Các sản phẩm không phải xóa bỏthuế nhập khẩu duy trì thuế suất MFN gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặthàng an ninh quốc phòng … Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA) GIẢNG VIÊN : PHẠM HỒ HÀ TRÂM
THÀNH VIÊN NHÓM:
Nguyễn Thị Hồng Lĩnh Ngô Thị Hà My Đinh Hồng Như Nguyễn Kim Phương Đoàn Cao Diệu Quỳnh Trương Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Bích Trâm
Lê Ngọc Thanh Thi
Đà Nẵng, 2023
Trang 2I Lịch sử hình thành và phát triển, các mốc thời gian ký kết Hiệp định ATIGA
1 Lịch sử hình thành:
ATIGA - Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN là dấu ấn của sự hội nhập kinh tếcủa ASEAN Năm 2009, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết hiệpđịnh này nhằm tăng cường cam kết về một nền thương mại khu vực mở cửa và hội nhập
2 Thời gian ban hành và hiệu lực:
Ký kết: 26/02/2009
Hiệu lực: 17/05/2010
Tiền thân: Hiệp định Ưu đãi thuế quan AFTA (1992)
3 Mục tiêu
Đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hóa trong ASEAN như một trong những công
cụ chính để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhậpkinh tế sâu sắc hơn trong khu vực hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)năm 2015
II Nội dung cơ bản của Hiệp định; các cam kết chính và thực thi của Việt Nam trong Hiệp định ATIGA
1 Nội dung cơ bản của Hiệp định
Hiệp định gồm có 11 chương với 98 điều và các phụ lục về lộ trình tổng thể cắt giảm,xóa bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan của các thành viên kể từ khi Hiệp định có hiệulực tới năm 2012 (linh hoạt đến năm 2018 đối với các nước CLMV (Campuchia, Lào,Myanmar, Việt Nam)) và các một số phụ lục khác Các chương của Hiệp định bao gồm:
Chương 1: Những quy định chung;
Chương 2: Tự do hoá thuế quan;
Chương 3: Quy tắc xuất xứ;
Chương 4: Các biện pháp phi thuế quan;
Chương 5: Tạo thuận lợi cho thương mại;
Chương 6: Hải quan;
Chương 7: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;
Chương 8: Kiểm dịch động thực vật;
Chương 9: Các biện pháp đền bù thương mại;
Chương 10: Các điều khoản về thể chế;
Trang 3 Chương 11: Các điều khoản cuối cùng.
4 Các cam kết chính
2.1 Cam kết cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan củaASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nướctrong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sảnphẩm không phải cắt giảm thuế Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nướcASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thườngngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào,Myanmar, Việt Nam Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nướcxóa bỏ hoặc giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như:các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn,thuốc nổ, rác thải…
Thực thi của Việt Nam: Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết ATIGA,tính đến ngày 1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế(chiếm 72% tổng Biểu thuế nhập khẩu) Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về0% thêm 1.706 dòng thuế nữa Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểuthuế), chủ yếu là những sản phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam vàASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô
tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, Các sản phẩm không phải xóa bỏthuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN) gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặthàng an ninh quốc phòng … Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt củaViệt Nam thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018
2.2 Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Quy tắc xuất xứ: Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu cóxuất xứ từ khu vực ASEAN Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếuhàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN,hoặc hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệpđịnh (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng) Về thủ tục chứng nhận xuất xứ,
để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận
Trang 4xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu Tuy nhiên,hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất
xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thôngqua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
Thực thi của Việt Nam: Bộ Công Thương đã ban hành các Thông tư hướng dẫnthực hiện cho doanh nghiệp Hai thông tư mới nhất về quy tắc xuất xứ trongATIGA là: Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 và Thông tư số28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 Ngoài ra, hiệp định ATIGA còn có các cam kết
về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), về cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN,
về các biện pháp phi thuế quan và quy định thể chế
5 Những cam kết ưu đãi Việt Nam được hưởng
Cam kết về cắt giảm thuế quan: Hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sangcác nước thành viên ATIGA theo lộ trình cắt giảm thuế quan
Cam kết về hạn ngạch: Hạn ngạch thuế quan được dỡ bỏ, thuận lợi cho việc xuấtkhẩu hàng hóa sang các nước ATIGA
III Liên hệ với Việt Nam
1 Thương mại hàng hoá
a Việt Nam trước khi ký Hiệp định thương mại hàng hoá
Trong giai đoạn 2005-2008, trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều tăng bình quânkhoảng 26%/năm Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữaViệt Nam-ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD, trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77
tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005 Trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam-ASEAN chỉ đạt22,89 tỷ USD, giảm 24% so với năm trước đó
Tình hình xuất khẩu Việt Nam đến các nước Asean
Từ năm 1944, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đã có những bướcchạy đà tăng trưởng tốt và ổn định, đạt quy mô kha khá (chiếm 22%) Nhờ việc gia nhậpASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đã tăng (tăng 24,6%), nhưngchỉ mới vượt qua mốc 1 tỷ USD Đến năm 2005, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giữa ViệtNam - ASEAN đạt 5,031 tỷ USD, năm 2008 là 10,018 tỷ USD Đến năm 2009, do chịuảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá xuất khẩu giữa Việt Nam
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5với tất cả các quốc gia là thành viên AEC có sự giảm sút đáng kể, chỉ đạt 8,555 tỷ USD,giảm 14,4% so với một năm trước đó
Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thịtrường ASEAN chủ lực chỉ có dầu thô và gạo, đây còn là 2 nhóm hàng có nhiều biếnđộng về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởnglớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới Tổng trị giá xuất khẩu 2 nhóm hàngtrên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang khu vực thị trường này Bên cạnh đó còn có những mặt hàng trọng điểm làhàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, hải sản, mà nước ta vẫn duy trì để cânbằng được cán cân thương mại quốc gia
Tình hình nhập khẩu Việt Nam từ các nước Asean
Cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tư liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuấttrong nước phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng vẫn phụ thuộc hàngnhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là xăng dầu, sắt thép, vải, linh kiện điện tử, ô tô nguyênchiếc…
Vì thời gian trước 2010, khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang nước bạn trong khuvực vẫn hạn chế rất nhiều vì hạn ngạch thuế quan, phi thuế quan, yêu cầu chất lượnghàng hoá, trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, những mặthàng điện tử cao đã dẫn đến mức độ thâm hụt cán cân năm nào cũng ở con số khá lớn
Cụ thể, năm 2005, mức thâm hụt đạt 3,9 tỷ USD, với tỉ lệ nhập siêu là 70,1%, tăng 1,62%
so với năm 2004
b Việt Nam sau khi kí Hiệp định thương mại hàng hóa Asean
Giai đoạn sau khi ký Hiệp định 2010-2012, thương mại hàng hóa giữa Việt ASEAN hồi phục trở lại với mức tăng trưởng 2 con số, tốc độ tăng bình quân cả giaiđoạn này đạt 19%/năm Cụ thể trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ViệtNam và ASEAN lên đến con số 38,7 tỷ USD Từ năm 2013 đến nay, kim ngạch thươngmại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN vẫn đạt được tăng trưởng dư
Nam-
Tình hình xuất khẩu Việt Nam đến các nước Asean
Trang 6Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt nam với Asean
giai đoạn 2005-2015Đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục, và hiệp định Thương mại hànghóa ASEAN có hiệu lực nên nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sangthị trường ASEAN đầu năm cũng đạt 10,351 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm
2009 và chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong thời gian sau đó, quy
mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tiếp tục duy trì mức tăngtrưởng ổn định do có những yếu tố hỗ trợ như tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan với tổng
số trên 99% dòng thuế của ASEAN +6 là 0% theo ATIGA; tự do hóa thuế quan; xóa bỏhàng rào phi thuế; cải thiện yêu cầu về quy tắc xuất xứ; thuận lợi hóa thương mại; đơngiản, hiện đại hóa thủ tục hải quan; hài hòa tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp; ápdụng các biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật phù hợp
Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất đa dạng phong phú.Ngoài 2 nhóm hàng truyền thống dầu thô và gạo xuất sang ASEAN thì các doanh nghiệp
ở Việt Nam còn phát triển xuất khẩu sản xuất nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại vàlinh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bịdụng cụ và phụ tùng Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của doanh nghiệpViệt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnhxuất khẩu sang thị trường ASEAN
Trang 7Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường ASEAN năm 2015 (tỷ
lệ %)Hình trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2015 của Việt Nam sang ASEANchủ yếu với các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may tăng 7,3%, hàng thủy sản tăng17,4% Các mặt hàng công nghiệp tăng cao như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linhkiện đạt giá trị xuất khẩu 1.210 triệu USD, máy móc thiết bị và phụ tùng khác đạt giá trịxuất khẩu tăng 15,9%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 2.138 triệu USD Từ cơ cấuxuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN những năm qua, có thể thấy hai mặt hàng xuấtkhẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanhmức 40%) sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%) Những mặt hàng này tuy hầu hết đềuđược hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá
cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định
Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam có quan hệ giao thương tập trung với 4 thịtrường chính là Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia Số liệu thống kê năm 2015cho thấy tổng trị giá hàng hóa trao đổi với 4 đối tác này trong năm 2015 chiếm tới 70%tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với ASEAN Malaysia là thị trường xuất khẩulớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm khoảng 19,49% kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang ASEAN Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 là Thái Lan với kimngạch chiếm 17,61% và đứng thứ 3 là Singapore chiếm 17,13%, tiếp theo là Indonesiachiếm 15,82%, Cambodia chiếm 13,42%, Philippines chiếm 11,26%, Lào chiếm 3,01%,Myanmar chiếm 2,12%, cuối cùng là Brunei chiếm 0,14%
Trang 8Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN năm 2015 (%)
Tình hình nhập khẩu Việt Nam từ các nước Asean:
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN trong giai đoạn 1995 - 2015
Về quy mô nhập khẩu: ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoálớn thứ 2 ASEAN cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạchtăng đều từ 21,64 tỷ USD (năm 2013) lên 23,1 tỷ USD (năm 2014), đạt mức 23,8 tỷ USD(năm 2015) Tỷ trọng của khu vực này trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ các nướctrên thế giới có xu hướng giảm dần đều từ 18,24% (năm 2012), xuống 16,37% (năm2013), 15,6% (năm 2014) và 14% (năm 2015)
Về mặt hàng nhập khẩu: trong nhiều năm qua, chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạchnhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu
Trang 9Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ lực có xuất xứ từ ASEAN trong năm 2015 (tỷ lệ %)Trong năm 2015 Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu các mặt hàng như xăngdầu các loại đạt 3.582,7 triệu USD, tăng 19,3% so với năm 2014, máy vi tính, sản phẩmđiện tử và linh kiện đạt giá trị nhập khẩu 3.451 triệu USD, tăng 6,2% so với năm 2014;máy móc thiết bị phụ tùng nhập khẩu đạt 1.857 triệu USD, tăng 11,97% và nhiều các sảnphẩm khác như gỗ, chất dẻo, hóa chất, linh kiện ô tô Trong đó, nhập khẩu tăng mạnhnhất là các mặt hàng xăng dầu các loại, máy móc thiết bị, gỗ và các sản phẩm gỗ, linhkiện phụ tùng ô tô, kim loại, hàng điện gia dụng và linh kiện Theo cam kết của Việt Namvới AEC, từ ngày 01/01/2015, Việt Nam sẽ cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế, từ thuế suấthiện hành 5% xuống 0% theo cam kết ATIGA Sẽ chỉ còn 7% dòng thuế, tương đươngtrên 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm nhất chưa cắt giảm về 0% Hầu hết mặt hàngcủa các nước trong khu vực ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam nếu đáp ứng đủ điều kiệnxuất xứ theo quy định của ATIGA sẽ được hưởng thuế suất bằng 0% Điều này làm giatăng quy mô và tốc độ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này.
Như vậy, ASEAN là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu trong nhiều năm qua Năm 2015, thương mại hai chiều ASEAN và Việt Nam đạt 41,91 tỷ USD, và chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 về kim ngạch xuất nhập khẩu sang ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thailand và Indonesia
Trang 10Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – ASEAN giai đoạn
1995 - 2015Trong quan hệ thương mại hàng hoá với các nước trong khu vực ASEAN, ViệtNam ở vị thế xuất siêu với 5 nước, lớn nhất là với Cambodia, tiếp đến là Philippines,Indonesia, Myanmar, Đông Timor; Việt Nam ở vị thế nhập siêu với 5 nước, lớn nhất làSingapore, tiếp đến là Thái Lan, Lào, Malaysia, Brunei Ngoài ra, tiềm năng xuất khẩucủa Việt Nam sang các thị trường này còn rất lớn khi so với tổng kim ngạch nhập khẩucủa từng nước
Hoạt động ký kết này đã góp phần đẩy mạnh quy mô trao đổi kinh tế thương mạigiữa Việt Nam và các nước ASEAN và làm cho mức độ nhập khẩu và hàng hoá nướcngoài thâm nhập vào Việt Nam từ ASEAN tăng mạnh Nhìn chung, trong những nămqua, Việt Nam luôn nhập siêu với các nước thành viên ASEAN Nguyên nhân có thể kểđến: hàng hóa của Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước ASEAN.Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nông lâm, thủy hải sản sang ASEAN, trong khi đó lạinhập khẩu các hàng hóa, máy móc thiết bị, linh kiện, nguyên phụ liệu Hàng hóa của ViệtNam rất khó thâm nhập vào thị trường ASEAN Các nước như Malaysia, Thái Lan,Singapore hay Brunei có thu nhập đầu người cao, tiêu chuẩn hàng hóa khắt khe, trong khicác nước như Philippines, Indonesia, Lào, Cambodia hay Myanmar lại có thu nhập đầungười trung bình và thấp, tiêu chuẩn hàng hóa cũng thấp hơn Nói cách khác, mức độphân hóa thị trường lớn khiến cho nhu cầu hàng hóa bị xé lẻ và rất khó để xâm nhập Vớiviệc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữacác nước thành viên sẽ dần bị xóa bỏ, chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm trong thươngmại giữa Việt Nam và ASEAN sẽ xuống 0% vào năm 2018 Nên hàng hóa của các nướcASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp khó