Hiện nay trên thế giới, quyền lực của đảng chính trị được thể hiện qua ba hình thái tiêu biểu: chế độ đa đảng, chế độ lưỡng đảng và chế độ một đảng cầm quyền.. Nhà triết học chính trị
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
══════════════════
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ: ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ
Môn học: Chính trị học đại cương
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Nguyên
Lớp học phần: CTHĐC-QHQT50.5_LT
Nhóm: 3
Hà Nội – 2024
Trang 2DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 32
MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 5
1 Sự xuất hiện của đảng phái chính trị và vai trò của đảng phái chính trị trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia 5
1.1 Khái niệm, bản chất của đảng chính trị 5
1.1.1 Khái niệm đảng chính trị 5
1.1.2 Bản chất của đảng phái chính trị 6
1.2 Vai trò của đảng chính trị 6
1.3 Các yếu tố cấu thành một đảng phái chính trị 8
2 Phân loại các chính đảng 9
2.1 Hệ thống đa đảng 9
2.1.1 Khái niệm 9
2.1.2 Ưu và nhược điểm 10
2.1.3 Đa đảng có dân chủ hơn một đảng? 10
2.2 Chế độ lưỡng đảng 11
2.2.1 Khái niệm 11
Trang 43
2.2.2 Nhà nước Mỹ 11
2.2.3 Nhà nước Anh 12
2.2.4 So sánh chế độ lưỡng đảng ở hai nước Mỹ và Anh 13
2.3 Chế độ một đảng nắm quyền 13
2.3.1 Khái quát mô hình 13
2.3.2 Đặc điểm 15
2.3.3 Ưu điểm 17
2.3.4 Nhược điểm 19
3 Cơ cấu tổ chức của các chính đảng 20
3.1 Cơ cấu tổ chức đảng trong nghị viện 20
3.2 Cơ cấu tổ chức đảng ngoài nghị viện 23
3.2.1 Khái niệm tổ chức đảng ngoài nghị viện 23
3.2.2 Cơ cấu tổ chức đảng ngoài nghị viện 23
C TỔNG KẾT 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 54
A LỜI MỞ ĐẦU
Đảng phái chính trị ra đời khi mục tiêu trực tiếp của cuộc đấu tranh chính trị giữa
các giai cấp là giành quyền kiểm soát nhà nước Nó bao gồm những thành phần
tích cực nhất một giai cấp và là đại diện thiết yếu của giai cấp đó
Hiện nay trên thế giới, quyền lực của đảng chính trị được thể hiện qua ba hình
thái tiêu biểu: chế độ đa đảng, chế độ lưỡng đảng và chế độ một đảng cầm quyền
Mỗi hình thái đều mang những đặc trưng, điểm mạnh và điểm yếu riêng, tùy vào
nguồn gốc và điều kiện của quốc gia mà nó được áp dụng
Nhằm hoạt động một cách hiệu quả và toàn diện, các chính đảng tổ chức cơ cấu
của chúng trên hai quy mô: trong nghị viện và ngoài nghị viện
Sau đây, bài báo cáo sẽ phân tích rõ hơn về ba vấn đề lớn này
Trang 6Qua từng thời kì, các quan điểm về đảng phái được đề ra như sau:
B.Konstan đại diện cho các trường phái bảo thủ ở Anh quốc cho rằng: đảng phái là tập hợp những người theo những học thuyết chính trị giống nhau
Nhà triết học chính trị Xô viết Anatoliy Butenko đưa ra định nghĩa: "Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực nhất của các giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong văn kiện cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó Chức năng quan trọng nhất của đảng là tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những hoạt động của giai cấp và của các đồng minh của nó";
như sau: "Các đảng là lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số mục tiêu nhất định và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yêu cầu đó";
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia giai xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp
Trang 76
Nói tóm lại, đảng chính trị là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp trong xã hội, liên kết nhiều đại biểu tích cực nhất của giai cấp hay tầng lớp ấy, lãnh đạo họ đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định
1.1.2 Bản chất của đảng phái chính trị
Đảng phái chính trị có ba bản chất:
Thứ nhất, đảng chính trị mang bản chất giai cấp, tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp của mình
Thứ hai, đảng gắn liền với cơ cấu giai cấp Trong xã hội hiện đại, tương ứng với
cơ cấu giai cấp của nó
Thứ ba, đảng chính trị hành động bằng thuyết phục truyền bá quan điểm của mình
1.2 Vai trò của đảng chính trị
Là một bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của giai cấp, đảng chính trị được lập ra để thực hiện lợi ích, mục đích giai cấp và nắm quyền lực nhà nước Một số vai trò của đảng chính trị bao gồm:
Nhất thể hoá và động viên chính trị: Trong xã hội có giai cấp, những khuynh hướng chính trị khác nhau (thậm chí có khi đối lập nhau) luôn luôn tồn tại
Vì vậy, các đảng chính trị có chức năng cơ bản là thống nhất các khuynh hướng khác nhau đó lại theo khuynh hướng chủ đạo để đưa ra các chủ trương, chính sách mang tính đồng thuận xã hội, từ đó động viên mọi công dân trong xã hội tích cực tham gia chính trị;
Tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ: Điều này trong cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đều được chỉ rõ: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu
Trang 87
những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị (HTCT) Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của HTCT, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, Đảng chăm
lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực,
có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyền chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược Đánh giá và sử dụng đúng cán
bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu"';
Hoạch định và tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị: Trong cương lĩnh
và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đều nhấn mạnh chức năng này: "Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động,
tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên", nâng cao năng lực của Đảng trong việc "xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội"'
Vai trò chính trị của đảng chính trị tùy thuộc vào địa vị lịch sử của các giai cấp
mà đảng chính trị đó đại diện Vai trò của đảng chính trị còn phụ thuộc vào bản chất của giai cấp mà đảng đó đại diện Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các
Trang 98
đảng chính trị, có đảng đóng vai trò tiến bộ, cách mạng như đảng Mácxít, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động nhưng cũng có đảng thể hiện sự bảo thủ, phản động, ví dụ như đảng địa chủ
Vai trò chính trị của đảng chính trị được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau giữa các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa Ở các nước tư bản chủ nghĩa, vai trò của các đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử giành quyền lực nhà nước Ở các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng sản đại diện cho giai cấp công nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội Để thực hiện được sứ mệnh to lớn này điều kiện tiên quyết là đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt Như vậy, đảng chính trị là một bộ phận tích cực nhất của một giai cấp, là đại diện không thể thiếu của một giai cấp Với bản chất, vai trò của mình, mỗi đảng chính trị cần phải liên tục phát triển hoàn thiện, nâng cao sức chiến đấu, phát huy vai trò lãnh đạo, định hướng chính trị của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, giành và giữ chính quyền
1.3 Các yếu tố cấu thành một đảng phái chính trị
Một đảng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định để trở thành một đảng phái chính trị Một trong những chuyên gia về đảng phái học người Mỹ J Lapalombara
đã nêu bốn yếu tố cấu thành một đảng phái chính trị như sau:
Thứ nhất, đảng đó phải có hệ tư tưởng Mọi đảng phái về bản chất là người đại diện cho một hệ tư tưởng hoặc ít nhất cũng phải có một định hướng nhất định về thế giới quan hoặc nhân sinh quan
Trang 109
Thứ hai, đảng là một tổ chức, nghĩa là con người cần có sự liên kết tương đối lâu dài về mặt thời gian thành các thành viên (đảng viên) và từ đó hợp thành một thiết chế Nhờ vậy mà đảng khác với các tập hợp người khác
Thứ ba, mục tiêu của đảng là giành và thực hiện quyền lực nhà nước Trong hệ thống đa đảng, tự thân đảng có thể trở thành đảng cầm quyền Để làm điều đó, đảng phải có chương trình vận động tranh cử và phải được nhân dân tín nhiệm
Thứ tư, mỗi đảng phải đảm bảo rằng mình nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phía nhân dân
Hệ thống đa đảng là hệ thống tồn tại nhiều đảng phái chính trị khác nhau cùng hoạt động với mục tiêu là nắm giữ quyền lực nhà nước Để thành lập chính phủ, các đảng này bắt buộc phải liên minh Không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện Một số quốc gia áp dụng hệ thống đa đảng bao gồm Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ý,…
Trang 1110
2.1.2 Ưu và nhược điểm
Hệ thống đa đảng trong một quốc gia giúp đảm bảo lợi ích của nhiều giai cấp và nhóm xã hội Một mặt, các đảng đại diện cho những lực lượng chính trị, nhóm lợi ích khác nhau đều có khả năng tranh cử ghế nghị viện một cách bình đẳng Mặt khác, người dân cũng có quyền chủ động lựa chọn đường lối phát triển cho đất nước khi tham gia bầu cử
Tuy nhiên, hệ thống đa đảng cũng có thể gây bất ổn chính trị, cản trở việc vận hành của bộ máy nhà nước Sự xung đột, chỉ trích giữa các đảng trong liên minh cầm quyền là dễ gặp thấy vì chúng đại diện cho những nhóm lợi ích khác nhau Tốc độ thông qua một chính sách mới do đó có thể chậm Ngoài ra, những chính sách có quy mô lớn hoặc mang tính lâu dài còn khó thực hiện vì nghị viện thiếu
sự ổn định
2.1.3 Đa đảng có dân chủ hơn một đảng?
Tính dân chủ của một nhà nước không phụ thuộc vào số lượng đảng tham gia cầm quyền Một hệ thống chính trị có thể coi là dân chủ khi quyền và lợi ích của mọi công dân không những được công nhận mà còn được bảo vệ bởi nhà nước Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua khả năng tự nguyện tham gia vào các hoạt động chính trị quốc gia của công chúng, sự chịu trách nhiệm trước nhân dân của giới lãnh đạo và sự chia sẻ quyền lực1 Một nhà nước để trở nên dân chủ, bất kể
là theo mô hình một đảng hay đa đảng, yêu cầu chủ thể cầm quyền phải thật sự hành động vì mọi giai tầng, thành phần trong xã hội, nghiêm túc chịu trách nhiệm trước nhân dân và không lạm quyền để bảo vệ những lợi ích riêng
1 Oyugi, W.O ed., 1995 Democratic theory and practice in Africa London : J Currey, tr 75
Trang 122.2.2 Nhà nước Mỹ
Nước Mỹ có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và một số đảng xã hội, nhưng từ trước đến nay, chỉ có hai đảng lớn là Dân chủ và Cộng hoà Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ Hệ thống lưỡng đảng đã bắt rễ sâu trong nền chính trị Mỹ và cho dù
có đảng thứ ba xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng thứ ba cũng chưa bao giờ giành được chiến thắng Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò gì quan trọng trong nền chính trị Mỹ
Về cơ bản, hai đảng Cộng hoà và Dân chủ có những nét đặc trưng sau:
Thứ nhất, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không phải là những tổ chức có
cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn và không có chương trình nhất quán;
Thứ hai, vì các đảng không có một tổ chức chặt chẽ và tập trung nên đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với đảng;
Thứ ba, có rất ít sự khác nhau về tư tưởng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà Hai đảng này giống nhau về những quan điểm cơ bản: hoàn toàn tán thành chủ nghĩa tư bản và các thể chế của nó, ủng hộ sứ mạng toàn cầu của
Mỹ, bác bỏ chủ nghĩa cộng sản cả trong nước Mỹ và trên thế giới Lãnh
Trang 13Ở Mỹ, không có một chính quyền đảng trị Các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ và bầu
cử tổng thống không được tiến hành đồng thời (lệch nhau), cho nên có thể có trường hợp Tổng thống và đa số nghị sĩ không cùng một đảng Trong trường hợp này một đảng nắm quyền lập pháp còn đảng kia nắm quyền hành pháp
2.2.3 Nhà nước Anh
Chế độ hai đảng ở nước Anh bắt đầu từ thời cận đại Trong xã hội Anh, người Anh quan niệm hết sức giản đơn sự hoạt động và hình thành chế độ lưỡng đảng Chính trị cũng như một trò chơi thể thao vậy, cần phải có một bên thắng và một bên bại Đảng Bảo thủ và Công đảng là hai chính đảng trong hệ thống đảng phái nước Anh
Đảng Bảo thủ và Công đảng ở Anh có một tổ chức chặt chẽ và có kỉ luật, đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức đảng nhất định Thủ tướng Anh bao giờ cũng yên tâm rằng các đảng viên thuộc đảng của mình luôn luôn ủng hộ (bỏ phiếu) cho chính sách của mình
Ở Anh, hệ thống lưỡng đảng đã đưa đến một chính quyền đảng trị, sự lãnh đạo quốc gia của một đảng cầm quyền Hành pháp và lập pháp đều được tập trung cho đảng cầm quyền, Chính phủ (nội các) của Anh chẳng khác gì một Ban chấp hành trung ương của đảng cầm quyền, Trọng tâm của các quyết định quan trọng được
Trang 1413
Quốc hội Anh thông qua là hợp lý hóa các dự án của Chính phủ Nhưng chỉ có một điều khác làm cho nền chính trị Anh ổn định là ở Quốc hội có tồn tại một đảng đối lập
2.2.4 So sánh chế độ lưỡng đảng ở hai nước Mỹ và Anh
Điểm giống nhau giữa hai hệ thống lưỡng đảng của hai nước trên, đồng thời cũng
là đặc điểm của hệ thống đảng phái chính trị tư sản bao gồm:
Thứ nhất, chúng không dựa trên nền tảng tư tưởng nào nhất định Tại Mỹ, đảng Cộng hòa gần giống như đảng Bảo thủ đại diện cho quyền lợi của dòng dõi tư sản quý tộc gắn liền với tầng lớp phong kiến, tầng lớp thượng lưu của giai cấp tư sản
Thứ hai, Công đảng và đảng Dân chủ ở Anh đại diện cho tầng lớp tư sản mới và đồng thời hai đảng này đều mệnh danh bảo vệ quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động Nhưng nhìn chung các đảng trên đều đặt lợi ích của giai cấp tư sản lên hàng đầu, cho nên chính sách của các đảng nhiều khi có phân biệt
2.3 Chế độ một đảng nắm quyền
2.3.1 Khái quát mô hình
Hệ thống chính trị một đảng cầm quyền là mô hình tổ chức chính trị độc đáo, khác biệt so với hệ thống đa đảng phổ biến trên thế giới Đặc trưng nổi bật của hệ thống này là sự độc quyền quyền lực và vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng duy nhất được phép nắm giữ quyền lực chính trị, lãnh đạo đất nước, đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện chính sách cho tất cả mọi người Đảng cầm quyền kiểm soát các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước Hệ thống này thường đi kèm với việc kiểm