1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tội mua bán người – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

82 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội mua bán người – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ
Tác giả Trần Phạm Thảo Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tuyết Mai
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 43,35 MB

Nội dung

Trang 1

TRẢN PHẠM THẢO ANH

TOI MUA BAN NGƯỜI - SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự

Mã sô: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Tuyết Mai

HÀ NỘI - NĂM 2016

Trang 2

lôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết qua nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dân trong Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Sau Đại học, Đại học

Luật Hà Nội Váy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi có

thê bảo vệ Luận van.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Phạm Thảo Anh

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài: ¿- 5c ©k St E21 1211212112111111112111 111 xe | 2 Tình hình nghiên cứu dé tài ¿- ¿2 s+S++E+E+E£EEeEEEEEEEErEerkerkerxee 2

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4

5.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5-5 5 +c+<+cse+ 6 6 Bố cục của luận VAN ececececccscesscscsesecesesescscscevsvsessecscscscscscscsestscscscscscavacenees 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VE TOI MUA BAN NGƯỜI TRONG PHAP LUAT QUOC TE VÀ PHÁP LUAT HOA KỲ - 2-5 s+c£eE+kererered 6 1.1 Tội mua bán người trong pháp luật quốc tẾ 2 - 2 ++s+x++se¿ 7

1.1.1 Tình hình tội phạm mua bán người trên thé giới 7

1.1.2 Quy định về tội buôn bán người trong Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ

500200000121 141.2 Tội buôn bán người trong pháp luật Hoa Kỳ - - -‹ 191.2.1 Tình hình tội phạm buôn bán người ở Hoa Kỳ 19

1.2.2 Dau hiệu pháp lý của tội buôn bán ngườii 2- - 5 s52 we

1.2.3 Hình phạt đối với tội buôn ban Nguoi eset 30 4518867.))89510/9) 600112155 34 CHƯƠNG 2: TỘI MUA BÁN NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG SỰ SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP I0/.00:(9.0 e2 - ,H)HHĂẦA 35

2.1 Tội mua bán người trong pháp luật hình sự Việt Nam 352.1.1 Tình hình tội phạm mua ban người ở Việt Nam 35

2.1.2 Khái quát chung về tội mua bán người trong pháp luật hình sự Việt

Trang 4

2.2.1 Những điểm tương đồng -¿- - 2 SE EEEEEEEerkerred 54

2.2.2 Những điểm khác biỆt - - 52 SE 22E£EE£E£EEeEEEeEzEerxrrered 58

KET LUẬN CHƯNG 2 2-5 ESE+EE‡EE2E22E22E715715212112152121 xe 72 KET LUẬN CHUNG 2 25% ©ESE£2E2E22E12E12E11217171711211212 212 xe 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Trong bối cảnh toàn cầu hướng đến một thế giới văn minh, công băng và bình đăng nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thì thế giới đã xuất hiện một hình thức xâm phạm nghiêm trọng đến danh

dự, nhân phẩm con người với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp và có tô

chức đó là tội phạm mua bán người Đây là một thách thức lớn đối với toàn thế giới cũng như Việt Nam Đối mặt với sự bùng nô chóng mặt của nạn buôn người

trên toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã nhận ra, để đây lùi tốc độ bành trướng

đến chóng mặt của tệ nạn này, cần có sự liên minh hợp tác giữa các nước trong khu vực cũng như quốc tế Chỉ khi các quốc gia là điểm xuất phát với các quốc

gia là điểm trung chuyên và các quốc gia là điểm đến của nạn buôn người liên

kết được với nhau, hợp tác đoàn kết vì chung mục đích, khi ấy những công cụ

pháp lý mang tính quốc tế mới được sử dụng một cách hữu hiệu nhất.

Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam diễn

biến phức tạp, có xu hướng quốc tế hóa Trong nước đã xuất hiện nhiều đường

dây mua bán người xuyên quốc gia, liên quan đến nhiều đối tượng thuộc nhiều

địa phương, có sự cầu kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và nước ngoài với

nhiều thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt, lừa gạt dưới mọi hình thức dé đạt được mục

đích Đối tượng của hoạt động mua bán người là nam giới, phụ nữ và trẻ em, thuộc mọi lứa tuổi trong đó nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em Phần lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ các vùng nông thôn, miền núi ra đô thị, bị ép buộc làm gái mại dâm phục vụ cho các cửa hàng, dịch vụ trá hình Nhiều nạn nhân bị buôn

bán ra nước ngoài, đến các quốc gia khác nhau với nhiều hình thức bóc lột sức

lao động Té nạn mua bán người đe dọa đên sự an ninh, an toàn của con người

Trang 6

làm gia tăng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Mua bán người có những hậu

quả nặng nề đối với bản thân các nạn nhân, những người thường bị lạm dụng về thé chất và tinh than, bị cưỡng hiếp, đe dọa đến tính mạng, sự an toàn của bản

thân và gia đình họ.

Từ Bộ luật Hình sự năm 1985, pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý đối

với hành vi mua bán người và liên tục được sửa đôi hoàn thiện qua Bộ luật Hình

sự 1999 và Bộ luật Hình sự 1999 năm 2009 Trong sự thay đôi đó, bao gồm sự

thay đổi về quy định hành vi mua bán người mang Việt Nam tiến gần đến với tinh than của các Công ước, Nghị định thư quốc tế hơn Học viên lựa chọn so

sánh quy định pháp luật về tội mua bán người trong BLHS Việt Nam hiện hành

với quy định pháp luật về tội mua bán người trong Bộ tổng luật liên bang Hoa

Kỳ - một quốc gia với nạn mua bán người đang diễn ra rất phức tạp, và trong

hơn một thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã đạt được những thành tựu đáng kê trong việc xây dựng pháp luật cũng như công tác phòng chống mua bán người.

Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài “7 ôi mua ban người — So

sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” làm đề tài luận văn thạc sĩ

luật học, nhằm tìm hiểu đầy đủ những cơ sở pháp lý về tội mua bán người ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế và đặc biệt là Hoa Kỳ Mặt khác, qua việc

nghiên cứu này để đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu khoa học của bản

thân trong quá trình được các thay cô bồi dưỡng và dao tạo 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Do tội mua bán người có diễn biên phức tạp và có tinh chat “xuyên quôcgia” nên ở trong và ngoài nước đã có nhiêu công trình nghiên cứu khoa học ở

Trang 7

- Chương trình hành động về phòng chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em ở

Việt Nam (1999 — 2002) của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Báo cáo đánh giá hệ thông pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các Nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Bộ Tư pháp năm 2004;

- Phát hiện, điều tra các tội phạm mua bản phụ nữ, trẻ em qua biên giới

của lực lượng cảnh sát nhân dân (Luận án tiến sĩ luật học (2006) của Trần Minh

Hường bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân);

- Đấu tranh phòng chống mua bán phụ nữ ở Việt Nam (Luận văn tiến sĩ

luật học (2008) của Nguyễn Văn Hương bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội); - Dau tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam —

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Luận văn Thạc sĩ luật học (2006) của

Nguyễn Quyết Thắng bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội);

- Tội mua bán phụ nữ - Một số van dé ly luận va thực tiễn (Luận văn cử nhân

luật (2007) của Trần Thị Lý bảo vệ tài Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Các bài viết: Cần từng bước hoàn thiện pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tác giả Lương Thanh Hải (Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2006); Luật Phòng, chống mua bán người — Cơ sở pháp ly

dau tranh chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới của GS.TS Nguyễn

Ngọc Anh (Tạp chí CAND số chuyên đề tháng 8/2011); Nội dung cơ bản của

Luật Phòng, chống mua bán người của tác giả Ngô Đức Thắng (Tạp chí Công an nhân dân số 8/2011);

Trang 8

em trên toàn quốc hoặc ở một số địa phương nhất định, một số tác giả đề cập đến những vấn đề chuyên sâu như: các giải pháp phòng ngừa tội phạm hay vấn đề

hoàn thiện pháp luật để phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dưới góc độ tội phạm học Tuy nhiên, kê từ khi sửa đối, b6 sung Bộ luật hình sự năm 2009

và Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 ra đời đến nay, chưa có một

công trình nào nghiên cứu tội mua bán người trong sự so sánh giữa pháp luậtViệt Nam và pháp luật Hoa Kỳ Đây cũng là luận chứng cho việc học viên lựa

chọn đề tài: “T6i mua bán người — So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

3 Doi twong, mục dich và phạm vi nghiên cứu của luậẫH van

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật Việt

Nam, pháp luật quốc tế, và pháp luật Hoa Kỳ về tội phạm mua bán người.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt

trong quy định của pháp luật về tội mua bán người giữa pháp luật của hai nước

-Việt Nam và Hoa Kỳ.

Phạm vì nghiên cứu

Với đối tượng và mục đích nghiên cứu như trên, học viên đề ra phạm vi

nghiên cứu của dé tài là:

- Pháp luật quốc tế: tập trung vào Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em b6 sung Công ước về chong tội phạm có tô chức xuyên quôc gia của Liên hợp quôc;

Trang 9

- Pháp luật Việt Nam: tập trung vào Bộ luật Hình sự hiện hành năm 1999

sửa đôi năm 2009, và Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015 đã được thông qua Từ đó đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt chính giữa pháp luật hai nước trong những quy định về tội mua bán người.

Cac cau hỏi nghiên cứu

- Quy định pháp luật của pháp luật quốc tế về tội phạm mua bán người được thé hiện qua những yếu tố nao.

- Quy định pháp luật của pháp luật Hoa Kỳ về tội phạm mua bán người được thé hiện qua những yếu tố nao.

- Quy định pháp luật của pháp luật Việt Nam về tội phạm mua bán người

được thé hiện qua những yếu tố nao.

- Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp

luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về tội mua bán nguoi.

4 Phương pháp luận va các phương pháp nghiên cứuPhương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ

nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về dau tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như đấu

tranh phòng chống tội phạm mua bán người nói riêng Phương pháp luận cũng

dựa trên cơ sở những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như:

Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật; Luật

Hình sự Việt Nam; Xã hội học pháp luật; Tâm lý học; Tội phạm hoc; vànhững luận điêm, luận chứng khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách

Trang 10

Các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp cụ thé và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tong hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch, để tổng hợp các tri thực khoa học và luận chứng các vẫn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện khoa học và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về tội mua bán người dưới góc độ so sánh giữa quy định về

tội này trong pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ Qua đó, chỉ ra mức độ

nghiêm trọng của tệ nạn mua bản người trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ Và luận văn còn đưa ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ trong quy định về tội mua bán người Luận văn còn có thể sử dụng là tài liệu tham khảo, nghiên cứu

và học tập.

Với cá nhân người nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần giúp nhận thức đầy

đủ về tội mua bán người trong pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế.

6 BO cục của luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Khái quát về tội mua bán người trong pháp luật quốc tế và

pháp luật Hoa Kỳ.

Chương 2: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật Việt Nam

trong sự so sánh với quy định của pháp luật Hoa Kỳ.

Trang 11

1.1 Tội mua bán người trong pháp luật quốc té

1.1.1 Tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới

Khi nói đến chế độ nô lệ, đa phần mọi người nghĩ rằng nó đã bị tiêu diệt ở thế kỉ XIX, nhưng thật ra, chế độ nô lệ và hoạt động buôn bán nô lệ vẫn còn phát

triển tới ngày nay, và có thé con số nạn nhân bị buôn bán còn nhiều hơn trong quá khứ Nạn buôn người chính là một dạng của nô lệ thời hiện đại Buôn bán

người là một hiện tượng toàn cầu, bị coi là xâm phạm nhân quyền một cách

nghiêm trọng.

Theo ước tính của Tô chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 5/2014”, khoảng 21 triệu người bị cưỡng bức lao động, bao gồm 11.4 triệu phụ nữ và trẻ em gái, 9.5 triệu đàn ông và trẻ em trai Trong số các nạn nhân bị cưỡng bức lao động

đó, 4.5 triệu người là nạn nhân của bóc lột tình dục Ngoài ra, buôn người là một

ngành kinh doanh bat hợp pháp lớn, xấp xi 150 tỷ đô la hang năm cho những kẻ

buôn người Tuy chỉ có 22% nạn nhân bị bóc lột tình dục, nhưng lại mang lại tới

66% tổng lợi nhuận.

Theo Báo cáo Toàn cầu về Tinh hình buôn người hai năm một lần năm 2014 của UNODC” đã chỉ rõ mức độ nghiêm trọng của loại hình tội phạm này:

có ít nhất 152 quốc gia là nguồn và 124 quốc gia là đích đến chịu tác động của

' ILO (International Labour Organization), “Forced labour, human trafficking and slavery”, tai địa chỉ:

http://www ilo.org/global/topics/forced-labour/lang en/index.htm ngày truy cập 04/08/2016.

* United Nations Office on Drugs and Crime (2014), Global Report on Trafficking in Persons (United

Nations publication, Sales No E.14.V.10), tai dia chi: https://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/glotip/GLOTIP 2014 full_report.pdf ngày truy cập 04/08/2016.

Trang 12

người bị kết án chính là công dân của nước truy tố những kẻ đó Hơn nữa, nhóm đối tượng chủ yếu bị tội phạm này nhắm đến là nhóm những người dễ bị tổn thương: hiện nay 33% nạn nhân là trẻ em, tăng 5% so với giai đoạn 2007 — 2010. Cứ ba nạn nhân trẻ em thì có hai nạn nhân là trẻ em gái, nữ giới chiếm đến 70% nạn nhân của các vụ buôn bán người trên toàn thế giới °

Tệ nạn buôn người ở thé ky XXI phản ánh nhu cầu trên thế giới về nhân công rẻ tiền, tiêu biểu băng việc bién con người thành hàng hóa mà trong đó

cuộc sống của một đứa trẻ, một phụ nữ hay một đàn ông được đánh giá băng đồng tiền Mặc dù tội phạm này đã được nhiều người biết đến như là một trong những loại tội phạm mang tính bóc lột nhất hiện nay, nhưng hành động đối phó với van nạn này van còn chưa đủ, dé dau tranh với các mạng lưới tội phạm có tô chức đứng đăng sau, chính phủ các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế cần

phải hành động nhiều hơn nữa, cũng trong lúc đó việc tăng cường giúp đỡ, hỗ trợ

các nạn nhân của tội phạm này cũng cực kỳ quan trọng.

Một trong những động cơ thúc day nạn buôn người là nguồn lợi nhuận vô

cùng lớn của cả người mua và người bán, cũng như những tổ chức tội phạm đứng sau những kẻ buôn người Buôn ban người hiện nay là ngành kinh doanh

mang lại lợi nhuận trái pháp luật lớn thứ ba trên toàn thế giới, chỉ sau buôn bán

* Ngày Thế giới phòng chống Buôn bán người, cần thêm nhiều hành động hơn nữa dé trợ giúp nạnnhân và chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt, tại địa chỉ:

http://www.un.org.vn/vi/unodc-agencypresscenter2-9 1/3740-on-world-day-against-trafficking-in-persons,-far-more-still-needs-to-be-done-to-help-victims-and-end-impunity-for-criminals.html ngaytruy cap 04/08/2016.

Trang 13

như buôn bán vũ khí và ma túy Hậu quả của tệ nạn buôn người là tỉ lệ nghèo đói, thất nghiệp va bất bình đắng ngày càng gia tăng Chưa kể, con người có thé

bị buôn bán nhiều lần, khiến lợi nhuận thu được càng nhiều hơn.

Ngoài những hậu quả trên, buôn bán người còn có ảnh hưởng lớn tới nannhân nói riêng và xã hội nói chung Nạn nhân của tội phạm buôn bán người bị

tôn hại to lớn cả về thé chất lẫn tinh thần.” Một phần lớn các nạn nhân bị buôn bán (đặc biệt là nạn nhân bị bán vì mục đích bóc lột tình dục) phải đối mặt với nguy cơ mắc phải những căn bệnh lây qua đường tình dục, bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, những biến chứng liên quan đến việc phá thai, các vấn đề về dạ dày,

sút cân, chay ran, Những nan nhân phải chịu bao lực dã man hoặc bi cưỡng

bức quan hệ tình dục có thé bị gay xương, mất khả năng nhận thức, các triệu chứng về thần kinh, đau lưng, chảy mủ âm đạo, các bệnh truyền nhiễm phụ khoa, ung thu cô tử cung Đối mặt với sự chà đạp về thân thể, danh dự cũng như nhân

phẩm như vậy, có thé gây ra cho nạn nhân những tôn thương nghiêm trọng về tâm lý, phát triển lệch lạc về nhận thức, có xu hướng muốn tự sát, nghiện rượu,

ma túy, và thường dé lại di chứng lâu dài hoặc vĩnh viễn Ngoài ra, những nạn nhân trở về được với cộng đồng thường khó dé hòa nhập lại xã hội, khó kiếm được kế sinh nhai bền vững.

Nạn nhân bị tước đi những quyền cơ bản nhất của con người như quyền tự do của con người, quyền được sống, quyền bat khả xâm phạm vẻ thân thé, danh dự, nhân phâm và quyền được giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ Buôn bán trẻ

* United Nations Office on Drugs and Crime (2008), An Introduction to Human Trafficking:

Vulnerability, Impact and Action.

Trang 14

em vi phạm quyền thiêng liêng của trẻ em được lớn lên trong một môi trường được bảo vệ và quyền không bị lam dụng hay bóc lột dưới bat kỳ hình thức nào.

Bên cạnh đó, buôn bán người còn dẫn đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc gia

đình — tế bào của xã hội Gia đình bị khủng hoảng, có thé do nợ nan, có thé do

một thành viên trong gia đình là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, tình

trạng chia cắt giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa bố mẹ với con cái mang lại nhiều van đề về tinh thần và tâm lý Trẻ em không nhận được sự giáo dục và yêu thương chăm sóc đầy đủ của bố mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển thé chất, tâm sinh lý của đứa trẻ Nếu nạn nhân của tội phạm là trẻ em, người bố người mẹ mat con, sẽ bị tổn thương về tâm lý mãi mãi, nếu nạn nhân không thé được cứu trở về, dù bố me không phải nạn nhân của tội phạm, xu hướng tự sát vì

tuyệt vọng vẫn có thé xảy ra.

Chưa kê, lợi nhuận từ việc buôn bán người nay, nếu bén rễ ở một khu vực nhất định, nơi đó có thé trở thành nguồn cung cấp nạn nhân và bị khai thác nhiều lần Nỗi sợ hãi trở thành nạn nhân của tội phạm này khiến các nhóm đối tượng

dé bi tôn thương như phụ nữ và trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến những việc trong cuộc sống, đi làm, đi học và cơ chế gia đình họ.

Mặt khác, nạn buôn bán người làm gia tăng hệ thống tội phạm có tô chức

xuyên quốc gia Tội phạm có tô chức không ngừng phát triển sẽ làm suy yếu vai

trò, tác dụng của luật pháp cũng như chính phủ nước sở tại Do vậy, các quốc gia

trên thế giới cần phải thúc đây sự hợp tác cao độ trong việc phòng chống nạn buôn bán người.

Mỗi nước trên thế giới, du giàu hay nghèo, đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi loại hình tội phạm này, và mỗi người đều có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn người Nạn buôn người không chỉ là vân đê của môi quôc gia, mà còn của

Trang 15

toàn thế giới Cuộc dau tranh chống lại nạn buôn người là một cuộc chiến lâu dài và đầy khó khăn, nhưng với sự liên minh hợp tác của các quốc gia trên thế giới, khó khăn đã được giảm đi phan nào Việc này cũng có nghĩa là các nước nguồn, trung chuyển và đích đến sẽ có thé hợp tác trơn tru, dé dang hơn trong việc

phòng chống buôn bán người.

Nhận thức được tính nguy hiểm của hành vì buôn bán người, cũng như

việc cần phải hợp tác ở mức độ quốc tế cho việc phòng và chống buôn bán người, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những thỏa thuận chung thông qua các văn kiện quốc tế dé tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát những hành vi mang tinh tội

phạm này Trong quá trình tiến hành hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội

phạm đã hình thành và phát triển một hệ thống mới các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu có giá tri và vai trò đặc biệt trong cuộc chiến chống tội phạm có tính chất quốc tế, góp phần 6n định và phát triển bền vững các quan hệ quốc tế

liên quốc gia Hệ thống này bao gồm các điều ước quốc tế đa phương có phạm vi hiệu lực toàn cầu chống tội phạm có tính chất quốc tế.

Từ đó, một số văn bản pháp luật quốc tế tiêu biểu đã được xây dựng để

làm tiền dé cho công tác phòng chống tội buôn bán người:

+ Công ước quốc tế ngày 18/5/1904 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ để cưỡng bức mại dâm, đã được sửa đôi theo Nghị định thư được thông qua bởi Đại

hội đồng Liên hợp quốc ngày 3/12/1948;

+ Công ước quốc tế ngày 4/5/1910 về tran áp việc buôn bán phụ nữ để cưỡng bức mại dâm, đã được sửa đôi bởi Nghị định thư 1948;

+ Công ước quốc tế ngày 30/9/1921 về tran áp việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, đã được sửa đổi theo Nghị định thư được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/10/1947;

Trang 16

+ Công ước quốc tế ngày 11/10/1933 về tran áp việc buôn bán phụ nữ ở mọi lứa tuôi, đã được sửa đổi bởi Nghị định thư 1947;

+ Công ước về tran áp việc buôn bán người và bóc lột mai dâm người

khác 1949”;

+ Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia 2000;

+ Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia của Liên Hợp quốc năm 2000 (Nghị định thư Palermo)’.

Dựa trên những văn kiện quốc tế, nhiều quốc gia đã có nền tang dé tạo ra

những công cụ pháp lý hữu hiệu trong đấu tranh và hợp tác dau tranh phòng, chống tệ nạn buôn người Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức và Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng

tri việc buôn bản người ra đời chính là hai biện pháp chính đánh dau sự hợp tác

quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác phòng chống nạn buôn

người Các văn kiện quôc tê này đã thừa nhận tâm quan trọng của việc hình sự> Liên hợp quốc (1949), Công ước về tran áp việc buôn bán người va bóc lột mại đâm người khác

1949, tại dia chỉ: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Cong-uoc-ve-tran-ap-buon-ban-nguoi-va-boc-lot-mai-dam-nguoi-khac-1949-269863.aspx ngay truy cap 04/08/2016.

° L;iên hợp quốc (2000), Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

2000, tai dia chỉ http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/luat-quoc-te/books-310220153251756/index-01022015322255615.html ngay truy cap 04/08/2016.

7 Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán

người, đặt biệt là phụ nữ và trẻ em, bỗ sung Công ước về chong tội phạm có tô chức xuyên quôc gia

của Liên hợp quốc, tại địa chi: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/N

ghi-dinh-thu-ngan-ngua-phong-chong-trung-tri-buon-ban-nguoi-dac-biet-la-phu-nu-tre-em-183145.aspx ngày truy cập04/08/2016.

Trang 17

hóa hành vi buôn bán người, bao gồm mua người vì mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lây nội tạng, nô lệ bị giam trong nhà và các loại hình khác tương tự Ngoài ra, Công ước và Nghị định thư 2000 con phan ánh nhận thức ngày càng cao của các nhà lãnh đạo thé giới về tác hại của tội ác có tổ chức trong thương mại toàn cầu Ké từ khi có hiệu lực được gần hai thập kỷ vừa qua, văn kiện đã trở thành phương tiện hữu hiệu nhất trong cuộc chiến đấu tranh đầy lùi loại

hình tội phạm này của Liên hợp quốc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới Tính đến năm 2008 đã có 143 quốc gia gia nhập Công ước quốc tế của

Liên hợp quốc về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia năm 2000, 119 quốc gia tham gia Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người." Những điều khoản trong Nghị định thư quy định rõ ràng các bên tham gia phải: tiễn hành trừng phạt các trường hop vi phạm, bảo vệ nạn nhân của buôn bán người, và “bên cạnh việc thực thi các biện pháp theo quy định tại điều 6 của Nghị định thư này, mdi quốc gia thành viên sẽ cân nhắc việc áp dung các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác để các nạn nhân của việc buôn bán người có thé được ở lại trên lãnh thé của mình, tạm thời hay vĩnh viễn, tu) từng trường hợp cụ thể.”

Tệ nạn buôn người là một vấn đề nghiêm trọng và không thê giải quyết tận

gốc, nhưng với các công cụ pháp lý quốc tế đã phan nao giúp day lùi tinh trang

này Kể cả những quốc gia không tham gia Công ước quốc tế của Liên hợp quốc

về chống tội phạm xuyên quốc gia và Nghị định thư, van bắt buộc phải bảo vệ quyền của những người bị buôn bán chiếu theo điều khoản “không ai có thể bị

Š Elizabeth Pugliese(2008), Organ Trafficking and the TVPA: Why One Word Makes a Difference in

International Enforcement Efforts, 24 J Contemp Health L & Pol'y 181.

? Khoản 1 Điều 7 Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người.

Trang 18

bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức déu bị cam chỉ”'" của Tuyên ngôn Nhân quyên quốc tế trong pháp luật quốc tế.

Bên cạnh đó, Céng ước Liên Hop Quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có tô chức và Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người đã trở thành nền tảng xây dựng nên khái niệm của tội phạm

buôn bán người hay tội phạm buôn bán người theo cách dùng thuật ngữ của Việt

Nam, khái niệm được đưa ra một cách day đủ, chi tiết và rõ ràng Trong nhiều năm qua, thuật ngữ “buôn bán người” hay “buôn người”!" đã được sử dụng như

những thuật ngữ bao trùm cho các hoạt động có liên quan khi một người khống

chế hoặc giữ một người khác để buộc họ phải làm việc xuyên suốt trong các văn bản quốc tế.

1.1.2 Quy định về tội buôn bán người trong Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chong và trừng trị việc buôn ban người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ

em 2000

Theo Điều 3 của Nghị định thư v ngăn ngừa, tran áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bồ sung cho Công ước của Liên

Hop Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khái niệm về tội phạm

buôn bán người được quy định như sau:

“a) “Buôn bán người ”” có nghĩa là việc mua ban, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm muc đích bóc lột bằng cách sử dụng hay

'° Điều 4 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế 1948.

'! Trong các văn kiện quốc tế, hai thuật ngữ được sử dung là “Human trafficking” và “Trafficking inPersons” đều có ý nghĩa giống nhau là buôn người.

'? Do chưa có sự thống nhất hai thuật ngữ “mua bán người” và “buôn bán người” tại Việt Nam nên

trong luận văn này vẫn giữa cách dùng thuật ngữ “buôn bán người” trong trường hợp trích dẫn pháp

luật quốc tế.

Trang 19

đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lam dụng quyên lực hoặc vị thé dé tốn thương hay bằng việc dua hay nhận tién hay lợi nhuận dé đạt được sự đồng ý của một người dang kiểm soát những người khác Hanh vi bóc lột sẽ bao gom, it nhất, việc bóc lột mai dâm những người khác hay hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức nô lệ hay những hình thức tương tự như nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể,

b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn ban người đối với sự

bóc lột có chủ ý được nêu trong khoản (a) là không thích đáng nếu bất kỳ cách

thức nào được nêu trong khoản (a) da được sử dung;

c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện không can đến bat kỳ hình thức nào được nói trong khoản (a) diéu này;

d) “Trẻ em” có nghĩa là bat kỳ người nào dưới 18 tuổi ”"”

Nhu vậy, theo khái niệm của tội buôn bán người được quy định tai Công

ước quốc tế, thì bị coi là phạm tội buôn bán người đòi hỏi phải có đủ các dấu

hiệu về hành vi, phương tiện và mục đích Theo đó:

Thứ nhất, về hành vi thì buôn bán người được thé hiện bởi một trong các

hành vi: tuyên m6; vận chuyền; chuyền giao; chứa chấp; tiếp nhận Đối tượng bị

buôn bán là con người nói chung (nữ giới hoặc nam giới) Với đối tượng bị buôn bán là trẻ em, chỉ cần có các hành vi tuyển mộ, vận chuyên, chuyên giao, chứa

chấp hay nhận trẻ em (là những người dưới 18 tuổi) nhằm mục đích bóc lột sẽ bị

'3 Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bánngười, đặt biệt là phụ nữ và trẻ em, bé sung Công ước về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia

của Liên hợp quôc.

Trang 20

coi là buôn bán người, không cần tính đến việc sử dụng bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào.

Thứ hai, về phương tiện (thi đoạn) thi các hành vi chuyển giao, tiếp nhận, tuyên mộ, vận chuyên, chứa chấp được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn: sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ tôn thương hay băng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận dé đạt được sự đồng y cua một người dang kiểm soát những người khác Nghị định thư còn quy định, nếu xảy ra bất kể trường hợp, tình huống nào được liệt kê trong Điều 3 Nghị định thư, thì sự chấp

thuận của nạn nhân sẽ được xem như là không liên quan tới sự bóc lột có chủ ý.

Bởi vì sự “đồng ý” đó là có được thông qua các phương thức không chính đáng, là không đầy đủ và không mang tỉnh thần tự nguyện của người bị bán Đồng

thời, việc thiếu sự đồng ý không phải là một trong những dấu hiệu bắt buộc dé cầu thành tội phạm buôn bán người.

Thứ ba, về mục đích thì mục đích của hành vi buôn bán người là boc lội Bóc lột được hiểu theo nghĩa rộng là khai thác sức lao động, khai thác chính ban

thân nạn nhân hoặc lay đi các bộ phận trên cơ thé nạn nhân Các hình thức bóc

lột ở mức độ thấp nhất bao gồm: (1) Bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột

tình dục khác; (2) Các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức; (3) Các hình

thức nô lệ hay tương tự nô lệ như khổ sai; và (4) Lay đi các bộ phận cơ thé.

* Tính chất của tội buôn ban người

Buôn bán người thường được thực hiện bởi những phương tiện chuyên

chở nạn nhân qua biên giới (bán ra nước ngoài), nhưng tội phạm cũng có thể xảy ra ngay trên quê hương của nạn nhân cũng như ở một nơi mà nạn nhân tự nguyện

đên vì muôn nhập cư hay ti nạn Buôn bán người ra nước ngoài có thê liên quan

Trang 21

đến nhiều hơn một nước: một nước nguồn — nơi nạn nhân được tuyển mộ; một nước trung chuyên — nơi lộ trình buôn ban đi qua; và một nước đích đến — nơi nạn nhân bị mua và bị bóc lột Như vậy, dựa trên Khoản 2 Điều 3 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia, tội phạm buôn bán người cũng được xếp vào loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

“2 Vi mục đích của Khoản 1 điều này, một hành vì phạm tội có tính chat xuyén quoc gia néu:

(a) Nó được thực hiện ở nhiễu quốc gia;

(b) Nó được thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bi, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc diéu khiển nó lại diễn ra ở một quốc gia khác;

(c) Nó được thực hiện ở một quốc gia nhưng liên quan đến một nhóm tội

phạm có tô chức tham gia các hoạt động tội phạm ở nhiễu quốc gia; hoặc

(4) Nó được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng lớn ở một quốc gia khác ”"

Cũng là một loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, “đưa người di cư trái phép” trên thực tế có rất nhiều trường hợp khó có thé phân biệt được với tội

phạm buôn bán người "Buôn bán người" và "đưa người di cư trái phép" đều là

hành vi bất hợp pháp, được thực hiện bởi các nhóm tội phạm, thường là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; đều có hành vi vận chuyên, chuyên giao, đưa một người vượt qua biên giới quốc gia trái phép và đều hướng tới mục đích thu lợi

Điều 3 Nghị định thư về chống đưa người di cư trái pháp luật bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc về

chống tội phạm có t6 chức xuyên quốc gia (Nghị định thư về chống đưa người di

'4 Khoản 2 Điều 3 Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Trang 22

cư trai phép) Dua người di cu trái phép được hiểu là:

“Việc giao dich dé dat được trực tiếp hoặc giản tiếp lợi ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác từ việc một người nhập cảnh trai phép vào một quốc gia thành viên mà người này không phải là công dân của quốc gia đó hoặc

thường trú tại quốc gia do.”

Tuy nhiên, có giữa chúng có những điểm khác nhau là:

(1) Về sự đồng tình của nạn nhân: đưa người di cư trái phép được thực hiện với sự đồng ý của người di cư Trong khi đó, các nạn nhân của buôn bán người không bao giờ đồng ý với việc họ bị buôn bán hoặc nếu ban đầu họ đồng ý thì sự đồng ý này vô nghĩa vì nó đạt được băng các thủ đoạn của những kẻ buôn

(2) Về mục đích “dé bóc lột”: đưa người đi cư trái phép kết thúc bằng việc người nhập cư đến được địa điểm thỏa thuận, sau đó họ đi đâu, làm gi tùy ý.

Người phạm tội thu lợi nhuận trực tiếp từ việc đưa được người di cư đến địa

điểm thỏa thuận Trong khi đó, buôn bán người được tiếp tục với sự bóc lột nạn

nhân dé tạo ra những nguôn lợi nhuận bat hợp pháp cho những kẻ phạm tội hoặc băng nhóm tội phạm có tô chức, xuyên quốc gia.

(3) Về tính chất xuyên quốc gia: đưa người di cư trái phép luôn là hoạt động xuyên biên giới quốc gia, trong khi đó, buôn bán người có thể không như vậy Buôn bán người có thé dẫn đến việc đưa người qua biên giới quốc gia hoặc

có thê chi là đưa người từ nơi nay sang nơi khác ở trên cùng một quôc gia.

'S Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội(2011), “Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép băng đường bộ, đường biển và đườngkhông, bổ sung công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”, Giới

thiệu các văn kiện quôc tê về quyên con người, tr [07].

Trang 23

Việc phân biệt buôn bán người và đưa người di cư trái phép có vai trò rất quan trọng trong việc xác định tội danh và đấu tranh với bọn tội phạm, vì tội phạm buôn bán người là loại tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, có khung hình phạt cao hơn nhiều so với tội đưa người di cư trái phép - là

loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước Bên cạnh đó, phân biệt

buôn ban người và đưa người di cu trái phép còn có ý nghĩa quan trọng trong việc

phát hiện và áp dụng những biện pháp hỗ trợ nạn nhân của tội buôn bán người.

Như vậy, có thé dé dàng nhận thấy Nghi định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bồ sung Công ưóc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc đã trở thành một trong những văn kiện trụ cột, đặt nền móng vững chắc cho việc thúc day các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống buôn bán người

-một loại tội phạm nguy hiểm, đi ngược lại với xu hướng phát triển của xã hội loài người, với những tiêu chuan pháp lý quốc tế về phòng chống buôn bán

người khá toàn diện và cụ thể Những quy định này thé hiện tính nhân ban sâu sắc, kết tinh những giá trị nhân văn của nhân loại.

1.2 Tôi buôn ban người trong phap luật Hoa Kỳ1.2.1 Tình hình tội phạm buôn bán người ở Hoa Kỳ

Với diện tích 9.83 triệu km vuông, và 322.3 triệu dân (2015), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích và thứ ba về dân số trên thế giới Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ngày nay, nạn buôn người không còn giới hạn trong những thị trấn vùng

biên heo hút hay những thành phố lớn trên lãnh thổ Hoa Kỳ nữa Những phụ nữ

bị lừa gạt, đe dọa, cưỡng bức làm gái mại dâm trải dài ở nhiều thành phố như

Trang 24

Denton bang Texas, St Paul bang Minnesota, Norcross bang Georgia, Memphis

bang Tennessee, Fremont bang California, Harrisburg bang Pensylvania va nhiéu

thanh phố lớn khác như là New York City, Los Angeles, Honolulu,

Theo đánh giá của Polaris Project ở Washington — dự án củng cô những điều luật bang và liên bang đối với loại tội phạm buôn người với thu nhập hàng năm ước tinh 32 tỉ USD, buôn người liên kết chặt chẽ với buôn lậu vũ khí —

ngành kinh doanh phạm pháp lớn hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau buôn lậu ma

túy." Cơ quan Hải quan và Nhập cư Hoa kỳ (ICE)'” — co quan đứng đầu trong điều tra và phá vỡ những tổ chức buôn người — ước tính có khoảng 800.000 người bị buôn vào thị trường kinh doanh tình dục và cưỡng bức lao động trên khắp thế giới mỗi năm Trong báo cáo năm 2010, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng công bố mỗi năm có 800.000 nạn nhân rơi vào tay bọn buôn người Các báo cáo trước đó ước tính 80% số nạn nhân là phụ nữ và một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên Cũng theo báo cáo này, mỗi năm nước Hoa Kỳ tiếp nhận 17.500 nạn nhân Đây là lần đầu tiên, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, nước Hoa Kỳ được 18 ^ ° ^

”” nạn nhân của bọn buôn

coi là “quốc gia cung cấp, trung chuyển và tiếp nhận

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu thuộc Quốc hội Hoa Kỳ (CRS) năm 2010, “buôn tiên, vũ khí và buôn người được các băng nhóm tội phạm địa

phương va mafia thực hiện với quy mô lớn” CRS gọi buôn người là “cách sinh

'* Tội phạm buôn người hoành hành tại Mỹ, tại địa chỉ:

http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Toi-pham-buon-nguoi-hoanh-hanh-tai-My-300076/ ngày truy cập 04/08/2016.

'”U.S Immigration and Customs Enforcement

'S U.S Department of State (2010), Trafficking in Persons Report.

Trang 25

lợi nhất” cho các nhóm tội phạm có tô chức dé tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp khác Báo cáo nói: “Ở My Latinh, các tập đoàn ma túy Mexico ngày càng dấn sâu vào hoạt động buôn người cũng như ma túy”.

Các con số nói lên lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn người có thê được dùng dé tài trợ cho bọn khủng bố quốc tế mang lại nhiều lo lắng cho chính phủ Hoa Kỳ Mặc dù hiện nay ICE chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy bọn khủng bố đang hưởng tài trợ từ tội phạm buôn người, nhưng người ta biết rằng bat cứ tội phạm tài chính nào cũng tiềm ân khả năng bị bọn khủng bồ khai thác.

Theo báo cáo năm 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các tập đoàn tội phạm

toàn cầu dính dáng đến những dịch vụ mátxa châu Á ở Massachusetts; mạng lưới

tội phạm Ukraina khai thác người làm công ở Pennsylvania; và tội phạm Uzbek

khai thác người lao động nhập cư gốc Philippines, Cộng hòa Dominican và

Jamaica ở 14 bang nước Hoa Kỳ.

Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, tội phạm buôn người không có giới

hạn hay đường biên giới Bọn chúng khai thắc nam giới, phụ nữ và trẻ em thuộc

mọi quốc tịch trên thế giới Và kiếm tiền từ việc đây nạn nhân vào những đồn

điền, nhà xưởng, câu lạc bộ múa thoát y, nhà nghỉ ngoại ô, nhà thổ và quán bar.

Nạn nhân của bọn buôn người thường là những người nghèo khổ, thất nghiệp

hay lương không đủ sống.

Qua đây, có thể thấy được Hoa Kỳ là một “quốc gia cung cấp, trung

chuyển và tiếp nhận”'” của tệ nạn buôn bán người, với đặc thù về địa lý vô cùng

rộng lớn, một nên kinh tế phát triển và luôn thiếu nguồn nhân lực lao động, Hoa

Kỳ là một điểm đến được nhiều kẻ buôn bán người nham đến Tình trạng này

van luôn là một van dé nhức nhối và khó giải quyết đối với Chính phủ Hoa Kỳ.

'° U.S Department of State (2010), Trafficking in Persons Report, 10th edition.

Trang 26

Đề khắc phục tình hình này, Hoa Kỳ luôn cố gắng tiếp thu tinh thần quốc tế, các

nhà làm luật cũng nỗ lực hơn trong việc đưa ra những quy định pháp luật điều

chỉnh tội phạm buôn bán người, và những giải pháp về những khung hình phạt

tương ứng cho tội phạm buôn bán người.

1.2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội buôn bán người

Là một quốc gia từng là thuộc địa của Anh, hệ thống pháp luật của Hoa

Kỳ được hình thành và phát triển trên những nền tảng của hệ thống pháp luật

Ănglô - xắcxông và đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thông luật nước Anh Trong đó, hệ thống pháp luật hình sự Hoa Kỳ rất đa dạng, phức tạp Nguồn của

pháp luật hình sự liên bang là Hiến pháp năm 1787, các văn bản luật (do Quốc hội Hoa Kỳ ban hành) và các văn bản dưới luật của liên bang (do Tổng thống,

các bộ và các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ ban hành); còn các nguồn của

pháp luật hình sự các bang là các Hiến pháp, các đạo luật hình sự (chủ yếu là các

Bộ luật Hình sự) và các văn ban dưới luật của các bang có chứa đựng một số quy

định có tính chất pháp lý hình sự Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 hiện hành là văn

bản có hiệu lực pháp lý cao nhất vì tính tối thượng của nó trên toàn bộ lãnh thổ

đất nước.

Từ đó tới nay, Hiến pháp Hoa Kỳ luôn là cội rễ phát triển cho nền luật

pháp của Hoa Kỳ Năm 2000, với Nghi định thư về ngăn ngừa, phòng chống và

trừng trị việc buôn bản người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bồ sung Công ước về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc có hiệu lực và trên cơ sở Điều sửa đổi XII của Hiến pháp Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Bao vệ nạn nhân buôn ban người và bạo lực dé chỉnh sửa Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ về hành vi buôn bán người bao gồm nâng cao khung hình phạt cho tội

phạm này sau sự thừa nhận “hình phạt cho tội buôn bán người chưa đủ nghiêm

Trang 27

khắc để diễn tả được nỗi ghê tởm đối với những hành vi buôn bán người của xã hội”””, đây chính là nỗ lực của Hoa Kỳ với mong muốn phòng chống tội phạm buôn bán người, đồng thời bảo vệ nạn nhân của tội phạm này.

Đối với hành vi buôn bán người, pháp luật Hoa Kỳ quy định chỉ tiết tại Tiêu dé 18, Chương 77 Bộ tổng luật Hoa Kỳ, tập trung vào hành vi ép buộc một

người lao động, phục vụ hoặc khai thác tình dục Hành vi ép buộc có thé công khai hoặc không công khai, về thê chất hoặc tinh thần, nhưng phải được áp dụng

đối với nạn nhân để cưỡng bức lao động, phục vụ, hoặc bóc lột tình dục Bởi vì những hành vi này đều dựa trên Điều sửa đổi thứ 13 Hiến pháp Hop chủng quốc Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ nô lệ (trừ khi đó là hình phạt đối với tội phạm).

“Cả chế độ nô lệ lần nô lệ miễn cưỡng, ngoại trừ là hình phạt đối với tội

phạm mà thủ phạm đã bị kết án, sẽ không tôn tại trong Hợp chủng quốc, hoặc

bat kỳ nơi nào thuộc thẩm quyên của Hợp ching quốc ””'

Đạo luật bảo vệ nạn nhân của buôn bán người và bạo lực” (TVPA) đánh dau cho việc tiễn hành hình sự hóa tội phạm buôn bán người, và phân chia thành

hai hình thức: “bóc !ôf lao động” va “bóc lột tình dục ”.

Điều 1590 Chương 77 Tiêu dé 18 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ quy định

® Khoản (b)(14) Điều 7101, Điều 7109 Tiêu đề 22, Khoản (b)(1) Điều 1591 Tiêu dé 18 Bộ tổng luậtliên bang Hoa Kỳ cho phép sự sửa đổi về việc tăng nặng hình phạt cho những người bị kết án phạm tộiliên quan đến mua bán người Hình phạt tù chung thân có thê được áp dụng nếu người phạm tội sử

dụng thủ đoạn như dùng vũ lực, lừa gạt hoặc ép buộc hoặc người phạm tội thực hiện hành vi khai thác

tình dục ở trẻ em dưới 14 tuổi.

*! Amendment XIII of the U.S Constitution, tai địa chi:

https://en.wikisource.org/wiki/Additional_amendments_to_the United States _Constitution#Amendment_XIII ngày truy cập 04/08/2016.

? The Victims of Trafficking and Violence Protection Act

Trang 28

về buôn bán người liên quan đến làm thuê gan nợ, nô lệ, nô lệ miễn cưỡng, hoặc cưỡng bức lao động:

“(a) Bắt cứ ai co ¥ tuyển mộ, chứa chap, vận chuyển, cung cấp, hoặc tiếp nhận bằng bat kỳ hình thức nào, con người để lao động hoặc phục vụ là vi phạm diéu luật này sẽ bị phạt [ ]”

Điều 1591 Chương 77 Tiêu đề 18 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ quy định về buôn bán tình dục trẻ em hoặc thông qua vũ lực, lừa dao, hoặc ép buộc:

“(a) Bat cứ ai cố y —

(1) giữa các bang, hoặc quốc tế, hoặc thuộc lãnh thé đất liền cũng như hải phận của Hop chủng quốc Hoa Ky, mà tuyển mộ, du dỗ, chứa chap, vận chuyển, cung cấp, tiếp nhận, quảng cáo, giữ, hay lui tới, hoặc mua dâm bằng bất kỳ hình

thức nào; hoặc

(2) thu lợi tài chính hoặc bằng những vật có giá trị, từ việc tham gia vào nhóm/tổ chức” có liên quan đến hành vi được miêu tả trên tiểu muc (1),

Biết, hoặc, ngoại trừ quảng cáo trên tiểu mục (1), coi thường sự thật, mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt, ép buộc — được mô tả trong (e)(2), để

thực hiện khai thác tình dục, hoặc nạn nhân chưa đủ 18 tuổi và để thực hiện khai

thác tinh duc, sẽ chịu hình phạt quy định tại Khoản (b).

Nhu vay, có ba dau hiệu bắt buộc dé cau thành tội phạm buôn bán người

trong pháp luật Hoa Kỳ:

? Nhom/té chức ở đây được pháp luật Hoa Kỳ định tại Khoản (e)(5) cùng điều luật là: nhóm hai ngườihoặc nhiều cá nhân hợp tác trên thực tế, có thé là pháp nhân hoặc không.

Bản góc: “(e)(5) The term “venture” means any group of two or more individuals associated in fact,

whether or not a legal entity.”

Trang 29

Thứ nhất về hành vi, với tội buôn bán người vì mục đích lao động, được

thể hiện bởi các hành vi tuyên mộ, chứa chấp, vận chuyên, cung cấp, hoặc tiếp nhận (cho mục đích bóc lột lao động) và các hành vi mà tuyên mộ, dụ dỗ, chứa

chấp, vận chuyên, cung cấp, tiếp nhận, quảng cáo, giữ, hay lui tới, hoặc mua

dâm, hoặc thu lợi tài chính hoặc băng những vật có giá tri, từ việc tham gia vào

nhóm/tô chức có hành vi liên quan đến những hành vi đã nêu (cho mục đích bóc

lột tình dục) Tuy nhiên, có thể thấy, những hành vi chủ yếu là:

Tuyển mộ là những hoạt động hướng tới việc tuyển người theo thỏa thuận,

được thể hiện đưới hình thức lựa chọn, tìm kiếm ứng cử viên, ghi tên những

người mong muốn Đây là thời điểm những người tuyén dụng thực hiện sự tiếp

xúc đầu tiên với nạn nhân, đưa ra những lời hứa hẹn dé dat duoc muc dich Viéc tuyên mộ trẻ em được diễn ra trong hoàn cảnh khác, những kẻ buôn người tuyển

mộ trẻ em ở độ tuôi còn nhỏ, khi chúng song với cha me Loi dụng sự nghèo đói,

thiếu hiểu biết hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của gia đình đứa trẻ, những kẻ

buôn người có thể đề nghị ứng trước cho cha mẹ đứa trẻ tiền lương của chúng hoặc có thé gây sức ép dưới hình thức nào đó để giành được quyền kiểm soát đứa trẻ và cuối cùng là bán, hoặc trực tiếp bóc lột những đứa trẻ này.

Vận chuyển có nghĩa là đi chuyển người từ địa điểm này sang địa điểm

khác bằng bat kỳ phương tiện nào Việc di chuyển này không nhất thiết phải qua

biên giới quốc gia, mà chỉ cần đưa người đó (nạn nhân) ra khỏi nơi họ sinh sống đến nơi khác Những phương thức vận chuyền có thé là: đi chuyên nạn nhân từ một quốc gia bằng con đường lậu; di cư bất hợp pháp; di chuyên bất hợp pháp dưới toa tàu chở hàng, ân náu trong xe chở hàng: đi du lịch băng giấy tờ và hộ

chiếu hợp pháp của mình; di chuyên bằng giấy tờ ăn cắp hoặc giấy tờ giả do những kẻ tuyên mộ cung cấp; di chuyển băng đường bộ, đường không, đường

Trang 30

thủy, thậm chí bằng phương tiện cá nhân của mình.

Chuyển giao là hành động giao cho những người khác người bị buôn bán

(nạn nhân) sau khi diễn ra việc mua, bán người đó Chuyên giao còn có thê được

thực hiện dưới hình thức biếu, tặng, cho.

Chita chấp là việc che giấu người bị buôn bán sau khi việc buôn bán đã được tiến hành thành công.

T iép nhận là việc thực hiện hành động nhận người (nan nhân), có tính dap

trả lại hành động chuyền giao.

Ngoài ra, pháp luật Hoa Kỳ còn đưa ra khái niệm người bị buôn bán cụ thể

như sau:

Khoản 15 Điều 7102 Chương 78 Tiêu đề 22 Bộ Tổng luật Hoa Kỳ

“Nạn nhan bị buôn ban có nghĩa là người chịu tac động của hành vi hoặc

sự hoạt động của hình thức buôn ban người nghiêm trọng hoặc buôn bản tìnhđục quy định tại luật này ”

Khoản 14 Điều 7102 Chương 78 Tiêu đề 22 Bộ Tổng luật Hoa Kỳ

“Nạn nhân của hình thức buôn bản người nghiêm trọng có nghĩa là người

chịu tác động cau hành vi hoặc sự hoạt động của hình thức buôn ban ngườinghiêm trọng quy định tại luật này ”

Thứ hai về thú đoạn, thủ đoạn của tội phạm buôn bán người bao gồm: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa đảo, ép buộc Thủ đoạn của tội phạm buôn bán người quy định chỉ tiết tại Điểm (A), (B) Khoản 9 Điều 7102 Chương 78

Tiêu đề 22 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ:

“(A) buôn ban tình dục, theo đó việc buôn ban tình dục được thực hiện do

bị cưỡng bức, lừa gạt, ép buộc hoặc nạn nhân chưa du 18 tuổi; hoặc

(B) tuyên mộ, chứa chap, vận chuyên, sở hữu hoặc có được một người;

Trang 31

dung vũ lực, lừa dao hoặc ép buộc với mục dich để lao động hoặc làm dich vu, nô lệ miễn cưỡng, làm thuê, hoặc lao động dé gan nợ ”

Trong pháp luật Hoa Kỳ, phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm là những hành vi làm gây ảnh hưởng nhất định tới những suy nghĩ nhất định của

một con người Vi dụ, như thuật ngữ “ép buộc” được định nghĩa:

“(A) đe dọa gây thương tốn nghiêm trọng hoặc giam cam bat kỳ người

(B) bất kỳ adm muu, kế hoạch, hoặc hình thức nào được dựng lên với mục đích khiến một Người tin rằng nếu không thực hiện một hành vi nhất định thì sẽ bị thương ton nghiêm trong hoặc bi giam câm; hoặc

(C) lạm dụng hoặc đe dọa lạm dụng pháp luật 4

Hoặc, như Sở Tư pháp Hoa Kỳ đã giải thích rõ ràng hơn: “Dé guyết định việc bi cdo sử dụng thủ đoạn dé ép buộc nạn nhân lao động hoặc phục vu, [ ]

thì phải xem hành vi của bị cáo có đe dọa hoặc ép buộc mét người có đây du

nang lực chịu trách nhiệm cho hành vi cua ban than, trong hoàn cảnh của nan

nhân, tin rằng người đó vẫn phải tiếp tục phục vu cho bị cáo ””

Yếu tố thủ đoạn ở đây được kết nối với “sự đồng ý” nhưng theo hướng là

đặt sự tập trung vào hành vi và ý định của người thực hiện tội phạm chứ không

phải ý chí của nạn nhân Các nhà làm luật Hoa Kỳ hiểu rõ sợi dây liên hệ giữa thủ đoạn thực hiện tội phạm và “sự đồng ý” của nạn nhân tạo ra sự linh hoạt cho

các cơ quan chức năng trong việc xác định tội phạm buôn bán người đã xảy ra

hay không theo từng vụ án Mỗi vụ án có những yếu tô nhất định liên quan đến

nạn nhân khiến pháp luật có những lúc gặp khó khăn trong lúc xác định lỗi Ví ? Điểm (2) Điều 1591 Chương 77 Tiêu đề 18 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ

*° UNODC 2012 Issue Paper — Abuse of a position of vulnerability, pg 21-41.

Trang 32

dụ như, tại sao nạn nhân “cam thấy bắt buộc phải lao động hoặc phục vụ - và tại sao họ không hoàn cảnh bị cưỡng bức như vậy ””” Trong trường hợp buôn ban người để bóc lột tình dục, việc có tiền án liên quan đến mại dâm không phải là yếu tổ quyết định nạn nhân có đồng ý làm mai dâm hay không và ké cả néu nan nhân đã từng đồng ý, tội buôn bán người đã được cau thành dựa trên bằng chứng về việc sử dụng vũ lực, lừa gạt hoặc ép buộc (hoặc đe dọa dùng) để chứa chấp

hoặc giữ nạn nhân với mục đích ép buộc họ thực hiện hành vi mai dâm.“

Thứ ba về mục đích, có hai mục đích chính là vì mục đích cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục Hai mục đích này còn được pháp luật Hoa Kỳ xếp vào

hai hình thức buôn bán người nghiêm trọng được quy định tại Điều 7102

Chương 78 Tiêu dé 22 Bộ tổng luật liên bang Hoa Ky.

Cụ thé hơn, tại Khoản 5, 6 Điều 7102 Chương 78 Tiêu dé 22 Bộ Tổng luật

Hoa Kỳ còn làm rõ hai khái niệm quan trọng trong Điểm (B) là: “lao động dé gán nợ” và “nô lệ miễn cưỡng”, trong đó:

“(5) Lao động dé gan nợ là tình trạng hoặc điều kiện của một con nợ phát sinh từ VIỆC con no’ thé chap các dich vụ ca nhân của minh hoặc cua người chiu

sự kiểm soát của mình như là một vật bảo đảm cho món nợ, nếu gid tri của các

dịch vụ đó được đánh giá họp lý không được dùng dé xoá nợ hoặc ban chất va độ đài của các dịch vụ đó không được giới hạn và xác định tương ứng.

(6) Nô lệ miễn cưỡng bao hàm tình trạng khuất phục bị gây ra

bởi-(A) Bat cứ âm mưu, kế hoạch hoặc mô hình nào có y định làm cho một người tin rằng nẾu người đó không thực hiện hoặc không tiếp tục thực hiện diéu

kiện đó thì người đó hoặc người khác sẽ phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trong

*6 Ví dụ được tim thấy tại United States v Djoumessi, 538 F.3d 547, 552 (6th Cir 2008).

*7 United States v Cephus, 684 F.3d 703 (7th Cir.2012).

Trang 33

hoặc bị hạn chế về mặt thân thể; hoặc

(B) Lạm dụng hoặc đe dọa lạm dụng thủ tục pháp lý ”

Mặc dù, Hoa Ky sử dụng Nghị định thu Palermo làm nền tảng xây dựng các quy định pháp luật về tội phạm buôn bán người của mình, nhưng có một

điểm về mục đích tội phạm mà Hoa Kỳ đã không đưa vào trong các tội liên quan

đến buôn bán người, đó là mục đích “để lấy bộ phận cơ thể con người” Một

trong những lí do chính khiến những nhà làm luật Hoa Kỳ không đưa mục đích

này vào quy định pháp luật của những tội liên quan đến buôn bán người chính là vì Hoa Kỳ đã có điều luật quy định “nghiém cẩm mua bán nội tang” nêu hành vi gây ảnh hưởng tới thương mại liên tiểu bang” Nhưng, chính bởi vì Hoa Ky không xếp điều luật này vào những tội liên quan đến buôn bán người, những nạn

nhân của hành vi phạm tội này đồng thời là nạn nhân của nạn buôn bán người sẽ

không nhận được quyền lợi và sự bảo vệ dưới pháp luật như những nạn nhân của

tội phạm buôn bán người khác Hơn nữa, với phạm vi điều chỉnh của điều luật

này, khó có thê áp dụng được cho các nạn nhân của tội phạm buôn ban người, khi hậu qua của hành vi là “anh hưởng tới thương mại liên tiểu bang” lại được

quy định là một dau hiệu bắt buộc trong cau thành tội phạm mua ban nội tang cơ

thể con người Chưa kê, vì cầu thành tội phạm trong tội mua bán nội tạng mô tả “thu được, nhận được, hoặc chuyển giao [ ] đổi lấy dén bù có giá tri”, như vậy

không như Đạo luật TVPA quy định trách nhiệm hình sự cho cả những người thu

được lợi ích từ những tổ chức buôn bán người — ké cả những người không trực

tiếp thực hiện hành vi buôn bán người”, nhiều tội phạm có thé sẽ lọt lưới pháp

*8 Khoản (a) Điều 274e Tiêu đề 42 — Nghiêm cắm mua bán nội tang, tại địa chi:

https://www.law.cornell.edu/uscode/text42/274e ngày truy cập 04/08/2016.

? Khoản (a) Điều 7108 Tiêu dé 22 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ.

Trang 34

luật vì quy định tại tội mua bán nội tạng.

1.2.3 Hình phạt đối với tội buôn bán người

Toàn bộ các khung hình phạt của tội buôn bán người được Hoa Kỳ quy

định tập trung tại Chương 77 Tiêu đề 18 Bộ tong luật liên bang Hoa Kỳ Đạo luật Bảo vệ nạn nhân của buôn người và bạo hành năm 2000 đã có sửa đổi trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm buôn bán liên quan đến chế độ nô lệ, cưỡng bức làm nô lệ hoặc cưỡng bức lao động; kẻ buôn người cưỡng ép nạn

nhân bằng thủ đoạn khác nhau có thé phải đối diện với mức án tù từ 10 đến 20

năm hoặc tù chung thân Mức tù chung thân được áp dụng đối với trường hợp có âm mưu bắt cóc, lạm dụng tình dục nghiêm trọng, giết người hoặc mưu toan giết

Hướng dẫn xác định hình phạt cho tội buôn bán người trong pháp luật Hoa

kỳ được quy định tại Điều 7109 Tiêu đề 22 Chương 78 của bộ luật Hoa Ky, đặc

biệt ở Điểm 2 Khoản b:

“(2) Khi thực hiện tiéu mục này, Ủy ban kết án phải

(A) Thực hiện tat cả các biện pháp thích hợp để dam bảo rằng nguyên tắc

kết án và tuyên bố chính sách áp dụng doi với các tội phạm được mô tả trong

khoản (1) của Diéu này là: đủ nghiêm ngặt để ngăn chặn và phan ánh đây đủ ban chất ghê tom của tội phạm này

(B) Xem xét việc tuân thủ các hướng dan tuyên án áp dung đối với hành vi phạm tội liên quan đến buôn bán người và các nguyên tac áp dụng cho các

trường hop: làm thuê mướn, ép buộc làm nô lệ, và buôn ban nô lệ

(C) Xem xét để tăng hình phạt cho những người bị kết án các tội phạm được mô tả trong khoản (1) của Điễu này

(i) liên quan đên một sô lượng lớn các nạn nhân

Trang 35

(ii) liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật theo kiểu còn tiếp diễn và thực hiện một cách trắng trợn

(iii) liên quan đến việc sử dụng hoặc de doa sử dung vũ khí nguy hiểm

(iv) gây ra cái chết hoặc bị thương bat kỳ người nào ”

Khoản a Điều 1590 Chương 77 Phan I Tiêu dé 18 Bộ Tổng luật Hoa Kỳ

(quy định hình phạt cho hành vi buôn bán người dé lao động gán nợ, nô lệ, nô lệ miễn cưỡng, hoặc cưỡng bức lao động)

“(a) Bắt cứ ai cô ý tuyển mộ, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp, hoặc tiếp nhận bằng bắt kỳ thủ đoạn nào, con người để lao động hoặc phục vụ là vi phạm

điêu luật này sẽ bị phạt tiên được quy định tại tiêu dé này hoặc ngồi tù không

quá 20 năm, hoặc cả hai hình phạt Nếu hành vi phạm toi dân đến hậu quả nạn nhân chết, hoặc hành vi bao gồm bắt cóc hoặc âm mưu bắt cóc, lạm dụng tình

đục nghiêm trọng, hoặc cô thử lạm dung tình dục nghiêm trọng, hoặc dự mưu

giết người, sẽ chịu phạt tiền quy định tại tiêu dé này hoặc bị phạt tù có thời hạn

hoặc chung thân, hoặc cả hai loại hình phạt ”

Khoản b Điều 1591 Chương 77 Phan I Tiêu đề 18 Bộ Tổng luật Hoa Kỳ

(Điều 1591 quy định hình phạt cho hành vi buôn bán tình dục trẻ em hoặc

thông qua vũ lực, lừa đảo, ép buộc)

“(b) Hình phat cho tội phạm được mô tả tại khoản (a) là

(1) Nếu tội phạm đã được hoàn thành bằng vũ lực, de dọa sử dụng vii lực, lừa đảo hoặc ép buộc như được mô tả trong khoản (e)(2) hoặc nếu nạn nhân chưa đủ 14 tuổi lúc thực hiện tội phạm, sẽ chịu phạt tiền theo quy định trong Tiêu dé nay và chịu phạt tù không ít hơn 15 năm hoặc chung thân; hoặc

(2) Nếu lội phạm chưa hoàn thành, và nạn nhân đã du 14 tuổi nhưng

Trang 36

chưa đủ 18 tuổi lúc thực hiện tội phạm, sẽ chịu phạt tiền theo quy định trong Tiêu dé này và chịu phạt tù không ít hơn 10 năm hoặc chung than.”

Mặc dù đã có Bộ tổng luật liên bang, nhưng mỗi bang của Hoa Kỳ lại có một bộ luật riêng lẻ, bao gồm những định nghĩa, cầu thành tội phạm và khung

hình phạt khác nhau Bởi vậy, hình phạt đối với loại tội phạm này rất đa dang Trước tinh trạng ngày càng xấu đi của việc kiểm soát loại tội phạm này,

tiêu bang Oregon đã thông qua Dự luật 673 tăng hình phạt nặng hon đối với loại toi phạm buôn người khi nạn nhân dưới 15 tuổi hoặc bị đe dọa bằng vũ lực và mục dich là khai thác tình dục”", như bang Texas đã làm.

“Hình phạt là tối da 20 năm tù giam, đóng phat 375.000 đồ la, hoặc cả hai ” Trong Bộ luật hình sự bang Texas, Tiêu đề 5 Chương 20A Điều 20A.03

Khoản (e)

“Buôn bán người liên tục

(e) Day là trọng tội ở mức độ một, sẽ bị phạt chung than tại Sở Tu pháp

Hình sự Texas hoặc hạn mức không quá 99 năm và không ít hơn 25 năm ”°'

Cũng trong tháng 4/2011, bang Maryland thông qua 3 dự luật chống buôn

người” Tiếp theo đó những dự luật tương tự cũng được thông qua ở các bang

khác như Minnesota, Nevada, Missouri, Tennessee, New York và Michigan.

Bang Georgia đã thông qua dự luật tăng mạnh hình phạt đối với loại tội phạm

*° Senate Bill 673, tại địa chỉ: http://gov.oregonlive.com/bill/2013/SB673/ ngày truy cập 04/08/2016.3! Chapter 20A Trafficking in Persons, Title 5 Offenses against the person, Penal Code Texas.*» Jon Banister (2015), Maryland Legislature Enacted Three New Laws to Aid Human Trafficking

Victims, tai dia chi: http://cnsmaryland.org/human-trafficking/story/maryland-legislature-enacted-three-new-laws-aid-human-trafficking.html ngay truy cap 04/08/2016.

Trang 37

buôn nô lệ tinh dục trong thang 3/2011 và đã được Thống đốc bang ky đồng ý đưa vào luật bang vào tháng 5/201 1”.

Thông qua đây, một điều có thé nhận thay rõ ràng là, pháp luật Hoa Kỳ đã đưa ra những khung hình phạt rất cao và khắc nghiệt đối với tội phạm buôn bán người Nhưng bên cạnh đó, do ý thức được mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của tội phạm buôn bán người, Hoa Ky đã tự thừa nhận một thực tẾ rằng,

~ HH) ` x ` Ax és ~ 2 A Xe 1+ 1Á, ở 9934

những “hình phạt này van còn nhẹ đối với những kẻ buôn người bị kết an”.

°3 Chandra Thomas-Whitfield (2011), Gov Deal Signs Human Trafficking Bill Into Law, tại địa chỉ:

http://jjie.org/gov-deal-signs-human-trafficking-bill-into-law/14544/ ngày truy cập 04/08/2016.

* Khoản 15 Điều 7101 Chương 78 Tiêu đề 22 Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ.

Trang 38

KET LUẬN CHUONG 1

Nan buôn bán người luôn là một van dé nhức nhối trong từng quốc gia cũng như toàn thế giới Con người sau rất nhiều năm đấu tranh để xóa bỏ chế độ

nô lệ, nhưng tình trạng đó hiện nay lại vẫn chui nhủi, tránh né sau lưng của tệ nạn buôn người Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế không thé không thừa

nhận việc liên minh hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới nhằm chống

lại tội buôn bán người, von là một loại tội phạm có tô chức xuyên quốc gia va

mang tính quốc tế, là giải pháp tối ưu Công ước quốc tế của Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người cho đến nay là hai văn kiện quốc tế điều chỉnh các quy phạm pháp luật về vấn đề buôn bán người có phạm vi toàn cầu và được rất nhiều quốc gia gia nhập.

Hoa Kỳ không chỉ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về kinh tế - văn hóa cũng như xã hội, Hoa Kỳ còn luôn tiên phong trong phong trào dau tranh phòng chống tệ nạn buôn người trên mặt trận quốc tế cũng như trong nước Với một hệ thống pháp luật văn minh và phát triển vào bậc nhất hiện nay, Hoa Kỳ đã nội luật hóa một cách hoàn thiện các quy định về tội buôn bán người của pháp luật quốc tế.

Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang do 50 bang tạo nên, mỗi bang có một bộ

luật riêng, trong đó là những định nghĩa, cấu thành tội phạm và khung hình phat

khác nhau Nhung tất cả đều dựa trên nên tang là Bộ tổng luật liên bang Hoa Kỳ.

Trong công cuộc đây lùi tệ nạn buôn người, công cụ pháp lý là không thê thiếu, và Hoa Kỳ đã tự trang bị những công cụ tốt nhất.

Trang 39

CHUONG 2: TOI MUA BAN NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT VIET NAM TRONG SU SO SÁNH VOI QUY ĐỊNH CUA PHAP

LUAT HOA KY

2.1 Toi mua ban người trong pháp luật hình sự Việt Nam2.1.1 Tinh hình tội phạm mua ban người ở Việt Nam

Buôn bán người là tệ nạn đã được ghi nhận vào những năm 1990, khi

buôn bán người được sử dụng với mục đích chính là phục vụ cho nạn mại dâm,

thông qua việc cung cấp nguồn phụ nữ rẻ mat từ các vùng quê nghèo khác nhau.

Ké từ thời điểm đó, Việt Nam trở thành một trong những đường dây buôn bán

phụ nữ quốc tế và khu vực.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một con số chính xác nhất, tổng hợp

được đã có bao nhiêu phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, bởi sự khó khăn trong việc xác

định hành vi phạm tội, người bị hại và chính bởi sự che dấu của gia đình, nạn nhân gắn liền với hệ lụy xã hội có thể xảy ra trong nền văn hóa phương Đông Tuy nhiên, các nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê cho thấy có những bằng chứng chân thực, sinh động để khang định rang nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em

là có thực và số lượng các vụ việc có liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em mặc dù ở mỗi thời điểm và khu vực có khác nhau nhưng luôn có xu hướng tăng

lên theo thời gian, năm sau số lượng nhiều hơn năm trước và không có dấu hiệu

giảm sút.

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH (C45) Bộ Công an, tình

hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam chủ yéu dé đưa ra nước ngoài bán chiếm 85%, trong đó sang Trung Quốc chiếm phan lớn (70%), còn lại là sang các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan Thủ đoạn của các đôi tượng

Trang 40

vẫn chủ yếu là dụ dỗ những chị em có hoàn cảnh kinh tẾ, gia đình khó khăn, hoặc tán tỉnh giả vờ yêu đương dé lừa đưa họ ra nước ngoài có việc làm với thu nhập cao, đi mua hàng, du lịch sau đó bán họ ra nước ngoài ép bán dâm hoặc làm vợ bat hợp pháp.”

Từ năm 2011 đến nay, theo báo cáo của các đơn vị địa phương, toàn quốc

đã phát hiện hơn 250.000 vụ phạm pháp hình sự các loại Trong đó, tội phạm

mua bán người vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ân nhiều nguy cơ gia tăng, đặc biệt trên các tuyến biên giới, bọn tội phạm luôn thay đôi phương thức, thủ đoạn hoạt động như thông qua môi giới hôn nhân bất hợp pháp, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đưa người lao động ra nước ngoài, đi du lịch, tham quan, đẻ

thuê, mua bán trẻ sơ sinh

Cụ thể, từ năm 2011 đến hết tháng 6-2015, toàn quốc phát hiện 2.090 vụ, với 3.131 đối tượng, lừa bán 4.226 nạn nhân So với cùng kỳ thời gian trước,

tăng 22% số vụ (2.090/1.710) và 13,5% số nạn nhân (4.226/3.725) Điều đáng nói, các nạn nhân trong những vụ Mua bán người chủ yếu được đưa ra nước

ngoài bán (chiếm 85% số vụ), trong đó bị đưa qua Trung Quốc chiếm tới 70%, còn lại là sang các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan "

Riêng với "thị trường" Trung Quốc, thủ đoạn chung là các đối tượng người Việt Nam sang Trung Quốc lao động, làm thuê, buôn bán trước đó đã móc

nôi với đôi tượng người Trung Quôc rôi quay vê Việt Nam lừa phụ nữ sang*> Phương Tuyền (2015), “Phòng chống tội phạm mua bán người: Còn lắm gian nan”, tại địa chỉ:

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN