1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang

132 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tái Cơ Cấu Ngành Trồng Trọt Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Thị Thuận
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 725,82 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Đóng góp của luận văn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt (19)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành trồng trọt (19)
      • 2.1.1. Các khái niệm (19)
      • 2.1.2. Đặc điểm của tái cơ cấu ngành trồng trọt (28)
      • 2.1.3. Yêu cầu của tái cơ cấu ngành trồng trọt (29)
      • 2.1.4. Sự cần thiết và vai trò của tái cơ cấu ngành trồng trọt (32)
      • 2.1.5. Nội dung nghiên cứu về tái cơ cấu ngành trồng trọt (34)
      • 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt (38)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt (41)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt trên thế giới (41)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Việt Nam (47)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với tái cơ cấu ngành trồng trọt (50)
      • 2.2.4. Các nghiên cứu có liên quan (52)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (53)
    • 3.1. Đặc điểm cơ bản huyện tân yên (53)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (53)
      • 3.1.2. Chế độ thủy văn và tài nguyên (54)
      • 3.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội (55)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu (62)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (62)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin (65)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (66)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (68)
    • 4.1. Tổng quan quá trình triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên. 54 1. Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt (68)
      • 4.1.2. Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên (69)
      • 4.1.3. Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện (69)
    • 4.2. Thực trạng triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên . 59 1. Rà soát quy hoạch, phân vùng sản xuất (0)
      • 4.2.2. Kết quả thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt (0)
    • 4.3. Đánh giá kết quả và hiệu lực tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân Yên 78 1. Các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên . 78 2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm (93)
      • 4.3.4. Kết quả và hiệu quả sử dụng đất (96)
    • 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên 83 1. Cơ chế chính sách (98)
      • 4.4.2. Các nguồn lực sản xuất (102)
      • 4.4.3. Thị trường (107)
      • 4.4.4. Ảnh hưởng yếu tố khoa học công nghệ (107)
      • 4.4.5. Ảnh hưởng của hợp tác công tư trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt 92 4.5. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang (109)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (115)
    • 5.1. Kết luận (115)
    • 5.2. Kiến nghị (117)
  • Tài liệu tham khảo (119)
  • Phụ lục (122)
    • Hộp 4.2. Giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa (81)
    • Hộp 4.3. Khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng (86)
    • Hộp 4.4. Kiến thức khoa học kỹ thuật khó áp dụng (86)
    • Hộp 4.5. Lực lượng lao động không mặn mà với trồng trọt (87)
    • Hộp 4.6. Ý kiến về chính sách kinh tế trong sản xuất trồng trọt (100)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành trồng trọt

Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu ngành trồng trọt chúng ta hãy tiếp cận nó bằng khái niệm: “Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng” Vì thế khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống (Đào Thế Tuấn, 1984)

* Cơ cấu ngành trồng trọt

Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất của cây trồng trong nông trại, nó bao gồm tất cả các hợp phần cần thiết để sản xuất một tổ hợp các cây trồng của nông trại và mối quan hệ của chúng với môi trường Các hợp phần này bao gồm cả yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học cần thiết cũng như biện pháp kỹ thuật lao động và yếu tố quản lý Hệ thống trồng trọt là bao gồm tất cả thành phần cần có cho nông trại sản xuất một tập hợp các công thức luân canh và bao gồm việc sản xuất một số cây trồng Các hoạt động sản xuất trồng trọt của một nông trại tạo nên hệ thống trồng trọt của trang trại đó Tất cả các thành phần cần cho việc sản xuất một cây trồng cụ thể nào đó và mối quan hệ của chúng với môi trường được coi là thuộc phạm vi một hệ thống cây trồng Các thành phần đó bao gồm, tất cả các đầu vào cần thiết cả về vật lý, sinh học công nghệ, vốn, lao động và quản lý Một công thức luân canh bao gồm tất cả các thành phần cần có cho việc sản xuất một tập hợp cây trồng trên một mảnh ruộng trong một năm Còn hệ thống canh tác bao gồm tất cả các thành phần cần thiết cho sản xuất một tập hợp cây trồng ở nông trại (Phạm Thị Hương, 2006)

Hệ thống trồng trọt là một trong hai hệ thống phụ chủ yếu của hệ thống nông nghiệp hỗn hợp Những cây trồng nông nghịêp có thể có nhiều chức năng khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho con người, gia súc và cây trồng khác, chống xói mòn đất, phục vụ mục đích giải trí (thảm cỏ, hoa, cây cảnh và cây bụi) và làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung chất hữu cơ từ xác lá và rễ già hoặc đạm từ nốt sần cây họ đậu) Tuy nhiên, những HTTT chủ yếu được xây dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sợi cho nguyên liệu công nghiệp và một nhóm sản phẩm hỗn hợp khác như thuốc lá, chất thơm và dược liệu (Phạm Thị Hương, 2006)

Cơ cấu ngành trồng trọt là một phạm trù khoa học biểu hiện trình độ tổ chức và quản lý sản xuất trồng trọt, đồng thời cơ cấu ngành trồng trọt cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng của chiến lược nông sản phẩm (Phạm Thị Hương, 2006)

Cơ cấu ngành trồng trọt xuất phát từ thật ngữ “cơ cấu” theo thuyết cấu trúc và học thuyết tổ chức hữu cơ, thì cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong điều kiện môi trường nhất định Trong các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trình tự và tỷ lệ thích ứng Nội dung cốt lõi của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể Một cơ cấu có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định Suy rộng ra cơ cấu cây trồng có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế: “Cơ cấu trồng trọt là tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác của mỗi bộ phận ấy trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội” (Phạm Thị Hương, 2006)

Một cơ cấu ngành hợp lý sẽ cho phép tạo nên sự cân đối hài hoà của ngành đó để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, của cải vật chất và lao động Xem xét cơ cấu ngành là xem xét cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất và mở rộng của ngành thông qua các mối quan hệ kinh tế Đó là quan hệ tỷ lệ về lượng và chất Còn quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất tồn tại thích ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất Cơ cấu ngành của một lĩnh vực luôn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của cả lĩnh vực và nền kinh tế Mối quan hệ kinh tế đó không phải những quan hệ riêng lẻ, tách rời của các bộ phận mà là những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành kinh tế như: quan hệ giữa các ngành kinh tế (Phạm Thị Hương, 2006)

Hệ thống cây trồng là bao gồm các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984) Hệ thống cây trồng là thành phần giống và loại cây trồng được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội.

Theo Nguyễn Duy Tính (1995), nghiên cứu hệ thống cây trồng là hình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp và vườn hỗn hợp Tổng quan thì hệ thống cây trồng là một hệ thống nhất trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian.

Về đối tượngnghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm Chí Thành (1996) là: Các công thức luân canh và hình thức đa canh Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống đóng Như vậy, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây trồng là nghiên cứu: công thức luân canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống canh tác đó.

Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn luôn biến đổi nên hệ thống cây trồng mang đặc tính động Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây trồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là một việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, các yếu tố hạn chế và các giải pháp khắc phục để thay đổi hệ thống cây trồng, nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ cuộc sống con người Hoàn thiện hệ thống cây trồng hoặc phát triển các hệ thống cây trồng mới trên thực tế là sự tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991)

Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định Nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp và phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành, phù hợp với điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội của một vùng nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn, 1978) Việc xác định cơ cấu cây trồng là một nội dung của phân vùng sản xuất nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978) Cơ cấu cây trồng xét về mặt diện tích, tỉ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh tác sẽ phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng vùng Tỉ lệ cây nông nghiệp cao, cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ sản xuất thấp Tỉ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá thấp chứng tỏ sản xuất nông nghiệp ở đó kém phát triển.

Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ cấu cây trồng hợp lí là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng sản xuất Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh thay đổi theo những tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật, giải quyết các vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có nhiều điểm tương đồng Cơ cấu cây trồng chính là cấu trúc của hệ thống cây trồng Người nghiên cứu về hệ thống cây trồng cần quan tâm đến “đầu vào” và “đầu ra” của hệ thống cây trồng chính là cấu trúc bên trong của nó hay cơ cấu cây trồng (Đào Thế Tuấn, 1978).

*Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng:

Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Cơ cấu cây trồng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Con người chỉ có thể nắm vững các quy luật tự nhiên và xã hội để điều khiển sự vận động của cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho mình Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử xã hội nhất định, không có một cơ cấu cây trồng chung cho mọi vùng sản xuất, mọi giai đoạn lịch sử Cơ cấu cây trồng biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện Nó luân phát triển theo xu hướng từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã hội Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp, công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp hóa chất góp phần trực tiếp khai thông “đầu vào” của hệ thống cây trồng nhằm tạo ra một cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng hiệu quả “đầu vào” và điều chỉnh hợp lý “đầu ra” (Đào Thế Tuấn, 1978).

Thuật ngữ “Tái cơ cấu” hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp nhất là sự chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978)

Dương Ngọc Quang (2014) cho rằng: “Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp.

Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

2.2.1 Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt nhóm các nước công nghiệp phát triển Đặc điểm nổi bật ở các nước này là chuyên môn hóa và tập trung hóa cao độ Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có sự tác động rõ rệt và hiệu quả của công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật Việc tái cơ cấu ngành trồng trọt không đơn thuần vì mục đích để thu sản phẩm mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, cơ cấu ngành trồng trọt thường biến đổi, bị lệ thuộc và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tính chất sản xuất hàng hóa cao độ.

Các yếu tố cấu thành ngành trồng trọt tại các nước có nền công nghiệp phát triển trong quá trình sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ việc lụa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý, tổ chức sản xuất sản phẩm nông sản, các dịch vụ nông nghiệp, các chính sách công, đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm nông sản có mối liên hệ hữu cơ gắn kết chặt chẽ.

Tái cơ cấu ngành trồng trọt của Nhật Bản: Một số kinh nghiệp tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng của Chính phủ Nhật Bản.

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ nông dân

Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản thực hiện cải cách ruộng đất triệt để Mọi nông dân đều được chia ruộng đất, nhưng đa phần họ sở hữu ít ruộng, thửa nhỏ Hoạt động sản xuất khá manh mún, dựa vào sức lao động là chính, khó áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật Vì thế, Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi có thể tích luỹ ruộng đất, phát triển quy mô sản xuất, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá lớn Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt các yêu cầu của thị trường Theo nhóm tác giả tại Viện nghiên cứu rau quả (Viện nghiên cứu rau quả, 2015) tầng lớp nông dân nhỏ ở Nhật Bản cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển Hiện các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản có vai trò lớn, thu hút và hỗ trợ hiệu quả hơn 3 triệu hộ nông dân Gần như 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên hợp tác xã Hệ thống hợp tác xã và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và dân chủ ra quyết định Hội đồng quản trị từ cơ sở đến trung ương đều do xã viên bầu, giám đốc điều hành do hội đồng tuyển và hợp đồng Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ phản ánh quyền lợi của nhân dân Hợp tác xã là người cung cấp chính các dịch vụ thiết yếu cho nông dân như: tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc thiết bị Đến nay, hợp tác xã đã mở rộng ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như điều trị y tế, giáo dục, văn hoá, cải thiện điều kiện sống, du lịch và đặc biệt là thương mại Các tổ tư vấn nông nghiệp trong mỗi hợp tác xã làm cầu nối với các cơ quan nông nghiệp, các trạm nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu khoa học khác Năm 1997, Nhật Bản có khoảng 16.869 tổ tư vấn nông nghiệp trong các hợp tác xã (Viện nghiên cứu rau quả, 2015) Đây cũng là thị trường lớn thu hút cán bộ kỹ thuật, kỹ sư về công tác ở nông thôn

Thứ hai, chính sách hỗ trợ nông nghiệp.

Nhật Bản coi an ninh lương thực là mục tiêu số một, nên ngành trồng trọt được bảo hộ rất cao và được khuyến khích theo kiểu tự cung tự cấp thông qua việc hạn chế nhập khẩu một cách tối đa Điều đó dẫn tới mức giá nông phẩm cao và khuyến khích sản xuất trong nước Nhà nước can dự rất sâu trong kiểm soát việc cung cấp và ấn định các mức giá cho một số loại hàng hoá nông phẩm ở thị trường nội địa Vào những năm 1960, Nhật Bản có chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn, do đó đã kích thích sản xuất đến mức sản xuất thừa gạo Các sản phẩm nông nghiệp khác như lúa mì và hoa màu đều giảm Từ năm 1970, nước này bắt đầu hạn chế mức sản xuất gạo, do vậy chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu lương thực trong nước so với 79% của năm 1960 Chỉ riêng việc duy trì giá gạo cao, trong vòng hơn 30 năm qua Nhật Bản đã phải chi một khoản trợ cấp rất lớn 6 tỷ yên cho chính sách này và sau đó lại cần đến 5 tỷ yên để bán hết số gạo dư thừa đó (Viện nghiên cứu rau quả, 2015) Trong khi các đối tác thương mại chủ yếu của Nhật Bản triển khai một cách khó khăn những cuộc cải cách nông nghiệp theo hướng tự do hoá thương mại của vòng đàm phán Urugoay và WTO thì sự ủng hộ của người dân Nhật Bản cho những thay đổi theo hướng đó vẫn còn rất mờ nhạt

Nền kinh tế Nhật Bản sau hơn một thập kỷ suy thoái đang tiếp tục cần phải có những sự điều chỉnh cơ cấu một cách mạnh mẽ hơn Thất nghiệp ở mức cao và thu nhập thực tế giảm sút khiến cho người tiêu dùng đã có những phản ứng khi họ phải trả mức giá cao khi mua nông sản được sản xuất ở trong nước so với mức giá trên thị trường thế giới.

Rõ ràng chính sách hỗ trợ trồng trọt kéo dài chủa Nhật Bản đang làm tổn thương tới những điều mà nó cố tình bảo vệ vì lương thực được cho là dồi dào ở Nhật Bản nhưng giá cả lương thực vẫn khá cao, đặc biệt đối với những ai có mức thu nhập thấp Điều này làm giảm sức mua của người tiêu dùng, do đó làm tổn thương tới các nhà cung cấp khác, tạo ra các ảnh hưởng kinh tế mang tính dây chuyền Việc hỗ trợ thu nhập cho người nông dân thông qua việc duy trì các mức giá nông sản cao, cũng làm cho tính cạnh tranh của khu vực này về mặt dài hạn và khả năng đảm bảo an ninh lương thực của Nhật Bản bị giảm sút Và Nhật Bản đang phải đối mặt với những phản ứng của các đối tác thương mại trên các diễn đàn song phương và đa phương về “sức ỳ” quá lớn của Nhật Bản đối với các tiến trình tự do hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, chính sách phát triển nông thôn

Chính sách “ly nông bất ly hương”: Hai nhóm chính sách chính là: phát triển doanh nghiệp nông thôn và đưa công nghiệp lớn về nông thôn để tạo sự gắn bó hài hoà phát triển nông thôn với phát triển công nghiệp, xoá bỏ khoảng cách về mức sống giữa đô thị và nông thôn Ở Nhật Bản, năm

1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp gần 30% tổng thu nhập của cư dân nông thôn, năm 1990 tăng lên tới 85% (Viện nghiên cứu rau quả, 2015). Ở Nhật Bản, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến nông sản mà cả các ngành cơ khí, hoá chất đều được phân bố trên toàn quốc Từ khi bắt đầu công nghiệp hoá (năm 1883), 80% nhà máy lớn ở Nhật đã được xây dựng ở nông thôn; 30% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động phi nông nghiệp; năm 1960 tỷ lệ này tăng lên 66% Nhờ chủ trương này mà công nghiệp sử dụng được một nguồn lao động rẻ, dân cư nông thôn có điều kiện cải thiện thu nhập (Viện nghiên cứu rau quả, 2015).

Phát triển cộng đồng nông thôn qua các tổ chức hợp tác xã: các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác dịch vụ nông nghiệp đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa công nghiệp về nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản Nhờ chính sách đưa công nghiệp về nông thôn, ngày nay ở Nhật Bản hầu như không còn vùng nông thôn thuần tuý, kể cả vùng núi, vùng xa Ranh giới giữa nông thôn và thành thị thật khó phân biệt cả về kinh tế, xã hội và đời sống Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã cơ bản hoàn thành

Hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên nền tảng làng xã nông thôn Nhật Bản Trong mỗi làng xã, những mối quan hệ nhiều chiều đa dạng đã tồn tại từ rất lâu giữa các gia đình, giữa những người nông dân Lợi dụng ưu điểm này, hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở cộng đồng nông thôn để tạo quan hệ cộng đồng mới vững chắc được bắt nguồn từ bên trong cộng đồng làng xã Do vậy, hợp tác xã cũng rất chú trọng đến các hoạt động mang tính cộng đồng để làm cho cuộc sống ở nông thôn tốt đẹp hơn. 2.2.1.2 Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt của các nước đang phát triển

Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt của Thái Lan: Theo Nguyễn Hoàng Sa (2014) tại "Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn ở Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay", ông cho rằng: Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp Ở đây họ đang làm khá tốt các chính sách về xây dựng và phát triển nông thôn Việc tham khảo các bài học kinh nghiệm của họ để vận dụng vào Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng là rất quan trọng và bổ ích để thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: Gạo, cao su, trái cây Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500 baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000- 5.500 baht/tấn (Nguyễn Hoàng Sa, 2014) Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp, Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này Chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới

Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị, Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Nguyễn Hoàng Sa, 2014)

Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau: Chính sách ưu tiên phát triển trồng trọt với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này (Nguyễn Hoàng Sa, 2014)

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm cơ bản huyện tân yên

Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 20.763,37 ha Phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà, phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang Huyện cách thành phố Bắc Giang 15 km theo tỉnh lộ 398, huyện Sóc Sơn- Hà Nội 30 km theo tỉnh lộ 295, thành phố Thái Nguyên 40 km theo tỉnh lộ 294.

Huyện có 22 xã và 2 thị trấn Dân cư ở rải rác trong các thôn, xóm nhỏ. Huyện có 5 tuyến đường tỉnh chạy qua (Đường 298, 294, 295, 297 và 398); phía Đông có sông Thương là tuyến đường thuỷ quan trọng của huyện.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Yên

Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Huyện Tân Yên mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; vùng trung do nằm ở phía Tây; vùng thấp ở phía Nam Độ cao trung bình của huyện từ 10- 15m so với mực nước biển, điểm cao nhất là núi Đót 121,8 m (thuộc xã Phúc Sơn), điểm thấp nhất là 1,0 m (thuộc cánh đồng Chủ xã Quế Nham).

3.1.2 Chế độ thủy văn và tài nguyên

Khí hậu thời tiết: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, 02 mùa rõ rệt: Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm; Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô, hanh, mưa ít Nhiệt độ bình quân cả năm 23,70C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,90C Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới Lượng mưa bình quân hằng năm 1.476 mm nhưng phân bố không đồng đều Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016)

Lượng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77% Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 10 0 - 12 0 C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Lưu vực sông Thương tiếp giáp phía Đông- Nam của huyện có trữ lượng nước dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của các xã Hợp Đức, Liên Chung, Quế Nham Hệ thống kênh đào tự chảy thuộc Thuỷ nông Sông Cầu quản lý, công trình này nằm trên địa bàn huyện gồm có: Kênh Chính dài 26,2 km, khả năng tưới 2.860 ha, Kênh 5 dài 17,7 km, khả năng tưới 1.950 ha Hồ, Tân Yên có 78 hồ lớn nhỏ nằm rải rác trong huyện, trữ lượng nước thiết kế khoảng 39 triệu m 3 Ngoài ra còn có 02 hồ nằm trên địa bàn huyện Yên Thế là hồ Đá Ong với dung tích chứa 6,38 m 3 nước và hồ Cầu Rễ có sức chứa tương tự cũng là nguồn cung cấp nước cho huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Tân Yên có 17 loại đất chính, chủ yếu có 3 nhóm là: đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ bạc màu chủ yếu ở phía Tây- Nam chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ địa hình thấp trũng chủ yếu nằm ở phía Đông- Nam chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên. Tài nguyên khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện khoáng sản rõ nhất là quặng barits với trữ lượng nhỏ thuộc khu vực Lang Cao, xã Cao Xá Ngoài ra còn có các loại khoáng sản sét phục vụ sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

3.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Tân Yên là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư; Tân Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản nổi tiếng như vải sớm Phúc Hòa, mì gạo Châu Sơn, lạc giống Tân Yên, Lợn sạch Tân Yên… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.1.3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thay thế được trong sản xuất trồng trọt, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất trồng trọt vì Tân Yên vẫn là huyện mang nặng nền sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên qua 3 năm 2014- 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT (ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT (ha) CC (%)

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 61,75 0,30 37,55 0,18 37,65 0,18

III Đất chưa sử dụng 331,41 1,60 82,62 0,40 82,62 0,4

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016)

Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy Tân Yên là huyện miền núi thấp có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.843,14 ha Trong 3 năm vừa qua đất nông nghiệp có những biến đổi trong cơ cấu đất phù hợp với đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nếu như năm 2014 diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,3% diện tích đất tự nhiên thì tới năm 2015 diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,4% diện tích đất tự nhiên tăng 3.213,68 ha, đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp có biến động không nhiều và chiếm 77,17% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất lâm nghiệp có sự biến đổi mạnh, năm 2015 giảm 108,75ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 5,85ha so với năm 2015 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 471,81ha; năm 2016 tăng 3,82 ha so với năm 2015.Nguyên nhân của sự biến động mạnh là toàn huyện có phong trào đào ao nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất trồng cây ăn quả lâu năm theo chủ trương, định hướng của huyện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy được người dân đồng tình ủng hổ triển khai phát với diện tích lớn

3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động nông thôn đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm Đứng trước khủng hoảng của nền kinh tế và đặc biệt là trước những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết như thiên tai, bão, lũ lụt…, nông thôn có nhưng nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động còn hạn chế Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho nông thôn hiện nay là giải quyết việc làm cho người thiếu việc làm, không có việc làm, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động Nhìn bảng 3.2 cho thấy huyện Tân Yên có mật độ dân số khá đông với 806,3 người/km2 vào năm 2016 Tổng số nhân khẩu trong huyện vào năm 2016 là 167.889 người so với năm 2015 nhân khẩu tăng 1.528 người, năm 2015 là 166.361 người, so với năm 2014 nhân khẩu tăng 3.310 người, năm 2014 là

164.579 Vậy bình quân nhân khẩu trong 3 năm 2014- 2016 là tăng 101,03% Cơ cấu nguồn lao động huyện đang có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2014-2016 Cơ cấu lao động ở lĩnh vực nông nghiệp chuyển biến không nhiều, tỷ lệ lao động nông nghiệp được giữ ở mức ổn định, cơ cấu lao động ở lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh, trong 3 năm bình quân tăng 110,85% Cơ cấu lao động ngành thương mại- dịch vụ cũng tăng nhanh, trong 3 năm 2014-2016, bình quân tăng 102,25% biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I Tổng số nhân khẩu Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,98 101,03

1 Phân theo giới tính Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,98 101,03

2 Phân theo khu vực Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,92 101,00

II Tổng số lao động Người 93.387 100,00 94.866 100,00 96.731 100,00 101,58 101,96 101,77

2 LĐCN- TT công nghiệp Người 10.682 11,44 11.224 11,83 13.092 13,54 105,07 116,64 110,85

3 Lao động TM- Dịch vụ Người 8.008 8,58 8.401 8,86 8.871 9,17 104,90 105,6 105,25 III Tổng số hộ Hộ 42.784 100,00 42.766 100,00 44.092 100,00 100,04 103,10 101,57

IV Một số chỉ tiêu bình quân

1 BQ Lao động/hộ LĐ/hộ 2,18 2,21 2,19 101,37 99,09 100,23

2 BQLĐ NN/hộ NN LĐ/hộ 2,27 2,28 2,21 100,44 96,92 98,68

3 BQ khẩu NN/hộ NN Khẩu/hộ 4,72 4,78 4,70 101,27 98,32 99,79

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016)

3.1.3.3 Kết quả phát triển kinh tế- xã hội huyện Tân Yên 2014- 2016

Trong những năm vừa qua huyện Tân Yên luôn đạt tốc độ phát triển kinh tế cao, nguồn lực phát triển dồi dào, đáp ứng sự phát triển bền vững trong thời gian dài.

Bảng 3.3 Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Tân Yên 3 năm 2014-2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh %

Ngành kinh tế GTSX CC GTSX CC GTSX CC

(trđ) (%) (trđ (%) (trđ (%) Tổng số 4.289.077 100,0 4.828.973 100,0 5.168.229 100,0 112,6 107,0 109,8 I- Nông, lâm, thủy sản 2.934.972 68,4 3.145.256 65,1 3.362.480 65,1 107,2 106,9 107,0 1- Nông nghiệp 2.713.587 63,3 2.839.323 58,8 3.014.486 58,3 104,6 106,2 105,4 2- Lâm nghiệp 5.992 0,1 18.382 0,4 19.218 0,4 306,8 104,5 205,7 3- Thủy sản 215.213 5,0 287.551 6,0 328.776 6,4 133,6 114,3 124,0 II- Công nghiệp, TT công nghiệp 1.349.000 31,5 1.678.242 34,8 1.800.052 34,8 124,4 107,3 115,8 III- Thượng mại, dịch vụ 5.285 0,1 5.475 0,1 5.697 0,1 103,6 104,1 103,8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Qua bảng 3.3, cho chúng ta thấy huyện Tân Yên là một huyện nông nghiệp, trong đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm ở mức cao điển hình giá trị sản xuất năm 2014 là 2.934.792 triệu đồng chiếm 68,42%; năm 2016 là 3.362.480 triệu đồng chiếm 65,1%, các năm trung bình tăng 107%, ngành nông nghiệp các năm trung bình tăng 105,4%; ngành lâm nghiệp tăng mạnh năm 2014 là 5.922 triệu đồng năm 2016 là 19.218 triệu đồng, bình quân tăng 205,7%, ngành thủy sản năm 2014 là 215.213 triệu đồng chiếm 5,02% năm 2016 là 328.776 triệu đồng chiếm 6,4% Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình các năm là 115,8%, ngành thương mại, dịch vụ tăng chậm chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn khó khăn, trung bình tốc độ tăng của ngành thương mại, dịch vụ tà 103,8%.

Như vậy, huyện Tân Yên đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với tốc độ phát triển kinh tế cao cùng với sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực công nghiệp.

3.1.3.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên cho việc thực hiện tái cơ cấu a Những thuận lợi

Phương pháp nghiên cứu

Tân Yên có 24 xã thị trấn Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 xã đại diện cho 03 vùng sản xuất trồng trọt:

Sau khi trao đổi với cán bộ và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chúng tôi lựa chọn 03 xã để khảo sát sâu dựa trên các tiêu chí đại diện cho vùng sản xuất, cây trồng chính và có các hình thức tổ chức sản xuất như hộ, HTX, trang trại cụ thể:

Xã Phúc Sơn đại diện cho vùng sản xuất trồng trọt chiêm trũng của huyện, cây trồng chính là cây lương thực và có các hình thức tổ chức sản xuất như HTX Tân Tiến chuyên thu mua chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Xã Cao Thượng đại diện cho vùng sản xuất, cây trồng chính là cây lạc và có các hình thức sản xuất như HTX Tân Lập chuyên sản xuất lạc giống Tân Yên

Xã Phúc Hòa đại diện cho vùng núi thấp sản xuất, cây trồng chính là cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi, …) và các hình thức tổ chức sản xuất như gia trại Thực Hiên, HTX thu mua vải sơm Phúc Hòa, …

Các thôn đại diện cho xã về kinh tế- xã hội, sản xuất trồng trọt dưới sự tư vấn của lãnh đạo, cán bộ và hội nông dân Cụ thể các thôn có đặc điểm tập trung nhiều trang trại, HTX, tiến hành lựa chọn các hộ nông dân sản xuất và canh tác với diện tích lớn trên địa bàn Cụ thể xã Phúc Sơn chọn 5/10 thôn, xã Phúc Hòa chọn 6/13 thôn, xã Cao Thượng chọn 5/11 thôn.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin/Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn sách, bài trong các tạp chí chuyên ngành, các bài phân tích, các đề tài nghiên cứu các cấp của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nghiên cứu của các cơ quan, các báo cáo của địa phương (các phòng/ban thuộc huyện Tân Yên và tỉnh Bắc Giang),Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tài liệu công bố trên mạng; các luận văn, luận án có liên quan đến tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, tác động của cơ cấu ngành trồng trọt và tái cơ cấu sản xuất trồng trọt đến thu nhập của hộ nông dân.

Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho phát triển trồng trọt được thu thập tại Phòng Nông nghiệp huyện và Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên.

Tình hình sử dụng đất đai được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi truồng và Chi cục Thống kê huyện Tân Yên.

Dân số, lao động, vốn, cơ sở vật chất, cơ cấu sản xuất, diện tích, nông sản, sản lượng các loại cây trồng; thực trạng phát triển ngành trồng trọt và sử dụng nguồn lực của huyện giai đoạn 2014 - 2016 được thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Tân Yên.

Những nghị quyết, báo cáo của huyện, tỉnh đươc thu thập tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân, huyện ủy Tân Yên.

Các số liệu khác được thu thập từ Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Tân Yên, Phòng kinh tế hạ tầng huyện Tân Yên, thông tin trên mạng Internet.

3.2.2.2 Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các ý kiến của cán bộ huyện, xã và các giải pháp phực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt ở các đơn vị sản xuất như hộ nông dân, trang trại, HTX, … Các dữ liệu này được thu thập bằng cách điều tra chọn mẫu các đơn vị sản xuất và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý cấp huyện và 3 xã đại diện, cụ thể:

* Điều tra các hộ, trang trại và HTX Ở mỗi xã đại diện, chúng tôi chọn 30 hộ nông dân (1 xã theo cách chọn ngẫu nhiên, 1 HTX/ xã và 7 trang trại thuộc xã)

Các hộ điều tra được chọn đều có diện tích canh tác lớn, sản xuất hàng hóa trồng trọt với quy mô lớn và gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Với các tiêu chí này, các hộ nông dân sẽ quan tâm nhiều tới các chính sách, chủ trương của Nhà nước trong việc thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, đảm bảo số liệu điều tra mang tính đại diện cao và đáng tin cậy Chi tiết về số lượng và phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thể iện dưới bảng sau:

Bảng 3.4 Giới thiệu phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Thu thập

Chủ trương, chính sách về tái cơ Cán bộ quản lý 3 người cấu ngành trồng trọt Tình hình tái cấp huyện cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn Điều tra huyện phỏng vấn Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sâu Cán bộ cấp xã 9 người quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt; thực trạng tái cơ cấu tại địa phương

7 trang trại, 3 Đặc điểm của các hộ/đơn vị; tình Các trang trại, hợp tác xã, 90 hành sản xuất; ứng dụng khoa học Phỏng hợp tác xã, hộ hộ nông dân kỹ thuật; đánh giá về các yếu tố ảnh vấn bằng nông dân hưởng đến quá trình tái cơ cấu bẳng hỏi ngành trồng trọt

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)

* Các công cụ được sử dụng trong điều tra gốc

- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng của đề tài bao gồm: i) Các hộ sản xuất, các trang trại, HTX: là đối tượng đại diện cho cộng đồng trong tiến trình tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân Yên để nắm rõ được những đánh giá, năng lực và điều kiện của hộ trong quá trình tái cơ cấu trồng trọt; ii) Cán bộ lãnh đạo ở địa phương là đối tượng được thăm hỏi nhằm xác định được tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt và các vấn đề có liên quan trên địa bàn nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tổng quan quá trình triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên 54 1 Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

4.1.1 Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt

Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tân Yên về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi

*Các Văn bản pháp lý về tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.

Tân Yên, từ năm 2013 đến nay đã có những quan tâm nhất định tới việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Có nhiều chỉ đạo, đưa ra các giải pháp, bố trí nguồn lực để triển khai, thực hiện các chính sách của Thủ Tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn HĐND huyện đã ra Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi…) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016; Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2015- 2020; Nghị quyết số 08- NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.

Như vậy thời gian qua, huyện Tân Yên đã tập trung cho công tác xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp nông thôn nhất là tập trung đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, đã đem lại một số kết quả nhất định Tuy nhiên xét về cơ chế chính sách để phục vụ cho tái cơ cấu thì nhìn chung còn chậm và còn một số hạn chế như:

Chính sách ban hành nhằm vào công tác chỉ đạo, triển khai là chính; chưa tận dụng hết những ưu đãi từ Trung ương để ban hành tạo bước đột phá thúc đẩy quá trình tái cơ cấu

Một số chính sách ban hành nhưng phạm vi còn bị bó hẹp trong một số lĩnh vực, một số đối tượng khuyến khích, chưa bao quát toàn diện. 4.1.2 Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên

- Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 của Hội đồng nhân dân huyện về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi ) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương;

- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của UBND huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016;

- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi;

- Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 của UBND huyện về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên

4.1.3 Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên cụ thể như sau: a Nội dung

* Theo lộ trình từ 2016- 2020 các nội dung cần thực hiện là

Rà soát quy hoạch trồng trọt: Sản xuất lúa lai, lúa chất lượng tại các vùng chuyên trồng lúa, cây ăn quả tại các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau quả chế biến, rau an toàn.

Rà soát hạ tầng phục vụ sản xuất để từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất.

Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản hoặc cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cải tạo, nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của cây ăn quả, cây ăn quả hiện có 2.800 ha và phát triển đến năm 2020 diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 3.500 ha.

Tập trung phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định; mở rộng diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng có tiểm năng trên cánh đồng mẫu; mở rộng vùng sản xuất rau quả chế biến, rau an toàn; nâng cao chất lượng lạc giống và tiếp tục quảng bá nhãn hiệu “Lạc giống Tân Yên”, “Vải sớm Phúc Hòa”, “Mì gạo Châu Sơn”; mở rộng vùng sản xuất vải sớm theo hướng VietGap, GlobalGAP; nghiên cứu các mô hình, công thức luân canh

Chỉ đạo phát triển một số cây trồng có thế mạnh như: cây lạc diện tích là 3.050 (trong đó diện tích sản xuất hàng hóa tập trung là 2.000 ha, năng suất 27 tạ/ha, sản lượng 8.200 tấn).

Lúa chất lượng: Tổng diện tích là 2.500ha, năng suất 54 tạ/ha, sản lượng 13.500 tấn Sản xuất tại các cánh đồng mẫu, vùng tập trung ở các xã có điều kiện thâm canh lúa như: Ngọc Thiện, Phúc Sơn, Song Vân, Ngọc vân, Lam Cốt, Quang Tiến, Ngọc Lý.

Nhóm cây rau quả chế biến: Trồng 600 ha, diện tích sản xuất tập trung 250 ha, số vùng sản xuất 190 vùng giá trị sản phẩm 15 tỷ đồng.

Nhóm cây rau quả thực phẩm: 3.200 ha, diện tích trồng tập trung từ 2 ha trở lên 2000 ha, giá trị hàng hóa đạt 100 tỷ đồng.

Cây ăn quả: Đến năm 2020 diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt 3.500ha.

Cây dược liệu: Đến năm 2020 đạt 45 ha, tập trung tại xã Ngọc Châu, Ngọc Vân, Cao Xá, Liên Chung, Hợp Đức… Áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chú trọng các khâu bảo quản và hình thành các khu sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; áp dụng biện pháp kỹ thuật sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VieetGAP, GlobalGAP xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… Đẩy nhanh công tác dông điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu.

Hệ thống tổ chức sản xuất, dịch vụ thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Bảng 4.1 Diện tích, sản lượng 1 số cây trồng chủ yếu đến năm 2020 huyện Tân Yên

Diễn Giải ĐVT Năm 2016 Năm 2020

1 Diện tích trồng cây ăn quả ha 2800 3500

Diện tích SX hàng hóa tập trung ha 204 2000

4 Diện tích lúa chất lượng ha 105 2500

5 Sản lượng lúa chất lượng Tấn 567 13500

6 Diện tích rau quả chế biến ha 1209 600

Diện tích trồng tập trung ha 99 250

7 Diện tích rau quả thực phẩm ha 2335 3200

Diện tích trồng tập trung ha 245 2000

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên (2016) Lĩnh vực thủy lợi

Đánh giá kết quả và hiệu lực tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân Yên 78 1 Các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên 78 2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm

4.3.1 Các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên

4.3.1.1 Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm

Tình hình biến động diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện được thể hiện trong bảng 4.20 Bảng 4.20 cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện biến động không nhiều.

4.3.1.2 Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích trồng trọt cây lâu năm

Nhìn vào bảng 4.19 cho thấy, tình hình sản xuất cây lâu năm những năm gần đây có tăng mạnh năm 2014 cây lâu năm có diện tích là 2.781 ha, năm 2015 là 2970ha tăng 200ha so với năm 2014, năm 2016 là 3029 ha tăng 248 ha so với năm 2014.

Bảng 4.19 Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Tân Yên từ năm 2014- 2016

Chỉ tiêu DT CC DT CC DT CC

Tổng diện tích gieo trồng 2.781 100,0 2979 100,0 3.029 100,0

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016)

Tóm lại, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Tân Yên đã được cải thiện khi chuyển dịch cơ cấu Tuy nhiên cây lâu lăm chủ yếu vẫn được trồng trong vườn các hộ gia đình, diện tích trồng cây ăn quả theo quy mô tập trung thấp nên việc chăm bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng sản phẩm.

4.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm a Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng

Bảng 4.20 cho thấy diện tích lúa có xu hướng giảm, diện tích ngô tăng đáng kể, nhóm cây thực phẩm giảm bình quân 95,47%/ năm và nhóm cây công nghiệp tăng 102,11%/năm.

Bảng 4.20 Diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Tân Yên

Diễn giải cc DT cc DT cc

DT (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 1.Cây lương thực có hạt 14.879 69,70 15.330 70,10 15.315 71,10 101,45 Cây Lúa 13.333 62,44 13.390 61,30 13.160 61,10 99,35

Rau đậu các loại 3.147 14,70 3.102 14,20 2.696 12,50 97,13 3.Cây công nghiệp 2.467 11,60 2.774 12,70 2.572 11,90 102,11 Cộng 21.354 100,00 21.855 100,00 21.540 100,00 100,43

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016) b Năng suất

Bảng 4.21 Năng suất một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên

Năng suất (tạ/ha) So sánh (%) Diễn giải

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016) Bảng 4.21 cho thấy năng suất một số cây trồng chủ yếu của huyện tăng

Cây lương thực được huyện hỗ trợ giá giống lúa sản xuất tại cánh đồng mẫu nên sản xuất được cả hai vụ và cho năng suất bình quân trong 3 năm là gần 103%/năm Phát triển sản xuất lúa gạo đã giải quyết lúa gạo và đã giải quyết được vững chắc vấn đề an ninh lương thực và góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần thu ngoại tệ qua xuất khẩu lương thực. c Sản lượng

Bảng 4.22 Sản lượng một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên

Diễn giải Sản lượng tấn) So sánh (%)

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2016)

Bảng 4.22 cho thấy sản lượng lúa biến động không nhiều, sản lượng ngô biến động đáng kế bình quân tăng 120,6%/năm Sản lượng khoai, sắn, mía, rau gia vị đều giảm qua các năm.

4.3.3 Giá trị sản xuất cây lâu năm

Bảng 4.23 Giá trị sản xuất cây lâu năm huyện Tân Yên

Giá CC Giá CC Giá CC PT trị (%) trị (%) trị (%) BQ

Tổng giá trị sản xuất 35.200 45.300 49.600

2 Giá trị bình quân/ha 127 152 164

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên ( 2016) Bảng 4.23 cho thấy tốc độ phát triển cây trồng tập trung khá mạnh đạt

135,61%/năm, vườn gia đình đạt 106,80%/năm, trồng rải rác nên bà con nông dân không chăm bón được nên chỉ đạt 39,77%/năm.

4.3.4 Kết quả và hiệu quả sử dụng đất

Bảng 4.24 Một số chỉ tiêu thực hiện kết quả sử dụng đất trồng trọt của các đơn vị trên địa bàn huyện Tân Yên tính bình quân 1ha canh tác năm 2014-2016

Giá trị (triệu đồng/ha)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 115,10 121,10 125,55

1.2 Thu nhập từ trồng trọt 66,65 70,78 75,83

2.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 284,20 291,02 285,15 2.2 Giá trị sản phẩm trồng trọt hàng hóa 266,01 280,00 273,80

3.1 Giá trị sản xuất trồng trọt 515,80 540,10 581,20 3.2 Giá trị sản phẩm trồng trọt hàng hóa 506,18 531,20 564,12

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Qua Bảng 4.24 cho thấy giá trị sản xuất của các hình thức tổ chức rất khác nhau, nếu như giá trị của hộ nông dân chỉ đạt 151,10 triệu đồng/ha canh tác thì giá trị sản xuất trồng trọt của trang trại đạt trên gấp hơn 2 lần so với hộ nông dân là

284,20 triệu đồng/ha canh tác và của doanh nghiệp là 515,80 triệu đồng/ha canh tác năm 2016 Qua tìm hiểu cho thấy các trang trại và doanh nghiệp thường sản xuất các giống cây trồng, giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như vải sớm, nhãn, vú sữa, bưởi diễn, lạc giống… Các doanh nghiệp có quy mô lớn, tỷ lệ cơ giới hóa cao hơn do đó lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp cao hơn

Như vậy Bảng 4.24 cho thấy hiệu quả sản xuất trồng trọt bình quân/ha canh tác của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất sau đó đến trang trại, hộ gia đình do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chi phí sản xuất cao, do đó hiệu quả sản xuất kém, sản phẩm chất lượng thấp khó cạnh tranh, thường bị tư thương ép giá

*Kết quả sử dụng đất sản xuất trồng trọt tại các điểm điều tra

Bảng 4.25 Kết quả sử dụng đất trồng trọt bình quân 1ha canh tác của các hình thức tổ chức sản xuất tại 3 xã

Phúc Sơn Phúc Hòa Tính chung ĐVT Thượng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Qua bảng 4.25 cho thấy kết quả và hiệu quả sử dụng đất trồng trọt tại các xã và các hình thức tổ chức sản xuất sử dụng đất có nhiều khác biệt Giá trị sản xuất trang trại là 297, 26 triệu đồng gấp 2,38 lần so với hộ nông dân là 124,53 triệu đồng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 607,7 triệu đồng gấp 2,02 lần so với trang trại và gấp 4,87 lần so với hộ nông dân.

Cùng với đó là tỷ suất hàng hóa của doanh nghiệp và trang trại tham gia sâu vào thị trường nông sản ở mức độ cao trong khi đó một phần ba giá trị sản xuất ra của hộ nông dân dùng để tiêu dùng hoặc sử dụng vào mục đích khác Nếu như doanh nghiệp có tỷ suất hàng hóa bình quân chung là 99,26% thì hộ nông dân là 69,03% và trang trại có tỷ suất hàng hóa là 96,9% giá trị sản xuất ra

Qua bảng 4.26 cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong trồng trọt của doanh nghiệp cao nhất là 84,46 triệu đồng/ha Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn đã tận dụng được tối đa các nguồn lực cho sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên 83 1 Cơ chế chính sách

4.4.1 Cơ chế chính sách a Chính sách đất đai

Luật đất đai năm 1993 cũng như các luật sửa đổi sau này mới chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả Do diện tích nông nghiệp nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất được phân chia manh mún Tình trạng các hộ có đất canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến Các quy định của luật đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho từng bước tích tụ ruộng đất, nhưng chưa đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp nói chung và đất trồng trọt nói riêng trong một số năm gần đây.

Thực trạng huyện Tân Yên đang trong thời kỳ “dồn điện đổi thửa”, đến nay đã chỉ đạo dồn điền đổi thửa được 670 ha; xây dựng và duy trì 16 cánh đồng mẫu lớn với quy mô từ 20-70ha với tổng diện tích các cánh đồng là 566,5 ha Nói chung việc dồn điền đổi thửa của toàn huyện còn chậm chính vì vậy đất đai vẫn còn rất manh mún gây ra sự khó khăn cho việc ứng ựng khoa học công nghệ vào sản xuất có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: Hầu như mỗi làng, xã đều có 3 loại đất đất bãi, đất vàn và đất trũng; Cha mẹ thường chia ruộng đất cho con khi con lập gia đình ở riêng; Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ, các hộ ngại thay đổi liên quan đến ruộng đất; Liên quan đến việc chia bình quân có tốt, có xấu Ngoài ra giá đất luôn biến động nhân dân giữ đất chờ đền bù Đây là nguyên nhân cố hữu đã được các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận thấy từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra được các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục triệt để vướng mắc này, do vậy chính sách đất nông nghiệp nói chung và đất trồng trọt nói riêng đang là một trong những yếu tố tác động tích cực đến tái cơ cấu ngành trồng trọt. b Chính sách đầu tư cho trồng trọt

Trong những năm qua, huyện Tân Yên đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng như: Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 28/6/2013 của Hội đồng nhân dân huyện về hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp (từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi …) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương; Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2015- 2020; Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/9/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014-2016; Kế hoạch số 36/KH- UBND ngày 07/4/2016 Kế hoạch thực hiện đề án “ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên…

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách của huyện còn gặp nhiều khó khăn; hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất trồng trọt còn hạn chế và thiếu mũi nhọn nhằm hình thành các mô hình sản xuất tiêu biểu trong từng lĩnh vực để nhân rộng… Vì vậy, để có sự thống nhất từ trên xuống, Ủy ban nhân dân huyện thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ đạo UBND các xã thành lập ban chỉ đạo, hợp tác xã, ban điều hành chỉ đạo, tổ chức triển khai sản xuất tại cánh đồng mẫu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các tổ chức, cá nhân thuê, mượn đất.

Trên cơ sở các Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án được phê duyệt, hàng năm huyện thực hiện rà soát kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo quá trình thực hiện đạt kết quả cao nhất

Chính sách kinh tế trồng trọt có vai trò quan trọng trong việc hướng các đối tượng sản xuất kinh doanh thực hiện các chiến lược, các kế hoạch quy hoạch theo đúng hướng nhà nước đã xây dựng còn là công cụ gắn kết các tổ chức sản xuất, hộ gia đình cùng hợp tác phát triển sản xuất trồng trọt Thực trạng các chính sách kinh tế thúc đẩy sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Tân Yên được chia làm 2 nhóm chính sách kinh tế thúc đẩy sản xuất trồng trọt gồm: hỗ trợ giá giống với cây lúa và cây ngô; hỗ trợ toàn bộ phân bón cho cây màu.

Hộp 4.6 Ý kiến về chính sách kinh tế trong sản xuất trồng trọt

Trong những năm qua, sản xuất trồng trọt đã luôn được các cấp chính quyền quan tâm từ tỉnh đến các xã, thị trấn đều được hỗ trợ 50% giá giống lúa và ngô cho toàn bộ diện tích gieo trồng có năng suất cao Hỗ trợ 50% giá gống lúa chất lượng cao và 70% giá lúa siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống nguyên chủng có quy mô từ 5ha trở lên

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Đỗ Thị Huyền (2016)

* Kết quả thực hiện chính sách

Qua bảng 4.26 cho thấy chính sách phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên đang tập trung phát triển cây lúa theo hai hướng là xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh lúa có năng xuất cao và vùng chuyên canh lúa có chất lượng cao.

Bảng 4.26 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giống từ năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm So sánh

Nhóm giống lúa năng Kg

Nhóm giống lúa chất Kg

Nhóm sản xuất giống Kg

Nhóm cây ngô thực Kg

Nhóm cây ngô chăn Kg

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tân Yên (2016) Qua nghiên cứu các chính sách hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang 3 năm cho thấy, hiện nay chính quyền các cấp vẫn đang tập trung vào chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn huyện Các chính sách tái cơ cấu các nguồn lực khác như đất đai, lao động, vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng… còn đã được quan tâm Tuy nhiên các chính sách thúc đẩy liên kết giữa 4 nhà chưa

4.4.2 Các nguồn lực sản xuất a Đất đai

Qua bảng 4.27 cho thấy, diện tích đất trồng trọt và diện tích gieo trồng phân theo các hình thức sử dụng và tại các điểm điều tra khác nhau Doanh nghiệp tận dụng đất trồng trọt của đơn vị mình với hệ số sử dụng đất là 3,2 lần, trang trại tận dụng hệ số sử dụng đất của đơn vị mình là 3,08 lần, nhưng hộ gia đình có hệ sổ sử dụng đất bình quân chỉ đạt 2,25 lần, do đó có thể thấy được rằng hộ gia đình chỉ gieo trồng 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa còn vụ đông gieo trồng thấp Xã Phúc Sơn có hệ số sử dụng đất của hộ nông dân thấp chỉ có 2,11lần

Bảng 4.27.Thực trạng phân bổ và sử dụng đất trồng trọt tại 3 xã

Chỉ tiêu Phúc Hòa Cao Thượng Phúc Sơn

1 DT đất trồng trọt 0,44 0,41 0,30 0,38 Đất trồng cây hàng năm 0,25 0,26 0,23 0,25 Đất trồng cây lâu năm 0,19 0,15 0,16 0,17

2 DT gieo trồng bình quân/ hộ 0,58 0,53 0,52 0,54

3 Hệ số sử dụng đất BQ/hộ 2,36 2,29 2,11 2,25

1 DT đất trồng trọt 4,50 5,20 3,80 4,50 Đất trồng cây hàng năm 3,80 4,30 3,20 3,77 Đất trồng cây lâu năm 0,70 0,90 0,60 0,73

2 DT gieo trồng BQ/TT 13,50 15,60 11,40 13,50

3 Hệ số sử dụng đất BQ/TT 3,05 3,10 3,10 3,08

1 DT đất trồng trọt 25,20 28,30 32,60 28,70 Đất trồng cây hàng năm 22,40 25,10 29,10 25,50 Đất trồng cây lâu năm 2,80 3,20 3,50 3,20

2 DT gieo trồng BQ/DN 83,16 89,15 99,43 90,60

3 Hệ số sử dụng đất BQ/DN 3,30 3,15 3,05 3,20

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Qua phỏng vấn hộ cho thấy các hộ nông dân chỉ gieo trồng 2 vụ chính và làm nghề phụ vì xã Phúc Sơn thuộc vùng chiêm trũng nên rất dễ bị ngập nước, thu nhập từ vụ đông thấp do đó các hộ nông dân không tích cực gieo trồng cây màu vụ đông b Phân bổ và sử dụng vốn sản xuất và lao động cho sản xuất trồng trọt

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược của doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của từng loại hình sản xuất Một đơn vị sản xuất cụ thể muốn đứng vững trên thị trường thì phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị diễn ra lien tục mà còn phải dung để cải tiến máy móc thiết bị, hiện đại hóa công nghệ Mục đích cuối cùng của đơn vị là tìm kiếm lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập sâu rộng như hiện nay các đơn vị không chỉ tồn tại đơn thuần mà còn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau Nếu thiếu vốn sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, doah nghiệp sẽ càng tụt lùi vì vòng quay của vốn càng ngắn lại thì quy mô của doanh nghiệp càng co lại

Bảng 4.28.Tình hình sử dụng vốn và lao động cho sản xuất trồng trọt của các hình thức tổ chức sản xuất bình quân cho 1 ha canh tác năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I vốn sản xuất trồng trọt

II Lao động Ngày-Người

1 Hộ nông dân Ngày-Người 230 210 215

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016)

Qua số liệu bảng 4.28 cho thấy, hộ nông dân đầu tư vốn sản xuất trồng trọt thấp với tổng số vốn đầu tư bình quân chỉ đạt 58,5 triệu đồng/ha năm 2016, nhưng tổng số công lao động bình quân trên ha canh tác cao với 230 công/ha năm 2014 cao hơn 99 công so với trang trại Trong khi đó số với các doanh nghiệp trồng trọt vốn và công lao động đầu tư trong trồng trọt đều cao hơn với tổng số vốn bình quân/ha canh tác là 506,6 triệu đồng/ha và 285 công lao động/ha

* Phân bổ và sử dụng vốn cho sản xuất trồng trọt

Vốn trong sản xuất và trồng trọt là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất trồng trọt Đó là tiền dùng để thuê hoặc mua ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược…).

Vốn là nguồn lực hạn chế với các ngành kinh tế nói chung, trồng trọt nói riêng Vốn sản xuất, vận động không ngừng: từng phạm vi sản xuất đến phạm vi lưu thông và trở về sản xuất Vốn trong trồng trọt là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất trồng trọt Để phát triển một nền trồng trọt bền vững, nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp thì vấn đề đầu tiên, mang tính quyết định là vốn

Bảng 4.29 Phân bổ và sử dụng vốn lao động bình quân 1ha canh tác tại 3 xã

Phúc Sơn Phúc Hòa Tính

I Vốn sản xuất trồng trọt

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w