1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận quản lý chuỗi cung Ứng phân tích chuỗi cung Ứng xuất khẩu sầu riêng của việt nam sang thị trường trung quốc

59 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chuỗi cung ứng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Tác giả Ngô Tuấn Ngọc, Hà Diệp Anh, Lương Thị Quỳnh Giang, Lương Gia Thuận, Vi Minh Lực, Tạ Thùy Linh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Vân Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC (10)
    • 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng (10)
      • 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng (10)
      • 1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng trong ngành nông sản (10)
      • 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản (11)
    • 1.2 Tổng quan về thị trường sầu riêng tại Việt Nam (13)
      • 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tại Việt Nam (13)
      • 1.2.2 Tiềm năng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam: Cơ hội Vàng (15)
      • 1.2.3 Thách thức đối với ngành sầu riêng trong việc tiếp cận thị trường quốc tế (17)
    • 1.3 Khái quát về thị trường Trung Quốc đối với sầu riêng (18)
      • 1.3.1 Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc (18)
      • 1.3.2 Yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc (18)
      • 1.3.3 Cơ hội và thách thức cho sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc (19)
    • 1.4. Quy trình xuất khẩu của chuỗi cung ứng sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc (20)
      • 1.4.1. Quy trình sản xuất (20)
      • 1.4.2. Quá trình thu mua (21)
      • 1.4.3. Quá trình xử lý và đóng gói (22)
      • 1.4.4. Quy trình kiểm định chất lượng (23)
      • 1.4.5. Quy trình vận tải quốc tế (24)
      • 1.4.6. Nhập khẩu và phân phối sầu riêng tại thị trường Trung Quốc (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC (26)
    • 2.1. Các vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm (26)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn và quy định kiểm soát chất lượng (0)
      • 2.1.2. Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc (0)
    • 2.2. Thực trạng vận chuyển, chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam (29)
      • 2.2.1. Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển (30)
      • 2.2.2. Các vấn đề về lưu trữ và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch (32)
    • 2.3 Phân tích SWOT chuỗi cung ứng sầu riêng của Việt Nam (34)
      • 2.3.1 Lợi thế của sầu riêng Việt Nam, chất lượng sản phẩm, cơ hội thị trường36 2.3.2. Các vấn đề nội tại trong chuỗi cung ứng, hạn chế về công nghệ và kỹ thuật (34)
      • 2.3.3 Cơ hội phát triển sầu riêng Việt Nam (41)
      • 2.3.4 Thách thức đối với ngành sầu riêng Việt Nam (46)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG SANG TRUNG QUỐC (0)
    • 3.1 Các đề xuất giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng, đặc biệt trong khâu sản xuất và thu hoạch (0)
    • 3.2 Đề xuất về giải pháp hiệu quả chuỗi cung ứng và chính sách hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức liên quan (0)
      • 3.2.1 Giải pháp về thông tin tuyên truyền (0)
      • 3.2.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và thu hoạch (0)
      • 3.2.3 Giải pháp bố trí sử dụng đất phát triển sầu riêng (0)
      • 3.2.4 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại (0)
      • 3.2.5 Giải pháp về công nghiệp chế biến sản phẩm (0)
      • 3.2.6 Giải pháp xây dựng chuỗi giá trị sầu riêng (0)
      • 3.2.7 Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (0)
    • 3.3 Các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng, các chính sách ưu đãi chính phủ có thể hỗ trợ ngành (0)
  • KẾT LUẬN (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐCNhóm 7 Lớp: Quản lý chuỗi cung ứng – TMA3132425-1GD1.2 THÔNG TIN THÀN

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng (Supply Chain), tuy nhiên tất cả các định nghĩa đó đều có các điểm tương đồng nhau

Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau, trong đó các mắt xích trước là nguồn cung cho mắt xích sau Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động và quá trình liên quan đến nguồn cung nguyên vật liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng Nó là một mạng lưới các công ty và tổ chức liên kết với nhau để sản xuất và cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng

Nói cách khác, chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng hiện nay là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong ngành kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng trong ngành nông sản

Trong những năm gần đây, ngành nông sản Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đóng góp đáng kể vào xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu người dân.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96% trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm 2024 và nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới Tăng trưởng GDP trong nông nghiệp hiện chiếm khoảng 12% tổng GDP của nền kinh tế, với hơn 60% dân số đang sinh sống ở khu vực nông thôn

Sự phát triển của chuỗi cung ứng trong khu vực nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người dân nông thôn, nơi khoảng 60% dân số Việt Nam sinh sống và làm việc tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng sống và cơ hội việc làm trong khu vực nông thôn Kết quả, năm 2023, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cũng quản lý rủi ro hiệu quả hơn, giúp dân ứng phó tốt hơn với các thách thức từ môi trường như biến đổi khí hậu và thiên tai Hệ thống phân phối tiên tiến giúp sản phẩm nông sản đến thị trường nhanh hơn, hạn chế rủi ro mất mùa hoặc lãng phí sau thu hoạch Cụ thể là việc sử dụng dịch vụ dự báo thời tiết từ năm 2022 đã giúp giảm thiểu thiệt hại từ bão cho sản xuất nông sản tại Quảng Ngãi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) và Cục Xuất nhập khẩu, trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông sản đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ Các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, cuối cùng là EU (Liên minh châu Âu) với phần trăm đóng góp trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản lần lượt là 30%, 20%, 10%, 8% và 7%. Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn Global G.A.P trong sản xuất rau quả xuất khẩu cũng giúp tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam lên 20% trong năm 2023. Trong các phát biểu của mình, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện chuỗi cung ứng để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam Trong Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã đánh giá rằng nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Qua đó cho thấy, chuỗi cung ứng đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển ngành nông sản Việt Nam Việc tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện khả năng phân phối và đáp ứng nhu cầu thị trường Để tiếp tục phát triển bền vững, cần có sự đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng nông sản hiệu quả và bền vững.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông sản

Chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau, từ nguồn cung đến tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố chính bao gồm: nguồn cung, sản xuất, phân phối, tiêu thụ

- Nguồn cung: Trong chuỗi cung ứng nông sản, chất lượng của nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng đến các quy trình sản xuất Điều đó đòi hỏi cần có nguồn cung đảm bảo được sự ổn định về nguồn cung của các yếu tố như đất, giống cây trồng, phân bón, nguồn nước tưới tiêu, , sự sẵn có và chất lượng của nguyên liệu đầu vào Mỗi sự biến động trong nguồn cung đều có thể dẫn đến gián đoạn trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ Ngoài ra, giá cả của nguyên liệu đầu vào sẽ tác động đến chi phí sản xuất, từ đó tác động đến giá thành của sản phẩm cuối cùng.

Sự biến động giá này phụ thuộc vào các nhà cung cấp vì vậy có thể làm tăng rủi ro cho chuỗi cung ứng.

- Sản xuất: Yếu tố sản xuất trong chuỗi cung ứng nông sản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kỹ thuật và công nghệ, thời tiết, và điều kiện tự nhiên Việc áp dụng công nghệ mới và các phương pháp canh tác hiện đại có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm Các hệ thống tưới tiêu tự động và quản lý thông minh giúp tăng năng suất, giảm chi phí và tối ưu hóa quá trình sản xuất Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu như mưa, nắng, hạn hán và bão có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng sản phẩm Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng rủi ro, đòi hỏi các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả Ngoài ra, độ màu mỡ của đất cũng như sự sẵn có và chất lượng nước tưới đóng vai trò quyết định đối với sản lượng và chất lượng cây trồng, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành nông sản.

- Phân phối: Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong khả năng phân phối nông sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Đường xá, hệ thống vận chuyển và kho bãi là những yếu tố quyết định đến tính kịp thời và hiệu quả của quá trình này Cơ sở hạ tầng kém chất lượng có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc giao hàng và làm tăng nguy cơ tổn thất sản phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng dễ hỏng Vì vậy, việc quản lý kho và lưu trữ nông sản cũng cần được thực hiện một cách hiệu quả để giảm thiểu hư hỏng và duy trì chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình lưu kho Chi phí vận chuyển, bao gồm giá cước và các chi phí phát sinh liên quan đến phân phối, có tác động trực tiếp đến giá bán và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Nếu chi phí vận chuyển quá cao, giá thành sản phẩm sẽ tăng, ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ.

- Tiêu thụ: Nhu cầu thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sản lượng và chiến lược phân phối nông sản Sự biến động trong nhu cầu của người tiêu dùng, cùng với xu hướng tiêu dùng và thói quen ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm được tiêu thụ Việc dự đoán chính xác nhu cầu thị trường giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu lãng phí và tăng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm và giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ chiếm ưu thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.Cuối cùng, hiệu quả của các kênh phân phối và chiến lược tiếp thị ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và tăng trưởng doanh số Việc sử dụng đồng thời các kênh phân phối trực tuyến và truyền thống không chỉ giúp mở rộng tầm ảnh hưởng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận người tiêu dùng ở nhiều khu vực khác nhau.

Tổng quan về thị trường sầu riêng tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới vì vậy có lợi thế lớn về tự nhiên trong việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới Những loại cây ăn quả chủ lực hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến như: chuối, xoài, bưởi, cam, nhãn và sầu riêng… Trong đó, sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, ở các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và các thị trường mới nổi hiện nay bao gồm Mỹ, Anh, Ý, Đức, Bỉ, Chính những lợi ích sức khỏe liên quan đến sản phẩm sầu riêng, bao gồm chống oxy hoá, chống lão hoá, chống trầm cảm, ngăn ngừa ung thư và duy trì hàm lượng đường trong máu đã thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm này

Xét về khả năng cung cấp sầu riêng: Diện tích, năng suất và sản lượng sầu riêng

Việt Nam trong những năm qua đều tăng mạnh và đạt khoảng 6,2% tổng diện tích trồng cây ăn quả trên cả nước Năm 2010, tổng diện tích sầu riêng trên cả nước khoảng 17.600 ha và sản lượng đạt 107.500 tấn Năm 2015, tổng diện tích sầu riêng khoảng 31.900 ha và sản lượng đạt 366.300 tấn Năm 2020, tổng diện tích trồng sầu riêng khoảng 70.000 ha và tổng sản lượng sầu riêng đạt 559.019 tấn Trong đó, diện tích trồng sầu riêng lớn nhất tại các tỉnh Tây Nguyên (27.838,9 ha), Đồng Bằng Sông Cửu Long (24.913,6 ha), Đông Nam Bộ (13.524,1 ha) Năng suất bình quân trong năm

2020 đạt cao nhất ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 21.1 tấn/ha, Tây Nguyên 13.6 tấn/ha, Đông Nam Bộ 9.4 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2021) Cập nhật số liệu đến năm 2023, ngành sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ Diện tích trồng sầu riêng tại Việt Nam đã tăng lên khoảng 131.000 ha với sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn Đặc biệt phải nói tới là năng suất bình quân cả nước năm 2023 đạt 9,16 tấn/ha, tăng đáng kể so với mức bình quân cả nước 7,98 tấn/ha của năm 2020 Điều này đã nói lên rằng nông dân Việt Nam đã có những biện pháp cải thiện sự hiệu quả của ngành sản xuất, trồng trọt sầu riêng

Thời gian thu hoạch sầu riêng hàng năm tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam bộ vào khoảng tháng 5 - 7 Tại Tây Nguyên có lợi thế hơn thu hoạch muộn hơn so với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ và các vùng sản xuất sầuriêng trọng điểm tại Thái Lan và Malaysia (thời gian thu hoạch vào tháng 7 - 10), nếu tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm thu hoạch muộn có thể kéo dài vụ thu hoạch đến tận cuối tháng 11 Do vậy, giá bán sầu riêng tươi tại Tây Nguyên thường cao hơn so với các vùng trồng khác trong cả nước.

Thị trường tiêu thụ sầu riêng: Về giá sầu riêng trong nước, tại những thời điểm cao điểm từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch trùng với dịp Tết Nguyên Đán, mức giá bán buôn sầu riêng dao động từ 115.000 đến 210.000 đồng/kg tuỳ loại Vào thời điểm tháng 9/2023, giá bán buôn sầu riêng dao động từ 45.000 đến 95.000 đồng/kg tuỳ loại. Theo khảo sát thực tế tại Thủ đô Hà Nội thời điểm giữa tháng 9/2024, mức giá bán lẻ mà người tiêu dùng phải bỏ ra để mua được sầu riêng loại 1 dao động từ 120.000 đến 290.000 đồng/kg Sản phẩm sầu riêng có mức giá cao nhất là sầu Thái và sầu Chuồng

Giá sầu riêng đang trên đà tăng đều những năm trở lại đây Lý giải cho điều này, mặc dù diện tích và sản lượng sầu riêng đang tăng trưởng mạnh mẽ nhưng phần nào đó vẫn chưa đáp ứng kịp sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của thị trường trong nước và quốc tế Nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người GDP tăng khiến đó nhu cầu của mọi người về một loại hoa quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng tăng lên Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại điện , quảng bá rộng rãi cũng góp phần thúc đẩy cầu sầu riêng

Hình 1: Biểu đồ mô tả biến động giá bán một số loại sầu riêng từ tháng 10/2023 đến nay

1.2.2 Tiềm năng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam: Cơ hội Vàng

Sầu riêng Việt Nam đang trở thành một "ngôi sao" sáng giá trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại các nước châu Á.Với hương vị đặc trưng và chất lượng ngày càng được cải thiện, loại trái cây này đang mở ra những cơ hội xuất khẩu đầy hứa hẹn. Những lý do khiến cho sầu riêng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn như sau:

Chất lượng vượt trội: Sầu riêng Việt Nam được đánh giá cao về hương vị thơm ngon, độ ngọt đậm đà và chất lượng đồng đều, do có lợi thế lớn về điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện lý tưởng để cây sầu riêng phát triển Đất phù sa, đất thịt pha cát cung cấp cho cây nguồn thức ăn dồi dào, cây sầu riêng có thể phát triển bộ rễ khoẻ mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt Đa dạng giống: Việt Nam sở hữu nhiều giống sầu riêng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường Mỗi giống sầu riêng lại mang một hương vị, đặc điểm riêng biệt, khiến người thưởng thức khó lòng quên Một số loại giống sầu riêng phổ biến, nổi tiếng về độ thơm ngon có thể kể đến như:

Sầu riêng Ri6 có vỏ gai nhỏ, màu vàng nhạt, cơm sầu riêng Ri6 có màu vàng đậm, hạt lép, vị ngọt béo, thơm lừng;

Sầu riêng Monthong(Thái Lan) có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng được trồng rộng rãi ở Việt Nam, Sầu riêng Monthong có vỏ màu vàng, gai thưa, cơm dày, vị ngọt thanh, thơm đặc trưng;

Sầu riêng Cái Mơn có nguồn gốc từ Tiền Giang, nổi tiếng với hương vị thơm ngon, độc đáo, cơm sầu riêng có màu vàng đậm, hạt lép, vị ngọt thanh, thơm dịu;

Sầu riêng chuồng bò có vỏ màu vàng nâu, gai thưa, cơm dày, vị ngọt béo, thơm lừng, thường có kích thước quả lớn;

Sầu riêng Musang King cao cấp có nguồn gốc từ Malaysia, có vỏ màu vàng đậm, gai nhọn, cơm vàng óng, vị ngọt đậm, thơm béo, có mùi hương đặc trưng của sầu chua.

Mùa vụ kéo dài: Mùa vụ sầu riêng ở Việt Nam khá dài và kéo dài gần như quanh năm, nhưng thời điểm thu hoạch chính vụ sẽ khác nhau tùy từng vùng Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống sầu riêng, điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác của từng khu vực Mùa sầu riêng chính vụ ở miền Tây thường rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 Tuy nhiên, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau cũng có một vụ sầu riêng trái mùa Các tỉnh miền Đông như Bình Thuận, Đồng Nai có mùa thu hoạch chính vụ từ tháng 4 đến tháng 7 Còn ở Tây Nguyên, mùa thu hoạch chính vụ thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 Có thể thấy, nhờ khí hậu thuận lợi, giống cây đa dạng và kinh nghiệm kỹ thuật canh tác của bà con nông dân mà Việt Nam có nguồn cung cấp sầu riêng quanh năm, cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

Nhu cầu thị trường lớn: Thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, đang có nhu cầu rất lớn đối với sầu riêng Việt Nam Ngoài ra, còn có các thị trường khác như Đài Loan, Hồng Kông, và các thị trường mới nổi bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Ý, Bỉ, Hiện sầu riêng Việt Nam đang được xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ Bên cạnh thị trường chủ đạo là Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam còn vươn rộng đến một số thị trường tiềm năng là Hàn Quốc, Asean và đặc biệt là đang hướng đến thị trường tỷ dân Ấn Độ Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là hướng đi tất yếu để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tạo ra hướng phát triển bền vững và mở ra thị trường tiêu thị đa dạng cho trái sầu riêng Việt Nam

Chính sách hỗ trợ: Nhà nước Việt Nam hỗ trợ xây dựng vùng trồng đạt chuẩn, cấp mã số vùng trồng và khuyến khích ứng dụng công nghệ vào sản xuất, giúp sầu riêng Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sầu riêng được hưởng lợi từ các gói vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, giảm thuế, tạo điều kiện tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường Nhờ những chính sách này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội quảng bá sản phẩm sầu riêng chất lượng cao đến người tiêu dùng quốc tế, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho người dân Ngoài ra, Nhà nước còn ký các Nghị định thư với đối tác lớn Trung Quốc để sầu riêng Việt Nam dễ dàng vượt qua hàng rào yêu cầu chất lượng của Trung Quốc

1.2.3 Thách thức đối với ngành sầu riêng trong việc tiếp cận thị trường quốc tế

Bên cạnh những tiềm năng, ngành xuất khẩu sầu riêng Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức như:

Cạnh tranh: Sầu riêng Việt Nam phải cạnh tranh với các nước sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan và Malaysia Thái Lan và Malaysia là những quốc gia có ngành sầu riêng phát triển mạnh mẽ với các thương hiệu đã được khẳng định trên thế giới Hiện nay, Thái Lan đang là quốc gia trồng và xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng toàn thế giới Việt Nam cần nỗ lực hơn để xây dựng thương hiệu riêng và tạo dựng niềm tin từ khách hàng quốc tế.

Khái quát về thị trường Trung Quốc đối với sầu riêng

1.3.1 Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, chiếm tới 91% nhu cầu toàn cầu Nhu cầu này tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, biến sầu riêng từ một loại trái cây đặc sản trở thành một mặt hàng phổ biến trong bữa ăn của người dân Trung Quốc Người Trung Quốc có nền văn hóa ẩm thực đa dạng và luôn sẵn sàng khám phá những hương vị mới lạ Sầu riêng với hương vị độc đáo đã nhanh chóng chinh phục khẩu vị của họ Trái sầu riêng cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã nâng cao thu nhập của người dân Trung Quốc, cho phép họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp như sầu riêng Các mạng xã hội như Weibo, WeChat cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sầu riêng, tạo ra những trào lưu tiêu dùng mới Theo các báo cáo gần đây, Trung Quốc đã chi một số tiền rất lớn để nhập khẩu sầu riêng từ các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Năm

2023, Trung Quốc đã chi hơn 2 tỷ USD để mua gần 524.000 tấn sầu riêng từ Việt Nam, tăng hơn 11 lần so với năm trước đó

1.3.2 Yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, và yêu cầu, tiêu chuẩn của quốc gia này với trái sầu riêng nhập khẩu cũng rất khắt khe

Về chất lượng trái cây: Trái sầu riêng phải tươi ngon, không bị dập nát, trầy xước, không có sâu bệnh Vỏ trái phải đều màu, gai đều và không bị thối Kích thước, độ chín và hàm lượng chất dinh dưỡng của trái sầu cũng phải đạt theo đúng yêu cầu. Sầu riêng phải được trồng và bảo quản theo quy trình an toàn, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, không nhiễm các loại vi sinh vật gây hại

Về truy xuất nguồn gốc: Mỗi trái sầu riêng phải có mã số để truy xuất nguồn gốc, giúp xác định được nơi trồng, đóng gói và các thông tin liên quan đến sản phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu phải có đầy đủ hồ sơ sản xuất, chứng nhận chất lượng để chứng minh nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm của mình

Về đóng gói và vận chuyển: Sầu riêng phải được đóng gói cẩn thận, đảm bảo không bị hư hỏng, phải được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ phù hợp, đảm bảo giữ được chất lượng tươi ngon.

1.3.3 Cơ hội và thách thức cho sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc

Cơ hội đối với ngành sầu riêng Việt Nam

- Nhu cầu thị trường lớn: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với nhu cầu tăng trưởng không ngừng.

- Giá trị kinh tế cao: Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân và doanh nghiệp.

- Hiệp định thương mại tự do: Các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sầu riêng.

- Hình ảnh sầu riêng Việt Nam đang được nâng cao: Nhờ vào chất lượng và hương vị đặc trưng, sầu riêng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.

Thách thức đối với ngành sầu riêng Việt Nam

- Cạnh tranh gay gắt: Việt Nam phải cạnh tranh với các nước sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia

- Quy định nhập khẩu khắt khe: Trung Quốc có những quy định rất chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

- Vận chuyển: Khoảng cách địa lý xa và chi phí vận chuyển cao là một thách thức lớn

- Biến động giá: Giá sầu riêng trên thị trường Trung Quốc có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như thời tiết, cung cầu.

- Rào cản ngôn ngữ và văn hóa: Việc giao tiếp và làm việc với đối tác TrungQuốc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa.

Quy trình xuất khẩu của chuỗi cung ứng sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hình 2: Quy trình chuỗi cung ứng cơ bản

1.4.1.1 Chọn giống và canh tác a Lựa chọn giống sầu riêng

Việt Nam có nhiều giống sầu riêng, trong đó phổ biến nhất là giống Ri6 và Monthong Giống Ri6 nổi bật với chất lượng cơm vàng, hương thơm đặc trưng, trong khi Monthong, nhập khẩu từ Thái Lan, có kích thước lớn, vỏ dày, và khả năng chịu vận chuyển tốt, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Giống Ri6 và Monthong được chọn lọc kỹ càng vì độ bền trong quá trình vận chuyển dài và khả năng bảo quản tốt hơn so với các giống sầu riêng khác Đây là hai giống chính mà Việt Nam hướng đến trong xuất khẩu, đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc, nơi yêu cầu về chất lượng rất cao. b Kỹ thuật canh tác

Sầu riêng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao và đất giàu dinh dưỡng Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực trồng sầu riêng chủ yếu của Việt Nam Các kỹ thuật canh tác hiện đại đã được áp dụng nhằm tối ưu hóa quá trình trồng trọt, bao gồm hệ thống tưới tiêu tự động, kiểm soát dịch bệnh bằng công nghệ sinh học và ứng dụng phân bón hữu cơ Việc sử dụng công nghệ cao trong canh tác giúp kiểm soát chất lượng trái cây ngay từ giai đoạn đầu Các biện pháp sinh học và công nghệ IPM (Integrated Pest Management) được áp dụng để kiểm soát sâu bệnh, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

1.4.1.2 Phân bón và kiểm soát sâu bệnh

Việc bón phân và kiểm soát dịch bệnh trong quá trình sản xuất sầu riêng là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và năng suất cao Các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng để tăng cường sức đề kháng cho cây, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường Các doanh nghiệp và nông dân được khuyến khích sử dụng hệ thống quản lý dinh dưỡng dựa trên việc phân tích đất và nước, giúp cung cấp lượng phân bón phù hợp vào từng thời điểm

Việc sử dụng các biện pháp sinh học thay cho hóa chất trong việc kiểm soát sâu bệnh là một xu hướng quan trọng Các biện pháp này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà còn giúp tăng giá trị xuất khẩu của sầu riêng, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường có yêu cầu cao như Trung Quốc

Thời điểm thu hoạch sầu riêng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu Sầu riêng cần được thu hoạch khi đạt độ chín tối ưu, thường là từ 90 đến 120 ngày sau khi hoa tàn Quá trình thu hoạch cần thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương vỏ trái, vì sầu riêng rất dễ bị hư hỏng khi bị va đập

Các thiết bị hỗ trợ thu hoạch hiện đại, như máy cắt tỉa cành và hệ thống giàn nâng, giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình thu hoạch Sau khi thu hoạch, trái sầu riêng sẽ được vận chuyển ngay tới các cơ sở chế biến để bắt đầu quá trình xử lý

1.4.2.1 Mô hình tổ chức thu mua

Trong chuỗi cung ứng sầu riêng, quá trình thu mua đóng vai trò cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu Có hai mô hình chính được áp dụng trong việc thu mua sầu riêng tại Việt Nam:

• Mua trực tiếp từ nông dân: Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác trực tiếp với nông dân hoặc hợp tác xã nông nghiệp Các doanh nghiệp thường ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân, đảm bảo giá thu mua ổn định và lâu dài Mô hình này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất

• Thu mua thông qua trung gian: Đây là hình thức phổ biến, đặc biệt là tại các khu vực trồng nhỏ lẻ Các thương lái sẽ mua sầu riêng từ nông dân và sau đó bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu Hình thức này linh hoạt hơn, nhưng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm do có sự can thiệp của nhiều trung gian

1.4.2.2 Giá cả và hợp đồng

Giá thu mua sầu riêng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, kích thước, và nhu cầu thị trường Các doanh nghiệp xuất khẩu thường ký hợp đồng dài hạn với nông dân hoặc hợp tác xã, trong đó quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng, thời điểm thu hoạch và giá cả.

Việc ký kết hợp đồng giúp đảm bảo nguồn cung ổn định cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho nông dân trong trường hợp giá thị trường biến động mạnh Tuy nhiên, giá thu mua có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất ngờ như thời tiết hoặc các vấn đề về logistics

1.4.2.3 Kiểm soát chất lượng Để đảm bảo sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt yêu cầu về chất lượng, các doanh nghiệp thường áp dụng quy trình kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ khâu thu mua. Tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu bao gồm:

• Trọng lượng trái từ 2,5kg trở lên.

• Trái không có dấu hiệu của sâu bệnh, không bị trầy xước hoặc tổn hại về ngoại hình.

• Mức độ chín đạt chuẩn, không quá chín hoặc quá non

Các cơ sở thu mua sẽ tiến hành phân loại và kiểm tra từng trái sầu riêng trước khi đưa vào quá trình xử lý và đóng gói để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu.

1.4.3 Quá trình xử lý và đóng gói

1.4.3.1 Xử lý sau thu hoạch

Sau khi thu mua, sầu riêng cần được xử lý nhanh chóng để đảm bảo chất lượng Quá trình xử lý bao gồm:

• Làm sạch: Trái sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch bụi bẩn và cặn bã trên vỏ Quá trình này thường sử dụng nước sạch và dung dịch khử trùng nhẹ để đảm bảo an toàn thực phẩm.

• Phân loại: Sầu riêng được phân loại dựa trên kích thước, trọng lượng và tình trạng bên ngoài của trái.

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

Các vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn và quy định kiểm soát chất lượng

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới Mỗi năm quốc gia này chi khoảng 4 tỷ USD để nhập khẩu sầu riêng Đối với Việt Nam, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất, nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch Để thúc đẩy việc phát triển việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (Nghị định thư) Nghị định thư này kéo dài trong 3 năm

Các quy định về xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc được trình bày bên dưới.

2.1.1.1 Quy định về đăng ký a Quy định theo Nghị định thư ngày 11/7/2020

Tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT và Tổng cục hải quan Trung Quốc phê duyệt Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số Việc đăng ký này nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư. b Quy định theo pháp luật Việt Nam

Việc đăng ký mã số vùng trồng sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 Để được cấp mã số vùng trồng, cần đáp ứng các điều kiện sau:

● Yêu cầu chung: Vùng trồng sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật Theo quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020, điều 64 Luật Trồng trọt, quy trình xin cấp mã số vùng trồng sầu riêng ở Việt Nam như sau:

Bước 1: Gửi yêu cầu cấp mã số vùng trồng lên Cục Bảo vệ thực vật

Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết về Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh.

Bước 2: Đánh giá vùng trồng

● Cục BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp Nếu tài liệu được đáp ứng, Cục BVTV sẽ kiểm tra, khảo sát vùng trồng nông sản xin cấp mã số.

● Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV của Trung Quốc có thể đi theo để cùng đánh giá.

● Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (không bắt buộc có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh… Đối với những vùng đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì không kiểm tra thực tế Trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục Tổ chức/cá nhân có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

Bước 3: Phê duyệt, cấp mã số vùng trồng

● Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số từ đơn vị kiểm tra, Cục BVTV sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu Đồng thời gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

● Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số.

● Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.

2.1.1.2 Quy định về đóng gói và chế biến

Bộ NN&PTNT hoặc cán bộ được ủy quyền sẽ giám sát quy trình chế biến và đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc Cơ sở đóng gói sầu riêng phải đáp ứng các điều kiện sau:

● Cơ sở đóng gói có đất nền cứng, sạch, hợp vệ sinh, có khu chứa nguyên liệu và kho thành phẩm;

● Các khu chế biến, xử lý, bảo quản và khu chức năng phải riêng biệt, được bố trí hợp lý và tách biệt với khu vực sinh hoạt.

● Trong quá trình đóng gói, phải lựa chọn, phân loại và làm sạch vỏ quả để loại bỏ quả bị bệnh, thối hỏng hoặc biến dạng, lá, thân, tàn dư thực vật và đất Làm sạch bề mặt quả bằng súng áp suất cao hoặc biện pháp hiệu quả khác để loại bỏ trứng, bào tử nấm Nếu cần thiết, có thể lau bề mặt quả bằng vải bông mềm và sạch, đặc biệt là phần cuống quả và các bộ phận khác.

● Vật liệu đóng gói sầu riêng phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và sức khỏe cây trồng của Trung Quốc Vật liệu đóng gói bằng gỗ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về các biện pháp kiểm dịch thực vật.

● Ngay sau khi đóng gói, sầu riêng phải được bảo quản trong kho chứa, có cùng điều kiện kiểm dịch thực vật, tách biệt với những loại quả khác để ngăn ngừa lây nhiễm dịch hại Trên mỗi hộp phải dán nhãn bằng tiếng Anh Bao gồm tên quả cây, nước xuất khẩu, nơi sản xuất, tên hoặc mã số vùng trồng, tên hoặc mã số cơ sở đóng gói… Đồng thời trên mỗi hộp và pallet phải ghi dòng chữ “Exported to the People’s Republic of China”.

● Trước khi xếp hàng, phải kiểm tra độ sạch của công-ten-nơ chứa sầu riêng Công-ten-nơ phải được niêm phong hải quan và đảm bảo niêm phong còn nguyên vẹn khi đến cảng nhập khẩu của Trung Quốc.

Thực trạng vận chuyển, chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết, ngành logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Dịch vụ logistics phục vụ sản xuất kinh doanh nông sản là một phân ngành dịch vụ lớn trong chuỗi dịch vụ cung ứng logistics Trong thời gian qua, dịch vụ logistics nói chung và logistics phục vụ sản xuất kinh doanh của Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển quan trọng Cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics, các nhà cung cấp đã không ngừng phát triển lớn mạnh hỗ trợ tốt cho việc cung cấp đầu vào đảm bảo sản xuất, cho sản xuất và thương mại.

Thực tế, theo thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7% Tính trong ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%) Chi phí logistics cao, phụ thuộc lớn vào các hãng vận chuyển nước ngoài khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu dù có nhiều lợi thế nhưng không cạnh tranh lại với các nước, đặc biệt là Thái Lan.

Chuỗi cung ứng sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, từ sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển đến phân phối Mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng này đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và giá trị của sầu riêng khi đến tay người tiêu dùng tại Trung Quốc.

Vận chuyển và logistics là hai yếu tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng sầu riêng.Nhưng chuỗi hệ thống vận chuyển logistics của Việt Nam còn nhiều hạn chế Với đặc điểm là một loại trái cây dễ hỏng, sầu riêng yêu cầu một hệ thống vận chuyển và bảo quản hiệu quả để đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình từ khi thu hoạch đến khi đến tay người tiêu dùng Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có nhiều thách thức trong việc tối ưu hóa logistics, từ cơ sở hạ tầng không đồng đều, thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đến các vấn đề bảo quản trong điều kiện khí hậu nhiệt đới củaViệt Nam.

2.2.1 Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics vì đất nước ta nằm ở trung tâm khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên tuyến hàng hải quốc tế với bờ biển dài khoảng 3.260 km chạy dài từ Bắc đến Nam Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa xuất nhập khẩu đến với thế giới, không chỉ hàng hóa của chính mình sản xuất, Việt Nam cũng là địa điểm lý tưởng để tiến hành các hoạt động trung chuyển như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.

Chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp nhìn chung đều có bước tiến triển rõ rệt Chỉ số LPI 2022 của Việt Nam, được World Bank công bố trong Báo cáo tháng 07/2022, có điểm số là 3,27, xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng năm 2016 (64/160), so với năm 2016 là 2,98 tăng 0,29 điểm Tất cả các chỉ số đánh giá LPI 2022 đều tăng vượt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là: Năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc) và Khả năng theo dõi, truy xuất hàng hóa (xếp hạng 34, tăng 41 bậc) Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics, với tỷ lệ từ 15%-20% vào năm 2019-2020 đã tăng lên 40%-50% vào năm 2021-2022.

Ngoài ra, Báo cáo chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2022 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2021, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu Đây là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của chỉ mục và Việt Nam đã thay thế vị trí của Thái Lan trong top 10 (Lê Minh Hương, 2022) Trong đó, Trung Quốc xếp vị trí số 1, Ấn Độ xếp vị trí thứ 2, Indonesia ở vị trí thứ 3 Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ xếp sau Việt Nam ở vị trí thứ 9 và thứ 10 Theo những xếp hạng này, bước đầu chúng ta đã hoàn thành một mục tiêu mà Quyết định số 200/QĐ-TTg, ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ là: “Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên”.

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ nhưng có trình độ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ một cách nhanh chóng, từ đó có thể học hỏi và áp dụng những công nghệ hiện đại để bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới.

Hơn nữa, hiện nay nhiều doanh nghiệp logistics đang ứng dụng một số nghiên cứu khoa học công nghệ cao vào hoạt động logistics, như: quản lý vận tải (TMS), hệ thống định vị GPS cung cấp định tuyến cho người quản lý xa cũng như cung cấp cập nhật thông tin lô hàng cho khách hàng; tạo các sàn giao dịch vận tải; Sàn giao dịch giúp kết nối xe tải với người gửi hàng, kết nối cung (xe tải nhàn rỗi) và cầu (chủ hàng có hàng cần gửi), giúp tận dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí; hệ thống định tuyến; những phần mềm lập kế hoạch cho đường xe chạy, theo dõi lượng hàng trên xe ; quản lý kho hàng, tự động hóa đã được thiết lập ở nhiều kho, bãi tự động hóa quy trình công việc bằng hệ thống quản lý kho (WMS).

Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định, ngành logistics tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức chính ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics, bao gồm:

Hệ thống đường bộ tại các vùng nông thôn, nơi tập trung các trang trại trồng sầu riêng, vẫn còn nhiều hạn chế với nhiều tuyến đường nhỏ hẹp, xuống cấp, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vào mùa mưa Việc thiếu các tuyến đường cao tốc kết nối trực tiếp từ vùng sản xuất đến các cảng biển hoặc cửa khẩu cũng làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển.

Bảng 1: Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng

2.2.1.2 Hệ thống đường sắt Đường sắt tại Việt Nam chủ yếu phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa khối lượng lớn, chưa thực sự tối ưu cho vận chuyển các sản phẩm nông sản dễ hỏng như sầu riêng Hơn nữa, hệ thống đường sắt hiện nay vẫn chưa phát triển mạnh mẽ tại các vùng trồng sầu riêng, làm hạn chế khả năng sử dụng phương thức vận chuyển này trong chuỗi cung ứng.

2.2.1.3 Hệ thống cảng biển và cảng hàng không:

Các cảng biển lớn như Cảng Sài Gòn, Cảng Cần Thơ có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhưng vẫn gặp phải vấn đề ùn tắc, làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.Vận chuyển bằng đường hàng không, mặc dù nhanh chóng và hiệu quả trong việc giữ chất lượng sản phẩm, lại có chi phí cao, chỉ phù hợp với những lô hàng có giá trị cao và cần giao hàng nhanh chóng

Bảng 2: Thống kê số lượng cảng biển, hàng không

2.2.2 Các vấn đề về lưu trữ và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch

● Các phương pháp bảo quản truyền thống

Truyền thống bảo quản sầu riêng tại Việt Nam chủ yếu dựa vào việc để quả ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả trong việc kéo dài thời gian bảo quản và thường dẫn đến tổn thất lớn về chất lượng quả, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của sầu riêng có thể lên tới 25% nếu không được bảo quản đúng cách Tổn thất này chủ yếu do sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn và quá trình thối rữa xảy ra nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ cao

● Các phương pháp lưu trữ và bảo quản sầu riêng hiện đại

Phân tích SWOT chuỗi cung ứng sầu riêng của Việt Nam

SWOT là viết tắt của 4 thành phần cấu thành: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là mô hình được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kế hoạch kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp.

Ma trận SWOT được thiết kế để thể hiện trực quan những dữ liệu về điểm mạnh

- yếu cũng như cơ hội, thách thức trong bối cảnh thực tế Trong đó điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố bên trong doanh nghiệp Đây là những đặc điểm mang lại lợi thế tương đối (hoặc bất lợi tương ứng) so với đối thủ cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp Mặt khác, cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài Cơ hội là các yếu tố của môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để cải thiện hiệu suất kinh doanh như tăng trưởng doanh thu hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận Thách thức là các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.1 Lợi thế của sầu riêng Việt Nam, chất lượng sản phẩm, cơ hội thị trường 2.3.1.1 Lợi thế đường cong kinh nghiệm

Các nông dân Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng và chăm sóc sầu riêng, điều này giúp cải thiện chất lượng và sản lượng của cây trồng Thêm vào đó, nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến đang được áp dụng để nâng cao năng suất và chất lượng Một trong những kỹ thuật phổ biến là phương pháp canh tác hữu cơ, trong đó sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng Kỹ thuật trồng cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP cũng được nhiều nông dân áp dụng để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm Ngoài ra, hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa hiện đại giúp tiết kiệm nước và cung cấp độ ẩm đồng đều cho cây trồng, đồng thời kỹ thuật tưới kết hợp với việc sử dụng cảm biến độ ẩm đất giúp tối ưu hóa việc tưới tiêu Việc áp dụng các phương pháp quản lý dịch hại tích hợp (IPM) và kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cây trồng cũng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng quả, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Những cải tiến này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2023, nước ta đã chiếm 57% thị phần sầu riêng của Trung Quốc Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 595.000 tấn sầu riêng sang thị trường Trung Quốc với giá trị hơn 2,1 tỉ USD.Một trong những điểm mạnh nổi bật đáng để kể đến cuộc ngành sầu riêng Việt Nam đó chính là yếu tố mùa vụ trong năm Ở Việt Nam tùy theo từng khu vực và điều kiện khí hậu khác nhau và các vùng sẽ có thời gian thu hoạch cụ thể khác nhau, từ đó mùa sầu riêng sẽ trải dài hầu như trong suốt một năm

Thời gian Khu vực Ghi chú

Tháng 3 - 5 Miền tây Thu chính vụ với sản lượng thấp do diện tích trồng bị giới hạn

Tháng 4 - 7 Miền Đông (Đồng Nai, Đức Linh - Bình Thuận)

Mùa thu hoạch chính vụ.

Tháng 5 - 7 Tây Ninh, Bình Phước Thu chính vụ Các huyện Phước Long,

Bình Long, Lộc Ninh (Bình Phước) thu sớm hơn huyện Bù Đăng (Bình Phước) và Đạ Hoai, Đạ Tẻ (Lâm Đồng).

Tháng 7 - 8 Đắk Nông Mùa thu hoạch chính vụ Vùng gần Bù Đăng thu sớm nhất; vùng Đắk Mil, Cư Jut thu muộn nhất.

Tháng 8 - 9 Đắk Lắk Thu hoạch chính vụ Sớm nhất tại Buôn

Mê Thuột, Krông Pắk, Krông Năng; muộn nhất tại Krông Búk, E’Hleo.

Gia Lai Thu hoạch chính vụ.

Tháng 10 - Bảo Lộc Mùa thu hoạch chính vụ Giá sầu riêng

11 cao trong mùa nghịch vụ do diện tích trồng nhỏ.

Miền Tây Thu nghịch vụ.

Bảng 3: Thống kê mùa vụ sầu riêng Sầu riêng Việt Nam nổi tiếng với hương vị thơm ngon, đầy đặc trưng với vị ngọt béo, độ mềm mịn nhất định của cơm sầu riêng Một cây sầu riêng ở nước ta sau khi trưởng thành khoảng 10 năm hoặc lâu hơn có thể cho khoảng 60-80 quả/năm Trọng lượng của mỗi quả sầu riêng tùy thuộc vào loại cây và điều kiện sinh trưởng nhưng trung bình một quả sầu riêng có thể nặng từ 1 đến 2 kg Cơm sầu riêng thường có màu vàng sáng, đặc trưng cho độ chín và chất lượng tốt.

Sầu riêng Việt Nam được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Quá trình này bao gồm việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhiều loại sản phẩm sầu riêng đã được cấp các chứng nhận an toàn thực phẩm và chứng nhận xuất khẩu, điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín mà còn nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế Điều đó đã Việt Nam chứng minh cam kết của mình trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu

2.3.1.5 Ưu thế về giá cả

Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá nhập khẩu sầu riêng Thái Lan là 5,8 USD/kg, cao hơn mức trung bình 5,38 USD/kg, trong khi sầu riêng Việt Nam chỉ có giá 4,22 USD/kg Điều này phản ánh rõ ràng lợi thế về giá cả của sầu riêng Việt Nam Các điều kiện thời tiết thuận lợi và những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sầu riêng tại Việt Nam đã góp phần giảm giá thành sản phẩm so với sầu riêng Thái Lan, vốn chịu thiệt hại do đợt nắng nóng gay gắt vào tháng

4 và 5 Việt Nam, với chi phí sản xuất thấp và khả năng vận chuyển thuận lợi qua đường bộ, đang tận dụng những lợi thế này để mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc, nơi nhu cầu cao và giá cả là yếu tố quan trọng.

Giá Nhập Khẩu Sầu Riêng (USD/kg)

Năm Thái Lan Giá (USD/kg) Việt Nam Giá (USD/kg)

Bảng 4: Thống kê giá cả của Thái Lan và Việt Nam theo năm

2.3.2 Các vấn đề nội tại trong chuỗi cung ứng, hạn chế về công nghệ và kỹ thuật

Do thiếu chặt chẽ lẻo trong quản lý sản xuất dẫn tới trái sầu riêng chưa hoàn toàn đạt chuẩn Một số lô sầu riêng bị phía Trung Quốc trả về do vi phạm về dư lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như lỗi trong quá trình sơ chế, đóng gói Cụ thể hơn như 30 lô hàng sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm (Vụ Kiểm dịch Động - Thực vật (Tổng cục Hải quan Trung Quốc)) Trong thời gian 2023-

2024, Việt Nam liên tục bị nhận cảnh báo về sản phẩm nhiễm cadium vượt ngưỡng quy định với hàng chục lô hàng xuất khẩu qua Trung Quốc.

2.3.2.1 Các khó khăn trong quá trình thu hoạch và việc áp dụng công nghệ vào xuất khẩu sầu riêng

Mối liên kết giữa nhà vườn và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sầu riêng nhiều nơi và nhiều lúc rất lỏng lẻo Nhà vườn Việt Nam sẵn sàng bẻ kèo, bỏ hợp đồng nếu có người trả cao 24 hơn vài giá Việc này dẫn đến nhiều Doanh nghiệp bị thua lỗ nặng do không mua được hàng, bể và đền Hợp đồng với người mua nước ngoài, nợ cơ quan vận chuyển logistics, bao bì… tạo điều kiện cho các Công ty Trung Quốc núp bóng mở cơ sở thu mua đóng gói sầu riêng tại các vùng nguyên liệu và xuất thẳng ra nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam, hiện đang xảy ra ở Tiền Giang, sắp tới sẽ lan ra các địa phương khác như Đồng Nai, Tây Nguyên, Dần dần ngành xuất khẩu sầu riêng Việt sẽ bị nhiều Công ty Trung quốc chiếm lĩnh và chi phối giá cả và số lượng.

Trong ngành công nghiệp sầu riêng, việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh.

Các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến đã được Việt Nam áp dụng vào công tác thu hoạch và xuất xuất khẩu sầu riêng Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định Nổi bật trong số đó là vấn đề cấp đông cho sản phẩm chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản Nitơ lỏng là yếu tố quan trọng trong việc cấp đông nhanh sầu riêng, giúp bảo quản chất lượng sản phẩm tốt hơn, nhưng việc đảm bảo nguồn cung nitơ còn đang gặp nhiều khó khăn, nguồn cung không ổn định ảnh hưởng tới quá trình dự trữ và bảo quản sầu riêng Ngoài ra, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về sầu riêng dẫn tới việc thu hái sầu riêng khi chưa chín tới hay sầu riêng gặp bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này Một yếu tố ảnh hưởng khác là thiếu cơ giới hóa trong phân loại, trong quá trình thu hoạch và phân loại luôn có thể xảy ra trường hợp không may hay sai sót làm ảnh hưởng tới chất lượng

2.3.2.2 Năng lực chuyên canh sản xuất và sơ chế còn kém

Không thể phủ nhận rằng những năm gần đây diện tích nuôi trồng sầu riêng tại Việt Nam chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể và có phần tích cực, song sự tăng trưởng về diện tích nuôi trồng này lại không đi đôi với sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng một cách đúng đắn và chuyên nghiệp Điều này được minh chứng trong việc các hộ gia đình không ngừng chuyển sang nuôi trồng sầu riêng theo xu hướng phát triển về xuất khẩu của loại quả này cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ trong nước không ngừng gia tăng trong những năm gần đây nhưng lại thiếu đi việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ về khoa học kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây trồng, trực tiếp dẫn đến việc chất lượng quả không đồng đều và ổn định về đầu ra trong mỗi mùa canh tác.

“Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, quan điểm của Sở là không khuyến khích phát triển thêm diện tích trồng sầu riêng ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc ngoài các vùng quy hoạch mà cần tập trung nâng cao chất lượng trái sầu riêng thương phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn phía Trung Quốc đưa ra để được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch.

Khoảng 2 năm trở lại đây, tại Bình Phước, nhiều diện tích điều, tiêu, cà phê, cao su bị chặt hạ để trồng sầu riêng vì cây trồng này được đánh giá mang lại giá trị kinh tế cao Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước, tính đến cuối năm

2022, diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh đạt 4.802 ha, tăng 1.364 ha so với năm

2021 Trong khi đó, diện tích hồ tiêu giảm 1.144 ha, cà phê giảm 604 ha

Theo Đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng cả nước có khoảng 65.000 -75.000 ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 - 950.000 tấn Tuy nhiên, đến cuối năm

2022, diện tích trồng sầu riêng đã đạt khoảng 110.00 ha, tăng 35.000 ha so với định hướng.

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG SANG TRUNG QUỐC

Các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng, các chính sách ưu đãi chính phủ có thể hỗ trợ ngành

Qua tiểu luận, nhóm chúng em đã đi sâu phân tích chuỗi cung ứng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam, đặc biệt tập trung vào thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất Các phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm việc nhận diện những điểm mạnh và hạn chế trong chuỗi cung ứng hiện tại, từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và tiêu thụ Qua đó, nghiên cứu đã làm nổi bật những yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và giá trị của xuất khẩu sầu riêng Việt Nam. Cải thiện chuỗi cung ứng sầu riêng không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, mà còn là bước đi cần thiết để gia tăng giá trị xuất khẩu và bảo đảm vị thế của sầu riêng Việt Nam tại các thị trường quan trọng như Trung Quốc Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng, cải thiện logistics và xây dựng quan hệ thương mại bền vững với các đối tác nước ngoài sẽ là những yếu tố then chốt để tăng trưởng.

Trong tương lai, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào việc đánh giá chi tiết hơn về tác động của các yếu tố như biến đổi khí hậu, chính sách thương mại quốc tế, và sự phát triển của công nghệ vào chuỗi cung ứng sầu riêng Đồng thời, việc thực hiện các sáng kiến nhằm tăng cường liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn cho ngành sầu riêng Việt Nam.

Ngày đăng: 10/11/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w