hiểu hoạt động của các đảng cầm quyền tại một số quốc gia trong bản báo cáo bộ môn Chính trị học Đại cương với chủ đề “Đảng phái Chính trị”Tuy nhiên, mặc dù đã nỗ lực trong việc đối chiế
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BÁO CÁO
BỘ MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ
Môn học: Chính trị học đại cương
Lớp: CTHDC-49-QHQT.5_LT
Nhóm: 02
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Nguyên
H$ Nô &i, ng$y 11 th/ng 03 năm 2023
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia, các đảng phải có một vị trí hết sức quan trọng Các đảng phái phải hành động như những cơ quan vừa điều hòa những nguyện vọng của giai cấp họ đại diện, vừa dung hòa được những khác biệt, mâu thuẫn
để hình thành các chương trình nghị sự, có ảnh hưởng quyết định đến việc hoạch định chính sách và đường lối phát triển của đất nước Ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về các đảng phái trong lĩnh vực khoa học chính trị, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành bản báo cáo nhằm phác thảo vài nét chính về khái niệm “đảng phái” và tìm
Trang 2hiểu hoạt động của các đảng cầm quyền tại một số quốc gia trong bản báo cáo bộ môn Chính trị học Đại cương với chủ đề “Đảng phái Chính trị”
Tuy nhiên, mặc dù đã nỗ lực trong việc đối chiếu và kiểm tra các thông tin được sử dụng trong bản báo cáo, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót nhất định, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để nhóm nghiên cứu thực hiện các báo cáo về sau được hoàn thiện hơn
I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ
Các đảng phái chính trị chỉ được xuất hiện trong cách mạng tư sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa Lẽ đương nhiên sự xuất hiện đó phải có mầm mống trong xã hội phong kiến
Sự xuất hiện các đảng phái chính trị được nhiều học giả giải thích bằng nhiều ý kiến khác nhau như sau:
Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập mà quyền lực đó lại được quyết định bằng bằng phương pháp bầu cử, dân chủ Chính vì thế mà một giai cấp hay một giai tầng nào đó muốn cầm quyền thì phải tập trung ý chí của mình lại, tất yếu dẫn đến sự ra đời các tổ chức của những người tiên tiến nhất, đại diện cho giai cấp hay giai tầng nhằm giành quyền lực một cách dân chủ Đó là các đảng phái chính trị.
Tác giả người Pháp G.S Duverger (1917 - 2014) đã gắn liền sự xuất hiện và phát triển của các chính đảng ở phương Tây với sự xuất hiện và phát triển của quốc hội và quyền phổ thông đầu phiếu Việc thành lập các đảng phái chính trị của các nước tư bản thường gắn liền với các hoạt động trong nghị viện - cơ quan lập pháp Nhằm mục đích tập hợp ý chí chung của các nghị sĩ, để biến những ý chí chung này thành các quyết định của nghị viện, các nghị sĩ đã tập hợp nhau thành các nhóm, sau đó là ủy ban vận động bầu cử Chính những nhóm này đã trở thành những cơ sở cho các đảng phái chính trị sau này Ngoài các đảng phái chính trị trong nghị viện, còn có các đảng ngoài nghị viện, đó là đảng hình thành từ sự đấu tranh của các giai cấp khác nhằm đưa đảng của mình vào quốc hội, gây ảnh hưởng tới quyết định của cơ quan này
Một số người lại cho rằng, các đảng phái xuất hiện trong một điều kiện lịch sử cụ thể Sự suy yếu của một giai cấp cầm quyền sẽ dẫn tới sự khủng hoảng về mặt chính trị của các quốc gia, tất yếu, một giai cấp phù hợp hơn sẽ vươn lên, thành lập chính đảng của mình, đấu tranh để giành quyền lực nhà nước vào tay mình bằng nhiều phương pháp khác nhau
Một số người lại cho rằng, trình độ phát triển xã hội đòi hỏi phải có những lực lượng cải cách xã hội Sự tiến bộ và phát triển của tư tưởng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội là tiền đề cho việc xuất hiện các đảng phái chính trị
Trang 3II. KHÁI NIỆM ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Đảng chính trị, tiêu biểu là một số quan điểm sau đây của các nhà tư tưởng chính trị thế giới:
Nhà triết học chính trị Liên Xô Anatoliy Butenko (1938 - 2021) cho rằng: “Chính đảng
là tổ chức chính trị đoàn kết những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó”.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “Đảng chính trị là tổ chức tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định;
cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình”
Theo quan niệm của chủ nghĩa Marx - Lenin: “Đảng chính trị là một tổ chức chính trị của một giai cấp, đại biểu lợi ích cho giai cấp đó Đảng chính trị ra đời nhằm mục đích đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Đảng chính trị lãnh đạo giai cấp đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp cách mạng và bạo lực cách mạng” Nhà khoa học chính trị Mỹ Anthony Downs (1930 - 2021) viết: “Một đảng chính trị là một nhóm người tìm cách kiểm soát bộ máy cai trị bằng cách giành được các chức vụ dân cử trong một cuộc bầu cử được tổ chức hợp lệ”.
Chính khách người Ireland Edmund Burke (1729 - 1797) định nghĩa:”Đảng là tổ chức hợp nhất nhiều người, nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia bằng những nỗ lực chung của họ, dựa trên một số nguyên tắc riêng được tất cả các thành viên nhất trí”
Nhà khoa học chính trị người Mỹ John H Aldrich (sinh năm 1947) giải thích rằng:
“Đảng chính trị có thể được xem như liên minh những người ưu tú nhằm giành quyền tiếp quản và khai thác văn phòng chính phủ…Nhưng một đảng chính trị còn hơn cả một liên minh Đảng chính trị lớn là một liên minh được thể chế hóa, áp dụng các nguyên tắc, quy chuẩn và quy trình”
Như vậy, đảng là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (đảng công nhân, tư sản, nông dân, ) Bởi chính vì thế mà sự tồn tại của các đảng phái chính trị trong xã hội còn thể hiện sự phân chia giai cấp trong xã hội, mỗi đảng lại đại diện cho một xu hướng chính trị, cho quyền lợi của một giai cấp Sự tồn tại của đảng gắn
bó với cuộc đấu tranh để giành quyền lực chính trị với mục tiêu cuối cùng là trở thành giai cấp cầm quyền, đảng cầm quyền và thỏa mãn những lợi ích của giai cấp đó Khi trở thành Đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí và tư tưởng thống trị xã hội của giai cấp mình
Một số tiêu chuẩn để trở thành một đảng phái chính trị, theo nhà nghiên cứu người Mỹ Joseph La Palombara (sinh năm 1925):
Thứ nhất, đảng phải đại diện cho một xu hướng, tư tưởng hoặc một ý thức hệ nhất định
về thế giới quan hoặc nhân sinh quan Tức là điều kiện kiên quyết của một đảng chính trị
đó là đảng đó phải có tư tưởng mà phù hợp với điều kiện giai cấp nó muốn đại diện và hoàn cảnh lịch sử để thu hút lực lượng và chỉ dẫn con đường cho các thành viên của đảng phái đó đấu tranh
Trang 4Thứ hai, đảng phải được thể chế hóa, áp dụng những nguyên tắc, quy chuẩn và quy trình, điều này làm đảng khác so với những hội nhóm, những liên minh Bởi vì những quy tắc, điều lệ hay nguyên tắc của đảng sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các đảng viên, đảm bảo kỷ luật trong đảng, sự trung thành của thành viên đối với lý tưởng của đảng, sự tồn vong của đảng
Thứ ba, mục tiêu tối cao của mọi đảng phái chính trị, ở nền chính trị chuyên chế hay nền chính trị dân chủ, đều là giành được quyền lực chính trị, nắm được chính quyền Muốn trở thành đảng cầm quyền, các đảng phái chính trị phải đấu tranh, chủ yếu bằng hình thức đấu tranh chính trị, tập hợp sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
Thứ tư, từ mục tiêu là giành chính quyền ở tiêu chí thứ ba thì đảng phái chính trị phải tập hợp được sự ủng hộ, không chỉ của toàn bộ giai cấp mà nó đại diện hay xu hướng chính trị mà nó đại diện mà còn phải giành được sự ủng hộ to lớn và đông đảo của quần chúng nhân dân Chỉ khi đảng phái đó có đường lối, chính sách và tư tưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn, với lợi ích của nhân dân, với lợi ích quốc gia thì nó mới nhận được sự ủng
hộ đông đảo của quần chúng
III. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ
Vai trò phản ánh nguyện vọng chung của của quần chúng nhân dân: Nhiệm vụ chủ
yếu của các đảng phái chính trị là phấn đấu trở thành đảng cầm quyền Và để hiện thực hoá điều đó, trước hết chính đảng phải có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung” Đời sống chính trị đòi hỏi những khuynh hướng, những lập trường chính trị khác nhau phải được kết thành một ý chí nhất định Các chính đảng là những cơ quan xúc tác, phải phối hợp những nguyện vọng tiềm tàng, hệ thống hóa các tiềm vọng, ý kiến khác nhau, mâu thuẫn lẫn nhau để hình thành một chương trình hành động cụ thể, một chính sách nhất định phù hợp
Vai trò của đảng chính trị đối với hệ thống bầu cử: Đảng phái được sinh ra từ những
quan điểm nhìn nhận về xã hội khác nhau Đảng phái nào cũng muốn xã hội phải tôn trọng và thực hiện những lý tưởng của mình vì vậy vận động tranh cử là một chức năng quan trọng của đảng phái Bầu cử là cuộc đấu tranh công khai gay gắt giữa các đảng phái chính trị nhằm giành lấy quyền lực chính trị, được quy định rõ trong hiến pháp hiện hành như một quyền cơ bản và không thể bị tước bỏ Quyền bầu cử là nền móng cho sự ra đời của hệ thống bầu cử ở các nước tư bản
Vai trò của đảng chính trị cầm quyền: Sau khi giành được quyền lực chính trị, các đảng
chính trị có vai trò trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội thông qua cương lĩnh chính trị, tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền, chuẩn bị các chính sách, các chiến lược hoạt động nhà nước mà theo đó, phù hợp với “ý chí chung”, tư tưởng chung của đảng, hòa hợp lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc
Trang 5Vai trò đối lập của những đảng chính trị không cầm quyền: Theo Mác”Mâu thuẫn là
động lực của sự phát triển” Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các đảng phái
chính trị của nhà nước Anh, Mỹ, nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng Ở Anh, ngoài chính phủ đang cầm quyền, pháp luật Anh còn cho phép thành lập "Nội các trong bóng tối" của đảng phái đối lập Nhiệm vụ cụ thể là tìm kiếm những khiếm khuyết trong chính sách của Đảng cầm quyền đồng thời, canh chừng những người đang thực thi nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn của đảng đa số đảng cầm quyền Chính sự đối lập này đã tạo nên sức mạnh tác động mạnh mẽ đến quyền lực nhà nước, buộc quyền lực nhà nước chỉ được vận hành trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật, vì lợi ích quốc gia và dân tộc
Vai trò đối với quần chúng nhân dân: Ngoài ra, các đảng phái chính trị còn có một số
chức năng khác như giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng, quan điểm của đảng mình cho quần chúng
IV. PHÂN LOẠI CÁC CHÍNH ĐẢNG
Hiện nay, các hệ thống đảng phái rất phong phú và đa dạng; nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế và xã hội Chính vì thế, để có hiểu biết sâu sắc về các đảng phái, chính trị nhà nước cần phải có sự phân biệt giữa các đảng phái với nhau, theo các tiêu chuẩn khác nhau
Cách phân loại được áp dụng nhiều nhất hiện nay là phân thành các nhà nước có hệ thống: đa đảng, lưỡng đảng và đơn đảng Ngoài ra, nhiều học giả còn chia các đảng phái chính trị thành 2 loại: đảng Bảo thủ và đảng Cấp tiến (đảng cánh hữu - đảng cánh tả), cụ thể như sau:
1.Phân loại theo hệ thống đảng ph/i
a Hệ thống đa đảng:
Hệ thống chính trị đa đảng tức là hệ thống nhà nước có sự tồn tại của nhiều đảng phái khác nhau, các đảng phải buộc liên minh với nhau bởi không có đảng nào chiếm đa số hoặc quá bán trong nghị viện Chính vì thế mà các nước đa đảng thường có chính phủ liên minh, liên hiệp cầm quyền
Nguyên tắc bầu cử của hệ thống đa đảng là theo đại diện tỷ lệ, cụ thể thường có hai phương thức như sau:
Một là, cử tri bầu cho đảng đại diện (tính theo số ghế trong quốc hội), sau đó, đảng đại
diện sẽ phân chia các ghế cho các đại biểu trong quốc hội (theo tỷ lệ % ra số ghế) Sẽ có đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, sẽ có đảng chiếm ít ghế trong Quốc hội
Hai là, cử tri bầu cho các ứng cử viên mà họ đại diện cho các đảng
Trang 6Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều đảng phái trong các cơ quan lập pháp, sẽ dẫn tới tình trạng khó đưa ra được chính sách, đường lối thống nhất Đồng thời, đôi khi chính phủ liên minh cũng có sự mâu thuẫn với nhau Những vấn đề trên chính là đặc điểm của chế độ đa đảng, khi các chính phủ hay nghị viện thường không tồn tại được lâu Tiêu biểu là cuộc chính biến 13/5/1958 của nền đệ ngũ Cộng hòa Pháp chống lại chế độ “đa đảng phái chính trị” của đệ tứ Cộng hòa Trong 12 năm tồn tại (1946-1958), nền đệ tứ Cộng hòa thay đổi 20 chính quyền trong 12 năm dẫn tới tình trạng bất ổn về chính trị, cuộc khủng hoảng ở các thuộc địa của Pháp đã dẫn tới cuộc đảo chính quân sự Để chấm dứt tình trạng này, Charles De Gaulle được bổ nhiệm làm Tổng thống Pháp, sửa hiến pháp, tăng quyền lực của tổng thống và tiến hành Tổng tuyển cử ngày 5/10/1958, dẫn tới sự ra đời của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp
Ở Pháp, Tổng thống là chức vụ có thực
quyền khi so sánh với các nước EU
khác (nắm toàn bộ quyền hành pháp,
bổ nhiệm Thủ tướng, giải tán Quốc
hội, ra chính sách đối ngoại, ), vì thế
nên bầu cử Tổng thống diễn ra trước ,
sau đó mới tiến hành bầu Quốc hội
Bầu cử Tổng thống Pháp bao gồm 2
vòng:
Vòng 1: Cử tri tiến hành bỏ
phiếu, chọn ra hai ứng viên
giành được % phiếu nhiều
nhất
Vòng 2: Cử tri tiếp tục bỏ phiếu
cho 2 ứng viên còn lại, chọn ra
Tổng thống Pháp
Bầu cử Quốc hội, Hạ viện và Thượng
viện Pháp diễn ra với 2 vòng:
Vòng 1: Cử tri bỏ phiếu cho các
đảng, tính theo %
Vòng 2: Cử tri tiếp tục bỏ phiếu
cho các đảng, tính theo số ghế
trong các cơ quan
Tiến hành bầu Nghị viện trước, sau
đó mới đưa ra Thủ tướng cầm quyền (đại diện cho liên minh đảng thắng cuộc)
Cử tri bầu cho đảng đại diện (tính theo số ghế trong quốc hội), sau
đó, đảng đại diện sẽ phân chia các ghế cho các đại biểu trong quốc hội (theo tỷ lệ % ra số ghế) Đặc điểm chung là không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối mà bắt buộc phải liên minh với nhau để cùng tham gia bầu cử Liên minh nào chiếm đa số ghế trong quốc hội sẽ trở thành đảng cầm quyền, đưa ứng cử viên đại diện của mình lên làm Thủ tướng Đức Trong trường hợp liên minh đảng chiếm đa số sụp đổ thì bầu cử sẽ diễn ra
b Hệ thống lưỡng đảng
Hai đảng thay nhau cầm quyền lãnh đạo đất nước, đảng cầm quyền hay ứng cử viên của
cơ quan hành pháp sẽ được chọn thông qua bầu cử, tổng tuyển cử theo quy tắc đa số
Trang 7tương đối, tức là đảng nào hay ứng cử viên nào vượt quá bán (quá 50%) thì sẽ giành chiến thắng
Thường ở chế độ lưỡng đảng, đảng thứ ba hay các đảng khác không có vai trò quá lớn trong hệ thống chính trị, không như các nước đa đảng Ở Mỹ, chỉ có sự thay nhau nắm quyền của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Ở Anh thì là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động
c Hệ thống đơn đảng
Hệ thống chính trị đơn đảng tức là hình thức nhà nước có hệ thống đảng do một đảng cầm quyền duy nhất Đặc điểm của hệ thống này là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng phái đối lập ngoài đảng cầm quyền
Đảng cầm quyền có quyền lực tuyệt đối trong hệ thống chính trị Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp đều nằm dưới sự tác động, quản lý và điều hành của đảng cầm quyền, theo những tư tưởng, chính sách, điều lệ của đảng cầm quyền
Bởi vì không có đảng phái đối lập, cho nên các cuộc bầu cử hay tổng tuyển cử mang tính chất dân chủ hầu như không diễn ra hoặc chỉ mang tính hình thức
Mặt tích cực của chế độ đơn đảng đó là hầu như các đường lối, chính sách đều được thống nhất, tránh được tình trạng mâu thuẫn, bất ổn về đường lối chung như ở các nước
đa đảng hay lưỡng đảng Tuy nhiên, mặt tiêu cực đó chính là chế độ một đảng mang tính quan liêu, chuyên chế độc tài
Trong trường hợp quốc gia có một chế độ một đảng, được lãnh đạo bởi một đảng phù hợp, có đường lối, chính sách phù hợp thì sẽ giúp quốc gia đó phát triển Còn ngược lại, nếu đảng cầm quyền mang tính quan liêu, độc tài khắc nghiệt thì sẽ kìm hãm sự phát triển của quốc gia, ví dụ: các quốc gia XHCN ở Đông Âu, ở châu Phi,
2.Phân loại theo lập trường chính trị
Như đã nhắc đến ở trên, hiện nay, có một số học giả chia các đảng phái chính trị thành hai loại, là các đảng mang tính cấp tiến (cánh tả) và các đảng mang tính bảo thủ (cánh hữu) Việc phân chia này dựa theo cách phân chia xu hướng chính trị cánh tả và cánh hữu (The Left-The Right), tồn tại từ sau cách mạng Pháp 1789
ĐẢNG CẤP TIẾN (LEFT) ĐẢNG BẢO THỦ (RIGHT)
Tư
tưởng
chính
trị
Chấp nhận, hỗ trợ công bằng
xã hội, phản đối bất công xã
hội
Coi sự phân chia giai cấp là điều tự nhiên, dựa trên quan điểm kinh tế học, truyền thống
Tư
tưởng Tăng vai trò của Nhà nước với kinh tế Giảm vai trò của nhà nước với kinh tếGiảm chi tiêu cho phúc lợi XH
Trang 8kinh tế
Tăng thuế cho người
giàu
Tăng ngân sách cho
phúc lợi XH
Phát triển kinh tế nội
Phản đối tăng lương tối thiểu
Thông thoáng với kinh tế mở
Tư
tưởng
xã hội
Cổ động hội nhập các
giá trị văn hóa mới từ
bên ngoài
Hướng tới các tư tưởng
tiến bộ như LGBT,
quyền phá thai,
Ít chú trọng tới các giá trị văn hóa mới
Đề cao giá trị văn hóa, tư tưởng và tôn giáo truyền thống
Tính
chất
Mang tính chất tiến bộ,
muốn thúc đẩy đổi mới,
cải cách, nhằm đạt
được sự bình đẳng
trong kinh tế, văn hóa,
xã hội
Mặc dù mang tính chất bảo thủ, không muốn đổi mới, cải cách, song,
xu hướng bảo thủ mang tính bảo vệ những giá trị truyền thống, tạo ra sự
ổn định, phát triển cho kinh tế, xã hội một cách chắc chắn, thận trọng
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC CHÍNH ĐẢNG
1.Cơ cấu tổ chức đảng trong nghị viện
Ở các nước tư bản, hoạt động của các nghị sĩ mang tính đảng phái hết sức rõ rệt Các nghị
sĩ trực thuộc một đảng thường được tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đảng phái nghị viện Thông qua các đảng viên nghị sĩ mà đảng phải thực hiện sự ảnh hưởng của
mình đối với nhà nước và xã hội Đối với đảng cầm quyền, thông qua nghị sĩ mà lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội
Theo quy định của chế nhiều nghị viện, muốn thành lập nhóm đảng phái trong nghị viện, thì ít nhất đảng phái đó phải có một số lượng đảng viên là nghị sĩ nhất định, như ở Đức là
15, Thụy Điển là 5 Nếu đảng nào không đủ số lượng mà quy chế nghị viện quy định thì
có thể liên kết với các đảng phái khác như ở Italia
Trong thành phần của mỗi nhóm đảng phái có chủ tịch, có thể có phó chủ tịch, thư ký và các nghị sĩ - đảng viên Chủ tịch, phó chủ tịch thường có trách nhiệm lãnh đạo và giữ gìn
kỷ luật đảng đối với đảng viên Để quyết định của các nhóm đảng viên - nghị sĩ không mâu thuẫn với cơ quan lãnh đạo toàn đảng, ở đa số các nước tư bản chủ tịch đảng phái nghị viện thường là người lãnh đạo cơ quan trung ương của đảng
Ở nghị viện Anh có hai nhóm đảng phái chính: nhóm Công đảng và nhóm Đảng Bảo thủ:
Trang 9Nhóm Công đảng bao gồm tất cả các nghị sĩ là đảng viên Công đảng Những nghị sĩ
đảng viên này bầu ra chủ tịch-thủ lĩnh toàn bộ Công đảng Nếu đảng này giành được chính quyền thì vị chủ tịch đương nhiên sẽ là thủ tướng nước Anh Bên cạnh đó, các đảng nghị sĩ Công đảng còn bầu ra phó chủ tịch, có nhiệm vụ thay mặt chủ tịch giải quyết các công việc có liên quan Ngoài hai vị trí quan trọng trên, các đảng viên nghị sĩ Công đảng còn bầu Chief Whip (cái roi chính) có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ kỷ luật đảng của các đảng viên nghị sĩ trong việc tham dự và biểu quyết ở các phiên họp theo sự chỉ dẫn của đảng Nghị sĩ nào biểu quyết trái với chỉ dẫn của đảng, thì phải tuyên bố từ bỏ đảng
mà mình trực thuộc
Với nhóm Bảo thủ, thủ lĩnh Đảng Bảo thủ không cần phải bầu lại thường xuyên hàng
năm như Công đảng Sau lần bầu thủ lĩnh có nhiệm kỳ suốt đời, trừ trường hợp tự nguyện
từ chức hoặc mệnh chung Chức năng của thủ lĩnh Đảng Bảo thủ giống như của Công đảng Trong thành phần ban lãnh đạo của đảng viên - nghị sĩ Bảo thủ cũng có Chief Whip
để theo dõi việc biểu quyết của các đảng viên của Đảng Bảo thủ theo sự chỉ dẫn của thủ lĩnh
Việc tổ chức các nhóm đảng phái nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ về cơ bản giống của Anh Hình thức hoạt động chủ yếu là các cuộc họp chung nghị sĩ là đảng viên hai viện của mỗi đảng Trên các cuộc họp này các đảng viên - nghị sĩ của Đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ
sẽ bầu ra chủ tịch, thư ký và giới thiệu ứng cử viên vào các chức danh quan trọng của Thượng, Hạ viện Chủ tịch được bầu ra là thủ lĩnh đảng tương ứng trong nghị viện Trong khi chủ tịch Thượng viện nghiễm nhiên là của Phó Tổng thống Mỹ thì từ năm
1910, ở Hạ viện, theo quy định, mỗi đảng đề cử 1 ứng cử viên và bất cứ ai nhận được đa
số phiếu thì sẽ trở thành chủ tịch hạ viện (không như ở Anh, đảng nào chiếm đa số thì chủ tịch cơ quan sẽ là thủ lĩnh đảng đó) Các nhóm đảng viên thường thành lập ra Uỷ ban tay lái (Steering committees) bao gồm thủ lĩnh đảng và 7 đảng viên - nghị sĩ chung của hai viện Nếu là đảng chiếm đa số trong Hạ, Thượng viện thì đảng viên của đảng đó được
bố trí làm chủ tịch các ủy ban quan trọng của viện
Đánh giá vai trò của các nhóm đảng phái trong nghị viện tư sản, GS.TS B.A.Starodub Ki
(người Nga) viết: “Sự thống nhất các đảng viên - nghị sĩ thành các nhóm đảng phái trong nghị viện tư sản có ý nghĩa rất lớn, vì tất cả các hoạt động của nghị viện tư sản là cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái”.
2.Cơ cẩu tổ chức đảng ngo$i nghị viện
Như trên đã nêu, các đảng phái chính trị tư sản không những chỉ được tổ chức trong nghị viện, mà còn được tổ chức ngoài nghị viện Theo thông lệ, tổ chức đảng ngoài nghị viện
và trong nghị viện là một tổ chức thống nhất ý chí hoạt động của đảng, có tác động lẫn nhau
Trang 10Tổ chức của các đảng phái thường được phân làm các tổ chức cơ quan đảng ở trung ương
và các tổ chức cơ quan đảng ở địa phương Cơ sở của tổ chức đảng là các đảng bộ được
tổ chức theo các đơn vị hành chính nhà nước Cơ quan đảng của đơn vị hành chính cấp trên có quyền lãnh đạo cơ quan đảng của đơn vị hành chính cấp trực thuộc Toàn bộ hoạt động của các cơ quan đảng địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan đảng trung ương
Điểm đặc biệt ở đây là cơ cấu tổ chức cơ sở đảng không những chỉ bao gồm các đảng viên cá nhân mà còn cả các đảng viên tập thể Để hoàn thành chức năng tranh cử của mình, nhiều đảng phải tổ chức theo lãnh thổ của các đơn vị bầu cử Lấy ví dụ đảng Bảo thủ ở Anh để làm rõ về cơ cấu của một đảng nói chung và các thức tổ chức bầu cử nói riêng
Đảng Bảo thủ có các tổ chức của các quần chúng ủng hộ đảng Tổ chức quần chúng này gọi là “Liên hiệp các hiệp hội bảo thủ” Tổ chức cơ sở của Đảng Bảo thủ là các hiệp hội cấp quận Nhiệm vụ chính của hiệp hội cấp quận là tuyển mộ đảng viên, tuyên truyền cho liên hiệp, chuẩn bị cho các cuộc vận động tranh cử Cơ quan cấp trên của hiệp hội cấp quận là liên hiệp cấp miền Nhiệm vụ của các liên hiệp miền là phối hợp hoạt động giữa các hiệp hội cấp quận trong chung một miền
Về cơ quan lãnh đạo trung ương của Đảng Bảo thủ gồm có: hội nghị hàng năm, hội đồng trung ương và ủy ban chấp hành
Hội nghị hàng năm thường được tổ chức mỗi năm một lần gồm đại biểu đại diện tổ chức đảng từ cơ sở trở lên Ảnh hưởng của hội nghị hàng năm đối với chính sách và cơ cấu đảng viên của đảng không sâu rộng lắm Tuy nhiên, hội nghị cũng là dịp để các đại biểu phê bình, chỉ trích hoạt động của chính phủ hay bày tỏ sự chống đối với các nhà lãnh đạo đảng
Hội đồng trung ương là cơ quan chỉ đạo chính thức của đảng Hội đồng trung ương có quyền bầu chủ tịch và các phó chủ tịch của đảng; bầu uỷ ban chấp hành; xem xét nội quy
và thảo luận các đề án của uỷ ban chấp hành; quyết định chính sách của đảng Tuy nhiên,
vì hội đồng quá đông và phức tạp cho nên vai trò của hội đồng trở thành thứ yếu và nhường lại quyền quyết định cho uỷ ban chấp hành
Uỷ ban chấp hành là cơ quan thường trực của hội đồng trung ương Uỷ ban chấp hành gồm một vị lãnh tụ (thủ lĩnh), các nhân vật lãnh đạo khác của đảng và một số đại diện cấp miền Uỷ ban chấp hành nhóm họp mỗi tháng một lần Nhiệm vụ chính thức của ủy ban chấp hành là bầu nhân viên uỷ ban tư vấn, và dự thảo các dự án về hoạt động của đảng cho hội đồng trung ương và hội nghị thường niên Tất cả các nhiệm vụ quan trọng của đảng thực ra do uỷ ban chấp hành đảm nhiệm