Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel VIFTA với các camkết toàn diện về cắt giảm thuế quan, tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy đầu tư… đượckỳ vọng sẽ là đòn bẩy để thú
Cơ sở lý luận về tác động của FTA đến xuất khẩu .12 1 Lý thuyết về FTA 12 2 Lý thuyết về sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Các lý thuyết về đánh giá tác động của FTA đối với xuất khẩu hàng hóa
1.2.3.1 Lý thuyết cân bằng cục bộ của Marshall (1890)
Lý thuyết cân bằng cục bộ (Partial Equilibrium) của Alfred Marshall, được trình bày trong cuốn sách "Các nguyên lý của Kinh tế học" (Principles of Economics) xuất bản lần đầu vào năm 1890 Theo Marshall, để hiểu một vấn đề kinh tế phức tạp, việc phân tích từng phần một của nền kinh tế là điều hết sức quan trọng Do đó, cách tiếp cận cân bằng cục bộ của Marshall tập trung vào việc nghiên cứu cân bằng thị trường của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà không cần xem xét toàn bộ nền kinh tế. Phương pháp này giả định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khác không thay đổi hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường đang được nghiên cứu
Marshall giới thiệu khái niệm về cân bằng thị trường thông qua cung và cầu, mô tả cách thức giá cả và sản lượng hàng hóa được xác định tại giao điểm của đường cung và đường cầu hàng hóa Tuy vậy, Marshall đề cập đến "cân bằng cục bộ" để chỉ trạng thái cân bằng tạm thời trong một thị trường cụ thể, mà không xem xét đến các ảnh hưởng hoặc tương tác với các thị trường khác Ông nhấn mạnh rằng, trong ngắn hạn, cả giá cả và sản lượng có thể thay đổi do sự thay đổi trong cung hoặc cầu, dẫn đến một trạng thái cân bằng mới
Cách tiếp cận cân bằng cục bộ của Marshall giúp làm rõ các mối quan hệ giữa giá, lượng cung, và lượng cầu cho một mặt hàng cụ thể mà không bị phức tạp hóa bởi các yếu tố từ các thị trường liên quan Đây là phương pháp hữu ích khi phân
16 tích ảnh hưởng của các biến đổi trong cung và cầu trên một thị trường nhất định, giúp dự đoán các thay đổi giá và lượng của hàng hóa hay dịch vụ đó
Tuy cách tiếp cận cân bằng cục bộ không giải quyết được tất cả các vấn đề kinh tế hoặc không áp dụng được cho toàn bộ nền kinh tế, nó vẫn là công cụ quan trọng để phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể, đặc biệt trong kinh tế học vi mô và phân tích thị trường
1.2.3.2 Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của Viner
Viner đã phát triển lý thuyết của Marshall thông qua việc mở rộng thêm một số lý thuyết về tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu chính phủ và phúc lợi xã hội vào năm 1950
Theo Viner, hiệu ứng tạo lập thương mại được hiểu là hiệu ứng gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ các nước đối tác FTA nhờ các cam kết cắt giảm, xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa nội địa nước nhập khẩu Còn hiệu ứng chuyển hướng thương mại là sự dịch chuyển nhập khẩu của một quốc gia từ các nguồn bên ngoài sang các nước đối tác FTA Ưu đãi thuế quan chỉ áp dụng cho các đối tác FTA mà không áp dụng cho các quốc gia khác, do đó hàng hóa nhập khẩu từ các nước FTA rẻ hơn tương đối so với các quốc gia/khu vực không có FTA, điều này dẫn đến việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ các nước đối tác FTA, thay thế hàng hóa của nước không phải thành viên.
Hình 1.1: Mô hình tác động của FTA của Viner
Nguồn: ADB, Phương pháp luận về đánh giá tác động của FTA, 2010
Trước khi có FTA, nước nhập khẩu áp dụng cùng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài Lúc này, các nhà sản xuất nội địa sẽ cung cấp hàng hóa ở mức QS1 và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ở mức QD1 Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nước nhập khẩu sẽ phải nhập khẩu một lượng QD1 – QS1.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập FTA, việc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác FTA khiến cho hàng hóa nhập khẩu từ nước đối tác FTA trở nên rẻ hơn so với hàng hóa từ các quốc gia khác Với mức giá thấp hơn, người tiêu dùng khi đó có thể mua nhiều hàng hóa hơn ở mức QD2, tuy nhiên mức giá thấp cũng khiến cho sản xuất trong nước bị thu hẹp lại và khi đó nhà sản xuất nội địa chỉ cung ứng hàng hóa ở mức QS2 Lượng hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp này sẽ là QD2 - QS2
Như vậy, FTA làm giá tiêu dùng trong nước giảm, khiến cho sản xuất nội địa sụt giảm một lượng QS1 - QS2, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng trong nước khi này vẫn được đáp ứng nhờ việc gia tăng nhập khẩu QD2 - QD1 Như vậy, FTA khiến nhập
18 khẩu hàng hóa thay đổi một lượng (QD2-QS2) - (QD1-QS1), đây là tác động tạo lập thương mại của FTA Mặt khác, FTA cũng dẫn đến việc chuyển hướng thương mại bởi nhập khẩu từ nước ngoài, không có FTA bị thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác Việc dịch chuyển nguồn nhập khẩu từ các nước bên ngoài sang các nước đối tác FTA xảy ra do FTA làm cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác này trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không có FTA
Có thể thấy, FTA dẫn đến sự thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của chính phủ và tổng phúc lợi xã hội Cụ thể, thặng dư sản xuất sẽ bị giảm a, thặng dư người tiêu dùng tăng a+b+c+d, doanh thu thuế của chính phủ giảm c+e, tổng phúc lợi xã hội khi đó sẽ thay đổi một lượng bằng b+d-e Nếu b + d > e thì FTA sẽ có lợi cho nước sở tại, ngược lại nếu b + d < e thì tác động này là tiêu cực, như vậy mô hình Viner cho thấy tác động phúc lợi ròng của FTA đối với nước nhập khẩu là không rõ ràng (có thể là tích cực hoặc tiêu cực)
Vùng b+d thể hiện lợi ích ròng từ việc tạo lập thương mại, trong đó vùng b thể hiện lợi ích từ việc chuyển từ sản phẩm trong nước với chi phí cao sang sản phẩm nhập khẩu có chi phí thấp hơn, vùng d thể hiện lợi ích từ việc có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn với giá nhập khẩu thấp hơn Còn vùng e thể hiện khoản lỗ ròng của các nước đối tác ngoài FTA do tác động chuyển hướng thương mại
Như vậy, tác động chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại mang lại lợi ích cho các nước được hưởng ưu đãi thuế quan từ FTA, đồng thời gây ra bất lợi cho các nước không được hưởng ưu đãi thuế quan đó
1.2.3.3 Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển
Theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển (Neoclassical Economics), các nhà kinh thế như Adam Smith, David Ricardo và Alfred Marshall đã phát triển những lý thuyết sâu rộng về tác động của thuế quan Cụ thể, Adam Smith cho rằng thuế quan làm cản trở thương mại tự do, ngăn cản các quốc gia tận dụng lợi thế tuyệt đối Do đó, việc các quốc gia áp dụng thuế quan sẽ làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực trên quy mô toàn cầu, dẫn đến giảm tổng sản lượng và phúc lợi xã hội David Ricardo mở rộng lý thuyết của Adam
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIFTA TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG ISRAEL
Tổng quan về Hiệp định VIFTA
2.1.1 Tiến trình đàm phán và ký kết
Ngày 02/12/2015, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã chính thức được khởi động đàm phán trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chính phủ Việt Nam tới Nhà nước Israel
Trải qua hơn 7 năm với 12 phiên đàm phán, Việt Nam và Israel đã tuyên bố kết thúc đàm Hiệp định vào ngày 02/04/2023 Chỉ hơn 3 tháng sau đó vào ngày 25/07/2023, VIFTA đã chính thức được ký kết Có thể thấy, đây là một nỗ lực rất lớn của cả Việt Nam và Israel khi trong một khoảng thời gian rất ngắn, hai bên đã hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn về nội dung và thủ tục rà soát pháp lý nội bộ để tiến tới ký kết FTA vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Sau khi ký kết Hiệp định, Việt Nam và Israel vẫn đang tích cực thực hiện các thủ tục phê chuẩn nội bộ để có thể sớm đưa VIFTA vào thực thi Dự kiến, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực trong năm 2024
VIFTA đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam ký kết một FTA với một quốc gia thuộc khu vực Tây Á, đồng thời cũng là lần đầu Israel ký kết FTA với một quốc gia ở ĐôngNam Á Do vậy, việc ký kết và thực thi VIFTA được coi là bước đệm quan trọng để
Việt Nam thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư với một đối tác FTA mới, quan trọng như Israel
2.1.2 Tóm tắt nội dung Hiệp định VIFTA
VIFTA được đánh giá là một Hiệp định toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực mà Việt Nam và Israel cùng quan tâm VIFTA có tổng cộng 15 chương và một số phụ lục đi kèm, với các nội dung cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, đầu tư, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp
23 an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, mua sắm công…
Dưới đây là tóm tắt những nội dung cơ bản của VIFTA từ Văn kiện Hiệp định:
Thương mại hàng hóa: Hiệp định VIFTA nêu ra các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa trong Chương 2 - Thương mại hàng hóa của văn kiện Hiệp định. Trong VIFTA, cả Việt Nam và Israel đều cam kết ở mức tương đối cao trong việc xóa bỏ/cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước
Cụ thể, Israel cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 66,3% số dòng thuế Đến cuối lộ trình (sau 10 năm), Israel sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 92,7% số dòng thuế 7,3% số dòng thuế còn lại nằm trong Danh mục được cắt giảm (5%-35%) thuế quan, giữ nguyên thuế suất cơ sở, được hưởng hạn ngạch thuế quan (thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%) hoặc thuộc diện không được cắt giảm thuế quan… (Văn kiện Hiệp định VIFTA, 2023)
Mặc dù mức độ cam kết của Israel trong việc cắt giảm/xóa bỏ thuế quan trong VIFTA không cao bằng các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA nhưng cũng được đánh giá ở mức cao (cao hơn nhiều FTA truyền thống, thậm chí là cả RCEP) mà một đối tác FTA dành cho Việt Nam
Về phía Việt Nam, nước ta cam kết loại bỏ thuế quan đối với 34,7% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực Đến cuối lộ trình (sau 10 năm), Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 85,8% số dòng thuế 14,2% số dòng thuế còn lại nằm trongDanh mục cắt giảm thuế quan đến một mức nhất định (50%, 40%, 32%, 16%), giữ nguyên mức thuế suất cơ sở hoặc thuộc diện không được cắt giảm thuế quan (Văn kiện
Xuất xứ hàng hóa: Nội dung về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định trong Chương 3 của văn kiện hiệp định VIFTA
Về QTXX đối với hàng hóa, hàng hóa được xem là có xuất xứ VIFTA nếu thỏa mãn một trong hai trường hợp sau:
24 (1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam hoặc Israel nếu hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ của Việt Nam hoặc Israel, ví dụ khoáng sản được khai thác trên lãnh thổ của VN/Israel, cây trồng được trồng, thu hoạch tại VN/Israel, động vật sinh ra và nuôi dưỡng tại VN/Israel, hay sản phẩm được săn bắt, đánh bắt trên lãnh thổ hoặc bởi tàu mang quốc tịch Việt Nam/Israel…
(2) Hàng hóa trải qua giai đoạn gia công hoặc chế biến đáng kể: Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam/Israel, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ đã được gia công hoặc chế biến đầy đủ - theo quy định cụ thể tại Phụ lục 3A của văn kiện Hiệp định VIFTA, thì vẫn được xem là có xuất xứ VIFTA
VIFTA đặt ra hai tiêu chí xác định xuất xứ trong trường hợp này Thứ nhất là Tiêu chí tỷ lệ tối đa không xuất xứ, tiêu chí này đặt ra giới hạn cho tỷ lệ tối đa nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất, gia công sản phẩm Giống với nhiều FTA khác, VIFTA cũng cho phép cộng gộp nguyên liệu từ Việt Nam và Israel trong sản phẩm (tức là nguyên liệu từ Israel được sử dụng trong sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ tự động được coi là có xuất xứ VIFTA và ngược lại) Tiêu chí thứ hai là Tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa, tiêu chí này đòi hỏi mã HS của sản phẩm hoàn thiện phải khác với mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ ở cấp độ chương (2 số - CC), nhóm (4 số - CTH), hoặc phân nhóm (6 số - CTSH)
Về thủ tục CNXX hàng hóa: VIFTA đặt ra hai phương pháp/thủ tục chứng nhận xuất xứ, gồm: (i) Phương pháp cấp CNXX hàng hóa bản giấy hoặc bản điện tử bởi Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; (ii) Phương pháp tự CNXX hàng hóa: VIFTA cho phép các nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tự CNXX hàng hóa Trong trường hợp lô hàng có giá trị dưới 1.000 USD, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ cho lô hàng
Việc đáp ứng QTXX và thủ tục CNXX trong VIFTA là điều kiện bắt buộc nếu hàng hóa muốn được hưởng thuế quan ưu đãi theo hiệp định.
Hải quan và tạo thuận lợi thương mại: VIFTA có một chương riêng về Quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại (Chương 4) và một Phụ lục 4A về Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hải quan Nhìn chung, cũng giống với các FTA khác, trong VIFTA, Việt Nam và Israel cam kết hướng tới việc đơn giản hóa, thuận lợi hóa các thủ tục hải quan, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, xây dựng phương án quản lý rủi ro dựa trên việc đánh giá mức độ rủi ro (ưu tiên nguồn lực kiểm soát đối với hàng hóa có rủi ro cao), nâng cao tính minh bạch thông tin của các quy định, thủ tục hành chính…
Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Israel giai đoạn 2015-
2023 2.2.1 Đặc điểm thị trường thủy sản Israel
2.2.1.1 Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Israel
Mặc dù mới chỉ chiếm một phần nhỏ (chưa đến 1%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu, giá trị nhập khẩu thủy sản của Israel đang có xu hướng ngày một tăng Trong giai đoạn 2015-2022, thủy sản nhập khẩu của Israel đã tăng hơn gấp đôi, từ 435,9 triệu USD năm 2015 lên đến 959,6 triệu USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình ấn tượng đạt 10,5%/năm (ITC Trademap, 2023)
Hình 2.1: Giá trị nhập khẩu thủy sản của
Nguồn: ITC Trademap, Nhập khẩu sản phẩm Chương 03, nhóm 1604 và 1605 của
Cá hồi (đông lạnh, tươi/ướp lạnh hoặc đã chế biến) là nhóm sản phẩm mà Israel có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất, ngoài ra Israel cũng nhập khẩu tương đối nhiều các loại thủy sản khác như cá ngừ chế biến, cá rô phi, cá tráp, cá vược và tôm Israel nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Na Uy, Trung Quốc, Chile và Việt Nam cũng nằm trong số các nguồn cung ứng thủy sản lớn cho thị trường này
Bảng 2.2: Các mặt hàng thủy sản Israel nhập khẩu nhiều nhất
030481 Phi lê cá hồi đông lạnh
030441 Phi lê cá hồi tươi hoặc ướp lạnh
160414 Cá ngừ được chế biến hoặc bảo quản, nguyên con hoặc từng miếng
030461 Phi lê cá rô phi đông lạnh
030285 Cá tráp biển tươi hoặc ướp lạnh
030284 Cá vược tươi hoặc ướp lạnh
030214 Cá hồi tươi hoặc ướp lạnh
030463 Phi lê cá rô sông Nile đông lạnh
030487 Phi lê cá ngừ đông lạnh
030617 Tôm đông lạnh 8,68 14,67 13,85 Việt Nam, Ấn Độ
Nguồn: ITC Trademap, Nhập khẩu sản phẩm Chương 03, nhóm 1604 và 1605 của
2.2.1.2 Những quy định của Israel đối với sản phẩm thủy sản
Israel được xem là một thị trường khó tính với những quy định nghiêm ngặt, tiêu chuẩn cao và yêu cầu đặc thù đối với thực phẩm nhập khẩu (trong đó có thủy sản) Để thâm nhập vào thị trường Israel, thủy sản phải đáp ứng các quy định khắt khe mà nước này đặt ra đối với thực phẩm nhập khẩu chung và đối với sản phẩm thủy sản nói riêng
Dưới đây là một số quy định của Israel mà tác giả tổng hợp được từ Báo cáo về Quy định và Tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản và thực phẩm vào Israel năm 2022 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): a Quy định về đóng dấu và ghi nhãn
Israel đặt ra nhiều quy định khắt khe và tương đối đặc thù đối với việc đánh dấu và ghi nhãn thực phẩm, bao gồm yêu cầu về ghi nhãn dinh dưỡng, ghi nhãn sản phẩm biến đổi gen (GE), ghi nhãn đối với sản phẩm có chứa chất tạo ngọt…
Quy định về dán nhãn dinh dưỡng: Theo quy định của Israel, thông tin về giá trị calo, hàm lượng protein và chất béo là những thông tin bắt buộc phải liệt kê trên bao bì sản phẩm Các sản phẩm có hàm lượng đường, sodium và chất béo hòa tan cao (đường trên 10g, sodium trên 400mg và trên 5g chất béo hòa tan trên 100g sản phẩm) phải được đóng dấu hoặc in nhãn mác đỏ tương ứng trên mặt trước của sản phẩm…
Quy định về ghi nhãn cho sản phẩm đóng gói sẵn: Việc đánh dấu và ghi nhãn này phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn số 1145 về việc ghi nhãn thực phẩm đóng gói sẵn bán tại thị trường Israel Nhãn của sản phẩm phải bao gồm các thông tin về tên sản phẩm, tên nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, nước sản xuất, thành phần và phụ gia thực phẩm, hạn sử dụng; cũng như hướng dẫn về cách bảo quản, vận chuyển và sử dụng sản phẩm
Quy định về ghi nhãn đối với sản phẩm biến đổi gen (GE): Hiện nay, Israel chưa có quy định chính thức về việc ghi nhãn đối với sản phẩm biến đổi gen Tuy nhiên, Israel hiện đang xây dựng Dự thảo Quy định “Novel Foods 5773-2013” và nếu được thông qua, đây sẽ là quy định điều chỉnh việc ghi nhãn bắt buộc đối với
37 thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen Theo Dự thảo quy định, các sản phẩm được miễn ghi nhãn GE bao gồm các sản phẩm không chứa DNA hoặc protein, các sản phẩm có ít hơn 0,9% thành phần biến đổi gen
Quy định về việc ghi nhãn đối với thực phẩm có chất tạo ngọt: Năm 2019, Israel đã thông qua quy định mới về ghi nhãn cho các sản phẩm có chứa chất tạo ngọt Theo quy định, các thông tin về tên chất tạo ngọt, nguồn gốc của chất tạo ngọt và cảnh báo đối với sức khỏe là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm b Quy định về đóng gói và bao bì sản phẩm Để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, Israel cũng đặt ra các quy định nghiêm ngặt đối với vật liệu, bao bì có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Israel nghiêm cấm việc sử dụng bao bì đóng gói thực phẩm có chứa các chất độc hại Việc sử dụng bao bì bằng nhựa tiếp xúc với thực phẩm cũng cần tuân theo Tiêu chuẩn SI 5113 của Israel Vật liệu đóng gói có nguồn gốc từ thực vật (vật liệu đóng gói từ gỗ, pallet, dầm đỡ) cần tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM), cụ thể, những vật liệu đóng gói này phải được xử lý nhiệt/khử trùng bằng methyl bromide để loại bỏ/giảm thiểu nguy cơ về dịch hại c Quy định về hàm lượng các kim loại nặng Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Israel đặt ra các quy định khắt khe về hàm lượng kim loại nặng có trong thực phẩm, trong đó có thủy sản Theo đó, các kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân hay asen không được vượt ngưỡng cho phép nếu muốn thâm nhập vào thị trường Israel.
Bảng 2.3: Hàm lượng tối đa các kim loại nặng trong thủy sản vào Israel
(mg/kg) Asen (mg/kg) (mg/kg)
Cá và các sản phẩm từ cá 0,3 0,05 0,5 1,0
Cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá kiếm
Nguồn: Bộ Y tế Israel, Quy định về hàm lượng tối đa kim loại nặng trong thực phẩm, 2016
Quy định về hàm lượng tối đa các kim loại nặng trong thủy sản của Israel được đánh giá là rất nghiêm ngặt, tương đương với tiêu chuẩn của các thị trường khó tính khác như EU hay Hoa Kỳ… d Quy định về chất phụ gia Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Israel đưa ra các quy định cụ thể về việc sử dụng các chất phụ gia (như chất tạo ngọt, chất tạo màu…) trong các loại thực phẩm (bao gồm thủy sản), trong đó quy định chi tiết danh mục các chất phụ gia bị cấm hoặc được phép sử dụng trong thực phẩm kèm ngưỡng giới hạn cho phép Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam cần tuân thủ chính xác các quy định mà Israel đặt ra nếu muốn thâm nhập vào thị trường nước này Danh mục các chất phụ gia này được đăng tải trên trang web của Cục Quản lý thực phẩm Quốc gia Israel (FSC), với bản cập nhật mới nhất vào tháng 7/2020
Ví dụ về một số quy định của Israel về việc sử dụng các chất phụ gia trong sản phẩm thủy sản:
Cá và các sản phẩm từ cá không được thêm chất tạo màu thực phẩm, trừ một số trường hợp nhất định, ví dụ cá hun khói được dùng tối đa 10 mg/kg chất tạo màu Annatto, Bixin, Norbixin…
Cá và các sản phẩm từ cá (đông lạnh hoặc chế biến/bảo quản) được phép sử dụng
150 mg/kg chiết xuất từ cây hương thảo, 1500mg/kg chất bảo quản Erythorbic acid vàSodium erythorbate
Cá ngâm, đóng hộp/bảo quản được phép sử dụng một số loại chất tạo ngọt có độ ngọt cao trong ngưỡng cho phép, ví dụ: 3 mg/kg với chất Advantame, 10 mg/kg với Neotame, 160 mg/kg Saccharin, 300 mg/kg Aspartame…
Cá/phi lê cá đông lạnh được phép sử dụng tối đa 5g/kg chất bảo quản
Polyphosphates, 200 mg/kg SULPHITES nhằm giữ độ tươi cho thủy sản
Có thể thấy, Israel đưa ra những quy định rất khắt khe về chất phụ gia trong thực phẩm, những quy định này cũng rất chi tiết với danh mục cụ thể các chất phụ gia được phép sử dụng và mức giới hạn cho phép mà thủy sản nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ. Trên thực tế, danh mục các chất phụ gia này có thể được cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu hợp lệ từ các bên liên quan e Các quy định, tiêu chuẩn khác
Đánh giá tác động của VIFTA tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 49 1 Tác động từ cam kết xóa bỏ thuế quan .49 2 Tác động từ các cam kết tiết giảm hàng rào phi thuế quan
Tác động từ cam kết xóa bỏ thuế quan
Trong đề án này, tác giả sử dụng mô hình SMART để định lượng tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo VIFTA tới hoạt động XK thủy sản của VN sang Israel Theo đó, SMART sẽ phân tích và đưa ra kết quả về sự thay đổi trong kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam nhờ vào tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại từ cam kết xóa bỏ thuế quan theo VIFTA Để thực hiện mô phỏng tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với thương mại, mô hình SMART yêu cầu các thông tin về nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, mô tả sản phẩm theo mã HS, cũng như kịch bản cắt giảm thuế quan…
Mục tiêu của đề án là phân tích ảnh hưởng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Israel, do đó nước xuất khẩu và nước nhập khẩu trong trường hợp này lần lượt là Việt Nam và Israel, còn thông tin mô tả sản phẩm thủy sản được xác định
49 gồm Chương 03, nhóm 1604 và 1605 theo bảng mã HS Đối với kịch bản thuế quan, kịch bản thuế quan trong đề án này là: các thủy sản xuất khẩu của VN sang Israel sẽ được giảm thuế về 0% Trên thực tế, Israel chỉ cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 77,4% số dòng thuế thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên những dòng thuế còn lại hầu hết đã có mức thuế MFN 0%, do đó sau khi VIFTA được thực thi, các sản phẩm đó coi như vẫn được hưởng mức thuế 0% Ngoài ra, mô hình SMART còn thiết lập mặc định (i) co giãn cung xuất khẩu là 99 (co giãn cung xuất khẩu là vô hạn do Việt Nam là nước nhỏ nên ít ảnh hưởng đến giá cân bằng của thế giới) và (ii) độ co giãn thay thế là 1,5 Điểm đặc biệt của mô hình SMART là nó hỗ trợ trích xuất tự động các dữ liệu khác nhau về giá trị xuất khẩu thủy sản của các nước (trong đó có Việt Nam) sang Israel từ các nguồn UN’s COMTRADE và ITC Trademap; dữ liệu về thuế MFN của Israel từ UNCTAD’s TRAIN và WTO’s IDB Các dữ liệu về thương mại và thuế quan được SMART cập nhật mới nhất đến năm 2021
Do vậy, chỉ cần nhập liệu thông tin về nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, mô tả sản phẩm và kịch bản thuế quan, mô hình SMART sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết quả về sự thay đổi trong kim ngạch XK thủy sản (theo mã HS) của Việt Nam sangIsrael.
Bảng 2.7: Thay đổi trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Israel nhờ cam kết xóa bỏ thuế quan theo VIFTA thuế quan giá trị xuất
Mã HS thuế về 0% được xóa bỏ khẩu (1.000 xuất khẩu (%) (1.000 USD)
Theo phân loại HS, thủy sản gồm các sản phẩm thuộc chương 03 (nhóm từ 0301 đến 0308) và nhóm 1604, 1605 Tuy nhiên, mô hình SMART lại không tiến hành đánh giá tác động đối với thủy sản thuộc nhóm 0301, 0302, 0308, nguyên nhân được lý giải là do VN chưa XK thủy sản thuộc ba nhóm này sang Israel
Theo kết quả từ mô hình SMART, khi thuế quan nhập khẩu của Israel về 0%,tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này sẽ tăng 38,4% so với thời điểm trước khi thuế quan được xóa bỏ, tăng từ 71 triệu USD (thời điểm thuế quan chưa được xóa bỏ năm) lên 98,4 triệu USD (khi thuế về 0%) Điều này cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc thực thi VIFTA đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Israel
51 Xét từng nhóm hàng xuất khẩu cụ thể, thủy sản thuộc nhóm HS 0306 (động vật giáp xác tươi/ướp lạnh/đông lạnh/sơ chế) và HS 1605 (động vật giáp xác và động vật thân mềm đã được chế biến/bảo quản) là hai nhóm sản phẩm có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nhất sang Israel khi thuế quan được xóa bỏ, lần lượt tăng 119,4% và 101,9% Các sản phẩm thủy sản thuộc hai nhóm này hiện đang được Israel áp dụng mức thuế MFN tương đối cao so với các nhóm thủy sản khác (chi tiết xem Bảng 2.1), đây cũng là lý do giá trị xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam sang Israel trong thời gian qua vẫn còn tương đối hạn chế dù được coi là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Do vậy, thủy sản thuộc nhóm 0306 và 1605 là những sản phẩm được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất và có khả năng gia tăng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Israel khi thuế giảm về 0% Ngược lại, các mặt hàng không có sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu khi VIFTA có hiệu lực là do thuế MFN áp dụng đối với các sản phẩm này đã ở mức 0%, do vậy việc xóa bỏ thuế quan theo VIFTA dường như không có ý nghĩa thúc đẩy thương mại trong các trường hợp này
Nguyên nhân của sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu được lý giải là do thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Israel trở nên rẻ hơn, cạnh tranh hơn so với sản phẩm nội địa của Israel và so với các quốc gia khác nhờ cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu Khi đó, người tiêu dùng Israel sẽ có xu hướng gia tăng NK thủy sản từ Việt Nam để thay thế cho sản phẩm trong nước (tác động tạo lập thương mại) và thay thế cho thủy sản từ các nước khác (tác động chuyển hướng thương mại) Như vậy, thay đổi trong kim ngạch
XK này của VN là sự cộng hưởng của cả tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại đối với sản phẩm thủy sản
Dưới đây là phân tích cụ thể về hai tác động này nhờ cam kết xóa bỏ thuế quan theo VIFTA đối với thủy sản XK của VN sang Israel:
2.3.1.1 Tác động tạo lập thương mại
Nhờ cam kết xóa bỏ thuế quan theo VIFTA, thủy sản NK từ Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn về giá so với sản phẩm nội địa của Israel, điều này giúp gia tăng
52 xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang thị trường nước này để thay thế sản phẩm nội địa (Đây cũng được hiểu là hiệu ứng tạo lập thương mại của FTA)
Với kịch bản thuế quan được cắt giảm về 0%, giá trị tạo lập thương mại đối với từng nhóm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Israel được mô hình SMART ước tính như sau:
Bảng 2.8: Tác động tạo lập thương mại đối với từng nhóm hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Israel khi thuế về 0%
Tỷ lệ trong tổng Việt Nam sang Israel
Mã HS thương mại (1.000 tác động tạo lập trước khi được xóa bỏ
USD) thương mại thuế quan (1.000 USD)
Nguồn: Kết quả mô hình SMART từ Dữ liệu về thương mại của UN’s COMTRADE và dữ liệu về thuế MFN của UNCTAD’s TRAIN, 2021
Kết quả của mô hình SMART chỉ ra rằng giá trị tạo lập thương mại đạt gần 25 triệu USD khi thuế được cắt giảm về 0% Trong đó, nhóm hàng hóa có giá trị tạo lập thương mại lớn nhất (tức những hàng hóa này trở nên cạnh tranh về giá nhất so với sản phẩm nội địa Israel và gia tăng XK nhiều nhất vào nước này) là nhóm động vật giáp xác (tôm, cua ghẹ ) tươi/ướp lạnh/đông lạnh/sơ chế thuộc nhóm HS 0306,
53 với giá trị tạo lập thương mại đạt 16,38 triệu USD (chiếm đến 65,6% tổng giá trị tạo lập thương mại đối với thủy sản XK sang Israel)
Xét riêng nhóm 0306, mặt hàng tôm đông lạnh (có mã HS 030617) sẽ gia tăng
XK nhiều nhất khi thuế quan về 0% Cụ thể hơn, tôm đông lạnh chiếm đến 70% tổng giá trị tạo lập thương mại của nhóm sản phẩm này với giá trị xuất khẩu ước tính tăng 12,1 triệu USD Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam khi tôm là mặt hàng thủy sản
XK chủ lực của nước ta nhưng hiện vẫn chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn tại thị trường Israel Do đó, cam kết xóa bỏ thuế quan của Israel theo VIFTA rất được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng thị phần của tôm VN tại Israel
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG ISRAEL
Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Isreal đến năm 203064 3.2 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Israel 65 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Trong nhiều năm qua, thủy sản vẫn được xác định là một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cụ thể ngành thủy sản Việt Nam được định hướng mở rộng về quy mô với tỷ suất hàng hóa lớn, chất lượng cao và xây dựng được thương hiệu để tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu; thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để vừa đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa thân thiện, bảo vệ môi trường; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động
Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 được cụ thể hóa bằng những con số cụ thể Theo đó, tổng sản lượng sản xuất thủy sản (gồm cả thủy sản nuôi trồng và thủy sản khai thác) có mục tiêu sẽ đạt 9,8 triệu tấn vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 3-4% Còn đối với xuất khẩu, Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tổng XK thủy sản của cả nước sẽ đạt 14-16 tỷ USD (tăng 56% - 78% so với giá trị xuất khẩu năm 2023)
Xét tới tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản được định hướng trở thành ngành kinh tế hiện đại, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, Việt Nam đến năm này sẽ nằm trong tốp ba nước sản xuất và
XK thủy sản lớn nhất thế giới…
Hiện tại, mặc dù Chính phủ chưa đặt ra mục tiêu xuất khẩu thủy sản cụ thể riêng cho thị trường Israel, dựa vào các mục tiêu tổng thể và tiềm năng của thị trường này, Việt Nam ước tính có thể đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Israel ở mức 8%-10%/năm đến năm 2030 (Báo cáo thị trường thủy sản Trung
64 Đông của VASEP, 2021) Để đạt được mục tiêu xuất khẩu nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản sang Israel phải thực hiện theo các định hướng phát triển chung của ngành, gồm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đáp ứng thị hiếu và yêu cầu nhập khẩu của thị trường Israel
3.2 Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Israel
Hiệp định VIFTA đem lại nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Israel, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang Israel cũng gặp phải không ít khó khăn bởi những yêu cầu nhập khẩu khắt khe hay việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường nước này… Để tối ưu hóa lợi ích từ Hiệp định và vượt qua những thách thức, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cùng với các cơ quan nhà nước có liên quan (Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương) cần phối hợp thực hiện nhiều biện pháp khác nhau Cụ thể:
3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Trong thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Israel, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp để có thể tận dụng tốt các cơ hội từ Hiệp định Một số giải pháp có thể kể đến bao gồm:
3.2.1.1 Nghiên cứu kỹ các cam kết liên quan đến thủy sản trong VIFTA
Trong VIFTA, có nhiều cam kết điều chỉnh và có tác động trực tiếp đến XK thủy sản của Việt Nam sang Israel như cam kết về xóa bỏ/cắt giảm thuế quan đối với thủy sản, QTXX và thủ tục CNXX, cam kết về SPS, TBT, cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại, cam kết về PVTM hay đầu tư… Những lợi ích mà VIFTA đem lại cho
XK thủy sản của VN sang Israel là rất đáng kể, trong đó có thể kể đến lợi thế về cắt giảm thuế quan; sự minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hải quan; công nhận lẫn nhau về các biện pháp SPS, TBT; cũng như thúc đẩy đầu tư trong ngành thủy sản… Để tối ưu hóa lợi ích từ Hiệp định nhằm tăng cường XK thủy sản sang Israel, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu kỹ các cam kết của VIFTA liên
65 quan đến thủy sản Việc không biết, tìm hiểu chưa kỹ hoặc tìm hiểu không chính xác nội dung Hiệp định có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội mà VIFTA đem lại
Do vậy, việc tìm hiểu đầy đủ, nghiên cứu chi tiết nội dung của Hiệp định là một trong những giải pháp được khuyến nghị hàng đầu để tận dụng cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Israel
Các doanh nghiệp có thể chủ động tiếp cận và tìm hiểu nội dung Văn kiện VIFTA tại nhiều nguồn thông tin chính thức và uy tín như Cổng thông tin về FTA của Bộ Công
Thương (https://fta.gov.vn/), trang web về Hội nhập kinh tế quốc tế của Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (https://trungtamwto.vn/) hay các trang thông tin điện tử của Hiệp hội VASEP (https://vasep.com.vn/)… Khi gặp khó khăn trong việc hiểu các điều khoản/nội dung cam kết, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với các cơ quan này để được hỗ trợ giải đáp những thắc mắc, tránh hiểu thiếu, hiểu sai nội dung Hiệp định
3.2.1.2 Đảm bảo đáp ứng các quy định nhập khẩu đối với thủy sản của Israel
Ngoài việc nghiên cứu sâu nội dung văn kiện Hiệp định, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu bắt buộc của Israel liên quan đến thủy sản để có thể XK mặt hàng này sang Israel