9 Bảng 2.1: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy... Hi ện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy --- 13... Lượng rác thải từ sinh hoạt
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Thị Hiên xin cam đoan:
- Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
- Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào
- Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà N ội, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, bạn bè và gia đình Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô giáo trong khoa Môi trường của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Lê Thị Thoa, Th.S Bùi Thị Thanh Thủy, Th.S Lê Thị Tuyết Mai, các cô đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn
em rất tận tình trong suốt quá trình em thực hiện đồ án
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công tác tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện Giao Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm
đồ án
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Thị Hiên
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy 2
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam [12] 6
Hình 3.1: Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện 20
Hình 3.2: Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp 35
Hình 3.3: Cấu tạo lớp lót đáy 39
Hình 3.4: Lớp che phủ đỉnh 39
Hình 3.5: Dây chuyền xử lý nước rỉ rác 49
Trang 5
DANH MỤC BẢNG Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy 2
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải tại Việt Nam [12] 6
Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn 6
Bảng 1.2 : Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học 8
Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt 9
Bảng 1.4: Ưu nhược điểm phương pháp chôn lấp 9
Bảng 2.1: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy 14
Bảng 2.2: Phân bố dân cư và lượng CTRSH tại huyện Giao Thủy năm 2013 16
Bảng 3.1: Bảng dự báo dân số huyện Giao Thủy từ năm 2013 đến 2030 28
Bảng 3.2: Dự đoán khối lượng CTRSH đến năm 2030 30
Bảng 3.3: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp [9] 32
Bảng 3.4: Các công trình kỹ thuật trong bãi chôn lấp [9] 32
Hình 3.2: Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp 35
Bảng 3.5: Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp [9] 36
Hình 3.3: Cấu tạo lớp lót đáy 39
Hình 3.4: Lớp che phủ đỉnh 39
Bảng 3.6: Tổng kết bãi chôn lấp chất thải rắn 43
Bảng 3.7: Thời gian vận hành của các ô chôn lấp rác 44
Bảng 3.8: Bảng số liệu về thành phần nước rỉ rác trong bãi rác [8] 48
Trang 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng thức ăn thừa cho việc chăn nuôi của 3 xã/TT 15
Bảng 2.2: Phân bố dân cư và lượng CTRSH tại huyện Giao Thủy năm 2013 16
Biểu đồ 2.2: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại TT Ngô Đồng 17
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại TT Quất Lâm 17
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng lưu giữ rác của các hộ gia đình tại xã Hồng Thuận 18
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác thu gom RTSH hiện nay trên địa bàn huyện Giao Thủy 23
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của cộng đồng dân cư về môi trường hiện nay của địa phương 24
Trang 7
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài - 1
2 M ục tiêu của đồ án - 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2
1.1 Khái quát v ề điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy - 2
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 2
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy 4
1.2 Ch ất thải rắn sinh hoạt và các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt - 5
1.2.1 Khái ni ệm chất thải rắn 5
1.2.2 Ngu ồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 6
1.2.3 Thành ph ần chất thải rắn sinh hoạt 6
1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 7
1.2.5 Các ph ương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 11
2.2 Ph ương pháp nghiên cứu - 11
2.2.1 Ph ương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2 Ph ương pháp điều tra khảo sát thực địa 11
2.2.3 Ph ương pháp phân tích hệ thống (phương pháp SWOT) 11
2.2.4 Ph ương pháp tính toán thiết kế 12
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
3.1 Hi ện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy - 13
Trang 8
3.1.1 Ngu ồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 13
3.1.2 Thành ph ần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 13
3.1.3 Hi ện trạng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình 17
3.2 Hi ện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Giao Thủy - 18
3.2.1 Các v ăn bản pháp lý 18
3.2.2 Hi ện trạng phân loại và lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 19
3.2.3 Hi ện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt 19
3.2.4 Hi ện trạng vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 21
3.2.5 Phân tích hi ện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giao Thủy theo ph ương pháp SWOT 25
3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Th ủy - 27
3.3.1 D ự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở huyện giai đoạn 2014 – 2030 28
3.3.2 D ự báo sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giao Th ủy trong thời gian tới 30
3.3.3.Nguyên t ắc, tiêu chí lựa chon địa điểm xây dựng khu xử lý 31
3.3.3 Phân tích v ị trí lựa chọn địa điểm 34
3.3.4 L ựa chọn quy mô, phương pháp chôn lấp 36
3.3.5 Tính toán di ện tích bãi chôn lấp và diện tích các hố chôn lấp 40
3.3.6 Tính Toán h ệ thống thu khí 45
3.3.7 Tính toán h ệ thống thu gom nước rỉ rác 47
3.3.8 Dây chuy ền hệ thống xử lý nước rỉ rác 48
3.3.9 V ận hành bãi chôn lấp chất thải rắn 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh thực tế
Trang 9
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Kinh tế xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao Lượng rác thải từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều, mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt
Giao Thủy là một trong nhiều huyện của tỉnh Nam Định có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống của người dân cũng ngày một tăng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của con người ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất Tuy nhiên, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch tổng thể và hợp vệ sinh, công tác thu gom, vận chuyển còn mang tính tự phát, chưa triệt để, chưa đúng quy trình và kỹ thuật Do đó, môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện ngày một bị ô nhiễm và có thể lan rộng Vì vậy, bài toán đặt ra cho huyện Giao Thủy hiện nay là tìm ra các biện pháp công nghệ để xử lý chất thái rắn sinh hoạt một cách phù hợp
Từ thực tế trên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng quản lý
pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện Giao Thủy
2 Mục tiêu của đồ án
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực huyện Giao Thủy
- Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giao Thủy
Trang 10
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý:
- Giao Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, thuộc vùng đồng bằng
Bắc Bộ, có tọa độ 20021’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106035’ kinh độ Đông
+ Phía Đông – Bắc giáp với tỉnh Thái Bình
+ Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường
+ Phía Tây giáp với huyện Hải Hậu
+ Phía Nam – Đông giáp với biển Đông
- Vị trí địa lý của huyện Giao Thủy khá thuận lợi về giao thông thủy, bộ, giao lưu thuận tiện với các huyện trong và ngoài tỉnh Diện tích toàn huyện là 238,24
km2
b Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
Trang 11
3
trồng trọt Với 32 km bờ biển, ngư trường rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và ngành du lịch
c Th ủy văn:
- Hệ thống sông ngòi: Giao Thủy có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá dầy đặc Do đặc điểm địa hình, các dòng sông chảy thường theo hướng Bắc – Nam, các sông lớn như sông Hồng chảy qua thuộc phần hạ lưu nên dòng sông rộng lớn và không sâu lắm, tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu Chế độ nước của hệ thống sông ngòi chia theo 2 mùa rõ rệ là mùa lũ và mùa cạn
- Thủy triều: Thuộc loại nhật triều, biên độ trung bình từ 1,6 – 1,7m, lớn nhất là 3,3m, nhỏ nhất là 0,1m Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng Dòng chảy của sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn
Giao Thủy mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng, là khu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm mưa nhiều) hàng năm chia làm bốn mùa
rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 –
1700 giờ, ba tháng mùa hè (tháng 5 – 7) có số giờ nắng nhiều nhất trong năm trung bình 170 – 200 giờ/tháng Tháng 11 có số giờ nắng ít nhất khoảng 40 – 45 giờ
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao từ 75 – 85% với biên độ rộng, có tháng độ ẩm lên tới hơn 90% và có tháng < 30%
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1400 - 1600 mm, trong năm lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm đực biệt là tháng 7, 8, 9 Do lượng mưa không đều nên vào mùa mưa thường có úng Lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường do ngập tràn các loại rác thải, phân hủy xác chết động vật
- Gió: Hướng gió thịnh hành là Nam Đông Nam nhưng thay đổi theo mùa Mùa Đông phần lớn là gió Đông Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thường
Trang 12
4
chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) Đặc biệt trong năm địa phương còn chịu nhiều cơn bão nhiệt đới, gió to kết hợp với mưa nhiều gây ra lụt lội và tàn phá nặng
nề hệ thống đê biển và đê sông Hồng
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy
a Tình hình phát tri ển kinh tế
Huyện Giao Thủy có tiềm năng phát triển về mọi mặt như: kinh tế, văn hóa – du lịch, giáo dục và y tế Những năm qua kinh tế huyện phát triển với mức tăng trưởng cao và vững chắc Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2009 – 2013 là 7,42%, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm ngư nghiệp Huyện đã quan tâm đầu tư phát triển văn hoá xã hội, đã có những chính sách ưu tiên cho việc phát triển nền kinh tế, bộ mặt nông thôn có sự đổi mới, và khởi sắc rõ rệt Tuy nhiên xuất phát điểm của nền kinh
tế của huyện còn thấp, nguồn lực phát triển còn hạn chế đặc biệt là vốn đầu tư còn thiếu do vậy một số dự án chưa được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra
Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện trong thời gian qua đã và đang được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại giao lưu kinh tế văn hoá xã hội Hệ thống thuỷ lợi từng bước được đầu tư cải tạo góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Các công trình phúc lợi công
cộng được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu dân sinh trong xã hội
b Dân s ố, lao động và việc làm
Dân số của huyện Giao Thủy năm 2013 là 193.306 người, thấp thứ 2 toàn tỉnh (thấp nhất là huyện Nghĩa Hưng)
Số lao động đang làm việc trong ngành Nông, Lâm nghiệp chiếm 71,36%; ngành thuỷ sản 4,31%; ngành CN-XD 18.37%; nhóm ngành dịch vụ 5,96% Số lao động đang làm việc trong nhóm ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhưng thời gian lao động mới chỉ chiếm khoảng 55 - 60%, vì vậy cần có sự quan tâM đến việc tạo việc làm cho người lao động
Nguồn lực lao động của huyện dồi dào vừa là tiềm năng vừa là sức ép lớn về việc tạo việc làm cho người lao động Bình quân hàng năm huyện nhà có khoảng
Trang 13
5
15.000 lao động đi lao động khắp các vùng trong cả nước, tuy nó đã đem lại cho nhiều gia đình nguồn thu nhập khá nhưng nó cũng gây nên một số tệ nạn xã hội
- Văn hóa: Phong trào thể dục thể thao (TDTT) của huyện vẫn được duy trì tốt,
cơ sở vật chất phục vụ cho công tác TDTT, phát thanh truyền hình từng bước được cải thiện và bổ xung Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng đang được phát triển rộng rãi ở nhiều xã
- Giáo dục: Toàn huyện có 5 trường THPT trong đó có 4 trường quốc lập và 1 trường dân lập, 22 trường trung học cơ sở, 29 trường tiểu học, 22 trường mầm non Trong những năm qua đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh Ngành giáo dục của huyện liên tục nhiều năm liền được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc của tỉnh Đến nay toàn huyện đã có 22 xã, thị trấn/22 xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở
- Y tế: Toàn huyện có 26 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 3 cơ sở là bệnh viện và phòng khám đa khoa Tổng số có 290 giường bệnh, 284 cán bộ trong ngành
y Công tác khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất của ngành y tế mấy năm gần đây đã được quan tâm nâng cấp
1.2 Chất thải rắn sinh hoạt và các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Khái ni ệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người [3]
Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần báo gồm: kim loại, sành sứ.gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc hết hạn sử dụng, xác động, thực vật [3]