1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội

142 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Chăn Nuôi Dê Trên Địa Bàn Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Lê Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Dương Văn Hiểu
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 632,17 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của luận văn (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (19)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (20)
      • 1.4.1. Về lý luận (20)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (20)
    • 1.5. Kết cấu các nội dung của luận văn (20)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi dê (21)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi dê (21)
      • 2.1.1. Một số khái niệm (21)
      • 2.1.2. Ý nghĩa phát triển chăn nuôi dê (22)
      • 2.1.3. Đặc điểm phát triển chăn nuôi dê (23)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (24)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (34)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển chăn nuôi dê (38)
      • 2.2.1. Phát triển chăn nuôi dê ở một số nước trên thế giới (38)
      • 2.2.2. Phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam (39)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển chăn nuôi dê (42)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.1. Địa bàn nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì (44)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì (45)
      • 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện Ba Vì (57)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (59)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (59)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (59)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (62)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích (62)
      • 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (63)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (65)
    • 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì (65)
      • 4.1.1. Biến động và phân bố đàn dê (65)
      • 4.1.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê (70)
      • 4.1.3. Tình hình phát triển các hình thức chăn nuôi (71)
      • 4.1.4. Tình hình thay đổi phương thức chăn nuôi (72)
      • 4.1.5. Tình hình sản xuất thức ăn cho dê (76)
      • 4.1.6. Thay đổi cơ cấu giống dê (80)
      • 4.1.7. Tình hình phòng bệnh và chữa bệnh cho dê (86)
      • 4.1.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi dê (88)
    • 4.2. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 77 1. Khí hậu, thời tiết và môi trường sinh thái (99)
      • 4.2.2. Chuồng trại (100)
      • 4.2.3. Thức ăn (100)
      • 4.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi (101)
      • 4.2.5. Trình độ học vấn (102)
      • 4.2.6. Ảnh hưởng của quy mô tới hiệu quả chăn nuôi dê (103)
      • 4.2.7. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (105)
      • 4.2.8. Chính sách vĩ mô của nhà nước (106)
      • 4.2.9. Cơ sở hạ tầng nông thôn (106)
    • 4.3. Định hướng giải pháp phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì (107)
      • 4.3.1. Định hướng phát triển chăn nuôi dê (107)
      • 4.3.2. Giải pháp phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì (108)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (119)
    • 5.1. Kết luận (119)
    • 5.2. Kiến nghị (120)
      • 5.2.1. Đối với nhà nước (120)
      • 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương (121)
  • Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 99 (122)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi dê

Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi dê

2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Phát triển được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau, bởi các góc nhìn và cách nghiên cứu khác nhau Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (Ngân hàng thế giới, 1992).

Theo Malcom Gillis và cộng sự: Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.

Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quyền tự do công dân của mọi người dân.

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.

Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.

Vậy, Phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên từ thấp lên cao.

2.1.1.2 Khái niệm về phát triển chăn nuôi dê

Dê là loài động vật cung cấp nhiều giá trị kinh tế, chăn nuôi dê cũng là một giải pháp của nền kinh tế đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ, các giống khác nhau của dê được nuôi để lấy sữa và sản xuất thịt Đối với nông dân sản xuất nhỏ ở nhiều quốc gia dê là vật nuôi quan trọng Ở Ấn Độ, Nepal và phần lớn châu Á, dê được nuôi chủ yếu để sản xuất sữa, cả trong các hệ thống thương mại và hộ gia đình.

Chăn nuôi dê là việc chăn nuôi các loài dê để sản xuất những sản phẩm như: thịt dê, sữa dê, da dê, phân dê, sừng dê,

“Phát triển chăn nuôi dê” là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt trong chăn nuôi dê, nó bao gồm sự mở rộng về quy mô chăn nuôi dê, đầu tư về kỹ thuật và tăng trưởng về kinh tế.

Vậy, khái niệm về phát triển bền vững chăn nuôi dê được đưa ra là: Quá trình phát triển đàn dê cả về lượng và chất với sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo xã hội phát triển ổn định, giữ gìn và nâng cao chất lượng môi trường trong chăn nuôi một cách ổn định, lâu dài ở tất cả các giai đoạn từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác, chế biến đến tiêu thụ Khai thác có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ở hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

2.1.2 Ý nghĩa phát triển chăn nuôi dê

Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và đã mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói về vai trò của con dê là: “Dê sữa là con bò sữa của nhà nghèo” Hơn thế nữa Peacok còn cho rằng: “dê sữa là nhà băng cho người nghèo (ngân hàng của người nghèo)” RM Acharay - Chủ tịch Hội chăn nuôi dê thế giới còn bổ sung thêm là: “Dê sữa chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo” (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với chăn nuôi bò, nhất là bò sữa Giá một con bò sữa trung bình phải có giá từ 25 triệu đồng trở lên, với số tiền này có thể mua được khoảng 10 - 15 con dê giống nội Dê sinh sản nhanh hơn trâu bò, nếu chăn nuôi một con dê cái mới sinh so với một bê cái thì sau khoảng 4 năm dê đã đẻ ra trên 20 con dê con (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).

Dê yêu cầu ít thức ăn hơn so với trâu và bò, nhu cầu thức ăn của 10 con dê tương đương như 1 con bò, 7 - 8 con dê sữa tương đương như 1 con bò sữa.

Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì có thể sản xuất ra 3 - 3,5 lít sữa/ngày khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng.

Dê nhỏ bé hiền lành nên ai cũng có thể nuôi số lượng nhiều hơn so với trâu bò Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng Có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi để cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể kết hợp chăn thả dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp Thức ăn của dê phong phú, đa dạng, dễ kiếm.

Chăn nuôi dê trong nông nghiệp còn cung cấp một lượng phân bón cho cây trồng rất tốt, ở một số nơi phân dê còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cá và nuôi giun đất rất có giá trị.

Dê có vóc dáng, thể trọng nhỏ hơn các gia súc lớn nhai lại khác nên dễ vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển giống, thịt và giảm chi phí trong xây dựng chuồng trại.

Dê cho nhiều sản phẩm thịt, sữa, da, sừng Thịt dê là đặc sản bổ dưỡng, sữa dê có dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.

2.1.3 Đặc điểm phát triển chăn nuôi dê

Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ sừng rồng (Bovidae). Chúng là loài gia súc, có sau chó và cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt, sữa và da Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như Châu Phi đến những vùng lạnh như Châu Âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.

Dê được phân làm hai nhóm là dê hoang và dê nhà: Dê hoang hay dê núi, dê rừng sống thành bầy đàn và sống ở đồi, núi, rừng Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, dê nhà được nuôi với mục đích kinh tế.

Cơ sở thực tiễn phát triển chăn nuôi dê

2.2.1 Phát triển chăn nuôi dê ở một số nước trên thế giới

Bảng 2.1 Số lượng dê trên Thế giới và Việt Nam từ năm 2006 - 2016 Đơn vị: 100.000 con

Năm Thế Châu Châu Châu Châu Châu Đông Việt giới Phi Mỹ Âu Đại dương Á Nam Á Nam

Dê là một trong những động vật được con người thuần dưỡng sớm nhất và hiện nay được nuôi khá phổ biến ở khắp các châu lục Dê vốn được coi là ngân hàng của người nghèo, là hướng đi khả quan cho những vùng quê khó khăn và giá trị kinh tế của con dê ngày một tăng Do đó trong những năm năm qua số lượng đàn dê liên tục tăng trên thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực thế giới FAO

(2017), số lượng đầu dê một số năm gần đây được nêu trong bảng 2.1.

Như vậy theo thống kê của FAO năm 2017 có thể thấy rằng tổng dàn dê liên tục tăng trong những năm qua, nếu vào năm 2006 trên toàn thế giới có 840 triệu con thì đến năm 2010 đạt 910 triệu con và đến năm 2016 đã là 1.002,81 triệu con Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước thuộc châu Á và châu Phi Trong đó Châu Á chiếm số lượng dê lớn nhất với 556,02 triệu con chiếm 55,45% tổng đàn dê thế giới năm 2016 Tiếp theo là Châu Phi với 387,67 triệu con (chiếm 38,66% tổng đàn dê thế giới năm 2016) Thấp nhất là Châu Đại Dương với 4,29 triệu con (chiếm 0,43% tổng đàn dê năm 2016) Dẫn đầu những nước nuôi dê với số lượng lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan Đến năm 2011, đứng đầu là Ấn Độ (157 triệu con), sau đó đến Trung Quốc (142,2 triệu con) Các nước đang phát triển chăn nuôi dê chủ yếu ở khu vực gia đình với quy mô nhỏ và tập trung ở các vùng khô cằn, nông thôn nghèo Còn đối với những nước phát triển tuy số lượng ít hơn nhưng dê được nuôi theo phương thức thâm canh chủ yếu để lấy sữa tạo ra các sản phẩm có giá trị cao Thống kê của FAO (2013) cho thấy trong năm 2011, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 297.221,758 tấn Trong đó, sản lượng thịt dê đạt: 5.114,494 tấn (chiếm 1,72% tổng sản lượng). Với số lượng dê nhiều nhất thế giới nên sản lượng thịt tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á (3,69 triệu tấn - chiếm 72,2% tổng sản lượng thịt dê) Quốc gia cung cấp lượng thịt dê nhiều nhất vẫn là Trung Quốc (1,89 triệu tấn) sau đó là Ấn Độ (0,59 triệu tấn) Cũng theo thống kê của FAO 2017, năm 2011 toàn thế giới đạt 727,05 triệu tấn sữa sản lượng sữa dê cao tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Phần lớn lượng sữa này là các nước châu Á cung cấp (10,02 triệu tấn - chiếm 63,2% tổng sản lượng toàn thế giới) Trong đó đứng đầu là Ấn Độ (4,59 triệu tấn), Bangladesh (2,49 triệu tấn), Pakistan (0,76 triệu tấn).

2.2.2 Phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu theo phương thức quảng canh, tự cung tự cấp, lợi dụng đồi bãi chăn thả, thiếu kiến thức kỹ thuật Giống dê Việt Nam chủ yếu là giống dê Cỏ địa phương nuôi lấy thịt, có nhiều màu sắc lông da khác nhau và bộ pha tạp nhiều, dê có vóc dáng bé nhỏ, hiệu suất chuyển hóa thức ăn thấp, hiện tượng suy thoái cận huyết cao, nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều Ở một số nơi tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khá cao.

Năm 1993, Nhà nước bắt đầu giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thuộc Viện chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được những kết quả bước đầu phấn khởi (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

Trong đó công trình nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo (1991 - 1995) đã hoàn thành tốt đẹp Kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là giống dê nội kiêm dụng sữa thịt có khả năng sản xuất sữa và thịt đặc biệt là khả năng sinh sản cao hơn rất nhiều so với dê Cỏ Do đó, giống dê này đã được đưa ra sản xuất đại trà trong cả nước và được người chăn nuôi ở nhiều nơi hoan nghênh tiếp nhận.

Năm 1994, ba giống đê sữa Ấn Độ đã được nhập về nước ta với số lượng

500 con Sau 4 năm nuôi theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi, 3 giống dê này đã được Nhà nước công nhận thích nghi và cho phép đưa ra phát triển, nuôi đại trà ở các vùng trong cả nước Việc sử dụng dê đực Bách Thảo và dê Ấn Độ để lai cải tạo, nâng cao tầm vóc và năng suất giống dê Cỏ đã thu được kết quả rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi Vì vậy chương trình này đã trở thành một trong những chương trình khuyến nông quan trọng nhằm chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi dê cho cả nước Chương trình này đã góp phần đưa ngành chăn nuôi dê tham gia vào chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho người dân, nhất là dân nghèo ở các vùng trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

Năm 2001, chương trình giống dê quốc gia giai đoạn 2001 - 2005 đã đượcNhà nước phê duyệt và đầu tư Năm 2002 chương trình nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống dê sữa - thịt cấp quốc gia giai đoạn 2002 - 2005 và 2006 - 2010 đã được phê duyệt Năm 2002, ba giống dê cao sản nhất trên thế giới là Boer chuyên thịt và Saanen, Alpine chuyên sữa đã được Nhà nước đầu tư và cho nhập từ Mỹ nhằm mục đích nhân thuần và lai tạo để tạo ra các giống dê sữa, thịt của Việt Nam (Trần Trang Nhung và cs., 2005).

Với các chương trình nghiên cứu và đầu tư phát triển của Nhà nước như trên, đến năm 2016 ngành chăn nuôi dê của nước ta đã có được những bước phát triển mạnh Đặc biệt là việc thành lập Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ, đây là một trung tâm nghiên cứu tầm cỡ quốc gia và khu vực đã và đang hoạt động đạt hiệu quả tốt Cho đến nay, số lượng dê cả nước đã tăng từ 0.32 triệu con (trong đầu những năm 90) lên 2,16 triệu con Chất lượng đàn giống cũng đã hoàn toàn thay đổi, đến nay hầu như các giống dê tốt nhất của thế giới chúng ta đã có và đang được nuôi nhân giống tại Việt Nam.

Tới năm 2016, theo số liệu của Cục Thống kê: Tổng đàn dê cả nước tăng từ 1,27 triệu con năm 2011 lên 2,16 triệu con năm 2016 Tỷ trọng chăn nuôi dê năm 2015 chiếm 3,49% so với tổng đàn vật nuôi và 13,29% so với tổng đàn gia súc lớn Chăn nuôi dê tập trung ở vùng núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung bộ.

Về cơ cấu đàn dê, chủ yếu là dê nuôi lấy thịt chiếm 98,84%, dê lấy sữa hàng hóa không đáng kể chiếm 0,15%.

Bảng 2.2 Diện tích tự nhiên, số lượng và phân bố dê tại các vùng ở Việt Nam năm 2016

Diện tích Số lượng dê

Khu vực Diện tích Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

Trung du, miền núi phía Bắc 1.029 31,09 7.687 35,53

Khu 4 cũ 512 15,47 5.072 23,44 Đ.bằng sông Hồng 125 3,78 1.204 5,56

Tây Nguyên 324 9,79 2.459 11,36 Đông Nam bộ 251 7,58 557 2,57 Đ.bằng sông Cửu Long 480 14,50 1.987 9,18

Nguồn: Niên giám thống kê (2016)

∗ Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi dê ở Việt Nam

+ Nước ta có 9 triệu ha đồi núi trọc, núi đá, là nơi cây quán mộc phát triển, thích hợp cho phát triển nuôi dê.

+ Điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thích hợp cho cây cối phát triển quanh năm, đây là điều kiện tốt nhất để phát triển chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa.

+ Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm từ con dê đang trên đà phát triển. Thịt dê được coi là loại thịt sạch được dùng để chế biến các món ăn đặc sản hấp dẫn người tiêu dùng Nhu cầu về sữa tươi của người dân ngày một tăng cao, là điều kiện tốt nhất để thúc đẩy chăn nuôi dê sữa nước ta phát triển.

+ Vốn đầu tư cho nuôi dê không lớn, tốc độ quay vòng đồng vốn lại cao. + Nuôi dê ít gặp các rủi ro do bệnh dịch so với các loài vật nuôi khác.

+ Do bản năng hoang dã, nghịch ngợm, ăn nhiều loại cây lá khác nhau nên dê hay phá phách mùa màng, hoa màu; vì vậy ở vùng đồng bằng thường rất khó phát triển chăn nuôi dê.

+ Do phương thức chăn nuôi quảng canh, chăn nuôi dê chưa được đầu tư đúng mức vì vậy tốc độ tăng trọng thấp Ở những nơi bãi chăn thả hẹp đàn dê không phát triển được.

+ Thị trường mua bán dê giống còn hạn hẹp.

+ Kỹ thuật chăn nuôi dê chưa được phổ biến rộng rãi.

+ Chăn nuôi dê cũng sẽ làm môi trường ô nhiễm nếu người chăn nuôi không biết cách xử lý vệ sinh môi trường, do đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Phương pháp nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Ba Vì

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, có toạ độ địa lý từ 21 0 19’40”- 21 0 20’ vĩ độ Bắc và 105 0 17’35”- 105 0 28’22’’ kinh độ đông.

Phía đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Bắc và Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 42.804,37 ha Trung tâm huyện là thị trấn Tây Đằng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53 km theo đường quốc lộ

32 Huyện Ba Vì có đường Quốc lộ 32 chạy qua; đây là tuyến đường quốc lộ từ

Hà Nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía Bắc là Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái… và có tuyến đường thủy qua phía Tây, phía Bắc và Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70 km (Thanh Huyền, 2017).

Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa dạng hoá các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 3 tiểu vùng khác nhau.

Vùng núi: Có diện tích tự nhiên là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên của toàn huyện; có 5694.80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5% tổng diện tích toàn vùng Vùng này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba

Vì, đồi thấp thuộc 7 xã miền núi Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300m.

Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25m theo hướng Tây Bắc thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích tự nhiên là 14.840,15 ha chiếm 34,66% diện tích toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1.956,4 ha chiếm 13 % diện tích của vùng.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 12 xã, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích. Diện tích tự nhiên của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 3.634,59 ha đất nông nghiệp.

Ba Vì còn là tuyến phòng thủ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, vì vậy có vị trí đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng và An ninh.

Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Qua theo dõi nhiều năm, các yếu tố khí hậu trung bình như sau:

Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình khoảng 20 0 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 14 0 C Từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình đều cao trên 23 0 C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là 35 0 C đến 37 0 C Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là 1.478 mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng

11 và kết thúc vào tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm. Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87% Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng 12 Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4.

Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm Các tháng 1, 2, 3 có số bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120 giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/ tháng.

Gió: hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam, mùa đông có gió mùa đông Bắc lạnh Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s (Thanh Huyền, 2017).

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì

- Phân bố và sử dụng đất đai:

Theo Báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì (2017), tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.402,69 ha Trong đó đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng qua 3 năm có xu hướng giảm Đất nông nghiệp giảm với tốc độ 3,66%/năm do đất được huy động để xây dựng các khu công nghiệp và một số được chuyển mục đích sử dụng thành đất thổ cư Một số diện tích đất nông nghiệp được cải tạo để trồng cây ăn quả nên diện tích này trung bình giảm Tốc độ giảm của đất chưa sử dụng là 0,85%/năm, diện tích đất giảm xuống này được khai thác và đưa vào trồng cây lâu năm và làm đất ở. Đất khu dân cư tăng lên qua 3 năm, tăng 3,38%/năm do nhu cầu về đất ở trên địa bàn huyện gia tăng.

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì (2015 - 2017)

Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất khu dân cư

Tổng diện tích đất tự nhiên

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Ba Vì (2017) Nhìn chung, sự biến động về đất đai theo xu hướng thuận Đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng và đất chưa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tốt trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của huyện Tuy nhiên hiệu quả sử dụng các loại đất trong thời gian qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Vì thế, trong thời gian tới huyện cần có đầu tư nhiều hơn nữa để khai thác và sử dụng đất hợp lý hơn góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

- Dân số và lao động:

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm Ba Vì có khoảng 1000 người bước vào tuổi lao động, yêu cầu việc làm mới Ngoài ra do chuyển đổi sản xuất nhu cầu tạo thêm việc là rất lớn Giai đoạn 2015 - 2017, Ba Vì đã tạo thêm bình quân mỗi năm khoảng 7.700 - 7.800 việc làm mới, năm 2017 tạo việc làm cho 10.750 lao động, tỉ lệ không có việc làm chỉ trên dưới 2%.

Việc nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cao của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới, đặc biệt là những ngành công nghiệp không truyền thống và công nghệ cao là một đòi hỏi lớn Ba Vì là huyện có lợi thế lớn - gần kề các trung tâm đào tạo của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Ba Vì (2015 - 2017)

Chỉ tiêu Số lượng Cơ Số lượng Cơ Số lượng Cơ

2 Số hộ gia đình 59.073 Hộ 60.254 Hộ 60.857 Hộ

- Số hộ nông nghiệp 41.957 Hộ 40.727 Hộ 40.220 Hộ

- Số hộ phi nông nghiệp 17.116 Hộ 19.527 Hộ 20.637 Hộ

3 Tổng số LĐ trong độ

4 Lao động đã qua đào tạo 22.298 16,6 25.231 18,3 26.872 19,47

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn xã: Ba Vì hiện có 31 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã nuôi dê thuộc vùng núi và vùng đồi gò của huyện với tổng số 235 hộ nuôi dê Khánh Thượng, Ba Trại và Tản Lĩnh là ba xã có đàn dê với số lượng lớn nhất trong huyện, các hộ nuôi dê với nhiều giống dê và quy mô chăn nuôi khác nhau Đây là địa bàn tập trung các hộ nuôi dê với cả hai hình thức lấy thịt và lấy sữa.

Vì thế, đề tài sẽ tập trung khảo sát trên địa bàn 3 xã Khánh Thượng, Ba Trại và Tản Lĩnh.

Lựa chọn hộ chăn nuôi dê:

- Chọn hộ chăn nuôi dê sữa: Tản Lĩnh là xã có số hộ chăn nuôi dê lấy sữa nhiều nhất trong huyện vì thế tôi lựa chọn 40 hộ Các xã Ba Trại và Khánh Thượng mỗi xã chọn 30 hộ.

- Chọn hộ chăn nuôi dê thịt: Các xã Ba Trại và Khánh Thượng có số hộ chăn nuôi dê lấy thịt nhiều hơn xã Tản Lĩnh vì thế tôi lựa chọn:

Bảng 3.9 Bảng số lượng mẫu điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Xã Tản Xã Ba Xã Khánh

1 Chăn nuôi dê thịt Hộ 10 20 20

2 Chăn nuôi dê sữa Hộ 40 30 30

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến đề tài đã được thu thập tại Cục Thống kê, Phòng Thống kê huyện Ba Vì, báo cáo của UBND huyện, báo cáo của các phòng ban thuộc huyện Ba Vì; thư viện quốc gia, thư viện trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đề tài nghiên cứu các báo cáo, số liệu điều tra về phát triển chăn nuôi dê Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.

Bảng 3.10 Bảng tài liệu, nguồn và phương pháp thu thập STT Tài liệu thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Các vấn đề lý thuyết về phát triển chăn nuôi dê

2 Các kinh nghiệm phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam và trên địa bàn huyện Ba Vì

3 Các chính sách phát triển chăn nuôi dê

4 Thông tin về tình hình chung của huyện như kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, đất đai… từ năm

5 Tình hình phát triển chăn nuôi dê ở địa bàn các năm gần đây

Giáo trình, sách báo, các khóa luận tốt nghiệp, luận án, luận văn trên internet có liên quan.

Báo cáo, sách báo, ấn phẩm, tạp trí trên internet.

Các văn bản, Nghị quyết, Quyết định, quy định chăn nuôi dê của Đảng và Nhà nước.

Tổng hợp từ Phòng Thống kê của UBND huyện Ba Vì.

Báo cáo của phòng, ban thống kê của UBND huyện, xã

Qua trao đổi trực tiếp với các cán bộ, phòng ban phụ trách tại địa bàn thực hiện.

Tra cứu và chọn lọc thông tin.

Thu thập, tổng hợp và chọn lọc.

Trang web của thư viện pháp luật Việt Nam: https://thuvienphapluat.vn

Trực tiếp xin báo cáo, số liệu các phòng ban.

Trực tiếp xin báo cáo, số liệu của các phòng ban Tổng hợp các thông tin cán bộ cung cấp.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Được điều tra, thu thập từ các nông hộ chăn nuôi dê, đại diện chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Ba Vì theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Điều tra toàn bộ số mẫu gồm 150 hộ và 9 cán bộ/3 xã.

Bước 1: Chuẩn bị phiếu phỏng vấn và điều tra thử một số hộ và trang trại.Bước 2: Hoàn chỉnh lại phiếu điều tra cho phù hợp với tình hình thực tế.Bước 3: Điều tra toàn bộ số mẫu điều tra gồm các thông tin chủ yếu.

Bảng 3.11 Bảng đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung Đối tượng Số mẫu Phương pháp Nội dung

Cán bộ lãnh đạo xã 3 Phỏng vấn sâu

3 Phiếu phỏng vấn nông nghiệp

Thông tin cơ bản như: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa… Thông tin về tình hình phát triển chăn nuôi dê và các thuận lợi, khó khăn, ý kiến, nguyện vọng… của người chăn nuôi.

Thông tin chung của cán bộ: họ tên, chức vụ, trình độ học vấn, số năm công tác…

Thông tin về tình hình chăn nuôi dê tại xã: tổng lao động, tổng đàn dê, giống dê, kỹ thuật chăn nuôi… Triển vọng phát triển chăn nuôi dê thời gian tới.

- Thông tin về tình hình cơ bản như: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số nhân khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình chuẩn bị tư liệu sản xuất…

- Phương thức chăn nuôi: nhốt, bán chăn thả, thả tự nhiên;

- Hình thức chăn nuôi: chăn nuôi theo hộ gia đình, theo trang trại;

- Thông tin về tình hình phát triển chăn nuôi dê như: quy mô cơ cấu đàn dê (dê đực, dê cái, dê thịt, dê sữa); năng suất sản lượng thịt, sữa; chu kỳ chăn nuôi dê; các dịch vụ khuyến nông về chăn nuôi dê được tiếp cận (công tác thú y, bệnh)…

- Thông tin về chi phí trong chăn nuôi dê: giống dê, thức ăn, nhân công, chuồng trại, thú y…

- Thông tin về thuận lợi, khó khăn, ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của chủ hộ và trang trại về các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, giá cả, thị trường và các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng chăn nuôi dê tại huyện Ba Vì.

Ngoài ra, tiến hành điều tra cán bộ khuyến nông, cán bộ kinh tế liên quan chăn nuôi dê.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu và bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc chưa đầy đủ.

- Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu: thực hiện trên phần mềm phân tích số liệu phổ biến Microsoft Excel, SPSS trên máy tính.

- Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích kết quả sản xuất, kết quả tiêu thụ, đánh giá hiệu quả chăn nuôi dê của huyện Ba Vì và các hộ điều tra, phân tích biến động trong cơ cấu đàn dê bằng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.

- Phương pháp phân tổ thống kê Để phân tích kết quả điều tra, tôi dùng phương pháp phân tổ thống kê để chia các hộ điều tra theo tiêu chí quy mô chăn nuôi và theo mô hình sản xuất.

Tiêu chí quy mô chăn nuôi dê của các hộ được chia thành 3 tổ:

+ Quy mô nhỏ dưới 20 con

+ Quy mô trung bình từ 30 đến 90 con

+ Quy mô lớn trên 100 con

Mô hình sản xuất được chia thành 2 mô hình:

- Phương pháp so sánh Đây là phương pháp tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối so sánh qua các thời kỳ để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng theo thời gian, không gian từ đó tìm ra quy luật chung của hiện tượng.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì

4.1.1 Biến động và phân bố đàn dê

Biến động quy mô đàn dê là chỉ tiêu quan trọng đáng giá tốc độ phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Bảng 4.1 Biến động quy mô chăn nuôi dê của huyện Ba Vì qua các năm 2013 – 2017

Tốc độ phát triển (%) 14/13 15/14 16/15 17/16 17/13 BQ

Số con dê Con 882 1002 1.164 1.407 1565 113,61 106,19 128,10 114,82 177,44 115,41 lấy sữa

Số con dê Con 522 686 908 982 1062 131,42 121,72 112,34 113,22 203,45 119,43 lấy thịt

- Tổng số hộ chăn Hộ 132 154 189 212 235 116,67 122,73 112,17 110,85 178,03 115,51 nuôi

Trang trang trại 12 16 23 36 40 133,33 143,75 156,52 111,11 333,33 135,12 chăn nuôi trại

- Tổng đơn vị Đơn 144 170 212 248 275 118,06 124,71 116,98 110,89 190,97 117,56 chăn nuôi vị

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Vì (2017)

Kết quả biến động đàn dê bảng 4.1 cho thấy quy mô chăn nuôi cũng như số lượng tổng đàn và số hộ và số trang trại đều tăng trưởng nhanh trong những năm từ 2013 đến 2017 Trong đó tổng đàn dê tăng lên gần gấp đôi từ 1.404 con năm 2013 lên 2.627 con năm 2017, tăng 187,11% và bình quân tăng 116,96%/năm Tốc độ tăng đồng đều cả số lượng dê nuôi lấy sữa và dê nuôi lấy thịt Tổng số hộ chăn nuôi dê cũng tăng đáng kể từ 132 hộ lên 235 hộ Ngoài ra số trang trại chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội tăng nhanh hơn số hộ từ 12 trang trại năm 2013 lên 40 trang trại năm 2017, tăng 333,33% với bình quân 135,12%/năm; tổng đơn vị chăn nuôi tăng từ 144 đơn vị (2013) lên

Trong tình hình hiện nay các ngành chăn nuôi khác như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia súc lớn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức thì chăn nuôi dê trên địa bàn là một hướng đi mang lại hiệu quả cao và ít rủi ro Vì vậy, đây là nghề chăn nuôi cần được đầu tư hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Bảng 4.2 Phân bố đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì qua các năm 2015 – 2017 ĐVT: con

Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%)

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Ba Vì (2017)

Kết quả thu thập số liệu từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Vì về phân bố đàn dê trên địa bàn huyện được trình bày ở bảng 4.2, từ kết quả trên cho thấy đàn dê huyện Ba Vì chủ yếu tập trung ở các xã Tản Lĩnh,

Ba Trại và Khánh Thượng Trong đó Khánh thượng là xã có tổng đàn dê cao nhất

601 năm 2015 tăng lên 673 con năm 2017; tiếp theo là xã Tản Lĩnh số lượng dê năm 2015 là 502 con năm 2015 và tăng lên 600 con năm 2017; số lượng đàn dê đứng thứ 3 là xã Ba Trại với 388 con năm 2015 tăng lên 453 con năm 2017; xã Vân Hòa có số lượng dê ít nhất với 181 con năm 2017.

Tốc độ phát triển đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì từ năm 2015 - 2017 tăng bình quân 112,60%/năm nhưng không đều qua các năm; năm 2016 so với năm 2015 tăng 115,30%, năm 2017 so với năm 2016 là 109,96% giảm 5,34%.Tốc độ phát triển đàn dê năm 2017 chậm lại do ảnh hưởng chung của thị trường chăn nuôi của toàn huyện, đây cũng là mối quan tâm của các cấp chính quyền huyện Ba Vì; phải thay đổi chính sách thúc đầy phát triển chăn nuôi toàn huyện nói chung và phát triển chăn nuôi dê nói riêng.

∗ Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

+ Tuổi trung bình là 45 tuổi Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường có độ tuổi trung bình cao hơn quy mô lớn, điều này chứng tỏ các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường trẻ, năng động, dám nghĩ dám làm.

+ Về trình độ văn hóa của chủ hộ: chủ yếu là hết cấp 2 và cấp 3, chiếm 48,55% và 41,97% tổng số hộ điều tra Có 9,48% chủ hộ có trình độ văn hóa hết cấp 1, tập trung vào các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô trung bình, đó thường là các chủ hộ đã cao tuổi, trước đây không có điều kiện học hành Chủ hộ quy mô lớn có trình độ hết cấp 3 cao nhất chiếm 60,2%, khi đó quy mô nhỏ là

34,6% và quy mô trung bình là 40,1% tổng số hộ điều tra.

Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT BQ các hộ Chia theo quy mô chăn nuôi

1 Thông tin về chủ hộ

+ Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng % 49,36 0 54,3 69,6

+ Qua đào tạo, bồi dưỡng % 50,64 100 45,7 30,4

2 Điều kiện sản xuất của hộ

- Số nhân khẩu/hộ người 5 7 5 3

- Số lao động/hộ người 3 5 3 2

- Diện tích đất NN/hộ m 2 4.821 9.640 4.320 2.880

- Vốn đầu tư cho sản xuất tr.đ 45,61 84,2 50,7 12,8

∗ Vốn đầu tư cho chăn nuôi dê tr.đ 18,67 35,5 20,4 5,3

3 Thu nhập ngoài nuôi dê tr.đ 18,54 28,02 16,95 15,87

- Thu từ trồng trọt tr.đ 6,84 6,67 7,53 5,64

- Thu từ chăn nuôi khác tr.đ 11,70 21,35 9,42 10,23

- Thu từ ngành nghề, DV tr.đ 2,42 0 2,82 3,12

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Đặc biệt các chủ hộ đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật chăn nuôi dê chiếm tỷ lệ khá cao 50,64% tổng số hộ điều tra Các lớp tập huấn này chủ yếu do Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây tổ chức, đây là thuận lợi lớn cho các hộ chăn nuôi dê của Ba Vì.

+ Số lao động bình quân của các hộ là khoảng 3 người/hộ Các hộ sản xuất quy mô lớn cần số lao động lớn khoảng 5 người/hộ, hộ sản xuất trung bình có khoảng

3 người/hộ, các hộ quy mô nhỏ có số lao động khoảng 2 người/hộ Các hộ có quy mô lớn không phải thuê nhiều lao động mà chủ yếu thuê lao động vào thời gian thu hoạch hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho dê.

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau nhiều trong đó các hộ quy mô lớn có diện tích lớn nhất với khoảng 9.640m 2 , quy mô trung bình là 4.320m 2 và các hộ quy mô nhỏ có diện tích nhỏ nhất 2.880m 2 , diện tích trung bình cho các hộ điều tra là 4.821m 2 /hộ.

+ Vốn đầu tư cho sản xuất: các hộ có số vốn đầu tư cho sản xuất trung bình là 45,61 triệu đồng, đầu tư cho chăn nuôi dê là 18,67 triệu đồng; trong đó các hộ quy mô lớn là 35,5 triệu đồng/hộ, các hộ quy mô trung bình là 20,4 triệu đồng/hộ và các hộ quy mô nhỏ là 5,3 triệu đồng/hộ Số vốn của các hộ chăn nuôi tại đây đa số là vốn tự có, chỉ có các hộ quy mô lớn và quy mô trung bình có vốn đi vay nhưng số tiền này cũng không nhiều.

∗ Ngoài chăn nuôi dê, các hộ nông dân tại Ba Vì còn chăn nuôi bò sữa, cừu, thỏ, trồng trọt và làm một số ngành nghề khác… nên thu nhập ngoài chăn nuôi dê của các hộ cũng khá lớn, trung bình của các hộ điều tra là 18,54 triệu đồng/hộ.

∗ Như vậy, qua thực tiễn ta thấy được:

+ Các chủ hộ thường là nam giới và là những người trong độ tuổi lao động sung sức, có khả năng quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật trình độ văn hoá và chuyên môn của các chủ hộ như hiện nay đang là hạn chế lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi dê nói riêng.

+ Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người tương đối cao là điều kiện thuận lợi để các gia đình tự sản xuất thức ăn cho dê mà không phải mua ngoài thị trường hoàn toàn.

Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 77 1 Khí hậu, thời tiết và môi trường sinh thái

Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi dê ở huyện Ba Vì ngày càng có những bước phát triển tốt hơn qua từng năm Đạt được kết quả như vậy, bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì vẫn còn gặp nhiều những khó khăn do có nhiều nguyên nhân Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi dê thì tập trung vào nghiên cứu, phân tích một số yếu tố:

4.2.1 Khí hậu, thời tiết và môi trường sinh thái

Các yếu tố khí hậu, khí tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn dê là nhiệt độ, ẩm độ và các bức xạ Tác động của từng yếu tố này và sự tương tác lẫn nhau của chúng sẽ tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên gia súc.

Dê không chỉ cần đủ thức ăn, nước uống sạch mà còn cần bầu không khí trong lành, nơi nghỉ ngơi sạch sẽ và được đi lại thoải mái Những con dê sống trong môi trường dễ chịu cho nhiều sữa hơn, khỏe mạnh hơn

Cũng như các địa phương khác thuộc khu vực trung du miền núi, huyện

Ba Vì có đặc điểm khí hậu bốn mùa rõ rệt, khí hậu ôn hòa, dễ chịu Tuy nhiên thì thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp; mùa đông lạnh và khô hanh đến mức rét đậm, rét hại gây chết hàng loạt gia súc; vào mùa hè, nhiệt độ trung bình là 30 0 C, có những đợt nóng đỉnh điểm lên đến 39 - 40 0 , nắng nóng kéo dài dẫn đến đàn dê khó thích nghi, việc sinh sản kém, phát sinh các dịch bệnh.

Qua khảo sát thực tế tại các hộ chăn nuôi dê, đàn dê thường mắc các bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm, viêm phổi, viêm ruột và rối loạn tiêu hóa, viêm vú… Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm và viêm phổi là hai bệnh đặc trưng theo mùa rõ rệt nhất, nguyên nhân là do thời tiết khí hậu Dê dễ mắc bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm vào mùa hè, bệnh viêm phổi chủ yếu vào mùa đông, mùa xuân Các bệnh khác do nhiễm khuẩn, chế độ vệ sinh môi trường, thức ăn, nước uống và dinh dưỡng gây nên Khi dê nhiễm bệnh không những gây tổn thất cho đàn dê, mà nông hộ chăn nuôi phải mua thuốc thú y để điều trị làm tăng chi phí, làm giảm kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi của hộ.

Chuồng trại là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả của chăn nuôi dê Nếu chuồng trại không dảm bảo đúng kỹ thuật cho dê có thể phá ra ngoài phá hoại mùa màng hoặc làm chuồng để gió lùa, nắng chiếu trực tiếp vào dê rất dễ bị mắc bệnh Vì thế chuồng nhốt dê có thể là một căn nhà hoặc là lán, trại đơn giản nhưng phải đảm bảo để đạt năng suất tốt nhất.

Qua khảo sát các hộ chăn nuôi dê tại địa phương, đa số các hộ làm chuồng trại còn rất đơn giản, với vật liệu chủ yếu là tre, nứa và tận dụng các nguyên liệu sẵn có Sân chơi cho dê được lát bằng gạch hoặc đổ bê tông và có rào khoanh vùng Một số hộ làm chuồng trại kiên cố xây hai đầu đốc, lợp mái tấm lợp còn hai bên chắn bằng nan tre, nứa hoặc các thanh gỗ. Đặc điểm chung nền chuồng dê của các hộ là đều được ghép bằng các mảnh tre, gỗ, lứa vì thế dê dễ bị lọt chân gây chấn thương, xây xát da Về mùa đông, những ngày gió rét do chuồng không xây hai đầu đốc nên gió lạnh vẫn lùa vào, dê bị rét mặc dù các gia đình đã dung bạt che kín xung quanh và đốt lửa sưởi ấm.

Vì vậy, nếu chuồng trại cho dê được nâng cấp và đầu tư hơn thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi dê chắc chắn được nâng cao hơn.

Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi dê Muốn dê cho năng suất sữa, thịt cao, chất lượng tốt thì phải thiết lập khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng cho dê Dê có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu thức ăn cũng cao hơn dê có khối lượng nhỏ, cho ít sữa hoặc không cho sữa.

Thực tế, các nông hộ có thành phần thức ăn cho dê rất đa dạng, ngoài thức ăn tươi xanh ra thì còn: thức ăn ủ chua lên men, thức ăn tinh (cám ngô, cám gạo),các loại cám hỗn hợp khác bổ sung chất khoáng bột sò, bột xương… Loại thức ăn này có chi phí giá thành cao nên chỉ có những trang trại có quy mô lớn mới sử dụng, còn những hộ nhỏ thì hầu như không.

Thức ăn thô xanh Thức ăn ủ chua Thức ăn tinh (bột Thức ăn bổ sung lên men ngô, sắn, cám (cám, hỗn hợp gạo) khoáng)

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ số hộ sử dụng thức ăn trong chăn nuôi dê

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)

Qua khảo sát cho thấy, chủ yếu các hộ sử dụng các nguồn thức ăn có sẵn quanh khu vực và các sản phẩm từ trồng trọt như rơm, các loại cỏ, lá sắn, lá mít, rau khoai lang, thân cây ngô, cây đậu, cây lạc, ngọn mía Các loại củ quả như: sắn, khoai, ngô, phần lớn các gia đình tự trồng Đối với những gia đình nuôi dê sữa với quy mô lớn thì đầu tư thêm thức ăn công nghiệp, bột ngô trong khẩu phần ăn của dê nên sản lượng sữa cao hơn Đa phần các nông hộ chăn thả dê ở bãi chăn thả tự nhiên và ngoài cánh đồng; điều đáng nói là chất lượng các bãi chăn thả tự nhiên k cao, cỏ thưa hoặc cằn cỗi, lượng thức ăn tinh bổ sung còn hạn chế nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao Thức ăn đa dạng nhưng các hộ vẫn chưa chủ động dự trữ thức ăn cho dê để đảm bảo mùa khô, mùa đông có thể cung cấp thức ăn đủ cho dê Thức ăn thô xanh được sử dụng đên 100% nhưng các nông hộ vẫn để đất trống hoặc chưa biết cách trồng xen kẽ thêm các loại cây thức ăn.

Nắm được kỹ thuật chăn nuôi là năm đến 90% thắng lợi trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng Một số kỹ thuật trong thiết kế chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật chọn dê giống, kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật phòng chống bệnh cho dê Để có được những kỹ thuật chăn nuôi thì ngoài trình độ thì còn phải có kinh nghiệm chăn nuôi, vì vậy các hộ cần ghi chép lại cẩn thận bằng sổ sách để tiện theo dõi đàn dê.

Có một số khó khăn mà nông hộ thường mắc phải trong chăn nuôi là: chủ quan, bảo thủ trong công tác chuồng trại và vệ sinh phòng bệnh, thường làm chuồng quá đơn giản, không che đạy kín nên dê hay bị dính gió, rét; máng ăn, máng uống không vệ sinh định kỳ hàng ngày vì mặc định ngày nào cũng đổ thức ăn và nước uống vào máng nên không phải vệ sinh.

Nông hộ có thói quen lưu giữ một con đực trong đàn làm một thời gian dài Điều này gây nên hiện tượng đồng huyết, làm cho đàn dê còi cọc, lưỡng tính, khả năng sinh sản kém, tỷ lệ chết cao và chăn nuôi kém hiệu quả.

Kỹ thuật vắt và bảo quản sữa cũng chưa được tốt và hợp vệ sinh.

Trong chăn nuôi dê, trình độ học vấn của chủ hộ là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất của chăn nuôi Yêu cầu người chăn nuôi phải hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc, phối giống, kỹ thuật chăm sóc dê thịt, dê sữa, kỹ thuật vắt sữa Vì vậy, các hộ chăn nuôi dê phải thường xuyên tham gia tập huấn, nâng cao trình độ chăn nuôi dê.

Thực tế, các hộ chăn nuôi dê chủ yếu theo kinh nghiệm được truyền lại, thế hệ sau thấy thế hệ trước làm như thế nào thì cũng làm vậy, hay chăn nuôi theo cảm tính Hầu hết, các hộ không biết về kỹ thuật chăn nuôi chuyên sâu Vì vậy, đàn dê tăng trưởng chưa được tốt, chất lượng không như mong muốn nên mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao.Người chăn nuôi chủ yếu và trung bình là ở độ tuổi trung niên, thường tích cóp được những kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, họ thường có tâm lý ngại thay đổi cách thức chăn nuôi Ở độ tuổi này việc tiếp nhận được những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi cũng là việc hết sức khó khăn.

Định hướng giải pháp phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì

4.3.1 Định hướng phát triển chăn nuôi dê

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng đem lại nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển chăn nuôi, sức cạnh tranh các loại sản phẩm thịt dê và sữa dê ở trong nước cũng như nước ngoài đang gay gắt Huyện Ba Vì xác định phát triển chăn nuôi dê ổn định, bền vững là nhiệm vụ cấp bách, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp Phát triển chăn nuôi dê phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển chăn nuôi huyện cũng như thành phố Hà Nội. Ở khu vực miền Bắc, nhắc tới dê là mọi người sẽ nghĩ tới Ninh Bình với đặc sản có thương hiệu “thịt dê cơm cháy Ninh Bình” Nếu như Ninh Bình tập trung phát triển chăn nuôi dê chủ yếu lấy thịt thì Ba Vì hoàn toàn có thể phát triển cả hai hướng lấy sữa và lấy thịt Với Ba Vì là thủ phủ của “Sữa” và lượng khách du lịch hàng năm lớn thì khả năng phát triển thương hiệu không phải khó Nhưng bài toán khó khiến đàn dê chưa thể phát triển được là quy mô đàn nhỏ và dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, nên cái cần hiện nay là phải xây dựng một mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp trong đó số lượng đàn phải đủ lớn, chủ động được nguồn thức ăn, công tác giống phải được quan tâm.

Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, dần dần chuyển từ phương thức chăn thả tự do quảng canh sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp.

Phát triển chăn nuôi dê bền vững, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,… để giảm được công lao động, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành ; nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, nhưng vẫn bảo đảm đạt được lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Phát triển chăn nuôi dê của huyện Ba Vì gắn kết chặt chẽ với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, tạo thêm nhiều việc làm ổn định, từng bước cắt giảm các hộ nghèo; bảo vệ môi trường, cảnh quan xunh quanh; cùng phối kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Căn cứ vào thực tế phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi dê của huyện, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi dê ổn định, bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới như sau.

4.3.2 Giải pháp phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vì

4.3.2.1 Phát triển chăn nuôi dê bền vững

Phát triển chăn nuôi dê bền vững, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất phát triển cả chiều rộng và chiều sâu kết hợp với bảo vệ môi trường. Áp dụng quy trình VietGAHP chăn nuôi dê sữa và VietGAHP chăn nuôi dê thịt Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,… để giảm được công lao động, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành; nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, nhưng vẫn bảo đảm đạt được lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Sản phẩm từ dê là sản phẩm “sạch”, phải bao gồm cả một quy trình từ con giống, thuốc thú y, thức ăn đầu vào đến chế biến sản phẩm và đưa thị trường cho đến chuồng trại chăn nuôi, chất thải từ chăn nuôi dê (gồm cả chất thải nước và chất thải rắn) cũng phải được xử lý triệt để.

Phát triển chăn nuôi dê cả về chiều rộng và chiều sâu là rộng về quy mô đàn, thị trường tiêu thụ sản phẩm và sâu là toàn diện lâu dài Xây dựng kế hoạch dài hạn có chiến lực cụ thể, từng bước hướng tới hội nhập, trao đổi thông tin chăn nuôi cũng như đầu ra cho chăn nuôi dê.

Hướng phát triển chăn nuôi dê theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp Bởi điều kiện đất đai ngày càng hạn hẹp thì chăn nuôi nhốt là phù hợp với rất hộ gia đình và nhiều xã Mục đích của phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí chăn nuôi, giảm công lao động và chăn nuôi được tập trung Để thực hiện được giải pháp này, các nông hộ chăn nuôi dê phải có một số tiêu chí: phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi dê; chuồng nuôi cao ráo, thoáng đãng, có mái che, đảm bảo diện tích đủ nuôi số lượng trên 30 con dê Khó khăn ở phương thức chăn nuôi này là dễ gây ra ô nhiễm môi trường; phải xử lý chất thải chăn nuôi thật triệt để, các hộ chăn nuôi phải có hố ủ phân hoặc hầm biogas hoặc xử lý chất thải, đảm bảo các điều kiện thực hiện an toàn sinh học; phải thường xuyên tiêu độc, khử trùng, thu gom phân thải, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; tuân thủ lịch tiêm phòng theo định kỳ.

Chọn giống, là những giống lai (chuyên thịt, sữa hoặc sinh sản) để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và phải nhốt riêng từng loại Ví dụ loại chuyên thịt riêng, chuyên sữa riêng vì kỹ thuật chăm sóc khác nhau và thuận lợi chăm sóc hơn.

Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.

Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Thuốc thú y phải dùng đúng loại cho phép, có giấy chứng nhận và hướng dẫn của cán bộ thú y.

Chuồng trại, máng ăn uống, môi trường xung quanh và cơ thể dê luôn luôn được sạch sẽ, phải được vệ sinh hàng ngày và tiêu độc, khử trùng theo chế độ phòng bệnh của thú y.

Ghi chép lại quá trình chăm sóc để theo dõi từng giai đoạn phát triển của đàn dê, phù hợp với chế độ thức ăn, thúc đẩy phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thường xuyên kiểm tra đàn dê khi có biểu hiện không bình thường, cần can thiệp ngay Trường hợp trong chuồng có con bị chết vì bệnh dịch thì phải lập tức thực hiện chế độ khử trùng theo hướng dẫn của thú y.

Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng trại theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng dê trên Thế giới và Việt Nam từ năm 2006 - 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 2.1. Số lượng dê trên Thế giới và Việt Nam từ năm 2006 - 2016 (Trang 38)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 46)
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 47)
Bảng 3.3. Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 50)
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 51)
Bảng 3.5. Số liệu thống kê chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.5. Số liệu thống kê chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 52)
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - -2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - -2017) (Trang 53)
Bảng 3.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 3.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (2015 - 2017) (Trang 55)
Bảng 4.2. Phân bố đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì qua các năm 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.2. Phân bố đàn dê trên địa bàn huyện Ba Vì qua các năm 2015 – 2017 (Trang 67)
Bảng 4.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 (Trang 68)
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển đàn dê năm 2017 (Trang 70)
Hình thức chăn nuôi dê gồm hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình và hình thức chăn nuôi theo trang trại - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Hình th ức chăn nuôi dê gồm hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình và hình thức chăn nuôi theo trang trại (Trang 71)
Bảng 4.7. Phương thức chăn nuôi dê từ năm 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Phương thức chăn nuôi dê từ năm 2015 - 2017 (Trang 72)
Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích sản xuất năm 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích sản xuất năm 2015 - 2017 (Trang 72)
Bảng 4.9. Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh năm 2015 và 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Tình hình sản xuất thức ăn thô xanh năm 2015 và 2017 (Trang 76)
Bảng 4.13. Thay đổi cơ cấu các loại giống dê năm 2015 và 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.13. Thay đổi cơ cấu các loại giống dê năm 2015 và 2017 (Trang 82)
Bảng 4.16. Kỹ thuật vệ sinh và phòng bệnh cho đàn dê ở nhóm hộ điều tra năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.16. Kỹ thuật vệ sinh và phòng bệnh cho đàn dê ở nhóm hộ điều tra năm 2017 (Trang 87)
Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi dê của huyện Ba Vì năm 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi dê của huyện Ba Vì năm 2015 – 2017 (Trang 89)
Bảng 4.19. Kết quả sản lượng chăn nuôi dê theo mô hình hộ năm 2015 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.19. Kết quả sản lượng chăn nuôi dê theo mô hình hộ năm 2015 – 2017 (Trang 91)
Bảng 4.21. Chi phí chăn nuôi dê thịt theo quy mô của các hộ điều  tra năm 2017 (bình quân 1 hộ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.21. Chi phí chăn nuôi dê thịt theo quy mô của các hộ điều tra năm 2017 (bình quân 1 hộ) (Trang 93)
Bảng 4.22. Chi phí chăn nuôi dê sữa theo quy mô của các hộ điều  tra năm 2017 (bình quân 1 hộ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.22. Chi phí chăn nuôi dê sữa theo quy mô của các hộ điều tra năm 2017 (bình quân 1 hộ) (Trang 94)
Bảng 4.23. Kết quả chăn nuôi dê thịt theo quy mô của các hộ điều năm 2017 (bình quân 1 hộ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.23. Kết quả chăn nuôi dê thịt theo quy mô của các hộ điều năm 2017 (bình quân 1 hộ) (Trang 95)
Bảng 4.24. Kết quả chăn nuôi dê sữa theo quy mô của các hộ điều năm 2017 (bình quân 1 hộ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.24. Kết quả chăn nuôi dê sữa theo quy mô của các hộ điều năm 2017 (bình quân 1 hộ) (Trang 97)
Hình ảnh 1. Giống dê Cỏ - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 1. Giống dê Cỏ (Trang 125)
Hình ảnh 2. Giống dê Bách Thảo - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 2. Giống dê Bách Thảo (Trang 125)
Hình ảnh 3. Giống dê Saanen - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 3. Giống dê Saanen (Trang 126)
Hình ảnh 4. Giống dê Boer - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 4. Giống dê Boer (Trang 126)
Hình ảnh 5: Giống dê Alpine - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 5: Giống dê Alpine (Trang 127)
Hình ảnh 6. Chuồng nhốt dê của hộ chăn nuôi - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
nh ảnh 6. Chuồng nhốt dê của hộ chăn nuôi (Trang 127)
Hình thức - (Luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội
Hình th ức (Trang 130)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w