1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài chiến tranh thương mại mỹ trung và tác động đến nền kinh tế toàn cầu

41 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

MỸ - TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

QHKTQT-KTQT49.1_LT

Hà Nội, 2022

Trang 2

i

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 3

1.1 Lý thuyết cơ b n v chi n tranh thương m 3 ảề ếại 1.2 Tổng quan chi n tranh thương mại Mỹ ế- Trung 3

1.2.1 Nguyên nhân của cuộc chi n tranh 3 ế 1.2.1.1 Chính sách b o hả ộ của Mỹ 4

1.2.1.2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Qu c 4 ố 1.2.1.3 Sự ạ c nh tranh đ a chính tr gi a hai qu c gia 5 ị ị ữ ố 1.2.2 Diễn bi n .6 ế CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ -TRUNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU 8 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU THÔNG QUA CUỘC CHIẾN CÔNG NGHỆ MỸ-TRUNG 16

3.1 Sự thay đổi dạng thức của chi n tranh thương mại Mỹ ế- Trung 16

3.1.1 Diễn bi n cu c chi n công nghếộếệ Mỹ -Trung: 16

3.1.2 Dự đoán triển v ng cu c chiọộến công nghệ Mỹ - Trung 16

3.2 Triển vọng toàn cầu qua cu c chiộến công nghệ Mỹ - Trung: 17

Trang 4

iii

3.2.1 Cơ hội 17 3.2.2 Thách thức 18 CHƯƠNG IV: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG TỚI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19

-Trung đ n Viếệt Nam 19 4.1.1 Tác động tích cực 20

4.1.1.1 Gia tăng xuất kh u vào th trườẩ ị ng M 20 ỹ 4.1.1.2 Đón nhận những dòng đầu tư, chuyển d ch s n xu t m i t Trung ị ả ấ ớ ừ

Quốc 21

4.1.2 Tác động tiêu cực 22

4.1.2.1 Hạn chế xuất khẩu của Vi t Nam sang Trung Qu c 22 ệ ố 4.1.2.1 Môi trường tài chính ti n tệ không ổề n đ nh 23

Trang 5

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 AUD Australian Dollar Đồng Đô Úc

3 BRICS Brazil, Russia, India, China, South Africa

Khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazi, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi

4 CNY Chinese Yuan Renminbi Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

5 CTTM Chiến tranh thương mại

6 CTTMMT Chiến tranh thương mại Mỹ Trung-

7 EU European Union Liên minh châu Âu 8 EUR EURO Đồng Euro

9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 11 JPY Japanese Yen Đồng Yên Nhật

12 NAFTA The North American Free Trade

Trang 6

16 UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát Triển

17 USD United States Dollar Đồng Đô Mỹ

18 USTR United States Trade

Representative Đại diện thương mại Mỹ

20 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

Biểu đồ : Đóng góp của sự chuyển hướng thương mại do chiến tranh thương mại Mỹ 1 -Trung vào GDP của các nền kinh tế 9 Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ giai đoạn 2017 -2019 của Việt Nam 21 Biểu đồ : Các nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam năm 2019 3 23 Biểu đồ 4: Tỷ giá USD/CNY từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2020 f Biểu đồ 5: Tỷ giá USD/EUR từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2020 f Biểu đồ : Tỷ giá USD/JPY từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2019 6 .g

Trang 8

1

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong quan hệ quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia là một điều tất yếu và sự chạy đua này càng mạnh mẽ hơn giữa các nước trong nhóm quốc gia đứng đầu, từ đó dẫn đến tranh chấp, xung đột Trong đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (CTTMMT) là một sự kiện tiêu biểu cho vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia Cho đến nay, năm 2023, mặc dù tác động của cuộc chiến tranh này không còn quá sâu sắc, hầu như chỉ diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, nhưng sự đáp trả gay gắt giữa hai nước giai đoạn 2018 – 2019 đã gây ra những ảnh hưởng to lớn, không chỉ gói gọn trong khuôn khổ lợi ích hai nước mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn cầu Bằng kiến thức của môn Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với những kiến thức tổng hợp từ các môn học khác, nhóm 8 đã chọn đề tài “CTTMMT và tác động đến nền kinh tế toàn cầu” để tìm hiểu các vấn đề và hệ lụy của sự kiện này đ, ặc biệt là trong hai lĩnh vực thương mại quốc tế và ầu tư quđ ốc tế

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chung: Nắm bắt được những kiến thức về mối quan hệ giữa các nước trên thế giới Nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân, diễn biến, tác động và bài học để lại từ CTTMMT

Mục đích cụ thể: Cung cấp những kiến thức hữu ích, có thể vận dụng vào thực tế tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia và các lĩnh vực khác có liên quan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: CTTMMT và tác động của CTTMMT đến toàn cầu - Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: toàn cầu

+ Phạm vi thời gian: từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết, - phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích - tổng kết, phương pháp điều tra

5 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 9

2

Góp phần nâng cao kiến thức về những vấn đề của thế giới, hiểu được tầm ảnh hưởng của các sự kiện đó đến toàn cầu, từ đó có thể nhìn nhận được cơ hội và thách thức

Chương I: Tổng quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chương II: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đối với nền kinh tế - toàn cầu

Chương III: Đánh giá chung về triển vọng kinh tế toàn cầu thông qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chương IV: Những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới Việt Nam và bài học kinh nghiệm

C Kết luận: Khẳng định lại tầm ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung -

Trang 10

3

B NỘI DUNG

-1.1 Lý thuyết cơ bản về chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại (CTTM) là tình huống trong đó các nước tham gia vào thương mại quốc tế tìm cách giảm bớt các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh thông qua thuế quan, hạn ngạch hoặc những hạn chế khác đối với hàng hóa nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu của mình thông qua các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu1

Theo Nguyễn Lê Đình Quý, CTTM là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các hàng rào phi thuế quan (như: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu vào nội địa, ) với nhau nhằm tạo ra rào cản thương mại đối với các nước đối tác2

Tóm lại, CTTM là cuộc chiến trên cục diện kinh tế khi mà 2 hay nhiều nước áp đặt nên nhau những hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan nhằm tạo ra rào cản thương mại đối với các nước đối tác Nguyên nhân có thể là do trả đũa hoặc bảo vệ nền sản xuất trong nước

CTTMMT là một cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (TQ) Cuộc chiến này bắt đầu từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa TQ xuất khẩu vào Mỹ, nhằm ngăn chặn những hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ

1.2.1 Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

CTTMMT bắt nguồn từ sự suy giảm kinh tế của Mỹ và nguy cơ TQ sẽ soán ngôi vị trí đứng đầu thế giới Để ngăn chặn viễn cảnh này, tổng thống Trump đã đưa ra các chính sách bảo hộ gay gắt trước những hành vi của TQ mà Mỹ coi đó là hành vi gian lận

1 Trần Bá Thọ (2021) Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và những ứng phó của ASEAN- Tạp chí Công thương Truy cập ngày 06/11/2023 tại: https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-nhung-ung pho cua

Trang 11

4

1.2.1.1 Chính sách bảo hộ của Mỹ

Từ khi nhậm chức, Tổng thống D Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ với mục tiêu “Nước Mỹ trên hết” và “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” Có thể thấy rằng, Tổng thống D Trump luôn đặt lợi ích của kinh tế Mỹ lên hàng đầu qua một loạt các chính sách về việc đàm phán lại một số hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đã ký hoặc đang triển khai như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Mỹ đang bị thiệt trong hoạt động thương mại với TQ Cụ thể, thâm hụt thương mại của Mỹ với TQ ngày càng gia tăng kể từ khi TQ trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017)

Bên cạnh đó, thời điểm này, Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách Đầu năm 2018, ngân sách Mỹ thâm hụt 779 tỷ USD, tương đương 3,8% GDP3, nợ công của Mỹ đã lên tới 78% GDP4 - mức cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai Hơn nữa, chương trình cắt giảm thuế doanh nghiệp của chính quyền Trump đã làm giảm nguồn thu, khiến thâm hụt ngân sách tăng 17% trong năm 20185 Vì vậy, việc tạo ra một cuộc CTTM cũng là một công cụ giúp Mỹ củng cố ngân sách nhà nước từ việc tăng thuế lên các mặt hàng nhập khẩu

1.2.1.2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc

Năm 2017, TQ đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về thu hút và sử dụng FDI và chiếm 9,5% tổng số vốn FDI trên toàn cầu Để có được vị thế đó, TQ đã nới lỏng các quy định với các doanh nghiệp FDI thông qua việc sửa đổi “Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” (2016), “Luật Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh” (2016), ban hành “Thông tư của Quốc vụ viện về một số biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài” (2017)6, Tuy nhiên, theo khảo sát của Phòng thương mại châu Âu tại TQ, 10% công ty cảm thấy bị ép tiết lộ bí mật để được tiếp tục kinh doanh, đặc biệt là những

3 Phạm Ngọc Ánh (2019) Bộ Tài chính Mỹ công bố mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong 7 năm Vietnam+ Truy cập ngày 05/11/2023 tại: https://www.vietnamplus.vn/bo-tai-chinh-my-cong- -bo muc-tham-hut ngan sach- -ky luc-trong-7-nam/603797.vnp

4 U.S Department of State (2019) A Free and Open Indo-Pacific: Advancing a Shared Vision [PDF file] Truy cập ngày 07/11/2023: https://www.state.gov/a-free and open indo pacific-advancing a- -shared-vision/

5 Jim Tankersley (2018) Budget Deficit Jumps Nearly 17% in 2018 The New York Times Truy cập ngày 07/11/2023 tại:

https://www.nytimes.com/2018/10/15/us/politics/federal-deficit-2018-trump-tax-cuts.html#:~:text=WASHINGTON%20%E2%80%94%20The%20federal%20budget%20deficit,from%20%24666%20billion%20in%202017

6 Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng (2022) Những thay đổi trong chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc [PDF file] Truy cập ngày 02/11/2023 tại:

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/344161/CVv180S42022015.pdf

Trang 12

5

ngành có giá trị cao, sử dụng nhiều công nghệ, như hóa dầu, thiết bị y tế, dược phẩm và xe hơi Mỹ đã nhiều lần cáo buộc TQ rằng bằng những thỏa thuận ngầm, họ đã bắt các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác nội địa trong liên doanh thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay hay sáp nhập vào các công ty của Mỹ Chính sự lo ngại khi mà ngày càng nhiều các công ty của Mỹ đầu tư vào mảnh đất màu mỡ này với những chính sách ưu đãi và “chất xám” của Mỹ bị sao chép đã thúc đẩy cuộc CTTMMT bùng nổ

1.2.1.3 Sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai quốc gia

Vị thế của Mỹ trên bản đồ thế giới có thể coi là quyền lực nhất Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của TQ dường như đang đe dọa vị trí của Mỹ

Về kinh tế, năm 2009, TQ vượt qua Mỹ để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại TQ đã vượt Mỹ, đứng đầu trong danh sách quốc gia có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới Khi vị thế của TQ càng được khẳng 7 định, không bất ngờ khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình ấp ủ tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Nếu điều đó thành hiện thực, TQ sẽ giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán quốc tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD8

Về chính trị, nếu vào những năm 1990, TQ “che giấu khả năng và chờ đợi thời thế” thì từ 2017, dưới thời Chủ tịch nước Tập Cận Bình, TQ chuyển sang tư tưởng “Giấc mộng TQ” nhằm trở thành “siêu cường hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ XXI” Vì vậy, TQ liên tục có những động thái trên khu vực châu Á Thái Bình Dương, cụ thể là vấn - đề Biển Đông, hay với Đài Loan và Mỹ Nếu kế hoạch của TQ thuận lợi thì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của Mỹ

Về lĩnh vực khoa học công nghệ, từ năm 2011 đến 2016, TQ liên tục là một trong những quốc gia có nhiều bằng sáng chế được đăng ký nhất trên toàn thế giới.9 Năm 2016, TQ nắm giữ nhiều bằng sáng chế hơn Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản và

7 Tạp chí cộng sản (2013) Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới Truy cập ngày 04/11/2023 tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao ang nha-nuoc/-/2018/20134/trung quoc vuot -my-tro-thanh-quoc-gia thuong mai lon nhat-the-gioi.aspx

8 Ngọc Vân (2022) Trung Quốc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ như thế nào? Báo Lao Động Truy cập ngày 02/11/2023 tại: https://laodong.vn/tu-lieu/trung-quoc quoc te-hoa dong nhan -dan-te-nhu-the-nao-1112466.ldo

9 Lulu Yilun Chen (2018) China Claims More Patents Than Any Country—Most Are Worthless Bloomberg Truy cập ngày 01/11/2023 tại: https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-09 26/china claims-more-patents-than any country most-are worthless

Trang 13

6

Hàn Quốc cộng lại TQ hiện đang đầu tư hàng tỷ đô la vào sáng kiến "Made in China 2025" nhằm tạo động cho sự phát triển của ngành công nghiệp trọng yếu như robot, trí tuệ nhân tạo, sản phẩm tiêu dùng, hàng không vũ trụ, ô tô điện, Tuy Mỹ vẫn vượt trội ở nhiều lĩnh vực khác, nhưng rõ ràng họ không muốn thất bại trong cuộc chạy đua công nghệ mới, ở các lĩnh vực mà lợi thế quy mô hay lợi thế của kẻ đi trước có thể quyết định đến vị trí dẫn đầu trong tương lai

Tóm lại, những biến đổi mạnh mẽ của TQ về kinh tế, chính trị và khoa học công nghệ những năm gần đây, đã khiến Mỹ thấy vị thế dẫn đầu của mình bị đe dọa Điều này trở thành nguồn gốc cơ bản nhất cho cuộc CTTMMT, được Mỹ sử dụng như một công cụ để kìm hãm sự phát triển của TQ

1.2.2 Diễn biến 1011

Ngày 22/03/2018, Tổng thống Trump đệ đơn kiện TQ lên WTO về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tuyên bố tăng thuế lên mức 25% trên 50 tỷ USD giá trị hàng hóa với 1.300 mặt hàng nhập khẩu từ TQ chủ yếu là các sản phẩm công nghệ Ngày 23/03/2018, Mỹ áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng thép và nhôm từ phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có TQ Để đáp trả lại những hành động đó, 02/04/2018, TQ tuyên bố áp thuế nhập khẩu (15 25%) lên 128 hàng hóa từ Mỹ bao gồm hoa quả, rượu, ống -thép, lợn, và nhôm tái chế Cho đến tháng 7/2018, hai cường quốc chính thức đánh thuế 25% vào 50 tỷ USD hàng hóa của nhau Tuy nhiên, ngày 24/9/2018, khi Mỹ áp 10% thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ TQ, sự đáp trả của TQ ngay sau đó chỉ ở mức 10% với 60 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ

Sau những căng thẳng của cả hai bên, tháng 10/2018, Mỹ và TQ chính thức nối lại liên hệ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ bên lề G20 Tháng 12/2018, hai nước đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại, cam kết không áp dụng những biện pháp thuế quan trong vòng 90 ngày và sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung Trong những tháng đầu năm 2019, hai nước tiến hành các cuộc hội đàm để tìm ra biện pháp chung, trong đó TQ thể hiện sự nhượng bộ rõ ràng, tuy nhiên kết quả có vẻ không khả quan

10 Trung tâm WTO (2018) Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Truy cập ngày 02/11/2023 tại: https://trungtamwto.vn/chuyen de/12220 tom-tat-dien bien cang-thang-thuong-mai-my -trung

11 Thanh Hảo Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ Trung.- VietnamnET Truy cập ngày 29/10/2023 tại: https://vietnamnet.vn/interactive/toan-canh-thuong-chien-khoc-liet-my-trung/index.html

Trang 14

7

Tháng 5/2019, Mỹ đưa Huawei vào “Danh sách thực thể”, cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm công nghệ cho TQ, ngay lập tức TQ trả đũa bằng việc lập danh sách “thực thể nước ngoài không đáng tin cậy” Một loạt các công ty công nghệ TQ bị đưa vào “Danh sách thực thể” sau đó, cấm các doanh nghiệp này mua linh kiện và phụ tùng của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của Mỹ

Tình hình giữa hai nước cực kỳ căng thẳng, liên tục là mức tăng thuế hoặc thậm chí là hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp Nhận thấy sự yếu thế trong cuộc cạnh tranh thương mại này, tháng 9/2019, TQ kiện Mỹ lên WTO về mức thuế nhập khẩu bổ sung lên đến 300 tỷ USD, và kết quả là TQ thắng kiện

Sau nhiều lần đàm phán, đến tháng 12/2019, Mỹ và TQ chính thức đạt được thỏa thuận giai đoạn một TQ đồng ý thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và hàng chế biến, và nhiều hơn nữa Mặc dù thời điểm 2020 2022, -mối quan hệ giữa hai cường quốc đã bớt căng thẳng, tuy nhiên các biện pháp trừng phạt vẫn liên tục được hai nước áp đặt, chủ yếu đánh vào ngành công nghệ Gần đây, Tháng 8/2023, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ký lệnh cấm các công ty trong nước đầu tư vào điện toán lượng tử, chip và AI của TQ và sẽ có hiệu lực vào năm tới Lệnh này nhằm ngăn việc chất xám của Mỹ là công cụ để TQ phát triển công nghệ phục vụ cho quân đội và làm suy yếu an ninh Mỹ

Hình 1: Các mốc thời gian tiêu biểu trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Trang 15

8

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ -TRUNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

2.1 Thương mại quốc tế

Trong giai đoạn 2018 2019, căng thẳng thương mại Mỹ Trung bùng phát ngay - - trong nửa đầu năm 2018 làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu Bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu là TQ và Mỹ gây những tác động không nhỏ đến tình hình

thương mại quốc tế

2.1.1 Tích cực

Nhiều nước được hưởng lợi do cuộc CTTM giữa Mỹ và TQ Việc Mỹ và TQ đánh thuế lẫn nhau đã tạo cơ hội cho các quốc gia khác tiếp cận hai thị trường tiềm năng này Theo UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát Triển) ước tính rằng xuất khẩu của EU sẽ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ TQ, thể hiện qua - việc thu được lợi nhuận 70 tỷ USD (50 tỷ USD xuất khẩu của TQ sang Mỹ và 20 tỷ USD của Mỹ xuất khẩu sang TQ) Mỹ đã áp thuế quan 25% lên 250 tỷ USD giá trị hàng hoá 12 của TQ với 1.300 mặ àng nhập khẩt h u từ TQ chủ ếu là các mặt hàng công nghệ y cao.13 Và để đáp trả, TQ cũng áp thuế lên ít nhất 110 tỷ USD hàng hoá của đối phương như máy bay, đậu nành, các loại hạt, bia, rượu, và TQ chấp nhận từ bỏ cả ngành gỗ từng xuất khẩu sang Mỹ 32 t ỷ USD/năm, ngành điện tử tiêu dùng cũng bị chặn.14 Do đó, Mỹ và

12 Việt Dũng (2019) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: EU có "vạ lây" Công thương Truy cập ngày 30/10/2023 tại: https://congthuong.vn/chien-tranh-thuong-mai my trung eu co va-lay 123882.html - - -

-13 An Huy (2019) Nhiều nước được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại VnEconomy Truy cập ngày 07/11/203 tại: https://vneconomy.vn/nhieu-nuoc-duoc huong -loi tu-chien-tranh-thuong-mai.htm

14 Đỗ Mỹ Dung (np) Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động đến Việt Nam năm 2018 [PDF] Truy cập ngày 03/11/2023 tại:

https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/h%E1%BB%99i%20th%E1%BA%A3o/qu%E1%BB%91c%20gia/Ky%20yeu%20KTVN%202018/7.ThS.%20%C4%90%E1%BB%97%20M%E1%BB%B9%20Dung.pdf

Trang 16

9

TQ nhập ít hàng hoá của nhau hơn, nhất là những mặt hàng bị áp thuế Nhiều nền kinh tế hưởng lợi từ việc này như bảng số liệu ở dưới có thể thấy

Nguồn: Nomura/CNBC Từ biểu đồ trên có thể thấy, VN và Đài Loan hưởng lợi chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu sang Mỹ Trong khi, Chile, Malaysia và Argentina hưởng lợi nhờ vào việc bán được hàng hoá cho TQ Cụ thể hơn, theo dữ liệu của chính phủ VN, năm 2018, đầu tư TQ vào VN chiếm 6,8% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN Đầu tư của TQ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, sản xuất năng lượng và quy mô đầu tư đã tăng từ 700 triệu USD năm 2011 lên hơn 2,4 tỷ USD vào năm 2018 Kim ngạch xuất khẩu của VN 15 sang thị trường Mỹ trong năm 2018 đạt 47,5 tỷ USD, tăng 14,27% so với năm 2017, chiếm 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường.16

Việc Mỹ và TQ đánh thuế lẫn nhau khiến sản phẩm của các nước thứ ba có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường quốc tế Nói cách khác, cuộc CTTM đã đem lại cơ hội

15 Trần Thị Long (2020) Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt Nam Tạp chí Công thương Truy cập ngày 05/11/2023 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien tranh thuong-mai-trung-my- -va anh huong doi voi viet -nam-69628.htm

16 Bộ Công thương (2019) Báo cáo đánh giá cán cân thương mại của Việt Nam Mỹ tháng 1/2019.- Truy cập ngày 02/11/2023 tại: http://thongtincongthuong.vn/bao-cao-danh gia can-can-thuong-mai-cua viet nam-my-thang-1-2019/

Xuất khẩu thêm sang Mỹ (do thuế quan của Mỹ áp lên Trung Quốc)Xuất khẩu thêm sang Trung Quốc (do thuế quan của Trung Quốc áp lên Mỹ)

Biểu đồ 1: Đóng góp của sự chuyển hướng thương mại do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vào GDP của các nền kinh tế

Trang 17

10

mở rộng quan hệ thương mại toàn cầu cho các quốc gia khác Bên cạnh đó, đa dạng hóa nguồn cung cấp và tiêu thụ hàng hóa phần nào đó giúp giảm rủi ro và tăng sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng

CTTMMT đã thúc đẩy các nỗ lực hợp tác và đối thoại thương mại đa phương giữa các quốc gia Trong bối cảnh cuộc thương chiến giữa Mỹ và TQ gây ra sự không ổn định cho nền kinh tế thế giới, các quốc gia muốn bảo vệ quyền lợi của mình trong môi trường thương mại toàn cầu Hợp tác và đối thoại đa phương giúp họ đặt ra quy tắc chung và tạo ra các cơ hội để thương mại công bằng và minh bạch Bên cạnh đó, hợp tác đa phương giúp giảm căng thẳng và mâu thuẫn thương mại giữa các quốc gia Các cuộc đàm phán có thể đem đến giải pháp chung và tạo ra quy tắc để giảm xung đột.

CTTMMT có thể là một động lực để các quốc gia cải thiện năng lực cạnh tranh và đổi mới mình Áp lực từ CTTM có thể thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào công nghiệp, hạ tầng, và công nghệ sản xuất nh ằm tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu Nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ - một trong những nước có được hưởng lợi từ cuộc thương chiến này, đã tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động toàn cầu Đây là một cách để cải thiện năng lực cạnh tranh trong nguồn nhân lực và tăng khả năng thích ứng với biến động thương mại

2.1.2 Tiêu cực

CTTMMT làm làm chậm đi tăng trưởng kinh tế toàn cầu Theo số liệu thống kê được công bố bởi WTO cho thấy tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại từ mức 5,7% năm 2017 xuống còn 3,6% trong năm 2018 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1% trong nửa đầu năm 2019 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sụt giảm thương mại toàn 17 cầu có thể kể đến đó chính là xu hướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại để giảm thiểu tác động tiêu cực của CTTM và bảo vệ thị trường nội địa Việc áp thuế quan lên các loại hàng hoá khiến cho giá thành của các mặt hàng đó cũng có xu hướng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng hạn chế gây gián đoạn hoạt động giao thương của các công ty lớn tại châu Á có định hướng xuất khẩu sang châu Âu Trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019, tổng giá trị thương mại bị ảnh hưởng do việc áp dụng các biện pháp này dự tính khoảng 747 tỷ USD Đây là con số lớn nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2012

17 Minh Đức (2019) Nguyên nhân khiến thương mại toàn cầu sụt giảm Tạp chí tài chính Truy cập ngày 30/10/2023 tại: https://tapchitaichinh.vn/nguyen nhan khien-thuong-mai-toan cau sut giam.html

Trang 18

-11

tới năm 2019, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm 2018 (ở mức 588 tỷ USD) Những mặt hàng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế nhập khẩu mới này tập trung vào: khoáng sản và dầu đốt (17,7%); máy móc thiết bị cơ khí (13%); máy móc, bộ phận điện (11,7%) và kim loại quý (6%) Một ví dụ cụ thể khác, TQ, một chủ thể trong cuộc 18 chiến thương mại này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nó Trong quý II/2019, kinh tế TQ tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, cũng là mức thấp nhất trong gần ba thập niên, giảm so với mức 6,4% của quý I Đến quý III/2019, kinh tế TQ tăng trưởng 6%, mức thấp nhất kể từ năm 199219 Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản, BRICS, ASEAN cũng sụt giảm, do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang TQ Trong đó, nền kinh tế Nhật chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tranh thương mại mở rộng do Nhật Bản vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.Trong khoảng thời gian năm 2018-9/2019, Nhật Bản hầu như đều đạt thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng lại thâm hụt thương mại với Trung Quốc Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản trong tháng 10/2019 giảm 7,1%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm rưỡi do việc tăng thuế tiêu dùng, kim ngạch xuất khẩu của nước này tháng 10/2019 cũng giảm 9,8%, mức giảm mạnh nhất trong ba năm trở lại đó Có thể nhận thấy rằng, CTTMMT giúp cho nhiều nước được hưởng lợi tuy nhiên nhìn trên bình diện toàn cầu thì nó tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế như số liệu và phân tích trên

2.2 Đầu tư quốc tế

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ và TQ cũng là nguyên nhân cho xu hướng dịch chuyển đầu tư giai đoạn này

2.2.1 Tích cực

Các công ty từ các quốc gia khác đã chuyển hướng đầu tư trực tiếp vào các nước có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại, với mục tiêu tránh các biện pháp trừng phạt và giảm thiểu rủi ro Khảo sát của Qima cho thấy 95% doanh nghiệp Mỹ đã lên kế hoạch loại bỏ các nhà cung cấp TQ vì tình trạng bất ổn của cuộc thương chiến Một số nước 20

18 Minh Đức (2019) Nguyên nhân khiến thương mại toàn cầu sụt giảm Tạp chí tài chính Truy cập ngày 30/10/2023 tại:https://tapchitaichinh.vn/nguyen nhan khien-thuong-mai-toan cau sut giam.html

-19 Trung tâm WTO (2020) Kinh tế thế giới năm 2019 đã "gồng mình" trước những rủi ro Truy cập ngày 05/11/2023 tại: https://trungtamwto.vn/chuyen de/14665 kinh-te-the gioi nam-2019 da gong- minh-truoc-nhung rui ro

20 Tạp chí Tài chính doanh nghiệp (2020) 95% doanh nghiệp Mỹ muốn loại bỏ nhà cung cấp Trung Quốc Truy cập ngày 30/10/2023 tại: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/95-doanh-nghiep-my-muon loai bo-nha-cung-cap-trung-quoc-d14064.html

Trang 19

12

châu Á cũng có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư rút khỏi TQ để tránh hàng rào thuế quan như Ấn Độ, Indonesia, VN, Thái Lan hay Campuchia Theo kết quả cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ ở TQ công bố, có hơn 40% số công ty Mỹ hoạt động ở TQ đang đã chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, chủ yếu là các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.21 Các doanh ngh ệp khác cũng có động thái tương tựi như thương hiệu giày dép Steve Madden của Mỹ công bố kế hoạch thúc đẩy sản xuất tại Campuchia, hàng loạt nhãn hàng như giày chạy bộ Brooks Running, máy giặt Haier, tất Jasan vốn cung cấp sản phẩm cho các hãng thời trang thể thao nổi tiếng như Adidas , - Puma, New Balance và Fila, đều đang nhắm tới VN Vào cuối năm 2018, Foxconn đã thông tin sẽ chuyển nhà máy sản xuất iPhone sang Ấn Độ Việc đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu đến các quốc gia khác giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào thị trường TQ, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ để tiếp cận nguồn tiêu dùng mới và tăng doanh số bán hàng

Cụ thể, kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời TQ sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh nghiệp chọn VN, 11 doanh nghiệp sang Đài Loan, 11 doanh nghiệp sang Thái Lan, 3 doanh nghiệp lựa chọn Ấn Độ, 22 Xu thế chuyển hướng đầu tư là hệ quả của việc né tránh rủi ro CTTM, các nhà đầu tư muốn tìm kiếm thị trường ổn định, ít rủi ro hơn, đồng thời tránh được việc áp thuế cao qua lại lẫn nhau của Mỹ và TQ Điều này đã cho thấy cuộc CTTMMT đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cho các quốc gia thứ ba khác

2.2.2 Tiêu cực

Khi Mỹ và TQ thực hiện các biện pháp thương mại, nhà đầu tư sẽ tăng cường cảnh giác và có xu hướng chuyển đổi sang các khoản đầu tư an toàn và ít rủi ro hơn như trái phiếu chính phủ hoặc vàng Điều này gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển đầu tư, rút vốn khỏi thị trường đầu tư khiến các chỉ số chứng khoán giảm điểm, nhất là ở Thượng Hải và New York Theo dữ liệu của Rhodium Group cho thấy khoản đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm TQ vào các công

21 Khả Hân (2019) Ai đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung? Tạp chí Tài chính Truy cập ngày 02/11/2023 tại: https://tapchitaichinh.vn/ai-dang-huong- -loi lon- -tu chien tranh thuong-mai-my-trung.html -

-22 Đinh Thế Phúc (2020) Xu thế dịch chuyển đầu tư và gợi ý một số giải pháp cho Việt Nam về tiếp nhận dòng vốn FDI mới sau đại dịch Covid 19.– Tạp chí Công thương Truy cập ngày 02/11/2023 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xu-the-dich chuyen dau-tu- -va goi-y-mot so giai phap-cho viet -nam ve tiep nhan-dong-von- fdi moi-sau-dai-dich covid 19-74445.htm

Trang 20

13

ty khởi nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống còn 2,27 tỷ USD vào năm 2019, chỉ bằng hơn một nửa so với tổng số của năm trước

CTTM giúp cho nhiều nước có được thêm nguồn vốn đầu tư, nhưng bên cạnh đó cũng gây ra sự không ổn định vì xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư trên toàn

cầu và lợi ích không chia đều cho mọi quốc gia như những điều đã phân tích ở trên

2.3 Di chuyển lao động quốc tế

Mỹ và TQ đã liên tục áp đặt các mức thuế quan cao lên hàng hóa của nhau, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điển hình là việc đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa TQ Đáp trả hành động của Mỹ, Bộ Thương mại TQ đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (có thuế suất 15%).23 Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận, và làm mất đi thị phần của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan, như nông nghiệp, công nghệ cao, sản xuất, hoặc dịch vụ Khi các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan gặp khó khăn, họ có thể phải cắt giảm chi phí, bao gồm cả chi phí lao động Điều này có nghĩa là họ có thể phải sa thải, giảm lương, hoặc không tuyển dụng thêm người lao động Như vậy sẽ làm giảm nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp này, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động Do đó, làm thay đổi hướng của di chuyển lao động quốc tế, tức là sự di cư của người lao động từ một quốc gia này sang một quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, thu nhập, hoặc cơ hội phát triển

Song, khi Mỹ và TQ áp đặt các mức thuế quan cao cho các sản phẩm của nhau, các công ty sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung ứng thay thế từ các quốc gia khác hoặc chuyển dời các cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác Việc làm này khiến nhu cầu lao động trong các quốc gia bị ảnh hưởng: giảm đi bởi thuế quan, như Mỹ hoặc TQ, và làm tăng nhu cầu lao động trong các quốc gia hưởng lợi từ thuế quan

23 Tạp chí tài chính Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và một số tác - động đến Việt Nam Trung tâm WTO Truy cập ngày 10/11/2023 tại:

https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/13615-chien-tranh-thuong mai-my trung- -va mot so tac dong-den-viet-nam - -

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32