1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài hiệp định thương mại tự do asean trung quốc afcta

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh tếế quốếc tếế L p: 47K32.2ớLỜI NÓI ĐẦẦUNgày nay, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia tăng mối liên hệ và sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của c

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đà Nẵng, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦẦU iii

LỜI CAM ĐOAN iv

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO 1

1.1Lịch sử hình thành và phát triển 1

1.1.1Lịch sử hình thành 1

1.1.2Các mốc thời gian kí hiệp định 1

1.2Chức năng, mục tiêu của hiệp định 2

1.2.1Chức năng 2

1.2.2Mục tiêu 2

1.3Các cam kết chính trong hiệp định thương mại ACFTA 2

1.3.1Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: 2

1.3.2Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: 4

1.3.3Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Programme – EHP): 5

1.3.4Đầu tư 6

1.3.5Các lĩnh vực hợp tác khác 6

1.4Các cam kết mà Việt Nam nhận ưu đãi 6

CHƯƠNG 2ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TẠI THỜI ĐIỂM THAM GIA HIỆP ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ 7

2.1Đánh giá cơ hội và thách thức đối với Việt Nam tại thời điểm tham gia hiệp định: 7

2.1.1Cơ hội 7

2.1.2Thách thức 8

2.2Liên hệ với Việt Nam trước và sau khi kí kết hiệp định 10

2.2.1Trước khi kí hiệp định ACFTA 10

2.2.2Sau khi kí hiệp định ACFTA 10

CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 15

3.1Một vài giải pháp cho Việt Nam 15

3.2Kết luận 16

LỜI KẾT 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Đối với ASEAN-6 và Trung Quốc: 3

Bảng 2 Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam: 4

Bảng 3 Lộ trình giảm thuế chương trình EHP: 5

Bảng 4 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (2001-2010) 10

Bảng 5 Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng hóa 11

Bảng 6 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng hóa 12

Bảng 7 Xuất khẩu da giày của Việt Nam và Trung Quốc sang Hoa Kỳ 14

DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, EU và Nhật Bản (Từ năm 2005 đến năm tháng đầu năm 2010) 13

Trang 4

Kinh tếế quốếc tếế L p: 47K32.2ớ

LỜI NÓI ĐẦẦU

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia tăng mối liên hệ và sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc.Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước trở thành một tất yếu kinh tế.

Làn sóng tự do hóa thương mại được phổ biến rộng khắp ở mọi nơi trên thế giới, hàng loạt các khối thương mại tự do với nhiều cấp độ và mang tính thể chế ngày càng cao đã ra đời Đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làn sóng tự do hóa thương mại được đẩy mạnh hơn bao giờ hết Các nước trong khu vực không chỉ đẩy mạnh việc cải thiện quan hệ trên các lĩnh vực, ký kết hiệp định thương mại, gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế, mà còn tích cực xúc tiến thiết lập các khu vực mậu dịch tự do trên những cấp độ và quy mô khác nhau Trong hai thập kỷ qua, kinh tếTrung Quốc liên tục phát triển mạnh mẽ một phần là nhờ tích cực cải cách mở cửa nền kinh tế và luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, trong đó bao gồm cả việc xây dựng chiến lược châu Á đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước Đặc biệt, Trung Quốc nhận thấy, trong bối cảnh tự do hoá thương mại phát triển mạnh mẽ, liên kết kinh tế có những tác động tích cực vàlà một nấc thang phát triển mới của quá trình quốc tế hóa Do vậy, Trung Quốc đã chủ động đứng ra đề xuất thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA) Sự phát triển quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến các quan hệ quốc tế cũng như đời sống kinh tế – xã hội của khu vực Đông Á.

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về nội dung, những vấn đề lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do, đặc biệt là phần lý luận về tác động của nó đối với Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho các nhà kinh tế học tương lai, nhóm em quyết định chọn đề tài về Hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc để làm bài báo cáo kết thúc học phần Kinh tế quốc tế lần này.

Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn Th.S Phạm Hồ Hà Trâm đã giảng dạy, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Qua lời giảng của cô, chúng em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc Đây thực sự là bước đệm cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin dù đã cố gắng song bài báo cáo này của chúng em khó trình khỏi những thiếu sót do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, kính mong côgóp ý để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

Trân trọng!

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 6

CHƯƠNG 1 NH NG VẤẤN ĐỀỀ LÍ LU N CHUNG VỀỀ KHU V C M U D CH T DỮ Ậ Ự Ậ Ị Ự

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển1.1.1 Lịch sử hình thành

ACFTA ( ASEAN - China Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Tại thời điểm này, Trung Quốc là một quốc gia lớn, đông dân nằm sát ngay khu vực ASEAN, sứcmạnh kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt nên việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-TrungQuốc như một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của AFTA Và Trung Quốc cũng đã trở thànhthị trường thu hút sự chú ý của các thị trường xung quanh trong đó có ASEAN.

Toàn cầu hóa thương mại đang là vấn đề rất được quan tâm trên thế giới nếu có năng lực thì sẽvươn lên nhanh chóng không thì sẽ bị tụt hậu, yếu thế và thậm chí là đào thải AFTA đưa ra mục tiêulàm tăng khối lượng buôn bán trong nội bộ cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khuvực, đó cũng chính là mục tiêu của Trung Quốc trong tự do hóa thương mại.

1.1.2 Các mốc thời gian kí hiệp định.

Tháng 11/2000 : ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc ASEAN xuất phát từ đề xuất của Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hội nghị thượng đỉnhkhông chính thức ASean lần thứ 4.

Đến năm 2001 : những thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN đã có những bước tiến mới.- 6/11/2001: Hội nghị giữa những nhà lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc tổ chức tại Bandar SeriBegawan ( Brunei) các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thànhlập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm.

- 5/2002: Đã có cuộc gặp gỡ giữa các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN-Trung Quốc để đàm phánvề việc phát triển hợp tác kinh tế thương mại tại Bắc Kinh.

- 6/2002: Hội thảo quốc tế về hợp tác trong thương mại, đầu tư và phát triển ASEAN-Trung Quốctại Côn Minh Trung Quốc.

- 8/2002: Diễn đàn về hợp tác ASEAN-Trung Quốc

- 9-10/2002: Hội nghị tăng trưởng kinh tế và các cuộc gặp các quan chức cấp cao của hai bên - 4/11/2002: Với những nỗ lực của hai bên thì tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tạiPhrompenh ( Campuchia), các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã chính thức ký bản hiệp địnhkhung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc, giúp mở đường cho việc thiết lập khu vựcmậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong 10 năm sau đó.

Trang 7

1.2 Chức năng, mục tiêu của hiệp định.1.2.1 Chức năng.

- Giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các bên.- Thiết lập cơ chế đầu tư trong FTA, tiến tới tự do hóa thương mại

- Giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra một thị trườngrộng hơn với các cơ hội lớn hơn, và tối ưu hoá hiệu quả kinh tế theo quy mô cho thương mại giữa cácBên, mở rộng tính hấp dẫn của các bên để thu hút vốn và nhân tài.

- Tạo ra một đối tác chặt chẽ giữa các Bên, tạo ra cơ chế quan trọng về tăng cường hợp tác và gópphần vào sự ổn định kinh tế ở Đông Á.

Đẩy nhanh quá trình tự do hoá toàn cầu và khu vực như các khối kinh tế trong hệ thống thươngmại đa phương.

- Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành

viên mới của ASEAN và tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.

1.3 Các cam kết chính trong hiệp định thương mại ACFTA1.3.1 Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hoá:

Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tạiCampuchia gồm 16 điều và 4 phụ lục kèm theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốcđược ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày18/7/2005 tại Trung Quốc

ASEAN-Các mặt hàng thuộc chương trình cắt giảm thuế và loại bỏ thuế quan bao gồm các mặt hàng khôngtham gia chương trình thu hoạch sớm được chia theo 2 danh mục:

Danh mục mặt hàng nhạy cảm (ST – Sensitive Track):

Trang 8

Những mặt hàng được liệt kê trong danh mục ST sẽ có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắtgiảm phù hợp với thuế suất cuối vào ngày cuối cùng hoàn thành cắt giảm do các bên thỏa thuận; và nếucó thể áp dụng được, sẽ tiến tới loại bỏ thuế trong phạm vi thời gian do các bên thỏa thuận.

Đối với Việt Nam, Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số(Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, độngcơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệtmay Những mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng nămnhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể mô hình giảm thuếDanh mục nhạy cảm của Việt Nam như sau:

Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào 2020.Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuếsuất 50% vào 2018.

Danh mục mặt hàng thông thường (NT - Normal Track):

Những mặt hàng được liệt kê có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảm dần hoặc loại bỏphù hợp với lịch trình và mức thuế suất trong suốt thời gian từ 01/01/2005 đến 2010 đối với ASEAN-6(Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và Trung Quốc Từ 01/01/2005 đến2015, với ngưỡng thuế suất khởi điểm cao hơn và bước cắt giảm khác đối với các thành viên mới củaASEAN (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar) Đối với những dòng thuế đã được cắtgiảm nhưng chưa cắt giảm xuống 0% trong giai đoạn kể trên, thuế suất của những mặt hàng đó sẽ đượcloại bỏ tích cực trong phạm vi thời gian do các bên thỏa thuận Lộ trình giảm thuế của danh mục thôngthường được thể hiện ở Bảng:

Bảng 1 Đối với ASEAN-6 và Trung Quốc:

Ở thời điểm không muộn hơn 1/1 của năm

Nhóm 2 có 15% <= thuế suất < 20% 15 8 5 0

Trang 9

Nhóm 3 có 10% <= thuế suất < 15% 10 8 5 0

Nhóm 4 có 5% < thuế suất < 10% 5 5 0 0

Nhóm 5 có thuế suất <= 5% Giữ nguyên 0 0

Bảng 2 Đối với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam:

Nhóm mặt hàng Mức thuế suất ACFTA ở thời điểm không muộn hơn 1/1 của năm

2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015

Nhóm 1 có thuế suất >= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0

Nhóm 2 có 45% <= thuế suất <60%

Nhóm 3 có 35% <= thuế suất <45%

Trang 10

Nhóm 8 có 10% <= thuế suất <15%

Nhóm 9 có 7% <= thuế suất < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0

Nhóm 10 có 5% <= thuế suất < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0

Nguồn: Hiệp định Thương mại hàng hoá Asean- Trung Quốc

Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình trên, Việt Nam phải thực hiện một số cam kết bổ sung:- Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong Danh mục Thông thường xuống 0-5%không muộn hơn ngày 1/1/ 2009.

- Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn ngày1/1/2013.

Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số dòng thuế nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2018.

-1.3.2 Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ:

Để tăng cường mở rộng thương mại dịch vụ, các bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tích cực tựdo hoá thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực Các vòng đàm phán sẽ trực tiếp đề cập đếncác vấn đề:

- Cơ bản loại bỏ các đối xử phân biệt giữa các bên và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệtđối xử mới liên quan tới thương mại dịch vụ giữa các bên, ngoại trừ các biện pháp được phép theoĐiều khoản V(1)(b) của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO;

- Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo hướng các nướcASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS;

- Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũngnhư làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các bên.

Các nước ASEAN và Trung Quốc hiện chưa kết thúc đàm phán về dịch vụ trong khuôn khổACFTA Hiện các nước tham gia đang đàm phán gói 2 về dịch vụ Cam kết của Việt Nam trong gói 1tương đương với cam kết WTO.

Trang 11

1.3.3 Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Programme – EHP):

Đây là nội dung được đề cập kỹ và cụ thể nhất cũng là điểm đặc biệt trong Hiệp định khung Vìthời gian thỏa thuận hoàn thành ACFTA là 10 năm, đối với Trung Quốc và ASEAN 5 (riêngPhilippines không tham gia vào Chương trình thu hoạch sớm) kết thúc vào năm 2010, vào năm 2015với 4 nước ASEAN mới Tuy nhiên, các bên đã linh động đàm phán đưa ra chương trình thực hiện sớmmột số lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác nhằm mang lại lợi ích cho các bên trước thời hạn hoàn thànhACFTA.

Nội dung chính của Chương trình thu hoạch sớm là những thoả thuận xoá bỏ hàng rào thuế quanđối với một số mặt hàng, gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương 1-8 của Biểu thuếnhập khẩu Các mặt hàng hiện đã được thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008 theolộ trình.

Bảng 3 Lộ trình giảm thuế chương trình EHP:

Thuế suất MFNMức thuế EHP qua các năm

Trang 12

1.3.4 Đầu tư.

Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự do,thuận lợi và minh bạch, các bênthỏa thuận:

- Tiến hành đàm phán nhằm tích cực tự do hoá cơ chế đầu tư;

- Tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư và cải thiện tính minh bạch của các quyđịnh và quy chế đầu tư.

- Đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư.

1.3.5 Các lĩnh vực hợp tác khác.

Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên được các bên đưa ra là: nông nghiệp; công nghệ thông tin và viễnthông; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư; và phát triển lưu vực sông Mekong Ngoài các lĩnh vực trên,hợp tác giữa các bên mở rộng ra các lĩnh vực khác gồm lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch, côngnghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng và pháttriển tiểu vùng

Các biện pháp để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên gồm biện pháp như: thúc đẩy và thuận lợi hóathương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư; tăng cường tính cạnh tranh của SMEs; thúc đẩythương mại điện tử; nâng cao năng lực; chuyển giao công nghệ Các bên cũng đồng ý thực hiện cácchương trình trợ giúp phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước, đặc biệt là các thành viên mới củaASEAN, nhằm giúp các nước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư vớiTrung Quốc.

1.4 Các cam kết mà Việt Nam nhận ưu đãi.

Với nội dung điều khoản về Chương trình Thu hoạch sớm( EHP) được các bên ký trong Hiệp địnhkhung về hợp tác kinh tế toàn diện, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 99/2004/NĐ-CP vềdanh mục hàng hóa và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam Trong đó hàng hóa nhập khẩu vào Việt Namtừ các nước ASEAN và Trung Quốc để được hưởng ưu đãi theo EHP, cần phải đáp ứng được các tiêuchuẩn sau:

- Thỏa mãn yêu cầu xuất xứ từ Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đã ký kết hiệp địnhkhung EHP( bao gồm: Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan.)

- Thuộc danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia EHP, ban hànhkèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP của chính phủ.

- Được vận chuyển trực tiếp đến Việt Nam từ các nước ASEAN và Trung Quốc.

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

Xem thêm: