2/3/2013).

1.4 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi

1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới

Việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ởcác nước phát triển từ cách đây vài chục năm Các nghiên cứu của các tổ chức vàcác tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs,1993; Smith  Frank,1988) Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu là cácphương pháp sinh học Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta,trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn vàchất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện,nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp

Hình 1.2: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới

Trang 28

Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nướcthải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua.

Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giaiđoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng vànước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/ hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy raquá trình đề nitrat thành khí nitơ Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng địnhlượng vôi vào bể sục khí (Willers et al.,1994)

Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN(được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761) Đây là quy trình xử lý kếthợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗhợp khí sinh học và khí tự nhiên

Ở Châu Á, các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, là những nước các nước cóngành chăn nuôi phát triển trong khu vực nên rất quan tâm đến vấn đề xử lý nướcthải chăn nuôi Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra nhiều công nghệ xử lýnước thải phù hợp như: kỹ thuật lọc yếm khí, kĩ thuật phân hủy yếm khí hai giaiđoạn, bể biogas tự hoại Hiện nay ở Trung Quốc các bể biogas tự hoại đã sử dụngrộng rãi như phần phụ trợ cho các hệ thống xử lý trung tâm Bể biogas là phầnkhông thể thiếu trong các hộ gia đình chăn nuôi heo vừa và nhỏ ở các vùng nôngthôn (Cục Chăn nuôi, 2013)

Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB Đây là côngtrình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyênqua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn Quá trình khoáng hóa các chấthữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này Một phần khí sinh ratrong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với cácbông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữabùn và nước Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn

sẽ rơi xuống Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do saukhi thoát ra khỏi bể được tuần hoàn trở lại hệ thống Cuối cùng nước thải có thể sửdụng làm thức ăn cho cá (Trần Mạnh Hải, 2010)

Trang 29

1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam

Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn Phânlợn ướt và hôi thối nên khó thu gom và vận chuyển, phân lợn là phân “nóng’’ khó

sử dụng, hiệu quả không cao và có thể làm chết hoặc mất năng suất cây trồng ( sầuriêng mất mùi, nhãn không ngọt ) Còn nước thải lợn thì có mùi hôi thối, khó vậnchuyển di xa để sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Hơnnữa lượng thải quá lớn, không thể sửu dụng hết cho diện tích canh tác xung quanh

Theo nghiên cứu của Trịnh Quang Tuyên và cs (2008), quản lý và xử lý phântrong các trang trại chăn nuôi lợn tập trung là một khâu quan trọng trong việc xử lýmôi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm Kết quả điều tra cho thấy nhà chứa phân lợntại các trang trại điều tra trên 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình thì tỷ lệtrang trại có nhà chứa phân lợn ở quy mô chăn nuôi trên 200 lợn nái chếm đa số(91,7%), nhà chứa phân ở trang trại quy mô từ 30 đến 100 nái có tỷ lệ thấp (7,6%).Như vậy nhà chứa phân lợn mới chỉ được quan tâm ở các trang trại quy mô trên 200

lợn nái, quy mô nhỏ còn ít được quan tâm Hố ủ phân: Một số trang trại chăn nuôi

quy mô từ 30 đến dưới 100 nái có hố chứa phân, chiếm tỷ lệ thấp (6,1%) Các trang

trại có quy mô từ 100 lượn nái trở lên thì không trang trại nòa có hố chứa phân Ao chứa nước thải: Đa số các trang trại quy mô nhỏ từ 30 đến dưới 100 lợn nái thì

không có ao chứa nước thải Ngược lại, đối với quy mô chăn nuôi lớn hơn tỷ lệ có

sử dụng ao chứa nước thải cao nhất ở quy mô lớn hơn 200 nái (100%) và thấp hơn ởquy mô từ 100 – 200 nái (55,6%) (Trịnh Quang Tuyên, 2010)

Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8.5 triệu hộchăn nuôi quy mô hộ gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung Với tổng đàn

300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải thải chăn nuôi ramôi trường lên tới 84,45 triệu tấn Trong đó chất thải từ lợn là 24,96 triệu tấn Cáctrang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử lý chất thảinhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70%tương ứng với khoảng 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó có 8,7 % hộchăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm biogas) Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại

Trang 30

chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% Còn khoảng 23% số hộ chăn nuôikhông xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường.

Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67% Trong

đó chỉ có 2,8 % có đánh giá tác động môi trường (vnxpress.net, ngày 2/3/2013) Cụ

thể được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 1.8: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi

Tỷlệ% Số lượng

Tỷlệ%

Sốlượng

Tỷlệ%

Sốlượng

Tỷlệ%

Trang 31

Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi năm 2010

Nhìn chung việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn Vìvậy cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và khắcphục sự ô nhiễm môi trường do một lượng lớn chất thải chăn nuôi gây ra

Trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thường chia thành 2 loại

Xử lý chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng Xử lý chất thải rắn thường được xử lýbằng các phương pháp sau: Ủ nóng, ủ hỗn hợp, ủ nguội, hầm ủ khí sinh học biogas.Trên thực tế thì chất thải rắn chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas

Phương pháp ủ nóng: Lấy phân chuồng xếp thành từng lớp xen kẽ rơm rạ

hay cỏ khô trong hố, khồn nén chặt, phân được xếp ở nơi có nền không thấm nước.Sau đó tưới phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân từ 60 – 70 % Sau đó trát bùn baophủ bên ngoài đống phân, hằng ngày tưới nước phân lên hố ủ Các loài vi sinh vậthiếu khí chiếm ưu thế, nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao Đây làphương pháp ủ nhanh, thời gian ủ từ 30 – 40 ngày là hoàn thành Phương pháp này

có thể diệt được một số mầm bệnh, hạt cỏ dại, nhưng dễ mất chất đạm (Bùi HữuĐoàn, 2011)

Hầm khí sinh học biogas: Quá trình xử lý chất thải bằng hầm biogas sẽ tạo

ra khí biogas gọi là khí sinh học Nó là một hỗn hợp khí được sản sinh ra từ sự phânhủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí.Khí biogas có CH4 chiếm từ 60 – 70 %, CO2 chiếm từ 30 – 40 % , phần còn lại làmột lượng khí nhỏ N2, H2, CO…Trong hỗn hợp khí thì CH4 chiếm tỷ lệ lớn, là loạikhí được sử dụng chủ yếu để tạo ra năng lượng khí đốt (Bùi Hữu Đoàn, 2011)

Sau khi được xử lý phân được đem sử dụng hoặc bán Có khoảng 40 – 70 %chất thải rắn được ủ (thường là ủ nóng), đóng bao bán làm phân bón tùy từng vùng.Khoảng 30 – 60 % (tùy vùng) chất thải còn lại được xả trực tiếp ra ao nuôi cá vớinhững mô hình chăn nuôi V.A.C, ra môi trường (kênh, rạch, mương đất) hoặc ủcùng nước thải trong hầm biogas Hiện nay hầu hết các cơ sở chăn nuôi không cónhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt TCVN 3775-83 Với các chất thải rắn ngoài phân

Trang 32

(một số dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y ) chưa được xử lý trước khi thải vào môitrường (Đào Lệ Hằng (2008).

Đối với việc xử lý chất thải lỏng: có nhiều phương pháp được áp dụng như:+ Hồ sinh học: Gồm các loại hồ ổn định chất thải hiếu khí, hồ ổn định chấtthải kị khí, hồ tùy nghi

Nhìn chung những năm gần đây ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộvẫn chiếm tỷ lệ lớn Vì vậy việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặpnhiều khó khăn Những năm qua chất thải chăn nuôi được xử lý bằng 3 biện phápchủ yếu sâu đây: (1) chất thải vật nuôi được thải trực tiếp ra kênh mương và trựctiếp xuống ao hồ; (2) chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng; (3) chất thảiđược xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas) Bên cạnh đó còn có một sốphương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý bằng sinh vật thủy sinh(cây muỗi nước, bèo lục bình ), bèo lục bình (Đào Lệ Hằng, 2008)

Trang 33

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải chăn nuôi lợn và các hình thức quản lý chất thải chăn nuôi lợn trênđịa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trong huyện Tân Yên

- Thời gian nghiên cứu: Từ 6/2014 đến 7/2015

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện liên quan đến

quản lý chất thải chăn nuôi lợn

- Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường chăn nuôi lợn trên địabàn huyện

- Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và nước thải chăn nuôi lợn tại địabàn huyện

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chănnuôi lợn tại huyện Tân Yên,tỉnh Bắc Giang

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình

phát triển chăn nuôi lợn của huyện Tân Yên từ các phòng ban chuyên môn củaUBND huyện

- Tài liệu thu thập từ sách, báo, tạp chí khoa học, mạng internet, các đề tàinghiên cứu có liên quan tới khu vực và vấn đề nghiên cứu đã được xuất bản Thamkhảo tài liệu từ một số báo cáo trước từ thư viện khoa Môi trường, thư viện trườngHọc viện Nông Nghiệp Việt Nam

Trang 34

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.3.2.1 chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp chọn hộ để nghiên cứu điểm: Để thu thập các thông tin liênquan tới tình hình chăn nuôi, đặc điểm chăn nuôi, quản lý, xử lý chất thải chăn nuôilợn trên địa bàn huyện Tân Yên tôi tiến hành chọn các hộ nghiên cứu theo 3 quy môchăn nuôi: chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, gia trại, trang trại (các khái niệm này ởđâu, trang trại thì đã có quy định về quy mô, nhưng gia trại và nhỏ lẻ là gì ?) Tôitiến hành nghiên cứu trên 2 hai xã (tại sao là 2 mà không phải là 3) trọng điểm cóquy mô chăn nuôi lợn phát triển nhất huyện là xã Cao Xá và xã Cao Thượng Theo

số liệu điều tra 2013, xã Cao Xá có 250 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 50 gia trại và 2 trangtrại; xã Cao Thượng có 300 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, 55 gia trại và 3 trang trại Do vậy,với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình và quy mô gia trại, tôi chọn mỗi xã 42 hộ

để nghiên cứu điểm; còn với quy mô trang trại, tôi chọn 2 hộ của xã Cao Xá và 3 hộcủa xã Cao Thượng để nghiên cứu

Để biết được tình hình chăn nuôi, tình hình quản lý và xử lý chất thải chănnuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tôi tiến hành điều tra với bộ câu hỏi soạn sẵntại hai xã: Xã Cao Xá và xã Cao Thượng Đây là hai xã trọng điểm của huyện cóquy mô chăn nuôi lợn phát triển nhất Với xã Cao Xá, tôi tiến hành điều tra 44 phiếutrong đó 27 phiếu là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, 15 phiếu là quy mô gia trại và 2phiếu quy mô trang trại Với xã Cao Thượng, tôi tiến hành điều tra 45 phiếu trong

đó 27 phiếu là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, 15 phiếu là quy mô gia trại và 3 phiếu quy

mô trang trại (phần này vẫn là chọn điểm)

2.3.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn nông dân bằng phiếu

Nôi dung điều tra, chỉ tiêu gì, thời điểm điều tra, phương pháp điều tra ngẫu nhiênhay không

2.3.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Trang 35

Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn, cơ sở vật chất chăn nuôi (chuồng trại, ),quan sát thực tế chăn nuôi, hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn các xãnghiên cứu.

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phầnmềm Excel Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ

Trang 36

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân yên ảnh hưởng tới quản lý chất thải chăn nuôi

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, Trung tâmhuyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km, cách thủ đô Hà Nội 50 km, thànhphố Thái Nguyên cách 50 km Diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013 là20.789,63 ha

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang

- Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình- tỉnhThái Nguyên

- Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang

- Phía Bắc giáp huyện Yên Thế

Huyện Tân Yên có 22 xã và 2 thị trấn

Trang 37

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Tân Yên

Trên địa bàn huyện có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua nhưtỉnh lộ 398 chạy qua huyện 20 km, tỉnh lộ 298 (qua huyện 25km đi Việt Yên),tỉnh lộ 295 (qua huyện 27 km đi Lạng Giang và Hiệp Hòa), nên huyện Tân Yên

có điều kiện giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu khoa học kỹ thuật, vậnchuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khác trong tỉnh cũngnhư ngoài tỉnh

3.1.1.2 Địa hình, đất đai

Địa hình của huyện Tân Yên có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sangĐông, chia làm 02 vùng rõ rệt: vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏhẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng

Theo kết quả phân loại thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có 17 loại đất:1) Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diện tích577,59 ha chiếm 2,84% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở dọc sông Thươngthuộc các xã Hợp Đức, Quế Nham, đất này phù hợp với trồng lúa

Trang 38

2) Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diên tích 397,51 hachiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố dọc sông Thương phía ngoài đê thuộcđịa phận xã Liên Chung.

3) Đất phù sa được bồi hàng năm, chua, glây yếu: 951,82 ha chiếm 4,67%diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Liên Trung, Hợp Đức,Việt Lập, Phúc Sơn,Đại Hoá Loại đất này thích hợp với trồng lúa

4) Đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glây mạnh: 629,46 ha chiếm3,09% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Liên Trung, QuếNham, Phúc Hoà thích hợp trồng lúa

5) Đất phù sa ngập nước quanh năm glây mạnh: 1.079,14 ha chiếm 5,30%diện tích tự nhiên, phân bố tại các xã Quế Nham, Việt Lập, Liên Chung, PhúcHoà Thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản

6) Đất phù sa có sản phẩm feralit: 695,85 ha chiếm 3,42% diện tích tựnhiên Phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Lam Cốt, Song Vân, Phúc Sơn, PhúcHoà Đất có thể trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày

7) Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền cơ giớinặng: 7.637,98 ha chiếm 37,94% diện tích thích hợp trồng cây công nghiệp,cây lương thực và cây ăn quả

8) Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền thànhphần cơ giới trung bình: 1.310,72 ha chiếm 6,43% Phân bố ở các xã Lam Cốt,Ngọc Thiện, Ngọc Châu, Nhã Nam, Liên Sơn, Đại Hoá Vùng này thích hợpvới cây công nghiệp và cây lương thực

9) Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit: 869,32 ha chiếm 4,27%, phân bốchủ yếu ở các xã Lan Giới, Nhã Nam, Liên Sơn, An Dương Đất này thích hợptrồng cây công nghiệp và cây ăn quả

10) Đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic: 1.264,47 ha chiếm6,21%, phân bố chủ yếu ở các xã Quế Nham, Việt Lập, Cao Thượng, Tân Trung,

An Dương, phù hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả

Trang 39

11) Đất feralit biến đổi do trồng lúa: 166,34 ha chiếm 0,82% Phân bố ở các

xã Phúc Hoà, Tân Chung, Quế Nham , thích hợp trồng cây lương thực và câycông nghiệp

12) Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: 1.732,77 ha chiếm 8,51%.Phân bố ở các xã Việt Ngọc, Song Vân, Ngọc Lý, Ngọc Thiện

13) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét: loại đất này có tổngdiện tích 558,21 ha chiếm 2,74% Phân bố ở xã Việt Lập Vùng này trồng câylương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả

14) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy: 518,22 hachiếm 2,54% Phân bố ở các xã Phúc Hoà, Việt Lập, Liên Chung

15) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy đất mỏng:635,53 ha chiếm 3,12% Phân bố ở các xã Lan Giới, Tân Chung, Quế Nham, CaoThượng Có thể trồng cây lương thực, cây công nghiệp

16) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên sa thạch cuội kết, răm kết: 201,25 hachiếm 0,99% Đất này thích hợp với cây lâm nghiệp

17) Đất feralit xói mòn mạnh: 1.146,5 ha chiếm 5,63% Phân bố ở các xãLiên Chung, Hợp Đức, Phúc Sơn Loại đất này hiện nay phần lớn là đất trống đồinúi trọc, có thể trồng cây lâm nghiệp

Về tình hình sử dụng đất đai: Theo số liệu thống kê đất đai của huyện TânYên tính đến ngày 31/12/2013 do phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp: Tổngdiện tích đất tự nhiên của huyện là 20.789,63 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm62,27%, đất ở 3.158,21 ha chiếm 15,19%, đất phi nông nghiệp 4.288,6 ha (gồm đấtchuyên dùng, tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối mặtnước và đất phi nông nghiệp khác) chiếm 16,46%, đất chưa sử dụng 396,19 hachiếm 1,91%

Trong đất nông nghiệp có 3.784,49 ha là đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp

và đất thủy sản với đặc điểm địa hình là đồi núi thấp, sông suối và trũng xen kẽ thìcác loại đất trên là điều kiện rất tốt để phát tiển kinh tế chăn nuôi

Trang 40

3.1.1.3 Khí hậu

Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Một năm cóbốn mùa rõ rệt thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng Tính chất khíhậu nhiệt đới thể hiện rõ ở đặc trưng nóng ẩm Nhiệt độ trung bình 23,80C Thángnóng nhất là tháng 7, nhiệt độ tới 290C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ 150C.Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, thấp tuyệt đối là 1,400C, tổng tích ôn 82680C; độ ẩmbình quân năm là 83%

Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng

và mưa nhiều Lượng mưa bình quân cả năm 1496 mm, trong năm có 175 ngàymưa Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,9; tháng mưa ít nhất là tháng 11,12 Mùa nàynói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây trồng

Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít(khoảng 10% lượng mưa cả năm), thời tiết khô hanh Là một huyện trung du, do đó,

so với các huyện đồng bằng trong tỉnh ở phía nam của huyện, khí hậu Tân Yên cónhiệt độ và độ ẩm thấp hơn, còn so với huyện Yên Thế ở phía bắc thì nhiệt độ và độ

ẩm cao hơn

3.1.1.4 Chế độ thủy văn

Chế độ thuỷ văn của các sông, suối ở Tân Yên cơ bản phụ thuộc vào chế

độ thủy văn của sông Thương Mùa lũ trên các sông ở Tân Yên bắt đầu tươngđối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9 Lượng nước trên cácsông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong

cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thườngxuất hiện vào tháng 7 Trong mùa kiệt lượng nước thường chỉ chiếm 20-25%tổng lượng dòng chảy trong năm Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ravào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếunước

Ngày đăng: 25/12/2019, 21:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Hữu Đoàn (2011). Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2011
3. Trần Mạnh Hải (2010). Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phươngpháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam
Tác giả: Trần Mạnh Hải
Năm: 2010
4. Đào Lệ Hằng (2008). Thực trạng và định hướng bảo vệ môi trường chăn nuôi, Phòng môi trường chăn nuôi, Cục Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và định hướng bảo vệ môi trường chăn nuôi
Tác giả: Đào Lệ Hằng
Năm: 2008
6. Nguyễn Thị Hoa Lý (2004). Nghiên cứu các chỉ tiêu nhiễm bẩn của nước thải chăn nuôi heo tập trung và áp dụng một số biện pháp xử lý , Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, trường đại học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các chỉ tiêu nhiễm bẩn của nước thải chăn nuôiheo tập trung và áp dụng một số biện pháp xử lý
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Lý
Năm: 2004
7. Trần Thị Anh Phương, 2009. Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại tỉnh Phú Yên và xây dựng các giải pháp tổng hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại tỉnhPhú Yên và xây dựng các giải pháp tổng hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
8. Phùng Đức Tiến và cs (2009). Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Tác giả: Phùng Đức Tiến và cs
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
Năm: 2009
11. Hồ Thị Lam Trà (2001). Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến chất lượng nước mặt xã Lai Vu huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến chất lượngnước mặt xã Lai Vu huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương
Tác giả: Hồ Thị Lam Trà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2001
12. Trịnh Quang Tuyên (2010). Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung, Tạp chí Khoa học chăn nuôi, số 23: 55-62.Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chănnuôi lợn trang trại tập trung", Tạp chí Khoa học chăn nuôi, số 23: 55-62
Tác giả: Trịnh Quang Tuyên
Năm: 2010
13. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang (2014). Bắc Giang: Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, truy cập ngày 10/7/2014 từ:http://www.bacgiang.gov.vn/chien-luoc/16920/Bac-Giang:-Quy-hoach-phat-trien-chan-nuoi-den-nam-2020,-dinh-huong-den-nam-2030.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Giang: Quy hoạch phát triển chăn nuôiđến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Tác giả: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang
Năm: 2014
14. Cục Chăn nuôi (2013). Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung, truy cập ngày 01/7/2014 từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung
Tác giả: Cục Chăn nuôi
Năm: 2013
15. Đào Lệ Hằng (2013), Vòng lẩn quẩn chăn nuôi gây ô nhiễm – ô nhiễm hại chăn nuôi. Truy cập ngày 01/7/2014 từ:http://www.nongnghiep.vn/vi-VN/61/158/13/45/68/1245/Default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vòng lẩn quẩn chăn nuôi gây ô nhiễm – ô nhiễm hại chăn nuôi
Tác giả: Đào Lệ Hằng
Năm: 2013
16. Trịnh Lan (2014). Hội chăn nuôi lợn sạch ở Tân Yên, Báo điện tử Bắc Giang, truy cập ngày 31/10/2014 từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chăn nuôi lợn sạch ở Tân Yên
Tác giả: Trịnh Lan
Năm: 2014
20. Đỗ Kim Tuyên (2013). Tình hình chăn nuôi khu vực và thế giới, truy cập ngày 25/6/2014 từ:http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=11266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình chăn nuôi khu vực và thế giới
Tác giả: Đỗ Kim Tuyên
Năm: 2013
22. Mỹ Ý (2014). Ngành chăn nuôi Việt Nam – Thách thức từ TPP, Trung tâm thông tin PTNNNT (AGROINFO), truy cập ngày 29/7/2014 từ:http://agro.gov.vn/news/tID23848_NGaNH-CHAN-NUOI-VIeT-NAM--THaCH-THuC-Tu-TPP.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành chăn nuôi Việt Nam – Thách thức từ TPP
Tác giả: Mỹ Ý
Năm: 2014
23. Hàng trăm người bao vây trại lợn gây ô nhiễm. Báo điện tử Tinmoi.vn, truy cập ngày 02/7/2014 từ:www.tinmoi.vn/hang-tram-nguoi-bao-vay-trai-lon-gay-o-nhiem-0163989html24. Nước thải chăn nuôi làm ô nhiễm nước sông. Truy cập ngày 02/7/2014 từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng trăm người bao vây trại lợn gây ô nhiễm." Báo điện tử Tinmoi.vn, truy cập ngày02/7/2014 từ:www.tinmoi.vn/hang-tram-nguoi-bao-vay-trai-lon-gay-o-nhiem-0163989html24. "Nước thải chăn nuôi làm ô nhiễm nước sông
25. Dịch heo tai xanh gây thiệt hại 24 tỷ đồng ở Đắk Lắk, truy cập ngày 02/7/2014 từ:www.2lua.vn/article/dich-heo-tai-xanh-gay-thiet-hai-24-ty-dong-o-dak-lak Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch heo tai xanh gây thiệt hại 24 tỷ đồng ở Đắk Lắk
26. Giải bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, Báo điện tử Vnexpress.net, truy cập ngày 02/7/2014 từ:Vnexpress.net/gl/khoa-hoc/bao-ve-moi-truong/2012/05/giai-bai-toan-o-nhiem-moi-truong-trong-chan-nuoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
27. Báo điện tử Chăn nuôi Việt Nam (2015). Thống kê chăn nuôi, Truy cập ngày 25/5/2015 từ:http://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/tk-chan-nuoi/ Link
1. Cục Chăn nuôi (2009). Báo cáo tổng hợp, đánh giá về xử lý chất thải chăn nuôi và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn Khác
5. Lê Hoàng Lan (2008), Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập bản cam kết bảo vệ môi trường dự án chăn nuôi quy mô nhỏ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w