1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Liên Kết Giữa Hộ Nuôi Và Các Tác Nhân Trong Chuỗi Cung Tôm Nuôi Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình
Tác giả Lê Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Lê Nữ Minh Phương
Trường học Đại học Kinh tế Huế
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 697,12 KB

Nội dung

Tuynhiên, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêuthụ sản phẩm và một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là doviệc sản xuất, kinh doanh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ PHƯƠNG THẢO

PHÂN TÍCH LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ NỮ MINH PHƯƠNG

HUẾ, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thôngtin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Lê Phương Thảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời cảm ơn đầu tiên đặc biệt và sâu sắc nhất, tôixin gửi đến thầy TS.Lê Nữ Minh Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôitận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quí thầy cô giáo Trường Đại họcKinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Lãnh đạo, nhân viên các phòng, banchuyên môn của: Ủy ban nhân dân; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Quảng Ninh đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tư vấn giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu, hoàn thành luận văn

Và tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẽ, độngviên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện thànhcông luận văn này

Luận văn là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực

cố gắng của bản thân Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy(cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Bình, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Lê Phương Thảo

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: LÊ PHƯƠNG THẢO

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng Mã số: 60 34 04 10Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ NỮ MINH PHƯƠNG

Tên đề tài: PHÂN TÍCH LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.

1 Tính cấp thiết

Huyện Quảng Ninh là một trong ba huyện, thị thuộc tỉnh Quảng Bình có tỷ

trọng nuôi tôm lớn với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi tôm Tuy

nhiên, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêuthụ sản phẩm và một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là doviệc sản xuất, kinh doanh tôm trên địa bàn huyện Quảng Ninh mới chỉ dừng lại ởtừng công đoạn đơn lẻ, chưa hình thành được mối liên kết giữa các tác nhân trên thịtrường sản phẩm tôm nuôi, do đó, khả năng kiểm soát các vấn đề cũng như phânchia lợi ích giữa các tác nhân chưa được công bằng

2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằngcách phỏng vấn 70 Hộ nuôi tôm, 5 nhà cung ứng đầu vào, 1 thu gom lớn và 1 thugom nhỏ, 1 doanh nghiệp chế biển trên địa bàn huyện Quảng Ninh và dùng phươngpháp tổng hợp và phân tích để đưa ra vấn đề và hướng giải quyết

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Nghiên cứu cho thấy rằng tại huyện Quảng Ninh đã tồn tại mối liên kếtngang giữa các hộ nuôi hình thành nên các HTX, THT, nhóm nuôi tôm tuy nhiênmối liên kết này lại chưa thực sự hiệu quả Liên kết dọc giữa hộ nuôi và doanhnghiệp chế biến chưa được hình thành Các liên kết còn lỏng lẻo, hầu hết là hợp đồngmiệng hoặc văn bản thỏa thuận chưa có tính pháp lý Từ đó, tác giả đưa ra những giảipháp, kiến nghị nhằm phát triển liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân, giúp ngành tômnuôi huyện Quảng Ninh phát triển bền vững

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC BẢNG ix

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 5

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Liên kết kinh tế và liên kết kinh tế trong nông nghiệp 6

1.1.2 Nuôi tôm 9

1.1.3 Chuỗi cung 10

1.2 Liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi 11

1.2.1 Các tác nhân tham gia liên kết 11

1.2.2 Liên kết ngang 15

1.2.3 Liên kết dọc 18

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong nuôi tôm 22

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang 22

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc 23

1.4 Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi 25

Trang 7

1.4.1 Đặc điểm thị trường tôm nuôi Việt Nam 25

1.4.2 Các bài học kinh nghiệm về sự liên kết trong nông nghiệp 27

Tóm tắt chương 1: 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI TÔM VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 36

2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 39

2.2 Tổng quan nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh 43

2.2.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản 43

2.2.2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản 43

2.3 Liên kết dọc 45

2.3.1 Mô hình liên kết trong nuôi tôm huyện Quảng Ninh 45

2.3.2 Các tác nhân tham gia liên kết 46

2.3.3 Mức độ lợi ích khi tham gia liên kết dọc 57

2.4 Liên kết ngang 60

2.4.1 Thực trạng liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm huyện Quảng Ninh 60

2.4.2 Lợi ích tham gia liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm huyện Quảng Ninh 62

2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong liên kết ngành hàng tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 65

Tóm tắt chương 2: 68

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT GIỮA HỘ NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 69

3.1 Quan điểm, định hướng phát triển các liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 69

3.1.1 Quan điểm phát triển 69

tiêu thụ nông sản 70

Trang 8

3.1.2 Định hướng 70

3.2 Giải pháp phát triển liên kết 71

3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý về liên kết trong nuôi tôm đồng thời nâng cao vai trò của chính quyền địa phương 72

3.2.2 Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho các hộ nuôi tôm cũng như các tác nhân khác trong chuỗi 73

3.2.3 Quy hoạch vùng nuôi tôm thành những vùng sản xuất quy mô lớn 74

3.2.4 Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng 74

3.2.5 Nâng cao hiệu quả liên kết ngang giữa các hộ nuôi tôm đồng thời khuyến khích thành lập, phát triển liên kết ngang giữa các nhà cung ứng đầu vào và giữa các doanh nghiệp chế biến 75

3.2.6 Phát triển mối liên kết dọc giữa hộ nuôi và các doanh nghiệp chế biến tôm 76

Tóm tắt chương 3: 77

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

3.1 Kết luận 78

3.2 Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 84 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình liên kết ngang giữa những hộ nuôi tôm 16

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh 36

Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh theo chiều dọc 45

Hình 2.3: Sản lượng bán qua các kênh 54

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016 39

Bảng 2.2 Thống kế tình hình sử dụng đất đai năm 2016 40

Bảng 2.3: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh 2014 – 2016 41

Bảng 2.4: Diện tích Nuôi trồng thủy sản huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 .43

Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 44

Bảng 2.6: Đặc điểm các hộ nuôi tôm huyện Quảng Ninh 46

Bảng 2.7: So sánh chi phí và thu nhập bình quân 1 vụ/1 hồ 3000m2 của hộ nuôi tôm có liên kết và không có liên kết 48

Bảng 2.8: Tình hình mua tôm giống của các hộ nuôi 50

Bảng 2.9: Tình hình mua thức ăn và thuốc, hóa chất của các hộ nuôi 52

Bảng 2.10: Các hình thức liên kết dọc 58

Bảng 2.11: Lợi ích khi tham gia liên kết dọc 59

Bảng 2.12: Tình hình tham gia liên kết ngang của các hộ nuôi 61

Bảng 2.13: Các lợi ích được chia sẻ thông tin khi tham gia liên kết ngang 63

Trang 11

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khảnăng phát triển và tính hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm Thủtướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩymạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn Thựctiễn đã hình thành một số mô hình liên kết thành công như nuôi bò sữa, trồng và chếbiến mía hay mô hình Dalat Hasfarm, một số mô hình liên kết thất bại như công ty

CP Mê Kông (Cần Thơ) và dự án liên kết khác

Hệ thống sản xuất nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ khá đa dạng, bao gồmđầy đủ các hệ thống nông lâm ngư nghiệp Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy diệntích và quy mô sản xuất của các mô hình sản xuất còn hạn chế Quy mô sản lượngcủa các sản phẩm nhỏ và tỷ suất hàng hóa thấp

Tỉnh Quảng Bình có diện tích nuôi tôm khoảng 4.300 ha, chiếm khoảng 20%tổng diện tích toàn vùng Huyện Quảng Ninh là một trong ba huyện, thị trong tỉnhQuảng Bình có tỷ trọng nuôi tôm lớn của tỉnh với nhiều điều kiện thuận lợi để pháttriển ngành nuôi tôm như chiều dài đường bờ biển là 25km, diện tích đồng bằng vàvùng cát ven biển chiếm 16,2% diện tích toàn huyện Đây là sản phẩm có tỷ suấthàng hóa cao và chịu nhiều rủi ro thị trường Vì vậy, sản phẩm tôm nuôi được lựachọn nghiên cứu trong bài viết này

Thực tế cho thấy, những hộ nuôi tôm nói riêng con gặp nhiều khó khăn trongsản xuất và tiêu thụ: thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn đinh, chịu tác động của dịchbệnh và nhữn bất lợi thị trường của các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm; các mốiliên kết giữa hộ nuôi tôm và các tác nhân chưa được hình thành (như mối liên kếtgiữa hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến), hoặc đã được hình thành (như liên kết giữacác hộ nuôi tôm với nhau) nhưng vai trò của liên kết còn mờ nhạt, chưa thật sựmang lại lợi ích cho các tác nhân Huyện Quảng Ninh đã đưa ra nhiều chính sáchnhằm hỗ trợ và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi phát triển các mốiliên kết với các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi Tuy nhiên, việc xây

Trang 12

dựng chuỗi liên kết sản phẩm tôm nuôi thực sự đang gặp những khó khăn nhất định,mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề

ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợiích giữa các tác nhân, nhất là của hộ nuôi tôm còn chưa được công bằng

Do đó, tôi chọn đề tài “Phân tích liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân

trong chu ỗi cung tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận

văn Đây thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay của tỉnh, qua nghiên cứu tình hìnhnuôi trồng tôm trên địa bàn, tiến hành đề xuất những giải pháp hoàn thiện các liênkết giữa những tác nhân trên thị trường tôm nuôi, giúp phát triển bền vững ngànhnuôi tôm huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng liên kết giữa hộ nuôi tôm

và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình; từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp để hoàn thiện các mối liên liênkết này trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong chuỗi cung tôm nuôi, hộ nuôi tôm là tác nhân sản xuất ra sản phẩmnhưng lại là người yếu thế nhất trong chuỗi cung, vì vậy nghiên cứu này lấy các hộnuôi tôm làm vị trí trung tâm và nghiên cứu các tác nhân trong thị trường thiết lậpmối liên kết với các hộ nuôi tôm

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên c ứu: tập trung vào các mối liên kết giữa hộ nuôi và

các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh QuảngBình

- Th ời gian nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ 2014

– 2016, các số liệu sơ cấp thu thập tại thời điểm năm 2017 và đề ra các giải phápnâng cao liên kết trong những năm tiếp theo

- N ội dung nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn trong các mối liên

kết này trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, từ đó đề ra những giảipháp nâng cao sự liên kết này

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ

cấp được sử dụng để thu thập các thông tin, dữ liệu có trong các báo cáo của Ủyban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cùng một

số cơ quan nhà nước, các cơ sở nuôi trồng và doanh nghiệp trên địa bàn huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các bàigiảng, giáo trình; các trang web, báo điện tử có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cuộctiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là cán bộ quản lý, chuyên môn về lĩnhvực thủy sản và ngành hàng tôm đang công tác tại một số cơ quan cấp tỉnh, huyện

và cán bộ xã Thông tin thu thập được là những ý kiến góp ý cho đề tài nghiên cứu,cung cấp số liệu và đưa ra những nhận định ảnh hưởng tới phát triển ngành nuôitôm ở địa phương

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Tiến hành khảo sát các đối tượng: Hộ nuôi tôm, nhà cung ứng đầu vào và nhàthu gom, doanh nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.Hình thức khảo sát: Bằng bảng hỏi và phỏng vấn qua điện thoại

Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên

Trang 14

Số lượng khảo sát: 70 Hộ nuôi tôm, 5 nhà cung ứng đầu vào, 1 thu gom lớn

và 1 thu gom nhỏ, 1 doanh nghiệp chế biển

- Hộ nuôi tôm: Trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện tại có 168 hộ nuôi tômlớn và nhỏ, chia làm 2 vùng, nuôi tôm ao cát và nuôi tôm ao đất Nghiên cứu tiếnhành khảo sát 70 hộ nuôi trên địa bàn 2 xã Hải Ninh, Võ Ninh, trong đó khảo sát

40 hộ nuôi tôm ao cát và 30 hộ nuôi tôm ao đất Số mẫu khảo sát chiếm 42%, đảmbảo ý nghĩa thống kê

- Nhà cung ứng đầu vào: Cung cấp đầu vào gồm giống, thức ăn và thuốc, hóachất Thông thường các nhà cung cấp thức ăn thường cung cấp thuốc Trên địa bànhuyện Quảng Ninh, hiện nay không có doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc, hóachất mà chỉ tồn tại các đại lý cấp 1 và cấp 2 Để tiến hành làm rõ mối liên kết giữacác đại lý cấp 1, cấp 2 với doanh nghiệp chế biến đầu vào; ngoài phỏng vấn hộ nuôi,nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn 2 đại lý cấp 1 và 3 đại lý cấp 2 trên địa bàn

- Nhà thu gom: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 1 nhà thu gom lớn và 1 nhà thugom nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Ninh

- Doanh nghiệp chế biến: Trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện nay có 3 doanhnghiệp chế biến quy mô nhỏ Do đó, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 1 doanhnghiệp chế biến bằng hình thức gọi điện thoại nhằm thu thập dữ liệu về nhữngvướng mắc, tồn tại trong mối liên kết với các hộ nuôi nhằm có cái nhìn toàn diệnhơn về liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử lý hệ thống số liệu theo phương phápthống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel Việc thống kê tìm ra những kết quảphản ánh thực tiễn trung thực nhất Những kết quả thống kê được sử dụng làm cơ

sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản

Phương pháp phân tích mô tả được sử dụng để mô tả hiện trạng liên kết giữanhững hộ nuôi tôm, giữa các nhà nuôi tôm và doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoahọc Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các liên kết cũng được

Trang 15

mô tả và phân tích làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường liên kếtgiữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi của huyện Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình Hiện trạng về các mối liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗicung tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sẽ được mô tả sửdụng chủ yếu phương pháp này.

4.2.2 Phương pháp phân tích chuỗi thời gian

Phương pháp phân tích chuỗi thời gian được sử dụng để so sánh, đánh giáthực trạng liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm tômnuôi thông việc thu thập các dữ liệu thứ cấp từ năm 2014 – 2016 và các dữ liệu sơcấp được thu thập trong năm 2017

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự liên kết giữa hộ nuôi và các tác

nhân trong chuỗi cung tôm nuôi

Chương 2: Thực trạng liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi

cung tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa hộ nuôi và các tác

nhân trong chuỗi cung tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bìnhthời gian tới

Trang 16

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ

NUÔI VÀ CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG TÔM NUÔI

Xét ở tầm vĩ mô, liên kết kinh tế thể hiện thông qua việc thiết lập các liênminh kinh tế giữa các quốc gia, địa phương hoặc vùng lãnh thổ để hình thành nêncác định chế khu vực ở các mức độ khác nhau Trong khi đó, liên kết ở tầm vi môđược thực hiện thông qua sự thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa cácchủ thể trong nền kinh tế Việc đẩy mạnh liên kết ở tầm vi mô, đến một mức độnhất định sẽ tác động ngược lại đối với liên kết vĩ mô, nó thúc đẩy các quan hệliên kết vĩ mô phát triển, chuyển hóa theo hướng thuận lợi cho liên kết vi mô pháthuy tác dụng Như vậy, liên kết ở tầm vĩ mô là tiền đề tốt để thúc đẩy việc thiết lập

và mở rộng các quan hệ liên kết kinh tế ở tầm vi mô giữa các chủ thể sản xuất, kinhdoanh tham gia vào quá trình liên kết Trong phạm vi luận văn sẽ tập trung tìm hiểumối kết ở tầm vi mô, cụ thể là mối liên hệ giữa hộ nông dân và các chủ thể kháctrong nền kinh tế

Liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất,kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa cácđối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổsung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn các khả năng,

mở ra những thị trường mới

Trang 17

Trong khi đó, các chuyên gia khác đã đưa ra khái niệm liên kết kinh tế ở tầmkhái quát hơn: “Liên kết kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệkinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội, nhằm thựchiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế - xã hộichung” hay “Liên kết kinh tế là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trìnhhoạt động kinh tế, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia Mục tiêu của liên kếtkinh tế là các bên tìm cách bù đắp thiếu hụt và khắc phục hạn chế của mình từ sựphối hợp hoạt động với đối tác”.

Nhìn chung, liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độcao của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các hoạt động hợptác và phối hợp thường xuyên do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùngđưa ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất,kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theohướng có lợi nhất Nguyên tắc thực hiện liên kết phải dựa trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng, các bên cùng có lợi Những cơ sở này phải được thống nhất, thể hiệntrên văn bản hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia và phù hợp với khuôn khổ phápluật của các quốc gia [7,8]

Dù phát triển ở hình thức nào, các mối quan hệ liên kết kinh tế đều hướngđến những mục tiêu chung là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định Thông qua các hợpđồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyênmôn hoá và hợp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng đơn vịtham gia liên kết Hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sảnlượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợiích của nhau và giảm thiểu, dàn trải các rủi ro nếu có

1.1.1.2 Liên kết kinh tế trong nông nghiệp

Trong nền nông nghiệp mới, sự liên kết kinh tế là rất cần thiết Sự liên kếtkinh tế trong nông nghiệp được hiểu là liên kết giữa các vùng sản xuất nông nghiệptrong những ngành hàng liên vùng, giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và

Trang 18

giữa chính nông dân với nhau để tăng quy mô sản xuất kinh doanh, giảm chi phígiao dịch, tăng cạnh tranh.

Trong phạm vi luận văn, khái niệm liên kết kinh tế trong nông nghiệp sẽđược hiểu sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản để đưa nôngsản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận

từ sự liên kết này, cô đọng trong mối quan hệ liên kết kinh tế giữa nông dân với mộthoặc nhiều chủ thể kinh tế khác tại địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Đó là mối liên kết ngạng giữa chính nông dân; mối liên kết dọc giữa nông dân vớicác doanh nghiệp trên địa bàn; ngoài ra luận văn còn đề cập qua về các mối liên kếtgiữa nông dân với nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà khoa học, trườnghọc, viện nghiên cứu

Một hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp được xem là tiến bộ khi nóđạt được các tiêu chí: i) Liên kết đó đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vịsản xuất nông nghiệp đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra; ii)liên kết đó phải tăng khả năng cạnh canh của nông sản sản xuất ra như về chi phí,mẫu mã, an toàn thực phẩm; iii) liên kết đó phải bền vững và đảm bảo phân chia lợiích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt đối với nông hộ; iv) liên kết đó đảm bảo nôngsản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế [5,13]

Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GTZ) có nhiều nghiên cứu về liên kết kinh

tế nông nghiệp thông qua mô hình chuỗi giá trị tại một số tỉnh thành ở Việt Nam.Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù có rất nhiều tiềm năng đãđược khám phá trong chuỗi giá trị ở một số ngành như cà phê, bơ, rau sạch…Tuynhiên, việc liên kết này vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và trở ngại chính trong quá trìnhthực hiện như:

- Mối liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi;

- Người sản xuất thường không chú ý đến thị trường và các yêu cầu của thịtrường;

- Cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển còn lạc hậu;

- Chưa có một cơ chế liên kết rõ ràng;

Trang 19

- Hoạt động tự phát và không có chiến lược, mục tiêu dài hạn…

Do vậy, để triển khai và nhân rộng mô hình này được thành công và bềnvững, các bên tham gia cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong liên kếtchuỗi, việc phân chia lợi ích, chia sẻ rủi ro phải rõ ràng và phải có một chương trìnhhành động cụ thể, xác định mục tiêu dài hạn mong muốn đạt tới với sự tham gia củatất các bên là điều cần thiết

1.1.2 Nuôi tôm

Tôm là loài chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm nên công tác nuôi tômphức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao hơn và khó khăn hơn nhiều so với cá bao gồm cáckhâu cho tôm ăn, kiểm tra môi trường nước, theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc,hóa chất, xử lý môi trường…

Có nhiều loại tôm tại Việt Nam, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu

2 loại tôm phổ biến tại địa bàn khảo sát là tôm sú và tôm thẻ chân trắng Thời giannuôi tôm sú mất khoảng 5 tháng trong khi đó tôm thẻ chân trắng chỉ mất 3 tháng

Có 4 hình thức nuôi tôm (1) Nuôi tôm quảng canh (2) Quảng canh cải tiến(3) Hình thức nuôi tôm bán thâm canh (4) Hình thức nuôi tôm thâm canh Các hộnuôi khảo sát chỉ tập trung chủ yếu 2 hình thức nuôi là thâm canh và bán thâm canh

Cả hai hình thức này sử dụng giống và thức ăn công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầngđầy đủ Nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh đòi hỏi các yêu cầu

về kỹ thuật, môi trường nước và lượng oxy hòa tan … Hình thức nuôi này đòi hỏingười nuôi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị, cơ cởvật chất kỹ thuật hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn Tuy nhiên, hầu hết người nuôitôm đều không qua trường lớp đào tạo tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi tôm

mà chủ yếu tham gia nuôi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Nếu phân theo vùng nuôi được chia làm 2 vùng nuôi vùng ven sông nước lợnuôi ao đất và vùng ven biển nuôi ao cát, hàng ngày nước được thải qua ao xử lýmôi trường và xả ra biển hoặc sông Vì thực tế nguồn nước thải ra môi trường tựnhiên không được xử lý do đó nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng vànguy cơ lây lan dịch bệnh lớn

Trang 20

Những hộ chủ yếu nuôi thâm canh trên cát, được tiến hành bằng cách xâydựng hồ nhân tạo trên những bãi cát ven biển, chống thấm bằng lớp vải kỹ thuật ởđáy và ven bờ rồi phủ một lớp cát lên trên Hình thức này gọi là hình thức nuôi tômcông nghiệp cao triều Mặc dù trên lý thuyết 2 hình thức nuôi này không bị ảnhhưởng bởi thủy triều, các yếu tố ngoại lai ở trong môi trường nước tự nhiên thâmnhập và tránh được các mầm bệnh thủy sinh mang lại nhưng trên thực tế nuôi trồngthủy sản và đặc biệt nuôi tôm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tùy theo nguồn lực của

hộ để xây dựng hệ thống ao hồ, tùy theo trình độ kỹ thuật của hộ và ý thức của hộđối với bảo vệ môi trường nước

1.1.3 Chuỗi cung

Khái niệm chuỗi cung ứng (supply chain) xuất hiện từ những năm 60 của thế

kỉ XX Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dich vụvào thị trường (Lambert và Cooper, 2000) Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọicông đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu kháchhàng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằmthực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sảnphẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng Hay chuỗi cung ứng khôngchỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ

và bản thân khách hàng [3,25]

Theo khái niệm của từ điển Wikipedia [24], chuỗi cung là “Hệ thống củacách thức tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liênquan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.Các họat động của chuỗi cung chuyển đổi nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệuthô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm

đến người tiêu dùng cuối cùng” Đây không phải là một khái niệm quá mới vì theo

Chen và Paulraj (2004), khái niệm này đã được sử dụng một cách rộng rãi trong cáclĩnh vực khác nhau như quản lý hoạt động, marketing, quản lý chiến lược, lý thuyết

tổ chức và hệ thống thông tin quản lý Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm này trong

Trang 21

phân tích những sản phẩm nông nghiệp hay phát triển nông thôn hầu như còn khámới mẽ và hạn chế.

Về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa cácnhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:

- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ

đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất

- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối

cùng

- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách

hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời vàhiệu quả

Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luậnrằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ muanguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng Nóicách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyênliệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay ngườitiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cungcấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kếtquả và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống

1.2 Liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi 1.2.1 Các tác nhân tham gia liên kết

1.2.1.1 Hộ nuôi tôm

Là chủ thể chính tham gia vào quá trình sản xuất tôm nên vai trò của hộ nuôitôm gắn kết chặt chẽ với vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Hộ nuôi tômbao gồm các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia trong hoạtđộng nuôi tôm

Thông thường những hộ nông dân này tự tìm hiểm kỹ thuật và học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau chứ không được đào tạo qua trường lớp chính quy Mô hình nuôichủ yếu theo mô hình thâm canh, một năm có 2 mùa chính và 1 mùa phụ Để vụ

Trang 22

nuôi thu hoạch được hiệu quả, đòi hỏi hộ nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các yếu tố

kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ngành, sử dụng hợp lý các chi phí trong quá trình nuôi

để mang lại lợi ích kinh tế Mô hình nuôi được các hộ áp dụng là nuôi thâm canhtheo quy trình, kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm dân gian của nghề nuôi tôm Tômsau thu hoạch sẽ được bán trực tiếp cho các đại lý thu mua hoặc bán ra ngoài chothị trường bán lẻ

1.2.1.2 Các doanh nghiệp

Tùy từng điều kiện, nhà doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật hỗ trợnông dân sản xuất hàng hóa Đồng thời, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra chonồng dân Các doanh nghiệp có thể là nhà cung ứng đầu vào, nhà thu gom, doanhnghiệp chế biến…

- Nhà cung ứng đầu vào có thể là doanh nghiệp/cá nhân cung cấp tất cả các

loại vật tư đầu vào cho nuôi tôm (giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất…)nhưng cũng có thể là doanh nghiệp/cá nhân chỉ chuyên cung cấp 1 loại vật tư đầuvào cụ thể Các doanh nghiệp/cá nhân này cũng có thể là người sản xuất trực tiếpcác loại vật tư đầu vào cung cấp cho nuôi tôm nhưng phần lớn là các đại lí cho cácđơn vị sản xuất các loại vật tư đầu vào này và cung cấp lại cho hộ nuôi tôm Hiệnnay, hệ thống cung cấp vật tư đầu vào cho nuôi tôm được hình thành tương đối tựphát gắn với sự phát triển của các vùng nuôi tôm Bên cạnh chức năng cung cấp vật

tư, hệ thống này thường kiêm luôn chức năng tư vấn cho hộ nuôi tôm về cách thức

sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn… trong quá trình sản xuất do hệ thống tư vấn kĩthuật về thủy sản (như khuyến ngư) hiện nay chưa đáp ứng được hết yêu cầu củahoạt động sản xuất Mặt khác, hệ thống này cũng có thể có vai trò tương tự như mộtnguồn cung cấp tín dụng bằng hiện vật cho hộ nuôi tôm khi cần thiết (thường đượcgọi là ứng trước vật tư)

- Nhà thu gom: Do đặc thù của ngành thuỷ sản là phải thu gom tận nơi nuôi

trồng nên từ xưa đến nay, đội ngũ nhà thu gom luôn đồng hành với hoạt động sảnxuất và làm ăn của các ngư dân và doanh nghiệp thuỷ sản Có những nhóm nhà thugom chuyên thu gom hàng cho các doanh nghiệp chế biến Những người này đóng

Trang 23

vai trò trung gian giữa ngư dân và nhà máy Họ thường không quản ngại đường xá

đi đến tận vùng xa xôi để thu gom hàng cho nhà máy Họ cũng là những người màbất kể đêm hay ngày, nắng hay mưa sẵn sàng tới nơi đánh bắt thuỷ sản để chọnmua hàng Nhà thu gom cũng chính là cầu nối giữa doanh nghiệp chế biến và ngưdân trong việc phổ biến các chính sách liên quan đến hàng hoá Nếu có một yêu cầu

gì cụ thể về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, doanh nghiệp chế biến chỉ cần nói vớinhà thu gom và những người này sẽ ngay lập tức thông báo tới tất cả các hộ nuôitrồng Những nhà thu gom không gom hàng cho các doanh nghiệp thì chuyên gomhàng để giao cho các chợ đầu mối, hay các nhà hàng, khách sạn Đối với các ngưdân, do tập quán làm ăn nhỏ lẻ nên họ cũng rất thích mua bán với các nhà thu gom.Trong con mắt của hộ nuôi tôm, nhà thu gom là những người mua bán rất nhanhgọn, giao tiền ngay sau khi gom hàng Điều này khác hoàn toàn với việc bán chodoanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp xuống tận nơi thu mua thì họ không thanhtoán ngay mà yêu cầu ngư dân phải lên công ty thanh toán, do việc chi trả củadoanh nghiệp đòi hỏi phải có hoá đơn

- Doanh nghiệp chế biến: chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều quy

mô khác nhau Các doanh nghiệp này là cầu nối quan trọng để đưa sản phẩm tômđến với người tiêu dùng sau các công đoạn chế biến Các doanh nghiệp chế biếntôm thường có hai chức năng chính là chế biến tôm và kinh doanh tôm Tuy nhiên,gần đây do tình hình biến động thị trường và sự thiếu ổn định về nguyên liệu nênnhiều doanh nghiệp chế biến tôm đã chủ động trực tiếp nuôi tôm để đảm bảo nguồnnguyên liệu - tạo ra thêm chức năng thứ ba cho các doanh nghiệp chế biến này Trênthực tế cũng có một số những hộ nuôi tôm sau một thời gian dài nuôi tôm thànhcông, tích lũy đủ nguồn lực đầu tư phát triển sang lĩnh vực chế biến và tạo dựng nêncác doanh nghiệp chế biến tôm và các doanh nghiệp này thường có liên kết tự nhiên

và rất chặt chẽ với khâu nuôi tôm vốn có từ trước Hình thức liên kết này thườngkhá bền vững do được điều hành thống nhất bởi cùng một chủ chủ sở hữu như đã

mô tả ở trên và được gọi là liên kết trong nội bộ

Trang 24

1.2.1.3 HTX, THT

HTX là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và được điều hành bởi mộtnhóm các cá nhân vì lợi ích chung của họ HTX được Liên minh quốc tế hợp tác xãđịnh nghĩa là "Một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứngnhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanhnghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ" Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa

là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và thuộc quyền kiểm soát của những người sửdụng dịch vụ do hợp tác xã cung cấp hoặc của những người làm việc ở đó.[25]

THT ở Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ hợp vốn, tổhợp sức lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất mà từng hộ nông dân khôngthể thực hiện được hoặc tự mình thực hiện không hiệu quả THT hoạt động theonguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên có cùng nhu cầu chung để đạtđược hiệu quả kinh tế cao hơn Ngoài ra, THT còn có vai trò quan trọng khác gồm

hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập chomột bộ phận người lao động Về mặt tổ chức hoạt động, các THT có quy mô tươngđối nhỏ từ 10-13 hộ Nội dung hoạt động thiết thực phục vụ nhu cầu của người thamgia hỗ trợ lẫn nhau công lao động, hỗ trợ lẫn nhau về vốn hay hỗ trợ lẫn nhaunguyên vật liệu đầu vào Tuy nhiên hình thức hợp tác này mang tính chất ngắn hạn,các liên kết còn lỏng lẻo theo từng sự vụ THT là nền tảng để hình thành HTX dựatrên cơ sở các thành viên hợp tác với nhau một cách tự nguyện, tự chủ

THT khác với HTX về mặt pháp lý, HTX với tư cách là doanh nghiệp Độnglực tham gia hợp tác của nông dân rất đa dạng, bao trùm tất cả các khía cạnh kinh

tế, xã hội, môi trường, sức khỏe Mặc dù kinh tế vẫn là động lực hàng đầu nhưngngười nông dân vẫn quan tâm đến các nhu cầu khác lần lượt bao gồm kỹ thuật sảnxuất, tham gia tương trợ tăng cường gắn kết cộng đồng và giảm thiểu ô nhiễm môitrường (Đặng Đình Long và cs (2015)

1.2.1.4 Các nhóm hỗ trợ

- Chính phủ, chính quyền địa phương: tạo ra môi trường thuận lợi cho cả sản

xuất và kinh doanh liên quan đến tôm nuôi Các chính sách về giống, thức ăn, tín

Trang 25

dụng, quản lí thị trường, môi trường… có tác động rất lớn đối với sự tồn tại và pháttriển cũng như kết quả của cả ngành này Thực tế, các tác động tiêu cực có quy môlớn sẽ không thể được giải quyết chỉ với nỗ lực của những người sản xuất, kinhdoanh trong lĩnh vực này mà cần có các sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước.Mặt khác, các chính sách của Nhà nước sẽ có vai trò hướn sự phát triển của ngànhđến mục tiêu hiệu quả và bền vữn trong dài hạn.

- Nhà khoa học, trường học, viện nghiên cứu: Nhà khoa học ngoài lợi ích cục

bộ thì họ phải hướng đến vai trò của họ là giải quyết vấn đề gì để giúp cho ngànhtôm, hộ nuôi tôm phát triển; chính sự phát triển này đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa các nhà khoa học nói chung Nhà khoa học có nhiệm vụ và nghĩa vụ phổ biến,hướng dẫn cho người nuôi về các kỹ thuật nuôi trồng; hỗ trợ cho doanh nghiệp ứngdụng khoa học kỹ thuật nhằm mục đích tăng số lượng và chất lượng sản phẩm

1.2.2 Liên kết ngang

1.2.2.1 Khái niệm

Liên kết ngang là hình thức tổ chức mà trong đó mỗi bên tham gia là một chủthể, đơn vị riêng biệt nhưng có mối quan hệ ngang với nhau trong cùng luồng hoạtđộng sản xuất kinh doanh Kết quả của liên kết ngang hình thành nên những tổ chứcliên kết như HTX, THT [7,8]

Liên kết ngang trong ngàng nuôi tôm cũng có khái niệm cơ bản tương tự nhưcác liên kết ngang nói chung trong đó nhiều hộ nuôi tôm hoặc nhiều doanh nghiệp

có thể thiết lập các quan hệ với nhau về quyền lợi và trách nhiệm theo chiều ngangnhằm tăng quy mô sản xuất cho hộ nuôi tôm hướng tới hiệu quả cao hơn trong nuôitôm hoặc nhằm tăng khả năng thu hút nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tăngcường năng lực cho các doanh nghiệp chế biến tôm khi tham gia thị trường

Về bản chất, liên kết giữa những hộ nuôi tôm với nhau là một liên kếtngang dựa trên sự tự nguyện của những hộ nuôi tôm cùng hợp tác trong sảnxuất [17] Các liên kết ngang này thường hình thành nên các HTX, THT hoặc đơngiản là các nhóm, câu lạc bộ… mang tính chất tự phát Sự đảm bảo của liên kết nàychủ yếu dựa trên các thỏa thuận không chính thức (không hợp đồng bằng văn bản,

Trang 26

không có công chứng…) giữa chính những người tham gia, ngoại trừ các HTX,THT thường được chính quyền địa phương ra quyết định thành lập Điểm khác biệtlớn nhất ở đây là yêu cầu các diện tích đất sản xuất được đưa vào hợp tác, liên kếttrong nuôi tôm cần phải có vị trí gần nhau, tổ chức sản xuất phải theo lịch thời vụthống nhất, giải pháp kĩ thuật trong sản xuất phải theo một hướng dẫn chung để cókhả năng tạo được sản lượng đủ lớn và tập trung trong một thời điểm, đồng nhất vềtiêu chuẩn, chất lượng với chi phí sản xuất thấp nhất Nói cách khác, các nội dungliên kết này tương đối phức tạp, gắn với nhiều lĩnh vực trong sản xuất Mặc dù vậy,trừ trường hợp liên kết hình thành HTX, THT, các hình thức liên kết khác thườngkhông được thể hiện bằng các hợp đồng hoặc các loại hình cam kết được cơ quan có

thẩm quyền chứng thực Do vậy, liên kết ngang giữa những hộ nuôi tôm dễ thànhlập nhưng cũng dễ tan rã khi gặp những cản trở hoặc bất lợi trong quá trình hoạtđộng (Hình 1.1)

Hình 1.1: Mô hình liên kết ngang giữa những hộ nuôi tôm

Về hình thức, liên kết ngang giữa những hộ nuôi tôm là hình thức liênkết giữa những hộ nuôi tôm trong cùng một địa bàn (các ao nuôi tôm có vị trí ởgần nhau) nhằm tăng quy mô sản xuất và có thể sử dụng chung một số dịch vụ hỗ

Hộ nuôi tôm

Hộ nuôi tôm

Hộ nuôi tôm

HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC….

- Vị trí

- Diện tích

- Thời vụ

- Cơ sở hạ tầng

Trang 27

trợ nhất là về cơ sở hạ tầng để giảm chi phí sản xuất Liên kết nhằm tập trung sảnlượng của những hộ nuôi tôm vào cùng một thời điểm Việc thống nhất lịch thời vụcũng giúp phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và quy mô lớn hơn sẽ tăng khả năng tiếpcận tín dụng hay ứng trước vật tư tạo điều kiện thuận lợi.

1.2.2.2 Lợi ích của liên kết ngang và khó khăn trong quá trình xây dựng liên kết ngang

Khác với liên kết dọc phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, phânkhúc sản xuất theo chuỗi thì liên kết ngang là phát triển theo hướng tập trung hóa cảtrong sản xuất và tiêu thụ Liên kết ngang là loại hình liên kết phù hợp với mục tiêu

hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho những lĩnh vực sản xuất như nông nghiệpvới chủ thể chính là các hộ gia đình nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ Liên kếtngang cũng có thể sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, nâng cao năng lực cạnh tranhcho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường lớn, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp

có tiềm lực mạnh, thị phần lớn

Nhìn chung, hình thức liên kết này mang lại khá nhiều lợi ích cho nhữngngười tham gia Tuy nhiên, trên thực tế hình thức liên kết này cũng gặp nhiều cảntrở trong quá trình hình thành và phát triển do những nguyên nhân khá đặc thù củangành: i) thứ nhất, do đặc tính “tư hữu” và “cá thể” của hộ nuôi tôm nên khả nănglàm việc theo nhóm rất hạn chế; ii) thứ hai, do những thành viên tham gia liên kết cầnphải có diện tích đất nuôi tôm nằm cạnh nhau nên thường rất khó tổ chức liên kết dođặc tính manh mún và phân tán của hoạt động này; iii) thứ ba, mức độ rủi ro trongnuôi tôm là rất lớn nhưng lại có thể rất không đồng đều theo địa bàn và thời điểm nênrất khó thuyết phục hộ nuôi tôm chia sẻ rủi ro với nhau trong dài hạn Giải quyếtđược những vướng mắc này một cách hợp lí sẽ tăng cường được các liên kết nganggiữa những hộ nuôi tôm và qua đó nâng cao được lợi ích cuối cùng cho chính nhómngười sản xuất này

Trang 28

1.2.3 Liên kết dọc

1.2.3.1 Khái niệm

Liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗigiá trị nông sản Liên kết dọc kết hợp các khâu như sản xuất, phân phối, mua bánhoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong một chuỗi duy nhất Liên kết dọctrong nông nghiệp hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng khắt khecủa thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm và hai là sự ổn địnhnguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến Đồng thời, liên kết dọc phát sinh do yêucầu thích ứng với thị truờng hiện đại dẫn dến việc hình thành các chuỗi giá trị nôngsản thực phẩm [4]

Liên kết dọc chú trọng đến cả quá trình sản xuất và phân phối và do đó các tácđộng trong mối quan hệ này cũng nhắm đến phạm vi của cả chuỗi hơn là chỉ nhằmđiều tiết một đầu vào cụ thể nào đó của quá trình sản xuất Nói cách khác, mỗi tácnhân tham gia trong liên kết dọc sẽ phải tự chịu trách nhiệm với phân khúc của mìnhtrong mối liên hệ với các phân khúc phía sau - đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến

độ để cả chuỗi sản xuất tiêu thụ luôn được thông suốt Như vậy, liên kết dọc có thểđược coi là một hình thức tổ chức sản xuất được tạo ra để xác định mối quan hệ củacác giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau Như vậy, liên kết dọc được hiểu là là mối liên kếtgiữa các tác nhân ở các mắt xích liên tiếp trong sản xuất của một chuỗi ngành hàngnhằm quản trị bền vững các giai đoạn sản xuất khác nhau, tạo ra và phân phối giá trịgia tăng hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng đó

Trong phạm vi luận văn, liên kết dọc trong ngành nuôi tôm được hiểu là liênkết giữa hộ nuôi tôm với các nhà cung ứng đầu vào, nhà thu gom, các doanh nghiệpchế biến – xuất khẩu nhằm tạo ra hiệu quả, kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn chocác tác nhân này thông qua các nội dung liên kết nhằm phân bổ giá trị gia tăng hợp

lí Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngànhnuôi tôm cần có sự tham gia của chính quyền, các nhà khoa học, các tổ chức tàichính… điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặtchẽ hơn

Trang 29

1.2.3.2 Lợi ích của liên kết dọc

Ngày nay, khái niệm chuyên môn hóa sản xuất ngày càng trở nên phổ biếnnhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở từng chi tiết riêng lẻ Quá trìnhchuyên môn hóa có thể được tổ chức ở trong cùng một doanh nghiệp, tập đoànnhưng cũng có thể được tổ chức theo dạng liên kết dọc giữa các nhà sản xuất, trong

đó nhà sản xuất ở khâu tiếp sau sẽ là người sử dụng/tiêu thụ sản phẩm của nhà sảnxuất ở khâu phía trước Như vậy, liên kết dọc cho phép các sản phẩm và dịch vụđược xâu chuỗi lại với nhau từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng Việc tổ chức sảnxuất kinh doanh như vậy đã dần hình thành nên khái niệm “liên kết dọc” như ngàynay - được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh theodòng vận động của sản phẩm

Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm tất cả các giai đoạn từcung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến nguyên liệu đến đóng gói, phân phối thànhphẩm Trong mối liên kết này, các chủ thể ở giữa chuỗi ngành hàng đều có vai trò làkhách hàng của chủ thể ở khâu trước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm chocác khâu tiếp theo Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên một chuỗi giá trị củamột ngành hàng cụ thể và có thể làm giảm đáng kể các chi phí trung gian Vấn đềphân bổ giá trị và chia sẻ rủi ro giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết làmột trong những nội dung chính của hầu hết các liên kết đã và đang được xây dựngtrong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung Giải quyết được hài hòa yêucầu này sẽ đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các liên kết

1.2.3.3 Mức độ liên kết

Có ba mức độ liên kết dọc như sau:

* Hình thức liên kết ở mức thấp: là liên kết giữa người sản xuất – nhà chếbiến – nhà bán lẻ dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêuthụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn Hình thức liên kết này cũng không bảo đảm chấtlượng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệgiao dịch Rủi ro về biến động giá và cung ứng nguyên liệu rất cao, vì sản lượngnguyên liệu đầu vào cho chế biến không được kiểm soát chặt chẽ Thiệt hại nhiều

Trang 30

nhất đến với người sản xuất vì dễ bị ép giá, hoặc không được trả tiền khi nhà chếbiến gặp rủi ro Nhà chế biến lại lệ thuộc vào nhà bán lẻ [28]

* Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng sảnxuất – bao tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và nhà chế biến; và giữa nhà chế biến

và nhà bán lẻ Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất củasản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên Tuy nhiên, dạng liên kết này cũng tiềm

ẩn nhiều rủi ro khi người sản xuất hoặc nhà chế biến không tuân thủ hợp đồng vì lợiích riêng của mình khi có biến động thị trường

Một hình thức đặc biệt của sản xuất theo hợp đồng là sản xuất gia công.Theo hình thức này, người sản xuất tự đầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị sảnxuất Nhà chế biến đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn giasúc, con giống, và hỗ trợ kỹ thuật Người sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợpđồng theo mức giá thỏa thuận, và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thịtrường và giá bán, có thể tính toán trước doanh thu, lợi nhuận, và giảm một phầnvốn sản xuất Ngược lại, nhà chế biến có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổnđịnh nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trường Môhình này ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ hơn và thường có sự tham gia của ngânhàng Người sản xuất được cho vay vốn đầu tư khi có hợp đồng gia công vì bảođảm được đầu ra Nhà chế biến cũng được vay dễ dàng hơn vì có nguồn nguyên liệuchắc chắn Ngân hàng mạnh tay cho vay vì giảm được rủi ro trong hoạt động chovay, giảm rủi ro mất khả năng chi trả do biến động thị trường Mô hình này rất phổbiến ở Hoa Kỳ Ở Việt Nam có mô hình hợp đồng nuôi gia công của Công ty cổphần Chăn nuôi CP Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi gà

* Mô hình sản xuất – chế biến – bán lẻ mang tính tổng hợp: Mô hình này là

mô hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến và bán lẻsản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp, thậm chí cả hoạt động sản xuấtnguyên liệu đầu vào cho sản xuất Mô hình này cho phép doanh nghiệp kiểm soátchặt chẽ chất lượng sản phẩm và thu được toàn bộ lợi nhuận ở tất các các công đoạnsản xuất – chế biến và thương mại hóa sản phẩm, đồng thời hạn chế được rủi ro về

Trang 31

nguồn nguyên liệu và chủ động được thị trường đầu ra Tuy nhiên, mô hình này chỉ

có khả năng áp dụng khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, và có bộphận chuyên trách ở công đoạn sản xuất Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi doanhnghiệp tăng vốn đầu tư vào cả đất đai, chi phí sản xuất, mà trên thực tế, chi phí muahoặc thuê đất đai và đầu tư kiến thiết cơ bản ao đầm, chi phí nuôi cũng rất lớn Ảnhhưởng tiêu cực của mô hình này chính là việc loại bỏ người sản xuất ra khỏi chuỗigiá trị Doanh nghiệp chỉ bảo vệ lợi ích riêng của mình, thể hiện sự thiếu tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp khi không quan tâm đến sự phát triển chung củatoàn ngành Một khi người sản xuất không tham gia sản xuất nữa, doanh nghiệpkhông còn nguồn nguyên liệu nào khác để dựa vào, và dĩ nhiên là dẫn đến rủi rothiếu nguyên liệu khi không tự đáp ứng được cầu trên thị trường

Một hình thức liên kết dọc khác đáng quan tâm có thể khắc phục được môhình khép kín trên là mô hình đồng sở hữu, trong đó người sản xuất đồng thời cũng

là cổ đông của nhà chế biến Người sản xuất có thể tham gia đồng sở hữu bằng cáchmua cổ phần, hoặc nhà chế biến chia xẻ cổ phần cho người sản xuất; hoặc người sảnxuất góp vốn dưới hình thức quyền sử dụng đất nông nghiệp, trang thiết bị sản xuất.Hình thức đồng sở hữu này có các lợi ích sau: i) Gắn lợi ích của người sản xuất vàolợi ích của nhà chế biến và ngược lại, vì vậy làm tăng tính liên kết; ii) Giúp ngườisản xuất có thể chia xẻ thêm lợi ích từ hoạt động chế biến; iii) Giúp nhà chế biếngiảm chi phí đầu tư cho vùng nguyên liệu, chi phí sản xuất nguyên liệu, và giảm áplực tiền mặt để mua nguyên liệu; iv) Giúp cả hai bên mở rộng quy mô sản xuất khicần vì có thể kêu gọi đầu tư góp vốn; v) kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và

an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị Hình thức này được cho là phù hợpnhất với ngành nuôi tôm Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong việc thực thi mô hìnhnày là thái độ của nhà chế biến Nhà chế biến phải đóng vai trò đi đầu trong pháttriển các mối liên kết dọc với người sản xuất nguyên liệu, và phải có nhận thứcđúng đắn về trách nhiệm xã hội gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp [28]

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thủy sản, từ trước đến naychúng ta thường khuyến khích và tổ chức nhiều mô hình liên kết ngang hơn là liên

Trang 32

kết dọc, ví dụ thành lập các HTX, các THT, Tuy nhiên, để sản xuất hiệu quả vàthủy sản của chúng ta có thể cạnh tranh được với các nước thì cần mở rộng hình thứcliên kết dọc Các hình thức này sẽ phân bố hài hòa lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong nuôi tôm

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang

- Trình độ và nhận thức của các bên tham gia cần có sự đồng đều, nhất quán

ở mức độ tương đối nhằm đảm bảo các bên tham gia trong liên kết có thể cùng chia

sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách hợp lí nhất Điều này là một trong những yếu

tố đảm bảo sự tồn tại của liên kết Yếu tố này càng đặc biệt quan trọng khi trongthực tế trình độ và nhất là nhận thức của phần lớn người nuôi tôm và kể cả cácdoanh nghiệp chế biến tôm về liên kết còn khá hạn chế, truyền thống làm ăn cá thểvẫn còn ngự trị phổ biến trong sản xuất và chế biến tôm

- Về đất đai, vị trí ao nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành liênkết ngang giữa những người nuôi tôm Như đã phân tích, chỉ có các ao nuôi có vị tríkhông quá xa cách mới có thể tham gia vào cùng 1 đơn vị hợp tác, thống nhất lịchthời vụ, sử dụng chung hệ thống cơ sở hạ tầng để tạo nên vùng sản xuất tập trung.Các ao nuôi có vị trí quá cách biệt, dù muốn, cũng không thể tổ chức thành các liênkết ngang được

- Các cơ sở hạ tầng chung trong khu vực hệ thống thủy lợi và điện cần đượcthiết kế hoặc chỉnh sửa để tất cả những tác nhân tham gia trong liên kết ngang đều

có thể sử dụng được một cách thuận tiện và thống nhất theo sự điều hành của ngườiđiều phối nhằm đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sản xuất và khả năng phòng chống dịchbệnh Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng lại có ảnh hưởng đáng kể đến sựkết nối của khu vực sản xuất (các ao nuôi tôm) đến với các nhà máy chế biến, cácnơi cung cấp giống, vật tư cũng như nơi bán sản phẩm Để hình thành được liên kếtngang, các cơ sở hạ tầng này đều cần được phát triển đến một mức độ nhất định

- Các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết có ảnh hưởng quan trọng đối với

sự hình thành và tồn tại của các liên kết, đặc biệt là trong việc hỗ trợ phát triển

cơ sở hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn hoặc ban

Trang 33

hành các chính sách ưu đãi cho phát triển sản xuất quy mô lớn như cánh đồng lớnhay hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị Với xuất phát điểm thấp(diện tích nhỏ, nguồn lực hạn chế, trình độ sản xuất thấp) thì các chính sách hỗ trợnày sẽ là vô cùng hữu ích để có thể nâng cấp được các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ

lẻ, manh mún tạo nên những liên minh, liên kết thành quy mô lớn trước khi tiến đếnphát triển liên kết dọc thành chuỗi giá trị cho cả ngành hàng Các HTX, THT…chắc chắn sẽ không thể hình thành nếu thiếu những hỗ trợ về vốn, đất đai hay cơ sở

hạ tầng ban đầu

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc

- Sự nhận thức về thế giới giúp con người có được định hướng phát triểnnhững mối quan hệ có lợi và hạn chế hoặc triệt tiêu những mối quan hệ có hại Do

đó, để phát triển mối liên kết giữa hộ nuôi tôm với các chủ thể khác, yếu tố nhậnthức của các chủ thể có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu, mà trước hết là nhận thứcmột cách đầy đủ những lợi ích sự liên kết mang lại Lợi ích ấy sẽ trở thành động lựcthúc đẩy các chủ thể tham gia và duy trì liên kết hiệu quả

Các chủ thể cần có sự nhận thức đúng đắn về việc phát triển liên kết Trong

đó, nhận thức của hộ nuôi tôm mang ý nghĩa quyết định Bởi lẽ, các hộ nuôi là chủthể trung tâm của mối liên kết, song trình độ của đa số các hộ nuôi Việt Nam hiệnnay còn ở mức thấp và mặt bằng chung thấp hơn tất cả các chủ thể tham gia liên kếtkhác Trình độ thấp khiến các hộ nuôi rụt rè, thiếu chủ động trong việc tạo lập vàxây dựng mối quan hệ liên kết; tùy tiện trong quá trình sản xuất và thiếu kỷ luậttrong việc tuân thủ các quy định liên kết

- Về đất đai, diện tích đất tương ứng với sản lượng của từng khu vực nuôitôm là yếu tố mang tính quyết định để các doanh nghiệp cân nhắc quyết định liênkết với các hộ nuôi tôm hay không Các vùng nuôi tôm càng manh mún và phân tánthì định phí sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích càng cao và việc liên kết giữa hộ nuôivới các chủ thể khác càng diễn ra khó khăn Ngược lại, khi các vùng nuôi tôm đượcquy hoạch gần nhau và tạo ra một diện tích đủ lớn, việc áp dụng các biện pháp khoahọc công nghệ cho sản xuất sẽ thuận lợi hơn; đồng thời, công tác giám sát toàn bộ

Trang 34

quá trình sản xuất cũng thực hiện dễ dàng hơn, nhờ đó chất lượng của sản phẩm đầu

ra đồng đều và đảm bảo hơn Yếu tố này, ngược lại, tạo sức ép để hình thành nêncác liên kết ngang giữa những người nuôi tôm nhỏ lẻ để có thể liên kết được trựctiếp với các chủ thế khác trên thị trường tôm nuôi

- Cơ sở hạ tầng được xem là “phần cứng” thúc đẩy liên kết kinh tế giữa nôngdân và các chủ thể khác Cơ sở hạ tầng trong sản xuất tôm bao gồm: hệ thống giaothông; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống thủy lợi, tưới tiêu; hệ thống cảng hậucần… Cơ sở hạ tầng càng phát triển, càng mang lại nhiều lợi ích cho việc tạo lập vàphát triển liên kết giữa nông dân và các chủ thể khác

- Khung pháp lí bao gồm những vấn đề liên quan đến quy hoạch và đặc biệt

là hiệu lực của hợp đồng là nền tảng giúp liên kết tồn tại và vận hành có hiệu quảtrên cơ sở đảm bảo được các yếu tố quyền, lợi và trách nhiệm của cả hộ nuôi tôm vàcác doanh nghiệp tôm một cách minh bạch công bằng và hợp pháp Khác với cácliên kết ngang, các liên kết dọc sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về pháp lí về hợpđồng liên kết thực chất là những hợp đồng kinh tế Các hợp đồng này cần được xâydựng một cách minh bạch, hợp lí và hợp pháp, đảm bảo cân đối quyền lợi của tất cảcác bên tham gia và được thực thi một cách triệt để thì liên kết mới có thể tồn tại lâudài Nói cách khác, khung pháp lí và nhất là các nội dung liên quan đến đảm bảohiệu lực của hợp đồng chính là yếu tố cơ bản và có ảnh hưởng quan trọng đến sựtồn tại và phát triển của liên kết dọc trong sản xuất tôm khi các tác nhân tham gialiên kết không phải cùng “gánh vác trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi” như liên kếtngang mà là “thực hiện nghĩa vụ để được hưởng quyền lợi”

- “Hiệu quả” là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sựtồn tại của liên kết Tính hiệu quả trong liên kết sẽ đảm bảo cho liên kết đạt đượcmục tiêu làm cho tất cả các bên tham gia có được lợi ích tốt hơn so với khi tổ chứcsản sản xuất kinh doanh đơn lẻ Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội hiện đại tínhhiệu quả này ngày càng được mở rộng, bao hàm nhiều nội hàm liên quan đến cảkinh tế, xã hội và môi trường Một cách đơn giản, “hiệu quả” là việc đạt được mụctiêu đã xác định với chi phí (thời gian, nhân lực, tài chính…) bỏ ra ít nhất

Trang 35

- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính bao gồm khả năng tự trang trải nguồnvốn kinh doanh và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay Khả năng tiếp cận vốn vayphụ thuộc vào khả năng chi trả các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi củaphương án kinh doanh cũng như nguồn tài sản đảm bảo cho khoản vay đó Khả năngtài chính càng tốt thì nguồn vốn cung ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp càngdồi dào.

Tiến trình liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các chủ thể yêu cầu phải mởrộng quy mô sản xuất và kinh doanh nhằm tận dụng tính hiệu quả theo quy mô Vìvậy, nhu cầu về nguồn vốn của các chủ thể cũng sẽ tăng lên Ngược lại, khi nguồnvốn kinh doanh được đáp ứng, các hộ nuôi và doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư mởrộng sản xuất kinh doanh, nguồn cung sản phẩm tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi đểthúc đẩy và tăng cường liên kết kinh tế giữa các chủ thể để đưa sản phẩm đến tayngười tiêu dùng một cách hiệu quả

1.4 Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa hộ nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung tôm nuôi tôm nuôi

1.4.1 Đặc điểm thị trường tôm nuôi Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái BìnhDương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km Vùng nội thuỷ

và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 đượcche chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và cóđường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua vớimức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chínhphủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượngliên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kểvào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016 ngành thủy sản trải qua nhiều thăngtrầm với những bất lợi từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường đã ảnh

Trang 36

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanhnghiệp Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn ghi nhận nhiều thành tựu Tổng sản lượngthủy sản ước đạt hơn 6,7 triệu tấn, trong đó, khai thác gần 3,1 triệu tấn, nuôi trồngtrên 3,6 triệu tấn, diện tích nuôi trồng đạt 1,3 triệu ha, kim ngạch xuất khẩu khoảng

7 tỷ USD Thủy sản vẫn là mũi nhọn của ngành nông nghiệp Với tôm nước lợ, tổngdiện tích nuôi cả nước ước 694.6 ha (bằng 100,72% kế hoạch), trong đó, diện tíchnuôi tôm sú là 600,4 ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 94,2 ha; sản lượngước 657.2 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 3,17% so năm 2015, trong đó, sản lượngnuôi tôm sú là 263,8 tấn, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng là 393,4 tấn

Trong thị trường tôm nuôi Việt Nam, các tác nhân chính tham gia chuỗi liênkết bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, thuốc/hóa…);nhà sản xuất (hộ nuôi/công ty); nhà thu gom và các nhà chế biến/xuất khẩu Ngườinuôi chủ yếu là những hộ nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ, theo phương thức quảngcanh hoặc quảng canh cải tiến Do đó, hệ thống nhà thu gom hình thành trở thànhtác nhân quan trọng trong chuỗi, nhận nhiệm vụ thu gom sản phẩm nuôi Đối vớicác hộ nuôi và công ty có quy mô thương mại lớn thường có sự liên kết trực tiếp vớicác doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu tuy nhiên mối liên kết này hiện nay là rất ít

Mặc dù đã có sự tham gia sâu vào chuỗi liên kết thủy sản toàn cầu, tuy nhiênchuỗi liên kết tôm của Việt Nam vẫn còn những tồn tại:

- Vấn đề dịch bệnh ở khâu sản xuất ảnh hưởng tới tính bền vững của toànchuỗi giá trị tôm; do trình độ người nuôi hạn chế, thiếu sự kiểm soát thích hợp đốivới chất lượng nước, môi trường và chất lượng con giống

- Thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng trên toàn chuỗi giá trị, bao gồm cả đầu tư chodịch vụ hậu cần, sản xuất giống và hệ thống thủy lợi

- Thiếu sự hợp tác/liên kết dọc giữa các tác nhân trong toàn chuỗi thể hiện ởviệc sự hợp nhất các tác nhân trong chuỗi rất hạn chế Chỉ một số ít các trang trạinuôi có mối liên kết trực tiếp với các nhà chế biến xuất khẩu thông qua sự hợp nhấtdọc hay hợp đồng…

Trang 37

- Thiếu sự hợp tác/liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và các tácnhân hỗ trợ sản xuất/thương mại - BSOs (cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng,viện/trường), bao gồm: (i) Thiếu sự hợp tác giữa các viện/trường với cơ quan nhànước trong việc thúc đẩy nghiên cứu nâng cao chất lượng tôm giống; (ii) Khó khăntrong tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với người sản xuất và chế biến xuất khẩu dothủ tục phức tạp và lãi suất cao; (iii) Thiếu sự hợp tác/hỗ trợ giữa các đơn vị bảohiểm và người nuôi.

1.4.2 Các bài học kinh nghiệm về sự liên kết trong nông nghiệp

1.4.2.1 Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

a) Đài Loan

Đài Loan là một nước có nhiều thành công trong phát triển nông nghiệp,trong đó phải kể đến vai trò của các tổ chức nông dân Đài Loan có các tổ chức củanông dân và trong đó Nông hội là tổ chức có quy mô lớn nhất và có vai trò to lớntrong phát triển nông nghiệp của Đài Loan

Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắnnông dân với chính phủ Một mặt, hướng dẫn nông dân thực thi chiến lược pháttriển nông nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời phản ánh những yêu cầu bức xúccủa nông dân với chính phủ và bảo vệ quyền lợi của họ Đây là điểm khác biệt giữaNông hội so với các tổ chức hợp tác khác thuần túy phục vụ mục đích kinh tế chonông dân

Như vậy, nông dân Đài Loan thông qua hoạt động của Nông hội đã làm chủtoàn bộ dây chuyền cung ứng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất nôngnghiệp Lấy sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn làm trung tâm,hoạt động kinh doanh cung ứng vật tư nông nghiệp của Nông hội luôn đảm bảo chonông dân có đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và giá cả tốt nhất Ở đầu ra,dây chuyền tiêu thụ sản phẩm của Nông hội vươn tới thị trường cuối cùng ở cácthành phố hoặc ở nước ngoài, với hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng và tiếp thị tốt chophép nông dân yên tâm sản xuất đúng chủng loại, chất lượng, thời gian; và quan

Trang 38

trọng nhất là tăng cường vị thế của nông dân và nông sản của họ trên thươngtrường, đảm bảo lợi ích cao nhất cho người sản xuất.

b) Indonesia

Khi các liên kết (hợp đồng nông sản) được tổ chức, hộ nuôi tôm được cảithiện lớn về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, được hỗ trợ nhiều hơn vớicác công nghệ mới và hiệu quả, được chia sẻ kinh nghiệm và kĩ năng trong sản xuất,được đảm bảo một cơ cấu giá hợp lí hơn cũng như có được cơ chế chia sẻ rủi ro tốthơn Tuy nhiên, để có thể đạt được những lợi ích này, hộ nuôi tôm cũng phải vượtqua một khó khăn cơ bản đó là phải có diện tích đủ lớn để có thể kí hợp đồng tiêuthụ nông sản với các đối tác lớn Đó là lí do để mô hình Trang trại trung tâm ra đờitại South Sulawesi, Inđônêxia Trong mô hình liên kết này, các công ty/doanhnghiệp sẽ chịu trách nhiệm đầu tư, chuyển đổi các vùng đất (như rừng ngập mặnhoặc các vùng đất ngập nước) thành ao nuôi tôm Các công ty/doanh nghiệp nàyxây dựng các thỏa thuận với những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ - cũng là những người muađầu vào sản xuất và bán sản phẩm cho công ty/doanh nghiệp Trên lí thuyết, những

hộ nuôi tôm nhỏ lẻ này được kì vọng sẽ trả lại nợ cho các công ty/doanh nghiệptrong 7-8 năm và trở thành chủ sở hữu độc lập đối với các ao nuôi tôm này sau đó.Tuy nhiên, nếu trong điều kiện bất lợi, sản xuất gặp rủi ro thì khả năng rơi vào nợnần và mất đất của hộ nuôi tôm là rất lớn Với những rủi ro như vậy, cần có nhữngchính sách hợp lí nhằm giảm thiểu rủi ro và xử lí rủi ro khi nó xảy ra, tránh nhữnghậu quả lớn, đặc biệt là về mặt xã hội và môi trường Một trong những điểm mấuchốt đó là các bên tham gia trong liên kết cần phải có khả năng tự chủ, tự nguyệntham gia và trên tinh thần cân đối lợi ích Các hỗ trợ khác có liên quan cũng cầnđược bao gồm trong nội dung liên kết để đảm bảo sự thành công của liên kết

Như vậy, hợp đồng liên kết trong nuôi tôm ở miền Đông Inđônêxia chủ yếudựa vào chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp cho các vùng nuôi tôm nhằm nângcao sản lượng tôm nuôi cung cấp cho chế biến và xuất khẩu Tuy nhiên, cũng nhưnhiều vùng nuôi tôm khác ở các nước đang phát triển, tính manh mún, sự yếu kém

Trang 39

về cơ sở hạ tầng cũng như nhiều nguyên nhân khác đang cản trở sự phát triển của

mô hình liên kết này Đồng thời, mức độ rủi ro trong nuôi tôm

c) Trung Quốc

Sản xuất nông sản theo hợp đồng là hình thức khá mới ở Trung Quốc nhưnglại tỏ ra rất có sức thuyết phục Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, diện tích trồngtrọt thực hiện sản xuất theo hợp đồng năm 2001 là 18,6 triệu ha, tăng 40% so vớinăm 2000 Điều này cho thấy sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng tạo rađược nhiều lợi ích cho tất cả các bên hơn Sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốccũng có các hình thức hợp đồng trực tiếp giữa nông dân và "Doanh nghiệp đầurồng", giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân và chính quyền địa phương

và một số hình thức khá

Sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân với người thu gom trung gian, chínhquyền địa phương, tổ chức hợp tác và HTX chủ yếu là hợp đồng miệng Có 3 hìnhthức thỏa thuận giá: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trườngCác hình thức hợpđồng có thể là hợp đồng bằng văn bản hay hợp đồng bằng miệng tuỳ thuộc vào tácnhân tham gia và mức độ quan hệ, tin tưởng giữa các tác nhân đó Tỷ lệ hai loại hợpđồng này là tương đương nhau, có tương quan với các loại doanh nghiệp: Hợp đồngmiệng sử dụng chủ yếu bởi những tác nhân trung gian hoặc doanh nghiệp nhỏ tuynhiên, các doanh nghiệp lớn liên kết sản xuất đều thường phải sử dụng các hợpđồng kí kết chính thức bằng văn bản do các quyền lợi và trách nhiệm tương đối lớn,

cơ chế thực hiện có thể phức tạp, có thể có nhiều phát sinh trong quá trình thực hiệnhợp đồng liên kết Về giá cả, nếu áp dụng hình thức giá linh hoạt thì giá sẽ được xácđịnh bằng với giá thị trường lúc giao hàng; giá sàn sẽ được xác định theo mức giásàn cụ thể tại thời điểm kí hợp đồng và tương tự, giá cố định được xác định ở mộtmức cụ thể ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng ó ba phương thức thanh toán sửdụng bao gồm thanh toán tiền mặt tại nơi giao hàng (chiếm khoảng 50% số hợpđồng), phương thức ứng trước và thanh toán toàn bộ sau khi giao hàng

Trang 40

1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm từ trong nước

a) Đồng bằng Sông Cửu Long

Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam, liên kết trong nuôi tôm cũng được ápdụng tại nhiều nơi Điển hình tại Đồng bằng sông Cửu Long Là vùng trọng điểm nuôitôm sú, chiếm khoảng 80-83% diện tích nuôi và 78-80% sản lượng cả nước.Ngoài việc

đa dạng hóa các mô hình sản xuất, hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh

các mô hình hoạt động hợp tác, liên kết trong nuôi tôm, qua đó giúp người dân tănghiệu quả kinh tế, phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Việc liên kết trongsản xuất không chỉ giúp người dân ổn định sản xuất mà còn giúp các doanh nghiệp

vượt qua rào cản kỹ thuật về VSATTP Đây cũng là một trong những giải pháp đểĐồng bằng sông Cửu Long phát triển thế mạnh nuôi trồng thủy sản

Hiện hộ nuôi tôm đang phải đối mặt với nhiều thách thức, làm ảnh hưởng

đến năng suất và chất lượng sản phẩm Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã

giúp nông dân giảm bớt rủi ro Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm sú lại luôn phải đốimặt với nhiều thách thức, trong đó mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể tham giachuỗi giá trị sản phẩm là một trong những vấn đề nổi cộm, thường xuyên đe dọa sựbền vững của lĩnh vực sản xuất này Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu làm rõ vai trò

và mối quan hệ cũng như sự phân chia lợi ích/chi phí giữa các nhóm chủ thể trongtoàn chuỗi để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở cho việc phát triển hợp lý ngànhsản xuất tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trên cả nước nói chung

125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, hộ nuôi tôm

lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí Để đạt được kết quả đó, trong

Ngày đăng: 06/02/2024, 12:44