1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian vẻ đẹp của người phụ nữ trong văn học dân gian việt nam

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Tác giả NGUYỄN HOÀNG PHÚC MINH
Người hướng dẫn NGUYỄN THỊ NGỌC LÊ
Trường học TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP
Chuyên ngành Văn học dân gian
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Hới
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 53,18 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Đồng Hới, t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Đồng Hới, tháng 11 năm 2023

Người thực hiện: NGUYỄN HOÀNG PHÚC MINH Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC LÊ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lí do lựa chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

1 Khái quát về văn học dân gian và vị trí của người phụ nữ trong văn học dân gian 4

1.1 Khái quát về văn học dân gian 4

1.2 Vị trí của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam 4

2 Nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam 5 3 Nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam 8 3.1 Lòng hiếu thảo 8

3.2 Ý tứ, tế nhị 9

3.3 Lòng thủy chung 10

3.4 Tình mẫu tử 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Văn học dân gian từ lâu đã trở thành dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ con người Việt Nam Những ngày còn bé, chúng ta đã được nghe những câu chuyện hấp dẫn, những câu ca dao, làn điệu đằm thắm, ngọt ngào qua lời kể của bà, của mẹ Có thể thấy, văn học dân gian có một sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với mỗi con người Việt Nam, dù già hay trẻ, dù trai hay gái, bởi

đó là thứ văn học gần gũi, thân thương, gần với lời ăn tiếng nói, với suy nghĩ, tâm hồn của những con người lao động Qua những câu chuyện được kể, văn học dân gian lan tỏa, truyền tải trực tiếp những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của nhân dân, giúp họ thể hiện thái độ của mình với các sự việc xảy ra xung quanh Bởi là những câu chuyện truyền miệng, qua mỗi giai đoạn khác nhau lại được nhìn nhận một cách khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu về văn học dân gian không chỉ giúp ta hiểu thêm về phong tục tập quán, tư tưởng, tương quan của người xưa mà còn đem đến một cái nhìn rộng hơn, khác biệt hơn về cách nhìn nhận cuộc sống của con người qua từng thời kì trong lịch sử

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đề tài về người phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu và có những bài viết mang giá trị đặc sắc Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thường chỉ tập trung vào những khía cạnh để làm rõ số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, từ đó đưa ra kết luận về vẻ đẹp của họ Tuy vậy, tác giả tin rằng những nét đẹp ấy không chỉ ở trong những tình huống éo le mới tỏa sáng rực rỡ, mà qua mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của họ, ta vẫn có thấy được những duyên dáng, đáng yêu và tinh

tế của người phụ nữ Việt Nam xưa

Để góp tiếng nói khẳng định những giá trị đẹp đẽ ấy, tôi đã chọn nghiên cứu

về đề tài:

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong văn học dân gian

Trong khuôn khổ của một bài báo cáo, tôi không có đủ điều kiện và khả năng

để đề cập hết mọi khía cạnh của đề tài mà chỉ đi vào một vài đường nét của người phụ nữ xưa mà tôi cho rằng những đặc điểm ấy đã tạo nên ấn tượng

Trang 4

sâu sắc trong tâm hồn mỗi người dân khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của báo cáo là khẳng định giá trị và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong văn học dân gian Từ đó, mục đích cụ thể của bài báo cáo là:

- Tìm hiểu quan điểm thẩm mĩ của nhân dân lao động về vẻ đẹp của người

phụ nữ xưa

- Làm rõ những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp, sức sống của người phụ nữ nói

riêng và con người Việt Nam nói chung Từ đó phát huy những vẻ đẹp đó

để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Sưu tầm và phân loại những tác phẩm văn học dân gian nói về nét đẹp

hình thức và nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ

- Nghiên cứu những nét đẹp hình thức và nét đẹp tâm hồn của người phụ

nữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam Qua đó, làm sáng rõ quan điểm thẩm mĩ ca ngợi nét đẹp tự nhiên, đề cao nét đẹp tinh thần và sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hình thức với tinh thần

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là người phụ nữ Việt Nam xưa.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: báo cáo về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam

trong văn học dân gian

- Phạm vi về thời gian: thời gian không cụ thể nhưng là rất lâu về trước,

đến nỗi không thể nhớ tác giả

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, tôi đặc biệt chú ý nghiên cứu

đề tài bằng một số phương pháp chủ yếu:

- Phương pháp thống kê, phân loại:

Trước tiên tôi tiến hành thống kê những bài ca dao, làn điệu, câu ca về người phụ nữ thể hiện qua từng khía cạnh, rồi phân loại Qua đó, rút ra nhận xét một cách khách quan và chính xác

Trang 5

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Trên cơ sở những thống kê và phân loại, tôi tiến hành phân tích, hệ thống hóa, từ kết quả phân tích đưa ra kết luận khái quáT

NỘI DUNG

1 Khái quát về văn học dân gian và vị trí của người phụ nữ trong văn học dân gian

1.1 Khái quát về văn học dân gian

"Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động,

ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay" Văn học dân gian ra đời từ những ngày đầu của xã hội loài người, khi mà chữ viết còn chưa được sáng tạo ra Việc những câu chuyện được truyền miệng dần trở nên phổ biến và được nhiều người truyền tai nhau Dần dần khi chữ viết xuất hiện nhiều tác phẩm bắt đầu được văn bản hóa Tuy nhiên nét hay của văn học dân gian vẫn còn được giữ ở đó, sự truyền miệng vẫn được duy trì trong sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống lao động Văn học dân gian như liều thuốc khi cho lao động, làm việc đỡ cực nhọc hơn, là tuổi thơ của bao thế hệ và là một sản vật đặc biệt của con người

Ta có thể thấy, văn học dân gian là thế giới nghệ thuật được sáng tạo bằng ngôn từ, tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng Nó là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, do đó nội dung không chỉ phản ánh các hoạt động của con người mà còn là những vấn đề và tương quan của một cộng đồng, dân tộc hay thậm chí toàn nhân loại: Các tác phẩm văn học dân gian chứa đựng hầu như các tình cảm, tâm tư, tình cảm, chủ yếu về đời sống lao động hằng ngày và đời sống cộng đồng

1.2 Vị trí của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam

Vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan điểm và bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Sự ảnh hưởng mạnh

mẽ của Nho giáo trong 1000 năm Bắc thuộc tới mọi ngóc ngách trong xã hội phong kiến là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới quan niệm không mấy tốt đẹp về người phụ nữ Phụ nữ dưới góc nhìn Nho giáo là những kẻ tâm tính hèn mọn,

Trang 6

tri thức nông cạn và phải được “dạy bảo, răn đe” Chính vì vậy những luật lệ, chuẩn mực hà khắc đến vô lí được tạo ra để hạn chế quyền hành của người phụ nữ trong đời sống, dẫn đến cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những chuỗi lặp bi thương, mệt mỏi: không được coi trọng – lệ thuộc vào người đàn ông – không được coi trọng…

Tuy vậy trong văn học dân gian Việt Nam, người phụ nữ được khắc họa dựa trên chính những quan sát, những tư tưởng hay sự cảm thông, trân trọng của người xưa, cho nên hình ảnh người phụ nữ người phụ nữ không chỉ gắn liền với số phận bi thương, u uất mà còn với giá trị, vẻ đẹp, những khát vọng

tự do và niềm mong muốn được đề cao đầy cao cả

Trong kho tàng thần thoại và truyền thuyết của người Việt, người phụ nữ xuất hiện không ít với vai trò người mẹ của muôn loài Đó là Mẹ Âu Cơ của dân tộc Việt Nam, là mẹ Lúa (nữ thần Lúa), người đầu tiên dạy nhân dân đồng bằng làm lúa nước, ổn định cuộc sống lâu dài hay hình tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay được thờ cúng ở khắp các chùa chiền trên mọi miền đất nước… Không chỉ vậy, họ còn nhiều lần được phản ánh qua hình ảnh gai góc, mạnh mẽ hơn như Bà Triệu, Hai Bà Trưng…

Như vậy, trong văn học dân gian Việt Nam, người phụ nữ rõ ràng có một vị thế vô cùng quan trọng, Dẫu số phận và vị trí của họ trong xã hội cũ phải chịu nhiều bất công, nhưng trong văn học, họ luôn là một hình tượng nhận được sự

ưu ái của các nghệ sĩ dân gian

TIỂU KẾT

Trong xã hội phong kiến, do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên

vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội luôn bị hạ thấp, phải chấp nhận sự đối xử bất bình đẳng và thấp kém so với nam giới Những luật lệ

“Tam tòng, tứ đức” hà khắc đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ vào một khuôn khổ lệ thuộc, không có tự do, càng không thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình.

Trái ngược hoàn toàn, người phụ nữ trong văn học dân gian luôn xuất hiện với những giá trị và vẻ đẹp đáng tôn vinh Dẫu trong các tác phẩm cuộc đời của họ vẫn được phản ánh đúng với hiện thực của xã hội cũ, vẫn phải chịu

Trang 7

nhiều bất công, oan trái nhưng người phụ nữ luôn được các tác giả dân gian đồng cao, đề cao và trân trọng.

2 Nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam

Trong văn học dân gian Việt Nam, vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ thường được khắc họa qua những câu từ ca dao quyến rũ, gợi hình gợi cảm Xuất phát từ quan điểm thẩm mĩ của người xưa: “Cái răng cái tóc là góc con người”, nên trong việc thể hiện nét đẹp hình thức của người phụ nữ, ca dao thường chú ý nhiều đến vẻ đẹp của “mái tóc – hàm răng – đôi mắt”, kế đến là

“má hồng” và các đặc điểm khác

Mỗi người con gái đều có một cái duyên, một sự hấp dẫn riêng để làm say đắm lòng nam nhân Nhưng tựu trung lại, nhan sắc của họ cũng không nằm ngoài những nét đẹp kể trên:

Có nàng thiếu nữ đẹp nhờ mái tóc rậm dài bồng bềnh, đôi chân mày cong cong như viền trăng non:

“Chân mày vòng nguyệt có duyên Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.”

Hay là mái tóc ngang vai đầy xao xuyến trong duyên gặp gỡ, :

“Duyên là tóc, tóc là tơ

Xe tơ kết tóc, tóc đà ngang vai.”

Có nàng đẹp nhờ đôi mắt to tròn đen lay láy, nom hiền lành, ngây thơ như mắt bồ câu:

“Cổ tay em trắng như thể gương tàu Đôi mắt bồ câu làm cho phải khổ.”

Hay sáng ngời, lấp lánh như ánh sao khuya:

“Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi Mắt người lấp lánh như sao trên trời.”

Và:

“Những người con mắt lá răm Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.”

Trang 8

Đôi mắt “đáng trăm quan tiền” bởi không chỉ là “lá răm, lá liễu” mà còn thể hiện cho tất cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ:

“Trời xanh con mắt là gương Người ghét ngó ít người thương ngó nhiều.”

“Đôi cửa sổ tâm hồn” ấy còn là nơi để bộc lộ những nỗi nhớ chứa chan trong tình yêu:

“Thương em con mắt lá răm Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.”

Nếu như ánh mắt để lại ấn tượng đầu tiên, mái tóc là sự nữ tính dịu dàng, đằm thắm thì hàm răng nụ cười chính là điểm nhấn tạo nên nét đẹp năng động, duyên dáng trên khuôn mặt người phụ Và nhiều cô gái cũng sớm biết cho mình một cái duyên bằng nụ cười:

“Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng Thương ai chúm chím cười duyên một mình.”

Đặc biệt là những cô gái có hai má lúm đồng tiền, mỗi khi nói cười lại hiện lên nét duyên dáng hấp dẫn lạ thường:

“Hai má có hai đồng tiền Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.”

Nước da trắng nõn nà, đôi gò má đo đỏ, đôi môi hồng hào và chiếc cổ cao ba ngấn cũng là những nét đẹp ngọt ngào tô vẽ nên vẻ mặt người con gái tươi tắn

vô ngần, khiến những chàng trai vừa thoáng thấy đã đem lòng thầm thương trộm nhớ:

“Ai xui má đỏ, môi hồng

Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.”

“Cổ cao ba ngấn cổ cao Răng đen hột đỗ miệng chào có duyên.”

Sau cùng phải kể tới vóc dáng thon thả, thanh tú, mơn mởn của những người phụ nữ Người thanh, đẹp phải là người có da, có thịt, cổ tay trắng trắng, tròn tròn mềm mại:

“Cổ tay em trắng lại tròn

Để cho ai gối đã mòn một bên Gối chăn gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em.”

Trang 9

Thêm vào đó, người phụ nữ đẹp phải có eo thon, tạo nên sự cân đối và làm nổi bật được những đường nét yêu kiều cho vóc dáng:

“Hỡi người tóc tốt xanh non Lưng ong thắt đáy như con tò vò.”

“Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.”

TIỂU KẾT

Như vậy, ta thấy rằng khi khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ trong văn học dân gian, người xưa đã chú trọng nhiều tới nét đẹp trên khuôn mặt: tóc, răng, mắt, má, miệng… rồi mới đến vóc dáng, làn da… Qua đôi mắt yêu thương trìu mến của người khác phái, người phụ nữ hiện lên không phải với vẻ đẹp yểu điệu ước lệ như trong văn học trung đại:

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Cái đẹp hình thức của người phụ nữ trong văn học dân gian là cái đẹp khỏe mạnh, tươi tắn, bình dị, gần gũi, tự nhiên và gắn bó với cuộc sống lao động Những miêu tả về nét đẹp thể hình của người phụ nữ của nhân dân ta đều xuất phát từ quan niệm: “Cái đẹp phải đi liền với lao động, với thiên nhiên đất nước.” Hay như Tsecnưsepxk đã nói: “Cái đẹp chính là cuộc sống.”

3 Nét đẹp phẩm chất của người phụ nữ trong văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm ngàn đắng cay nhưng đậm tình ân nghĩa Những hình ảnh, ngôn từ mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận và luôn chứa đựng nét đẹp tinh thần của con người, đặc biệt là nét đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được chia sẻ, là ước ao về cuộc sống được yêu thương, được tự do Vẻ đẹp ấy được bộc lộ trong nhiều hoàn cảnh, rất phong phú và sâu sắc

3.1 Lòng hiếu thảo

Một trong những nét đẹp tinh thần của người con gái Việt là tấm lòng hiếu thảo, kính yêu cha mẹ Sương Nguyệt Anh có nói trong tờ báo Nữ giới chung, rằng người phụ nữ hiếu thảo trước hết phải “thương yêu mẹ cha, thuận hòa với anh em, sắc mặt cho vui vẻ, phải lo trau mình, giữ tánh hạnh, tất là làm

Trang 10

sao cho cha mẹ được danh thơm, tiếng mình được miệng lành bay muôn dặm.”

Những ngày tháng còn chung sống với cha mẹ, những người con gái luôn ngoan ngoãn nghe lời răn dạy của cha mẹ Người con gái hiếu thảo ấy mang nặng công ơn sinh thành của cha mẹ mà luôn thầm nhủ với mình rằng:

“Ở nuôi cha mẹ trọn niềm Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm hẵng hay.”

Ngẫm nghĩ và hiểu được bổn phận làm con, do đó những cô con gái từ thuở thiếu thời cứ băn khoăn làm sao để đền đáp hết công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành:

“Mẹ cha trượng quá ngọc vàng Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.”

Họ biết rõ phận mình con gái chẳng thể giúp gì nhiều cho cha mẹ, càng lo lắng một mai phải từ giã cha mẹ theo chồng, ở nhà không ai lo toan, đỡ đần hai tấm thân già yếu:

“Xiết bao bú mớm bú trì Đến khi con lớn con đi lấy chồng

Có con đỡ gánh, đỡ gồng Con đi lấy chồng vai gánh, tai mang.”

Bởi vậy, khi còn được sống với mẹ cha, người con gái luôn hết lòng phụng dưỡng cho bậc sinh thành:

“Cau non khéo bổ cũng đầy Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.”

Tấm lòng hiếu thảo của người phụ nữ với cha mẹ còn thể hiện ở tư tưởng

“cha mẹ đặt đâu con nằm đấy” trong định đoạt hôn nhân Ý của cha mẹ, dẫu

có khiến cho họ ngàn vạn lần đớn đau, hờn tủi, cũng rất đỗi thiêng liêng, họ vẫn chấp nhận vâng lời:

“Ngọc còn ẩn bóng cây ngâu

Em đang tùng phụ mẫu dám đâu tự tình.”

Tuy vậy, vẫn có những người con gái trước cảnh cha mẹ già yếu, em thơ non dại mà đặt bổn phận làm con của mình lên trên tình yêu, cuộc sống riêng:

“Công sinh dục sánh bằng tạo hóa

Có cha có mẹ sau mới có chồng Nhớ khi dìu dắt ẵm bồng

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w