1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu Luận Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Bmw.docx

39 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Quy trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Bmw
Tác giả Lý Thu Thảo, Bùi Hồng Giang, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Yến Vi, Trịnh Ngọc Hà, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trần Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vân Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 5. Tổng quan nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH. 6 1.1. Chuỗi cung ứng xanh (10)
    • 1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng xanh (10)
    • 1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng xanh (11)
    • 1.2. Quản lý chuỗi cung ứng xanh (13)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh (13)
      • 1.2.2. Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh (14)
      • 1.2.3. Các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng xanh (16)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA BMW (18)
    • 2.1. Giới thiệu chung về BMW (18)
      • 2.1.1. Hoạt động kinh doanh của BMW (18)
      • 2.1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW (20)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động áp dụng chuỗi cung ứng xanh của BMW (21)
      • 2.2.1. Hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm xanh (21)
      • 2.2.2. Hoạt động tìm kiếm nguồn cung ứng và mua hàng xanh (24)
      • 2.2.3. Hoạt động phân phối, bán lẻ và logistics xanh (25)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA BMW (28)
    • 3.1. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW (28)
      • 3.1.1. Thành tựu đạt được (28)
      • 3.1.2. Khó khăn (29)
      • 3.2.1. Bài học kinh nghiệm từ mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW. .27 3.2.2. Một số đề xuất về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh cho doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam (31)
  • KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW.Phạm vi nghiên cứu:● Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này tập trung vào quá trình quản l

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, chuỗi cung ứng xanh (green supply chain) và quản lý chuỗi cung ứng xanh (green supply chain management) nổi lên như những xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.

Sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, thiên tai, ô nhiễm không khí và nước, dịch bệnh, là những thách thức cấp bách mà con người phải đối mặt Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, BMW, là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đã tiến hành việc áp dụng các sáng kiến xanh vào hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng Nghiên cứu quy trình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW mang ý nghĩa thực tiễn to lớn, cung cấp những bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp khác trong nỗ lực hướng tới sự phát triển bền vững

Vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài: “Nghiên cứu quy trình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW” Mục đích của bài tiểu luận là đưa ra những phân tích khách quan về chuỗi cung ứng xanh mà BMW đang thực hiện Từ đó, ta có thể rút ra những đánh giá, bài học cụ thể và những cách thức phù hợp để áp dụng đối với việc quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam. Đồng thời, bài tiểu luận sẽ giúp các doanh nghiệp có kinh nghiệm để thích ứng với xu hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động, lợi nhuận và tạo ra các hiệu ứng xã hội tích cực, giảm các tác động tiêu cực tới môi trường.

Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là phân tích toàn diện quy trình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW, bao gồm các hoạt động thu mua, sản xuất, phân phối và tái chế Từ đó, nghiên cứu nhằm:

● Mô tả chi tiết các hoạt động trong chuỗi cung ứng xanh của BMW, bao gồm các quy trình, tiêu chuẩn, công nghệ được áp dụng.

● Đánh giá hiệu quả của các hoạt động này trong việc giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm giảm lượng khí thải, chất thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

● Xác định những thách thức và giải pháp mà BMW đã áp dụng trong quá trình triển khai chuỗi cung ứng xanh.

● Rút ra bài học kinh nghiệm từ chuỗi cung ứng xanh của BMW cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô.

● Đề xuất các giải pháp cụ thể để áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh củaBMW vào các doanh nghiệp khác.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng các phương pháp sau:

● Nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin từ các báo cáo của BMW, các bài báo khoa học, các trang web chính thức và các nguồn tin uy tín khác.

● Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu về hoạt động môi trường của chuỗi cung ứng BMW.

● So sánh nghiên cứu: So sánh chuỗi cung ứng xanh của BMW với các doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp ô tô.

Tổng quan nghiên cứu

5.1 Một số nghiên cứu đi trước

BMW, một trong những công ty sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đã tích cực nỗ lực trong việc triển khai các sáng kiến chuỗi cung ứng xanh nhằm giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động kinh doanh Nhiều nghiên cứu đã phân tích các khía cạnh khác nhau của quản lý chuỗi cung ứng xanh tại BMW, cung cấp những hiểu biết có giá trị về cách thức công ty này thực hiện các nguyên tắc bền vững trong chuỗi giá trị của mình.

Một số nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:

Huo et al (2012) đã điều tra chiến lược quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW, tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các sáng kiến như mua sắm xanh, sản xuất xanh và hậu cần xanh Nghiên cứu kết luận rằng BMW đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu tác động môi trường của chuỗi cung ứng, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội để cải thiện.

Stadtmann and Van (2014) đã phân tích vai trò của hợp tác trong việc thúc đẩy quản lý chuỗi cung ứng xanh tại BMW Nghiên cứu chỉ ra rằng BMW hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác để triển khai các sáng kiến bền vững.

Elkington and Srinivasan (2015) đã đánh giá báo cáo phát triển bền vững củaBMW để xác định các ưu tiên và cam kết quản lý chuỗi cung ứng xanh của công ty.

Nghiên cứu cho thấy BMW tập trung vào việc giảm thiểu khí thải, sử dụng tài nguyên hiệu quả và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Sau khi phân tích các nghiên cứu thực nghiệm đã có, nhóm nghiên cứu nhìn nhận ra một số khoảng trống nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, trong khi các hiểu biết về quy trình quản lý chuỗi cung ứng xanh ở

BMW đã được thực hiện bởi hàng loạt các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác, thì ở Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề này vẫn còn chưa được cụ thể Vì vậy, ta cần có thêm nghiên cứu từ góc nhìn của Việt Nam để hiểu rõ hơn về cách thức BMW thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh trong bối cảnh Việt Nam Qua đó, nghiên cứu sẽ đem đến những bài học thiết thực và hữu ích cho doanh nghiệp sản xuất ô tô tại đây.

Thứ hai, nền kinh tế và sự biến đổi của thế giới vẫn đang phát triển không ngừng Để nắm bắt được xu thế vận động ấy và đưa ra được các chiến lược, chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam thì thông tin, số liệu cần được cập nhật một cách liên tục Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã được tiến hành từ khá lâu (2012 - 2015), các số liệu đã trở nên lạc hậu và có thể khó phản ánh đúng xu thế vận động và phát triển của chuỗi cung ứng xanh ở BMW Điều này đòi hỏi cần đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu mới với những phân tích phản ánh kịp thời những biến động mới của thế giới nói chung, công ty BMW nói riêng.

Từ những khoảng trống kể trên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu việc quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW nhằm khái quát và cung cấp những phát hiện mới về đặc điểm trong quá trình thực hiện và áp dụng thành tựu này vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam hiện nay.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH 6 1.1 Chuỗi cung ứng xanh

Khái niệm chuỗi cung ứng xanh

Từ những năm 80, khái niệm "chuỗi cung ứng" đã bắt đầu xuất hiện và phát triển nhằm mô tả sự liên kết giữa các quy trình kinh doanh từ nguồn cung đầu tiên đến khách hàng cuối cùng Tuy nhiên, trong thời gian đó, ý niệm về "chuỗi cung ứng xanh" chưa nhận được sự chú ý đặc biệt "Chuỗi cung ứng xanh" được hiểu là mở rộng của chuỗi cung ứng với sự xem xét đến yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng của nó đến sản phẩm Đây là một phần của quản lý chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Theo Green, K., Morton, Barbara và New Steve (1996), cung ứng xanh có thể được định nghĩa là một cách tiếp cận đổi mới trong quản lý chuỗi cung ứng và mua sắm công nghiệp liên quan đến môi trường Nó kết hợp ba khía cạnh chính: tăng nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của việc mua hàng; tập trung vào mối quan hệ hợp tác giữa người mua và người bán; nhận thức về mối liên hệ giữa quyết định mua và hiệu quả môi trường Nagel (2000) mô tả chuỗi cung ứng xanh bao gồm quản lý vòng đời sản phẩm, từ sản xuất và tiêu thụ đến hết tuổi thọ của sản phẩm Theo Bearing Point (2008), chuỗi cung ứng xanh được định nghĩa là "một phương thức nhằm giảm thiểu tác động môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ" Theo Nones, B.T, Morques, S & Evgenio, 2004, chuỗi cung ứng xanh chú trọng và nâng cao việc bảo vệ môi trường trong chuỗi cung ứng Còn theo M.P & Vander Laan, E.A, 2010, chuỗi cung ứng xanh thống nhất các sáng kiến về môi trường trong quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc thiết kế sản phẩm, chọn lọc và thu mua nguyên vật liệu, tiến trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến người tiêu cùng cũng như xử lý sản phẩm sau khi sử dụng

Trong bài viết "Chuỗi cung ứng xanh - giải pháp kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường", Nguyễn Bình Minh (2016) định nghĩa "chuỗi cung ứng xanh" như là một phương pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm mọi giai đoạn trong quá trình từ việc tìm kiếm nguyên liệu, thiết kế, sản xuất và phân phối cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cách họ sử dụng sản phẩm đó Ngoc Nguyen & John Marson (2016) trong bài "Chuỗi cung ứng xanh là gì?" cũng nhấn mạnh rằng xanh hóa chuỗi cung ứng tập trung vào các khía cạnh như nguồn cung ứng, quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, điểm tiếp xúc bán hàng, sử dụng của khách hàng và kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm.

Theo tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tại Việt Nam, việc xanh hóa ngành dệt may mang ý nghĩa là thực hiện hoạt động theo hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm chất thải, loại bỏ các chất gây ô nhiễm và hạn chế phát sinh rác thải; thay đổi cách thiết kế sản phẩm, quá trình bán hàng và sử dụng sao cho có thể giảm thiểu lượng rác thải; tối ưu hóa khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái chế sản phẩm; và thúc đẩy sử dụng nguyên liệu tái tạo.

Mô hình chuỗi cung ứng xanh

Mô hình phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng xanh được thiết kế dựa trên mô hình phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông thường Được thiết kế với cấu trúc tương tự mô hình SCOR, mô hình Green SCOR còn có thêm các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát các tác động tới môi trường, cũng chính là các hoạt động giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu xanh hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Hình 1: Các thành phần trong chuỗi cung ứng xanh

Trước hết, hoạt động tái chế bắt đầu từ việc thu gom các vật liệu, linh kiện đã qua sử dụng hoặc các loại rác thải trong sản xuất công nghiệp Sau đó tháo rời và phân loại chúng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm mới Với số lượng rác thải không ngừng gia tăng như hiện nay, đây là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự quá tải của các bãi chôn lấp rác, giảm thiểu ô nhiễm các nguồn tài nguyên cũng như góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường sống mà vẫn mang lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp thực hiện tái chế Tương tự như tái chế, hoạt động tái sử dụng cũng bắt nguồn từ khâu tập hợp các sản phẩm, linh kiện đã qua sử dụng, các loại rác thải, phế thải Tuy nhiên sau đấy doanh nghiệp sẽ chọn lựa những sản phẩm, linh kiện đó để phân phối và bán lại Nếu tái chế là quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để thu lại những thành phần có giá trị từ phế thải thì tái sử dụng lại sử dụng chúng trực tiếp hoặc sau quá trình sơ chế mà không thay đổi đặc tính của phế thải.

Tái sản xuất cũng bắt đầu với quá trình thu thập các sản phẩm, linh kiện đã qua sử dụng Sau đó, chúng sẽ được doanh nghiệp kiểm tra tình trạng hoạt động rồi tiến hành thay thế hoặc làm lại một số bộ phận bị hỏng hóc hay sụt giảm chất lượng Khi hoàn tất, sản phẩm của quá trình này được kiểm tra, thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường với mục tiêu đạt được, thậm chí vượt ngưỡng những tiêu chuẩn đặt ra với sản phẩm gốc Ưu điểm đồng thời là điểm khác biệt của hoạt động này so với hai hoạt động trên là tái sản xuất không làm tổng giá trị của nguyên vật liệu sử dụng giảm sút Trong chuỗi cung ứng xanh, hoạt động tái chế, tái sử dụng hay tái sản xuất có mối liên hệ mật thiết với các thành phần của chuỗi cung ứng.Theo mô hình Beamon đưa ra trong cuốn “Thiết kế chuỗi cung ứng xanh và quản trị thông tin logistics” có thể thấy dẫu là khâu cung ứng, sản xuất, phân phối,bán lẻ hay tiêu dùng thì đều thải ra môi trường một lượng rác thải hay các chất độc hại nhất định Chính vì thế, các hoạt động tái chế, tái sử dụng hay tái sản xuất trong doanh nghiệp không bị giới hạn sử dụng mà có thể diễn ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi cung ứng Đặc biệt, việc tái chế các vật liệu, linh kiện bị thải bỏ còn cung cấp một phần nguyên phụ liệu phục vụ quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.Đồng thời, nhờ có hoạt động tái sản xuất, tái sử dụng, doanh nghiệp có thể thu được một lượng sản phẩm nhất định phục vụ trực tiếp cho quá trình phân phối hoặc bán lẻ Đây chính là những ưu điểm của chuỗi cung ứng xanh mà các doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng thông thường không thể có được.

Quản lý chuỗi cung ứng xanh

1.2.1 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh

Chuỗi cung ứng xanh (green supply chain), chuỗi cung ứng môi trường (environmental supply chain) hay chuỗi cung ứng bền vững (sustainable supply chain) là các tên gọi khác nhau của một khái niệm mới về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong đó có đề cập đến các vấn đề về môi trường Cuộc cách mạng chất lượng cuối những năm 1980 và cuộc cách mạng trong chuỗi cung ứng đầu những năm 1990 đã đánh thức các doanh nghiệp về ý thức môi trường (Srivastava, 2007) Nội hàm của quản lý chuỗi cung ứng xanh bao gồm các yếu tố tương tự định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng nói chung nhưng bổ sung thêm thành phần “xanh” vào.

Zhu & Sarkis (2004) định nghĩa Quản lý Chuỗi Cung ứng Xanh là quá trình tích hợp các ý tưởng môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng Srivastava (2007) lại mô tả Quản lý Chuỗi Cung ứng Xanh như là việc tích hợp yếu tố môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc thiết kế sản phẩm, tìm kiếm và lựa chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng và quản lý sau khi sản phẩm đã được sử dụng Gilbert (2000) nhấn mạnh Quản lý Chuỗi Cung ứng Xanh liên quan đến thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng truyền thống, trong đó tích hợp các tiêu chuẩn môi trường hoặc mối quan tâm về môi trường vào quyết định mua sắm tổ chức và mối quan hệ dài hạn với các nhà cung ứng

Thông qua các khái niệm trên đây, có thể thấy quản lý chuỗi cung ứng xanh hay chuỗi cung ứng môi trường có liên quan chặt chẽ đến việc quản trị các khía cạnh của nó, bao gồm Thiết kế Xanh (green design), Vận hành Xanh (green operation) bao gồm thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, logistics ngược(reverse logistics), quản lý chất thải (waste management), và Sản xuất Xanh (green manufactures) (Guide và Srivastava, 1998; Srivastava, 2007).

Hình 2: Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh

Nguồn: Sarkis (1999) và Bearing Point (2008) 1.2.2 Các vấn đề cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh a) Thiết kế sản phẩm xanh

Thiết kế sản phẩm xanh là quá trình tạo ra sản phẩm có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội từ giai đoạn thiết kế cho đến giai đoạn sử dụng và tái chế. Dấu hiệu của thiết kế xanh (Green design) bao gồm sự quản lý vòng đời sản phẩm và thực hiện thiết kế sinh thái (Eco-design) giúp các doanh nghiệp kiểm soát được những tác động môi trường từ giai đoạn thu mua nguyên liệu tới khi sản phẩm kết thúc vòng đời Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ sống của sản phẩm và quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng xanh b) Nguồn cung ứng và thu mua xanh

Thu mua xanh trong doanh nghiệp đề cập đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ có tác động đến sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh phục vụ cùng một mục đích Đây là một phần quan trọng của chiến lược xanh hóa và bền vững trong kinh doanh Nó tập trung vào việc sử dụng vật liệu có tác động tích cực đối với môi trường từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tái chế Các vật liệu khác nhau được sử dụng trong một sản phẩm cần được thiết kế sao cho dễ dàng phân tách Việc sử dụng các vật liệu dễ tái chế cho nhiều loại sản phẩm là lựa chọn ưu tiên Đồng thời, cần giảm thiểu lượng "hoạt động thứ cấp" để giảm lượng phế liệu và đơn giản hóa các quy trình phục chế, tái chế. c) Quy trình sản xuất và vận hành xanh

Quy trình sản xuất xanh trong chuỗi cung ứng là quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên, và tạo ra sản phẩm với vòng đời bền vững Một trong những mục tiêu chính của quy trình sản xuất xanh là giảm lượng khí thải Có hai phương tiện chính để làm giảm lượng khí thải là: (1) Kiểm soát khí thải và nước thải bằng cách sử dụng thiết bị kiểm soát ô nhiễm và hệ thống xử lý; (2) Phòng chống ô nhiễm khí thải và nước thải thông qua việc thay thế vật liệu, tái chế hoặc cải tiến quá trình sản xuất (S.L.Hart và G.Ahuja, 1996). d) Marketing và phân phối xanh

Marketing và phân phối xanh trong chuỗi cung ứng là một chiến lược quan trọng để tạo ra giá trị thêm và tăng cường uy tín của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay Marketing xanh bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất, thay đổi bao bì và chỉnh sửa chiến lược quảng cáo Trong thực tế, phân phối xanh có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường tự nhiên Nó dựa trên nguyên tắc của vận chuyển xanh, được định nghĩa là "dịch vụ vận tải ít gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên so với các dịch vụ vận tải tương đương" (M.Bjorklund, 2010)

Các mạng lưới phân phối phải trở nên linh hoạt hơn, tiện dụng hơn và đặc biệt là có hiệu quả về chi phí và môi trường Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có mạng lưới phân phối và logistics được thiết kế hợp lý, đồng thời cải tiến và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về các vấn đề môi trường. e) Logistics ngược

Tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất được coi là thành phần của chức năng Logistics ngược

Tái chế (Recycle) là quá trình thu thập và phân loại các sản phẩm, linh kiện đã qua sử dụng hoặc phế thải, sau đó thực hiện việc tháo rời và phân loại nguyên vật liệu để tái chế Quá trình này nhằm mục đích giảm tiêu thụ nguyên liệu mới, giảm năng lượng tiêu thụ, và hạn chế ô nhiễm không khí và nước bằng cách giảm việc xử lý chất thải thông thường, cũng như giảm lượng khí nhà kính phát ra so với việc sản xuất từ nguyên liệu mới lấy trực tiếp từ môi trường (Y.Yang, H.Min và G.Zhou, 2009).

Tái sử dụng (Reuse) là việc sử dụng lại hoặc vận chuyển lại các vật liệu đã qua sử dụng Quá trình này bắt đầu từ việc thu thập các sản phẩm, linh kiện đã sử dụng, nhưng sau đó chúng được lựa chọn để tái sử dụng và bán lại Dù giá trị của sản phẩm giảm so với ban đầu, nhưng không cần thêm bất kỳ quá trình xử lý nào.

Tái sản xuất (Remanufacturing) bao gồm việc thu thập sản phẩm và linh kiện đã qua sử dụng, sau đó kiểm tra tình trạng hoạt động và thay thế hoặc làm mới một số bộ phận của chúng Sản phẩm sau quá trình này được kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo đạt hoặc vượt qua các tiêu chuẩn so với sản phẩm gốc, thậm chí có thể tạo ra một thương hiệu mới Một ưu điểm quan trọng của tái sản xuất so với hai quá trình trên là không giảm đi tổng giá trị của nguyên vật liệu đã sử dụng "Việc quản lý tái sử dụng hiệu quả không chỉ cải thiện sản phẩm hiện tại mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh có giá trị" (B.T.Hazen, C.Cegielski và J.B.Hanna, 2011).

1.2.3 Các chiến lược quản lý chuỗi cung ứng xanh a) Chiến lược giảm thiểu rủi ro

Chiến lược đơn giản nhất trong việc tiếp cận xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng xanh trong tổ chức là áp dụng phương thức giảm thiểu rủi ro trong quan hệ đối tác với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng Chiến lược này chỉ yêu cầu sử dụng ít nguồn lực để quản lý môi trường nội bộ hoặc cho các doanh nghiệp mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản trị xanh trong doanh nghiệp Chiến lược giảm thiểu rủi ro dựa trên việc áp dụng các cam kết tối thiểu giữa các đối tác doanh nghiệp, chẳng hạn như thêm các điều khoản cơ bản về các vấn đề liên quan trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Những cam kết này đòi hỏi hai yếu tố cơ bản: 1) sự hưởng lợi từ việc thực hiện các hành vi có lợi cho môi trường đối với tất cả các bên liên quan, và 2) sự quản lý từ một bên thứ ba trong hoạt động của các tổ chức tham gia hợp đồng Bên thứ ba này sẽ có trách nhiệm giám sát và đảm bảo việc thực hiện cam kết. b) Chiến lược hiệu quả

Một chiến lược phức tạp và phát triển trong những năm gần đây là hướng tiếp cận hiệu quả, sinh thái và áp dụng quy trình lean & green (tinh gọn và xanh hóa) trong sản xuất và kinh doanh Chiến lược này tập trung vào lợi ích cải thiện môi trường của chuỗi cung ứng, không chỉ tuân thủ các quy định cơ bản, mà còn đặt yêu cầu đối với nhà cung cấp để đáp ứng mục tiêu hiệu quả hoạt động Phần lớn hiệu quả lợi ích về môi trường phát sinh từ các hoạt động sản xuất cụ thể đã được tìm thấy để cung cấp lợi ích thực hiện môi trường thứ cấp.

Chiến lược hiệu quả dựa trên quan hệ hoạt động môi trường đến quá trình hoạt động trong chuỗi cung ứng, và chiến lược này cho phép mở rộng các yêu cầu thực hiện vào chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế và cung cấp các lợi ích thực hiện môi trường thứ cấp thông qua xử lý chất thải và giảm thiểu sử dụng tài nguyên. c) Chiến lược đổi mới

Chiến lược tiếp cận chuỗi cung ứng dựa trên đổi mới khác biệt cách tiếp cận dựa trên hiệu quả hiệu quả vì đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường nhiều hơn cả Các tổ chức doanh nghiệp thành công đang ngày càng nhận thức được tiềm năng từ các chính sách thu mua hẹp đối với nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc dịch vụ từ các nhà cung cấp không tuân thủ các quy định về môi trường hoặc các thức mua sắm hàng hoá thiếu trách nhiệm với môi trường Một số tổ chức đã bắt đầu chú trọng tới vòng đời sản phẩm một cách toàn diện hơn cho người tiêu dùng các sản phẩm của họ. d) Chiến lược vòng tròn khép kín

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA BMW

Giới thiệu chung về BMW

2.1.1 Hoạt động kinh doanh của BMW

Các dấu mốc quan trọng

Thành lập vào năm 1916 tại Đức, Bayerische Motoren Werke AG, dịch ra tiếng Việt là Xưởng sản xuất Mô tô xứ Bavaria, thường được gọi là BMW, bắt đầu là một nhà sản xuất động cơ máy bay Tuy nhiên khi Hoà ước Versailles được ký vào năm 1923 chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất, BMW cùng cácc hãng sản xuất máy bay khác tại Đức buộc phải ngừng sản xuất theo hòa ước này Năm 1923, BMW ra mắt thị trường chiếc xe máy đầu tiên R32

Năm 1928 - Khai sinh chiếc ô tô BMW đầu tiên Đến năm 1928, BMW chính thức gia nhập ngành công nghiệp sản xuất ô tô và bắt tay vào chế tạo những mẫu xe ô tô đầu tiên của mình.

Năm 1936 - BMW 328 Roaster thể thao

BMW 328 Roaster thể thao là mẫu xe được chú ý nhiều nhất được sản xuất vào năm 1936 khi nó trở thành một biểu tượng đối với dòng xe thể thao châu Âu trước chiến tranh.

Năm 1959 - Suýt bị bán cho Mercedes vì khủng hoảng

Thế chiến thứ 2 khiến Đức buộc BMW phải quay lại sản xuất máy bay để phục vụ cho chiến tranh Sau chiến tranh, nhà máy của BMW bị chiếm đóng Từ đó, BMW rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài khiến ban giám đốc của BMW vào năm 1959 đã nghĩ đến phương án bán mình cho Mercedes-Benz

Năm 1970 - Trở thành thương hiệu xe sang toàn cầu

Năm 1960, sự thay đổi nhân sự trong ban giám đốc của BMW với sự xuất hiện của 2 nhân vật Herbert và Harold Quand đã giúp BMW hồi sinh một cách ngoạn mục Tại thời gian này, BMW 700 dần trở thành chiếc ô tô phổ biến nhất nhờ sở hữu những thiết kế động cơ phía sau và có máy lạnh Ngoài ra, sự thành công vang dội của mẫu xe Neue Klasse năm 1961 đã đưa BMW bước thêm một bước tiến mới trong thị trường ô tô thế giới

Năm 2000 - Sự thay đổi gây tranh cãi

Sự phá cách trong thiết kế của các dòng xe 3, 5, 6, và 7 Series và Z4 roadster đã gây ra nhiều tranh cãi khi mang hơi hướng Baroque, khác biệt quá nhiều so với kiểu dáng cũ

Những năm 2010 - Hướng đến tương lai

Từ năm 2010, BMW chú trọng nghiên cứu và phát triển những dòng xe điện và lai điện độc đáo Năm 2014, siêu xe i8 - chiếc xe hybrid làm từ sợi carbon với động cơ đặt giữa được ra mắt với khả năng tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong 3.6 giây với tốc độ tối đa 250km/h và mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm chỉ 2,1 lít/100 km. Những chiếc xe điện tiên phong nhưng vẫn có hiệu suất cao, thoả mãn các khách hàng trung thành càng là động lực để BMW nỗ lực tạo thêm một thế kỷ mới sôi động và đột phá.

● BMW series chia thành các phân khúc theo kích thước từ 1 Series (nhỏ nhất) đến 7 Series (lớn nhất)

● BMW X Series bao gồm các dòng xe SUV và crossover hạng sang chia thành các phân khúc theo kích thước từ X1 (nhỏ nhất) đến X7 (lớn nhất)

● BMW M Series bao gồm các phiên bản hiệu suất cao của các dòng xe BMW Series và X Series

● BMW i Series bao gồm các dòng xe điện và xe hybrid

● BMW ALPINA là thương hiệu con của BMW chuyên sản xuất các hien bản cao cấp và độc quyền của các dòng xe BMW

● Rolls-Royce là dòng xe hơi cao cấp và sang trọng của BMW

● BMW Z4 bao gồm các dòng coupe, roadster và thể thao

● MINI là xe hatchback hạng sang

Tổng quan kết quả kinh doanh năm 2023:

Theo BMW Group, BMW là thương hiệu ô tô hạng sang bán được nhiều nhất trên thế giới với doanh số 2.255.341 chiếc trên thị trường toàn cầu, tăng trưởng6,5% so với năm 2022 Một trong những yếu tố cho thành công của BMW được cho rằng nhờ vào sự thành công của dòng ô tô điện đang được phân phối rộng rãi trên thị trường Năm 2023, tổng có hơn 330.950 ô tô điện được bán trên toàn cầu, tăng 92% so với năm 2022 và chiếm khoảng 14% tổng doanh số bán hàng của hãng xe sang nước Đức Xét trên thị trường ô tô toàn cầu, doanh số năm 2023 đạt khoảng 86 triệu chiếc, tăng 8,9% so với năm 2022 Đồng thời, xu hướng ưa chuộng xe điện ngày một tăng khi doanh số bán xe thuần điện và lai điện trên toàn cầu tăng 31% vào năm 2023 với số lượng xe đạt 13,6 triệu chiếc

2.1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng và mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW Đối với BMW, hoạt động bền vững là một chiến lược kinh doanh dài hạn, trong đó, tính bền vững mang ý nghĩa là đóng góp tích cực vào thành công của công ty, trên hai phương diện: tài chính và trách nhiệm xã hội Đó cũng chính là tôn chỉ để BMW luôn hướng đến quy trình sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường, cung cấp cho khách hàng những giải pháp tiên tiến về tính bền vững di động (BMW, 2014) BMW chính là ví dụ cho quá trình chuyển đổi của ngành công nghiệp xe hơi hạng sang của Đức hướng tới tính bền vững, đặc biệt là bền vững sinh thái

Các kỹ sư và các nhà quản lý bộ phận tại nhà máy BMW AG tại Mỹ quyết định đưa nhà nhà máy sản xuất ô tô vào mô hình “Just-in-time”, một mô hình với ý nghĩa “Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết" Chuyển đổi sang sản xuất tinh gọn đòi hỏi sự nỗ lực và ủng hộ từ các bên tham gia vào dây chuyền sản xuất của BMW, và những thay đổi đáng kể được bắt đầu từ đây.

Giảm thiểu các biến thể:

Các phương tiện mà BMW sản xuất được nghiên cứu thiết kế lại để giảm thiểu các biến thể trong tấm kim loại, từ đấy làm giảm đáng kể số biến thể trong cấu trúc thân xe Ví dụ, dòng xe 3-series sắp tới sẽ giảm từ 16 biến thể thân xe xuống còn hai Chiếc Z3 được thiết kế lại, được sản xuất tại Nam Carolina vào cuối năm nay sẽ có tám biến thể thân xe thay vì 12.

Thông thường, một chiếc xe được đóng dấu số VIN lên thân xe ngay khi vừa được hàn xong Chiếc xe đó được chỉ định cho cùng một khách hàng khi nó di chuyển qua lắp ráp thân xe, sơn, và lắp ráp cuối cùng Tuy nhiên giờ đây, mã VIN sẽ được gắn sau, thân xe sẽ được chế tạo trước khi bộ phận kiểm soát sản xuất có đơn đặt hàng Điều này nhằm tăng thêm thời gian để khách hàng có thể thay đổi lựa chọn và giúp nhà sản xuất chủ động và linh hoạt hơn trong việc lên kế hoạch.

Hệ thống đặt hàng điện tử Ở châu Âu, khách hàng được phép đưa ra những yêu cầu về cấu hình chiếc xe mình mong muốn và nhận ngày giao hàng ngay lập tức Sau khi đơn hàng được gửi đi, văn phòng trung tâm của BMW ở Munich sẽ nhận thông tin và chuyển yêu cầu đến các nhà máy sản xuất Dịch vụ này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tối ưu mà còn có tác động tích cực trong việc quản lý tồn kho và chuỗi cung ứng thông qua việc kiểm soát đơn hàng thông qua nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, nhà máy Spartanburg sẽ tăng gấp đôi kích thước của trung tâm xếp chồng xe để tận dụng tối đa diện tích Từ đó, các trục trặc trong lịch trình do các phương tiện không đồng bộ với lịch trình sản xuất Một số thay đổi cũng sẽ được thực hiện để cho phép nhiều phụ tùng hơn được đặt dọc theo dây chuyền lắp ráp Điều này sẽ giúp giảm thiểu các trục trặc trong lịch trình do một loạt xe đi xuống dây chuyền không theo thứ tự trong khi công nhân được trang bị nhiều phụ tùng cho các xe khác nhau.

Thực trạng hoạt động áp dụng chuỗi cung ứng xanh của BMW

2.2.1 Hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm xanh

BMW là thương hiệu sở hữu nhiều dòng sản phẩm xanh và hướng đến phát triển bền vững trong dài hạn Cam kết đối với tính bền vững của BMW liên quan đến việc thay thế chu trình sản phẩm tuyến tính truyền thống và áp dụng nền kinh tế tuần hoàn Cách tiếp cận sản xuất ô tô này được xây dựng dựa trên 4 trụ cột – rethink (tái suy nghĩ), reuse (tái sử dụng), reduce (giảm thiểu) và recycle (tái chế). Đó là việc mở rộng giá trị sản phẩm, sử dụng ít tài nguyên hơn và đưa nguyên liệu trở lại vòng sản xuất thay vì đào thải.

Hình 3: Những thành tích và kỳ vọng của BMW cho đến nay

Nguồn: bmv.ie Thứ nhất, BMW tiên phong trong lĩnh vực xe điện Dòng xe i3 được BMW phát triển và ra mắt từ những năm 2013, dòng sản phẩm này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến lược điện khí hóa của BMW và giúp hãng xe có thêm sức cạnh tranh trong một phân khúc thị trường “sản phẩm xanh" Không ngừng đổi mới và nâng cấp sản phẩm, BMW tiếp tục ra mắt mẫu xe mới như i4, iX và i7, BMW đã chứng minh vị thế trên thị trường điện khí hóa và trở thành thương hiệu xe điện bán chạy thứ ba ở Anh vào năm 2022 Đặc biệt với dòng xe i7, một nửa lượng nhôm được sử dụng trong i7 hiện tại là từ vật liệu tái chế và tới 70% nhôm tái chế được sử dụng trong các bánh xe Hãng xe đã sử dụng chai PET tái chế để bọc các trụ của xe.

Từ năm 2024 trở đi, BMW sẽ sử dụng bánh xe bằng nhôm được sản xuất bằng 100% năng lượng xanh và khoảng 50% đồng được tái chế, điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng, đồng thời có tác động gián tiếp đến môi trường

Thứ hai, yếu tố khử carbon là yếu tố then chốt trong quản lý chuỗi cung ứng của BMW Tiến sĩ Thomas Becker, Phó chủ tịch Chiến lược dịch chuyển và bền vững (VP Sustainability and Mobility Strategy) của Tập đoàn BMW cho biết rằngBMW đang tích cực hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo thay vì khí đốt tự nhiên trong các nhà máy để giảm dấu chân carbon, bao gồm việc sản xuất khoáng sản cũng như lượng điện tiêu thụ của ô tô điện Hãng xe mong muốn cắt giảm 80% lượng khí thải của nhà máy sản phẩm, sử dụng năng lượng tự cung tự cấp hay được gọi là Phạm vi Một và Hai (Scope One and Two) Đồng thời, BMW mong muốn giảm 20% ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, việc giảm mức trung bình xuống 20% không chỉ là tìm cách giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất pin mà bao gồm thép, nhôm và phần còn lại của các sản phẩm xe Điều này đặt ra kỳ vọng về trọng tâm chiến lược trong hai năm tới của BMW sẽ ngày càng giảm lượng khí thải từ ống xả Bên cạnh đó, BMW đang cố gắng dẫn đầu trong việc cải thiện hồ sơ

"Phạm vi Ba" của mình bằng việc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng BMW cũng tích cực tham gia Mạng lưới oto Catena-X 1 , với hơn 130 thành viên hiệp hội cùng việc tích cực trao đổi thông tin hãng xe này đã xuất bản bộ tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo đầu tiên trong việc xác định các số liệu đưa vào hệ thống Ngoài ra, BMW cũng nhờ sự trợ giúp đến từ Ủy ban Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế và những bên tham gia học thuật có liên quan, quan hệ đối tác với các Công viên Quốc gia ở Vương quốc Anh để cung cấp dịch vụ sạc tại chỗ cho nhân viên và du khách Hãng xe đang hướng tới việc khử cacbon tối đa trong chuỗi cung ứng, đồng thời thực hiện các sáng kiến toàn ngành như Catena-X trong dài hạn.

Thứ ba, đẩy mạnh quy trình, sử dụng nguyên vật liệu tái chế BMW xác định chìa khóa của quá trình tái chế những chiếc xe hết hạn sử dụng là thu hồi những vật liệu có giá trị được đưa trở lại chu trình sản xuất Tại 30 quốc gia, hãng xe đã ban hành các quy định việc thu hồi các phương tiện hết hạn sử dụng cho mục đích tái chế và cung cấp dịch vụ tái chế thân thiện với môi trường tại hơn 3.000 điểm thu hồi trên toàn thế giới Đặc biệt tại thị trường châu Âu, EU đặt ra yêu cầu 95% ô tô phải được tái chế Chính vì vậy, BMW Automotive (Ireland) Ltd đã tham gia và trở thành thành viên của ELVES, chương trình tuân thủ dành cho xe hết hạn sử dụng ở Ireland Các phương tiện hết hạn sử dụng được thu hồi thông qua các Cơ sở xử lý được ủy quyền trong Mạng lưới ELVES sẽ được tái chế, đáp ứng các mục tiêu trong Quy định về phương tiện hết hạn sử dụng là 85% tái sử dụng và tái chế (reuse and recycling) cũng như 95% tái sử dụng, tái chế và thu hồi (reuse, recycling and recovery.)

Vào năm 2022, tỷ lệ tái chế, đo lường việc sử dụng nhựa tái chế tại BMW, đã tăng từ khoảng 20% lên hơn 35% trong các hợp đồng logistics mới cho bao bì có

1 Catena-X: Fetch.ai là một phần của mạng ô tô Catena-X, nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái mở để trao đổi thông tin hiệu quả và an toàn trong toàn bộ chuỗi giá trị ô tô. thể tái sử dụng Việc sử dụng vật liệu tái chế để làm bao bì EPP (Expanded Polypropylene) - vật liệu đóng gói dễ uốn và dễ thích ứng, đặc biệt đối với các bộ phận có bề mặt mỏng manh Tỷ lệ vật liệu tái chế trong bao bì EPP mới phát triển đã ở mức 25% và giảm thiểu được gần 280 tấn CO2 mỗi năm Mục đích là tiếp tục mở rộng số lượng vật liệu thứ cấp được sử dụng trong bao bì Các hoạt động thí điểm ban đầu với bao bì làm từ 100% vật liệu tái chế đã được tiến hành và đạt hiệu quả đối với các phương tiện vận tải cỡ lớn Ước tính từ năm 2023 trở đi các container sẽ được làm từ hơn 90% vật liệu tái chế và thay thế cho hộp lưới thép. Khoảng 15.000 container này sẽ không chỉ tiết kiệm không gian mà còn giảm khoảng 3.000 tấn phát thải CO2 mỗi năm Ngoài ra, việc giảm đáng kể chất thải nhựa từ hoạt động sản xuất nội bộ và tại các đối tác bán lẻ sẽ tránh được thêm khoảng 1.400 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

2.2.2 Hoạt động tìm kiếm nguồn cung ứng và mua hàng xanh

BMW đang phát triển và hướng tới một chuỗi giá trị bền vững trong tương lai Để đạt được mục tiêu đó, hãng xe đã tích cực sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và có thể tái sử dụng, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn đối với các nhà cung cấp và có thẩm định về các quy chuẩn xã hội, môi trường Các tiêu chuẩn, phương án mà BMW đặt ra:

● Với vai trò là một thành viên của Dự án công bố carbon (Carbon Disclosure Project - CDP), BMW hỗ trợ các nhà cung cấp thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải CO2 và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo Ví dụ xưởng đúc kim loại tại Nhà máy Landshut của hãng xe ở Đức đã được ASI (Aluminium Stewardship Initiative - Sáng kiến Quản lý Nhôm) chứng nhận về việc sử dụng nhôm bền vững.

● Thông qua việc tham gia vào sáng kiến liên ngành 'Cobalt để phát triển',BMW đang khuyến khích các đối tác trong chuỗi cung ứng đáp ứng các tiêu chuẩn cao về xã hội và môi trường Để đạt được mục tiêu này, hãng xe đã và đang tìm kiếm các nguồn cung ứng toàn bộ lithium cho pin từ nhà cung cấp hàng đầu thứ hai từ năm 2022 trở đi, điều này giúp hãng ít phụ thuộc hơn về mặt công nghệ, địa lý và địa chính trị vào các nhà cung cấp riêng lẻ.

● Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, hãng xe đã đặt ra nghĩa vụ xã hội và môi trường cho các nhà cung cấp với các tiêu chuẩn bền vững ràng buộc theo hợp đồng

● Tiếp tục đổi mới và giới thiệu vật liệu tái chế trong ô tô của mình là một trong những phương án phát triển của BMW Ví dụ, BMW iX mới có thảm sàn kết hợp Econyl – một sản phẩm nilon tái sinh được làm hoàn toàn từ lưới đánh cá và thảm tái chế.

Trong hoạt động tìm nguồn cung ứng xanh, BMW tích cực nỗ lực để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các nhà máy sản xuất bằng cách sử dụng nhiều nguồn tái tạo hơn Đặc biệt khi hãng sản xuất ngày càng nhiều ô tô hybrid và ô tô điện, đòi hỏi pin điện áp cao và sử dụng nhiều năng lượng, BMW đang thực hiện một loạt biện pháp trong toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu đến cuối nhằm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường

● Hãng tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài nguyên bền vững hơn như hydro và năng lượng địa nhiệt Ví dụ, BMW iX và i4 chạy hoàn toàn bằng điện mới được sản xuất tại Nhà máy Dingolfing và Munich hoàn toàn sử dụng thủy điện từ sông Isar và Lech.

BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM TỪ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA BMW

Đánh giá hiệu quả việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW

Với mục tiêu tiên phong trong nền kinh tế tuần hoàn và đẩy mạnh điện khí hóa phương tiện giao thông, tập đoàn BMW đã đạt được nhiều thành công trong việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh

Thứ nhất, BMW đã xây dựng một chiến lược toàn diện để giảm lượng khí thải trong toàn bộ chuỗi giá trị Mục tiêu giảm 40% lượng khí thải CO2 từ năm 2019 đến 2030 là một thành tựu đáng kể, thể hiện qua việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và biện pháp hiệu quả năng lượng trong các hoạt động phân phối, bán lẻ và logistics.

Thứ hai, BMW đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tối ưu hóa hiệu suất năng lượng Họ đã thay thế khí đốt tự nhiên bằng việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy sản xuất của mình từ năm 2021, giúp giảm đáng kể dấu chân carbon Các nhà máy của BMW, như Dingolfing và Munich, đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn thủy điện, minh chứng cho sự chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo Việc tham gia vào mạng lưới ôtô Catena-X để trao đổi thông tin hiệu quả và hợp tác với các tổ chức học thuật và công viên quốc gia để cung cấp dịch vụ sạc điện tại chỗ là những bước đi chiến lược giúp BMW tiến tới mục tiêu khử carbon toàn diện và dài hạn Đối với Tập đoàn BMW, đây là một bước tiến nữa hướng tới mục tiêu tạo ra chuỗi cung ứng bền vững nhất trong ngành ô tô Những nỗ lực này không chỉ giúp BMW giảm thiểu khí thải mà còn nâng cao hiệu quả năng lượng trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Thứ ba, chuỗi cung ứng hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô mới:

BMW đã tiên phong trong việc sử dụng và đổi mới vật liệu tái chế trong ngành ô tô.Thảm sàn trong mẫu xe BMW iX, được làm từ Econyl – một loại nylon tái sinh từ lưới đánh cá và thảm tái chế, là một ví dụ điển hình Sáng kiến này không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn tiết kiệm tài nguyên, chứng minh cam kết của BMW đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Xưởng đúc kim loại tại Nhà máy Landshut đã được chứng nhận bởi Sáng kiến Quản lý Nhôm (ASI), khẳng định sự cam kết của BMW đối với việc sử dụng nguyên liệu bền vững và bảo vệ môi trường Thành tựu này không chỉ đảm bảo quá trình sản xuất bền vững mà còn thúc đẩy các điều kiện lao động công bằng và an toàn Nhờ các biện pháp này, BMW không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ môi trường mà còn củng cố vị thế tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô về các sáng kiến xanh và bền vững.

Thứ tư, BMW đã thành công trong việc xây dựng chiến lược hậu cần vận tải hiệu quả và sáng tạo BMW đã xây dựng một mạng lưới logistics kỹ thuật số phức tạp và hiệu quả, kết nối các cơ sở sản xuất, trung tâm phân phối và đại lý trên toàn thế giới Công ty đã sử dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống theo dõi thời gian thực để tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển, giảm thiểu thời gian giao hàng và nâng cao khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng Ngoài việc tìm nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguyên tắc “sản xuất theo thị trường” cũng được áp dụng Lý tưởng nhất là địa điểm sản xuất nên được đặt gần nơi khách hàng mua xe thành phẩm Việc hợp tác với DFreight giúp BMW giảm chi phí hành chính và cung cấp khả năng hiển thị từ đầu đến cuối, giúp họ đạt được mức tiết kiệm chi phí và hiệu quả hoạt động trong khi vẫn duy trì sự tập trung mạnh mẽ vào tính bền vững và trách nhiệm với môi trường Điều này không chỉ giúp BMW nâng cao hiệu quả logistics mà còn giảm thiểu lượng khí thải carbon từ hoạt động vận chuyển.

Tính toàn diện và tích cực trong việc thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội của BMW không chỉ là một phần của chiến lược kinh doanh mà còn là cam kết vững chắc với sứ mệnh xã hội và môi trường của tập đoàn này.

Mặc dù BMW đã đạt được nhiều thành công trong việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh, quy trình này vẫn tồn tại một số nhược điểm và thách thức.

Thứ nhất, BMW phải đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu Mặc dù BMW đã thiết lập các tiêu chuẩn bền vững nghiêm ngặt, tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài Việc đảm bảo tất cả các nhà cung cấp tuân thủ là một thách thức lớn Chuỗi cung ứng rộng khắp và phức tạp của BMW có thể gây khó khăn trong việc giám sát và kiểm soát các tiêu chuẩn bền vững.

Thứ hai, chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc triển khai các công nghệ và quy trình sản xuất xanh đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, có thể gây áp lực tài chính và làm chậm tiến độ triển khai các sáng kiến xanh trên toàn bộ chuỗi cung ứng Chẳng hạn, chi phí cho việc sử dụng năng lượng tái tạo (BMW đã bắt đầu sử dụng nhôm sản xuất từ điện mặt trời tại Dubai, cung cấp gần một nửa nhu cầu nhôm hàng năm của nhà máy Landshut) Chi phí thiết lập và duy trì các hệ thống năng lượng tái tạo này thường rất cao, đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến Hay việc đầu tư vào công nghệ sản xuất xanh (Nhà máy iFACTORY của BMW áp dụng các nguyên tắc Lean, Green, Digital) Việc triển khai các công nghệ này không chỉ đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn mà còn cần đào tạo lại nhân viên và cập nhật quy trình sản xuất Chi phí đầu tư ban đầu vào các công nghệ mới, năng lượng tái tạo và hệ thống quản lý chuỗi cung ứng có thể là một trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp, kể cả BMW.

Thứ ba, khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc:

Việc đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng rộng lớn và phức tạp, trong bối cảnh mạng lưới nhà cung cấp luôn thay đổi của BMW là một thách thức đáng kể Dù BMW đã áp dụng các công cụ như Catena-X Alliance (một hệ sinh thái dữ liệu mở cho ngành ô tô, được thiết kế để tạo chuỗi dữ liệu nhằm nâng cao chuỗi giá trị) để cải thiện khả năng theo dõi, việc này vẫn đòi hỏi nhiều nỗ lực và nguồn lực để thực hiện một cách hiệu quả Khả năng theo dõi nguồn gốc vật liệu và đảm bảo rằng các nhà cung cấp đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bền vững là một phần quan trọng nhưng khó khăn trong quản lý chuỗi cung ứng xanh. Hiệu quả của các chiến lược xanh của BMW phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác đến từ các đối tác và nhà cung cấp Bất kỳ sự thiếu hợp tác nào từ phía nhà cung cấp đều có thể làm giảm hiệu quả của các nỗ lực phát triển bền vững.

Cuối cùng, việc quản lý các nguồn nguyên liệu thô quan trọng là một thách thức với BMW Tập đoàn đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung bền vững cho các nguyên liệu thô quan trọng như cobalt và lithium. Việc khai thác và xử lý các nguyên liệu này thường đi kèm với các vấn đề về môi trường và xã hội, đòi hỏi BMW phải liên tục giám sát và cải thiện các điều kiện khai thác Chẳng hạn, khu vực Salar de Atacama, Chile hay còn gọi là tam giác lithium là một trong những khu vực khô hạn nhất trên thế giới và có trữ lượng lớn lithium ở dạng được gọi là nước muối Có những lo ngại rằng việc bơm nước ngọt, nước lợ và nước muối chứa lithium từ mặt đất sẽ làm mất ổn định hệ sinh thái mỏng manh, dẫn đến tình hình căng thẳng và sự thiếu tin tưởng chung giữa người dân bản địa và các công ty khai thác mỏ Việc quản lý nguyên liệu thô của Tập đoàn BMW tạo thành cơ sở quan trọng cho quy trình thẩm định nhiều giai đoạn của công ty và trách nhiệm của công ty đối với mạng lưới nhà cung cấp Tuy nhiên việc thực hiện không chỉ phức tạp mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.

3.2 Bài học kinh nghiệm từ mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

3.2.1 Bài học kinh nghiệm từ mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh của BMW

Thứ nhất, BMW đã chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, giảm mạnh khí thải CO2, bảo vệ môi trường và hướng tới tương lai xanh Điểm nhấn trong chiến lược của BMW là việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho sản xuất xe MINI Countryman và nhà máy tại Shenyang Đây là minh chứng mạnh mẽ cho cam kết của hãng trong việc giảm thiểu tác động môi trường và hướng đến một tương lai xanh Việc áp dụng năng lượng tái tạo không chỉ giúp BMW tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, trách nhiệm với cộng đồng.

Bên cạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo cho hoạt động sản xuất, BMW còn hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để giảm thiểu lượng khí thải CO2 trong chuỗi cung ứng BMW đã hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, đối tác, tổ chức phi chính phủ và chính phủ để xây dựng chuỗi cung ứng xanh Đồng thời việc chia sẻ dữ liệu, hợp tác nghiên cứu và phát triển, cùng nhau xây dựng tiêu chuẩn chung là những yếu tố then chốt Điều đó được thể hiện qua việc hợp tác với nhà cung cấp nhôm, giúp giảm 360.000 tấn khí thải CO2 trong giai đoạn 2021-2023 Hơn nữa, BMW còn tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế khí đốt tự nhiên trong sản xuất, góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch này.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của BMW đã mang lại những thành quả to lớn. Lượng khí thải CO2 cho mỗi chiếc xe sản xuất giảm 80% từ năm 2006 đến năm

2020, khẳng định hiệu quả của chiến lược năng lượng tái tạo và hạn chế khí đốt tự nhiên Mô hình của BMW là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác trong hành trình hướng đến phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai xanh cho thế hệ mai sau.

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Aluminium Stewardship Initiative (ASI), 2022. Aluminium Stewardship Initiative. Available at: https://aluminium-stewardship.org/ [Accessed 30 May 2024] Link
[2] BMW, 2023. How BMW Protects Our Environment. Available at: https://www.bmw.com/en/magazine/sustainability/how-bmw-protects-our-environment.html [Accessed 30 May 2024] Link
[3] BMW Group, 2022. BMW Battery Recycling. Available at: https://www.bmwgroup.com/en/responsibility/battery-recycling.html [Accessed 30 May 2024] Link
[4] BMW Group, 2022. BMW Group Supplier Relations. Available at: https://www.bmwgroup.com/en/suppliers.html [Accessed 30 May 2024] Link
[5] BMW Group, 2022. Sustainability 360. Available at: https://www.bmwgroup.com/en/news/general/2022/Sustainability360.html [Accessed 30 May 2024] Link
[6] BMW Group, 2023. 100 Percent Green Power: BMW Group to Use Sustainably Produced Aluminium Wheels from 2024. Available at:https://www.press.bmwgroup.com/global/article/detail/T0378193EN/100-percent-green-power:-bmw-group-to-use-sustainably-produced-aluminium-wheels-from-2024[Accessed 30 May 2024] Link
[7] BMW Group, 2023. A Successful 2023: BMW Group Posts Record Sales, Meets Ambitious E-Mobility Growth Targets. Available at:https://www.press.bmwgroup.com/global/article/detail/T0438999EN/a-successful-2023:-bmw-group-posts-record-sales-meets-ambitious-e-mobility-growth-targets?language=en [Accessed 30 May 2024] Link
[8] BMW Group, 2023. BMW Group Purchasing Steps Up Sustainability Activities and Paves the Way for Future E-Mobility Growth. Available at:https://www.press.bmwgroup.com/global/article/detail/T0322172EN/bmw-group-purchasing-steps-up-sustainability-activities-and-paves-the-way-for-future-e-mobility-growth?language=en [Accessed 30 May 2024] Link
[9] BMW Group, 2023. Environmental and Social Standards. Available at: https://www.bmwgroup.com/content/grpw/websites/bmwgroup_com/en/sustainability/environmental-and-social-standards.html [Accessed 30 May 2024] Link
[10] BMW Group, 2023. Renewable Energy at BMW. Available at: https://www.bmwgroup.com/en/responsibility/renewable-energy.html [Accessed 30 May 2024] Link
[11] CDP, 2023. Carbon Disclosure Project. Available at: https://www.cdp.net/en [Accessed 30 May 2024] Link
[12] Công an Nhân dân, 2023. Một DN nước ngoài xả chất thải gây hại môi trường. Available at: https://cand.com.vn/Kinh-te/Mot-DN-nuoc-ngoai-xa-chat-thai-gay-hai-moi-truong-i189331/ [Accessed 30 May 2024] Link
[13] DFreight, 2023. An Insight Into BMW Supply Chain Strategy. Available at: https://dfreight.org/blog/an-insight-into-bmw-supply-chain-strategy/#Logistics_and_Distribution_at_BMW [Accessed 30 May 2024] Link
[14] DFreight, 2023. Digital Freight Management. Available at: https://www.dfreight.com/ [Accessed 30 May 2024] Link
[15] Econyl, 2023. Econyl - Sustainable Nylon. Available at: https://www.econyl.com/ [Accessed 30 May 2024] Link
[16] Ludwig, C., 2023. BMW’s lean, green and digital difference. Available at: https://www.automotivelogistics.media/supply-chain-management/bmws-lean-green-and-digital-difference/43943.article [Accessed 30 May 2024] Link
[17] McLoughlin, J., 2023. BMW Group focuses on logistics to reduce its ‘environmental footprint. Available at: https://www.logisticsmanager.com/bmw-group-focuses-on-logistics-to-reduce-its-environmental-footprint/ [Accessed 30 May 2024] Link
[18] Morris, J., 2023. BMW: Cars Must Be Green Across The Entire Supply Chain. Available at: https://www.forbes.com/sites/jamesmorris/2023/01/29/bmw-cars-must-be-green-across-the-entire-supply-chain/?sh=6e79cba096a2 [Accessed 30 May 2024] Link
[19] Supply Chain Digital, 2023. BMW Group Supply Chain: An ESG Case Study. Available at: https://supplychaindigital.com/sustainability/bmw-group-supply-chain-an-esg-case-study [Accessed 30 May 2024] Link
[20] VnEconomy, 2023. Chiến lược của BMW: Ô tô phải xanh trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Available at: https://vneconomy.vn/techconnect//chien-luoc-cua-bmw-o-to-phai-xanh-trong-toan-bo-chuoi-cung-ung.htm [Accessed 30 May 2024] Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Các thành phần trong chuỗi cung ứng xanh - Tiểu Luận Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Bmw.docx
Hình 1 Các thành phần trong chuỗi cung ứng xanh (Trang 11)
Hình 2: Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh - Tiểu Luận Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Bmw.docx
Hình 2 Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh (Trang 14)
Hình 3: Những thành tích và kỳ vọng của BMW cho đến nay - Tiểu Luận Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Xanh Của Bmw.docx
Hình 3 Những thành tích và kỳ vọng của BMW cho đến nay (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w