1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng thuế hồng tại việt nam thông qua một số mặt hàng tiêu dùng tác Động Đối với người phụ nữ và nhận thức của người tiêu dùng

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng thuế hồng tại Việt Nam thông qua một số mặt hàng tiêu dùng: Tác động đối với người phụ nữ và nhận thức của người tiêu dùng
Tác giả Lê Tú Anh, Dương Mỹ Hằng, Nguyễn Vũ Long Hiếu, Trần Ngọc Khánh Huyền, Lê Thị Hà Linh, Đinh Thanh Tâm
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thúy Quỳnh
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề xuất nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 389,96 KB

Nội dung

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THUẾ HỒNG TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MỘT SỐ MẶT HÀNG TIÊU DÙNG: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Tên thành viên: : 1... TÍNH CẤP T

Trang 1

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THUẾ HỒNG TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA

MỘT SỐ MẶT HÀNG TIÊU DÙNG: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI

NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Tên thành viên: : 1 Lê Tú Anh 2314750777

2 Dương Mỹ Hằng – 2314750708

3 Nguyễn Vũ Long Hiếu– 2312770035

4 Trần Ngọc Khánh Huyền– 2312770037

5 Lê Thị Hà Linh– 2312770046

6 Đinh Thanh Tâm- 2312750025

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, 2024

0

Trang 2

MỤC LỤC

II TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 2

3.1.1 Thuế Hồng là gì? 2

3.1.2 Thuế Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ? 2

3.1.3 Tại sao Thuế Hồng vẫn tồn tại? 2

3.1.4 Một số nghiên cứu về Thuế Hồng trên thế giới: 3

3.2 Khoảng trống lý thuyết: 4

3.3 Định hướng nghiên cứu 4

3.3.1 Cơ sở lý thuyết 4

3.3.2: Nghiên cứu giải quyết vấn đề gì? Như thế nào? 5

IV.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 6

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

4.2 Mục đích nghiên cứu 6

4.3 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể: 6

V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

5.1 Đối tượng nghiên cứu 6

5.1.1 Đối tượng nghiên cứu 6

5.1.2 Khách thể nghiên cứu 6

5.2 Phạm vi nghiên cứu 6

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

6.1 Thiết kế nghiên cứu: 7

6.1.1 Cách tiếp cận: 7

6.1.1 Tổng quan thiết kế nghiên cứu (sơ đồ) 7

6.2 Chiến lược nghiên cứu cụ thể 7

6.2.1 Nghiên cứu định tính 7

6.2.1.1 Khái niệm 7

6.2.1.2 Loại dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu 7

Trang 3

6.2.1.3 Xác định những người tham gia vào nghiên cứu 7

6.2.1.4 Các kỹ thuật và quy trình thu thập dữ liệu 8

6.2.1.5 Cách thức chọn mẫu 8

6.2.1.6 Các kỹ thuật và quy trình phân tích dữ liệu 9

6.2.2 Nghiên cứu định lượng 9

6.2.2.1 Khái niệm 9

6.2.2.2 Loại dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu 10

6.2.2.3 Xử lí và phân tích dữ liệu 10

VII NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

VIII THỜI GIAN BIỂU

IX CÁC NGUỒN LỰC

X DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

XI BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

Trang 4

II TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, hiện trạng bất bình đẳng giới trong việc định mức giá cả sản phẩm, dịch vụ giữa nữ giới và nam giới hay còn được gọi với cái tên là “ thuế hồng” đang là vấn đề nóng hổi trên thế giới cũng như ở Việt Nam “Thuế hồng" là một thuật ngữ chỉ mức định giá khiến các sản phẩm và dịch vụ dành cho phái nữ có giá trị cao hơn

so với sản phẩm tương đương dành cho nam giới "Thuế" ở đây không phải là một dạng thuế chính thức được nhắc tới trong bộ luật của các nước mà được sử dụng theo nghĩa ẩn

dụ, nó nhấn mạnh tới khoản chi phí vô lý mà phụ nữ họ buộc phải trả chỉ vì đó là sản phẩm dành cho nữ giới

“ Thuế phụ nữ” hiện diện rõ ràng qua những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của nữ giới như băng vệ sinh, cốc nguyệt san, chai lăn khử mùi, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, Ngược lại với việc phải chi trả mức giá cao để phục vụ sinh hoạt cá nhân hàng ngày thì nữ giới lại thường có nguồn thu nhập tài chính ít hơn hoặc bằng nam giới Rõ ràng điều này gây

ra những vấn đề xã hội như các nhà sản xuất đang áp đặt một mức giá vô lý nhằm vào

nữ giới, tạo ra làn sóng bất bình về quyền bình đẳng giới khi mà phụ nữ phải mất một khoản chi phí vô hình chỉ vì họ là nữ giới.Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh Ngược lại, mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng giới, tạo ra những hậu quả lâu dài về mặt xã hội

và nhân khẩu học như gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm; tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất ổn xã hội, Thuế hồng tạo ra gánh nặng kinh tế cho phụ nữ

và làm suy yếu những nỗ lực vì bình đẳng giàu nghèo trên cơ sở giới, vì vậy Liên Hợp Quốc cũng đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới loại bỏ thuế hồng để đảm bảo phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào nền kinh tế

Do đó, nghiên cứu về thực trạng “thuế hồng” qua một số mặt hàng tiêu dùng tiêu biểu như sữa rửa mặt, dầu gội đầu, dao cạo tại Việt Nam là cực kỳ cấp thiết để cung cấp cơ sở thông tin cho việc cải thiện vấn đề bất bình đẳng giới, làm giảm các vấn nạn xã hội, góp phần xây dựng một đất nước ngày càng văn minh, phát triển hơn

Trang 5

III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

3.1.1 Thuế Hồng là gì?

Như đã đề cập ở phần Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, Thuế Hồng là cụm từ dùng để chỉ sự chênh lệch về giá cả của những sản phẩm tiêu dùng nhắm tới đối tượng khách hàng là phụ nữ, những sản phẩm này sẽ có giá cao hơn các sản phẩm tương tự được bán cho nam giới.Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa các sản phẩm dành cho phái nữ và các sản phẩm tương đương dành cho nam là rất nhỏ, sự khác biệt duy nhất giữa chúng có thể là về bao bì, màu sắc hoặc mùi hương

3.1.2 Thuế Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ thường phải chi trả nhiều tiền hơn đàn ông cho cùng một sản phẩm mà thậm chí họ còn không biết sự tồn tại của sự chênh lệch giá cả ấy Và sự chênh lệch này cũng tác động khá lớn đến việc tiêu dùng hàng ngày của phụ nữ, cụ thể nó sẽ góp phần làm cho chi phí sinh hoạt của người phụ

nữ tăng lên đáng kể Theo Ủy ban Kinh tế hỗn hợp Quốc hội Hoa Kỳ (2016):

“Trung bình, quần áo nhập khẩu cho phụ nữ bị đánh thuế ở mức cao hơn quần áo nhập khẩu cho nam giới - 15,1% so với 11,9%.” Những khoản chênh lệch như vậy do tác động của thương mại quốc tế sẽ được chuyển trực tiếp sang người tiêu dùng nữ (Lafferty, 2019)

3.1.3 Tại sao Thuế Hồng vẫn tồn tại?

Vậy thì tại sao, một khoản thuế không công bằng như vậy vẫn tồn tại rất phổ biến trên toàn thế giới? Lý do khiến Thuế Hồng vẫn tồn tại khá phổ biến chủ yếu là do tâm lý người tiêu dùng, họ thường quan niệm rằng đàn ông gắn với màu xanh mạnh mẽ, còn phụ nữ lại gắn liền với màu hồng dịu dàng Quan niệm này được coi là một chuẩn mực xã hội, được ngầm chấp nhận và thậm chí có thể coi là một đặc điểm sinh học của con người Con trai thì nam tính và tất nhiên là thích màu xanh, nhưng con gái thì nữ tính và thích màu hồng Ngoài ra, “Khi một công ty bán sản phẩm màu hồng (phiên bản dành cho nữ) với giá cao hơn sản phẩm màu xanh (phiên bản dành cho nam), doanh thu bổ sung từ sản phẩm màu hồng sẽ không được chuyển cho chính phủ Người được hưởng lợi duy nhất từ Thuế Hồng là các công ty tính phí cho phụ nữ nhiều hơn nam giới” (Fontinelle, 2023) Nhiều người tiêu dùng không biết rằng các sản phẩm dành cho nữ và nam thường

có chất lượng tương đương nhau Điều này khiến họ dễ dàng bị các nhà sản xuất

Trang 6

“lừa” mua sản phẩm với giá cao hơn Với những lý do trên, Pink Tax vẫn tồn tại rất phổ biến trên toàn thế giới

3.1.4 Một số nghiên cứu về Thuế Hồng trên thế giới:

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về Thuế Hồng trên thế giới, các nghiên cứu thường so sánh giá cả những mặt hàng giống nhau của nam và nữ, từ đó cho thấy

sự chênh lệch giá theo giới tính của từng sản phẩm Đa số các nghiên cứu thường

so sánh về các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như dao cạo râu, kem dưỡng, quần

áo, đồ chơi, ngoài ra còn có nghiên cứu trên mặt giao thông Những nghiên cứu

ấy đều chỉ ra một hiện tượng chung rằng các sản phẩm dành cho người tiêu dùng

nữ luôn có giá cả cao hơn so với người tiêu dùng nam, thậm chí bản thân họ còn không biết về khoản chi phí bị tăng thêm ấy Trong bối cảnh chung là Thuế Hồng tồn tại trên thị trường, ta có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

Về các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Trong một nghiên cứu của Sở Vấn đề Người tiêu dùng Thành phố New York – DCA (2015), các nhà nghiên cứu đã khảo sát giá của 35 danh mục sản phẩm dựa trên phân tích của 794 mặt hàng riêng lẻ, sau đó so sánh giá của các sản phẩm tương tự dành cho nam và nữ Từ việc xem xét tất cả các mẫu, DCA nhận thấy rằng các sản phẩm dành cho phụ nữ

có giá cao hơn là 42%, trong khi các sản phẩm dành cho nam giới có giá cao hơn lại là 18% Mặt khác, cũng theo DCA quần áo bé gái có giá cao hơn 4% so với quần áo bé trai, phụ nữ trả nhiều hơn 7% so với nam giới cho các phụ kiện, thêm 8% cho quần áo và thêm 13% cho đồ chăm sóc cá nhân Hay với nghiên cứu vào của Matilda Kardetoft (2022) cũng cho thấy điều tương tự Nghiên cứu của Matilda Kardetort được tiến hành ở Thụy Điển, đất nước này được coi là một trong những xã hội bình đẳng giới nhất trên thế giới Nghiên cứu của cô nhằm xem Pink Tax liệu có tồn tại ở Thụy Điển Với những số liệu thống kê cũng như luật chống phân biệt giá trực tiếp và một cơ quan chính phủ trực tiếp làm việc chống phân biệt đối xử, có vẻ như không thể có sự khác biệt về giá giữa các sản phẩm được bán trên thị trường dành cho nữ và nam ở Thụy Điển, như thường thấy ở các thị trường như Hoa Kỳ Nhưng kết quả từ các mẫu khảo sát (lưỡi dao cạo, dao cạo râu, kem cạo râu, chất khử mùi và xà phòng) lại cho thấy, trung bình phụ nữ có xu hướng trả nhiều hơn nam giới 4,1% cho các sản phẩm vệ sinh của

họ với giả định về chất lượng và chức năng của các sản phẩm là như nhau

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về trải nghiệm của phụ nữ khi đi qua Thành phố New York, Trung tâm Giao thông Vận tải Rudin của NYU đã triển khai một cuộc khảo sát được chia sẻ trực tuyến tại Surveymonkey trong khoảng sáu tuần trong suốt

Trang 7

tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2018 33 câu hỏi của cuộc khảo sát đã hỏi người dùng về thói quen đi lại, sự an toàn khi di chuyển, chi phí đi lại, các chuyến đi của người chăm sóc và thông tin nhân khẩu học Và kết quả của cuộc điều tra cho thấy, hơn một nửa (54%) số phụ nữ được hỏi lo ngại bị quấy rối khi sử dụng phương tiện công cộng, trong khi đó chỉ có 20% nam giới cảm thấy như vậy Phụ

nữ cũng có phản ứng nhanh nhạy hơn đàn ông trong trường hợp bị quấy rối Chi phí tăng thêm trung bình để phòng vệ bản thân của đàn ông là 0$, trong khi của phụ nữ là từ 26$ đến 50$ Chưa kể những người phụ nữ với tư cách là một người trông nom gia đình, việc đưa đón con cái cũng làm tăng thêm chi phí di chuyển trung bình của họ Ước tính, phụ nữ ở thành phố New York phải chi trả gần 100$ cho Pink Tax (Sarah M Kaufman, Christopher F Polack và Gloria A Campbell, 2018)

Ta có thể thấy rằng những nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp định lượng

và lý thuyết kinh tế giới (Lý thuyết này nghiên cứu về cách các định kiến về giới ảnh hưởng đến các hành vi kinh tế, bao gồm cả định giá) và chúng có chung các nhân tố nghiên cứu chính là: sự tiếp thị giới tính, sự thiên vị và thiếu thông tin về các mặt hàng của người tiêu dùng

Ngoài ra các nghiên cứu này đều có những hạn chế về phương pháp nghiên cứu

và sự tác động của các yếu tố khác đến Thuế Hồng Về phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu trên thường sử dụng phương pháp so sánh giá cả của các sản phẩm cùng loại nhưng được sản xuất riêng cho nam và nữ Tuy nhiên, phương pháp này có thể không chính xác trong trường hợp các sản phẩm có sự khác biệt

về chất liệu, mẫu mã, chức năng, Về tác động của các yếu tố khác: Pink Tax có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài định kiến giới, chẳng hạn như chi phí sản xuất, nhu cầu thị trường,

3.2 Khoảng trống lý thuyết:

Thông qua việc tóm tắt những nghiên cứu đi trước, ta có thể thấy vẫn còn nhiều khoảng trống lý thuyết về Thuế Hồng ở Việt Nam, thậm chí có rất ít nghiên cứu

đề cập đến vấn đề này Vì vậy, đề tài “Thực trạng thuế phụ nữ tại Việt Nam và nhận thức của người dân về vấn đề này” sẽ chỉ ra xem liệu Thuế Hồng có tồn tại

ở Việt Nam và liệu người tiêu dùng nước ta có ý thức được vấn đề trên hay không, đồng thời cũng sẽ trở thành một trong những tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu về mặt thực tiễn và nghiên cứu về sau này

3.3 Định hướng nghiên cứu

3.3.1 Cơ sở lý thuyết

Trang 8

- Lý thuyết cung cầu: Theo lý thuyết này, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ được xác định bởi mong muốn và khả năng chi trả của người tiêu dùng Nếu phụ nữ có nhu cầu cao hơn và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ

cụ thể thì các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ tận dụng lợi thế này và tính giá cao hơn

- Lý thuyết chi phí sản xuất: Theo lý thuyết này, giá của một sản phẩm, dịch vụ phản ánh chi phí sản xuất và phân phối nó Yêu cầu về chất lượng, thiết kế, quảng cáo, v.v giá thành của các sản phẩm và dịch vụ hướng đến phụ nữ càng cao thì giá càng cao

- Lý thuyết định hướng thị trường: Theo lý thuyết này, giá của một sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng của nhà sản xuất và nhà cung cấp Nếu nhà sản xuất, nhà cung cấp cho rằng phụ nữ là thị trường tiềm năng, có sức mua cao thì họ sẽ tính giá cao hơn để tăng lợi nhuận

- Lý thuyết phân biệt giới tính: Lý thuyết này cho rằng thuế hồng là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính Theo lý thuyết này, các nhà sản xuất nhắm mục tiêu đến phụ nữ bằng cách đánh giá dựa trên giới tính, dẫn đến việc phụ nữ phải chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cùng loại

3.3.2: Nghiên cứu giải quyết vấn đề gì? Như thế nào?

Tại Việt Nam, vấn đề thuế hồng (pink tax), chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, rất ít được đề cập một cách cụ thể và chi tiết trong bất kỳ bài báo hay bài nghiên cứu nào Do đó, việc thực hiện so sánh giá các sản phẩm và dịch vụ tương

tự dành cho nam giới và nữ giới để kiểm chứng liệu thuế hồng có tồn tại ở Việt Nam là hướng nghiên cứu cần thiết trong thời điểm hiện nay Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp chứng minh sự tồn tại thuế hồng (pink tax) ở xã hội Việt Nam, qua

đó giúp người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng nữ giới nhận thức rõ hơn về vấn đề thuế phụ nữ, đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, đồng thời hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng những chính sách liên quan đến giá phù hợp hơn đối với người phụ nữ - đối tượng yếu thế trong xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 9

IV.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng pink tax thông qua sự chênh lệch giá cả giữa sản phẩm

dành cho nam và sản phẩm dành cho nữ của một số sản phẩm trên thị trường Việt

Nam

- Tìm hiểu về tác động của pink tax lên người tiêu dùng nữ

- Khảo sát nhận thức của người dùng về pink tax

4.2 Mục đích nghiên cứu

- Chứng minh sự tồn tại của hiện trạng pink tax ở Việt Nam

- Góp phần vào đấu tranh bình đẳng giới

- Nâng cao nhận thức của người dùng về hiện trạng pink tax

4.3 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

- Hiện trạng pink tax có tồn tại ở Việt Nam hay không?

- Tác động của thuế hồng lên người tiêu dùng nữ tại Việt Nam

- Người dùng có nhận thức được hiện trạng pink tax hay không? Nếu có thì mức độ phản ứng của họ và dư luận xã hội trước thuế hồng như thế nào?

V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 Đối tượng nghiên cứu

5.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các sản phẩm và dịch vụ dành cho phụ nữ và các sản phẩm và dịch vụ tương

đương dành cho nam giới có sự chênh lệch giá

- Những người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam

5.1.2 Khách thể nghiên cứu

- Dao cạo râu nam và dao cạo râu nữ

- Bàn chải xanh và bàn chải hồng

- Mũ đội đầu trên phạm vi thị trường Việt Nam

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung : Đề tài tập trung xác định và phân tích sự chênh lệch giá cả giữa sản phẩm tiêu dùng giữa nữ và nam cùng với đó là tác động của thuế hồng lên người phụ nữ

Trang 10

tiêu dùng tại Việt Nam Đồng thời chỉ ra mức độ nhận thức và phản ứng của xã hội trước thực trạng thuế hồng đang diễn ra hiện nay

- Phạm vi thời gian : Đề tài dự kiến thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên trong khoảng 10 năm trở lại đây ( 2013-2023 )

- Phạm vi không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi thị trường Việt Nam

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Thiết kế nghiên cứu:

6.1.1 Cách tiếp cận:

- Nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng nhằm chỉ ra thực trạng của thuế hồng trong xã hội hiện nay

- Chúng tôi sử dụng nghiên cứu định lượng nhằm trả lời câu hỏi: “Thực trạng thuế phụ nữ thông qua các sản phẩm tiêu dùng tại Việt Nam” có tồn tại và “Những ảnh hưởng của thực trạng tác động như thế nào lên người phụ nữ Việt Nam”

- Chúng tôi sử dụng nghiên cứu định tính nhằm trả lời câu hỏi “Người dùng có nhận thức được tình trạng thuế hồng đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hay không? Nếu có thì mức

độ phản ứng của họ và dư luận xã hội trước thuế hồng như thế nào.”

6.1.2 Tổng quan thiết kế nghiên cứu (sơ đồ)

6.2 Chiến lược nghiên cứu cụ thể

6.2.1 Nghiên cứu định tính

Ngày đăng: 09/11/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w