1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Philippines
Tác giả Hoàng Minh Hạnh, Nguyễn Thị Anh Thư, Huỳnh Thị Ngọc Sang, Phạm Thị Linh Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 6,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.5 Bố cục của đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (12)
    • 2.1 Các khái niệm liên quan (12)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan (13)
      • 2.2.1 Mô hình trọng lực (13)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu (15)
      • 2.2.3 Các nghiên cứu Việt Nam đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu (18)
      • 2.2.4 Các giả thuyết của mô hình trọng lực (0)
  • CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (29)
    • 3.1 Đánh giá tổng quát (29)
    • 3.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (30)
    • 3.3 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (32)
    • 3.4 Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam (33)
    • 3.5 Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam (36)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 4.1 Thu thập dữ liệu (38)
    • 4.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm (39)
    • 4.3 Mô hình nghiên cứu với trường hợp Việt Nam (41)
    • 4.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể (44)
      • 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (44)
      • 4.4.2 Mô hình hồi quy gộp (OLS) (45)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (47)
    • 5.1 Thống kê mô tả (47)
    • 5.2 Ma trận tương quan (48)
    • 5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (48)
    • 5.4 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) (50)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (56)
    • 6.1 Kết luận (56)
    • 6.2 Hàm ý chính sách (56)
    • 6.3 Hạn chế và hướng phát triển của nghiên cứu (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................50 (61)

Nội dung

Và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo củaViệt Nam sang Philippines như: GDP của Việt Nam, GDP của Philippines, dân số Philippines,năng suất lúa, khoảng cách kinh tế, …

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược hàng đầu của Việt Nam Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, đặc biệt là Philippines luôn đứng ở vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm tới 33,9% thị phần Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2020 đạt 2,22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với năm 2019 Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập, dịch bệnh Covid -19 bùng phát Những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động hết sức phức tạp của dịch Covid-19 Và các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo với Việt Nam hiện đang lâm vào tình thế khó Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang gặp phải khó khăn về xuất khẩu gạo do đồng Rupee yếu đi và làn sóng dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã hội, tác động đến logistics, từ xay xát tới vận chuyển gạo ra cảng Trong khi đó, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh và nguồn cung dồi dào nên có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Bên cạnh đó, trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký gần đây như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam Vì vậy việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines là cực kỳ cần thiết trong tình hình có nhiều biến động như hiện nay Các nhà quản lý chính sách thương mại và doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường Philippines, nắm bắt thông tin về các chính sách thương mại, cơ cấu nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các quyết định kinh doanh và chiến lược phù hợp Và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines như: GDP của Việt Nam, GDP của Philippines, dân số Philippines, năng suất lúa, khoảng cách kinh tế, … sẽ giúp các doanh nghiệp gạo trong nước nắm bắt được cơ hội và hạn chế được những rủi ro không đáng có để có thể tăng cường và cải thiện sản lượng cũng như chất lượng gạo để có thể xuất khẩu sang thị trường tiềm năng như Philippines. Một số nghiên cứu thế giới đã chỉ ra các tác nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo như nghiên cứu của Bilal và Rizvi (2013), Nyerere (2016), Lazaro và cộng sự (2017), Ayinde và cộng sự (2017) nhưng các nghiên cứu này đều chỉ tập trung vào đánh giá tác động của các nhân tố khác nhau đến tình hình xuất khẩu gạo và các kết quả nghiên cứu là mâu thuẫn, không có sự thống nhất Quan trọng hơn, ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu định lượng đánh giá mối quan hệ này và đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào sử dụng phương pháp đồng liên kết cho chuỗi thời gian có tính dừng Vậy làm sao để Việt Nam tìm ra các nhân tố khác ngoài các nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo ngoài những nghiên cứu trên để có những quyết định đúng đắn trong việc đưa ra các chính sách phù hợp nâng cao năng suất sản xuất lúa Và liệu rằng có thực sự tồn tại thêm các nhân tố khác ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines hay không? Mối quan hệ thực nghiệm giữa sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng thuận chiều hay nghịch chiều đến xuất khẩu gạo? Để trả lời vấn đề đó, việc nghiên cứu “tác động của các nhân tố tác động lên sự thay đổi của xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines” là vô cùng cấp thiết, điều này sẽ giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về sự thay đổi này và tìm ra những cách thức để thích ứng và đáp ứng nhu cầu của thị trường này, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nhà sản xuất gạo lớn khác như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan Đồng thời, tính cấp thiết của đề tài này cũng sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống các nghiên cứu hiện có, đưa ra các chính sách vĩ mô góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn ở Việt Nam.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian tới. b) Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết được các mục tiêu cụ thể nêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Các nhân tố chính tác động đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines là gì?

(2) Mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines như thế nào?

(3) Giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines trong thời gian tới là gì?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines. b) Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Philippines

- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được tổng hợp từ năm 2000 đến năm 2021

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000-2021 bằng cách áp dụng mô hình tác động gộp (PooledOLS) kết hợp với phân tích nhân tố khám phá EFA làm cơ sở xác định tác động dài hạn Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả cùng với ma trận tương quan để xác định chiều của mối quan hệ.

Bố cục của đề tài

Nghiên cứu được chia ra thành 6 chương chính, bao gồm:

Chương 1 trình bày tổng quan nghiên cứu trình bày tính cấp thiết của đề tài mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3 trình bày tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn

Chương 4 trình bày phương pháp nghiên cứu Cụ thể các phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm tra các giả thuyết, việc thu thập dữ liệu, mô hình cụ thể, và công cụ nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, ma trận tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.

Chương 5 trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận trong sự so sánh với các kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Chương 6 trình bày kết luận nghiên cứu và các hàm ý chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm liên quan

Xuất khẩu (Export) là một chức năng của thương mại quốc tế, theo đó hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia được vận chuyển hoặc vận chuyển đến một quốc gia khác để sử dụng, bán hoặc trao đổi trong tương lai (ITC, 2011) Đây không phải là hoạt động bán hàng đơn lẻ mà là một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát quản lý của cấp nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài với mục đích thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế quốc gia Theo Luật thương mại 2005, Điều 28 khoản 1 “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Xuất khẩu, đã từ lâu, được coi là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển và thậm chí mang tính vĩ mô trên toàn cầu Quan điểm xuất khẩu là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế là do xuất khẩu đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận (Mabrouka và Bakari, 2017) Nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn những gì họ nhập khẩu, điều này có nghĩa là một quốc gia có thặng dư thương mại Cán cân thương mại là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong nước Khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, quốc gia đó có thặng dư thương mại Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, có nghĩa là một quốc gia bị thâm hụt thương mại Do đó, cân bằng thương mại xảy ra khi xuất khẩu bằng nhập khẩu (Adhikari, 2017) Quan điểm này được ủng hộ không chỉ về mặt lý thuyết, mà còn được minh chứng bằng những điển hình thành công của các nền kinh tế như Nhật Bản, các nước NICs, Thái Lan, Trung Quốc vẫn được thế giới ca ngợi là “đột phá”, “thần kỳ” Tuy nhiên, trên thực tế, cũng không ít quốc gia chưa thành công với chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu như các quốc gia Nam Á, Mỹ La Tinh, dấy lên những hoài nghi về tác động tích cực của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế Với Việt Nam, kể từ năm 1986 đến nay, cùng với đà hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, xuất khẩu luôn được coi là một trong những “trụ cột” của công cuộc cải cách toàn diện và phát triển kinh tế Với vai trò đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tích ngoạn mục về quy mô và tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên, đằng sau “tấm huy chương” về thành tích xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập đáng quan ngại dưới góc nhìn chất lượng, hiệu quả và bền vững Còn tính vĩ mô toàn cầu thể hiện khi sự lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia diễn ra xuyên suốt sẽ thúc đẩy sản xuất của từng quốc gia phát triển và càng nhiều quốc gia đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu thì nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ tăng trưởng tốt Hiện nay xuất khẩu có một số hình thức cơ bản như: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp (ủy thác), gia công hàng xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, buôn bán đối lưu, xuất khẩu theo nghị định thư được ký kết giữa các chính phủ

Cung là một khái niệm kinh tế quan trọng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà các nhà cung cấp và người bán sẵn sàng và có thể bán ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Cung gồm hai yếu tố cơ bản là ý muốn sẵn sàng bán và khả năng bán Cung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: (1) giá cả của hàng hóa và dịch vụ: Nếu giá cả tăng lên thì khi bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ có mức lãi cao hơn Vì vậy doanh nghiệp sẽ làm việc nhiều hơn, mua thêm máy móc thiết bị, thuê thêm nhân công và sản lượng cung ứng cũng sẽ tăng lên và ngược lại (2) Giá cả của yếu tố sản xuất: Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn và do đó doanh nghiệp sẽ lãi ít hơn Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất, sản lượng cung ứng cũng sẽ giảm (3) Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cung Nếu bạn sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, bạn sẽ lãi nhiều hơn và do đó số lượng sản phẩm mà bạn cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên (4) Kỳ vọng: Lượng sản phẩm mà bạn cung ứng hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của bạn về tương lai Chẳng hạn nếu dự kiến giá bán sản phẩm của bạn trong thời gian tới tăng lên thì bạn sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn (5) Chính sách của chính phủ: nếu chính phủ đề ra mức thuế cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, thu nhập của doanh nghiệp sẽ ít hơn và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Mô hình trọng lực (hay còn gọi là mô hình hấp dẫn thương mại – Gravity model) là một mô hình kinh tế lượng - công cụ hữu hiệu trong việc giải thích sự di chuyển và hướng của lưu lượng thương mại giữa các quốc gia Mô hình trọng lực dựa trên những yếu tố như khoảng cách, nguồn tài nguyên, GDP, GDP trên đầu người, giá thị trường, lạm phát và những nhóm khác của các quốc gia để dự đoán sự di chuyển thương mại giữa các quốc gia Mô hình trọng lực cũng có thể được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa sự di chuyển thương mại và các biến hệ số kinh tế chính như tài nguyên, nguồn lực, nhân lực…

Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng dựa vào mô hình lực hấp dẫn vật lý của Newton (1687) - Mô hình phỏng theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton trong đó nói rằng lực hút của hai vật thể phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng và khối lượng của mỗi vật Khi mô hình trọng lực được áp dụng trong kinh tế học, xuất khẩu tương ứng với lực hấp dẫn và tổng sản phẩm quốc nội tương ứng với “khối lượng kinh tế” Mô hình này được sử dụng để giải thích các động lực của xuất khẩu, tức là điều gì buộc một quốc gia phải xuất khẩu sang một quốc gia khác Mô hình trọng lực là ví dụ phổ biến nhất của mô hình tương tác không gian Mô hình lực hấp dẫn sử dụng 2 biến để dự đoán hoặc ước tính khối lượng tương tác không gian giữa hai hoặc ba địa điểm, thành phố, quốc gia, vùng miền trở lên Đây là (1) tổng dân số của địa điểm và (2) khoảng cách ngăn cách những địa điểm này hoặc thời gian, chi phí để vượt qua khoảng cách Kỳ vọng là sẽ có mối liên hệ tích cực giữa lưu lượng dòng chảy và quy mô dân số; nghĩa là, khi hai nơi có dân số lớn, chúng tôi mong đợi khối lượng người di cư hoặc người đi lại sẽ lớn, nhưng khi các địa điểm cách nhau một khoảng cách lớn, chúng tôi cho rằng tác động của khoảng cách, qua trung gian là khoảng cách, chi phí hoặc thời gian đi lại sẽ làm giảm mức độ tương tác Do đó, trong khi quy mô dân số dẫn đến một mối quan hệ tích cực, khoảng cách dẫn đến một mối tương quan nghịch (khối lượng tương tác không gian giảm khi khoảng cách xa tăng) Lực hấp dẫn từ lâu đã được áp dụng cho các chuyển động của yếu tố mô hình theo kinh nghiệm Đối với dòng chảy thương mại, mô hình luôn phù hợp Nhưng, trái ngược với sự phát triển gần đây của mô hình lực hấp dẫn cơ cấu kinh tế của thương mại, đã có rất ít tiến bộ trong việc xây dựng một nền tảng lý thuyết Phần này đưa ra một mô hình di cư mang tính cấu trúc, xem xét các bước triển vọng hướng tới một mô hình cấu trúc của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kết thúc bằng cách chỉ ra bài toán chưa có lời giải về mô hình hóa các dòng vốn danh mục đầu tư quốc tế.

Ban đầu, mô hình trọng lực bị phê phán là thiếu nền tảng lý thuyết Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã bổ sung nền tảng lý thuyết và thực nghiệm cho mô hình (thông qua các biến độc lập mới) Một số biến độc lập mới phổ biến là: GDP bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế Sau đây là sơ đồ cụ thể mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế.

Hình 2-1 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài đánh giá tác động của các nhân tố đến xuất khẩu

Nghiên cứu của Kristinsdottir (2005) đã định lượng tác động của nhiều yếu tố đối với xuất khẩu của Iceland Khoảng cách càng xa, xuất khẩu càng giảm GDP và dân số của các nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn hơn đến giá trị xuất khẩu so với trong nước.

Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định xuất khẩu sản phẩm chế tạo của Ấn Độ sang phía Nam và phía Bắc” của Suresh và Aswal (2014) sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích tác động của các yếu tố như kích thước thị trường, khoảng cách địa lý và các yếu tố kinh tế khác đến xuất khẩu của Ấn Độ Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố địa lý và kinh tế chung, và có thể bỏ qua các yếu tố đặc biệt khác như văn hóa, lịch sử, chính trị…

Nghiên cứu của Ebaidalla và Abdalla (2015) tập trung phân tích hiệu quả xuất khẩu nông sản Sudan thông qua mô hình trọng lực Các yếu tố như kích thước thị trường, khoảng cách địa lý và kinh tế ảnh hưởng đến xuất khẩu của Sudan Nghiên cứu cung cấp phương pháp phân tích hiệu quả và tiềm năng của các loại nông sản xuất khẩu của Sudan trên thị trường quốc tế Kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Sudan trên thị trường toàn cầu.

Nghiên cứu của Haleem et al (2005) ước tính hàm cung xuất khẩu trái cây có múi của Pakistan bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 1975 đến 2004, và kết quả cho thấy giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến xuất khẩu cam quýt Nghiên cứu của Van và Treurnicht (2012) phân tích định lượng phản ứng cung trong ngành thịt cừu Namibia và phát hiện ra rằng trong ngắn hạn, giá thịt cừu có tác động đáng kể đến động lực cung thịt cừu sản xuất tại Namibia, trong khi về lâu dài, lượng mưa tăng lên có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng.

Bilal và Rizvi (2013) trong nghiên cứu của họ để phân tích các yếu tố quyết định xuất khẩu gạo của Pakistan bằng cách sử dụng hồi quy tuyến tính đa biến (MLR) trong đó dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1980 đến năm 2010 được sử dụng và các biến được kiểm tra tính dừng bằng cách sử dụng kiểm định Dickey-Fuller lập luận Các biến như năng suất lúa, giá trong nước và giá xuất khẩu được sử dụng làm xuất khẩu gạo yếu tố quyết định Kết quả cho thấy sản lượng và sản lượng gạo có ý nghĩa dương trong khi giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái có ý nghĩa âm Nghiên cứu cũng chỉ ra năng suất và nhu cầu quốc tế có ý nghĩa dương trong khi giá xuất khẩu và giá nội địa có ý nghĩa âm.

Hegde (2015) trong nghiên cứu với mục tiêu đánh giá cơ hội sản xuất và xuất khẩu gạo toàn cầu ở Ethiopia bằng mô hình hồi quy bội (MLR), phát hiện ra rằng gạo không chỉ để tiêu dùng mà còn có phạm vi tốt cho thị trường trong nước và quốc tế, do đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việc tăng nguồn cung gạo xuất khẩu ở Ethiopia có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nên gạo đã trở thành mặt hàng có ý nghĩa chiến lược đối với tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Adhikari (2016) đã nghiên cứu về các yếu tố quyết định và hiệu suất xuất khẩu gạo ở Ấn Độ Hồi quy tuyến tính bội và Kiểm tra Dickey Fuller (ADF) có tranh luận đã được sử dụng để đạt được kết quả đầy đủ có ý nghĩa Kết quả cho thấy giá xuất khẩu, tỷ giá hối đoái và sản lượng thấp là những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo ở Ấn Độ, tuy nhiên, nghiên cứu này không bao gồm một số biến số quan trọng khác khi xem xét hoạt động xuất khẩu như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của các nước nhập khẩu, giá gạo quốc tế và các yếu tố phi giá như lượng mưa Nghiên cứu này cũng đưa các yếu tố phi giá và GDP vào phân tích các yếu tố quyết định cung cấp gạo cho thị trường xuất khẩu ở Tanzania.

Nghiên cứu của Rwenyagila (2016) về các yếu tố quyết định hiệu quả xuất khẩu ở Tanzania sử dụng phương pháp Bình phương tối thiểu thông thường (OLS) để ước tính các biến, kiểm định tính dừng và đồng liên kết của các biến, cho thấy hiệu quả xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực sản xuất của nhà sản xuất Tăng nguồn cung là một chức năng của khả năng của nông dân để sản xuất đủ hơn cho nhu cầu trong nước và dư thừa cho xuất khẩu.

Nyerere (2016) đã nghiên cứu về các yếu tố quyết định nguồn cung gạo ở Tanzania bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh Lỗi Vector (VAR) để ước tính hàm cung gạo Kết quả cho thấy, các biến phi giá như lượng mưa và lượng phân bón nhạy cảm hơn với sự gia tăng nguồn cung gạo so với các biến giá Hơn nữa, kết quả chỉ ra, bản thân các yếu tố giá cả không đủ để tác động đến quyết định giao đất trồng lúa của nông hộ nhỏ để tăng sản lượng lúa Để hiểu các yếu tố quyết định xuất khẩu gạo ở Tanzania, nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố thể chế, khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Tanzania và mức độ tham gia của thương nhân gạo vào thị trường xuất khẩu.

Lazaro và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về một phân tích thực nghiệm về nhu cầu gạo ở Tanzania bằng cách sử dụng Hệ thống nhu cầu gần như lý tưởng gần như tuyến tính(LA/AIDS) (Deaton và Muellbauer, 1980) Nghiên cứu cho biết, gạo nội địa ở Tanzania có nhu cầu cao hơn gạo nhập khẩu do người tiêu dùng ưa chuộng gạo nội hơn gạo nhập khẩu.

Nghiên cứu này báo cáo rằng, mặc dù lượng gạo nhập khẩu ở Tanzania rất ít, nhưng người tiêu dùng vẫn ưa chuộng gạo nội địa hơn do các đặc điểm độc đáo của gạo nội địa như kích thước hạt, mùi thơm và vị Điều này tạo cơ hội để tăng sản lượng gạo ở Tanzania nhằm nắm bắt các cơ hội thương mại trong khu vực EAC và với thế giới nói chung.

Các nghiên cứu của Claus và cộng sự (2018), Mohamed (2014) và Ayinde và cộng sự (2017) đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu gạo Nghiên cứu của Claus và cộng sự xác định các yếu tố kỹ thuật trong canh tác và xử lý sau thu hoạch ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo Mohamed báo cáo về tác động của yếu tố phi giá như lượng mưa làm giảm nguồn cung gạo xuất khẩu Trong khi đó, nghiên cứu của Ayinde và cộng sự chỉ ra rằng các nhà sản xuất gạo phản ứng với cả giá cả và rủi ro về giá và tỷ giá hối đoái.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Đánh giá tổng quát

Sản xuất lúa phát triển mạnh và khá hiệu quả nên nước ta không những đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước mà còn dành một khối lượng đáng kể cho xuất khẩu Nếu như trước năm 1986, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu khối lượng lớn lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước, thì đến năm 1989 đánh dấu sự kiện quan trọng đó là lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hơn một triệu tấn gạo ra thị trường thế giới, trở thành nước thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo Từ đó đến nay, Việt Nam luôn ở trong top 3 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và hiện chiếm gần 20% thị phần toàn cầu Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2018 có sự tăng trưởng vượt bậc so với gần 30 năm trước Những năm gần đây, nước ta xuất khẩu khoảng từ 5 đến hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm Năm 2018, sản lượng gạo xuất khẩu ước tính đạt 6,1 triệu tấn, gấp 3,8 lần sản lượng gạo xuất khẩu năm 1990; kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, gấp hơn 11 lần, từ 2923 triệu USD năm 2013 lên

3235 triệu USD vào tháng 11/2022 Thực tiễn cho thấy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo cao hơn tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do chất lượng gạo Việt Nam cải thiện tương đối rõ nét, tỷ lệ gạo cao cấp trong sản lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng khiến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam được đẩy cao lên Năm

2018, lượng gạo cao cấp và gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu chiếm trên 60%, phân khúc gạo trung bình và phân khúc gạo cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12% Đây là tỷ lệ “đảo chiều” theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam Kết quả xuất khẩu gạo đến ngày 31/12/2017 có hướng tích cực so với 10 năm trước, khi tỷ lệ xuất khẩu gạo cao cấp và gạo thơm chiếm chưa đến10% Việt Nam đã đạt được thành tựu khả quan trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng Nhìn vào tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá so với tổng GDP đều đạt trên, dưới 90% cho thấy, xuất khẩu hàng hoá đóng góp rất lớn vào GDP của nước ta Nhìn chung gạo không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, với tỷ trọng xuất khẩu chỉ vào khoảng 1,5% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và bằng khoảng 1,3% GDP.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này ngày càng tăng cho thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu tương đối ổn định và được đánh giá là điểm sáng của nhóm hàng nông sản.

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

Năm 2016 đánh dấu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu gạo quốc tế, thể hiện qua sản lượng, chất lượng và thương hiệu Trong khi Việt Nam giảm xuất khẩu ở hầu hết các thị trường, các đối thủ như Thái Lan và Ấn Độ đã nhanh chóng chiếm thị phần, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Philippines Sự chậm trễ trong chính sách xuất khẩu của Việt Nam cùng với giá gạo rẻ, chất lượng tốt của Ấn Độ đã tạo áp lực lớn lên các nước xuất khẩu gạo lớn Ngoài các nước xuất khẩu gạo truyền thống, thị trường cũng chứng kiến sự nổi lên của các đối thủ mới như Campuchia, Lào và Myanmar, sở hữu gạo chất lượng cao và có thương hiệu riêng.

Năm 2010, gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Phi-li-pin, In-đô-nê- xia, Xin-ga-po, Cuba, Ma-lai-xi-a, Đài Loan Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chiếm tới 63,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Năm 2012, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sangTrung Quốc ngày càng có xu hướng tăng lên Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gạo sang TrungQuốc chiếm 30,6%, năm 2016 chiếm 36,2% và năm 2017 tăng lên tới 39,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Riêng năm 2018, giá gạo Việt Nam tăng cao, đồng thời một số nước đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào Trung Quốc khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang TrungQuốc chỉ còn chiếm 22,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2018 của Việt Nam sang Trung Quốc sụt giảm mạnh tới 33,4% so với năm 2017, TrungQuốc vẫn giữ vị trí đứng đầu về tiêu thụ gạo Việt Nam Phi-li-pin là thị trường nhập khẩu gạo đứng thứ 2 sau Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 14,9%; tiếp đến là In-đô-nê-xia với 11,9%(Xem bảng 3.1)

Năm Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bảng 3-1 Kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2013-2021

Hình 3-2 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2013-11/2022

Giai đoạn 2013-11/2022, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân năm đạt 6.039,3 nghìn tấn;xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước phát triển và đạt được kết quả tích cực với kim ngạch xuất khẩu bình quân năm là 2.751,1 triệu USD Xét về mặt lượng, xuất khẩu gạo bình quân năm giai đoạn này giảm 4,4%; mặc dù giá xuất khẩu gạo bình quân trong giai đoạn này tăng song do lượng xuất khẩu giảm kéo theo kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai đoạn này giảm 3,0% (Xem hình 2).

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Xét về cơ cấu thị trường có thể thấy, gạo Việt hiện có mặt ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu xuất khẩu gạo phần lớn sang các nước như Trung Quốc, Phi-lip-pin,In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Ga-na,,, với các sản phẩm đa dạng như: Gạo hạt dài; gạo hạt ngắn;gạo thơm; gạo đồ; gạo hữu cơ; trong đó, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là thị trường cung cấp gạo nhiều nhất cho Trung Quốc (chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang một số thị trường chính đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013-11/2022 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc bình quân giai đoạn 2013-11/2022 đạt 1.938,4 nghìn tấn và 856,4 triệu USD (chiếm 32,1% và 31,1% trong tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước) Song xét cả về lượng và kim ngạch, xuất khẩu gạo sang thị trường

Trung Quốc bình quân năm giai đoạn 2013-2018 đều giảm, trong đó lượng giảm 7,2% và kim ngạch giảm 4,5% Nguyên nhân của tình trạng suy giảm xuất khẩu gạo sang thị trường này là do Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản thương mại làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp, kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm Phi-lip-pin là thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ hai với tỷ trọng chiếm 13,6% về lượng và 12,9% về trị giá. Trong giai đoạn 2013-2018 xuất khẩu sang Phi-li-pin bình quân năm cũng giảm 1,6% về lượng và giảm 0,6% về kim ngạch In-đô-nê-xi-a là thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 với tỷ trọng hàng năm khoảng 6,3% về lượng và 6,1% về kim ngạch; tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2013-2018 giảm tương đương 3,0% về lượng và 3,8% về kim ngạch Ngoài các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, nổi lên có nhiều nước gia nhập nhóm các nước xuất khẩu gạo mạnh như Campuchia, Lào, Myanmar, Đây là những đối thủ mới có sản phẩm gạo chất lượng cao và có thương hiệu (Xem bảng 3.2)

Bảng 3-2 Xuất khẩu gạo bình quân sang một số thị trường chủ yếu giai đoạn 2013-2018

Xuất khẩu bình quân giai đoạn 2013-2018

Xuất khẩu bình quân giai đoạn 2013-2018

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2021 đạt cao nhất trong giai đoạn 2013-2022 với xấp xỉ 448 USD/tấn, giá gạo ở mức cao góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo năm 2021 tăng trưởng cả về lượng và trị giá xuất khẩu với mức tăng tương ứng 5,1% và 16,3% so với năm 2020.

Mặc dù sản xuất lúa nhiều, khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng giá xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác nên kim ngạch xuất khẩu không cao Nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo thế giới do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như chủng loại Giá gạo Việt Nam thường là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan Giá xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350- 400$/MT trong phần lớn giai đoạn từ 2013-2019 Tuy nhiên, từ năm 2020, giá gạo của Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450-520$/MT Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, chủng loại gạo xuất khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm 2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo một thời gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và hiện nay là tình trạng khó thuê vỏ container rỗng để vận chuyển gạo xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.

Số liệu thống kê của Tổ chức Nông, lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2013-2021 luôn thấp hơn giá gạo của Mỹ vàUruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cơ bản thấp hơn của Thái Lan Tuy nhiên, năm 2021 giá gạo của Việt Nam đã cao hơn một chút so với TháiLan Do nguồn cung gạo của Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên giá gạo của Thái Lan có xu hướng giảm Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa và cước vận tải gia tăng do khó thuê container Đây chính là điều bất lợi với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các nước khác để hưởng giá gạo thấp hơn.

Bảng 3-3 Giá xuất khẩu gạo (FOB)

Nguồn: Tổ chức Nông, lương Liên hợp quốc (FAO)

Trong suốt thời gian dài Việt Nam thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa nước chạy theo mục tiêu tăng trưởng sản lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng lúa gạo Việc thâm canh tăng vụ đem lại sản lượng lớn, nguồn cung dồi dào tạo áp lực cho thị trường dẫn tới giá gạo sụt giảm, kết hợp với chất lượng gạo thấp đã gây ra thiệt hại kép khiến cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam càng bị đẩy xuống sát đáy Giá gạo xuất khẩu thấp kéo theo nguồn thu ngoại tệ thấp, đồng thời đẩy giá trong nước và thu nhập của người nông dân xuống thấp Chất lượng gạo Việt Nam thấp so với các nước xuất khẩu gạo, chủ yếu do nông nghiệp nước ta chưa chọn được giống lúa đặc sản mang thương hiệu Việt Nam Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại chưa được thực hiện một cách bài bản và xuyên suốt nên gạo Việt Nam hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và cũng không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm; khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.

Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

Lúa gạo tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia trong điều kiện dân số tăng, đất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu Nhu cầu tiêu thụ và giá gạo thế giới được dự báo có xu hướng tăng do tăng dân số toàn cầu và lúa gạo được sử dụng vào các mục đích khác là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt động cơ cấu lại sản xuất lúa và xuất khẩu gạo theo hướng giảm gạo phẩm cấp trung bình và thấp, tăng mạnh gạo chất lượng cao, gạo đặc sản, đặc biệt gạo Việt đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Nhật Bản; Hàn Quốc; Canada và EU.

Hiệp định FTA mở rộng thị trường tiếp cận của Việt Nam, đặc biệt là CPTPP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường Châu Mỹ cho gạo Việt Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối mặt với khó khăn do tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng khắt khe, tiêu biểu là việc Trung Quốc thắt chặt tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ ASEAN làm giảm mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với gạo từ Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, trong khi các thị trường truyền thống như Indonesia và Philippines cũng đang có xu hướng tự cung tự cấp gạo.

Giá xuất khẩu gạo có nhiều biến động theo xu hướng biến động khó lường của tình hình thương mại thế giới Do vậy cũng gây ra những khó khăn trong việc xác định nguồn cung và thị trường xuất khẩu cũng như dự báo tình hình để từ đó có kế hoạch đảm bảo nguồn cung, mở rộng thị trường tiêu thụ cho phù hợp với tình hình sản xuất trong nước.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, cụ thể là dữ liệu bảng chuỗi thời gian từ năm 2000 đến năm 2021 Các loại dữ liệu được sử dụng bao gồm dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo; GDP của Việt Nam; GDP của Philippines; dân số Philippines, diện tích đất trồng lúa Việt Nam; năng suất lúa Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); khoảng cách trình độ kinh tế; tỷ giá hối đoái Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại, tiêu dùng UN Comtrade, Tổng cục hải quan Việt Nam, Kho dữ liệu mở của Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê Việt Nam.

Biến phụ thuộc của nghiên cứu là kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam trong giai đoạn 2000-2021 Kim ngạch xuất khẩu được đo bằng đơn vị triệu đô la Mỹ Giá trị càng cao biểu thị hoạt động xuất khẩu gạo càng mạnh mẽ Sau khi lấy logarit, kim ngạch xuất khẩu gạo có giá trị trong khoảng từ 2,223 đến 5,097.

GDP của Việt Nam là một biến số quan trọng trong mô hình trọng lực, phản ánh khả năng sản xuất của quốc gia GDP đóng vai trò thước đo thành tựu kinh tế, thể hiện giá trị thị trường của tổng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước trong một giai đoạn nhất định (trong bài viết là một năm) Khi GDP của Việt Nam tăng (lấy logarit trong khoảng 8,02 đến 8,99), quy mô nền kinh tế mở rộng, dẫn đến sản xuất gia tăng, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và tăng nhu cầu nhập khẩu một số hàng hóa bổ sung cho đất nước.

LANDVN - Diện tích đất trồng lúa Việt Nam: được đo lường bằng tổng diện tích đất dùng để trồng lúa tại Việt Nam trong năm Số liệu được thu thập từ Tổng cục thống kế Việt Nam, có giá trị trong khoảng 3.8569 đến 3.8978 (đã lấy log) Diện tích đất nông nghiệp càng tăng thì xuất khẩu càng tăng.

PROVN - Năng suất lúa Việt Nam: dữ liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt

Nam, giá trị giao động từ 1,6274 đến 1,7825 (đã lấy log) Năng suất lúa càng lớn thì mối quan hệ thuận chiều với kim ngạch xuất khẩu gạo càng lớn.

FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: được thu thập từ nguồn dữ liệu mở của Ngân hàng thế giới, giá trị của nó thay đổi từ 9,903 đến 10,207 (sau khi lấy log) FDI càng tăng thì càng tạo điều kiện cho xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái, được thể hiện bằng phép so sánh giữa đồng tiền của quốc gia này với quốc gia khác (ví dụ: VND/PESO), là yếu tố tác động đến thương mại quốc tế Theo số liệu từ Kho dữ liệu mở của ngân hàng thế giới, khi tỷ giá hối đoái VND/PESO tăng, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm.

GDPPLP - GDP của Philippines: Đây là một biến cơ bản của mô hình trọng lực và cũng chính là biến số đại diện cho khả năng sản xuất của quốc gia GDP được xem như là một thước đo thành tựu của quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong trên lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ nhất định (trong bài chọn là một năm) GDP của Philippines sau khi lấy log có giá trị trong khoảng 7.5165 đến 8.9777 GDP của Philippines càng tăng thì càng có mối quan hệ thuận chiều với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

POPLP - Dân số Philippines: Dân số Philippines thể hiện tiềm năng cầu hàng hoá của thị trường cũng như lực lượng lao động của thị trường Philippines Số liệu được thu thập ở Kho dữ liệu mở của Ngân hàng thế giới Dân số Philippines có giá trị trong khoảng 1.8919 đến 2.0565 Dân số Philippines càng lớn thì mức độ nhập khẩu gạo của Việt Nam càng lớn.

EDI - Khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia: Sử dụng lý thuyết của Ghemawat (2001), bài viết dùng dữ liệu để đo lường khoảng cách kinh tế giữa các nước là thu nhập bình quân đầu người giữa các nước được tính theo đơn vị USD thực tế từ kho dữ liệu mở của Ngân hàng thế giới Khoảng cách này được đo lường bằng chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của ViệtNam so với các quốc gia đầu tư Giá trị khoảng cách kinh tế giao động từ 1.8633 đến 2.903 (đã lấy log) Khoảng cách kinh tế càng lớn thì mối quan hệ nghịch chiều giữa khoảng cách với kim ngạch xuất khẩu gạo càng lớn.

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Mô hình trọng lực được sử dụng trong bài nghiên cứu này để đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong nhiều năm qua Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Tinbergen (1962) và Poyhonen

(1963) xây dựng dựa vào cơ sở định luật lực hấp dẫn của Newton (1687) trong vật lý - trong đó các địa điểm kinh doanh tương tác với nhau dựa trên sức hút của các yếu tố kinh tế và bình phương của khoảng cách giữa chúng.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm chọn các yếu tố như GDP của Việt Nam, GDP của nước nhập khẩu (Philippines), dân số Philippines, tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và nước nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng diện tích trồng lúa của Việt Nam, khoảng cách kinh tế, năng suất lúa Việt Nam.

Mô hình trọng lực giải thích thương mại giữa hai quốc gia có dạng như sau:

EXP ijt = K*GDP it β1 *GDP *LAND *PRO *FDI *EXCH *POP *EDI ε jt β2 it β3 it β4 it β5 ijt β6 jt β7 ijt β8 *

+ ε là sai số ngẫu nhiên

+ K là hệ số hấp dẫn hoặc cản trở

+ EXPijt đại diện cho kim ngạch xuất khẩu từ quốc gia i đến quốc gia j ở thời điểm t; + GDPit, GDP lần lượt là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i và j ở thời điểm t;jt

+ LANDit là diện tích đất trồng lúa của quốc gia i tại thời điểm t;

+ PROit là năng suất lúa của quốc gia i tại thời điểm t;

+ FDIit là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia i tại thời điểm t;

+ EXCHijt là tỷ giá hối đoái của quốc gia i đối với quốc gia j tại thời điểm t;

+ POPjt là dân số của quốc gia nhập khẩu j tại thời điểm t;

+ EDIijt là khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia i và j tại thời điểm t;

+ β1, β , β , β , β , β β2 3 4 5 6, 7, 8 βlà mức độ tác động của từng yếu tố tới mô hình.

Logarit cả hai vế của phương trình, ta có thể chuyển đổi thành một công thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau: ln(EXP ijt ) = K + β 1 ln(GDP it ) + β 2 ln(GDP jt ) + β 3 ln(LAND it ) +β 4 ln(PRO it ) + β 5 ln(FDI it ) + β 6 ln(EXCH ijt ) + β 7 ln(POP jt ) + β 8 ln(EDI ijt ) + ε

Mô hình trọng lực lý giải khối lượng thương mại giữa hai quốc gia i và j dựa trên thu nhập, dân số và chi phí vận tải của họ Mô hình này thể hiện mối liên hệ đơn giản giữa hoạt động thương mại giữa các quốc gia i và j Cụ thể, thương mại giữa hai quốc gia này sẽ tăng khi quy mô nền kinh tế lớn và giảm khi khoảng cách, đại diện cho chi phí vận chuyển, tăng.

Mô hình nghiên cứu với trường hợp Việt Nam

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và trên khung lý thuyết, mô hình trọng lực cho thương mại xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines được đề xuất như sau:

EXPVN t = K*GDPVN t β1 *GDPPLP LANDVN *EDI *PROVN *FDIVN t β2* t β3 t β4 t β5 t β6

Dạng mô hình ước lượng bằng cách Logarit hai vế của phương trình như sau: lnEXPVN t = K + 𝛃𝛃𝛃𝛃𝛃 1 lnGDPVN t + 𝛃𝛃𝛃𝛃𝛃 2 lnGDPPLP t + 𝛃𝛃𝛃𝛃𝛃 3 lnLANDVN t + 𝛃𝛃𝛃𝛃𝛃 4 lnEDI t

EXPVNt là kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tới Philippines trong năm t GDPVNt là tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong năm t

GDPPLPt là tổng sản phẩm quốc nội của Philippines trong năm t

LANDVNt là diện tích đất nông nghiệp Việt Nam trong năm t.

EDIt là khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia.

PROVNt là tổng năng suất lúa của Việt Nam trong năm t

FDIVNt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm t

POPPLPt là tổng dân số của nước Philippines trong năm t

EXCHt là tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Philippines trong năm t

K là hệ số chặn của mô hình β1, β , β , β , β , β β2 3 4 5 6, 7, 8 βlà mức độ tác động của từng yếu tố tới mô hình ε là sai số ngẫu nhiên

Bảng 4-4 Bảng dữ liệu sử dụng các biến trong mô hình

Biến quan sát Phương pháp đo lường Giả thuyết nghiên cứu

Nguồn số liệu Kỳ vọng về dấu

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt

Tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam

-Biến phụ thuộc Website cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng UN Comtrade, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại Việt Nam qua một năm (Đơn vị: triệu USD)

- GDP Việt Nam càng tăng thì xuất khẩu gạo càng tăng

Kho dữ liệu mở Ngân hàng thế giới (https://www.worldbank.org)

GDP nước Tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và

- Biến độc lập- GDP của

Kho dữ liệu mở Ngân hàng + nhập khẩu

(GDPPLP) dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại Philippines qua một năm (Đơn vị: triệu USD)

Philippines càng tăng thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường nước đó càng tăng. thế giới (https://www.worldbank.org)

Diện tích đất trồng lúa Việt

Tổng diện tích đất trồng lúa trên toàn Việt Nam

Tổng diện tích đất trồng lúa càng tăng thì sản lượng gạo xuất khẩu tăng

Tổng cục thống kê Việt Nam +

Năng suất lúa của Việt Nam

Tổng sản lượng lúa được sản xuất trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong năm.

Năng suất lúa càng lớn thì sản lượng xuất khẩu càng tăng.

Tổng cục thống kê Việt Nam +

Dân số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Dân số của Philippines càng lớn thì càng tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Kho dữ liệu mở ngân hàng thế giới (https://www.worldbank.org)

Tỷ giá hối đoái Thể hiện giá trị VNĐ thông qua giá trị đồng

-Biến độc lập Kho dữ liệu mở ngân hàng thế giới

(EXCH) tiền của nước nhập khẩu,

Tỷ giá hối đoái VND/Peso càng tăng thì xuất khẩu gạo của Việt Nam càng giảm.

(https://www.worldbank.org) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Đơn vị: USD)

-Biến độc lập. Đầu tư trực tiếp nước ngoài càng tăng thì kim ngạch xuất khẩu càng tăng.

Kho dữ liệu mở ngân hàng thế giới (https://www.worldbank.org)

Khoảng cách kinh tế giữa

Giá trị tuyệt đối của hiệu số giữa GDP/người Việt

Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và Philippines càng lớn thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước đó càng thấp

Kho dữ liệu mở ngân hàng thế giới (https://www.worldbank.org)

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các mô hình phân tích hồi quy cho dữ liệu bảng như: thống kê mô tả, ma trận tương quan, mô hình tác động gộp (Pooled OLS) Qua đó chứng minh được tính hiệu quả của việc kết hợp kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá vào các mô hình hồi quy

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một quá trình quan trọng để hiểu những yếu tố có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Nhóm nhân tố là một tập hợp các biến độc lập có liên quan đến nhau, có tác động đến một số biến phụ thuộc (trong trường hợp này là hoạt động xuất khẩu gạo) Nhân tố khám phá EFA có thể chia thành các nhóm nhân tố cụ thể đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Nhóm nhân tố về chất lượng gạo: Nhóm nhân tố này liên quan đến các yếu tố về chất lượng gạo như hương vị, màu sắc, độ ẩm và độ bóng. Việc nâng cao chất lượng gạo có thể giúp Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu Nhóm nhân tố về năng suất và giá thành: Nhóm nhân tố này liên quan đến các yếu tố về năng suất, giá thành sản xuất và các chi phí liên quan Nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất có thể giúp Việt Nam cải thiện giá cả và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường Nhóm nhân tố về quy trình sản xuất: Nhóm nhân tố này liên quan đến các yếu tố về quy trình sản xuất, quản lý và kiểm soát chất lượng Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và kiểm soát chất lượng có thể giúp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính Nhóm nhân tố về thị trường: Nhóm nhân tố này liên quan đến các yếu tố về thị trường như thị trường tiêu thụ, đối tác thương mại và các quy định xuất khẩu Việc nghiên cứu và đánh giá thị trường có thể giúp Việt Nam cải thiện kế hoạch xuất khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại mới Nhóm nhân tố về chính sách và hỗ trợ: Nhóm nhân tố này liên quan đến các yếu tố về chính sách và hỗ trợ của chính phủ đối với ngành xuất khẩu gạo.

4.4.2 Mô hình hồi quy gộp (OLS)

Mô hình hồi quy gộp OLS (Overall Effects Model - OLS) là một phương pháp trong thống kê dùng để ước lượng tác động trung bình của một biến độc lập (biến giải thích) lên biến phụ thuộc (biến kết quả) trong một mô hình đa biến Mô hình này giả định rằng tác động của biến giải thích lên biến phụ thuộc là giống nhau trên tất cả các quan sát và được ước lượng bằng phương pháp trung bình đơn giản Nó được sử dụng khi biến giải thích có tác động đồng đều trên toàn bộ dữ liệu và không có tác động đặc biệt trên một nhóm nào đó Mô hình tác động gộp OLS thường được sử dụng để xác định mối tương quan giữa các biến và ước lượng tác động trung bình của các biến giải thích lên biến phụ thuộc trong một mô hình đa biến Khi sử dụng mô hình này, các giá trị tác động được ước lượng dựa trên sự khác biệt giữa giá trị trung bình của biến phụ thuộc ở các mức độ khác nhau của biến giải thích.

Công thức chung của mô hình này như sau:

● Y là biến phụ thuộc cần được giải thích.

● X1, X , , X là các biến độc lập được cho là có tác động đến Y.2 k

● β0 là hệ số chặn của mô hình.

● β1, β2, , βk là các hệ số ước lượng cho biết tác động của từng biến độc lập đến Y.

● ε là sai số ngẫu nhiên. Để ước lượng tác động trung bình, ta chỉ cần chia hệ số ước lượng của biến độc lập đó cho giá trị trung bình của biến đó trên toàn bộ mẫu dữ liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

Biến Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Bảng 5-5 Bảng kết quả thống kê mô tả các biến

Kết quả cho thấy giá trị trung bình của GDP Việt Nam (8.5) và GDP Philippines (8.42) xấp xỉ ngang nhau, từ đó cho thấy hai quốc gia này có trình độ phát triển kinh tế khá tương đồng, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam (LANDVN) có độ lệch chuẩn nhỏ nhất trong tất cả các biến (0.01) tuy nhiên giá trị trung bình khá cao (3.88) Các giá trị mô tả của biến GDPPLP là lớn nhất.

Ma trận tương quan

EXPVN GDPVN LANDVN FDIVN PROVN EXCH GDPPLP POPLP EDI

Kết quả phân tích tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%, giá trị cao nhất là 0.961 mối tương quan giữa Năng suất lúa ViệtNam (PROVN) và Dân số Philippines (POPLP) thể hiện 2 biến này có khả năng đa cộng tuyến khá cao với nhau Biến năng suất lúa PROVN và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDIVN có mối tương quan lớn nhất với xuất khẩu gạo Việt Nam EXPVN (0.518) Trong đó, hệ số tương quan giữa EXPVN và PROVN là 0.586 thể hiện mối quan hệ tương quan đồng biến giữa biếnEXPVN và PROVN; mối quan hệ thống kê này phù hợp với giả thuyết “Việt Nam có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) càng lớn thì lượng gạo xuất khẩu càng cao”.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kỹ thuật phân tích nhân tố được phát triển đầu tiên bởi F.H Spearman (1904), sau đó nhanh chóng trở thành một trong những công cụ hàng đầu của phân tích dữ liệu trong nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau Phân tích nhân tố khám phá là một kỹ thuật thống kê được sử dụng khi cần xử lý một số lượng lớn các biến độc lập có trong mô hình với ý tưởng chính là: Các biến độc lập có mối tương quan cao với nhau sẽ cùng xác định ra một biến tiềm ẩn Dựa vào kỹ thuật này, tất cả các biến độc lập trong mô hình sẽ được nhóm lại thành các nhân tố tiềm ẩn Dĩ nhiên, khi đó số lượng các biến tiềm ẩn sẽ được giảm đi rất nhiều cũng như không tồn tại mối tương quan giữa chúng, do đó giúp khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến Một trong các kỹ thuật phân tích nhân tố đáng tin cậy và thường được sử dụng là phân tích nhân tố khám phá bằng phương pháp Principal Component Factor với quy tắc Kaiser- Guttman

Với kỹ thuật phân tích EFA như đã đề xuất thu được kết quả phân tích nhân tố khám phá ở bảng Kết quả bảng cho thấy, tất cả 8 biến quan sát được phân thành 2 nhân tố với tất cả các hệ số tải đều lớn hơn 0,5, đồng nghĩa 8 biến này đều đạt chất lượng từ tốt đến rất tốt, không tồn tại biến xấu Trong đó, 4 nhân tố tiềm ẩn gồm: nhân tố SUPPLY gồm GDP và diện tích đất trồng lúa LANDVN, Năng suất lúa PROVN, FDI đầu tư vào Việt Nam; nhân tố DEMAND gồm GDP và dân số nước nhập khẩu

Bảng 5-6 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Phép đo Kaiser-Meryer-Olkin (KMO) về sự phù hợp của việc lấy mẫu nhân tố cung (SUPPLY)

Kiểm định Bartlett về sự tương đồng giữa ma trận hệ số tương quan với ma trận đơn vị

Phép đo Kaiser-Meryer-Olkin (KMO) về sự phù hợp của việc lấy mẫu nhân tố cung (DEMAND)

Kiểm định Bartlett về sự tương đồng giữa ma trận hệ số tương quan với ma trận đơn vị

Hơn nữa, dựa vào các kết quả kiểm định KMO và Bartlett được trình bày ở bảng trên,với các trị KMO đều lớn hơn 0,5 và các trị thống kê kiểm định Bartlett có p-value xấp xỉ 0, có thể thấy việc thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là hoàn toàn phù hợp cho dữ liệu nghiên cứu thực tế này.

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS)

Bảng 5-7 Bảng kết quả Model Summary

Kết quả ở Bảng này cho thấy trị số thống kê F được tính từ R bình phương của mô hình với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ (sig = 0) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được Phương pháp Enter được sử dụng để phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines của 8 nhân tố thang đo được đưa vào phân tích Trị số Durbin Watson bằng 2.920 thuộc khoảng từ 1-3 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất Nhìn vào kết quả ta kết luận rằng: mô hình hồi quy là phù hợp và các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê.

Bảng 5-8 Bảng kết quả hồi quy Coefficients Để xác định tầm quan trọng của các nhân tố GDPVN, LANDVN, PROVN, FDI, EXCH, GDPPLP, POPLP, EDI đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines ta căn cứ vào hệ số Beta Nếu trị số tuyệt đối của hệ số Beta của nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó càng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines Nhìn vào bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy nhân tố Năng suất lúa Việt Nam tác động mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vì beta bằng 16.273 lớn nhất trong các hệ số beta, tiếp theo là Diện tích đất trồng lúa LANDVN (-13.742), Dân số Philippines POPLP (-9.536), Tỷ giá hối đoái EXCH (-4.448), Khoảng cách kinh tế (0.686), Đầu tư FDI (0.547), Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam GDPVN (-0.278), Tổng sản phẩm quốc nội Philippines GDPPLP (0.198).

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy gộp được cho trong bảng chứng tỏ mô hình ước lượng phù hợp ở mọi mức ý nghĩa do giá trị p-value bằng 0 Ngoài ra, vì giá trị R của mô hình 2 bằng 0.895 nên các biến độc lập giải thích được khoảng 90% cho tổng biến thiên của biến xuất khẩu Chúng ta sẽ đánh giá hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình hay không dựa vào kiểm định t (student) với giả thuyết H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập Xi bằng

0 Mô hình hồi quy có bao nhiêu biến độc lập, chúng ta sẽ đi kiểm tra bấy nhiêu giả thuyết H0. Kết quả kiểm định: Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là hệ số hồi quy của biến Xi khác

Tất cả các biến độc lập có Sig kiểm định t nhỏ hơn 0,05, cho thấy các biến này có tác động có ý nghĩa thống kê lên biến phụ thuộc EXPVN Nếu Sig > 0,05, ta chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa là hệ số hồi quy của biến X bằng 0 một cách có ý nghĩa thống kê và biến X không tác động lên biến phụ thuộc.

Từ kết quả mô hình hồi quy rút ra được phương trình sau: lnEXPVN = 0.231*lnGDPVN + 0.573*lnLANDVN + 2.657*lnPROVN + 0.809*lnFDIVN - 1.691*lnEXCH + 0.284*lnGDPPLP - 1.732*lnPOPLP + 0.770*lnEDI

● Thứ nhất, các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu gạo

GDP Việt Nam (GDPVN) có hệ số dương (0,231), cho thấy GDP trong nước tác động cùng chiều đến xuất khẩu gạo của Việt Nam Cụ thể, khi GDP Việt Nam tăng 1%, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 0,231% GDP nước xuất khẩu phản ánh quy mô nền kinh tế, từ đó cũng thể hiện sức cung hàng hóa GDP càng cao, cung gạo Việt Nam càng lớn và xuất khẩu tăng theo, vì Việt Nam đầu tư thêm vào giống, kỹ thuật, công nghệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh.

(2017), Trần Lan Hương (2017), Nguyễn Xuân Bắc (2010), Kristinsdottir (2005), Haleem và cộng sự (2005)

Diện tích trồng lúa LANDVN, kết quả hồi quy cho thấy diện tích trồng lúa của Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu vì mang dấu dương (0.573), khi diện tích trồng lúa cảng lớn thì kim ngạch xuất khẩu càng tăng, cụ thể khi diện tích trồng lúa tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu tăng 0.573% tác động cùng chiều này đúng như dự đoán của kỳ vọng ban đầu. Chúng ta có thể dễ dàng suy luận được rằng khi nguồn yếu tố đầu vào là đất đai dồi dào thì sẽ làm tăng quy mô nền kinh tế, từ đó dễ dàng hơn trong việc cung ứng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài Một số nghiên cứu về diện tích đất cũng có kết quả tương tự giống bài nghiên cứu của nhóm như Nguyễn Hồng Tín (2017), Văn Chu và cộng sự (2016).

Từ kết quả hồi quy ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam bị ảnh hưởng tích cực bởi biến năng suất lúa Việt Nam PROVN, cụ thể khi năng suất lúa tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu tăng 2.657% - một tỷ lệ khá lớn, đúng như giả thuyết kỳ vọng ở trên Quả đúng là như vậy, khi được mùa đạt năng suất cao, sản lượng lúa gạo tạo ra lớn ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu người dân trong nước và các kho dự trữ lương thực của chính phủ thì lượng xuất khẩu sang thị trường Philippines cũng sẽ tăng lên tương ứng Điều này cũng đã được chứng minh tương tự trong nghiên cứu của Adhikari (2016), Bilal và Rizvi (2013), Mai Thị Cẩm Tú (2016)

Cùng tiếp tục với biến FDIVN có trị số beta là 0.809, có ý nghĩa tích cực tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Philippines Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ tăng 0.809% nếu tăng 1% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là nguồn lực tài chính quan trọng trong phát triển sản xuất, từ đó có thể tác động làm gia tăng xuất khẩu nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng Thật vậy, khi Việt Nam có sự đầu tư mạnh từ các nguồn làm lượng vốn tăng lên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị sẽ phổ biến hơn và hiện đại hơn Chắc chắn rằng năng suất mang lại sẽ cao hơn rất nhiều so với sản xuất thủ công như xưa Với lượng vốn dồi dào đó, Việt Nam sẽ chú trọng đầu tư tìm tòi, phát triển các giống lúa cho năng suất cao, hạt dài, ít bị vỡ, chất lượng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường Có thể thấy một số nghiên cứu cũng đem lại kết quả như vậy bao gồm Nguyễn Quỳnh Huy (2014)

● Thứ hai, các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu gạo

Tổng sản phẩm quốc nội của Philippines ít nhiều tác động cùng chiều tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang nước bạn Với trị số beta 0.284, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines sẽ tăng 0.284% nếu GDPPLP tăng 1% GDP của nước nhập khẩu thể hiện sự gia tăng lên về thu nhập của quốc gia, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu dùng và gia tăng lượng nhập khẩu Khi đó, quốc gia xuất khẩu có thể gia tăng nguồn cung ứng xuất khẩu của mình vào quốc gia nhập khẩu. Yếu tố này có tác động dương lên kim ngạch xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia như trong bài nghiên cứu của Kristinsdottir (2005), Nguyễn Xuân Bắc (2010).

Dân số Philippines ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu gạo Việt Nam, trái ngược với giả thuyết ban đầu Khi dân số Philippines tăng 1%, xuất khẩu gạo Việt Nam giảm 1,732% Điều này có thể do nhu cầu và thị hiếu đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam không tăng theo, hoặc do Philippines ưa chuộng gạo nội địa hoặc từ các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan Ngoài ra, Philippines cũng là quốc gia đang phát triển, người dân vẫn chủ yếu sản xuất lúa gạo nên có thể tự cung tự cấp, dẫn đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang nước này giảm đáng kể

● Thứ ba, các yếu tố tác động thúc đẩy hoặc cản trở xuất khẩu gạo

Với biến tỷ giá hối đoái, nhìn vào bảng ta có thể thấy trị số beta là (-1.691) điều này đồng nghĩa với việc khi tỷ giá hối đoái giữa Peso Philippines và Việt Nam đồng tăng lên 1% thì ảnh hưởng tiêu cực làm xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 1.691% Có thể giải thích như sau khi tỷ giá hối đoái giữa đồng Peso Philippines và Việt Nam đồng tăng lên sẽ làm cho gạo Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường Philippines Điều này dẫn đến giảm xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước bạn Một số bài nghiên cứu điển hình gần như Nguyễn Xuân Bắc (2010), Mai Thị Cẩm Tú (2016), Trần Mạnh Dũng và Cộng sự (2019), Bùi Thị Hồng Hạnh (2017), Trần Lan Hương (2017), Adhikari (2016), Bilal và Rizvi (2013)

Biến khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Philippines (EDI) có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đi ngược với kỳ vọng ban đầu, nghĩa là khi khoảng cách trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước càng lớn sẽ làm cho thương mại giữa hai nước tăng, tức là kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines tăng lên Theo như mô hình, khi khoảng cách kinh tế tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 0.770% Điều này có thể được giải thích rằng khi khoảng cách giữa 2 nước càng lớn thì giá thành sản xuất gạo tại Việt Nam rẻ hơn nước bạn, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Philippines dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam rất chú trọng nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người dân Philippines làm tăng khả năng xuất khẩu gạo Các nghiên cứu có đề cập tới yếu tố khoảng cách trình độ kinh tế của 2 quốc gia trong xuất khẩu như Nguyễn Kim Doanh và Yoon Heo (2009) và Nguyễn Xuân Bắc (2010).

Các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines bao gồm: thuế quan nhập khẩu, giá lúa gạo tại Việt Nam và Philippines, chi phí vận chuyển, tỷ giá hối đoái và thu nhập của người tiêu dùng Philippines Những yếu tố này có thể tác động tích cực (ví dụ như thuế nhập khẩu thấp) hoặc tiêu cực (ví dụ như giá lúa gạo tại Việt Nam cao) lên kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Kết quả mô hình đã xây dựng tương đối phù hợp với lý thuyết và thực tiễn xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1.   Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
Hình 2 1. Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế (Trang 15)
Bảng  3-1  Kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2013-2021 - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 3-1 Kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2013-2021 (Trang 31)
Hình 3-2  Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2013-11/2022 - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
Hình 3 2 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2013-11/2022 (Trang 32)
Bảng  3-2   Xuất khẩu gạo bình quân sang một số thị trường chủ yếu giai đoạn 2013-2018 - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 3-2 Xuất khẩu gạo bình quân sang một số thị trường chủ yếu giai đoạn 2013-2018 (Trang 33)
Bảng  4-4  Bảng dữ liệu sử dụng các biến trong mô hình - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 4-4 Bảng dữ liệu sử dụng các biến trong mô hình (Trang 42)
Bảng  5-5 Bảng kết quả thống kê mô tả các biến - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 5-5 Bảng kết quả thống kê mô tả các biến (Trang 47)
Bảng  5-6 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 5-6 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Trang 49)
Bảng  5-7 Bảng kết quả Model Summary - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 5-7 Bảng kết quả Model Summary (Trang 50)
Bảng  5-8 Bảng kết quả hồi quy Coefficients - tiểu luận các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường philippines
ng 5-8 Bảng kết quả hồi quy Coefficients (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN