→ 2 mặt cơ bản thống nhất của Nhà nước, dù trong tình cảnh cũng phải quan tâm đến lợi ích chung của cả xã hội và bảo vệ lợi ích của lực lượng nắm quyền.4.Hiểu theo định nghĩa của pháp lu
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-* -BÁO CÁO HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: NHÀ NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Nguyên Nhóm 3 - Lớp: CTHDC-49-QHQT.5-LT
Hà Nội, tháng 3 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3:
Nguyễn Thị Thu Trang (Nhóm
trưởng)
QHQT49-C1-1456
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
I Khái niệm
1 Theo một số quan điểm của một số nhà triết học nổi tiếng:
2 Theo quan điểm của Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa triết học Mác Lênin:
3 Hình thái Nhà nước và bản chất của Nhà nước:
a 4 kiểu nhà nước đã được hình thành cho đến nay:
b 2 bản chất của Nhà nước:
4 Hiểu theo định nghĩa của pháp luật:
5 Bộ máy nhà nước:
II Nguồn gốc của Nhà nước
PHẦN 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ MỖI QUỐC GIA
I Khái niệm
II Phân loại chức năng nhà nước
1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành cácchức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
2 Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể
III Chức năng của nhà nước qua các kiểu nhà nước
PHẦN 3: PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ THỐNG NHẤT TẬP TRUNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
I Phân chia quyền lực Nhà nước (Nguyên tắc Phân quyền)
II Thống nhất tập trung quyền lực Nhà nước (Nguyên tắc Tập quyền)
III Vấn đề phân quyền và tập quyền trong thế giới đương đại
PHẦN 4: PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC (ANH, PHÁP, MỸ)
I Khái quát về hệ thống chính trị và sự phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước Vương Quốc Anh
b.4 Hệ thống cơ quan tư pháp
c Ưu điểm và nhược điểm của mô hình nhà nước
II Khái quát về hệ thống chính trị và sự phân chia quyền lực Nhà nước Cộng hòa Pháp
Trang 4b.1 Hệ thống cơ quan hành pháp
b.2 Hệ thống cơ quan lập pháp
b.3 Hệ thống cơ quan tư pháp
c Ưu điểm và nhược điểm của mô hình nhà nước
III Khái quát về hệ thống chính trị và sự phân chia quyền lực ở Mỹ
A Phân chia quyền lực theo chiều ngang ở Mỹ:
1 Các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực:
a Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhaua.1 Nghị viện (Quốc hội):
a.2 Tổng thống:
a.3 Pháp viện tối cao (Tòa án tối cao):
b Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kỳ khác nhau
b.1 Nghị viện (Quốc hội):
b.2 Tổng thống:
b.3 Pháp viện tối cao (Tòa án tối cao):
c Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhauc.1 Hoạt động độc lập của ba bộ phận của nhà nước
c.2 Sự kiềm chế và đối trọng quyền lực giữa ba bộ phận của nhà nước
B Phân chia quyền lực theo chiều dọc ở Mỹ:
1 Đặc điểm của một nhà nước Liên bang
2 Mỹ là một nhà nước Liên bang:
C Giải quyết vấn đề (chưa nhỉ?)
a Hạn chế của mô hình Tam quyền phân lập ở Mĩ:
b Những lần mô hình Tam quyền phân lập bộc lộ hạn chế
1 Trắc trở đạo luật Obama Care
2 Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump 'đấu' với lưpng viện về đạo luật chi tiêu quốc phòng
3 Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa
PHẦN 5 THỐNG NHẤT TẬP TRUNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
I Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
II Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trang 5PHẦN 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
I Khái niệm
Đối với khái niệm về nhà nước, ta có nhiều cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau, vớimỗi cách hướng đến một ý nghĩa riêng, hay để phục vụ cho một mục tiêu, một nhiệm
vụ nghiên cứu riêng nào đó
1 Theo một số quan điểm của một số nhà triết học nổi tiếng:
Khi nghiên cứu về nguồn gốc nhà nước, F Engels đã từng cho rằng Nhà nước là mộtsản phẩm của xã hội khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đấy, đã xuấthiện sự phân chia giai cấp và hình thành mâu thuẫn giai cấp Là tổ chức xã hội đặcbiệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị về mặt kinh tế thành lập, nhà nướcsinh ra nhằm thực hiện quyền lực chính trị, làm giảm bớt và ổn định các xung đột giaicấp
2 Theo quan điểm của Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa triết học Mác Lênin:
Với bản chất về giai cấp, khái niệm nhà nước chỉ thực sự biết đến khi bắt đầu tồn tại
sự phân chia giai cấp trong xã hội, và giai cấp nào sẽ quyết định loại hình nhà nướcnhư vậy Giai cấp thống trị thành lập nên nhà nước với mục đích duy trì quyền trị vì,khẳng định quyền lực và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
3 Hình thái Nhà nước và bản chất của Nhà nước:
a 4 kiểu nhà nước đã được hình thành cho đến nay:
Trang 6b 2 bản chất của Nhà nước:
- Tính xã hội: nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, ở mức độ này haymức độ khác thì nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia,dân tộc và công dân của mình
- Tính giai cấp: là thuộc tính cơ bản và tất yếu của bất kỳ nhà nước nào, nhànước là công cụ bảo vệ cho lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, màchủ yếu là của giai cấp thống trị, thực hiện các mục đích đề ra bởi giai cấp ấy
→ 2 mặt cơ bản thống nhất của Nhà nước, dù trong tình cảnh cũng phải quan tâm đếnlợi ích chung của cả xã hội và bảo vệ lợi ích của lực lượng nắm quyền
4.Hiểu theo định nghĩa của pháp luật:
Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt vận hành và chi phối bởi quyền lực chính trị,thành lập bởi giai cấp thống trị để thực hiện quyền lực ấy
Nhà nước luôn có sự phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ, có bộ máyquyền lực công, có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình, có quyền quyđịnh các loại thuế bắt buộc với các cá nhân, tổ chức của xã hội
5.Bộ máy nhà nước:
- Là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương hợp thành hệthống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơchế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước
- Một số cơ quan của Nhà nước (điển hình ở Việt Nam):
+ Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp trung ương; Quốc hội, Chính phủ, các bộ và
cơ quan ngang bộ , Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.+ Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp địa phương: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp
II Nguồn gốc của Nhà nước
Về nguồn gốc, Nhà nước ra đời từ khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp cho nêntrong công xã nguyên thủy, khi chưa xuất phân chia giai cấp thì chưa tồn tại khái niệm
Trang 7và sự hình thành của Nhà nước Tuy nhiên vấn đề nguồn gốc của Nhà nước vẫn còngây nhiều tranh luận từ xưa nay do xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau, dẫn đếnnhiều cách giải thích đối nghịch nhau về nguồn gốc của Nhà nước.
- Hệ tư tưởng của các triết gia, nhà tư tưởng theo các thuyết tôn giáo, thần học đã chorằng đó là do Thượng đế sáng tạo ra để cai quản con người Nhà vua là thiên tử, là
do Thượng đế chọn để “thế thiên hành đạo”
- Theo thuyết gia trưởng của 1 số nhà tư tưởng tiêu biểu như Platon, Aristote; Nhànước là kết quả của sự phát triển tự nhiên của gia đình; xã hội được ví như một giađình mở rộng Trong gia đình, tư tưởng gia trưởng là sẽ có người cai quản gia đình,cũng như Nhà nước được coi là người đứng đầu và cai quản xã hội
- Theo thuyết khế ước xã hội của các nhà tư tưởng như Grotius, Rousseau,Radisep, đã giải thích xã hội là bắt nguồn của Nhà nước Trong điều kiện xã hội
tự do, con người tự do dễ dẫn đến hỗn loạn, cộng đồng các xã hội đã tụ họp và soạnlên một khế ước chung để lập nên nhà nước và thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền củanhà nước Nếu những điều ấy bị phá bỏ có thể lập nên khế ước mới và thành lậpnhà nước mới
- Thuyết bạo lực của Gumplovich hay During giải thích rằng các cuộc chiến tranhgiữa các thị tộc đã dẫn đến sự hình thành Nhà nước Điều này thể hiện từ thời kỳnguyên thủy khi các bộ lạc, thị tộc chiến đấu lẫn nhau, để chiến thắng và nô dịch kẻbại trận thì họ đã lập ra hệ thống cơ quan bạo lực đặc biệt mà đó chính là Nhà nước
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước chưa thể tồn tại trong công xãnguyên thủy mà nó gắn liền với sự phát triển của kinh tế và xã hội Nhà nước chỉ rađời trong điều kiện đòi hỏi nhu cầu cần có một tổ chức quyền lực đặc biệt sở hữuquyền ảnh hưởng đủ mạnh điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xungđột và đấu tranh giai cấp càng ngày gay gắt và quyết liệt; điều tiết được xã hội cũngnhư bảo vệ được các lợi ích chung trong xã hội
Trang 8PHẦN 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ MỖI QUỐC GIA
I Khái niệm
- Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp vớibản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế
xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó
+ Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thểcủa đất nước trong từng thời kỳ phát triển của nó Thực tế cho thấy, nhà nước phảilàm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa đất nước, vì vậy, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau Trongmột nhà nước cụ thể, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng,tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năngcũng có thể khác nhau Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ thuộc vào bảnchất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước Tuy nhiên, chức năng của nhà nước cũng là
sự thể hiện bản chất của nhà nước, thông qua những hoạt động của nhà nước, bảnchất của nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nhất
+ Các nhà nước có thể có nhiều chức năng, các chức năng đó có liên hệ mật thiết,chặt chẽ với nhau, việc thực hiện chức năng này thường có ảnh hưởng đến việcthực hiện chức năng khác Chẳng hạn, nhà nước chỉ có thể thực hiện tốt việc tổchức và quản lý kinh tế khi thực hiện tốt hoạt động bảo vệ Tổ quốc, tương tự cáchoạt động về mặt xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo trợ xã hội chỉ
có thể thực hiện tốt khi thực hiện có hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế
- Chức năng nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản là xây dựngpháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật
+ Đời sống xã hội vốn vô cùng đa dạng, phức tạp, vì vậy, để tổ chức và quản lý cácmặt của đời sống xã hội, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, xác định rõ
Trang 9những việc được làm, không được làm, phải làm cho các cá nhân, tổ chức Thôngqua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật được từng bước hình thành
và hoàn thiện Khi thực hiện các chức năng nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau,cần thiết phải có quy định chung, thống nhất để đảm bảo cho các mặt hoạt động củanhà nước được đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả trên cả nước
+ Pháp luật sau khi được ban hành nó thường không thể tự đi vào đời sống Trongnhiều trường hợp, các cá nhân, tổ chức trong xã hội không tự thực hiện được cácquy định trong hệ thống pháp luật Vì vậy, nhà nước phải tiến hành các hoạt độngcần thiết nhằm tổ chức cho các chủ thể trong xã hội thực hiện các quy định trongpháp luật (chẳng hạn, nhà nước tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giảithích, tuyên truyền, động viên, khuyến khích tính tích cực của họ, tháo gp nhữngkhó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật ) Cónhư vậy, những mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước mới có thể được thựchiện một cách có hiệu quả
+ Trong quá trình thực hiện pháp luật, vì những lí do khác nhau, việc vi phạm phápluật là khó tránh khỏi Khi đó, nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm xử lýngười vi phạm, giáo dục cải tạo họ cũng như răn đe phòng ngừa chung nhằm bảođảm tính tôn nghiêm của pháp luật, bảo đảm các yêu cầu của nhà nước được thựchiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác
+ Để thực hiện chức năng nhà nước, có hai phương pháp cơ bản là giáo dục, thuyếtphục và cưpng chế Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháptác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cựcthực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước Cưpng chế là việc nhà nước bắt buộccác cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏicủa nhà nước Các biện pháp cưpng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bịcưpng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tàisản, thậm chí cả tính mạng của họ
Trang 10II Phân loại chức năng nhà nước
Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều cách phân loại chức năng của nhà nước:
1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
- Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan
hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xãhội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân
- Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan
hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâmlược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoạigiao, hợp tác quốc tế
2 Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể
Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng củanhà nước:
- Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước Nhà nước thực hiệnchức năng này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và pháttriển kinh tế
- Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức vàquản lý các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế,lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai Đây là cáchoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn
Trang 11định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
- Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sựphản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc củanhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị
- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của cácnhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đếquốc trở về trước Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và
mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộckhác
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức trong xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung Thựchiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháppháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổnđịnh, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội
- Chức năng bảo vệ đất nước: Đây là chức năng của mọi nhà nước Trước đây,nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiềunhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác Trong điều kiện
đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại cáccuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài
- Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng nàynhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá với các quốc gia khác đểtrước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục trong nước, qua đó có thể cùngnhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế
Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loạitheo những căn cứ khác Ví dụ, dựa vào bản chất của nhà nước, chức năng của nhànước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năngthể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước đượcchia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực hiện,chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành
Trang 12pháp, chức năng tư pháp
III Chức năng của nhà nước qua các kiểu nhà nước
Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng phù hợp với cơ sở kinh tế - xã hội của nó, đồngthời bản chất của mỗi kiểu nhà nước lại là yếu tố quan trọng quyết định các chức năngnhà nước Qua các kiểu nhà nước, chức năng của nhà nước có sự phát triển thể hiện ở
sự tăng thêm về số lượng, sự mở rộng về nội dung và sự đa dạng hơn về phương thứcthực hiện Sự phát triển của các chức năng nhà nước là một tất yếu khách quan phùhợp với sự vận động phát triển của đời sống xã hội Cụ thể:
- Về số lượng chức năng của nhà nước: Có thể nói, các nhà nước đều có chức
năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ đất nước Tuy nhiên, cónhững chức năng chỉ xuất hiện ở những nhà nước hiện đại, còn ở các nhà nướcchủ nô và phong kiến chưa có chức năng đó mà đó mới chỉ là những hoạt động
lẻ tẻ, chưa phải là mặt hoạt động cơ bản, chủ yếu của nhà nước
Ví dụ: tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường chỉ trởthành những mặt hoạt động chủ yếu của các nhà nước hiện đại Tương tự, chức năngthiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước khác chưa có ở nhà nước chủ nô,phong kiến, tuy nhiên đây lại là chức năng quan họng của các nhà nước hiện đại Đểphát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục hay giải quyết những vấn đề có tính chất quốc
tế, các nhà nước cần thiết phải tham gia quan hệ với các nhà nước khác Tùy thuộcvào điều kiện lịch sử của đất nước, chế độ chính trị xã hội của từng nước mà chứcnăng này có biểu hiện khác nhau, về quy mô có thể là quan hệ hợp tác song phươnghoặc đa phương, về nội dung có thể là hợp tác ở một hoặc nhiều lĩnh vực Các nhànước chủ nô, phong kiến cũng có một số hoạt động bang giao với các nhà nước khác,tuy nhiên đây là những hoạt động không cơ bản, không thường xuyên, việc thực hiệnnhững hoạt động này chỉ có tính nhất thời, nhằm giải quyết những vụ việc cụ thể Sựphát triển đa dạng, phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hội có thể khiến nhà nướccòn phải thực hiện thêm một số chức năng khác, chẳng hạn chống biến đổi khí hậu,
Trang 13chống chủ nghĩa khủng bố
+ Sự thay đổi về số lượng chức năng nhà nước còn thể hiện ở việc mất đi chức năngnào đó của nhà nước Chẳng hạn, tiến hành chiến tranh xâm lược là chức năng của nhànước chủ nô, phong kiến, tư sản nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn có chứcnăng này Với bản chất tốt đẹp của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn mong muốnxây dựng một xã hội tự do, bình đẳng không có áp bức bóc lột nên các nước xã hộichủ nghĩa luôn muốn thiết lập các quan hệ hữu hảo với các dân tộc khác Như vậy,việc mất đi những chức năng có tác động tiêu cực tới tiến trình phát triển của xã hộicũng là biểu hiện sự phát triển của chức năng nhà nước
- Về nội dung của mỗi chức năng: Cùng với sự phát triển ngày một phức tạp
của đời sống xã hội thi nội dung mỗi chức năng của nhà nước cũng ngày một
đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều vấn đề mới phát sinh mà nhà nước phảigiải quyết
Cụ thể: nội dung chức năng kinh tế của các nhà nước thường bao gồm việc củng cố,
bảo vệ quan hệ sản xuất, quản lý các hoạt động kinh tế Tuy nhiên các kiểu nhà nướckhác nhau thì các hoạt động này cũng khác nhau
+ Với nhà nước tư sản, hoạt động tổ chức quản lý kinh tế trở nên rất đa dạng, phứctạp, được nhà nước rất coi trọng Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,nhà nước tư sản dùng chính sách thuế khóa tác động đến các hoạt động kinh tế Tuynhiên, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, nhà nước tư sản đã can thiệp sâuvào quá trình kinh tế, đưa ra chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô nhằm tránh cho nền sảnxuất tư bản chủ nghĩa bị rơi vào các cuộc khủng hoảng Nhà nước tư sản đã sử dụngcác đòn bẩy kinh tế, các chính sách thuế khoá để điều tiết nền kinh tế Có thể nói,chức năng kinh tế của nhà nước tư sản thực hiện ngày càng phù hợp với quy luật vậnđộng và phát triển của xã hội hiện đại, tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ cho nhânloại
+ Với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt.Theo V I Lênin, sự thành công của chủ nghĩa xã hội được quyết định bởi năng suất
Trang 14lao động, của cải vật chất ngày một nhiều, đời sống vật chất của người dân ngày mộtnâng cao Để thực hiện chức năng này, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải củng cố, bảo
vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phải tiến hành việc quốc hữu hoá xí nghiệp,đất đai của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, quy định những tư liệu sản xuất quan trọngđều thuộc sở hữu toàn dân và thực hiện các biện pháp cưpng chế nghiêm khắc đối vớimọi hành vi xâm hại tới chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa Đặc biệt nhà nước xã hội chủnghĩa thay mặt cho nhân dân quản lý những tư liệu sản xuất quan trọng nhất, trực tiếptiến hành việc tổ chức quản lý sản xuất, phân công lao động và phân phối sản phẩm xãhội nhằm phát triển một nền kinh tế cân đối và toàn diện, đảm bảo ngày càng nâng caomức sống của người dân
Tương tự, đối với chức năng xã hội của nhà nước, phạm vi hoạt động của nhà nướccũng ngày càng mở rộng hơn, nhà nước tiến hành ngày càng nhiều hơn những hoạtđộng vì sự phát triển chung của cộng đồng
- Về phương thức thực hiện chức năng của nhà nước: Các nhà nước đều thực
hiện chức năng của mình thông qua các phương thức là xây dựng pháp luật, tổchức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Để pháp luật được thực hiệnnghiêm chỉnh, các nhà nước thường kết hợp giữa giáo dục thuyết phục vớicưpng chế
+ Nhà nước tư sản ra đời trong bối cảnh chế độ phong kiến suy tàn, phương thức sản
xuất phong kiến trở thành trở lực cho sự phát triển xã hội Tuy nhiên, trong quá trìnhvận động và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhiều hạn chế của
nó dần dần được bộc lộ Do cạnh tranh làm giàu, giai cấp tư sản không từ một thủđoạn nào để bóc lột sức lao động của người công nhân Từ chỗ tin tưởng vào tương laitrong xã hội mới, những người lao động đã sớm nhận thấy bản chất bóc lột của giaicấp tư sản, họ tiến hành nhiều cuộc đấu tranh đòi giai cấp tư sản cải thiện cuộc sốngcho họ Trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, nhà nước tư sản đã sử dụng lực lượng vũtrang để thẳng tay đàn áp phong trào công nhân Cùng với việc sử dụng bạo lực đểtrấn áp, nhà nước tư sản còn ban hành pháp luật trong đó có nhiều đạo luật chốngphong trào công nhân, đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật với mục đích làm
Trang 15tan rã và triệt tiêu sự đấu tranh của những người lao động Những năm gần đây, phongtrào đấu tranh của công nhân cũng có sự thay đổi về cách thức và mục tiêu Nhà nước
tư sản vẫn thực hiện chức năng trấn áp nhưng có sự thay đổi thích hợp
+ Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, phương thức thực hiện chức năng nhà nước ngàycàng dân chủ, rất tiến bộ, tôn trọng quyền con người Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,cưpng chế vẫn còn rất cần thiết, tuy nhiên nó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng vàbảo vệ các quyền, các giá trị con người Bên cạnh việc sử dụng lực lượng vũ trang,nhà nước cũng sử dụng pháp luật với việc quy định biện pháp cưpng chế nghiêm khắcđối với mọi hành vi chống phá, gây tổn hại đến sự tồn tại của chính quyền cách mạng.Tuy nhiên, nhà nước rất coi trọng biện pháp giáo dục, thuyết phục Theo Lênin, trongnhà nước xã hội chủ nghĩa, dù thế nào cũng trước hết phải thuyết phục, sau đó mớicưpng chế Nhà nước luôn coi trọng việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện.Hoạt động xây dựng pháp luật được thực hiện đảm bảo nguyên tắc khách quan, khoahọc, dân chủ , nhờ đó đã tạo ra hệ thống pháp luật đáp ứng tốt việc thực hiện chứcnăng nhà nước Đồng thời nhà nước cũng rất chú trọng việc phổ biến, giáo dục, giảithích pháp luật cho người dân, từ đó động viên, khuyến khích tính tích cực của họtrong việc đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng nhà nước Trong phạm vi thẩmquyền của mình, các cơ quan thực hiện và bảo vệ pháp luật hoạt động rất nhanhchóng, khách quan, công minh, đúng pháp luật
- Về xu hướng vận động phát triển của chức năng nhà nước:
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, chức năng của nhà nước có sựchuyển biến mạnh mẽ, nhà nước chuyển dần từ chủ yếu thực hiện chức năng “cai trị”sang thực hiện chức năng “phục vụ” Trong các nhà nước chủ nô, phong kiến và nhànước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước, chức năng chủ yếu của nhànước là phục vụ lợi ích giai cấp thống trị, nô dịch áp bức nhân dân Sau Chiến tranhthế giới thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển mạnh mẽ, trởthành đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa, mặt khác, phong trào đấu tranh giànhđộc lập của các dân tộc bị áp bức nổ ra và giành thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới,phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản cũng ngày càng phát triển
Trang 16mạnh mẽ buộc chính quyền của giai cấp tư sản phải có sự thay đổi rất đáng kể trongviệc thực hiện chức năng của mình
+ Ngày nay, các nhà nước hiện đại trở thành tổ chức phục vụ nhân dân, nhà nước rađời, tồn tại là để phục vụ lợi ích về mọi mặt cho nhân dân Các chức năng của nhànước đều hướng đến việc chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, đảm bảo đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, các quyền con người đượcthừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ (1)Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hộikhông phải bằng những mệnh lệnh dựa trên ý chí chủ quan của mình mà bằng các quyđịnh pháp luật dựa trên sự đồng thuận xã hội.(2) Nhà nước không chỉ đơn thuần làngười quản lí mà còn là người gợi ý, hướng dẫn, định hướng, dẫn dắt các hoạt độngkinh tế - xã hội, cung cấp thông tin, tạo sự kết nối trong xã hội , nói cách khác, nhànước trở thành người kiến tạo phát triển
+ Đe phục vụ tốt nhất cho nhân dân, nhà nước phải thực hiện nhiều hoạt động nhưhoạch định các mục tiêu phát triển xã hội, lựa chọn các ưu tiên phát triển của đấtnước; ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng bộ máy nhân lực; tạo lập môi trường
và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của xã hội; tạo cơ hội bình đẳng cho tất cảmọi người, đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội phát huy mọi tiềm năngphát triển; điều tiết các quan hệ xã hội, giải quyết các mâu thuẫn và xung đột xã hội;ứng phó thảm họa, khủng hoảng, giúp đp, hỗ trợ người dân khi họ gặp khó khăn; bảođảm ổn định và trật tự, an toàn xã hội…
PHẦN 3: PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ THỐNG NHẤT TẬP TRUNG QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng vẫn có sự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhưng tựu chung lại giữa chúng cómối liên hệ với nhau Sự thống nhất và kiểm soát quyền lực nằm ngay trong sự phâncông và phân nhiệm, tức là phân quyền Cho dù việc tổ chức nhà nước theo mô hình
Trang 17phân quyền nào đi chăng nữa, thì hành pháp vẫn can thiệp sang lĩnh vực lập pháp,thậm chí lập pháp là nhu cầu của hành pháp Đó là một quy luật của việc tổ chứcquyền lực nhà nước thời hiện đại, mà chúng ta trong việc tiếp thu các kinh nghiệm củacác nước trên thế giới không thể bỏ qua, đó là biểu hiện sự thống nhất của quyền lực,nhưng vẫn có sự phân chia quyền lực tồn tại trong đó
I Phân chia quyền lực Nhà nước (Nguyên tắc Phân quyền)
- Tư tưởng tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc này có từ thời cổ đại Hy Lạp
do Arixtốt (384-322 TCN) đề xướng: Theo ông, thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở
để phân bổ chính quyền nhà nước Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hộitrên 3 phương diện: lập pháp, hành pháp và tư pháp - đó chính là sự bàn luận, sựchỉ huy và sự xét xử (Hiến pháp Aten)
- Đến thời kỳ cận đại, tư tưởng phân quyền gắn liền với tên tuổi của nhà triết họcAnh là J.Lốccơ (1632-1704) và nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp S.Môngtétxkiơ(1689 - 1775)
+ J.Lốccơ cho rằng: phân quyền là “tất yếu kĩ thuật” của những thể chế chính trị tự
do Nghĩa là trong điều kiện lịch sử đương thời, theo ông quyền lực phải được phânchia thành 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp (QHQT) Theo ông, dạngnhà nước tốt nhất chính là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằngcách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết để thựchiện chức năng của mình
+ S.Môngtétxkiơ: Tiếp biến tư tưởng phân quyền của J.Lốccơ; ông đã xây dựng nênhọc thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng được thể chế chính trị tự do, bảo đảm
tự do chính trị cho các công dân
+ Tư tưởng về tự do chính trị gắn bó chặt chẽ với sự tự do của công dân và sự tự docủa công dân chỉ có được khi pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt Để đạt đượcmục tiêu đó theo các ông phải có sự phân quyền: Quyền lực tối cao được phân chiathành 3 quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp - sao cho 3 quyền này hạn chế lẫnnhau: Quyền lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia, hoàn toàn thuộc về
Trang 18Nghị viện (cơ quan đại diện của nhân dân, được lập ra qua phổ thông đầu phiếu).Quyền hành pháp là việc thực hiện, thi hành luật pháp được thiết lập bởi lập pháp
và nó thuộc về Chính phủ Quyền tư pháp thuộc về tòa án (có sự tham gia của đạibiểu nhân dân), nhằm giải quyết bất đồng, đụng độ giữa các cá nhân
- Lý luận này phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chuẩn bị cho cách mạng tư sản: Nóphản ánh nhu cầu của giai cấp tư sản muốn giảm dần quyền lực của các thế lựcphong kiến đương thời, để dần dần thâu tóm quyền lực về tay mình Trên quanđiểm khách quan, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể; nguyên tắc phânquyền của S.Môngtétxkiơ là một bước tiến bộ của lịch sử so với chế độ phong kiếnchuyên chế, nhờ đó mà thiết chế dân chủ tư sản được hình thành
- Ưu điểm quan trọng nhất của học thuyết tam quyền phân lập việc phân chia quyềnlực này là vừa hạn chế sự chuyên quyền, độc đoán trong thực hiện quyền lực nhànước vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện sự lạm quyền, đồng thời đề caotrách nhiệm cá nhân Tuy vậy sự phân chia quyền lực ở nhà nước tư sản khôngnhững không làm ảnh hưởng đến việc thống nhất quyền lực mà còn là điều kiệnđảm bảo cho sự thống nhất quyền lực nhà nước Cả ba quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp tuy độc lập với nhau nhưng đều nằm trong một thể chế thống nhất là quyềnlực nhà nước
- Một số ý kiến thường cho rằng tổ chức quyền lực nhà nước tư sản rời rạc không có
sự thống nhất Lập luận này còn được củng cố bằng nhận định rằng xã hội tư bảnđược tổ chức dựa trên các giai tầng, giai cấp có những quyền và lợi ích khôngthống nhất thậm chí còn mâu thuẫn với nhau… Việc hiểu và nhận thức như vậy có
lẽ là quá đơn giản Trong một xã hội dân chủ lẽ đương nhiên không thể có sự thốngnhất một cách giản đơn mọi quyền và lợi ích mọi nhóm người, mọi giai tầng khácnhau Việc thực hiện tốt các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp đã tạo nên
sự thống nhất quyền lực nhà nước Sự thống nhất này nằm ngay trong sự phânquyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp theo quy định của Hiến pháp Trọngtâm của vấn đề phân quyền là chính phủ, chủ thể có nhân lực, có tài sản và ngânsách phải chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển và tàn lụi của quốc gia Có baloại chính phủ phải chịu trách nhiệm tương ứng với ba loại phân quyền, tạo nên ba
Trang 19mô hình tổ chức nhà nước hiện đại:
+ Phân quyền mềm dẻo: Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước một Quốc hội - mộthình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của nhà nước tổ chức theo chế độ đại nghị
kể cả của chế độ đại nghị quân chủ như Anh quốc lẫn chế độ cộng hòa đại nghị củaItalia, CH Liên bang Đức… Đặc điểm mô hình kiểm soát quyền lực nằm ở chỗ,giữa Chính phủ - hành pháp và Quốc hội – lập pháp, không những phải chịu tráchnhiệm lẫn nhau, mà còn có thể can thiệp sang nhau, như việc Chính phủ có quyềntrình dự án luật và Quốc hội có quyền giám sát và lật đổ Chính phủ
+ Phân quyền cứng rắn: Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, mà phảichịu trách nhiệm trước nhân dân - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước củacác nhà nước tổ chức theo chế độ tổng thống Mô hình của loại hình là Cộng hòaTổng thống Mỹ quốc với đặc điểm, nhân dân bầu ra Quốc hội – lập pháp, nhân dânbầu ra hành pháp Sự phân quyền cứng rắn này nằm ở chỗ giữa Quốc hội và Chínhphủ không những đều do dân bầu ra, chúng không chịu trách nhiệm lẫn nhau, màcòn thể hiện ở chỗ Chính phủ- hành pháp không được trình dự án luật trước Quốchội – lập pháp;
+ Phân quyền hỗn hợp: Chính phủ - cơ quan hành pháp phải chịu trách nhiệm trướcQuốc hội, Tổng thống - người đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước
cử tri - một hình thức khác của sự kiểm soát và phân chia quyền lực nhà nước Môhình của chế độ này là Pháp quốc, mà sau này được nhiều nhà nước tổ chức theosau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã Đặc điểm của mô hìnhnày nằm ở chỗ vừa có dấu ấn của chế độ đại nghị vừa có dấu ấn của chế độ tổngthống Tổng thống người đứng đầu nhà nước có quyền trực tiếp lãnh đạo hành pháp– Chính phủ, nhưng Chính phủ này khác với Chính phủ của chế độ tổng thống phảichịu trách nhiệm trước Quốc hội - lập pháp
- Phân loại phân quyền: Hiện nay, quan niệm về phân chia quyền lực nước không chỉgiới hạn ở việc phân quyền theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp ) Lýluận và thực tiễn cho thấy rằng sự phân chia quyền lực của nhà nước còn diễn ra theochiều dọc, giữa nhà nước liên ban với nhà nước thành viên, giữa chính quyền trungương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền với nhau
Trang 20+ Phân quyền theo chiều ngang: quyền lực nhà nước phân chia thành ba nhánh: lập
pháp, hành pháp và tư pháp Các quyền đó được trao cho những cơ quan nhà nướckhác nhau đảm nhiệm Quyền lập pháp trao cho nghị viện, quyền hành pháp traocho cho chính phủ, quyền tư pháp cho hệ thống các cơ quan xét xử Như vậy hoạtđộng của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hoá, mỗi cơ quan chỉ hoạtđộng nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạtđộng của các cơ quan khác Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không
có loại quyền lực nào vượt trội hơn thậm chí chúng có thể kiềm chế, đối trọng vàkiểm soát lẫn nhau trong quá trình hoạt động theo nguyên tắc “quyền lực ngăn cảnquyền lực” nhắm ngăn cản sự lộng quyền và lạm quyền trong việc thực hiện quyềnlực nhà nước Tuy nhiên, chúng cũng phải đồng thời phối hợp với nhau trong một
số hoạt động nhất định để đảm bảo sự thống nhất của quyền lực tối cao này
+ Theo chiều dọc, quyền lực nhà nước được phân chia giữa nhà nước liên bang với
nhà nước thành viên, giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương vàgiữa các cấp chính quyền địa phương Việc phân chia quyền lực như vậy nhắmkhắc phục tình trạng chuyên chế, khi quyền lực nhà nước tập trung vào trong taymột người hoặc một cơ quan Việc phân chia như vậy cũng có nghĩa là phân địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các hệ thống cơ quan khác nhau, nhờ đó màtránh được sự chồng chéo, lẫn lộn hoặc tranh giành quyền lực giữa các hệ thống cơquan nhà nước khác nhau Do đó, việc phân chia như vậy không những không làmảnh hưởng mà còn là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất quyền lực Phân quyềndọc gồm phân quyền theo lãnh thổ và phân quyền theo chuyên môn
II Thống nhất tập trung quyền lực Nhà nước (Nguyên tắc Tập quyền)
● Lý luận này gắn với tên tuổi của nhà tư tưởng Pháp J.J.Rútxô (1712 - 1778) Ôngcho rằng, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là sự biểu hiện quyền lực tốithượng của nhân dân Cơ quan đại diện cho quyền lực đặc biệt là Đại hội đồng Mọicông dân đều tham gia quản lý nhà nước; kiểm soát hoạt động của đại biểu và đạihội đồng bằng một “khế ước chung” và họ có quyền hủy bỏ “khế ước chung” đó
Trang 21nếu hợp đồng bị vi phạm.
● Nhìn chung, nguyên tắc này gắn với tư tưởng cho rằng, quyền lực nhà nước gắn bóvới chủ thể không thể phân chia - đó là nhân dân Quyền lực nhân dân được thểhiện và thực hiện tập trung thống nhất vào một cơ quan quyền lực nhà nước caonhất do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, đó là nghị viện, mọi
cơ quan quyền lực nhà nước khác đều do cơ quan quyền lực nhà nước này (nghịviện) thành lập, giao nhiệm vụ và chịu sự giám sát của nó
● Sự thống nhất không những không đối lập với việc phân chia, phân nhiệm màngược lại đòi hỏi phân chia rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhànước, khi đó mới có thể tránh được sự chồng chéo, lẫn lộn hoặc tranh giành quyềnlực của nhau, từ đó các hệ thống cơ quan mới có sự phối hợp, hỗ trợ để hoàn thànhtốt nhiệm vụ mà không cản trở lẫn nhau Một khi từng cơ quan hoàn thành tốtnhiệm vụ sẽ kéo theo sự hoạt động nhịp nhàng, khoa học, thống nhất của bộ máynhà nước
● Phân loại tập quyền:
○ Tập quyền tuyệt đối: Đây có thể gọi là hình thức cơ quan nhà nước trung ương tốicao trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương, nguyên thủ quốcgia (hoàng đế, tổng thống) hoặc thủ tướng chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm tất cảcác chức vụ cao cấp (trưởng, cấp phó và các chức vụ cao cấp khác) của các cơquan đầu não ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương (thường đến cấphuyện và tương đương, cấp xã, công xã và tương đương thường thực hiện chế độ
tự quản) Mọi hoạt động của chính quyền địa phương đều theo mệnh lệnh từ mộttrung tâm duy nhất ở trung ương Đây là mô hình tập quyền tuyệt đối Đây là môhình chính quyền của hầu hết các quốc gia thời cổ đại (chủ nô và phong kiến giaiđoạn nhà nước trung ương tập quyền
○ Tập quyền có phân chia trách nhiệm: Xét một cách cụ thể thì không một ông vua/hoàng đế nào có thể tự mình cai quản mọi vấn đề trong một quốc gia, dù nhỏ Các
vị vua thường vẫn phải cử các quan lại, tướng lĩnh thay mặt mình để vỗ về dânchúng, giữ yên bờ cõi Mỗi quan lại, tướng lĩnh lúc đó được ủy quyền thực hiện
Trang 22lệnh của vua/hoàng đế Nhưng trong chế độ tập quyền thì những quyền hạn này cóthể bị vua lấy đi bất cứ lúc nào Đó là bản chất của nhà nước chuyên chế, mộtdạng cổ điển của chế độ tập quyền có phân chia trách nhiệm Chế độ tập quyền cóphân chia trách nhiệm được thực hiện thông qua các hình thức phân công, phâncấp, ủy quyền Theo mô hình này, nguyên thủ quốc gia (hoàng đế, tổng thống)hoặc thủ tướng chính phủ chỉ trực tiếp bổ nhiệm/bãi nhiệm các cấp trưởng và phócủa các cơ quan đầu não ở trung ương và của các cấp chính quyền địa phương, tức
là chỉ bổ nhiệm/ bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo cấp dưới trực tiếp, và các cấp nàyđược trao quyền bổ nhiệm/ bãi nhiệm cho cấp dưới tiếp theo Trong hoạt động cáccấp chính quyền địa phương được chính quyền trung ương (bao gồm cả cơ quancao nhất và các cơ quan đầu não quản lý ngành) phân công, phân cấp, ủy quyềnthực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong những phạm vi nhất định
và chịu trách nhiệm trong những phạm vi đó Nhiệm vụ của chính quyền địaphương theo mô hình này là thực hiện các chức năng quản lý chung hay quản lýtrên một số lĩnh vực nhất định
III Vấn đề phân quyền và tập quyền trong thế giới đương đại
● Hiện nay một số học giả tư sản thường tuyên truyền, nhà nước tư sản hiện đại
là nhà nước pháp quyền và lí luận phân quyền là cơ sở của quan niệm về nhànước pháp quyền Họ cho rằng, đó là cách thức tổ chức nhà nước dân chủ hợp
lý, hiệu quả nhất và thường áp đặt giá trị đó cho các quốc gia, dân tộc khác.Trên quan điểm khách quan, phát triển và lịch sử - cụ thể và ở giác độ bản chấtgiai cấp mà xét thì chúng ta có thể thấy rằng: Hiện tượng phân quyền ở cácnước tư bản hiện nay không mang ý nghĩa phân chia quyền lực cho các giai cấpnhư thời điểm S.Môngtexkiơ nghiên cứu, mà nó chỉ mang ý nghĩa kĩ thuật pháp
lý (như là sự phân định chức năng, thẩm quyền nhằm tạo cơ chế kiểm soátquyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo quyền lựcthuộc về giai cấp, tầng lớp nào đó) Trên thực tế, cho dù là các học giả tư sản cótuyên bố phân quyền, thì xét đến cùng, đó cũng là cơ chế để thực hiện quyềnlực chính trị của giai cấp tư sản và dù đó là Nhà nước pháp quyền thì pháp luật
Trang 23trước hết vẫn phản ánh ý chí và lợi ích của giai cấp tư sản độc quyền TrongHiến pháp Mỹ 1787, những người sáng lập ra Hiến pháp Mỹ vẫn nhận thứcđược rằng: “cây” quyền lực là thống nhất và “cây” đó là chủ thể của các
“nhánh” lập pháp, tư pháp, hành pháp
● Giới lý luận Mácxít quan niệm rằng: Nếu hiểu bản chất của vấn đề “quyền lựcnhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền” thì ở đây không có sựphân chia nào cả (vì tất cả quyền lực đều hướng đến mục đích duy trì thực hiện
ý chí của giai cấp cầm quyền) Nếu hiểu từ giác độ “phân công lao động theochuyên môn trong cơ chế nhà nước” (theo quan niệm của Mác - Ăngghen) thìnội dung thực chất của nó là sự phân định chức năng, thẩm quyền của các tổchức cơ bản trong bộ máy nhà nước
● Ở nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đã khẳng định: “Nhà nước ta là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trang 24PHẦN 4: PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC (ANH, PHÁP, MỸ)
I Khái quát về hệ thống chính trị và sự phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước Vương Quốc Anh
1 Hệ thống chính trị
● Chính trị Vương Quốc Anh là một nền dân chủ nghị viện, vận hành theo chế độquân chủ lập hiến Nữ hoàng hoặc Vua là nguyên thủ quốc gia, còn Thủ tướngđảm nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ
● Đây là hệ thống chính trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứScotland, xứ Wales, và Bắc Ireland Chế độ quân chủ là thiết chế lâu đời nhấttrong hệ thống chính quyền Vương quốc Anh, có lịch sử hàng nghìn năm
● Về các Đảng phái chính trị: Vương quốc Anh có 3 chính Đảng chính, gồm:
○ Công Đảng - hiện nay đang cầm quyền
○ Đảng Bảo Thủ
○ Đảng Dân chủ tự do
2 Tổ chức bộ máy nhà nước Vương quốc Anh
a Bộ máy nhà nước
Trang 25Tổng quát: Nước Anh nằm dưới quyền cai trị của Vua hoặc Nữ hoàng (tức nhánh hànhpháp) nhưng quyền lực chính trị thực sự lại thuộc về nhánh lập pháp (tức là Nghịviện).
b Sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Vương quốc Anh b.1 Hoàng gia
● Về nguyên tắc, Nữ hoàng hoặc Vua là nguyên thủ quốc gia Anh - nước có nềndân chủ nhưng lại duy trì hình thức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến
● Về hình thức, Nữ hoàng hoặc Vua là vị chủ thể của toàn bộ cơ chế quốc gia(sovereignty), là nguồn gốc của công lý (fount of justice), và là chủ sở hữu củatất cả những gì trên nước Anh trừ những thứ được ghi rõ thuộc cá nhân, chủ sởhữu khác
Vua hoặc Nữ hoàng không chỉ đứng đầu lãnh đạo nước Anh mà còn là người đứngđầu 54 nước độc lập và 16 quốc gia nằm trong khối thịnh vượng chung Anh Vai trò tolớn là vậy, tuy nhiên chủ yếu là về mặt nghi lễ Nữ hoàng hoặc Vua nắm giữ quyền lực
và địa vị tối thượng, bà có mọi đặc quyền mà không thể ai cũng có:
● Có quyền tham gia dự thảo các dự luật, thành lập cũng như giải tán quốc hội
● Là chủ trên danh nghĩa của rừng biển, đất đai, muông thú hoang trên khắpnước Anh
● Là người duy nhất lái xe không cần bằng, công dung không cần hộ chiếu vì làngười cấp hộ chiếu cho thần dân
● Là người có thể bổ nhiệm cũng như tước bỏ hầu hết mọi chức vụ nhà nước(thủ tướng, các bộ trưởng, các bộ ngành của Anh, kể cả Sở thuế)
Mặt khác, nguyên thủ quốc gia vẫn chịu sự kiểm soát quyền lực của Quốc hội (theocác thỏa thuận từ nhiều thế kỷ trước) Ngân sách quốc gia hằng năm đều phải donguyên thủ trình bày trước Quốc hội, và khi Quốc hội thông qua thì mới thành luật.Nghị viện (Quốc hội) có những quyền hạn rất lớn như vậy, đã hạn chế tới mức tối đaquyền hạn của Hoàng gia, làm cho ngai vàng trở thành hư vị Dù đã có ý kiến về việcbãi bỏ Hoàng gia, uy tín của họ trong lòng dân chúng Anh vẫn còn rất lớn
Trang 26b.2 Hệ thống cơ quan lập pháp
● Cơ quan lập pháp của nước Anh là Nghị viện, đây là cơ quan lập pháp duy nhấtcủa Vương Quốc theo học thuyết chủ quyền tối cao Nghị viện (tuy nhiên,những câu hỏi về vấn đề chủ quyền tối cao cũng đã được đặt ra vì vấn đề gianhập Liên minh Châu Âu); người đứng đầu Nghị Viện là Vua hoặc Nữ hoàngAnh - có quyền giải tán nghị viện nếu Thủ tướng đề nghị Hoàng gia là mộtphần không thể tách rời của Nghị viện (như “Crown-in-Parliament”) và trên lýthuyết được Hoàng gia trao cho quyền họp nhóm và soạn thảo luật
● Nghị viện Anh bao gồm 2 viện (lưpng viện): Thượng nghị viện và Hạ nghịviện Nghị viện có quyền xây dựng luật mới, thay thế các luật hiện hành,chuyển các hiệp ước thành luật, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có Tuy vậy, mộtđiều luật của Nghị viện không thể trở thành luật cho tới khi nó được Hoàng gia
ký phê chuẩn (được gọi là phê chuẩn của Hoàng gia), dù không một điều luậtnào của Nghị viện từng bị hoàng gia bác bỏ từ thời Nữ hoàng Anne năm 1708
● Nghị viện cũng là cơ quan duy nhất có quyền kiểm soát hoạt động của ngànhhành pháp và nền hành chính: tất cả các Bộ trưởng đều chịu trách nhiệm tập thểtrước Nghị viện về tổng thể chính sách của Chính phủ, và từng Bộ trưởng phảichịu trách nhiệm cá nhân về công việc nội bộ của mình Các bộ trưởng thuộccác Nội các có thể bị bãi nhiệm nếu hoạt động của họ không được Nghị việntán thành
b.3 Hệ thống cơ quan hành pháp
● Cơ quan hành pháp là Chính phủ Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên
cơ sở các đạo luật do Nghị Viện ban hành
● Mọi sự thực thi quyền hành pháp của Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ trưởngphải tuân theo nguyên tắc “Hành chính phải hợp pháp” - có nghĩa là nó phảiphù hợp với các đạo luật do Nghị viện ban hành và các án lệ với tính chất làcác luật bất thành văn
● Chính phủ Anh Quốc bao gồm các bộ ngành, đứng đầu là Bộ trưởng, thườngcũng là thành viên của Nội các (được coi là trung tâm của Chính phủ, thường
Trang 27có từ 20 đến 23 Bộ trưởng quan trọng nhất) Các quyết định của Bộ trưởng phảiđược thực thi bởi một bộ máy thường trực, trung lập về khuynh hướng chínhtrị, gọi là cơ chế dịch vụ công.
● Dưới các bộ là các chính quyền địa phương
b.4 Hệ thống cơ quan tư pháp
● Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án - các cơ quan độc lập trong cơ chế quyềnlực nhà nước, thực hiện chức năng xét xử
● Hệ thống tòa án được chia thành Tòa án Trung ương và các tòa án địa phương.Đặc trưng nhất của hệ thống tòa án Anh quốc là không chia thành các tòa ánhình sự, tòa án dân sự, tòa án hành chính
○ Các tòa địa phương gồm có: Tòa hòa giải, Tòa án vùng (quận) và cácTòa án khác
○ Toà án trung ương: là Tòa án tối cao được thành lập vào năm 1873 Hiệnnay Tòa án này được tổ chức và hoạt động theo luật về tối án tối caonăm 1925 và năm 1970 Tòa án này được chia thành 3 bộ phận: Tòakháng án, Tòa nhà vua và Tòa tối cao
● Nước Anh có các tòa án có nhiệm vụ xem xét các vụ án dân sự, hình sự; đặcbiệt phải kể đến là Tòa án tối cao (The Supreme Court) trong đó, cơ quan xét
xử cao nhất là Thượng nghị viện, đóng vai trò là Tòa phúc thẩm tối cao.Thượng nghị viện cũng là cơ quan xét xử các quan chức cao cấp của nhà nước
từ Bộ trưởng đến Thủ tướng (lãnh đạo của đảng chính trị có nhiều nghị sĩ nhất)
và cả nhà Vua Các thẩm phán của Tòa án tối cao Anh đều do nhà vua bổ nhiệmtheo đề nghị của Thủ tướng chính phủ hoặc của Chủ tịch Thượng nghị viện
c Ưu điểm và nhược điểm của mô hình nhà nước
Trang 28II Khái quát về hệ thống chính trị và sự phân chia quyền lực Nhà nước Cộng hòa Pháp
1 Hệ thống chính trị
- Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyềnthống dân chủ mạnh mẽ Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hòa được phê chuẩntrong trưng cầu dân ý vào ngày 4 tháng 10 năm 1958 đã tăng cường quyền lựccủa nhánh Hành pháp so với Nghị viện, với quy định “Chủ quyền quốc giathuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình thông qua ngườiđại diện của mình và thông qua trưng cầu ý dân” Như vậy việc thực hiệnquyền lực Nhà nước bắt nguồn từ ý chí của nhân dân
- Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị hạn chế; trong trường hợp có bất đồnggiữa hai viện, Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định Chính phủ có ảnh hưởngmạnh đến định hình chương trình nghị sự của Nghị viện
Trang 292 Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp
a Bộ máy nhà nước
Tổng quát:
- Dù cùng áp dụng học thuyết “tam quyền phân lập” trong việc tổ chức quyềnlực nhà nước, khác với Anh, bộ máy nhà nước Pháp đảm bảo sự phân lập giữacác nhánh quyền lực và luôn có sự kiềm chế, đối trọng, ràng buộc lẫn nhau.Trên thực tế, quyền lực có xu hướng ngả về phía hành pháp và Tổng thống luônnắm nhiều ưu thế hơn so với Nghị viện, đặc biệt là khi Đảng của Tổng thốngchiếm đa số ghế trong Nghị viện
- Nhà nước thực hiện phân chia quyền lực thông qua đơn vị hành chính: vùng,tỉnh và xã - đáp ứng nguyện vọng của công dân muốn tự mình quản lý các côngviệc của địa phương Mỗi đơn vị hành chính (gọi là cộng đồng lãnh thổ) ở từngcấp (vùng, tỉnh và xã) là một pháp nhân và đều có quy chế như nhau, Nhà nướcđảm bảo cho việc phân quyền được thực hiện và kiểm tra các cộng đồng lãnhthổ để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng quốc gia cũng như của nhân dân, chốnglại những lạm dụng của chính quyền địa phương
b Sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Pháp
b.1 Hệ thống cơ quan hành pháp
- Quyền hành pháp chịu trách nhiệm đảm bảo thi hành pháp luật và điều hànhchính sách quốc gia Để thực hiện quyền này, cơ quan hành pháp có quyền lậpquy, quản lý hành chính nhà nước và quân đội Tại Cộng hòa Pháp, các quyền