TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYÊN THỊ HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NOI - 2018
Trang 2NGUYÊN THỊ HÒA
TÔI MUA BAN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật hình sự và tô tụng hình sự Ma số : 838 01 04
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hương
HÀ NOI - 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tdi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hòa
Trang 4Chương 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE TỘI MUA BAN NGƯỜI DƯỚI
16 TUOI TRONG PHAP LUAT HÌNH SỰKhai niém
Khái quát lich sử lập pháp Việt Nam về tội mua bán người dưới 16 tuổi
Tội mua ban người dưới 16 tuôi trong Bộ luật hình sự một SỐ nước trên thế giới
Chương 2: TOI MUA BAN NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI THEO QUY ĐỊNH
CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi Đường lối xử lý đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi
Phân biệt tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) và tội cưỡng bức lao động (Điều 297)
Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG
PHAP LUẬT HÌNH SU DOI VỚI TOI MUA BAN NGƯỜI
DƯỚI 16 TUỔI
Một số vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuôi
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng trên thé giới đang diễn ra hết sức phức tạp, tội mua bán trẻ em là một trong các tội được Liên hợp quốc xác định thuộc những loại tội phạm nguy hiểm, nghiêm trọng và đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu Tội phạm mua bán trẻ em không chỉ là hiểm họa an ninh xã hội của mỗi quốc gia mà từ lâu đã trở thành mỗi quan tâm của cả cộng đồng quốc tế Những trẻ em vô tội trên khắp hành tinh trong đó có nhiều trẻ em Việt Nam đã và đang trở thành nạn nhân của các tổ chức, đường dây buôn bán người hoạt động xuyên quốc gia, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước với nước ngoài, giữa châu lục này với châu lục khác.
Năm trong khu vực Đông Nam Á - khu vực trọng điểm về mua bán người của thế giới, trong những năm gần đây tình hình hoạt động tội phạm mua bán người nói chung, mua bán trẻ em ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức
tạp; tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, có tô chức chặt chẽ và xuyên quốc gia Phụ nữ và trẻ em Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn bán nô lệ tình dục ra nước ngoài; nhiều người bị lừa gạt về các cơ hội lao động và sau đó bị bán cho các ô chứa mại dâm ở vùng biên giới Trung Quốc, Campuchia và các nước châu Á khác
Thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật về tội mua bán người dưới 16 tuôi ở Việt Nam cho thấy sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác dau tranh phòng chống loại tội phạm này Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sau nhiều năm áp dụng đã không còn phù hợp với thực tiễn dau tranh phòng chéng tội mua bán người nói chung và tội mua bán trẻ em nói riêng Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017- sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) được ban hành đã tách hành vi mua bán trẻ
Trang 6Bộ luật hình sự 2015 còn một số điểm bắt cập, gây khó khăn cho quá trình áp dụng Điều luật có một số tình tiết chưa được hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn Điều này đòi hỏi phải có những phân tích, đánh giá cụ thé, làm rõ các van dé mới về lý luận và cũng như một số vướng mắc có thé phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: "7: 0i mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Các van đề về lý luận và thực tiễn áp dụng quy định tội mua bán người dưới 16 tuổi đã được các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau:
- Tội mua bán người dưới 16 tuổi được dé cập ở trong các giáo trình đại học của các cơ sở dao tạo như: Gido frình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác v.v Tuy nhiên, các giáo trình chỉ dé cập, phân tích ở mức độ khái quát với những nội dung cơ bản nhất về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
- Tội mua bán người dudi 16 tuổi được đề cập đến trong các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật như: Nguyễn Quang Lộc (2013) "Phân tích một số bat cập trong các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tô tụng hình sự và luật phòng chống mua bản người trong đấu tranh phòng, chống mua bản người, mua ban trẻ em trong tình hình hiện nay", Tạp chí Toa án nhân dân, số 16; Nguyễn Văn Huong (2012), "Phòng ngừa tội mua bán người, tội mua bản trẻ em ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Luật học, số 1; Mai Bộ (2015), "Sửa đổi, bồ sung tội mua ban người và tội mua bản trẻ em theo hướng nội luật hóa công ước quốc tế về tội mua bán người", Tap chí Tòa án nhân dân, số 6; Phạm Minh Tuyên (2018), "Thuc trạng và giải pháp nâng cao
Trang 7và phòng ngừa tội phạm mà chưa đề cập nhiều đến vẫn đề dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi.
- Tội mua bán người dưới 16 tuổi được nghiên cứu trong các luận văn như: Lê Việt Hà: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Bui Thanh Phương: 76i mua ban, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiên địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; Nguyễn Thị Huong Giang: Tôi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đạihọc Luật Hà Nội, 2017 Các luận văn này chỉ mới phân tích khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội mua bán người dưới 16 tuôi Bên cạnh đó, tội mua bán người dưới 16 tuổi chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và thường theo hướng nghiên cứu chung với tội mua bán phụ nữ, phân tích một số đặc điểm về tình hình tội phạm, nguyên nhân và nêu ra các biện pháp đấu tranh phòng ngừa Các công trình nghiên cứu này, nghiên cứu tội mua bán người dưới 16 tuổi ở các góc độ khác nhau cùng với tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (người đưới 16 tuổi) vì vậy nội dung nghiên cứu về hành vi tội mua bán người dưới 16 tuổi chưa thật sâu sắc Mặt khác những công trình nghiên cứu từ khá lâu (quy định Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) nên chưa cập nhật được những nội dung mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục dich nghiên cứu
Luận văn phân tích và làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tudi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
Trang 8phan nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội mua bán người dưới 16 tuổi trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ khái niệm của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi bố sung năm 2017)
- Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
- Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thé giới về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
- Làm rõ về mặt khoa học các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi;
- Đề xuất những giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi b6 sung năm 2017) trong dau tranh phòng, chống tội mua bán người dưới 16 tuổi.
3.3 Đối twong và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tội mua bán người dudi 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi b6 sung năm 2017) và những vướng mắc có thể xảy ra khi áp dụng quy định của pháp luật về tội phạm này trong thời gian tới.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi nói riêng Các phương pháp cụ thé sử dụng dé nghiên cứu bao gồm: hệ thống, lịch sử, so sánh, phân tich, đê tiêp cận, làm rõ ban chat van dé nghiên cứu.
Trang 9học pháp lý hình sự:
- Lam rõ khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi cũng như ý nghĩa của việc quy định tội mua ban người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự;
- Làm rõ một số van đề về quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật về tội mua bán người dưới 16 tudi và những điểm mới về tội phạm này: khái niệm, phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý; trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về tội mua bán người dưới 16 tuổi, từ đó chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định Bộ luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi nhăm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán người dưới 16 tuôi trong giai đoạn hiện nay, cụ thể:
- Về mặt lý luận, đề tài góp phần làm rõ thêm dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm 2017); góp phan làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về tội mua bán người dưới 16 tuôi đồng thời chỉ ra vướng mắc của các quy định Bộ luật hình sự năm 2015 dé tìm giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự về tội mua bán người dưới l6 tuổi.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán người dưới 16 tudi từ đó góp phan đấu tranh phòng, chống tội phạm này có hiệu quả Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong công tác dao tao và nghiên cứu khoa học pháp ly hình sự.
Trang 10dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những van đề chung về tội mua bán người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới
Chương 2: Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật
hình sự năm 2015
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối với tội mua bán người dưới 16 tudi.
Trang 11TRONG PHAP LUAT HINH SU
1.1 Khai niém
1.1.1 Khái niệm tội mua ban người dưới 16 tuổi
Ngày nay, khi quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng thì tình hình tội phạm có yếu tố quốc tế ngày một phức tạp Nhiều tội phạm đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia trở thành nỗi lo chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có tội phạm mua bán người mà đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ và trẻ em Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ chế pháp lý cũng như phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nước có đường biên giới giáp ranh dé thực hiện các hoạt động xử lý và phòng ngừa tội phạm mua bán người.
Cùng với Việt Nam, cộng đồng quốc tế trước đó đã có những nỗ lực đáng kế trong việc phòng ngừa, tran áp và trừng trị hành vi mua bán người Tuy nhiên khác với Việt Nam, Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng tri việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Nghị định thư về buôn bán người) lại sử dụng thuật ngữ "buôn bán người" Thuật ngữ này được định nghĩa tại Điều 3 (a) của Nghị định thư về buôn bán người như sau:
"Buôn bán người" có nghĩa là việc tuyển dụng, vận chuyên, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận một người bang hình thức đe dọa hoặc dùng vũ lực hoặc các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc vị tri dé bị tổn thương hoặc việc đưa hoặc nhận các khoản tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người đang kiểm soát người khác vì mục đích bóc lột Bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dam những người khác hay các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động cưỡng bức hoặc các dịch vụ
Trang 12Như vậy các yếu tố chính của định nghĩa quốc tế hợp pháp về buôn bán người bao gồm: 1) hành vi (tuyển dụng, vận chuyên, chuyên giao, chứa chấp, tiếp nhận người); 2) phương thức (đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, ép buộc, lừa dối, bắt cóc, gian lận, lạm dụng quyền lực, lạm dụng vị trí dễ bị tôn thương, đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích) và 3) mục đích (bóc lột, bao gồm: bóc lột mại dâm, các hình thức bóc lột tình dục, lao động hoặc dịch vụ cưỡng
bức, nô lệ hay các hình thức tương tự nô lệ, khô sai, lây cơ quan nội tạng) Cùng với đó Nghị định thư về buôn bán người (Điều 3(c)) đưa ra một định nghĩa khác về buôn bán trẻ em vì không cần có yêu cầu chứng minh "phương thức" của việc buôn bán người Khi cá nhân là người dưới 18 tuổi (trẻ em), chỉ cần thiết chứng minh là có "hành vi" như tuyên dụng, vận chuyển hoặc tiếp nhận vì "mục đích" bóc lột.
Ngày 21 tháng 11 năm 2015 Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (sau đây gọi tắt là Công ước ASEAN về buôn bán người) được ký tại Kua-la lăm-pua và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2017 Công ước ASEAN cũng sử dụng thuật ngữ buôn bán người và quy định như sau:
"Buôn bán người" là việc tuyên dụng, vận chuyền, chuyền giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột băng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay băng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyên lực hoặc vị thé dé bị tốn thương hay băng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức
1 Liên hợp quốc (2000), Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người, đặcbiệt là phụ nữ và trẻ em, bé sung cho Công ước của LHQ về chồng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, (bảndịch) tại địa chi:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/N ghi-dinh-thu-ngan-ngua-phong-chong-trung-tri-buon-ban-nguoi-dac-biet-la-phu-nu-tre-em- l 83 145.aspx (truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018).
Trang 13Tương tự như Nghị định thư về buôn bán người, Công ước ASEAN về buôn bán người cũng lưu ý rằng việc tuyên dụng, vận chuyền, chuyền giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận trẻ em (người dưới 18 tuổi) nhằm mục dich bóc lột sẽ bị coi là "buôn bán người" ngay cả khi việc này được thực hiện bằng bất kỳ cách thức nào.
Như vậy, ở mức độ quốc tế và khu vực hành vi buôn bán người dưới 16 tuổi bao gồm tuyển dung, vận chuyền, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận có thé được thực hiện bởi bat kỳ phương thức nào nhăm mục dich bóc lột mại dâm, các hình thức bóc lột tình dục, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay các hình thức tương tự nô lệ, khổ sai, lay cơ quan nội tạng Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, các đặc điểm nói trên về hành vi, phương thức và mục đích được áp dụng để bảo vệ cả những nạn nhân dưới 18 tuôi.
Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam một số tác giả cũng đưa ra các quan điểm khác nhau về mua bán người (bao gồm cả người dưới 16 tuôi) Có quan điểm cho rằng "mua bán người là những hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ dé trao đôi mua bán người 'Ẻ, Trong khi đó quan điểm khác cho rang "Mua bán như một thứ hàng hóa
người, được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác dé trao đôi lay người hoặc ngược lại dé thu lợi bất chính"” Cũng về van dé này có quan điểm khác lại cho răng: "Mua bán trẻ em là hành vi coi trẻ em như một món hàng dé trao đổi lay tiền hoặc lợi ích vat chất khac"” hoặc "tội
mua bán trẻ em là hành vi trao đôi trẻ em băng tiên, tài sản hoặc các phương
2 Cộng đồng chung ASEAN (2015), Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữvà trẻ em, bản tiếng Anh tai địa chỉ: https://asean.thuvienphapluat.vn/cong-dong-asean/cong-dong-chinh-tri-an-ninh/Van-kien-phap-ly/Toi-pham-xuyen-quoc-gia/155?title=en, truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.3 Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, quyền 1 Phần các tội phạm, Nxb Công annhân dân, Hà Nội, tr 134.
4 Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sungnăm 2009, Viện Nhà nước và pháp luật, Nxb Lao động, tr 213.
5 Đinh Văn Quế (2001), Bình luận Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm) chương XII- Các tội xâm phạmtính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 152.
Trang 14tiện thanh toán khac"® Tuy nhiên các quan điểm trên đây đều dựa trên quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội mua bán, chiếm đoạt hoặc đánh tráo trẻ em.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, bên cạnh tội mua bán người (Điều 119), Bộ luật hình sự còn quy định về hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em ở cùng một điều luật (Điều 120) Trong thực tiễn áp dụng, khái niệm mua bán người, mua bán trẻ em cũng được co quan có thấm quyền hướng dan Tai Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:
1 Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đôi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thé là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích củangười mua;
b) Mua trẻ em dé bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;
c) Dùng trẻ em làm phương tiện dé trao đồi, thanh toán;
d) Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác”.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm 2017) quy định về hành vi mua bán người cũng như hành vi mua bán người dưới 16 tuôi tuy nhiên cũng không đưa ra khái niệm thé nào là mua bán người dưới 16 tuổi Tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 ghi nhận như sau:
6 Nguyễn Văn Hương (2017), Luật hình sự Việt Nam với các điều ước quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 83-84.7 Thông tư số 01/2013/TTLT-TANDTC -VKSNDTC- BCA-BQP-BTP ngày 23 tháng 07 năm 2013 Tòa ánnhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, hướng dẫn việc truycứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Trang 151 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thi bi phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyén giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tudi dé bóc lột tinh dục, cưỡng bức lao động, lay bộ phận cơ thê hoặc vì mục dich vô nhân đạo khác;
c) Tuyên mộ, vận chuyên, chứa chấp người dudi 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Như vậy có thé thấy rang quy định về mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) đã có những thay đôi đáng kể, dần phù hợp với quốc tế và khu vực về việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trẻ em, theo đó nhà làm luật quy định 3 nhóm hành vi khách quan:
- Nhóm hành vi khách quan thứ nhất: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tudi để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo Đây là nhóm hành vi được kế thừa theo quy định của khoản 1 Điều 119 và Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 "Xét về bản chat, đây là hành vi dùng tiền đồng hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại tệ để trao đôi mua bán người như hang hoa"
- Nhóm hành vi khách quan thứ hai: Hành vi chuyên giao hoặc tiếp nhận người dudi 16 tuổi dé bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phan cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác Trong đó bóc lột tình dục được hiểu là "ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng dé sản xuất ân phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục"” Còn cưỡng bức lao động được hiểu là "đùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ"!”,
8 Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Quyền 1, Nxb Côngan nhân dân, Hà Nội, tr 134.
9 Xem Điều 2 Luật phòng chống mua bán người số 66/201 1/QHI2 ngày 29 tháng 03 năm 2011.10 Xem Điều 2 Luật phòng chống mua bán người số 66/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011.
Trang 16- Nhóm hành vi khách quan thứ ba: Hành vi tuyên mộ, vận chuyên,
chứa chấp người dưới l6 tuổi dé thực hiện hành vi thuộc nhóm thứ nhất hoặc thứ hai.
Các hành vi khách quan thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba là những hành vi mà theo Nghị định thư về buôn bán người quy định là hành vi phạm tội và mới được bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Căn cứ vào quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đôi, bô sung năm 2017) có thé đưa ra khái niệm về tội mua bán người dưới l6 tuôi như sau: "Tội mua bán người dưới 16 tudi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyền giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyên giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tuôi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lay bộ phận cơ thé của nạn nhân hoặc vì mục dich vô nhân đạo khác; tuyên mộ, vận chuyền, chứa chấp đề thực hiện các hành vi nói trên".
1.1.2 Ý nghĩa của khái niệm tội mua ban người dưới 16 tuổi
Thông qua việc phân tích khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 có thé rút ra một số ý nghĩa sau:
Thứ nhất, khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi mô tả khái quát
hóa các dấu hiệu đặc trưng của tội mua bán người dưới 16 tuổi, qua đó thể
hiện rõ chính sách hình sự của Việt Nam hướng tới bảo vệ quyền con nĐƯỜI, quyền công dân nói chung và đặc biệt là quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội trong đó có trẻ em.
Thứ hai, làm rõ khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ
luật hình sự năm 2015 không chỉ giúp mọi người hiểu rõ về đặc điểm pháp lý của tội phạm này mà còn tạo điều kiện cho các cơ quan có thấm quyền nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
Thứ ba, làm rõ khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi trên cơ sở quy định tội mua bán người dưới l6 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 góp phần khắc phục những khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian
Trang 17vừa qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quy định pháp luật về tội mua bán người dưới 16 tuôi hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tht tư, làm rõ khái niệm tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Việt Nam, góp phần tạo điều kiện cho việc hợp tác quốc tế, hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ của các nước, các tô chức quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em.
1.2 Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội mua bán người dưới 16 tuổi
1.2.1 Giai đoạn sau Cách mang tháng Tám đến trước năm 1985 Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, một trong những vấn đề cơ bản liên quan đến việc bảo vệ thành quả cách mạng là đấu tranh, xử lý một số loại tội phạm cụ thé gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và sự tồn tại của chính phủ mới thành lập Trong lĩnh vực lập pháp hình sự, ở giai đoạn này, các tội phạm cụ thê được ghi nhận trong các Sắc lệnh riêng biệt, có thé ké đến như: Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Thông tư số 442/TTg ngày 19/1/1955 về trừng trị một số tội phạm v.v Sau khi thống nhất hai miền Nam Bắc, công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm tiếp tục được quan tâm, tuy nhiên cho tới năm 1985 các hành vi phạm tội mới chínhthức được quy định trong Bộ luật hình sự.
Nghiên cứu về lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam giai đoạn này cho thay chưa có điều luật cụ thé quy định về tội mua bán người dưới l6 tuôi Do không có điều luật cụ thé nên tòa án thường xét xử tội phạm này căn cứ vào đường lối, chính sách và văn bản pháp luật do Tòa án nhân dân tối cao ban hành Việc thiếu đi các quy định cụ thé rõ ràng không đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ án hình sự.
Như vậy, nhìn chung pháp luật hình sự trong giai đoạn sau cách mang
tháng Tám đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, do những điều kiện lịch sử, nên còn thiếu nhiều, ké cả các quy định về tội mua bán người dưới 16 tuôi.
Trang 181.2.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp hình sự Lần đầu tiên tội mua bán trẻ em được quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên với tên tội danh là "ứô¡ bắt trộm, mua bán hoặc đánh trdo trẻ em" Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội này như sau:
1- Người nào bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm;
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
năm năm đến hai mươi năm: a) Có tô chức;
b) Dé đưa ra nước ngoài;
c) Bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em hoặc gây ra hậu quả
nghiêm trọng khác;
d) Tái phạm nguy hiểm ' `.
Luật sửa đôi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1985 ngày 28 tháng 12 năm 1989, Khoản 2 Điều 149 được bổ sung cum từ "hoặc có tính chất chuyên nghiệp" ghi nhận thêm một tình tiết tăng nặng đối với tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em’.
Như vậy, Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về ba loại
hành vi phạm tội trong đó có hành vi mua ban trẻ em Theo đó, "mua bán trẻ
em là mua hoặc bán trẻ em vì tư lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hoặc mua của chính người có con đem bán Hành vi mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm dé về làm con nuôi, cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em Tuy nhiên cân phân biệt với trường hợp bô mẹ vì đông con hoặc vì khó khăn đặc biệt mà
11 Xem Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985.
12 Xem Điêu 2 Luật sô 30-LCT/HĐNN§ ngày 28 tháng 12 năm 1989 sửa đôi bô sung một sô điêu của Bộluật hình sự năm 1985.
Trang 19phải bán con mình (dưới hình thức cho làm con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ) cũng như trường hợp vì hiếm con mà mua của chính người có con đem bán đề về nuôi thì không coi là phạm tội"'Ỷ.
Khi hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Nghị quyết số 04-HDTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân đân tối cao giải thích rằng tội phạm này xâm phạm quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái và sự phát triển lành mạnh của trẻ em về các mặt tư tưởng, tình cảm, thê chất Tuy nhiên việc xác định khách thể loại của hành vi bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em trong Bộ luật hình sự năm 1985 là chưa hợp lý bởi lẽ tội phạm này không đơn thuần là xâm phạm đến quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái; sự phát triển lành mạnh của trẻ em về các mặt tư tưởng, tình cảm, thé chất mà thực chất là xâm phạm tính mang, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người (trẻ em) Do đó, đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật đã đưa về chương XII
"Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.
Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985, tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em có hai khung hình phạt với mức hình phạt nặng nhất đến 20 năm tù Day là điều dé hiểu bởi các hành vi phạm tội nói trên không chỉ xâm hại tới sự phát triển lành mạnh của trẻ em và đối với hạnh phúc gia đình mà còn làm mất trật tự an toàn xã hội, gây bức xúc va lo lắng trong dư luận quần chúng Khoản 2 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định những trường hợp định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như phạm tội có tô chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm Bên cạnh đó nhà làm luật còn quy định tình tiết "để đưa ra nước ngoài" nhằm vào các đối tượng bắt trộm hoặc mua trẻ em để bán ra nước ngoài và tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng khác" nhằm vào các đối tượng phạm tội gây tác hại lớn đến sự phát triên đây đủ, toàn diện của trẻ em bi bat trộm, mua bán, đánh tráo.
13 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhândân tôi cao.
Trang 20Ngoài hình phạt chính, Bộ luật hình sự năm 1985 còn quy định áp dụng hình phạt bổ sung quản chế từ một năm đến năm năm (Điều 150) đối với trường hợp tái phạm nguy hiểm (điểm d khoản 2 Điều 149).
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2015
Bộ luật hình sự năm 1999 ghi nhận tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120 trong chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm:
Điều 120 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1 Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tô chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn;
d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em; đ) Dé đưa ra nước ngoài;
e) Đề sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; g) Đề sử dụng vào mục đích mại dâm; h) Tái phạm nguy hiểm;
1) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3 Người phạm tội còn có thê bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vu, cắm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã chuyên tội mua bán, đánh trao hoặc chiếm đoạt trẻ em từ chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên sang chương các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, đồng thời bổ sung thêm một sỐ
Trang 21tình tiết định khung tăng nặng tại Khoản 2 Điều 120 như: "vì động cơ đê hèn": "dé sử dụng vào mục đích vô nhân đạo”; "để sử dụng vào mục đích mại dâm” Tuy nhiên có thé thay rằng ngay từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 các nhà làm luật đã chưa dự liệu được những trường hợp phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dé lay nội tạng Đến năm 2009, tình tiết định khung tăng nặng "dé lay bộ phận cơ thể của nạn nhân" mới được nhà làm luật quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 120".
Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai khung hình phạt Khoản 1 có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm, khoản 2 có khung hình phạt từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thé bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm theo khoản 3 Điều 120 Bộ luật hình sự.
Như vậy, nha làm luật đã nang mức hình phạt tù tại khoản 1 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 lên "từ ba năm đến mười năm" (theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 là từ một đến bảy năm) Hình phạt tù tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được nâng lên "từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân" so với "từ năm năm đến hai mươi năm" theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985.
Cùng với đó, Bộ luật hình sự năm 1999 cho phép áp dụng hình phạt bổ sung đối với tất cả các trường hợp phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em chứ không chỉ giới hạn đối với hành vi bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em trong trường hợp tái phạm nguy hiểm như quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1985.
Mặc dù đã có những sửa đôi, bổ sung quy định về tội mua bán trẻ em cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm này, song trong
14 Xem Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 sửa đối, bé sung một số điều BỘ luậthình sự năm 1999.
Trang 22quy dinh tai Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn còn có su khác biệt so với quy định tại Nghị định thư về buôn bán người Chang han, nhà làm luật đã không mô tả cụ thể hành vi trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cũng như mục đích phạm tội Sự khác biệt này dẫn đến có những trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bị coi là mua bán trẻ em và phải bị trừng trị nhưng theo Nghị định thư về chống buôn bán người thì không cấu
thành tội phạm và ngược lại.
Điều này đòi hỏi phải tiếp tục có sự hoàn thiện các quy định về hành vi mua bán trẻ em dé tạo nên hành lang pháp lý tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế.
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2015 đến nay
Hiến pháp năm 2013 ban hành đánh dấu một bước phát triển mới về tư duy lập pháp cũng như quan điểm về bảo vệ quyền con người, quyền công dân Thể chế hóa những thay đổi trong Hiến pháp năm 2013, một loạt các luật chuyên ngành được ban hành, bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015 Việc sửa đổi, bố sung trong Bộ luật hình sự năm 2015 là nhằm "bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đề cao hiệu quả phòng ngừa va tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội"!Ẻ Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đồi, bố sung nhiều quy định nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm như: bổ sung các hành vi lạm dụng lao động trẻ em; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người Trong bối cảnh đó hành vi mua bán trẻ em cũng được nhà làm luật tách ra từ hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em ở Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 và quy định thành một tội độc lập ở Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 Đồng thời nhà làm luật đổi tên tội danh thành "tội mua bán
người dưới 16 tudi".
15 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tài liệu tập huấn Bộ luật hình sự năm 2015, Hà Nội, tr.5.
Trang 23Căn cứ quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 có thé thấy những thay đổi cụ thé như sau:
Mot là, việc tách hành vi mua bán trẻ em thành một tội độc lập nhằm mục đích phân hóa cụ thé trách nhiệm hình sự dé có chính sách xử ly phù hợp hơn Việc quy định cụ thé hơn các hành vi liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi giúp pháp luật hình sự nước ta về van dé này tiệm cận với các chuân mực chung của cộng đồng quốc tế về đấu tranh chống tội phạm buôn bán người nói chung và buôn bán trẻ em nói riêng, đồng thời thé hiện cam kết của Việt Nam trong việc nội luật hóa các quy định của các Công ước quốc tế trong lĩnh vực nay.
Hai là, b6 sung khoản 3 quy định các tình tiết: "có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây rối loạn tâm than và hành vi của nạn nhân 61% trở lên; đã lây bộ phận cơ thé của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm, với mức hình phạt bị phat tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.
Ba là, tăng mức hình phạt chính ở khoản 1 và khoản 2, đồng thời bổ sung thêm hình phạt bồ sung "tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản" và nâng mức hình phạt tiền lên từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng (so với mức từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng trong Bộ luật hình sự năm 1999).
Từ những phân tích trên cho thấy thay đổi đáng ké trong quy định Bộ luật hình sự năm 2015 đối với tội mua bán người dưới 16 tuôi Sự thay đổi đó không chỉ đáp ứng với những thay đổi từ thực tiễn đấu tranh, phòng, chống
loại tội phạm này mà còn thé hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam phối hợp
với cộng đồng quốc tế và các quốc gia khác để xử lý có hiệu quả các hành vi phạm tội nói trên.
1.3 Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1 Tội buôn bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự hiện hành của Liên bang Nga không có điều luật riêng về tội buôn bán trẻ em Tại Khoản 1 Điều 127.1 Chương 17 các tội phạm xâm
Trang 24phạm tự do, nhân phẩm và danh dự của cá nhân có quy định về tội "buôn bán người" theo đó "Mua bán người, những thỏa thuận khác đối với người, cũng
như tuyển mộ, vận chuyên, chuyên giao, che đậy hoặc tiếp nhận người với
mục đích bóc lột thì bị phạt lao động bắt buộc đến năm năm hoặc bị phạt tù đến 6 năm",
Tại khoản 2 Điều 127.1 có quy định các tình tiết định khung tăng nặng như phạm tội: "đối với hai người trở lên; đối với người chưa thành niên; lợi dụng dia vị công tác; với việc di chuyên nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia liên bang Nga hoặc giữ nạn nhân ở ngoài biên giới; với việc sử dụng giấy tờ giả cũng như chiếm đoạt, che giẫu hoặc tiêu hủy giấy tờ tùy thân của nan nhân; với việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; với mục đích lay các co quan hoặc mô của nạn nhân; đối với người mà biết là dang ở trong tình trạng không có khả năng tự vệ hoặc bị lệ thuộc vật chất hay lệ thuộc khác vào người phạm tội; đối với phụ nữ mà người phạm tội biết là có thai”.
Như vậy, trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga hành vi buôn bánngười chưa thành niên được xem như là một trường hợp tăng nặng tráchnhiệm hình sự của tội buôn bán người.
Phân tích quy định Bộ luật hình sự Liên bang Nga về tội buôn bán người (người chưa thành niên) cho thấy: Mér /d, nhà làm luật Liên bang Nga sử dụng thuật ngữ "buôn bán" giống như quy định của Nghị định thư về buôn bán người Hai /à, theo quy định Bộ luật hình sự Liên bang Nga người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi có nghĩa là buôn bán người chưa thành niên là buôn bán người dưới 18 tuổi Ba Jd, các hành vi khách quan của tội này khá tương đồng với quy định của Nghị định thư về buôn bán người (người chưa thành niên) bao gồm: mua bán, tuyển mộ, vận chuyền, chuyền giao, che đậy hoặc tiếp nhận Bon /à, Điều 127.1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga chỉ quy định mục đích duy nhất của tội buôn bán người (người chưa
16 http:/www.consultant.ru/documentcons_doc_LAW_ 10699/4a5e2bbfdd061dde65a55bb65d36d4b4a7feSee7/truy cập lân cuôi ngày 02/8/2018.
Trang 25thành niên) là mục đích bóc lột Theo đó "bóc lột người trong điều luật này được hiểu là việc sử dụng người khác dé thực hiện mại dâm và các hình thức bóc lột tình dục khác, nô lệ lao động (dich vụ), tình trạng bị lệ thuộc""”.
Đánh giá chung các quy định về tội buôn bán người chưa thành niên Bộ luật hình sự Liên bang Nga cho thấy nhiều điểm tương đồng so với Nghị định thư về buôn bán người từ việc quy định độ tuổi của người chưa thành niên đến hành vi khách quan và mục đích phạm tội Các hành vi khách quan cũng không chia thành các nhóm với các mục đích khác nhau như trong quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Theo quy định tại khoản 2 điều 127.1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì người phạm tội buôn bán người chưa thành niên bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm kèm theo tước quyền đảm nhận chức vụ nhất định hoặc làm công việc nhất định đến 15 năm hoặc không kèm theo hình phạt này và hạn chế tự do đến hai năm hoặc không kèm theo hình phạt này Nếu so với quy định Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 thì hình phạt đối với tội buôn bán người chưa thành niên ở Liên bang Nga khá đa dạng, có cả hình phạt chính và hình phạt bồ sung, tuy nhiên xét về mức độ nghiêm khắc thì quy định Bộ luật hình sự Liên bang Nga là nhẹ hơn rất nhiều.
1.3.2 Tội buôn bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Trung Quốc Ké từ khi tham gia Nghị định thư về buôn bán người vào năm 2009, Trung Quốc đã có những nỗ lực trong đấu tranh với tội phạm buôn bán người.
Cu thé, tại Trung Quốc, hành vi buôn bán trẻ em không được quy định thành
một điều luật riêng mà được quy định trong cùng một điều luật với hành vi buôn bán phụ nữ Điều 240 Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1997 quy định như sau:
Người nào buôn bán phụ nữ, trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm và phạt tiền Người nào phạm tội thuộc một trong những tình tiết
dưới đây bị phạt tù từ mười năm trở lên, hoặc tù chung thân, phạt tiền và tịch
17 http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_10699/4a5e2bbfdd06 1 dde6Sa55bb65d36d4b4a7fe8ee7/truy cập lan cuôi ngày 02/8/2018
Trang 26thu tai sản; phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thi bi phạt tửhình và tịch thu tài sản:
1) người cầm đầu tổ chức buôn bán phụ nữ, trẻ em; 2) buôn bán phụ nữ, trẻ em từ ba người trở lên; 3) hiếp dâm phụ nữ bị dem ban;
4) lừa gạt, cưỡng bức những phụ nữ bị đem ban phải ban dâm hoặcbán họ cho người khác mà những người này cưỡng bức họ phải bán dâm;
5) dùng bạo lực, ép buộc hoặc biện pháp gây mê dé bắt cóc phụ nữ, trẻ em đề đem bán;
6) bắt cóc trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dé đem ban;
7) nếu gây ra cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc những người thân của họ thương tích nặng, bị chết hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác;
8) đưa phụ nữ, trẻ em đem bán ra ngoài lãnh thé Trung Quốc.
Buôn bán phụ nữ, trẻ em được hiểu là những hành vi sau: lừa gạt, bắt cóc, mua, bán, vận chuyên hoặc chuyên giao phụ nữ và trẻ em nhằm mục đích đem bán Ÿ.
Đánh giá ở mức độ tổng quan, Trung Quốc có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khung pháp lý hình sự đối với hành vi buôn bán trẻ em, tuy nhiên ngay trong Điều 240 Bộ luật hình sự Trung Quốc cũng không có quy định đầy đủ các hình thức buôn bán trẻ em như theo quy định của Nghị định thư về buôn bán người, chăng hạn trường hợp buôn bán trẻ em dé buộc trẻ em thực hiện các hoạt động mại dâm hoặc không quy định một số hình thức ép buộc như đe dọa về tài chính hoặc gây thiệt hại về uy tín.
Điều 241 tội phạm hóa việc mua bán phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên cũng giống như Điều 240, quy định tại Điều 241 không đòi hỏi việc mua bán với mục đích bóc lột như pháp luật quốc tế định nghĩa về buôn bán nguoi.
18 Bộ luật hình sự Trung Quốc https://www.oecd.org/site/adboecdanti-corruptioninitiative/46814270.pdftruy cập ngày 25/7/2018
19 Office To Monitor and Combat Trafficking in Persons, U.S Department of State, ‘‘Trafficking inPersons Report 2013- China, p 130.
Trang 27Về hình phạt pháp luật hình sự Trung Quốc quy định hình phạt chính
bao gồm: quản chế, giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc thậm chí ca
tử hình Ngoài ra, người phạm tội còn bị hình phạt bổ sung là phạt tiền và tịch thu tài sản Như vậy so với quy định Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, thì Bộ luật hình sự của Trung Quốc quy định hình phạt nghiêm khắc hơn.
1.3.3 Tội buôn bán người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Campuchia Campuchia, quốc gia láng giềng của Việt Nam, cũng được coi là nơi diễn ra các hoạt động mua bán người, đặc biệt là mua bán trẻ em trái phép Trước diễn biến của tội phạm mua bán trẻ em như vậy, chính phủ Campuchia đã có những nỗ lực xây dựng pháp luật nhăm ngăn chặn hoạt động mua bán người, mua bán trẻ em.
Năm 2008 Campuchia ban hành Luật ngăn chặn buôn bán người và bóc lột tình dục” Luật này ghi nhận các hành vi buôn bán người, buôn bán trẻ em (12 điều luật), theo đó nghiêm cắm mọi hình thức buôn bán người, buôn bán trẻ em Ngay tại Điều 7 có quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi đồng thời ghi nhận răng người giữ, kiểm soát trẻ em sẽ mặc nhiên biết tuổi của người chưa thành niên trừ các trường hợp người đó chứng minh rằng có lý do dé tin tuéi của người chưa thành niên là trên mười tám tuổi.
Từ các Điều 8 đến Điều 20 của Luật nói trên ghi nhận cụ thé các hành vi phạm tội liên quan đến mua bán người chưa thành niên như: hành vi di chuyên trái phép (unlawful removal) người chưa thành niên (người đang được giám hộ) khỏi cha mẹ, người chăm sóc hoặc giám hộ (Điều 8); hành vi di chuyên người chưa thành niên trái phép nhằm mục đích thu lợi, xâm hại tình dục, sản xuất phim khiêu dâm, kết hôn trái nguyện vọng của nạn nhân, nhận con nuôi hay bat kỳ hình thức bóc lột nào khác (Điều 10); hành vi di chuyên
20 Xem Luật ngăn chặn buôn bán người và bóc lột tình dục của Vương quốc Campuchia tại địa chỉhttps://www.unodc.org/res/cld/document/khm/2008/law_on_suppression of human trafficking and_sexual_exploitation_html/Cambodia_03_-
Law-on-Suppression-of-Human-Trafficking-and-Sexual-Exploitation-15022008-Eng.pdf (truy cap ngay 18 thang 7 nam 2018).
Trang 28trái phép người khác ra khỏi lãnh thé Campuchia nhăm mục đích phân phối hoặc chuyên giao người đó sang quốc gia khác (Điều 11); hành vi tuyển mộ người chưa thành niên trái phép để bóc lột (Điều 12); hành vi mua, bán hoặc trao đổi người chưa thành niên (Điều 13, 14); vận chuyên người chưa thành niên có mục đích (Điều 17); vận chuyển người chưa thành niên qua biên giới (Điều 18); tiếp nhận người chưa thành niên có mục đích (Điều 19) và hành vi tiếp nhận người với mục đích hỗ trợ cho tội phạm (Điều 20).
Như vậy, các quy định liên quan đến hành vi buôn bán người chưa thành niên (trẻ em) ở Campuchia được nhà làm luật quy định là khá đa dạng, có đề cập tới nhiều mục đích, trong đó có cả mục đích "bóc lột" như quy định của Nghị định thư về buôn bán người Tuy nhiên, khác với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 khi hành vi mua bán người dudi 16 tuổi được quy định trong một điều luật riêng Bộ luật hình sự, thì hành vi buôn bán người chưa
thành niên ở Campuchia lại được quy định riêng trong Luật ngăn chặn buôn bán người và bóc lột tình dục Điểm khác biệt này cho thấy Campuchia chú trọng hơn vào việc ngăn chặn buôn ban người cho hoạt động bóc lột tinh dục
trong khi ở Việt Nam và trên thế giới việc buôn bán người, buôn bán người dưới 16 tuổi có thé cho hoạt động bóc lột tình dục, bóc lột lao động hoặc cho cả các hình thức khác.
Nghiên cứu về hình phạt đối với tội buôn bán trẻ em trong pháp luật hình sự Campuchia cho thấy hình phạt được áp dụng đối với tội này là nhẹ hơn so với quy định Bộ luật hình sự Việt Nam với mức từ 15 năm đến 20 năm tù.
1.3.4 Tội buôn người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức dành riêng Điều 236 để quy định về tội buôn trẻ em, theo đó: "Người nào giao trong thời gian dài cho một người khác con chưa đủ mười tám tuôi hoặc đứa trẻ được bảo trợ hoặc được nuôi dưỡng chưa đủ mười tám tuổi của mình với sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc dạy dỗ và ở đây thực hiện vì thù lao hoặc với chủ định thu
Trang 29lợi cho mình hoặc cho một người thứ ba thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền Cũng bị xử phạt như vậy, người nào trong những trường hợp của câu | mà nhận cho ở với minh một trẻ em, một ngườiđược giám hộ được nuôi dưỡng trong thời gian dai và đảm bảo trả thù lao cho việc đó"”!,
Bên cạnh đó "nạn nhân là trẻ em" được xem là tình tiết tăng nặng trong tội buôn người nhằm mục đích bóc lột tình dục (Điều 232), tội hỗ trợ buôn người (Điều 233a).
Qua nghiên cứu các quy định Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức có thé đưa ra một số nhận xét sau đây: Ä⁄2¿ ld, khái niệm trẻ em trong Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức được hiểu là người dưới mười tam tuôi Hai là, hành vi buôn trẻ em được hiểu là hành vi cho, nhận người chưa đủ mười tám tuổi nhằm thu lợi cho mình hoặc người khác Ba /à, các hành vi như chuyền giao, chứa chấp, tiếp nhận, tuyên mộ, chuyên chở hay các hành vi phạm tội khác đối với trẻ em không quy định trong tội buôn trẻ em mà được quy định là tình tiết tăng nặng trong các tội buôn người hoặc hỗ trợ buôn người.
Như vậy, Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức cũng có quy định riêng về tội buôn trẻ em, nhiều hành vi khách quan liên quan đến buôn bán trẻ em là tương đồng với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự Việt Nam Tuy nhiên, nếu như Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 quy định ba nhóm hành vi khách quan với các mục đích khác nhau thì Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Duc lại tập trung vào hành vi cho, nhận người dưới mười tam tuôi nhằm vụ lợi Sự khác biệt này cho thay Cộng hòa Liên bang Đức chú trọng vào việc dau tranh với các hành buôn bán trẻ em thông qua việc cho, nhận con nuôi.
1.3.5 Tội buôn bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự Canada Bộ luật hình sự Canada cũng dành riêng một điều luật (Điều 279.01) đê quy định về tội buôn bán người dưới mười tam tuôi, theo đó:
21 Trường đại học luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, HàNội, tr 380.
Trang 301 Người nào tuyên mộ, vận chuyền, chuyền giao, tiếp nhận, giam giữ, che giấu hoặc chứa chấp người dưới mười tam tuôi, hoặc thực hiện việc kiểm soát, chỉ đạo hoặc ảnh hưởng đối với hành vi của người dưới mười tám tuổi, vì mục đích bóc lột hoặc tạo thuận lợi cho việc bóc lột thì phạm tội đại hình
và có thể
(a) bị phạt tù chung thân và tối thiểu sáu năm tù nếu họ bắt cóc, thực hiện việc hành hung tăng nặng hoặc cưỡng dâm với tình tiết tăng nặng hoặc gây ra cái chết đối với nạn nhân trong lúc thực hiện tội phạm; hoặc
(b) bị phạt tù không quá mười bốn năm và không dưới năm năm tủ trong các trường hợp khác ”.
Phân tích quy định Bộ luật hình sự Canada về buôn bán người dưới mười tám tuổi cho thấy nhiều điểm tương đồng với Nghị định thư về buôn bán người như: về độ tuổi của nạn nhân trong tội phạm này (dưới mười tám tuổi), về các hành vi khách quan (tuyển mộ, vận chuyên, chuyền giao, tiếp nhận, giam giữ, che giấu hoặc chứa chấp, v.v ) So với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, quy định về tội buôn bán trẻ em trong Bộ luật hình sự Canada có một số điểm khác biệt như sau: Thi nhát, Bộ luật hình sự Canada sử dụng thuật ngữ buôn bán và độ tuôi của trẻ em bị buôn bán là dưới mười tám tuổi Thi hai, Bộ luật hình sự Canada không phân chia hành vi khách quan của tội buôn bán người dưới mười tám tuôi thành các nhóm như Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 7? ba, Bộ luật hình sự Canada chỉ quy định mục đích chung chung là bóc lột mà không cụ thé hóa các mục đích như Điều 151 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Nghiên cứu về hình phạt đối với tội buôn bán người dưới mười tám tuôi trong Bộ luật hình sự Canada cho thấy mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội này trong các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự là tù chung thân giống như Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Tuy nhiên, trong
22 Trường đại học luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa CANADA, Nxb Công an nhân dân, HàNội, tr 147.
Trang 31các trường hợp phạm tội thông thường hình phạt được áp dụng đối với tội phạm này là nhẹ hơn so với quy định Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 với mức từ 05 năm đến 14 năm tù.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu chương 1 của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trên cơ sở phân tích quy định Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán người dưới 16 tudi, luận văn đã tập trung làm rõ khái niệm tội mua bán người dưới l6 tuổi và ý nghĩa của khái niệm tội phạm nay, theo đó: "Tội mua bán người dưới 16 tuôi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tuôi dé giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân dao; chuyền giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tuôi dé bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lay bộ phan cơ
thé của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyên,
chứa chấp đề thực hiện các hành vi nói trên".
- Trên cơ sở quy định Bộ luật hình sự và các quy định khác có liên
quan, luận văn đã đánh giá khái quát lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ về tội mua bán người dưới 16 tudi.
- Luận văn cũng phân tích, so sánh những điểm giống và khác nhau trong quy định Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 với một số nước trên thế giới (Nga, Trung Quốc, Canada, Cộng hòa Liên bang Đức, Campuchia) về tội mua bán người dưới 16 tudi.
Những van đề nghiên cứu, phân tích ở chương 1 sẽ tiếp tục là cơ sở dé làm rõ các vấn đề liên quan tới các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong chương 2.
Trang 32Chương 2
TOI MUA BAN NGƯỜI DƯỚI 16 TUOI THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIET NAM NĂM 2015 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi 2.1.1 Khách thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi
Với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe
doa gây thiệt hại, khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cau thành có vị tri đặc biệt Khách thể của tội phạm không chi góp phan đánh giá tính chat mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc định tội danh nói riêng và truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung
bởi việc đánh giá về mặt pháp lý hình sự dấu hiệu thuộc khách thé của tội phạm là nhằm xác định xem hành vi khách quan được thực hiện trên thực té đã xâm hại hoặc de doa xâm hai đến quan hệ xã hội nào được pháp luật hình sự bảo vệ.
Về mặt lý luận, theo các giáo trình - tài liệu giảng dạy chính thức, khách thê của tội phạm được hiểu "là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại"” Có quan điểm cho rằng khách thể của tội phạm là "quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng ké nhất định"”?.
Khi đánh giá về khách thé của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi có giáo trình - tài liệu giảng dạy chính thức cho rằng khách thể của tội phạm này là "nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em" Có tài liệu -giáo trình lại hiêu tội phạm này "xâm phạm vào quyên bât khả xâm phạm về
23 Trường Đại học luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, tr 86;Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Hồng Đức,Thành phố Hồ Chi Minh, tr 100.
24 Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những van dé cơ bản trong khoa học luật hình sự(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 349.
25 Trường dai học luật Thành phố Hồ Chi Minh (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tộiphạm - Quyền 1), Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 125.
Trang 33thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của con người, xâm hại đến các
quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được Hiến pháp và pháp luật quy dinh"”®.
Dưới góc độ các công trình nghiên cứu, có tác giả cho rằng tội mua ban người dưới 16 tuôi xâm phạm đến "quyền tự do thân thể, danh dự, nhân pham của con người được pháp luật bảo vệ"”” Có tác giả lại đưa ra quan điểm khác "trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt bị xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và quyền được quản lý, chăm sóc, giáo dục được luật hình sự bảo vệ" Quan điểm khác thì cho rằng "khách thể của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; quyền của các em được nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc, giáo dục bởi gia đình (cha mẹ, người thân, người
giám hộ, đơn vị nuôi dưỡng ), nhà trường, các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội"””.
Trên cơ sở lý luận, dựa vào quy định Bộ luật hình sự năm 2015, tội mua bán người dưới 16 tuổi được nhà làm luật xếp vào Chương XIV - "Các tội xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân pham, danh dự của con người" Như vậy tội phạm này có khách thể loại là các quan hệ xã hội về tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 mô tả tội
phạm này là hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi dé giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác Xét về bản chất mua bán người dưới 16 tuổi được hiểu là dùng tiền, tài sản hoặc một phương tiện thanh toán để trao đổi họ như hàng hóa Như vậy, tội phạm này xâm hại đến nhân phẩm, người phạm tội coi nạn nhân như là một món hàng đê mua di ban lại Trong
26 Học viện tư pháp (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 303.
27 Phạm Minh Tuyên (2017), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm mua bánngười, Tạp chí tòa án nhân dân, tr 43.
28 Lê Việt Hà (2009), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam Luậnvăn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 33-34.
29 Bùi Thanh Phương (2016), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội,Hà Nội, tr 34.
Trang 34trường hợp này đối tượng tác động của tội phạm này là người dưới 16 tuổi không phân biệt giới tính.
Tóm lại, qua phân tích các quan điểm khoa học khác nhau và quy định Bộ luật hình sự năm 2015 có thể kết luận rằng khách thê của tội mua bán trẻ em đó chính là quan hệ xã hội liên quan tới nhân phẩm của con người và đối tượng tác động của tội phạm nay là người dưới 16 tui.
2.1.2 Mặt khách quan của tội mua bán người dưới 16 tuổi
Về mặt lý luận, mặt khách quan của tội phạm được hiểu là "mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan"”° Có tài liệu cho rằng mặt khách quan "là sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự quy định và các tình tiết phản ánh hành vi bên ngoài của sự xâm hai cụ thé nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thé được bảo vệ bằng pháp luật hình su"),
Mat khach quan cua tdi pham la tong hop cac dau hiệu đặc trưng tội phạm ở bên ngoài thực tế Những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc một số dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện v.v
Việc nghiên cứu các tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm không chỉ có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà còn góp phần xác định mặt chủ quan của tội phạm.
Về mặt khách quan, tội phạm này bao gồm 3 nhóm hành vi:
- Nhóm hành vi khách quan thứ nhất: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tuổi dé giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác Đây là nhóm hành vi được kế thừa theo quy định của khoản 1 Điều 119 va Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 Xét về bản chất, đây là hành vi dùng tiền
30 Trường Đại học luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 99.
31 Lê Văn Cảm (2005), Sach chuyên khảo Sau đại học: Những vân dé cơ ban trong khoa học luật hình sự
(Phân chung), Nxb Đại học Quôc gia Hà Nội, tr 365.
Trang 35hoặc phương tiện thanh toán khác như vàng, ngoại té dé trao đổi mua bán người dưới 16 tuổi như hàng hóa Hành vi chuyển giao người dưới 16 tuôi được hiểu là hành vi giao người 16 tuổi lại cho người khác nhận Còn tiếp nhận người dưới 16 tuổi là hành vi đón nhận người dưới 16 tuổi từ người khác, nơi khác chuyền giao cho.
Hành vi chuyên giao và tiếp nhận người dưới 16 tuổi này được thể hiện trong một vụ án đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
Vào khoảng thang 8 năm 2016 Vang A Lao di làm thuê ở bên Trung Quốc có gặp một người đàn ông dân tộc Mông ở Trung Quốc tên là Phong Phong có nói với Lao là: "Ở Việt Nam, khi nào về thì tìm xem có đứa con gái nào đưa sang Trung Quốc bán cho Phong" Sau một thời gian tìm kiếm, ngày 26/3/2017 Vàng A Lao làm quen được với Vàng Thị Cha, Hảng Thị Sáo (đều dưới 16 tuổi) Khoảng 8 giờ ngày 26/3/2017 Vàng A Lao dùng xe máy chở hai nạn nhân đến khu vực suối Pạc Trì, thuộc thôn Na Lốc, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai giáp với khu vực Pa Xẻ Hồ của Trung Quốc và giao cho Phong Sau khi nhận Hảng Thị Sáo và Vàng Thị Cha, Phong trả cho Vàng A Lao 20.000 (hai mươi nghìn) Nhân dân tệ, đồng thời đưa hai nạn nhân đi sâu vào nội địa Trung Quốc””.
Như vậy trong vụ án nói trên Vang A Lao đã thực hiện hành vi chuyền giao hai nạn nhân là Hang Thị Sáo và Vàng Thi Cha cho Phong tiếp nhận đổi lại đối tượng này được nhận một khoản tiền cho hành vi của mình.
- Nhóm hành vi khách quan thứ hai: Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới l6 tuôi dé bóc lột tình duc, cưỡng bức lao động, lay bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác Trong đó bóc lột tình dục được hiểu là ép buộc người khác bán dâm - hành vi này được thé hiện qua một vụ án do Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử "khoảng tháng 7/2013 Lò Thị Tươi nói đối với cháu Lò Thị Ưởng (chưa đủ 16 tuổi) đi cùng Tươi sang Lào
32 Bản án số 78/2017/HSST về việc xét xử sơ thâm đối với Vàng A Lao va Sing A Ménh của Tòa án nhândân tỉnh Điện Biên.
Trang 36bán quan áo với mức lương khoảng 10.000.000VND/thang, sau đó Tươi giao Ưởng cho Duyên để nhận 8.000.000VND, Duyên đưa Ưởng sang Trung "3 hoặc làm đối tượng đê sản xuât ân phâm Quốc buộc Ưởng phải bán dâm
khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục Còn cưỡng bức lao động được hiểu là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
- Nhóm hành vi khách quan thứ ba: Hành vi tuyển mộ, vận chuyên, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi thuộc nhóm thứ nhất hoặc
dưới 16 tuổi ở trong điều luật này có thé được xác định là những hành vi tuyên lựa, lựa chọn người dưới l6 tuôi dé thực hiện các hành vi như chuyên giao, tiép nhận nhăm dé giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo) hay để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lay bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Ngoài ra điểm c khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định các hành vi như vận chuyên người dưới 16 tuổi (hành vi mang, chuyên người dưới 16 tuổi từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương tiện khác nhau) và hành vi chứa chấp người dưới 16 tuổi cũng dé thực hiện các hành vi như chuyên giao, tiếp nhận nhằm vào các mục đích như chúng tôi đã trình bày ở trên Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này qua việc xem xét một vụ án hình sự do Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử về tội mua bán người dưới 16 tuổi sau đây:
Ngày 09/12/2016, Chang A Nủ, trú tại bản Huổi Sang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên lên Lao Cai dé làm thuê có quen với Sùng Seo Sở Tại nhà của Sở ở Lao Cai, Sở nói với Nu ở Điện Biên có nhiêu con gái, có33 Xem Bản án số 12/2013/HSST ngày 22/11/2013 về việc xét xử sơ thâm bị cáo Lò Thị Tươi phạm tộiMua bán trẻ em, của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên.
34 Hoàng Phê (2003), Từ điên tiêng Việt, Nxb Đà Năng, Đà Năng, tr 1068.
Trang 37quen đứa nào thì đưa sang Trung Quốc bán thì sẽ có tiền Ngày 10/12/2016, Sở liên hệ được với một nạn nhân là Sung Thị Dớ (dưới 16 tuổi) Ngày 13/12/2016, Nủ dùng xe máy của mình chở Dớ từ Điện Biên qua Lào Cai, khi đi đến thị tran Sa Pa, huyện Sa Pa thì bi Công an thị xã Mường Lay bắt”.
Như vậy ngoại trừ hành vi thuộc nhóm | được kế thừa từ Bộ luật hình
sự năm 1999, các hành vi khách quan thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba là những hành vi mà theo Nghị định thư về buôn bán người quy định là hành vi phạm tội và mới được bồ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), người phạm tội có thé thực hiện các nhóm hành vi khách quan đã phân tích ở trên bằng bat kỳ phương thức, thủ đoạn nào có thé
là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt, gian dối, mua chuộc hay bất kỳ phương thức, thủ đoạn khác.
Như vậy quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 đã mô tả rõ hơn các hành vi khách quan cũng như các dấu hiệu định tội của tội mua bán
người dưới l6 tuổi Tuy nhiên, việc nhà làm luật ghi nhận nhóm hành vi thứ
ba là tuyên mộ, vận chuyên hoặc chứa chấp người dưới 16 tuổi dé thực hiện hành vi chuyên giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích hưởng lợi ích vật chất hoặc mục đích khác đã tạo nên sự khó khăn cho việc xác định nhóm hành vi này Ví dụ một người, có thé thông qua bat kỳ phương thức nao, tuyên mộ người dưới 16 tuổi dé lây bộ phận cơ thé mà không nhằm chuyển giao cho ai khác thì hành vi đó cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) hay cầu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thê người (Điều 154)?
Hậu qua của tội mua bán người dưới 16 tuổi là việc nạn nhân bị đưa ra mua bán, trao đổi như hàng hóa, danh dự, nhân phẩm của họ bị chà đạp Họ có thé bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục, bị khổ sai, bị đánh đập và
35 Ban án số 56/2017/HSST về việc xét xử sơ thâm đối với Chang A Nu, Sùng Seo Sở, Ma Seo Gia của Tòaán nhân dân tỉnh Điện Biên.
Trang 38cũng có thể bị sử dụng vào những mục đích vô nhân đạo khác Từ quy định của Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 có thé thấy rằng hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, tuy nhiên hậu quả trong trường hợp này có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Tội mua bán người dưới 16 tuổi được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được các hành vi khách quan đã được đề cập ở trên, khi đó nhân phẩm của người dưới 16 tudi đã bị xâm hại.
2.1.3 Mặt chủ quan của tội mua bán người dưới 16 tuổi
Hành vi phạm tội, dưới góc độ khoa học luật hình sự, luôn là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Nếu mặt khách quan là sự phản ánh của tội phạm ra bên ngoài thực tế, thì mặt chủ quan là những biéu hiện tâm lý, phản ánh nhận thức, thái độ, tình cảm của người phạm tội khi thực hiện hànhvi Mặt chủ quan là hoạt động tam lý bên trong của người phạm tội Theo đó "mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội pham"** hay "mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội”,
Việc xác định được dấu hiệu mặt chủ quan có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, phân biệt giữa các tội phạm có dau hiệu khác giống nhau Ngoài ra các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan giúp xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và người phạm tội, do đó trong từng trường hợp cụ thé việc xác định dau hiệu mặt chủ quan còn có ý nghĩa xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
Như vậy, mặt chủ quan của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được xem xét ở ba dâu hiệu: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
36 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 134.
37 Trường Dai học Luật Thanh phô Hồ Chi Minh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phan chung,Nxb Hong Đức, Thanh phô Hô Chí Minh, tr.152.
Trang 39Về dau hiệu lỗi, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi
nguy hiêm cho xã hội của mình va đôi với hậu quả do hành vi đó gây ra đượcbiêu hiện dưới hình thức cô ý hoặc vô ý Đôi với tội phạm này các tài liệugiáo trình hay một sô công trình nghiên cứu khoa học đêu cho răng lôi của
Lẻ^ r
người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi là lỗi cỗ y** có nghĩa là người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra Cũng có giáo trình, tài liệu và các công trình nghiên cứu cho rang lỗi của người phạm tội này là lỗi có ý trực tiếp ”.
Nghiên cứu quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 chúng tôi cho rằng lỗi trong tội mua bán người dưới 16 tuổi là lỗi có ý trực tiếp bởi người phạm tội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn thực hiện hành vi để đạt được những mục đích nhất định Thực tiễn đã chứng minh rằng người phạm tội mua bán trẻ em biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật xong vì mục đích khác nhau mà bất chấp pháp luật của Nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội, ví dụ trong bản án xét xử đối với hai bị cáo Vang A Lao va Sung A Ménh về tội mua bán trẻ em, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã nhận định "hai bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật xong vì mục đích tư lợi, hai bị cáo đã bất chấp pháp luật của Nhà nước mà thực hiện hành vi phạm tội: "Mua bán trẻ em" dé đưa ra nước ngoài ban lay tiền Điều này cho thay cần có mức hình phạt thỏa đáng để cải tạo giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung cho toàn xã hội"'”.
38 Xem Trường đại học luật TP.HCM (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb HongĐức, Thanh phó Hồ Chí Minh, tr.126; Phạm Minh Tuyên (2018), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quaphòng, chống tội phạm mua bán người, Tạp chí tòa án nhân dân, số 03/2018, tr 47-48.
39 Xem Nguyễn Ngọc Anh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 206;
Bùi Thanh Phương (2016), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (trêncơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, HàNội, tr 40-41.
40 Ban án số 78/2017/HSST về việc xét xử sơ thâm đối với Vàng A Lao va Sing A Ménh của Tòa án nhândân tỉnh Điện Biên.
Trang 40Về dau hiệu mục đích, mục đích tuy là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm của tội phạm và do vậy cũng không phải luôn luôn là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm dé phân biệt các loại tội phạm với nhau Mục dich phạm tội được hiểu là "kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội"! hay là "kết quả trong tương lai mà người phạm tội hình dung ra và mong muốn đạt được băng việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cam".
Tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật quy định các dau hiệu mục đích khác nhau tương ứng với các hành vi phạm tội Đối với hành vi chuyền giao hoặc nhận người, mục đích của người phạm tội được phân thành hai nhóm: 1) mục đích "vu loi", cụ thể là hành vi chuyên giao hoặc tiếp nhận người "để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác"?: 2) mục đích bóc lột hoặc vô nhân đạo, bao gồm "bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lây bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc mục đích vô nhân đạo khác".
Riêng đối với hành vi tuyển mộ, vận chuyên hoặc chứa chấp người thì mục đích phạm tội là thực hiện một trong các hành vi chuyên giao hoặc tiếp nhận người dé đạt mục dich lợi ích vật chất hoặc mục dich bóc lột hoặc vô nhân đạo khác Hành vi này được thể hiện qua vụ án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử "Trong tháng 11/2013 bị cáo Phang A Ky đã có hành vi đưaVang Thị Ganh sinh năm 1998 từ ban Hwa Ngài, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên lên thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chuyển giao cho Chang A Vinh dé Vinh bán sang trung Quốc, bị cáo Kỷ được Vinh trả công 15.000.000VND"TMTM Phân tích quy định này cho thấy nha làm luật không xác định cụ thê mục đích của hành vi tuyên mộ, vận chuyên hoặc chứa châp là "đê
41 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 153.42 Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những van dé cơ bản trong khoa học luật hình sự(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 382.
43 Đối với hành vi chuyền giao hoặc tiếp nhận người vì vụ lợi, nhà làm luật loại trừ trường hợp không phạmtội đó là trường hợp "vì mục đích nhân đạo".
44 Xem bản án số 44/2014/HSST ngày 12/5/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên