1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kinh tế học đại cương xuất khẩu thủy hải sản ở việt nam năm 2022

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1:“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬNMôn: Kinh tế học đại cương

Sinh viên : 1 Nguyễn Thị Vân Anh

2 Nguyễn Quỳnh Anh 3 Trần Thị Diễm 4 Đỗ Thị Duyên 5 Trần Phương Hanh 6 Nguyễn Thị Hải 7 Hoàng Thị Kim Ngân

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2023

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế học đại cương

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM 4

1 Điều kiện để phát triển ngành thủy hải sản ở Việt Nam 4

2.2 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn 5

2.3 Nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước 5CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 20226

2 Những hạn chế của ngành xuất khẩu thủy hải sản năm 202214

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY HẢI SẢN23

5 Khắc phục suy giảm nguồn lợi thủy hải sản27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều eo, vũng vịnh ven bờ với nhiều cửa sông lớn đổ ra biển Chính điều đó tạo cho nước ta có nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng và nguồn lợi thủy hải sản to lớn Xuất khẩu là một hình thức thương mại quốc tế được nhà nước chú trọng phát triển trong những năm gần đây Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, xuất khẩu còn góp phần gia tăng thêm mối quan hệ giữa các quốc gia trên khu vực và trên thế giới Theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật.”

Đặc biệt thủy hải sản giữ một vai trò quan trọng trong xuất khẩu, với sự tăng trưởng nhanh và đem lại giá trị kinh tế lớn đóng góp phần nhiều vào GDP cả nước Nhận thấy lợi ích mà xuất khẩu thủy hải sản mang lại, nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy và phát triển ngành nghề đánh bắt thủy hải sản gần bờ và xa bờ Đồng thời, bảo vệ nguồn lợi bằng cách nuôi trồng và cấm đánh bắt những nguồn thủy hải sản quý hiếm.

Bên cạnh những thành tựu to lớn, ngành xuất khẩu thủy hải sản song vẫn còn nhiều bất cập chưa thể giải quyết Yêu cầu phải đề ra những giải pháp mới có tính hiệu quả, kịp thời để nâng cao khả năng xuất khẩu thủy hải sản hạn chế những mặt chưa tốt Thông qua việc tìm hiểu về ngành xuất khẩu thủy hải sản, những số liệu cụ thể những thành tựu đạt được và thực trạng xuất khẩu trong những năm qua, để từ đó tìm kiếm được giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của ngành xuất

Trang 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM

1 Điều kiện để phát triển ngành thủy hải sản ở Việt Nam

1.1 Điều kiện tự nhiên

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy hải sản Về tự nhiên, đường bờ biển của nước ta dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km , tạo điều kiện thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Có 4 ngư2

trường lớn là quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Hải Phòng-Quảng Ninh, Cà Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu Theo những đánh giá mới nhất của Viện Nghiên cứu hải sản ( Bộ Thủy sản), thì vùng biển Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn còn lại là vùng biển xa bờ Trong cơ cấu trữ lượng hải sản, các loại cá biển chiếm khoảng 95,5% còn lại là mực ( mực ống, mực nang), tôm ( tôm he, tôm vỏ…) Nước ta có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, các cánh rừng ngập mặn hình thành dọc bờ biển Hai dòng sông lớn là Sông Hồng và Sông Cửu Long và hơn 3000 dòng sông suối có chiều dài từ 10km trở lên, nhiều ao hồ có dung tích lớn góp phần nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt.

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ 4.0, đất nước được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản được trang bị tốt hơn Công nghiệp và dịch vụ chế biến thủy hải sản ngày càng phát triển giúp cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn (cảng cá, thiết bị, cung ứng vật tư, thuốc trừ dịch bệnh, thức ăn công nghiệp…) Gần các cảng cá lớn đều có các nhà máy đóng hộp và đông lạnh Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã bước đầu có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản Nghề cá nhân dân được chú trọng, với việc tăng trưởng công tác khuyến ngư, cho ngư dân vay tín dụng để phát triển sản xuất, đổi mới thiết bị và công nghệ Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển và hải đảo.

Trang 6

2 Lợi ích kinh tế của ngành

Những năm gần đây, ngành thủy sản luôn là một trong những ngành được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đem lại nhiều lợi ích trong nhiều mặt, đóng góp nền kinh tế của tỉnh, vùng và cả nước.

2.1 Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển kèm theo đó là nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của mỗi người ngày càng cao Việc đánh bắt thủy hải sản không chỉ nhằm mục đích xuất khẩu mà còn được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam Trong thời gian tới, sự lựa chọn nguồn nguyên liệu thủy hải sản chất lượng cao và nhiều dinh dưỡng sẽ ngày càng được ưu tiên hơn trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

2.2 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn

Có thể thấy ngành thủy sản là ngành có nhiều tiềm năng khi thị trường thế giới đang rất ưa chuộng các mặt hàng thủy sản Diện tích đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chủ trương chuyển sang nuôi trồng thủy sản Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là rất cần thiết, chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Nhờ sự thúc đẩy cũng như các chính sách của nhà nước về ngành thủy sản đã góp phần làm cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản diễn ra, sôi nổi nhanh chóng, và rộng khắp Nhờ các chính sách phát triển nên ngành nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh, giúp thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn,…

2.3 Nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước

Thủy sản là một trong những ngành có đóng góp quan trọng đối với kim ngạch

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 2022

1 Kim ngạch xuất khẩu

1.1 Tốc độ tăng trưởng

Tại hội nghị Tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản năm 2022 lần đầu tiên đạt con số 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 22,2% so với kế hoạch (9 tỷ USD) Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021 Năm 2022, ước tính ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước , ngành thủy sản đóng góp gần 12% giá trị Đây được coi là một kỷ lục đối với ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam từ trước tới giờ, cao nhất sau 20 năm gia nhập thị trường quốc tế Trên bản đồ xuất khẩu thủy sản thế giới, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ 3 thế giới, chiếm trên 7% thị phần của thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022đạt mức kỷ lục với gần 11 tỷ USD (Ảnh minh họa:

KV)

Trang 8

Theo Tổng cục Thủy sản, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy hải sản ước tính tăng 3% so với năm 2021, tổng sản lượng đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021 (8.79 triệu tấn) Kết quả này đã vượt mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2021-2030 theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra ) So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy hải sản đóng góp gần 12% so với tổng giá trị Điều đặc biệt là sản lượng khai thác đạt 3,86 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm 2021, nuôi trồng thủy sản đạt 5,19 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2021 (4,85 triệu tấn) và tăng 3,7% theo kế hoạch (5 triệu tấn), riêng sản lượng khai thác biển đạt 3,66 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2021 Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 1,3 triệu ha Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ là 737 nghìn ha Về nuôi biển, diện tích khoảng 9 triệu m3 lồng, tổng sản lượng lên tới 670 nghìn tấn, tăng 3,5% so với năm 2021 Trong đó, nhuyễn thể 395 nghìn tấn, cá biển đạt 40 nghìn tấn, tôm hùm 2,2 nghìn tấn, đối tượng khác 233 nghìn tấn Về cá tra, diện tích thả nuôi đạt 5.700 ha, bằng với cùng kỳ năm 2021.

Mặt khác, cùng với việc giảm sản lượng thủy sản khai thác, số lượng tàu cá khai thác năm 2022 cũng giảm 2,9% so với năm 2021, hiện còn khoảng 86.585 tàu (năm 2021 có 92.422 tàu) Trong đó, số tàu cá giảm tập trung vào các loại tàu có chiều dài dưới 15 m Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam bởi nó phù hợp với chủ trương của ngành thủy sản là giảm khai thác, đặc biệt là khai thác gần bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, đồng thời tập trung tăng nuôi trồng.

Hình 1 Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam từ năm 2011- 2022.

Trang 9

Để có được kết quả trên, đóng góp lớn nhất thuộc về hai sản phẩm thủy sản chính là tôm và cá tra với mức tăng trưởng ấn tượng Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm đóng góp khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, đã mang về gần 3,4 tỷ USD chỉ sau 9 tháng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,1-4,2 tỷ USD, đây là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong ngành thủy sản Cá tra có giá xuất khẩu bình quân sang các thị trường trong 9 tháng đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cá tra lần đầu tiên vượt mốc 2,5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, một số nhóm sản phẩm từ các loại thủy hải sản còn lại cũng có mức tăng trưởng khá tốt, mang về doanh thu xuất khẩu ấn tượng: cá ngừ đạt 1 tỷ USD, mực và bạch tuộc đạt 768 triệu USD, những sản phẩm như cá cơm, cá nục, cá hồi, sashimi cũng đóng góp doanh số từ 100-300 triệu USD Các sản phẩm đều tăng trưởng bình quân từ 18% đến 65%, trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng mạnh nhất với 65%, cá ngừ đứng số 2 với mức 40%, mực và bạch tuộc tăng 30%, tôm tăng 14%

1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Trong nửa đầu năm 2022, thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát tăng cao, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu ở mức cao khiến cho nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt, đảm bảo nguồn cung đầu vào cho hoạt động chế biến và xuất khẩu của ngành Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, sản lượng thủy sản trên cả nước trong quý II năm 2022 đạt khoảng 2,33 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, sản lượng cá đạt 1,65 triệu tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3% Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy đạt khoảng 4,19 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: sản lượng cá đạt khoảng 3,04 triệu tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.

Trang 10

Hình 2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản 5 tháng trong năm 2022.

Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng từ những làn sóng Covid-19, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 8,88 tỷ USD, tăng trưởng 5,7% so với năm trước đó, riêng quý IV/2021 tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020 Bước sang năm 2022, sức nóng của xuất khẩu thủy sản không hạ nhiệt, thậm chí còn bứt phá trong nửa đầu năm và xác lập mốc kỷ lục về doanh số và tăng trưởng so với nửa đầu các năm trước 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành đạt 5,75 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 39,6% so với 6 tháng đầu năm 2021 Trong đó, mặt hàng cá tra xuất khẩu tăng trưởng cao với kỷ lục doanh số đạt 1,4 tỷ USD, tăng đến 82%; mặt hàng tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất đến 40% với gần 2,3 tỷ USD Các mặt hàng hải sản khác, dù gặp khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, đem lại doanh thu trên 2 tỷ USD Việt Nam đã khẳng định được năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế , là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và NaUy.

Trang 11

Hình 3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2000-2022.

(Đơn vị: triệu USD)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp lấy thời cơ từ những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và nhiều thị trường tiềm năng khác Nhiều doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm 2022, nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cá tra Cũng theo VASEP, 7 tháng đầu năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận mức hồi phục nhanh kỷ lục lần đầu tiên trong 20 năm qua với trị giá xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD, tăng 35% Trong đó, mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam là cá tra đang chi phối tới 95% nguồn thịt cá trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng đầu của năm.

Điều đáng nói là, nếu như trong cơ cấu về xuất khẩu của Việt Nam hiện nay thì doanh nghiệp FDI có tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình khoảng 70-84%, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào khoảng 26-30% Trong ngành thủy sản, hiện nay con số này lại ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm 95%, chỉ 5% có sự tham gia của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực liên quan đến nông dân và ngư dân Việt Nam Qua đó có thể thấy được sức mạnh nội lực và khả năng đảm bảo tính chủ động đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Trang 12

Cùng với việc giảm sản lượng thủy hải sản khai thác, số lượng tàu cá khai thác năm 2022 cũng giảm 2,9% so với năm 2021 và hiện còn khoảng 86.585 tàu (năm 2021 có 92.422 tàu), trong đó số tàu cá giảm tập trung vào các loại tàu có chiều dài dưới 15m Điều này là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của ngành thủy hải sản là giảm khai thác, đặc biệt là khai thác gần bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản phát triển bền vững đồng thời tập trung tăng nuôi trồng Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành thủy hải sản tiếp tục được phát huy một cách hiệu quả, đẩy mạnh chế biến để gia tăng giá trị, đồng thời mở rộng các đối tượng nuôi biển: tảo biển, rong biển, nhuyễn thể, nhuyễn thể hai mảnh vỏ,

Chính phủ đã ban hành hàng loạt cơ chế về tín dụng, trong đó có ưu tiên phát triển lĩnh vực nuôi, khai thác, thu mua và xuất khẩu thủy sản Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã có sự chủ động trong bảo đảm vùng nguyên liệu và sản xuất, thích ứng linh hoạt với thị trường , cũng như xu hướng tiêu dùng Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức và nỗ lực theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa quy trình sản xuất Có thể nói , toàn ngành xuất khẩu thủy hải sản đã nỗ lực đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như biến động của giá nguyên, nhiên vật liệu nhưng Tổng cục Thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các địa phương, chủ động, kịp thời báo cáo Bộ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương các giải pháp linh hoạt, phù hợp trong sản xuất (điều chỉnh mùa vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch, ) Việc quản lý nuôi trồng thủy sản từ quản lý thức ăn, con giống, quan trắc môi trường, chứng nhận VietGAP vẫn được triển khai đồng bộ, hiệu quả Việc quản lý đội tàu cũng từng bước đi vào nề nếp, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu tàu cá lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia

Trang 13

nhiều tác động tiêu cực của thị trường thế giới,nhưng đồng thời cũng là ngành hàng “sáng giá” nhất khi lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD, tăng trưởng 23,6% so với năm 2021.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt 11 tỷ USD,trong đó: xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD; cá tra 2,5 tỷ USD; hải sản 3,2 tỷ USD (cá ngừ 1 tỷ USD, mực và bạch tuộc đạt 768 USD)…Các sản phẩm đều tăng trưởng bình quân từ 18 đến 65%, cá ngừ tăng trưởng lớn thứ 2 với mức 40%, mực và bạch tuộc tăng trưởng mạnh 30%, tôm tăng trưởng 14%

Trong năm vừa qua,5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, 5 thị trường này chiếm khoảng 80% tổng kinh ngạch xuất khẩu thủy sản.

Riêng thị trường Hoa Kỳ,lần đầu tiên đạt kinh ngạch thủy sản trên 2 tỷ USD(cụ thể là 2,1 tỷ USD),tăng trưởng gần 10% so với năm 2021 Xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc,Hồng Kông và Nhật Bản đạt doanh số gần tương đương nhau,khoảng 1,75 tỷ USD Thị trường EU đã mang về cho thủy sản Việt Nam trên 1,3 tỷ USD và Hàn Quốc mang về trên 9622 triệu USD Khối các nước CPTPP (bao gồm cả Nhật Bản) chiếm trên 26% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,tăng trưởng 34% so với năm 2021.

Năm 2022, sản lượng ngành thủy sản chiếm 3% trong tổng số mặt hàng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Trước thành tựu đó, Việt Nam góp mặt là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Na Uy) chiếm trên 7% trên thị trường thế giới xuất khẩu thủy hải sản Là một quốc gia có nhiều thế mạnh về nông nghiệp nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, Việt Nam được tin tưởng sẽ là nguồn cung cấp lương thực quan trọng góp phần giải quyết khủng hoảng lương thực ở nhiều khu vực trên toàn thế giới Đây được coi như cơ hội mang tính chiến lược cho Việt Nam Khi đã có nguồn hàng xuất khẩu dồi dào,ổn định và chất lượng thì nước ta vẫn có thể dễ dàng thỏa thuận hợp tác dài hạn sản phẩm cho nhiều nước khác Khi đó, Chính phủ có thể ký các hợp đồng khung với các nước, vừa thể hiện vai trò của Việt Nam, vừa tạo ra được một “quyền lực mềm” để tái đầu tư cho sản xuất trong nước VASEP đánh giá

Trang 14

thực tế thị trường thấy rõ xu hướng các sản phẩm đông lạnh có tỉ trọng xuất khẩu cao hơn, chiếm gần 80% và có mức tăng trưởng tới 60% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra,cá tra đang được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Ai Cập, Thái Lan, Mexico.Cụ thể, Mexico là thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam trong khối thị trường hiệp định CPTPP, với hơn 50 triệu USD,tăng gần 70% so với cùng kì năm ngoái.Thị trường Thái Lan xấp xỉ 50 triệu USD tăng 80% so với cùng kì năm ngoái Dù xuất khẩu sang Ai Cập chỉ đạt 15 triệu USD nhưng đã tăng 85%.Không chỉ tăng về lượng,giá cả xuất khẩu cá tra cũng đang có xu hướng tăng,xuất khẩu sang Mỹ đang ở mức 4,5 USD/kg,cũng là mức giá cao nhất trong ba năm trở lại đây.

Tôm vẫn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam.Ghi nhận từ VASEP cho thấy,nhóm thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là các nước trong khối CPTPP, với kinh ngạch đạt 405 triệu USD, tăng 36,2%.Trung Quốc là thị trường tăng trưởng lớn nhất của tôm Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 Trong tháng 4, xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp vào thị trường Trung Quốc tăng 148%,đưa giá trị cả 4 tháng đạt 187 triệu USD,tăng gần 91% Ngoài tôm thì các mặt hàng chủ lực khác như cá tra, cá ngừ, VASEP dự báo nhu cầu thị trường vẫn lớn Đặc biệt, các doanh nghiệp thuỷ sản đang có sự chuẩn bị để kết nối trở lại với các hoạt động và tổ chức xúc tiến thương mại, trong đó có Hội chợ Thuỷ sản quốc tế Vietfish của VASEP vào tháng 8/2022 Sự kiện được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu thế giới đến với thuỷ sản Việt Nam, là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm nay.

Mặt hàng thứ 3 có mức tăng trưởng tốt là sản phẩm cá ngừ Theo VASEP, đà tăng trưởng nối tiếp từ những tháng cuối năm 2021, đến giữa quý II năm nay, xuất

Trang 15

ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh Đồng thời nhu cầu cá tra ở đất nước hơn 1,4 tỷ dân này đang rất dồi dào sau 2 năm giảm nhập khẩu Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng đến 71% so với cùng kỳ năm 2021 Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đã có các đơn đặt hàng để sản xuất đến hết quý III và các đơn đặt hàng quý IV với giá bán bình quân dự kiến sẽ ngang bằng với quý II Các chuyên gia cũng cho rằng, dù không đạt mức đỉnh của quý I, nhưng nhu cầu thủy sản tăng nhanh trong tháng 9 và trước kỳ nghỉ lễ cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12 tại các nước Âu -Mỹ sẽ góp phần đảm bảo cho tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản trong năm 2022.

Năm 2022 ngành xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều biến động và khó khăn Hệ lụy của Năm đại 2022 dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản, rồi xung đột Nga-Ukraine, lạm phát giá trong nước và ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ… Nhưng trong bối cảnh đó, nhờ kinh tế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam ổn định và thuận lợi, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã biến những thách thức thành cơ hội, tận dụng lợi thế của các hiệp định FTA cũng như nhu cầu của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022.

2 Những hạn chế của ngành xuất khẩu thủy hải sản năm 2022

2.1 Cơ sở hạ tầng xuống cấp

Khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng tại các cảng cá ngày càng xuống cấp, trong khi nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá còn hạn chế Tình hình đầu tư xây dựng, quản lý các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão còn một số hạn chế, bất cập như: Quy mô, công suất chưa đáp ứng yêu cầu; việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp còn hạn chế Theo quy hoạch Nhà nước đề ra trong thời kỳ năm 2021-2030:

Ngày đăng: 02/04/2024, 18:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w