1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luậnmôn chính trị học đại cương đề bài phân tích phẩm chất chính trị một nhân vật chính trị yêu thích

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 199,97 KB

Nội dung

Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước có anh, chị tích cực tham gia các hoạt động chống Pháp và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống yêu nước chống ngoại

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ MỘT NHÂN VẬT CHÍNH TRỊ YÊU THÍCH Giảng viên: Ths Trần Nam Tiến Sinh viên: Huỳnh Lê Mỹ Ái MSSV: 235706001 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2023 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 I MỞ ĐẦU Những năm 30 của thế kỉ XX là thời điểm quan trọng trong lịch sử thế giới Tại thời điểm này, thế giới đang chứng kiến sự sự bùng nổ của các phong trào cách mạng Trong nền chính trị quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (1929-1933) đã khiến cho các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và để lại cho thế giới nhiều hậu quả nặng nề: chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý và Nhật Bản trỗi dậy, các nước thực dân cũ ra sức bốc lột thuộc địa Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước phát triển mạnh mẽ tại các thuộc địa mà một trong những đại diện tiêu biểu là Việt Nam Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nền chính trị Việt Nam không có sự đoàn kết và ổn định chính trị Trong cảnh tối tăm của đất nước chìm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ phong kiến suy tàn, lạc hậu Hầu hết các phong trào đấu tranh, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc cả về lý luận, đường lối và phương pháp đấu tranh Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường cứu nước của những bậc tiền bối khó có thể giải phóng được dân tộc Trên cơ sở đó, Người quyết tâm “Đi tìm hình của nước”- một con đường mới Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người thành công đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ và trở thành tấm gương về phẩm chất chính trị sáng ngời của một vị lãnh đạo trong bất kể thời đại nào Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh vừa là một nhà đạo đức học vừa là biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng” Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng tiêu biểu nhất cho phẩm chất chính trị sáng ngời của một chính trị gia: Lập trường vững vàng, kiên định; tài năng lãnh đạo, ứng phó trước khó khăn; năng lực trí tuệ và đạo đức.Chính vì những lẽ đó, tôi chọn nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh cho đề tài tiểu luận này 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 II NỘI DUNG 1 Về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội Hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước có anh, chị tích cực tham gia các hoạt động chống Pháp và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh Tổ quốc chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người thanh niên yêu nước đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những nỗ lực đấu tranh chống bọn thực dân tàn bạo suốt thời niên thiếu và thanh niên của mình, Nguyễn Tất Thành sớm nung nấu ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đưa đồng bào đến với hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc Người có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam, bên cạnh đó Người được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa Thế giới thứ 21” Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc1 2 Về Phẩm chất Chính trị 2.1 Phẩm chất Chính trị Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Thanh Hóa, tr920,1998) Phẩm chất được hình thành và 1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 phát triển trong quá trình sống, học tập, Phẩm chất còn là thước đo giá trị con người Con người rèn luyện phẩm chất tốt sẽ không những nâng cao giá trị bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội nói riêng và toàn thế đất nước nói chung Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.2 Chính trị là hiện tượng xã hội ra đời gắn liền với giai cấp và nhà nước Về ảnh hưởng, từ khi xuất hiện thì chính trị luôn có tác động sâu sắc đến quá trình tồn tại và phát triển của mỗi một dân tộc, quốc gia và toàn thể nhân loại Chính vì những ảnh hưởng to lớn đó, để xây dựng một quốc gia vững mạnh thì nền chính trị ổn định là nhân tố hàng đầu V.I Lenin khẳng định rằng: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.3 Quan điểm đề cao vai trò của thủ lĩnh chính trị xuất sắc trong xã hội, là điều không thể phủ nhận trong bất kỳ thời đại nào 2.2 Phẩm chất Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đại tướng Võ Nguyên Giáp- người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Với Đại hội Tours, một người dân thuộc địa trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp ở ngay chính quốc Với việc tổ chức ra Hội Liên hiệp thuộc địa, một người dân mất nước không chỉ lo giải phóng cho dân tộc mình mà còn lo 2 Chính trị học đại cương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009, tr.3 3 V.I Lenin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, 1978, tr 473 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng các dân tộc anh em… Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên viết “Bản án chế độ thực dân”, và cũng chính là người đã cùng với dân tộc người thi hành bản án” 4 Hồ Chí Minh là vị thủ lĩnh chính trị xuất sắc, là người dẫn dắt Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi Để đạt được chiến thắng ấy, Người mang phẩm chất chính trị toàn vẹn: Thứ nhất là Nhãn quan chính trị: Người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi ích nhân dân, trung thành với mục tiêu và lý tưởng đã chọn, dũng cảm đứng lên vì quyền lợi chính đáng của giai cấp, hơn hết cả là dân tộc Karl Marx và P Anghen khẳng định: Con người là sản phẩm của lịch sử Tuy là sản phẩm của hoàn cảnh và chịu sự tác động của hoàn cảnh nhưng con người không thụ động vào nó Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.5 Trong những mức độ nhất định, con người có thể tác động lại hoàn cảnh để biến nó trở nên thuận lợi hơn, có ích cho sự phát triển của mình và xã hội Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, các phong trào liên tục phát triển rồi lại thất bại, Người đã có những suy nghĩ sâu sắc về nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, để rồi năm 1911 quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Suốt hơn 30 năm bôn ba khắp thế giới, với hành trang là lòng yêu nước, cốt cách văn hóa, kinh nghiệm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam đi cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động 4 Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Kỷ niệm thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội, 1990, tr 24 5 Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr 452 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc với cái tên Nguyễn Ái Quốc Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tiếp xúc nhiều đối tượng đã giúp Bác tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển nhãn quan chính trị vượt thời đại của Người “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba … Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình”.6 Người sống và lao động cùng những người công nhân, những người lao động nghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương đồng với hoàn cảnh của nhân dân thuộc địa, ở đâu cũng có người bóc lột và người bị bóc lột Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, đòi các quyền cơ bản của dân tộc Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây được tiếng vang lớn đồng thời vạch trần bản chất, dã tâm của thực dân bấy giờ Sau khi đọc, nghiên cứu bản Luận cương “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lenin, Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc- con đường cách mạng vô sản Xuất phát từ chiều sâu đặc điểm xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Người tiếp thu có sáng tạo chủ nghĩa Marx -Lenin về cách mạng vô sản, từ đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam sao cho phù hợp, đưa phong trào công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường vô sản Đó là những bước chuẩn bị tiền 6 Hồ Chí Minh toàn tâp, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 đề cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định.7 Nhìn nhận vấn đề dân tộc và giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để giải quyết mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích dân tộc là trên hết, là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng Chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam- đảng riêng của nhân dân Việt Nam là một lối tư duy độc lập, sáng tạo của Bác khi đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, dù gặp những trở ngại từ Quốc tế Cộng sản nhưng Người vẫn kiên định với mục tiêu Điều này có thể thấy rõ trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.8 Bên cạnh đó, Người còn đề cao đại đoàn kết, chủ trương tập hợp các lực lượng yêu nước, không phân biệt giai cấp, từ vô sản đến tư sản dân tộc Có thể nói, đại đoàn kết là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam 7 ThS Ngô Thị Phương Thảo, Tư tưởng HCM về lợi ích quốc gia dân tộc, Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 240 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Thứ hai là sự nhạy bén trước thời cuộc, khả năng tổ chức, đề ra mục tiêu nhiệm vụ đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh Triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nhận định: “ Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” Hàm ý rằng vạn vật trên thế giới luôn luôn vận động và thay đổi Hoàn cảnh cũng vậy, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước những biến động không ngừng của thế giới, trên toàn Đông Dương Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủ động trước tình thế Quan điểm được thể hiện qua các Hội nghị BCH Trung ương Đảng xuyên suốt từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, khi nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt thay đổi nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chiến lược: - Thứ ba là biết vận dụng người tài, thúc đẩy sự sáng suốt, tài năng của người khác Tri năng bất cử tắc vi năng – Biết có tài mà không dùng sẽ mất người tài; Tri ác bất truất tắc vi họa – Biết người ác mà không loại bỏ sẽ gặp họa Người lãnh đạo cần biết quy tụ người tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người như thế, bởi lẽ người hiểu rất sâu vai trò của nhân tài đối với cách mạng, gắn liền với sự nghiệp kháng chiến & kiến quốc Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố con người là vấn đề có tính chất phương pháp luận quan trọng nhất và nhân tài có vai trò to lớn, là một động lực để phát triển đất nước, phải được phát hiện, 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.9 Trước lúc đi xa, Người vẫn nhắc nhở về bồi dưỡng và phát triển thế hệ cho đời sau Nhiều người trí thức, học vấn cao sâu, tài đức ở trong nước và hải ngoại đã không ngần ngại đi theo Đảng, theo Người Họ trở về Tổ quốc đóng góp không chỉ trí tuệ mà còn là tài sản cá nhân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nhờ biết phát hiện, trọng dụng những người có tài năng, đức độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến đã tập hợp được đội ngũ cán bộ tài giỏi tham gia vào nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến kiến quốc, vượt qua tình thế ngàn cân treo sợi tóc sau cách mạng tháng 8 Đó là minh chứng rõ ràng cho nghệ thuật dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong số những nhân tài mà Người trọng dụng, không thể không kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Trần Đại Nghĩa: Về Võ Nguyên Giáp- Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chính lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn “Văn lo vận nước văn thành võ; Võ thấu lòng dân võ hóa văn” Bằng quan sát và thời gian làm việc chung, Người sớm đã thấy Võ Nguyên Giáp là người có triển vọng trong lĩnh vực quân sự.Dù không phải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng", Người trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng Về Tư tưởng 9 Trọng dụng nhân tài theo cách chủ tịch Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử Ban quản lí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2018 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 quân sự, Võ Nguyên Giáp chú trọng lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại Tư tưởng ấy kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, có tên gọi là Chiến tranh nhân dân được đúc kết từ nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự, và kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ Năm 1954 là mốc thời gian quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, Võ Nguyên Giáp được tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, được gọi là chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Sau thắng lợi này, Chính phủ Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Gèneve về Đông Dương Buộc một dấu chấm hết cho sự xâm lược của thực dân Pháp tại Việt Nam Về Giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (1913- 1997) là một người tài đức vẹn toàn Ông là người có công lớn trong việc gầy dựng nền quân giới, chế tạo vũ khí, góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc Tên tuổi Trần Đại Nghĩa gắn liền với những vũ khí nổi tiếng trong cuộc kháng chiến như Bazoka, súng SKZ, các loại bom bay có sức công phá mạnh mẽ Vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp gỡ Chính phủ Pháp và chỉ đạo Đoàn đàm phán tại Fontainenebleu Song song đó tích cực tiến hành hoạt động ngoại giao nhằm nêu cao thiện chí hòa bình của nhân dân ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp đối với cuộc kháng chiến Tại chuyến thăm lịch sử đó, Người đã chọn lựa một số trí thức yêu nước đưa về Tổ quốc để phục vụ cuộc kháng chiến trong đó có Kỹ sư Phạm Quang Lễ Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, của Bác Phạm Quang Lễ và các trí thức yêu 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 nước đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ổn định tại nước ngoài để về với cách mạng, với nhân dân Ông được Thứ tư là khả năng đối ngoại, đàm phán, có sách lược mềm dẻo nhún nhường vì lợi ích quốc gia Phong cách ứng xử tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam cuộc phỏng vấn giữa phóng viên tờ báo L’Humanité và Bác vào ngày 5/6/1964 là minh chứng rõ ràng cho tài năng ngoại giao của Người Qua cuộc phỏng vấn, Người đã thể hiện những gì tiêu biểu nhất về cốt cách, ý chí dân tộc, Người khéo léo trả lời những câu hỏi mà phóng viên đưa ra, bên cạnh đó khẳng định cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Mỹ vô cớ đem quân vào xâm lược, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt Nam phải đánh trả Đó là chân lý không thể phủ nhận Trong chính sách đối ngoại và ngoại giao, Hồ Chí Minh luôn xác định mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền của nước ta Kiên định về nguyên tắc, cơ động, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, đây là phương châm Chủ tịch Hồ Chí Minh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) – là Nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Mặc dù tính chất sơ bộ, tạm thời trong mối quan hệ giữa hai nước của trong cả hai hiệp định là điều không thể phủ nhận nhưng đã thể hiện một sự nhất quán của Việt Nam, không khuyến khích chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình mới giành được nhưng phải trong độc lập, tự do thật sự Cả hai văn kiện đều có ý nghĩa lớn đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ Nó đã tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ trước tình thế thù trong giặc ngoài Việt Nam đã khéo léo khi thì hòa hoãn với Tưởng để chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp, khi lại tạm hòa hoãn với Pháp để đối phó với quân Tưởng Dùng ngoại giao và giấy tờ để gạt lưỡi gươm của kẻ thù Nước cờ ngoại giao ấy không chỉ là sự mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc mà còn là nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: trong nội bộ thực dân Pháp, trong nội bộ quân Tưởng Giới Thạch, giữa Pháp và Tưởng III KẾT LUẬN Một cá nhân không thể làm nên lịch sử nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, vai trò của một cá nhân lại có tác động to lớn đến lịch sử đất nước, nền chính trị của quốc gia Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử như thế, Người dành trọn cuộc đời cho Việt Nam Phẩm chất Chính trị Hồ Chí Minh luôn là di sản tinh thần vô giá để noi theo Lời cuối cùng, em xin cảm ơn PGS Ts thầy Trần nam tiến và Ths Cô Trần thu trang đã tận tình giảng dạy trong suốt nửa kì qua Do sự thiếu thốn về kinh nghiệm viết tiểu luận cũng như phần kiến thức, bài tiểu luận không thể không có sai sót Em rất momng nhận được nhận xét, góp ý phê bình từ phía thầy cô Em xin chúc quý thầy cô dồi dàu sức khỏe, thành công trên sự nghiệp giảng dạy, em xin chân thành cảm ơn 12 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w