Tuy nhiên, trong lịch sử phong kiến Việt Nam,quyền của phụ nữ thời kỳ này vẫn còn rất hạn chế so với nam giới: họ bị hạn chếtrong việc sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói tro
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Lớp : N03.TL1 Nhóm : 04
Trang 3BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA BÀI TẬP NHÓM
Lớp: N03.TL1
Nhóm số: 04
Tổng số sinh viên của nhóm: 05
Đề bài: Chứng minh pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một
số quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực
Môn học: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Phân chia công việc và họp nhóm:
1 ST
T
Họ và tên –
Mã sinh
viên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng
hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luậ n
Xếp loại
Có Không Không
tốt
Trung Bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
Xếp
loại
1 Ngô An
Khánh
473315
Nội dung phần II, thuyết trình phần I, II;
tổng hợp
Trang 4chỉnh sửa các phần
2
Trần Đức
Minh
Hoàng
473316
Làm slide, thuyết trình phần III
3
Nguyễn
Huy Anh
473317
Nội dung phần mở đầu, phần I, phần IV, thuyết trình
4
Nguyễn
Hoàng Anh
473318
Nội dung, thuyết trình phần IV, kết luận, tổng hợp chỉnh sửa các phần
5
Nguyễn Vũ
Thu Hương
473319
Trưởng nhóm, nội dung, thuyết trình phần III, tổng hợp Word
- Kết quả điểm bài viết………
- Kết quả điểm thuyết trình………….
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2023
TRƯỞNG NHÓM
Trang 5- Điểm kết luận cuối cùng…………
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
I Giới thiệu về quyền của người phụ nữ 6
II Quyền của người phụ nữ trong phong kiến 6
1 Khái quát chung về quyền của người phụ nữ trong phong kiến 6
2 Đánh giá các quy định của pháp luật về quyền của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến 7
III Quyền của người phụ nữ trong Quốc Triều hình luật 8
1 Quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân và gia đình 8
2 Quyền trong lĩnh vực dân sự 9
3 Quyền được bảo vệ thân thể 10
4 Trong việc thực thi hình phạt 10
IV Quyền lợi của người phụ nữ trong Hoàng Việt luật lệ 11
1 Quyền được bảo vệ thân thể 11
2 Quyền thừa kế tài sản 12
3 Quyền trong hôn nhân 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 7MỞ ĐẦU
Phụ nữ - “một nửa nhân loại”, là lực lượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Ngày nay, quyền của phụ nữ đã được thừa nhận trên phạm vi thế giới Tuy nhiên, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, quyền của phụ nữ thời kỳ này vẫn còn rất hạn chế so với nam giới: họ bị hạn chế trong việc sở hữu tài sản, trong giáo dục, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội, phải mang nhiều gánh nặng xã hội… Mặc dù phải chịu ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, tư tưởng nặng nề của Nho giáo, pháp luật Việt Nam thời phong kiến đã có sự ghi nhận, đảm bảo quyền của người phụ nữ trong một vài lĩnh vực, tiêu biểu là trong hai Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long
I Giới thiệu về quyền của người phụ nữ
Trong cuốn Bách khoa toàn thư thế giới về phụ nữ: Những vấn đề và tri thức toàn cầu về phụ nữ, Charlotte Bunch và Samantha Frost (2000)1 đã chỉ ra:
“Quyền của phụ nữ được xem là tất cả các quyền con người mà nhân loại tiến bộ thừa nhận và có thêm những quyền mang đặc thù giới nữ (Charlotte Bunch và Samantha Frost, 2000) Qua đó thấy được khái niệm quyền con người của phụ
nữ là một khái niệm vừa tổng hợp lại vừa đặc thù, là một tập hợp quyền thống nhất, không thể chia cắt, không thể chuyển nhượng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: “Quyền con người của phụ nữ là những đặc quyền vốn có của một con người như nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích, năng lực được thừa nhận bao gồm cả đặc thù giới và được bảo hộ bằng pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế” (Trần Thị Hồng Lê).2
II Quyền của người phụ nữ trong phong kiến
1 Khái quát chung về quyền của người phụ nữ trong phong kiến
1 https://www.academia.edu/2042963/
Womens_Rights_in_Muslim_Communities_A_Resource_Guide_for_Human_Rights_Educators
2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam: Luận án
TS Luật: 623801 http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60640
Trang 8Trong thời kì phong kiến Việt Nam, pháp luật chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới Sự bất bình đẳng được thể hiện trước tiên chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình vì quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, cần có con trai để nối dõi tông đường Tuy nhiên, trong hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long đã có khá nhiều điểm tiến bộ được đề cập trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ
2. Đánh giá các quy định của pháp luật về quyền của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến
Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long ra đời đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc quy định đảm bảo quyền của người phụ nữ Việt Nam trong thời
kỳ phong kiến Nó chứng tỏ nét tiến bộ trong tư tưởng của nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đó và được nhiều nhà sử gia, nhiều nhà nghiên cứu luật pháp trong nước và quốc tế đánh giá cao
Những thành tựu của hai bộ luật trên là không thể phủ nhận, đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức đã được đánh giá rất cao, một bộ luật phong kiến được coi là độc đáo đối với lịch sử Việt Nam nói riêng và các nước phong kiến nói chung, bởi những điều khoản của nó công nhận và bảo đảm một số quyền lợi quan trọng của người phụ nữ trên một số lĩnh vực Cùng với đó, Bộ luật Gia Long cũng ghi nhận những điều khoản đảm bảo quyền phụ nữ tuy nhiên không có sự kế thừa, phát huy như Bộ luật Hồng Đức
Bên cạnh những điểm tiến bộ nhất định, Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long vẫn còn tồn tại những tư tưởng phong kiến lạc hậu, đè nặng trách nhiệm, nghĩa vụ lên vai người phụ nữ
Trang 9III Quyền của người phụ nữ trong Quốc Triều hình luật
Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã sai các triều thần sưu tập toàn bộ những pháp lệnh, điều luật đã ban bố trước đây của triều đại Lê sơ, soạn định lại và xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh Đó chính là bộ “Quốc triều hình luật” (hay
có tên gọi là “Bộ luật Hồng Đức”), gồm 6 quyển và 722 điều Đây chính là bộ luật điển hình, mang tính đặc thù của pháp luật Đại Việt, bên cạnh đó cũng phản ánh được một cách chân thực và sâu sắc xã hội Đại Việt trong thế kỷ XV
“Quốc Triều hình luật” chứa đựng nhiều nội dung, điều luật tiến bộ nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình
và xã hội Những điều luật đó nằm ở trong hai chương là “Hộ hôn” và “Điền sản”
1 Quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân và gia đình
Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng Tuy nhiên, trong “Bộ luật Hồng Đức”, người phụ nữ cũng đã được hưởng một số quyền lợi thiết thực
Về kết hôn, nhà gái có những quyền được quy định tại điều 315 và điều
323, điển hình là điều 315: “Nếu nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà nhà trai trở mặt
không lấy nữa thì chủ hôn bên nhà trai phạt 80 trượng, mất đồ sính lễ Con gái
đã hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả đỗ lễ”3 Những điều này chính là đang bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người con gái trong quan
hệ hôn nhân và gia đình
Một trong những điểm tiến bộ nhất của bộ luật chính là cho phép người vợ xin ly hôn chồng và quyền lấy người mới hậu ly hôn Người vợ được phép ly
3 Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại (Hoàng Thị Kim Quế) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), tr.201
Trang 10hôn chồng nếu xảy ra một trong hai trường hợp sau: “Chồng bỏ lửng vợ 5 tháng
không đi lại, nếu đã có con thì một năm” (Điều 308) hoặc “Chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lí” (Điều 333) Sau khi ly hôn, quan hệ nhân thân giữa
hai người vợ và chồng chấm dứt hoàn toàn Cả hai đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị ngăn cấm; thậm chí, nếu chồng đã bỏ vợ mà ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì bị xử tội biếm4 Cùng với đó, nếu người chồng vì quá say đắm nàng hầu, thờ ơ với vợ mà nếu bị người vợ thưa lên quan, người chồng cũng bị xử tội biếm (Điều 309)
So với các bộ luật trước đây, Bộ luật Hồng Đức đã cách tân bảo vệ quyền lợi, nhân phẩm, đề cao vai trò người phụ nữ trong gia đình
2 Quyền trong lĩnh vực dân sự
Quốc Triều hình luật đã ghi nhận sự bình đẳng tương đối về tài sản giữa người vợ và chồng trong khối tài sản chung, trong việc hưởng tài sản thừa kế Phụ nữ có quyền có tài sản riêng, được thể hiện qua quy định của Điều 376 về việc chia tài sản khi người vợ chết trước (điền sản của vợ chia làm ba phần: chồng hai phần, người thừa tự một phần)
Bên cạnh đó, trong việc thừa kế di sản, người phụ nữ cũng đã có quyền thừa
kế và không phân biệt con gái còn ở nhà hay đã lấy chồng5 Ở điều 388 đã định:
“Cha mẹ mất mà không để lại di chúc thì anh chị em tự chia nhau tài sản nhưng
phải để lại 1/20 số ruộng đất làm phần hương hoả, giao cho người con trai trưởng giữ” Người con gái trưởng cũng có thể được giữ phần hương hỏa đó nếu
nhà không có con trai (Điều 391) Dù ở trong xã hội phong kiến, thường ưu tiên giao tài sản cho người con trai trưởng, thế nhưng người phụ nữ cũng đã được công nhận quyền này trong bộ luật
4 Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại (Hoàng Thị Kim Quế) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), tr.200
5 Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại (Hoàng Thị Kim Quế) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012), tr.201
Trang 113 Quyền được bảo vệ thân thể
Bên cạnh lĩnh vực hôn nhân gia đình và dân sự, bộ luật cũng đưa ra những quy định bảo vệ về thân thể người phụ nữ Điều 113 quy định rõ về việc con gái bán thân cần có người bảo lĩnh
Ngoài ra, Quốc Triều hình luật cũng có những hình phạt rất nặng để trừng
phạt những tội xâm hại người phụ nữ “Người nào phạm các tội này thì bị xử tội
lưu hay tội chết cùng với việc nộp tiền tạ cho cha mẹ người con gái” (Điều 42).
Tại điều 403 có quy định ra hình phạt cho kẻ phạm tội khi người đàn bà bị thương hoặc chết Một điểm đặc biệt nữa, chính là hình phạt cho kẻ có hành vi
không đúng với những người con gái dưới tuổi 12: “vẫn xử như tội hiếp dâm”
(Điều 404) Quy định này chính là để bảo vệ những người con gái ở tuổi còn nhỏ, chưa có đầy đủ nhận thức nên rất dễ bị lợi dụng hoặc lừa gạt
4 Trong việc thực thi hình phạt
Khi phạm tội, cả người đàn ông và phụ nữ đều sẽ phải chịu những hình phạt theo tội mà họ đã phạm phải, nhưng Quốc Triều hình luật đã có những điều quy định về hình phạt xử lý nhẹ tay hơn đối với người phụ nữ Hình phạt “ngũ hình” có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt “trượng” cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội “đồ” cho đàn ông và đàn bà, hình phạt
“thích vào mặt” cũng không áp dụng cho các phạm nhân là phụ nữ (Điều 1)
Mặc dù ở trong xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo, nhưng
bộ Quốc Triều hình luật đã có những tiến bộ to lớn trong việc bảo vệ và ghi nhận quyền của người phụ nữ ở một số lĩnh vực Do đó, có thể nói Bộ luật Hồng Đức
là văn bản pháp lý bậc nhất, là đỉnh cao của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước đó, đặc biệt là những quy định đối với phụ nữ, bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại, và mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.6
6 https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/207583/mot-so-quy-dinh-tien-bo-ve-dia-vi-phu-nu-trong-luat-hong-duc#:~:text=Hay%20t%E1%BA%A1i%20%C4%91i%E1%BB%81u
Trang 12IV Quyền lợi của người phụ nữ trong Hoàng Việt luật lệ
Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là luật Gia Long) có thể được coi là một bộ
luật đầy đủ và hoàn chỉnh của nền cổ luật Việt Nam Đây là bộ luật được biên soạn dưới thời nhà Nguyễn Năm 1802, sau khi hoàn tất công cuộc thống nhất nước nhà, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Gia Long, và lệnh triều thần biên soạn một bộ luật làm công cụ cho cuộc trị nước lâu dài Đó chính là Hoàng Việt luật lệ - gồm 398 điều, chia thành 22 quyển Năm 1815 được in thành sách
và ban hành trên phạm vi toàn quốc
Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn có những chính sách bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, nằm rải rác ở các phần, các mục, trong đó nhiều nhất là phần
Hộ luật (Quyển 7) và Hình luật (Quyển 20)
1 Quyền được bảo vệ thân thể
Trước hết, quyền được bảo vệ thân thể của người phụ nữ được quy định trong Hoàng Việt luật lệ chủ yếu là những điều lệ liên quan đến tội phạm gian Tại điều “Cưỡng chiếm lương gia thê nữ” (cưỡng chiếm vợ con lương dân) viết
rằng: “Cưỡng đoạt vợ con gái nhà lành bán cho người khác làm thê thiếp, hay
đem dâng cho vương phủ, cho huân công hào thích thì đều bị giam chờ thắt cổ”.7
Ngoài ra, những người ép buộc phụ nữ bán dâm cũng bị xử tội nặng
Hoàng Việt luật lệ rất nghiêm khắc với những kẻ làm phương hại đến thuần
phong mỹ tục và đạo làm người chân chính Vì thế đã dành hẳn 1 chương Phạm
gian của phần Hình luật gồm 9 điều luật để quy định các tội danh và các đối
tượng phạm tội gian dâm Ngoài việc bảo vệ phụ nữ khỏi gian dâm, một số điều
lệ cũng bảo vệ thân thể người phụ nữ trong trường hợp khác: “Phàm tụ tập đông
người mưu cướp bóc con gái, đàn bà đi ngoài đường hoặc đem bán, hoặc đem
%20402%3A%20%E2%80%9Cquy%E1%BB%81n,l%C6%B0u%5B6%5D%20hay%20ch%E1%BA
%BFt .
Trang 13về làm nô tỳ Xét thực không kể có lấy được của cải hay không đều được xử trảm ngay Tòng phạm đều xử giảo giam chờ Nếu biết sự việc mà cố ý mua thì giảm tội chính phạm một mức, không biết thì không trị tội”.
Có thể thấy rằng luật Gia Long rất chú trọng bảo vệ thân thể của người phụ
nữ, đặc biệt là sự trinh tiết của họ - thứ bị đòi hỏi rất khắt khe thời bấy giờ để phù hợp với thuần phong mỹ tục Những tội xâm hại đến trinh tiết của người phụ
nữ đều bị xử nặng, hầu hết là tử hình
2. Quyền thừa kế tài sản
Bên cạnh đó, Hoàng Việt luật lệ đã bước đầu quan tâm đến quyền lợi kinh
tế của người phụ nữ Người con gái khi ở cùng với bố mẹ trong trường hợp đặc
biệt có thể được thừa kế tài sản Tại điều 83 lệ 2 có ghi: “Tài sản của hộ mà
đồng tông quả là không có người thừa kế thì giao cho con gái họ nhận lãnh”.
Như vậy, theo quy định chỉ trong trường hợp hộ dân tuyệt tự thì người con gái mới được thừa kế tài sản
Đối với người phụ nữ đã lập gia đình có quy định: “Người đàn bà chồng
chết không có con trai mà thủ tiết chờ chồng thì được hưởng phần gia sản của chồng và dựa vào trưởng họ tìm đúng thứ bậc trên dưới cho kế tự Nếu như cải giá thì số tài sản đó và toàn bộ đồ trang sức đều trả lại cho gia đình chồng trước”.
3. Quyền trong hôn nhân
Trong luật Gia Long có quy định về việc khi đã đính hôn, người phụ nữ và nhà gái vẫn có những quyền riêng, nhà trai không được phép thúc cưới mà phải
theo ngày đã định Tại điều 94 có ghi: “Tuy đã nộp đồ sính lễ rồi nhưng chưa
đến ngày nghinh hôn mà nhà trai đến cưỡng bách đón dâu thì chủ hôn nhà trai
bị phạt 50 roi” 8 Đồng thời sau khi đính hôn, “Trong thời hạn 5 năm kể từ sau
http://www.sugia.vn/portfolio/detail/831/quyen-loi-hon-nhan-gia-dinh-cua-nguoi-phu-nu-trong-phap-luat-trieu-nguyen.html
Trang 14ngày đính hôn, nếu người con gái không mắc lỗi lầm nào mà nhà trai không tổ chức lễ cưới, thì nhà gái được phép trình quan xin cấp giấy xác nhận và gả con gái cho nhà khác, mà không phải trả lại đồ sính lễ” Như vậy, sau khi đính hôn,
nhà trai không thể cầm duyên của họ và cũng không thể tự tiện vứt bỏ giao ước đính hôn Bên cạnh đó, nếu người chồng bỏ trốn 3 năm không về, người phụ nữ cũng có thể lên trình quan xin cải giá và không phải hoàn trả sính lễ
Như vậy, ở Hoàng Việt luật lệ, trong chế định về kết hôn, người phụ nữ
được ngang hàng với nam giới Nghĩa vụ trong hôn nhân không chỉ bắt buộc đối với người phụ nữ mà còn cả người đàn ông, buộc họ phải có trách nhiệm với gia đình, nếu không đáp ứng được những điều tối thiểu thì người vợ có thể tái giá
mà không phải nhận bất kỳ sự trừng phạt nào Thêm nữa, khi đã ly hôn, nếu người mẹ sau khi ly hôn dù có tái giá hay không thì khi người mẹ chết, người con (ở với cha) vẫn phải để tang một năm, tức không phải bắt đoạn tuyệt tình mẫu tử
Kết lại, phụ nữ dưới thời nhà Nguyễn được có cho mình những vị trí nhất định trước pháp luật Người phụ nữ thời bấy giờ cũng được bảo vệ những quyền lợi cơ bản như quyền được bảo vệ thân thể, quyền về tài sản hay quyền trong hôn nhân Nhưng bên cạnh đó, nếu người phụ nữ phạm phải các tội gây ảnh hưởng đến trật tự lễ giáo phong kiến thì tất yếu phải thi hành hình phạt theo đúng mức quy định
KẾT LUẬN
Thông qua hai đại diện tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê vào thế kỉ
XV và Bộ luật Gia Long dưới thời nhà Nguyễn vào thế kỉ XIX, ta nhận thấy rằng các triều đại phong kiến Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Điều này là minh chứng cho sự