1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp phù hợp

69 700 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 17,52 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BANG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nội dung nghiên cứu 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3 1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3 1.1.1.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt 3 1.1.2. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt 3 1.1.3.Thành phần, tính chất của CTR sinh hoạt 4 1.1.3.1. Thành phần của CTR sinh hoạt. 4 1.1.3.2. Tính chất của CTR sinh hoạt 4. 5 1.1.4. Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt. 7 1.2. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam. 12 1.2.1. Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt ở Việt Nam. 12 1.2.2. Tình hình thu gom vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam. 14 1.3. Tổng quan về huyện Bình Xuyên 16 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 19 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 22 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 22 2.2.2. Phương pháp xác định khối lượng, thành phần CTR sinh hoạt. 22 2.2.3. Phương pháp điều tra 24 2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT 24 2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 25 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên. 26 3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. 26 3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. 26 3.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt. 30 3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh họat trên địa bàn huyện Bình Xuyên. 33 3.2.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên. 33 3.2.2. Hiện trạng lưu trữ, phân loại CTR sinh hoạt tại hộ gia đình 35 3.2.3. Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt 36 3.2.3. Hiện trạng vận chuyển, trung chuyển CTR sinh hoạt 43 3.2.4. Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt. 43 3.3. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2025 12. 47 3.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại huyện Bình Xuyên theo mô hình SWOT. 48 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Bình Xuyên. 50 3.5.1. Giải pháp về chính sách. 50 3.5.2. Giải pháp về trang thiết bị lưu chứa, thu gom. 50 3.5.3. Giải pháp về xử lý rác thải sinh hoạt. 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN Tôi Lê Thị Thu Hương xin cam đoan đồ án này là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách độc lập Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của các đơn vị cung cấp Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Thu Hương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi Trường và các thầy cô giáo trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội trong những năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị Thoa – Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các chú, các anh chị Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên và các cán bộ môi trường tại các công ty, hợp tác xã đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian thực tập Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Thu Hương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BANG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG 5 MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao Cùng với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 * Y tế, Giáo dục và Văn hoá 21 + Giáo dục và đào tạo 21 + Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao 21 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CTR CTRSH HTX DVMT KCN TDP TNMT TTCN TT QLCTR QLMT UBND VSMT RTSH Nội dung Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Hợp tác xã Dịch vụ môi trường Khu công nghiệp Tổ dân phố Tài nguyên môi trường Tiểu thủ công nghiệp Thị trấn Quản lý chất thải rắn Quản lý môi trường Ủy ban nhân dân Vệ sinh môi trường Rác thải sinh hoạt DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG 5 MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao Cùng với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 * Y tế, Giáo dục và Văn hoá 21 + Giáo dục và đào tạo 21 + Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao 21 DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG 5 MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao Cùng với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 * Y tế, Giáo dục và Văn hoá 21 + Giáo dục và đào tạo 21 + Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao 21 MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu trong đời sống của người dân ngày càng cao Cùng với sự phát triển đó công tác bảo vệ môi trường phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mới nảy sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: Đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc Với mục tiêu phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, song song với việc phát triển đô thị, chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì rác thải sinh hoạt cũng được tạo ra ngày càng nhiều với thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp vì vậy Bình Xuyên không tránh khỏi vấn đề bất cập trong công tác quản lý chất rắn sinh hoạt Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Xuyên lượng chất thải rắn sinh hoạt có xu hướng ngày càng tăng nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ để thu gom, vận chuyển, xử lý tốt CTR sinh hoạt thì đây sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường, cảnh quan, mất mỹ quan đô thị, khu dân cư, nông thôn, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước Xuất phát từ thực tiễn của huyện tôi thực hiện đề tài '' Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp phù hợp " nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH cho huyện Bình Xuyên 3 Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt: Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần, tỷ trọng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt: quá trình lưu trữ rác tại hộ gia đình, hoạt động thu gom vận chuyển và và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn 1 - Nhân thức của cộng đồng về công tác quản lý CTR sinh hoạt trên đia bàn huyên Bình Xuyên - Phân tích công tác quản lý CTR theo mô hình SWOT - Đề xuất giải pháp quản lý CTR sinh hoạt phù hợp với địa phương 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1.Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt - Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa - Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ, gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoăc hết hạn sử dụng, xác động, thực vật [4] 1.1.2 Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: - Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su, còn có một số chất thải nguy hại - Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn, Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton, ) - Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn - Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa - Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác, Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố - Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp Nguồn thải là bùn, làm phân compost, 3 - Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm, Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc - Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp [4] 1.1.3.Thành phần, tính chất của CTR sinh hoạt 1.1.3.1 Thành phần của CTR sinh hoạt CTR sinh hoạt có thành phần rất phức tạp và luôn biến đổi vì thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào tập quán, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, nhịp độ phát triển kinh tế và trình độ văn minh, theo từng mùa trong năm của từng khu vực Thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn từ rất đơn giản chỉ gồm 2 thành phần chính là rác thực phẩm và phần còn lại hoặc rất chi tiết gồm từng thành phần riêng Đối với các nước châu Á, rác thực phẩm hoặc thành phần hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học là thành phần thường chếm tỉ lệ cao nhất Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt % Trọng lượng Hợp phần Độ ẩm( %) Trun Khoảng Trung Khoảng giá trị bình giá trị Chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 bình 70 Giấy 24-45 40 4-10 Carton 3-15 4 Chất dẻo 2-8 Vải vụn Trọng lượng riêng (kg/m3 ) Khoảng Trung giá trị bình 12-80 28 6 32-128 81,6 4-8 5 38-80 49,6 3 1-4 2 32-128 64 0-4 2 6-15 10 32-96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-129 128 Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160 Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104 4 g Bảng 3.12 Những điểm chính trong phân tích SWOT tại huyện Bình Xuyên Điểm mạnh: Điểm yếu: - Vị trí địa lý thuận lợi: có quốc lộ 2A, đường - Công tác tuyên truyền về vệ sinh môi cao tốc và đường sắt Nội Bài- Lào Cai đi qua trường chưa được phổ biến và quan tâm - Công nhân tại các công ty và hợp tác xã, tổ nhiều dịch vụ môi trường được cung cấp trang thiết - Rác thải chưa được xử lý một cách tập bị bảo hộ, phương tiện phục vụ cho quá trình trung thu gom - Tại một số xã rác thải vẫn chưa được - Công nhân tận tình với công việc được giao thu gom triệt để - Người dân tại các xã nông thôn vận dụng tốt - Công tác lưu trữ phân loại tại nguồn thức ăn thừa để sử dụng cho việc chăn nuôi không được quan tâm nhiều - Tai một số xã thị trấn như Hương Canh, - Tại những xã nông thôn vẫn chưa được Tam Hợp, Tân Phong đã áp dụng những công cung cấp thùng rác công cộng và nhiều nghệ đốt rác mới phù hợp với địa phương thùng rác công cộng bị xuống cấp - Tần suất thu gom tại một số nơi chưa hợp lý Cơ hội Thách thức - Lãnh đạo huyện quan tâm đến vấn đề - Lượng rác thải ngày càng tăng cao VSMT - Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, - Có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư cho hệ thiếu các quy định chính sách phù hợp thống quả lý rác thải đô thị cho công tác quản lý CTRSH - Người dân ủng hộ với các chương trình bảo - Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình vệ môi trường, phát triển nông thôn mới dự án quản lý xử lý CTRSH còn hạn chế - Tại thị trấn Hương Canh có nhiều hình thức phát triển kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, làm gốm, trang trại lợn - Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng rác thải làm nguyên liệu và năng lượng đầu vào 3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Bình Xuyên 3.5.1 Giải pháp về chính sách * Đối với chính quyền: 49 - Công nhân trực tiếp làm việc trong khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phải được xếp vào ngành lao động độc hại vì vậy chính quyền nên có chế độ tiền lương phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phù hợp - Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý CTRSH - Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Xuyên cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ môi trường về số lượng Cán bộ môi trường trực tiếp về từng khu xóm làm công tác tuyên truyền, tập huấn cho người dân về hoạt động môi trường, cụ thể như tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường, tập huấn các mô hình VAC kết hợp Biogas đối với các hộ nông nghiệp, nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, tận dụng các loại rác thải * Đối với các tổ chức đoàn thể: - Vận động Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ tích cực tham gia các phong trào như " Vì môi trường Xanh- Sach- Đẹp'', "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn'', '' Thanh niên vì môi trường'', '' Sạch nhà đẹp phố'', '' Ngày môi trường thế giới'' để khuyến khích người dân cùng tham gia - Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân qua các chương trình hành động, các cuộc thi như "Phụ nữ Bình Xuyên với công tác bảo vệ môi trường" thông qua hình thức sấn khấu hoá - Thường xuyên xây dựng các tài liệu giáo dục dưới dạng bảng tin, pano, áp phích, tờ rơi về cách phân loại rác nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người Đặc biệt đối với lứa tuổi của các em nhỏ học mầm non, tiểu học - Tuyên truyền hướng dẫn người dân về cách lưu trữ, phân loại, tận dụng rác thải hữu cơ trong chăn nuôi thông qua đài phát thanh của các xã thi trấn 3.5.2 Giải pháp về trang thiết bị lưu chứa, thu gom Với hiện trạng phát sinh CTRSH hiện nay tại huyện Bình Xuyên thì trang thiết bị lưu trữ, thu gom, vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu Hình thức thu gom chủ yếu là thu gom bằng xe đẩy tay đến các hộ gia đình và đươc vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như công nông, ô tô tải, xe cuốn ép Tại những nơi công công nên đầu tư thêm các thùng chứa rác Căn cứ số liệu vào (bảng 3.12) ''Kết quả dự báo khối lượng CTRSH phát sinh và lượng CTRSH được thu gom đến năm 2025'', số xe đẩy tay hiện tại của huyện và 50 số liệu khối lượng riêng của rác là 271kg/m 3 ta có thể dự đoán được số phương tiện thu gom cần đầu tư đến năm 2025 như sau: Bảng 3.16 Dự báo số phương tiện cần đầu tư giai đoạn 2016-2025 Loại phương tiện Số lượng phương tiện Năm 2020 Năm 2025 Nhu Cần Nhu Cần Năm 2015 cầu đầu tư cầu đầu tư Xe đẩy tay loại 500l (xe) 346 623 277 867 244 Dựa vào dự đoán số xe đẩy tay như bảng trên ta có thể dự đoán số kinh phí để đầu tư mua xe đẩy tay loại Thăng Long XR- 500 theo giá thị trường là 2.540.000đ/xe thì đến năm 2020 đầu tư 277 xe hết 730.580.000đ, đến năm 2025 đầu tư 244 xe hết 619.760.000đ 3.5.3 Giải pháp về xử lý rác thải sinh hoạt Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên thì ngày càng gia tăng nhưng giải pháp xử lý CTRSH tại một số xã/thị trấn vẫn chưa có giải pháp phù hợp với địa phương do thiếu vốn đất để xây dựng bãi rác hợp vệ sinh cũng như nguồn kinh phí Đồ án xin đưa ra biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với một huyện nông thôn như Bình Xuyên và cũng phù hợp với chương trình nông thôn mới đó là sử dụng lò đốt rác NFi-05 công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan hiện đang được áp dụng tại 2 xã Tam Hợp và Tân Phong của huyện Lò đốt rác NFi-05 sử dụng khí đốt tự nhiên không dùng nguyên liệu hóa thạch hoặc điện để đốt, với công xuất có thể lên đến 10 tấn rác/ ngày đêm rất phù hợp cho các xã nông thôn của huyện Bình Xuyên, lò có khả năng đốt rác liên tục và cũng có thể ủ giữ nhiệt trong khoảng 24h Với kích thước nhỏ gọn ( với diện tích 2,56 x 1,4 x 2 m; ống khói cao 5,4m) trọng lượng là 8 tấn, có thể lắp đặt và di chuyển bằng cần cẩu Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom đưa về lò đốt sẽ được công nhân phân loại rồi đưa vào lò đốt, tỷ lệ rác được xử lý cao đạt được khoảng 80-85% khối lượng rác Rác sau khi đã được đốt thành tro sẽ được đem đi chôn lấp vì vậy bãi chôn lấp nhỏ, giảm thiểu được lượng nhân công lao động đồng thời giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn đất và nước ngầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải Với số dân và lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của huyện Bình Xuyên hiện nay thì đồ án xin đưa ra phương án xây dựng một số lò đốt rác trong giai đoạn 51 từ năm 2016- 2025: đối với 4 xã có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày lớn là: thị trấn Thanh Lãng, xã Đạo Đức, xã Sơn Lôi, xã Bá Hiến sẽ xây dựng mỗi xã một lò đốt, 5 xã thị trấn còn lại có lượng phát sinh CTRSH nhỏ sẽ xây dựng 2 lò đốt liên xã ( xã Trung Mỹ và Thiện Kế 1 lò, TT Gia Khánh và xã Hương Sơn một lò) còn xã Phú Xuân có thể đem rác đến xã Đạo Đức để xử lý Theo thực tế điều tra phỏng vấn cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên, cán bộ tại HTX dịch vụ môi trường Tam Hợp và thực tế vận hành lò đốt rác NFi- 05 tại xã Tam Hợp thì chi phí đầu tư ban đầu cho 1 lò đốt NFi05 là 2.340.600.000đ trong đó: chi phí mua sắm lò đốt là 2.340.000.000 đ, chi phí vận hành là khoảng 250.000.000 đ/năm Nguồn kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành lò đốt có thể huy động từ vốn đầu tư của sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 70%, từ nguồn vốn cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của huyện Bình Xuyên là 15% còn 15% còn lại được huy động từ nguồn đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua quá trình tìm hiểu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Xuyên đồ án đã thực hiện được những nội dung sau: 1 Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện: Xác định được thành phần khối lượng CTRSH phát sinh và hệ số phát sinh CTRSH trên đầu người là 0,53kg/người/ ngày, khối lượng riêng của rác 271kg/m3 2 Đánh giá được hiện trạng công tác lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của huyện: Rác thải phát sinh tại hộ gia đình chưa được phân loại, hiệu suất thu gom đạt khoảng 80%, phương tiện thu gom hiện tại còn thiếu chưa 83 xe đẩy tay 500l, biện pháp xử lý CTRSH phù hợp nhất hiện nay là sử dụng lò đốt NFi-05 3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH cho huyện Bình Xuyên như: giải pháp về chính sách, đề xuất đầu tư 521 xe đẩy tay thu gom rác, đề xuất đầu tư xây dựng lò đốt rác NFi- 05 2 Kiến nghị Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi có một số kiến nghị sau nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTSH tại huyện Bình Xuyên - Cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương các cơ quan đơn vị quản lý cùng với sự phối hợp của người dân - Đầu tư thêm kinh phí, nhân lực cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hành tiết kiệm, hạn chế xả rác và ý thức phân loại rác, giữ gìn vệ sinh môi trường - Cần có văn bản cụ thể xử phạt các trường hợp cố ý gây ô nhiễm môi trường 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Báo cáo môi trường Quốc gia, tr 13- 14 2 Nghị Định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn 3 Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 4 PGS.TS Nguyễn Văn Phước, '' Quản lý và xử lý chất thải rắn'', NXB Xây Dựng, tr 4- 5- 30 5 Sổ tay hướng dẫn thu gom và xử lý rác hộ gia đình, tr 8- 31 6 Th.S Lê Thị Trinh, Th.S Vũ Thị Mai( 2010), '' Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại", NXB Đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội 7 Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), '' Chất thải rắn đô thị", tr 5 8 Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam (2014) , Luật bảo vệ môi trường ( Luật số 55/2014/QH13) 9 UBND huyện Bình Xuyên, '' Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01/6/2005 của BTV Tỉnh ủy “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH đất nước'', tr 33- 44 10.UBND huyện Bình Xuyên, " Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các xã thị trấn trên địa bàn huyện Bình Xuyên", tr 36 11.UBND huyện Bình Xuyên, '' Niên giám thống kê huyện Bình Xuyên , 2015'', tr 20 12.UBND huyện Bình Xuyên, "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 định hướng 2025", tr 46 54 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Mẫu phiếu điều tra cộng đồng PHIẾU THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ( Đối tượng: Các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) Phiếu tham vấn cộng đồng nhằm thu thập thông tin về công tác thu gom, lưu trữ, quản lý phục vụ cho đề tài nghiên cứu : ''Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạtt trên địa bàn huyên Bình Xuyên và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp'' Rất mong nhận được sự hợp tác chia sẻ thông tin của ông (bà) Xin chân thành cảm ơn! I Thông tin chung Họ và tên chủ hộ : Địa chỉ: Số điện thoại : Nghề nghiệp của gia đình: Số thành viên trong gia đình: Thời gian điều tra: .giờ phút Ngày / tháng / năm 2016 II Nội dung 1 Khối lượng rác thải sinh hoạt của gia đình ông (bà) trong 1 ngày khoảng bao nhiêu? < 1kg/ngày 1- 2kg/ ngày 2 - 3kg/ngày > 3kg 2 Nhà ông (bà) có thùng rác riêng không? Có Không 3 Loại rác thải sinh hoạt nào là chủ yếu trong gia đình ông (bà) Rác thải hữu cơ ( rau quả, đồ ăn thừa, lá cây, vỏ trứng, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi ) Rác thải vô cơ ( thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện tử, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng ) Rác thải độc hại ( pin, ắc quy ) 4 Nhà ông (bà) có lấy rau củ, quả, thức ăn thừa để chăn nuôi không? Có Không 5 Gia đình ông (bà) có phân loại rác không? Có Không Nếu có, ông (bà) hãy mô tả cách phân loại : 6 Gia đình ông (bà) xử lý rác thải sinh hoạt như thế nào? Chôn lấp Đốt Thuê thu gom Vứt ra đường 7 Tần xuất thu gom rác thải sinh hoạt tại nơi ở của ông (bà)là bao lâu? 1 lần/ ngày 2 ngày/lần 2 lần/ ngày >2 ngày/lần 8.Theo ông ( bà) tần suất thu gom như vậy đã hợp lý chưa? Đã hợp lý Chưa hợp lý 9 Tại nơi ở của ông (bà), công nhân thu gom rác vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Theo ông ( bà) thời gian thu gom như vậy đã hợp lý chưa? Đã hợp lý Chưa hợp lý 10 Lê phí vệ sinh môi trường mà gia đình ông (bà) phải đóng là ( VNĐ/ người/tháng) 3.000 - 5.0000 5.000 - 7.000 7.000 - 10.000 > 10.000 11 Theo ông ( bà) lệ phí vệ sinh môi trường như vậy đã hợp lý chưa? Đã hợp lý Chưa hợp lý Nếu chưa, xin cho biết lý do: 12 Theo nhận xét của ông (bà) chất lượng thu gom rác thải tại địa phương hiên nay như thế nào? Đã đảm bảo thu gom hết Chưa thu gom hết 13 Tại nơi ông (bà) sống công tác tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường có thường xuyên được tổ chức hay không? Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 14 Theo ông (bà) nếu rác thải không được thu gom kịp thời sẽ ảnh hưởng đếm môi trường như thế nào? Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, mất mỹ quan đô thị 15 Ông (bà ) có ý kiến và mong muốn gì về tình hình thu gom xử ký rác tại địa phương hiện nay không? Ý kiến : ……………………………………………………………………………………… Chủ hộ PHIẾU THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ( Đối tượng: Cán bộ, công nhân môi trường trên địa bàn huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) Phiếu tham vấn cộng đồng nhằm thu thập thông tin về công tác thu gom, lưu trữ, vận chuển quản lý để phục vụ cho đề tài nghiên cứu : ''Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyên Bình Xuyên và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp'' Rất mong nhận được sự hợp tác chia sẻ thông tin của ông (bà) Xin chân thành cảm ơn! I THÔNG TIN CHUNG 1 Họ và tên người được phỏng vấn: 2 Đơn vị công tác: 3 Số điện thoại : 4 Địa điểm điều tra: 5 Trình đô học vấn: II NỘI DUNG 1 Lượng rác thải sinh hoạt nơi ông (bà) phụ trách ( tấn/ ngày)? 2 Tần suất thu gom rác : 3 Thời gian thu gom trong ngày: 4 Hình thức thu gom rác : 5 Rác thải sinh hoạt nơi ông bà thu gom có được phân loại tại nguồn không ? Có Không 6 Ông bà thấy bố trí đường thu gom rác như hiện tại có hơp lý không? Có Không 7 Tại địa bàn ông (bà) phụ trách có những bãi tập kết rác tạm thời không? Có Không 8 Khoảng cách từ khu dân cư đến bãi tập kết tạm thời là bao nhiêu kilomét: Ngoài tiền lương ông bà có được hưởng trợ cấp độc hại không? Có Không 9 Mỗi năm ông (bà) có được cấp dụng cụ và phương tiện bảo hộ lao động không ? Có Không Nếu có, ông (bà) hãy cho biết số lượng mỗi loại: Găng tay: Đồng phục: Ủng: Khẩu trang: 10 Ông ( bà) có hài lòng với mức lương, trợ cấp và bảo hộ lao động đã được hưởng không? Hài lòng Không hài lòng Không ý kiến 11 Trong những thời điểm lương rác thải tăng đột biến, đơn vi thu gom đã có những biện pháp gì để đảm bảo thu gom hết lượng rác ? 12 Theo đánh giá của ông bà hiệu suất trong quá trình thu gom chưa cao là do những nguyên nhân nào? ( có thể chọn nhiều phương án) Ý thức của người dân chưa tốt Trang thiêt bị phục vụ cho thu gom chưa đầy đủ Tần suất thu gom còn thấp Nhân lực phục vụ thu gom còn thiếu Tổ chức các tuyến thu gom chưa hợp lý Ý kiến khác: 13 Trong quá trình làm việc ông (bà) thấy thái độ của người dân trong việc thu gom rác thải sinh hoạt như thế nào? Hợp tác, vứt rác đúng quy định Chống đối vứt rác sai quy định 14 Ý kiến đóng góp của ông (bà) để nâng cao hiệu quả thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương? Phụ luc 2: Danh mục hình ảnh thực tế Hình 1,2: Hình ảnh cân rác tại hộ gia đình Hình 3,4: Hình ảnh xác định khối lượng riêng của CTRSH tại thị trấn Thanh Lãng Hình 5,6: Ảnh phân loại rác tại xã Tam Hợp và Đạo Đức Hình 7, 8: Phương tiện thu gom vân chuyển CTRSH của thị trấn Hương Canh và xã Đạo Đức Hình 9,10: Công nghệ đốt rác tại thị trấn Hương Canh và xã Tam Hợp Hình 11,12: Hình ảnh phỏng vấn cán bộ phòng TNMT huyện Bình Xuyên và người dân Hình 13,14: Phát túi rác cho người dân tại TT Hương Canh và hiện trạng lưu trữ rác của người dân xã Đạo Đức Hình 15: Phỏng vấn công nhân thu gom tại thị trấn Thanh Lãng

Ngày đăng: 23/06/2016, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo môi trường Quốc gia, tr 13- 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). "Báo cáo môi trường Quốc gi
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2011
2. Nghị Định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Định 38/2015/NĐ-CP
3. Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 174/2007/NĐ-CP
4. PGS.TS Nguyễn Văn Phước, '' Quản lý và xử lý chất thải rắn'', NXB Xây Dựng, tr 4- 5- 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, '' "Quản lý và xử lý chất thải rắn
Nhà XB: NXB XâyDựng
8. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam (2014) , Luật bảo vệ môi trường ( Luật số 55/2014/QH13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam (2014) , "Luật bảo vệmôi trường
10. UBND huyện Bình Xuyên, " Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại các xã thị trấn trên địa bàn huyện Bình Xuyên", tr 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại cácxã thị trấn trên địa bàn huyện Bình Xuyên
11. UBND huyện Bình Xuyên, '' Niên giám thống kê huyện Bình Xuyên , 2015'', tr 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Bình Xuyên, '' "Niên giám thống kê huyện Bình Xuyên , 2015'
12. UBND huyện Bình Xuyên, "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 định hướng 2025", tr 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộihuyện Bình Xuyên đến năm 2020 định hướng 2025
5. Sổ tay hướng dẫn thu gom và xử lý rác hộ gia đình, tr 8- 31 Khác
6. Th.S Lê Thị Trinh, Th.S Vũ Thị Mai( 2010), '' Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại", NXB Đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà Nội Khác
7. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), '' Chất thải rắn đô thị", tr 5 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w