Quy mô các trang trại chăn nuôi của các hộ trong huyện ngày càng được mở rộng kéo theo các hệ lụy không thể tránh khỏi đến môi trường khi công tác quản lý chất thải sinh ra chưa được qua
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu
Trang 4Bắc Giang; UBND hai xã Cao Xá và Cao Thượng huyện Tân Yên – tỉnh Bắc
Giang
Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Thu
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Danh muc chư viêt tăt vii
Danh mục bảng viii
Danh muc hinh ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái quát chung về tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 4
1.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Bắc Giang 7
1.2 Khái quát chung về chất thải chăn nuôi lợn 9
1.2.1 Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn 9
1.2.2 Thành phần chất thải chăn nuôi lợn 9
1.3 Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới môi trường 12
1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất 12
1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước 13
1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí 14
1.3.4 Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh 15
1.4 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 16
1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới 16
1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam 17
1.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên 21
1.5.1 Điều kiện tự nhiên 21
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 33
Trang 62.1.2 Phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Nội dung nghiên cứu 33
2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 35
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 35
2.3.5 Phương pháp phân tích SWOT 36
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 37
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn 2 xã Cao Xá và Cao Thượng 39
3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn 2 xã Cao Xá và Cao Thượng 39
3.1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại hai xã 43
3.2 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại hai xã Cao Xá và Cao Thượng 48
3.2.1 Hiện trạng thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng 48
3.2.2 Hiện trạng xử lý chất thải rắn 49
3.2.3 Hiện trạng xử lý chất thải lỏng 52
3.2.4 Đánh giá hệ thống bể biogas trên địa bàn 56
3.3 Hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi 60
3.3.1 Hệ thống quản lý môi trường trong chăn nuôi lợn tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 60
3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường 63
3.3.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu 65
3.4 Những vấn đề tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi 68
3.4.1 Những vấn đề tồn tại 68
Trang 73.4.2 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng quản lý chất thải
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
Kết luận 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC BẢNG
1.1: Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2009 – 2013 3
1.2: Số lượng lợn phân theo vùng giai giai đoạn 2010 – 2013 5
1.3: Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2013 6
1.4: Số lượng lợn của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2013 8
1.5: Định mức thải phân và nước tiểu của lợn theo trọng lượng 9
1.6: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 19
1.7: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2011-2013 27
1.8: Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên 2011 - 2013 30
1.9: Thực trạng hạ tầng kỹ thuật của huyện năm 2013 31
2.1 Chỉ tiêu chất lượng và phương pháp thử tương ứng 36
2.2: Lý lịch mẫu 37
3.1: Quy mô chăn nuôi lợn tại 2 xã Cao Xá và xã Cao Thượng giai đoạn 2011 – 2013 39
3.2: Chủng loại và số lượng lợn nuôi trung bình 40
3.3: Khối lượng chất thải rắn phát sinh 43
3.4: Tổng lượng nước thải phát sinh theo quy mô chăn nuôi của các hộ nghiên cứu 46
3.5: Tần suất thu gom chất thải 48
3.6: Kết quả phân tích các mẫu nước mặt trên địa bàn 2 xã 54
3.7: So sánh bể biogas nhựa và bể biogas xây gạch 57
3.8: Hiệu suất xử lý chất thải của biogas 58
3.9 Kết quả phân tích mẫu nước trước và sau khi xử lý bằng biogas 59
3.10: Phân tích SWOT trong quản lý môi trường chăn nuôi của xã Cao Xá 66
3.11: Phân tích SWOT trong quản lý môi trường chăn nuôi của xã Cao Thượng 67
Trang 10DANH MỤC HÌNH
1.1: Số lượng lợn ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013 5
1.2: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới 16
1.3: Bản đồ hành chính huyện Tân Yên 21
1.4: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2011-2013 28
3.1 Chuồng trại chăn nuôi theo các quy mô 42
3.2: Các biện pháp xử lý chất thải rắn của hộ gia đình nhỏ lẻ 49
3.3 Phân lợn sau khi ủ của hộ gia đình 50
3.4: Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi về các biện pháp xử lý CTR 51
3.5: Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi về các biện pháp xử lý chất thải lỏng 53
3.6: Đoạn kênh mương chứa nước thải của các hộ gia đình 56
3.7 Bể biogas của một số gia trại xã Cao Thượng 56
3.8 Sơ đồ Venn 61
3.9 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chăn nuôi tới môi trường 65
3.10 Sơ đồ giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi 74
Trang 11MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, người ta rất chú trọng đến việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, trong
đó ngành chăn nuôi là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể (chăn nuôi thế giới chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, 30% diện tích đất tự nhiện, đóng
góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu)
Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Hiện tượng ô nhiễm môi trường không phải chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn ở ngay cả các nước đang phát triển trong đó có đất nước Việt Nam ta Hiện nay,ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn Ô nhiễm không khí, đất, nước… và hậu quả mà chúng mang lại
là ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt cuộc sống của con người Càng ngày các chất
thải càng nhiều và đa dạng hơn Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn tới môi trường là từ chăn nuôi
Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển
nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện
đời sống của người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn Tuy nhiên, chăn nuôi hộ
gia đình nhỏ lẻ cũng như trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn nhiều bất cập
Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi Trong khi đó, việc xử lý chất thải ở một số trang trại chưa được quan tâm Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như còn bị thả nổi Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn
Trang 12Tân Yên là một huyện miền núi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Trong những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị thu nhập, đặc biệt là chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời góp phần cung cấp thực phẩm cho con người, tạo công ăn việc làm, khai thác nguồn lực ở địa phương, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho các nông hộ Ngoài ra chăn nuôi lợn còn cung cấp phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt Quy mô các trang trại chăn nuôi của các hộ trong huyện ngày càng được mở rộng kéo theo các hệ lụy không thể tránh khỏi đến môi trường khi công tác quản lý chất thải sinh ra chưa được quan tâm đúng mức Nhiều nơi trong địa bàn huyện các chất thải chăn nuôi lợn được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa hề qua một biện pháp xử lý nào Điều này gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới cảnh quan môi trường mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân và vật nuôi trong khu vực lân cận
Thực trạng môi trường chăn nuôi huyện Tân Yên đang là đặc điểm chung của nhiều làng xã ở nông thôn Việt Nam nên cần tìm biện pháp quản lý để tận dụng tối đa nguồn chất thải và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đây cũng chính là lý do để đề tài:“Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” được thực hiện
• Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường chất thải chăn nuôi lợn và công tác quản
lý tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn, cải thiện môi trường tại khu vực nghiên cứu
• Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan, đáng tin cậy
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra
- Các giải pháp khả thi, đáp ứng yêu cầu về xử lý ô nhiễm môi trường khu vực
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm và rất phát triển Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á Sau đó vào khoảng giữa thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở châu Mỹ, thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc Trong giai đoạn 2009 – 2013 số lượng đầu lợn trên thế giới có xu hướng tăng rõ rệt Số lượng cụ thể được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1.1: Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2009 – 2013
Á và châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác Theo thống kê, số lượng lợn trên thế giới năm 2013 là 977,27 triệu con, trong đó riêng khu vực châu Á là 587,10 triệu con, châu Âu là 105,23 triệu con (Statista, 2015)
Trung Quốc là nước ở khu vực châu Á có số lượng lợn lớn nhất trên thế giới với số đầu lợn năm 2013 là 482,4 triệu con, chiếm 49,4% số lượng lợn của thế giới Trong khi đó, nước Mỹ đứng thứ 2 thế giới về sản xuất thịt lợn chỉ có khoảng 65 triệu con Ở Trung Quốc, nuôi quy mô nhỏ, với số lượng dưới 90
Trang 14con/cơ sở chiếm tới 70 - 80 % Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi lợn của nước này (Đỗ Kim Tuyên, 2013)
Việt Nam là nước có số lượng lợn cũng khá lớn, năm 2013 Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới với 26,26 triệu con
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn là 3 hình thức cơ bản: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao chủ yếu phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở châu Á, Phi,
Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử
lý môi trường và quản lý đàn Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản
và điều khiển giới tính Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh phần lớn ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và một số nước Trung Đông Trong chăn nuôi quảng canh tận dụng và dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như một phần của chăn nuôi hữu cơ (Đỗ Kim Tuyên, 2013)
1.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất Chăn nuôi Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn của nước ta có biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…
Trong giai đoạn 2010 – 2013, số đầu lợn trên cả nước có những thay đổi đáng kể, được thể hiện qua hình dưới đây
Trang 15Hình 1.1: Số lượng lợn ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê,2014
Số liệu từ biểu đồ cho ta thấy số lượng lợn nuôi trên cả nước có biến động đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2013 Số lượng lợn trên cả nước liên tục giảm, năm 2013 số lượng lợn giảm 4% so với năm 2010
Năm 2014, số lượng lợn nuôi của nước ta là 26,7 triệu con, dự kiến năm
2015 là 27,1 triệu con (Cục chăn nuôi, 2015)
Chăn nuôi lợn ở nước ta cũng có sự khác nhau theo các vùng miền, cụ thể
Trang 16Từ bảng cho thấy vùng Đồng Bằng Sông Hồng là khu vực có tình hình chăn nuôi phát triển nhất trong cả nước, tiếp đó là Trung Du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên số lượng lợn ở những vùng này đang có chiều hướng giảm từ năm 2010– 2013 Bên cạnh đó các vùng như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ lại có xu hướng tăng Đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ tăng tới 11%
Về quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam qua các năm có nhiều biến động
Theo Gautier và cộng sự (2009), phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ nông
dân Loại quy mô này (1 – 10 con) chiếm tới khoảng 80% tổng đàn lợn, các hình thức chăn nuôi khác với quy mô lớn hơn chỉ mới chiếm khoảng 20% Trong đó quy mô chăn nuôi trung bình (5-10 nái hay 30 – 100 lợn thịt ) chiếm 10%, quy
mô chăn nuôi khá lớn (20-500 nái hay 100 – 4000 lợn thịt) chiếm 5%, cuối cùng
là chăn nuôi lớn (trên 500 nái hay trên 4000 lợn thịt) là 5% (Vũ Đình Tôn, 2009)
Đến năm 2014, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chăn nuôi lợn ở nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, chiếm 70% về đầu con và 60%
về sản lượng, phân tán trong nông hộ với trên 4 triệu hộ; trong đó chỉ có 1% số
hộ nuôi từ 50 con trở lên, 12,7% số hộ nuôi 10-50 con, số hộ nuôi 1-2 con chiếm tới 51,8%
Tuy nhiên, các năm gần đây xu hướng chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại đang ngày càng phát triển Năm 2011 cả nước có 6.267 trang trại chăn nuôi, năm 2012 là 8.133 trang trại và đến năm 2013 là 9.206 trang trại Số lượng trang trại chăn nuôi được phân bố ở các vùng khác nhau trên cả nước Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 1.3: Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2013
sông Hồng
Trung du
và miền núi phía Bắc
Bắc trung
bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng sông Cửu Long
Số lượng
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
Trang 17Chăn nuôi theo hướng trang trại sẽ có điều kiện tốt hơn về quy mô và mức đầu tư để có thế áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện năng suất sản xuất
và nâng cao hiệu quả chăn nuôi Ngoài ra, chăn nuôi trang trại còn tận dụng tốt tiềm năng quỹ đất ở các vùng gò đồi, đất hoang hóa, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân Việt Nam cần có chiến lược phát triển chăn nuôi trong thời kì hiện nay Ngày 16 tháng 01 năm 2008, thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
số 10/2008/QĐ – TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” Theo Chiến lược này:
+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyến sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu
+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong
đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, khống chế các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi
+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là theo phương thức trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến gia súc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm môi trường
Cụ thể hơn, Bộ NN & PTNT đã ra Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn từ
2016 – 2020 như sau: Đến năm 2020, tổng đàn heo đạt 28,7 triệu con, tốc đô tăng bình quân hàng năm 1,07% Trong đó, đàn heo ngoại và heo lai đạt trên 90%, tổng đàn heo nái khoảng 3,0 – 3,5 triệu con
1.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn ở Bắc Giang
Ngành chăn nuôi của Bắc Giang không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2012 tăng lên 51,97% Trong những năm qua, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng cao
so với vùng TDMNPB và toàn quốc Chăn nuôi lợn là một trong những ngành phát triển của tỉnh Theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2012: đàn lợn của tỉnh xếp thứ 1 vùng TDMNPB và đứng thứ 3 so với toàn quốc, chỉ sau Hà Nội và
Trang 18Đồng Nai (Sở NN&PTNT Bắc Giang, 2013) Số lượng lợn nuôi của tỉnh thay đổi đáng kể qua các năm như sau:
Bảng 1.4: Số lượng lợn của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị : nghìn con)
Nguồn: TT Tin học & Thống kê- Bộ NN&PTNT, 2014
Như vậy, đàn lợn của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm Các huyện
có tổng đàn tăng cao là: Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên,…
Hiện nay, hình thức chăn nuôi trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh,
đã hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình thức chăn nuôi cá thể nên quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư còn gặp khó khăn
Theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 của Sở NN&PTNT Bắc Giang (2013): Mục tiêu tổng quát
là phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi nông hộ an toàn, trang trại sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm và công tác phòng chống dịch bệnh; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Bắc Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tổng đàn lợn và đàn gia cầm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông thôn Năm 2015, dự kiến tổng đàn lợn là 1,25 triệu con
Từ 2016 – 2020, tăng tổng đàn lợn lên khoảng 1,4 triệu con, tỷ trọng chăn nuôi lợn truyền thống đạt 38,40%, tỷ trọng chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại đạt 21% tổng đàn lợn Đến năm 2020 hình thành 91 khu chăn nuôi tập trung xa dân
cư theo đúng tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chăn nuôi nhỏ
lẻ trong khu dân cư đến năm 2020 vẫn còn nhưng được kiểm soát về vệ sinh an
Trang 19toàn thực phẩm và môi trường… Định hướng đến năm 2030, cơ cấu ngành chăn nuôi được giữ vững ở mức 55% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tổng đàn lợn
dự kiến là 1,6 triệu con (Sở NN&PTNT Bắc Giang, 2013)
1.2 Khái quát chung về chất thải chăn nuôi lợn
1.2.1 Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn
Hằng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6 % khối lượng cơ thể gia súc Các chất thải này chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm
Theo Joehr (1970), các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn
của người theo tỷ lệ tương ứng BOD5 là 5:1, Ntổng là 7:1, TS là 10:1
Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn phát triển, khẩu phần ăn và thể trọng gia súc và gia cầm Riêng đối với gia súc, lượng phân và nước tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng Nếu tính trung bình theo khối lượng cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Bảng 1.5: Định mức thải phân và nước tiểu của lợn theo trọng lượng
Loại gia súc Lượng phân
Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004
Ngoài phân và nước tiểu, lượng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết, các vật dụng chăm sóc, nước tăm gia súc và vệ sinh chuống nuôi cũng đóng góp đáng kể làm tăng khối lượng chất thải Đây là nguồn ô nhiễm và lan truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, vì vậy chúng cần được xử lý thích hợp trước khi trả lại cho môi trường
1.2.2 Thành phần chất thải chăn nuôi lợn
1.2.2.1 Nước thải chăn nuôi lợn
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, nước rửa chuồng Trong đó, nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật,
Trang 20chứa nhiều độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phán tán vào môi trường có thể chuyển hóa thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và môi trường Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng Ngoài ra một lượng lớn Nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, axit mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con vật (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học
nước tiểu của lợn có khối lượng 70 – 100 kg chủ yếu là Urê với giá trị 123 – 196 (g/kg), tiếp đó là Vật chất khô 30,9 – 35,9 (g/kg) Ngoài ra là tro 8,5 – 16,3 (g/kg), Ntổng là 4,9 – 6,63 (g/kg), NH4 0,13 – 0,4 (g/kg), cuối cùng là Carbonat là 0,11 – 0,19 (g/kg) (dẫn theo Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Thành phần nước tiểu thay đổi phụ thuộc vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân gia súc Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và ctv (2006) trên gần 1000 trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm từ 20 – 49 kg nước Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác (dẫn theo Bùi Hữu Đoàn, 2011) Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hót phân hay không hót phân trước khi rửa chuồng), lượng nước dùng để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại
Đây là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu và có giá trị về mặt phân bón Đồng thời cũng là các chất có khả năng gây ô nhiễm (nước ngầm) nếu khâu thu gom và quản lý không đúng
1.2.2.2 Chất thải rắn chăn nuôi lợn
Chất thải rắn trong chăn nuôi không chỉ là phân mà còn là lượng chất thải độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc chết Phân là sản phẩm thải loại của quá
Trang 21trình tiêu hóa gia súc bị bài tiết ra ngoài theo đường tiêu hóa Thành phần hóa học của phân bao gồm:
Các chất hữu cơ: chất protein, carbohydrate, chất béo và các sản phẩm trao đổi của chúng Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng ( đa lượng, vi lượng) Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối lượng của phân
Ngoài ra còn dư lượng thức ăn bổ sung cho gia, các thành phần tạp từ môi trường thâm nhập đá, cát, ) Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay kí sinh trùng bị nhiễm trong đường tiêu hóa gia súc hay thức ăn (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Còn theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học
của phân lợn từ 70 – 100 kg chủ yếu là vật chất khô, chất xơ, tro Cụ thể là vật chất khô chiếm 213 – 342 (g/ kg), chất xơ là 151 – 261 (g/ kg), tro chiếm 32,5 – 93,3 (g/kg) Ngoài ra còn có NH4 –N, Ntổng, carbonat, các axit ngắn mạch (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi Thường thì gia súc chết do nguyên nhân bệnh lý cho nên chúng là một nguồn phát sinh ô hiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh Xác gia súc chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước và không khí, gây nguy hiểm cho người, vật nuôi và các khu hệ sinh vật trên cạn hay dưới nước
Trong các chuồng trại chăn nuôi lợn, người chăn nuôi thường dùng rơm,
rạ hay các chất độn chuồng khác, để lót chuồng Sau một thời gian sử dụng, những vật liệu này sẽ được thải bỏ đi Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn, nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng do phân, nước tiểu các mầm bệnh có thể bám theo chúng Vì vậy cũng phải được thu gom
và xử lý hợp vệ sinh, không được vứt bỏ ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trường
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm vì thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên Khi chúng phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi
Trang 22trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của gia súc và sức khỏe con người (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
1.2.2.3 Chất thải khí
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất Theo
Hobbs và cs (1995), có tới trên 170 chất khí có thể phất sinh ra từ chăn nuôi, điển
hình là các khí CO 2, CH 4 , NH 3 , NO 2 , NO, H 2 S, indol, schatol, mecaptan và hàng loạt các khí gây mùi khác Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường
Trong những các khí sinh ra từ quá trình phân giải thì những chất khí có
mặt thường xuyên, liên quan chặt chẽ tới mùi như amoniac, hydrosunfua, và một số hợp chất khác như: skatol, indol, amin, mecaptan, phenol, axit hữu cơ,
Nitơ dị vòng Những khí này có thể tạo ra tùy thuộc vào những cơ sở chuồng trại
thiếu thông thoáng (Trần Thị Anh Phương, 2009)
1.3 Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới môi trường
1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm đất Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các mầm bệnh về đường ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá gan
Khi dùng nước thải chưa xử lý người ta thấy rằng có Salmonella trong đất
ở độ sâu 50 cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm
Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84% trường hợp có Salmonella và vi trùng đường ruột khác, phân tươi cho vào đất có E.coli tồn tại được 62 ngày,
ngoài ra khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cho cây trồng (Cục Chăn nuôi, 2009)
Kết quả nghiên cứu của Chang 1968, Mosley, Kolf 1970 đã cho thấy nhiều loại vius gây bệnh được đào thải qua phân và sống sót với thời gian từ 5 –
15 ngày trong phân và đất, trong đó đáng chú ý nhất là các nhóm virus gây bệnh
viêm gan, Rheovirus, Adenovirus Các nghiên cứu của G.V Xoxibarov 1974, R
Alexan drennus và cộng tác viên cho thấy trong 1 kg phân tươi có 2100 – 5000
Trang 23trứng giun sán Trong đó có 39 – 83 % là Acaris suvum, 60 – 68,7 % là
Oesophagostomum và 47 – 58,3 % Trichocephalus sp Điều kiện thuận lợi cho
mỗi loại tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết
cấu độ ẩm của đất, phân và môi trường xung quanh (Nguyễn Thị Hoa lý, 2004)
Năm 2012, báo chí đã phản ánh về trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Hùng Vân tại thôn 2, xã Tiên Phong (Tiên Phước) gây ô nhiễm môi trường khiến người dân nơi đây hết sức bức xúc Cánh đồng rộng hơn 1 ha của người dân thôn 2 xã Tiên Mỹ bị chất thải từ trang trại chăn nuôi heo không trổ được Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm của Công ty TNHH Hùng Vân chỉ giảm đôi chút trong thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy (Phước Tân, 2013)
1.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước
Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách thải vào môi trường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên dòng nước chết (nước đen, hôi thối, sinh vật không thể tồn tại) ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái Hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước đó là nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và photpho (Cục Chăn nuôi, 2009)
Trong nước thải chăn nuôi còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh
và trứng ký sinh trùng Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ( A Kigirov, 1982; G
Rheiheinmer, 1985 ) vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Salmonella 6 -7 tháng, Mycobacteria
tuberculosis 75 – 150 ngày, vius lở mồm long móng sống trong nước thải 100 –
120 ngày Các vi trùng có nha bào như Bacillus anthracis có thể tồn tại hơn 10
năm, Bacillus tetani 3 – 4 năm Trứng giun sán với các loại điển hình có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 28 ngày và tồn tại 5 – 6 tháng Các vi trùng
có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm Salmonella có thể thấm sâu xuống lớp đất
dày 30 – 40 cm Ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải, trứng giun sán,
vi trùng gây bệnh có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh, khi bị nhiễm vào nước mặt tạo thành dịch cho người và gia súc (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004)
Trang 24Theo nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà và các cộng sự tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương kết luận: Hoạt động chăn nuôi lợn tại gia đình trên địa bàn xã Lai Vu không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, mật độ chăn nuôi cao và số lượng chăn nuôi lớn đã phát sinh một số lượng phân thải, nước rửa chuồng trại khổng lồ gây tác động xấu tới môi trường nước mặt trên địa bàn
xã Theo QCVN 08/A2, hầu hết các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, NH4 và PO42- đều vượt quá ngưỡng cho phép nhiều lần (Hồ Thị Lam Trà, 2001)
Trường hợp khác, Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương là trại chăn nuôi có quy mô lớn với diện tích 28 ha đóng tại xóm 9 xã Đại Sơn ( Đô Lương), có thời điểm nuôi gần 25.000 con lợn các loại nhưng hệ thống xử lý chất thải của đơn
vị này rất sơ sài và nhiều lần xả thẳng nước thải xuống đập Chọ Ràn – nguồn nước tưới chủ yếu của xã Đại sơn gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
trực tiếp tới sinh hoạt và sản xuất của nhân dân (Tinmoi.vn, 2/3/2013)
Đáng lưu ý nữa là nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở chăn nuôi heo nằm dọc kênh Trần Quang Cơ gây nguy cơ ô nhiễm nước sông Sài Gòn Theo chi cục Bảo vệ môi trường, nguồn nước thải từ chăn nuôi là một trong những nguồn thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân thành phố, bởi lẽ, nước thải chăn nuôi sau khi bị thải ra hệ thống kênh rạch thì chảy thẳng ra sông Sài Gòn, nguồn nước thô cung cấp cho nước sinh hoạt của
cả thành phố Nguồn nước thải này trước đây đã bị “bỏ sót”, mãi đến năm nay mới được “phát hiện” để đưa vào danh sách nguồn thải cần thống kê và kiểm soát chặt chẽ trong chương trình bảo vệ chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn (Baomoi.com, 1/3/2013)
1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Chăn nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nông nghiệp hoặc 30% diện tích bề mặt của hành tinh Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí của nhà kính tính quy đổi theo CO2, trong đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5% Chăn nuôi sinh ra 65% tổng lượng NO2, 37% tổng lượng CH4 64% tổng lượng NH3 do hoạt động của loài người tạo nên Chăn nuôi góp phần đáng kể đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gấy hiệu ứng nhà kính như: CH4, CO2, NH3,
Trang 25gây nhiều hậu quả cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu toàn cầu Các chất
khí dioxyt carbon ( CO2), metan (CH4), oxyt nito (NO2) là 3 loại khí hàng đầu
gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí metan và và oxyt nito là hai khí chủ yếu tạo ra từ hoạt động chăn nuôi và sử dụng phân bón hữu cơ Tác dụng gây hiệu ứng nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần
so với khí CO2 sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Tại xã Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ nuôi Kết quả mà cơ quan chức năng thu được là mức khí độc NH3, H2S cao hơn mức cho phép là 4,7 lần, mức nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi trung bình là 18.675 vi sinh vật (cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần) (Đào Lệ Hằng, 2013)
1.3.4 Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh
Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi Từ năm 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 4 năm, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn
tỷ đồng Bệnh đã có nhiễm sang người, đến nay đã có 100 người mắc và đã tử vong 46 người Từ đầu năm 2007 đến nay đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh- PSSR) trên lợn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương Diễn biến của bệnh khá phức tạp, khả năng gây dịch còn rất lớn Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm,… (Cục Chăn nuôi, 2009)
Trong năm 2012, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và căng thẳng, đáng chú ý là dịch heo tai xanh và tiêu chảy cấp trên heo con xảy ra vào giữa năm tại một số tỉnh thành trên cả nước Cả nước có 22 tỉnh công bố phát dịch gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất chăn nuôi cũng như người chăn nuôi Đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và
Trang 26Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh Tổng số heo mắc bệnh 23.249 con, số chết và tiêu hủy 12.070 con (tương đương gần 413 tấn
thịt hơi); tổng thiệt hại ước tính 24 tỷ đồng (2lua.vn, ngày 2/3/2013)
1.4 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
1.4.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới
Việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các nước phát triển từ cách đây vài chục năm Các nghiên cứu của các tổ chức và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs,1993; Smith & Frank, 1988) Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới chủ yếu
là các phương pháp sinh học Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp
Hình 1.2: Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều năm qua Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/ hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra
Trang 27quá trình đề nitrat thành khí nitơ Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al.,1994)
Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761) Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên
Ở Châu Á, các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, là những nước các nước
có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực nên rất quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải phù hợp như: kỹ thuật lọc yếm khí, kĩ thuật phân hủy yếm khí hai giai đoạn, bể biogas tự hoại Hiện nay ở Trung Quốc các bể biogas tự hoại đã sử dụng rộng rãi như phần phụ trợ cho các hệ thống xử lý trung tâm Bể biogas là phần không thể thiếu trong các hộ gia đình chăn nuôi heo vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn (Cục Chăn nuôi, 2013)
Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một
số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể được tuần hoàn trở lại hệ thống Cuối cùng nước thải có thể sử dụng làm thức ăn cho cá (Trần Mạnh Hải, 2010)
1.4.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn Phân lợn ướt và hôi thối nên khó thu gom và vận chuyển, phân lợn là phân
“nóng’’ khó sử dụng, hiệu quả không cao và có thể làm chết hoặc mất năng suất cây trồng ( sầu riêng mất mùi, nhãn không ngọt ) Còn nước thải lợn thì có mùi hôi thối, khó vận chuyển di xa để sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi
Trang 28trồng thủy sản Hơn nữa lượng thải quá lớn, không thể sửu dụng hết cho diện tích canh tác xung quanh
Theo nghiên cứu của Trịnh Quang Tuyên và cs (2008), quản lý và xử lý phân trong các trang trại chăn nuôi lợn tập trung là một khâu quan trọng trong việc xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm Kết quả điều tra cho thấy nhà chứa phân lợn tại các trang trại điều tra trên 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình thì tỷ lệ trang trại có nhà chứa phân lợn ở quy mô chăn nuôi trên 200 lợn nái chếm đa số (91,7%), nhà chứa phân ở trang trại quy mô từ 30 đến 100 nái
có tỷ lệ thấp (7,6%) Như vậy nhà chứa phân lợn mới chỉ được quan tâm ở các
trang trại quy mô trên 200 lợn nái, quy mô nhỏ còn ít được quan tâm Hố ủ
phân: Một số trang trại chăn nuôi quy mô từ 30 đến dưới 100 nái có hố chứa phân, chiếm tỷ lệ thấp (6,1%) Các trang trại có quy mô từ 100 lượn nái trở lên
thì không trang trại nòa có hố chứa phân Ao chứa nước thải: Đa số các trang trại
quy mô nhỏ từ 30 đến dưới 100 lợn nái thì không có ao chứa nước thải Ngược lại, đối với quy mô chăn nuôi lớn hơn tỷ lệ có sử dụng ao chứa nước thải cao nhất ở quy mô lớn hơn 200 nái (100%) và thấp hơn ở quy mô từ 100 – 200 nái (55,6%) (Trịnh Quang Tuyên, 2010)
Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8.5 triệu
hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung Với tổng đàn 300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải thải chăn nuôi ra môi trường lên tới 84,45 triệu tấn Trong đó chất thải từ lợn là 24,96 triệu tấn Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử
lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong
đó có 8,7 % hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm biogas) Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% Còn khoảng 23%
số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67% Trong đó chỉ có 2,8 % có đánh giá tác động môi trường
(vnxpress.net, ngày 2/3/2013) Cụ thể được trình bày trong bảng 1.6 dưới đây
Trang 29Bảng 1.6: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quy mô, phương thức
chăn nuôi
Số lượng
Tỷ lệ% Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
Số lượng
Tỷ lệ%
Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi năm 2010
Nhìn chung việc quản lý chất thải chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn
Vì vậy cần có nhiều biện pháp tích cực kết hợp để giải quyết vấn đề quản lý và khắc phục sự ô nhiễm môi trường do một lượng lớn chất thải chăn nuôi gây ra
Trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thường chia thành 2 loại
Xử lý chất thải rắn và xử lý chất thải lỏng Xử lý chất thải rắn thường được xử lý bằng các phương pháp sau: Ủ nóng, ủ hỗn hợp, ủ nguội, hầm ủ khí sinh học biogas Trên thực tế thì chất thải rắn chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas
Phương pháp ủ nóng: Lấy phân chuồng xếp thành từng lớp xen kẽ rơm
rạ hay cỏ khô trong hố, khồn nén chặt, phân được xếp ở nơi có nền không thấm nước Sau đó tưới phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân từ 60 – 70 % Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân, hằng ngày tưới nước phân lên hố ủ Các loài
vi sinh vật hiếu khí chiếm ưu thế, nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao Đây là phương pháp ủ nhanh, thời gian ủ từ 30 – 40 ngày là hoàn thành Phương pháp này có thể diệt được một số mầm bệnh, hạt cỏ dại, nhưng dễ mất chất đạm (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Hầm khí sinh học biogas: Quá trình xử lý chất thải bằng hầm biogas sẽ
tạo ra khí biogas gọi là khí sinh học Nó là một hỗn hợp khí được sản sinh ra từ
Trang 30sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí Khí biogas có CH4 chiếm từ 60 – 70 %, CO2 chiếm từ 30 – 40 % , phần còn lại là một lượng khí nhỏ N2, H2, CO…Trong hỗn hợp khí thì CH4 chiếm tỷ lệ lớn, là loại khí được sử dụng chủ yếu để tạo ra năng lượng khí đốt (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Sau khi được xử lý phân được đem sử dụng hoặc bán Có khoảng 40 – 70
% chất thải rắn được ủ (thường là ủ nóng), đóng bao bán làm phân bón tùy từng vùng Khoảng 30 – 60 % (tùy vùng) chất thải còn lại được xả trực tiếp ra ao nuôi
cá với những mô hình chăn nuôi V.A.C, ra môi trường (kênh, rạch, mương đất) hoặc ủ cùng nước thải trong hầm biogas Hiện nay hầu hết các cơ sở chăn nuôi không có nhà xử lý phân hoàn chỉnh đạt TCVN 3775-83 Với các chất thải rắn ngoài phân (một số dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y ) chưa được xử lý trước khi thải vào môi trường (Đào Lệ Hằng, 2008)
Đối với việc xử lý chất thải lỏng: có nhiều phương pháp được áp dụng như: + Hồ sinh học: Gồm các loại hồ ổn định chất thải hiếu khí, hồ ổn định chất thải kị khí, hồ tùy nghi
Nhìn chung những năm gần đây ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông
hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn Vì vậy việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn Những năm qua chất thải chăn nuôi được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu sâu đây: (1) chất thải vật nuôi được thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao hồ; (2) chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng; (3) chất
Trang 31thải được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas) Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân rộng như xử lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình ), bèo lục bình (Đào Lệ Hằng, 2008)
1.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên
1.5.1 Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1 Vị trí địa lý
Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km, cách thủ đô Hà Nội 50 km, thành phố Thái Nguyên cách 50 km Diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013
là 20.789,63 ha
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang
- Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên
- Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang
- Phía Bắc giáp huyện Yên Thế
Huyện Tân Yên có 22 xã và 2 thị trấn
Hình 1.3: Bản đồ hành chính huyện Tân Yên
Trang 32Trên địa bàn huyện có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua như tỉnh lộ 398 chạy qua huyện 20 km, tỉnh lộ 298 (qua huyện 25km đi Việt Yên), tỉnh lộ 295 (qua huyện 27 km đi Lạng Giang và Hiệp Hòa), nên huyện Tân Yên
có điều kiện giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu khoa học kỹ thuật, vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh
1.5.1.2 Địa hình, đất đai
Địa hình của huyện Tân Yên có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, chia làm 02 vùng rõ rệt: vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng
Theo kết quả phân loại thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có 17 loại đất: 1) Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diện tích 577,59 ha chiếm 2,84% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở dọc sông Thương thuộc các xã Hợp Đức, Quế Nham, đất này phù hợp với trồng lúa
2) Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diện tích 397,51 ha chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố dọc sông Thương phía ngoài đê thuộc địa phận xã Liên Chung
3) Đất phù sa được bồi hàng năm, chua, glây yếu: 951,82 ha chiếm 4,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Liên Trung, Hợp Đức,Việt Lập, Phúc Sơn, Đại Hoá Loại đất này thích hợp với trồng lúa
4) Đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glây mạnh: 629,46 ha chiếm 3,09% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Liên Trung, Quế Nham, Phúc Hoà thích hợp trồng lúa
5) Đất phù sa ngập nước quanh năm glây mạnh: 1.079,14 ha chiếm 5,30% diện tích tự nhiên, phân bố tại các xã Quế Nham, Việt Lập, Liên Chung, Phúc Hoà Thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản
6) Đất phù sa có sản phẩm feralit: 695,85 ha chiếm 3,42% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Lam Cốt, Song Vân, Phúc Sơn, Phúc Hoà Đất có thể trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày
Trang 337) Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền cơ giới nặng: 7.637,98 ha chiếm 37,94% diện tích thích hợp trồng cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả
8) Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền thành phần cơ giới trung bình: 1.310,72 ha chiếm 6,43% Phân bố ở các xã Lam Cốt, Ngọc Thiện, Ngọc Châu, Nhã Nam, Liên Sơn, Đại Hoá Vùng này thích hợp với cây công nghiệp và cây lương thực
9) Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit: 869,32 ha chiếm 4,27%, phân bố chủ yếu ở các xã Lan Giới, Nhã Nam, Liên Sơn, An Dương Đất này thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
10) Đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic: 1.264,47 ha chiếm 6,21%, phân bố chủ yếu ở các xã Quế Nham, Việt Lập, Cao Thượng, Tân Trung,
An Dương, phù hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
11) Đất feralit biến đổi do trồng lúa: 166,34 ha chiếm 0,82% Phân bố ở các
xã Phúc Hoà, Tân Chung, Quế Nham , thích hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp
12) Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: 1.732,77 ha chiếm 8,51% Phân bố ở các xã Việt Ngọc, Song Vân, Ngọc Lý, Ngọc Thiện
13) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét: loại đất này có tổng diện tích 558,21 ha chiếm 2,74% Phân bố ở xã Việt Lập Vùng này trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả
14) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy: 518,22 ha chiếm 2,54% Phân bố ở các xã Phúc Hoà, Việt Lập, Liên Chung
15) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy đất mỏng: 635,53 ha chiếm 3,12% Phân bố ở các xã Lan Giới, Tân Chung, Quế Nham, Cao Thượng Có thể trồng cây lương thực, cây công nghiệp
16) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên sa thạch cuội kết, răm kết: 201,25 ha chiếm 0,99% Đất này thích hợp với cây lâm nghiệp
Trang 3417) Đất feralit xói mòn mạnh: 1.146,5 ha chiếm 5,63% Phân bố ở các xã Liên Chung, Hợp Đức, Phúc Sơn Loại đất này hiện nay phần lớn là đất trống đồi núi trọc, có thể trồng cây lâm nghiệp
Về tình hình sử dụng đất đai: Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Tân Yên tính đến ngày 31/12/2013 do phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.789,63 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 62,27%, đất ở 3.158,21 ha chiếm 15,19%, đất phi nông nghiệp 4.288,6 ha (gồm đất chuyên dùng, tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối mặt nước và đất phi nông nghiệp khác) chiếm 16,46%, đất chưa sử dụng 396,19 ha chiếm 1,91%
Trong đất nông nghiệp có 3.784,49 ha là đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất thủy sản với đặc điểm địa hình là đồi núi thấp, sông suối và trũng xen kẽ thì các loại đất trên là điều kiện rất tốt để phát tiển kinh tế chăn nuôi
1.5.1.3 Khí hậu
Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Một năm có bốn mùa rõ rệt thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng Tính chất khí hậu nhiệt đới thể hiện rõ ở đặc trưng nóng ẩm Nhiệt độ trung bình 23,80C Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ tới 290C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ 150C Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, thấp tuyệt đối là 1,400C, tổng tích
ôn 82680C; độ ẩm bình quân năm là 83%
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng và mưa nhiều Lượng mưa bình quân cả năm 1496 mm, trong năm có
175 ngày mưa Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8,9; tháng mưa ít nhất là tháng 11,12 Mùa này nói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây trồng
Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa
ít (khoảng 10% lượng mưa cả năm), thời tiết khô hanh Là một huyện trung du,
do đó, so với các huyện đồng bằng trong tỉnh ở phía nam của huyện, khí hậu Tân Yên có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn, còn so với huyện Yên Thế ở phía bắc thì nhiệt độ và độ ẩm cao hơn
Trang 351.5.1.4 Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn của các sông, suối ở Tân Yên cơ bản phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Thương Mùa lũ trên các sông ở Tân Yên bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9 Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 Trong mùa kiệt lượng nước thường chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy trong năm Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước
1.5.1.5 Tài nguyên nước
Trên địa bàn huyện Tân Yên có sông Thương là hệ thống sông chính Ngoài sông Thương, trên lãnh thổ của huyện còn có ngòi Đa Mai, ngòi Phú Khê, ngòi Cầu Niềng, ngòi Thông Thốc Ba ngòi này gần như chảy song song cách đều nhau theo hướng địa hình, tiêu cấp một lượng nước đáng kể
đổ vào sông Thương
Hệ thống nông giang sông Cầu với 9 kênh cấp 2, 500 kênh cấp 3, cung cấp nước cho 5.574 ha đất trồng (chiếm 56,6% diện tích đất trồng của huyện trong một vụ)
Huyện có 78 hồ lớn nhỏ, có hai hồ lớn là hồ Đá Ong (dung tích trên 7 triệu m3) và hồ Cầu Rễ (42 triệu m3) Riêng hai hồ này cung cấp nước tưới cho 672 ha Diện tích mặt nước ao ở Tân Yên có khoảng 1.100 ha
Ngoài ra có thể khai thác lượng nước ngầm phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn
Với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiết đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường
Trang 361.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5.2.1 Cơ cấu kinh tế
Tân Yên là một huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, là huyện có tiềm năng thế mạnh phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội đã
có nhiều thay đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định ở mức cao, giá trị sản xuất hàng năm tăng lên rõ rệt Nếu như, tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm
2011 đạt 3.794 tỷ đồng, năm 2012 là 5.438,5 tỷ đồng thì năm 2013 là 6.402,5 tỷ đồng Như vậy trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013 giá trị sản xuất toàn huyện đã tăng 2.608,5 tỷ đồng (tăng 68,7% so với năm 2011), trong đó:
+ Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.666 tỷ đồng, năm
2012 là 2.529 tỷ đồng thì năm 2013 là 2.610 tỷ đồng Như vậy trong 3 năm từ
2011 đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 944,5 tỷ đồng (tăng 56,6% so với năm 2011)
+ Ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng: Giá trị sản xuất năm 2011 là 1.416 tỷ đồng, năm 2012 là 2.004 tỷ đồng thì năm 2013 là 2.577 tỷ đồng Như vậy trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng tăng 1.161 tỷ đồng (tăng 82%
so với năm 2011), như vậy đây là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua
+ Ngành Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất năm 2011 là 712 tỷ đồng, năm 2012 là 905 tỷ đồng thì năm 2013 là 1.215 tỷ đồng Trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ tăng 503 tỷ đồng (tăng 70,6% so với năm 2011)
Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2011 -
2013 được trình bày chi tiết trong bảng 3.1 và hình 3.2 dưới đây
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ăn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2011-2013
IV Một số chỉ tiêu bình quân
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên năm 2011- 2013
Trang 38Hình 1.4: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên
giai đoạn 2011-2013
Như vậy qua số liệu Bảng 1.8.1 và Hình 1.4, trong tổng số giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn là ngành nhiều tỷ trọng lớn nhất Một mặt, khẳng định vị trí và vai trò của ngành nông nghiệp Tân Yên rất to lớn trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của huyện Đồng thời, phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch còn chậm, phát triển CN- DV hạn chế, dẫn đến khả năng tích lũy vốn hạn hẹp
Cơ cấu kinh tế của xã Cao Thượng năm 2014: Ước thu từ sản xuất nông,
lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, CN-TMDV ước đạt 196,8 tỷ đồng
+ Tổng giá trị thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 130,9 tỷ đồng (chiếm 66,5%) Trong đó giá trị thu từ trồng trọt ước đạt 56,9 tỷ đồng; từ cây lâm nghiệp, cây ăn quả đạt 3,8 tỷ đồng (giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ 2013); từ chăn nuôi ước đạt 48,5 tỷ đồng (giảm 0,9 tỷ đồng so với cùng kỳ); từ nuôi trồng thủ sản ước đạt 19,8 tỷ đồng (giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ)
+ Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ là 240 hộ với tổng doanh thu ước đạt 30,2 tỷ đồng (chiếm 15,3%, tăng 0,2 tỷ đồng so với cùng kỳ), một số lĩnh vực kinh doanh có số thu lớn như kinh doanh thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng
Trang 39+ Tổng giá trị thu từ sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 35,7 tỷ đồng (chiếm 18,2%) trong đó giá trị thu từ nghề xây dựng, lao động mùa vụ, lao động nghề phụ ước đạt 26,5 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế của xã Cao Xá năm 2014: Ước thu giá trị sản xuất đạt
250,3 tỷ đồng trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 156,5 tỷ đồng (chiếm 62,5%); công nghiệp xây dựng đạt 53,1 tỷ đồng (chiếm 21,2%) và thương mại dịch vụ đạt 40,7 tỷ đồng (chiếm 16,3%)
1.5.2.2 Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số của huyện tính đến hết năm 2013 là 159.212 người, tăng 0,73 % so với năm 2012 (tương ứng với 1.154 người) Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 0,74 % Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân trong 3 năm giảm 0,32%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng nhanh (bình quân trong 3 năm tăng 5,36 %/năm) Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 79,94 % trong cơ cấu dân
số toàn huyện năm 2013
Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây
Sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 7,81% Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (81,12 % năm 2013) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm bình quân tăng 12,88 % Số nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1,39 năm 2013, bình quân 3 năm giảm 6,55% Điều này cùng với diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm đã tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình phát triển đặc biệt là những gia đình đông nhân khẩu
1.5.2.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Hệ thống đường giao thông
Toàn huyện có khoảng 1.200 km đường bộ, gồm: Đường tỉnh lộ 71 km,
đường liên huyện là 65,5 km, đường liên xã là 250 km còn lại là đường xã, thôn
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v ăn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
Bảng 1.8: Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên 2011 - 2013
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên, 2011- 2013