Báo cáo giữa kì học phần chính trị học đại cương chủ đề văn hóa chính trị

12 0 0
Báo cáo giữa kì học phần chính trị học đại cương chủ đề văn hóa chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòihỏi của sự sinh tồn".Tổ chức Văn hóa, Khoa h

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO GIỮA KÌ HỌC PHẦN: CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Phạm Tuyết Mai 2256110086 Huỳnh Thị Như Huỳnh 2256110063 Hoàng Minh Nhựt 2256110121 Nguyễn Gia Bảo 2256110020 Trần Thị Mỹ Lệ 2256110073 Nguyễn Thị Thanh Thảo 2256110154 Nguyễn Thị Tương Vi 2256110187 Phan Hoàng Nhật Minh 2156110256 Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Đinh Văn Chiến Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Chính trị đại học đại cương, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy Thầy đã cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức thú vị để chúng em có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống, xa hội Thông qua bài báo cáo này, nhóm em xin trình bày những gì mà mình tìm hiểu về đề tài Văn hóa chính trị và các vấn đề liên quan gửi đến cô Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp thu kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân chúng em rất mong nhận được những lời góp ý đến từ cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy Em xin trân trọng cảm ơn Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023 Sinh viên Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 NỘI DUNG I KHÁI NIỆM VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 1 Quan niệm chung về văn hóa Văn hóa là khái niệm nội hàm khá rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến các mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một định nghĩa về văn hoá như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn" Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã cho rằng: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" Văn hóa ,với cách hiểu như trên, là một tập hợp bao gồm hệ thống các giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và để không ngừng lớn mạnh Tiếp cận văn hóa trong văn hóa chính trị cũng gần gũi với cấu trúc và chức năng của những vấn đề nói trên 2 Văn hóa chính trị : Các quan niệm và khái niệm 2.1 Các quan niệm Quan điểm về văn hóa chính trị theo Khổng Tử: "Cái nhanh thành hiệu đạo của đạo người là việc chính trị, cái nhanh thành của đạo đất là sự mọc cây cối, ấy việc chính trị cũng như cây lau, cây sậy vậy Cho nên, làm chính trị cốt dùng ở người hiền, sửa mình mà dùng người hiền; lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo" L.Pye, nhà chính trị học người Anh, lại cho rằng: "Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm, nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị, nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị; nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể" Cũng theo ông: "Văn hoá chính trị là sản phẩm bao gồm lịch sử tập thể của một hệ thống chính trị và cả lịch sử đời Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 sống của các cá thể trong hệ thống đó, do đó nó bắt rễ sâu xa trong lịch sử các sự kiện chung và lịch sử cá nhân" GS.TS Phạm Ngọc Quang trong quá trình nghiên cứu của mình, quan niệm: “Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nói lên tri thức năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị, dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực, cùng các thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển của lịch sử” PGS.TS Bùi Đình Phong cho rằng “ Văn hóa chính trị là cái đẹp, cái giá trị của chính trị, tức là chính trị thấm sâu vào tâm lý quốc dân, vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng như một sức mạnh văn hóa, sức mạnh hợp nhất lý và tình, thuyết phục bằng cảm hóa.” 2.2 Khái niệm văn hóa chính trị -Văn hoá chính trị là một phạm trù kép, vừa là phạm trù của văn hóa vừa là phạm trù của chính trị -Văn hóa chính trị là một loại hình của văn hóa, là một phương diện hợp thành của văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà nước Thể hiện trong hoạt động chính trị của con người, tổ chức, thể chế và thiết chế chính trị - Văn hóa chính trị biểu hiện: +Nói lên trình độ nhận thức, năng lực sáng tạo trong các hoạt động chính trị của chủ thể + Nói lên phẩm chất đạo đức, lối sống và nhân cách của con người trong hoạt động và ứng xử chính trị + Góp phần định hướng mục tiêu hoạt động cho các tổ chức chính trị đặc biệt là Đảng và Nhà nước ⇒ “Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệt của văn hóa con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trình độ tổ chức quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội 2.2 Cấp độ văn hóa chính trị - Hai cấp độ văn hóa chính trị thường được đề cập là: +Cấp độ xã hội: Như vậy, ở cấp độ xã hội, văn hoá chính trị biểu hiện qua sự quan tâm của cộng đồng tới các hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước đối với toàn xã hội Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 cũng như hoạt động của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở trung ương cũng như ở địa phương + Cấp độ cá nhân: văn hoá chính trị biểu hiện ý thức của cá nhân với tư cách là một chủ thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước ⇒Cả hai cấp độ đều gắn liền với hoạt động chính trị, bị chi phối và chịu ảnh hưởng bởi môi trường, điều kiện và hoàn cảnh xã hội, trình độ phát triển của xã hội II CẤU TRÚC, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 1 Cấu trúc của văn hóa chính trị Cấu trúc của văn hóa chính trị bao gồm những yếu tố, phương diện hợp thành sau đây: 1.1 Hệ tư tưởng và các quyết sách chính trị ( cương lĩnh, nghị quyết ) của giai cấp cầm quyền Hệ tư tưởng chính trị: là bộ phận cốt lõi nhất trong văn hóa chính trị Nó phản ánh lợi ích của giai cấp, cũng như phương thức, con đường để thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp( hoặc của nhân dân lao động nói chung - trong điều kiện của xã hội chủ nghĩa) Ở Việt Nam hệ tư tưởng chủ đạo của văn hóa chính trị là CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM Các quyết sách chính trị phải đảm bảo được tính khoa học và nghệ thuật trong việc hoạch định và cả trong việc tổ chức thực hiện Các quyết sách chính trị phải bao hàm trong nó thực trạng, yêu cầu và tính quy định về sự vận động khách quan của thực tiễn, phải phản ánh được lợi ích của giai cấp, của quần chúng nhân dân, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, tiến bộ của xã hội 1.2 Tri thức về chính trị Đây là mặt phản ánh tri thức, ý thức chính trị của chủ thể chính trị Tri thức chính trị bao gồm tri thức lý luận chính trị và tri thức kinh nghiệm chính trị - là trình độ học vấn, sự hiểu biết và những kinh nghiệm thu nhận, tích lũy trong quá trình hoạt động chính trị của mỗi cá nhân - Tri thức lý luận chính trị là hệ thống tri thức phản ánh những mối liên hệ bản chất Tất nhiên, mang tính quy luật trong lĩnh vực chính trị, hệ thống tri thức đó bao gồm các học thuyết chính trị hệ tư tưởng chính trị , lý thuyết xây dựng các thể chế , các lý thuyết về công nghệ chính trị Tri thức lý luận chính trị đạt tới tính khách quan, khoa học sẽ giúp các chủ thể chính trị giác ngộ về bản chất quan hệ chính trị, lợi ích, quá trình chính trị, vấn đề quyền lực chính trị thể chế chính trị, phân biệt được sự khác nhau về động cơ, thái độ, hành vi giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 -Tri thức kinh nghiệm chính trị là những hiểu biết mà các chủ thể lĩnh hội được thông qua quá trình hoạt động chính trị thực tiễn Sự kết hợp giữa tri thức và thực tiễn chính trị sẽ giúp cho việc tích lũy kinh nghiệm trên cơ sở khoa học Do đó, có thể đem lại kết quá cao trong hoạt động chính trị Kinh nghiệm chính trị được hình thành không chỉ thông qua hoạt động chính trị thực mà còn được tích lũy gián tiếp thông qua việc kế thừa những kinh nghiệm của các thế hệ trước trong truyền thống lịch sử của giai cấp, dân tộc Tri thức kinh nghiệm chính trị giúp cho mỗi chủ thể có được sự mẫn cảm, tinh tế nhạy bén trong việc xử lý đúng đắn, kịp thời những vấn đề chính trị thực tiễn đặt ra Tri thức kinh nghiệm chính trị cung cấp những bài học thực tiễn để tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề thực tiễn chính trị Tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trị thức lý luận có vai trò dẫn dắt sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị lựa chọn những tri thức kinh nghiệm hợp lý phục vụ cho hoạt động thực tiễn, nâng tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ thành những cái khái quát, phổ biến Tri thức kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát thành lý luận mới Vì kinh nghiệm gắn với thực tiễn mà thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý 1.3.Tình cảm và đạo đức cách mạng Tình cảm chính trị là cảm xúc của con người trước những vấn đề chính trị như là sự yêu mến , hay oán giận Trong văn hóa chính trị nhờ có tình cảm chính trị mà nhận thức chính trị mới chuyển hóa thành hành động chính trị Bởi tình cảm là động lực, thôi thúc con người tự nguyện, tự giác hành động chính trị Đó là sức mạnh chủ yếu để con người đấu tranh, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân , thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao tính tích cực chính trị của công dân và khắc phục tình trạng thờ ơ, lãnh đạm chính trị trong một bộ phận đảng viên, cán bộ, quần chúng nhân dân Tình cảm chính trị được hình thành trên cơ sở sự hiểu biết tri thức chính trị, quy luật khách quan, lý tưởng chính trị đã được lựa chọn Do đó, để hình thành tình cảm chính trị, trước hết phải trang bị tri thức chính trị cho chủ thể Đạo đức cách mạng là những phẩm chất tốt đẹp, những giá trị làm nên nhân cách của con người Đạo đức cách mạng có vai trò điều chỉnh nhận thức, hành vi của con người theo những giá trị chuẩn mực chính trị Đạo đức cách mạng làm nên nghị lực cách mạng, sức mạnh tinh thần, thúc đẩy cá nhân kiên quyết hành động, không lùi bước trước khó khăn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” 1.4 Lí tưởng về chính trị và niềm tin về khoa học Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Lý tưởng chính trị là mục đích chính trị cao nhất , tốt đẹp nhất của mỗi chủ thể chính trị, có vai trò định hướng hoạt động chính trị của chủ thể Không có mục tiêu lý tưởng chính trị, chủ thể không có phương hướng đúng đắn trong hoạt động chính trị Lý tưởng chính trị còn là động lực kích thích hoạt động chính trị bởi lý tưởng phản ảnh lợi ích của các chủ thể chính trị, do đó, góp phần thúc đẩy các chủ thể tích cực hoạt động để vươn tới lý tưởng Đồng thời lý tưởng chính trị còn là cơ sở để chủ thể lựa chọn phương thức hoạt động chính trị hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra Lí tưởng XHCN, CSCN là lý tưởng nhân đạo nhất trong lịch sử, lý tưởng đó hướng dẫn và thúc đẩy vào mục tiêu cao là là xây dựng một xã hội “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Cùng với lý tưởng niềm tin là một yếu tố quan trọng trong văn hóa chính trị Tất nhiên đó là niềm tin khoa học chứ không phải là niềm tin giáo điều, mù quáng Chỉ có niềm tin khoa học thì mới làm cho con người giữ vững được kiên định trước những khó khăn 1.5 Các truyền thống chính trị được kết tinh trong truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, trong di sản văn hóa của loài người qua các thời đại được kế thừa và vận dụng vào hoạt động chính trị Đó là truyền thống yêu nước: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(Hồ Chí Minh); là tư tưởng chính trị nhân nghĩa thân dân “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”(Nguyễn Trãi); là lòng vị tha nhân ái, “đem đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”; là tư tưởng đoàn kết “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công” ( Hồ Chí Minh) Đó là những giá trị hạt nhân hợp lý trong các học thuyết tư tưởng chính trị ở Phương Đông, Phương Tây được hình thành từ cổ đại đến nay; những kinh nghiệm và thành tựu từ các cuộc cách mạng điển hình trong lịch sử của các nhà nước, chính phủ quốc gia, dân tộc… trên thế giới Ngày nay những tư tưởng quý báu đó cần được kế thừa trên quan điểm lịch sử và phát triển trên trình độ hiện đại để vận dụng vào công việc lãnh đạo 1.6 Những phương diện chính trị, những chuẩn mực, những phương thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị Các hình thức tổ chức quyền lực nhà nước; các thiết chế chính trị;các vấn đề kỹ thuật - công nghệ chính trị( như công nghệ bầu cử, phương tiện truyền thông đại chúng, )nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động chính trị thực tiễn cũng là nhân tố tham gia vào cấu trúc văn hóa chính trị 2 Đặc điểm của văn hóa chính trị 2.1 Tính giai cấp Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Là tính chất nổi bật thuộc bản chất của văn hóa chính trị Văn hóa chính trị của một giai cấp luôn bị chi phối bởi thế giới quan, hệ tư tưởng, quan điểm chính trị của giai cấp đó -Có chức năng phục vụ trực tiếp cho lợi ích, bảo vệ, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền đó trong xã hội, các cuộc đấu tranh giai cấp 2.2 Tính dân tộc và tính nhân loại Trên cơ sở khẳng định vị trí chủ đạo, chi phối của tính giai cấp, cũng cần kế thừa và phát huy tính dân tộc Tiếp thu tinh hoa văn hóa qua các thời đại => Văn hóa chính trị vẫn thấm sâu tinh thần nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực 2.3 Tính lịch sử Văn hóa chính trị luôn bị quy định, tác động bởi nhân tố chủ quan và khách quan (chúng thường vận động, biến đổi) => Trình độ, chuẩn mực văn hóa của con người chính trị, mỗi giai cấp luôn thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử 2.4.Tính đa dạng Ngoài việc bị chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, văn hóa chính trị còn chịu tác động bởi lịch sử, văn hóa, tâm lý, truyền thống, tập quán, tín ngưỡng trong xã hội => Sự phong phú ở các loại hình văn hóa chính trị tương ứng với mỗi giai tầng xã hội khác nhau 3 Chức năng của văn hóa chính trị -Góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội - chính trị -Góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và quản lý của các chủ thể quyền lực => Quyền lực chính trị được thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả hơn với những phương thức sáng tạo, uyển chuyển, tinh tế -Góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động chính trị => Mọi công dân đều trở thành con người chính trị, phát huy tính tích cực chính trị của công dân trong việc tham gia các hoạt động của nhà nước -Góp phần định hướng phẩm hạnh chính trị của con người vào hoạt động tích cực, sáng tạo, thực hiện các giá trị lí tưởng cao đẹp đã chọn III VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN 1 Những đặc điểm cơ bản của nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay 1.1 Những ưu điểm và hạn chế của nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 a Ưu điểm Văn hoá chính trị mang tính chất chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hạt nhân cốt lõi - cơ sở hệ tư tưởng đảm bảo tính khoa học và tính cách mạng của văn hoá chính trị nước ta Là kết quả của sự kế thừa những giá trị văn hoá chính trị truyền thống tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam Sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị văn hoá chính trị Việt Nam đã tạo nên một văn hoá chính trị Việt Nam khoa học - cách mạng - nhân văn theo mục tiêu xã hội chủ b Nhược điểm Chủ nghĩa xã hội chịu ảnh hưởng của tính chất đẳng cấp phong kiến, tiểu nông, quan liêu, bao cấp và là lực cản rất lớn trong việc xây dựng nền văn hoá chính Việt Nam khoa học - cách mạng - nhân văn theo mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong tổ chức bộ máy, trong phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động của các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị còn chưa được khắc phục; năng lực, kỹ năng lãnh đạo chính trị và phẩm chất đạo đức chưa ngang tầm với quá trình đổi mới, 1.2 Tác động của công cuộc đổi mới đối với việc xây dựng nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay a Thời cơ và thách thức trong công cuộc đổi mới hiện nay là một trong những tác nhân rất quan trọng chi phối việc xây dựng nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay  Thời cơ:  Đổi mới là cơ hội để giải phóng các tiềm năng xã hội, năng lực sáng tạo và phát triển các năng lực xã hội để tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội  Đổi mới tư duy, khắc phục những sai lầm và hạn chế; xây dựng tư duy khoa học và tư duy lý luận Nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới hệ thống chính trị, tạo ra cơ chế dân chủ  Mở rộng giao lưu quốc tế và tận dụng nguồn lực bên ngoài để làm tăng sức mạnh của nguồn lực bên trong và thúc đẩy phát triển  Thách thức: Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642  Có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới Suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ Các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài để thay đổi chế độ chính trị nước ta  Trong đổi mới phải giải quyết một cách biện chứng các mối quan hệ; không phiến diện, chủ quan, duy ý chí b Những biến đổi về đời sống văn hoá, tâm lý, lối sống trong quá trình đổi mới cũng tác động đến việc hình thành văn hoá chính trị ở nước ta 2 Phương hướng và một số giải pháp xây dựng nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay 2.1 Phương hướng  Xây dựng văn hoá chính trị và làm cho văn hoá chính trị thấm sâu vào đời sống, chú trọng giáo dục văn hoá chính trị  Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - làm cho nó thực sự là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong nền văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay  Kế thừa có phê phán, tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoa văn hoá chính trị của dân tộc và nhân loại  Tăng cường đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận; kịp thời đấu tranh và ngăn cản những tư tưởng lệch lạc 2.2 Một số phương pháp  Thứ nhất, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam Kiên định với đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ,  Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức, tăng tính thuyết phục của công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu của thế lực thù địch Khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ  Thứ ba, nâng cao trình độ học vấn và mặt bằng dân trí trong xã hội  Thứ tư, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất đa dạng; thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ  Thứ năm, đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật trong xã hội Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642  Thứ sáu, tôn trọng và thực hành và thực hành các giá trị chuẩn mực văn hoá dân chủ, văn hoá pháp quyền, văn hoá ứng xử,  Thứ bảy, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  Thứ tám, tích cực học tập và làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh  Thứ chín, thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá  Thứ mười, phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí  Thứ mười một, coi trọng và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc  Thứ mười hai, chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan