1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xã hội học đại cương chủ đề lí thuyết về bất bình đẳng xã hội khái niệm, phân loại, các yếu tố tác động, liên hệ thực tiễn việt nam và thế giới hiện nay

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lí Thuyết Về Bất Bình Đẳng Xã Hội: Khái Niệm, Phân Loại, Các Yếu Tố Tác Động, Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam Và Thế Giới Hiện Nay
Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Ngọc Anh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Xã hội học đại cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 773,73 KB

Nội dung

Nhóm người có thu nhập thấp có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm nước cũng bị nới rộng.Bấtbình đẳng xã hội vẫn luôn là một vấn đề mà các cơ quan đầu não c

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VI N NGOỆẠI GIAO

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN XÃ: HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ

LÍ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, LIÊN HỆ THỰC TIỄN

VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Ngọc Anh Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Minh Hạnh Mã sinh viên: QHQT50C11339

Lớp: XHHĐC-QHQT50.7_LT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

NỘI DUNG 3

I Khái niệm bất bình đẳng xã hội

1.1 Những quan điểm khác nhau về định nghĩa của bất bình đẳng xã hội 3

1.2 Khái niệm chung về bất bình đẳng xã hội 3

II Phân loại 4

III Các yếu tố tác động 4

3.1 Những cơ hội trong cuộc sống 4

3.2 Địa vị xã hội 4

3.3 Ảnh hưởng chính trị 5

IV Liên hệ thực tiễn

4.1 Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam 5

4.2 Liên hệ với thế giới 7

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh trước và sau đại dịch Covid-19, bức tranh ảm đạm truyền thống về bất bình đẳng ngày càng lớn Nhóm người có thu nhập thấp có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm nước cũng bị nới rộng.Bấtbình đẳng xã hội vẫn luôn là một vấn đề mà các cơ quan đầu não của mỗi quốc gia không ngừng tìm cách hạn chế và giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, trật tự xã hội cũng như sự phát triển con người xã hội của chính quốc gia đó

Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng xuất hiện các vụ tham nhũng, tham ô từ các người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước đến các doanh nhân giàu có Người giàu thì luôn tìm cách để giàu hơn, chiếm đoạt lợi ích, vụ lợi cá nhân; còn người nghèo thì luôn khó khăn trong việc tìm cách để vươn lên, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, dẫn tới sự bất bình đẳng xã hội ngày càng cao Chính vì điều đó nên em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, có cái nhìn sâu hơn về bất bình đẳng xã hội để xây dựng cho bản thân một góc nhìn đúng đắn và suy ngẫm về hướng giải quyết

Trang 4

NỘI DUNG

I Khái niệm bất bình đẳng xã hội

1.1 Những quan điểm khác nhau về định nghĩa của bất bình đẳng xã hội

Tuy bất bình đẳng xã hội được thừa nhận là một vấn đề trung tâm của xã hội học, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể thống nhất được thế nào là bất bình đẳng xã hội Có khá nhiều luồng ý kiến về khái niệm của phạm trù này Thứ nhất có thể kể đến một trong những giải thích sớm nhất về sự bất bình đẳng xã hội trong cuốn “Sự phân công lao động trong xã hội” của nhà xã hội học Emile Durkheim Ông cho rằng sự bất bình đẳng xã hội là việc xã hội đánh giá hành động này quan trọng hơn hành động khác Bên cạnh đó, bất bình đẳng xã hội cũng là hiện tượng mà cá nhân này vốn đã có thiên bẩm hơn những người khác, và càng trải qua đào tạo trong quá

trình trưởng thành thì sự khác biệt càng lớn David Popenoe lại cho rằng “bất bình đẳng xã hội là tình trạng không ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm đối với việc tiếp cận những điều đáng ao ước trong xã hội.” Những điều đáng

mong đợi này khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau Đó có thể là những ước nguyện phi vật chất như danh tiếng, tình yêu, mà cũng có thể là vật chất như

tiền bạc Hay theo ý kiến của tiến sĩ xã hội học Đỗ Thiên Kính thì: “…bất bình đẳng nói chung là sự miêu tả bất bình đẳng của tất cả các thành viên trong xã hội trong cùng một không gian đơn chiều”

1.2 Khái niệm chung về bất bình đẳng xã hội

Từ những ý kiến trên, có thể rút ra một số điểm chung khi định nghĩa về bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội Xã hội chỉ bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác Mỗi xã hội khác nhau sẽ tồn tại một hệ thống bất bình đẳng khác nhau Từ đó đi đến một khái niệm khái quát về bất bình đẳng xã hội: “Bất bình đẳng là sự không ngang bằng nhau về lợi ích, cơ hội xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội hoặc giữa các nhóm xã hội.”

Trang 5

II Phân loại

Bất bình đẳng xã hội có thể được phân chia thành 2 loại như sau:

i Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: sự khác biệt của cá nhân về một hoặc một số đặc điểm sinh học như: giới tính, chủng tộc, trí lực,…

ii Bất bình đẳng mang tính xã hội: sự phân công lao động dẫn đến sự phân tầng xã hội, tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân

III Các yếu tố tác động

Sự bất bình đẳng không giống nhau giữa các xã hội khác nhau Đặc biệt ở quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng sẽ phức tạp hơn so với các xã hội giản đơn Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,… Các yếu tố tác động đến bất bình đẳng xã hội phong phú và đa dạng nhưng có thể quy về ba loại căn bản đó là: những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội và ảnh hưởng chính trị

3.1 Những cơ hội trong cuộc sống

Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi về của cải, vật chất và lợi ích về điều kiện như lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay an ninh xã hội Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có những cơ hội này trong khi nhóm khác thì không Đó là cơ sở khách quan của bất bình đẳng xã hội

Ví dụ như bất bình đẳng về giáo dục giữa các vùng miền, giữa các dân tộc ở Việt Nam Do các dân tộc thiểu số đa số đều sinh sống ở miền núi, các vùng sâu vùng xa, phương tiện giao thông kém phát triển, nền kinh tế còn khó khăn nên giáo dục ở các vùng này còn tụt hậu so với khu vực đồng bằng, tỉ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các dân tộc này với dân tộc Kinh còn chênh lệch cao

3.2 Địa vị xã hội

Trong xã hội, nếu như sự khác nhau của một nhóm người do nguyên nhân khách quan tạo nên thì địa vị xã hội là do các thành viên tạo nên và thừa nhận Cơ sở địa vị có thể khác nhau, có thể là bất kì điều gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm khác thừa nhận Có thể nói, sự khác nhau về địa vị xã hội là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội dựa vào địa vị chính trị, trình độ chuyên môn, của cải,… Tuy nhiên địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội năm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội tự động thừa nhận tính ưu việt đó

Trang 6

Ví dụ như những người giữ chức vụ trong Quốc hội được coi là những người có địa vị xã hội, họ được công dân Việt Nam và nhà nước Việt Nam bầu nên và công nhân

3.3 Ảnh hưởng chính trị

Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việt thu được nguồn lợi từ các quyết định Nói cách khác, nhóm xã hội đó có những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị xã hội và những cơ hội trong cuộc sống

Ví dụ: những người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước sẽ có địa vị xã hội cao và có những cơ hội trong sống như thu nhập tốt, có lương hưu, có lợi ích về chăm sóc sức khoẻ hay an ninh xã hội từ ảnh hưởng chính trị của mình

IV Liên hệ thực tiễn

4.1 Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

Những năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực phấn đấu và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong mô hình tăng trưởng bao trùm, nhằm hướng tới thông điệp tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc tham gia và thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục Thứ nhất, uy tỷ lệ nghèo của mỗi vùng đều có xu hướng giảm nhưng giữa các vùng t vẫn có sự chênh lệch về thu nhập, như Tây Bắc có 28% hộ nghèo và 12% cận nghèo, Điện Biên có 41% hộ nghèo và 9,4% hộ cận nghèo (Bảng 1)

Bảng 1 Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo năm 2017

Trang 7

Vùng Hộ nghèo % số hộ Hộ cận nghèo % số hộ

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2017

Thứ hai, số liệu về tỷ lệ học sinh đến trường giữa các nhóm thành thị nông thôn - và giữa các vùng có khoảng cách rõ rệt Tỷ lệ đến trường khu vực nông thôn thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị Hay nói cách khác, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học nhưng không đi học ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị (gấp 1,7 lần), tương ứng là 9,5% và 5,7% (Theo báo cáo của Tổng điều tra dân số

và nhà ở năm 2019)

Thứ ba, xét theo vùng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc là hai vùng có tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi cao nhất cả nước trong giai đoạn 2010 - 2018 Trong khi đó, Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng nói chung (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) có tỷ suất thấp nhất Điều này cho thấy còn có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ trẻ em chết giữa các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, sự tiếp cận về hệ thống y tế giữa các vùng còn có sự cách biệt

Bảng 6 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi phân theo vùng, 2010 - 2018

Đơn vị: Trẻ em dưới một tuổi tử vong/1000 trẻ em sinh sống

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cả nước 15,8 15,5 15,4 15,3 14,9 14,7 14,5 14,4 14,2

Đồng bằng sông Hồng 12,3 12,5 12,3 12,2 11,8 11,7 11,5 11,3 11,2

Trang 8

Trung du và miền núi

Nguyên nhân của những sự bất bình đẳng trên có thể kể đến do sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo các nhóm dân tộc và vùng, miền Điều này gắn với khoảng cách giãn rộng giữa những người rất giàu và phần đông người Việt Nam, cũng như với tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội Các nhóm người dân tộc thiểu số ngày càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngày càng tập trung trong các nhóm dân tộc thiểu số Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng một phần dẫn đến tình trạng mất đất của nông dân, của người nghèo ở nông thôn Sự bất bình đẳng về phát triển kinh tế luôn là nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng về giáo dục Mức sống thấp do thu nhập thấp, nghèo đói là nguyên nhân trực tiếp cản trở cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em, đặc biệt một số nhóm như trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em sinh ra ở những gia đình nghèo Nhu cầu trẻ em lao động, hộ gia đình nghèo, thiếu động lực học hành… cũng là rào cản đối với việc tiếp cận giáo dục của trẻ em

4.2 Liên hệ với thế giới

Công chúng toàn cầu nhìn nhận vấn đề bất bình đẳng xã hội qua lăng kính ngập tràn sự u ám Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy trung

Trang 9

mức độ phản ứng tiêu cực đã xấu đi kể từ năm ngoái (2022) và trở nên sâu sắc hơn do các lo lắng về khủng hoảng lạm phát và chi phí sinh hoạt, trong khi những người giàu nhất tại nhiều nước trong số này lại càng giàu hơn

1% người giàu nhất thế giới chiếm tới 2/3 tổng tài sản mới được tạo ra kể khi đại dịch Covid 19 bùng nổ, theo một báo cáo được tổ chức quốc tế Oxfam công bố trước -đó, cũng trong năm 2023 này Oxfam khuyên các chính phủ trên thế giới “giảm một nửa mức độ giàu có của các tỷ phú và số lượng tỷ phú từ nay đến năm 2030, bằng cách tăng thuế lên bộ phận 1% giàu nhất và áp dụng các chính sách ngăn ngừa sản sinh tỷ phú” Theo báo cáo, cách này “sẽ giảm mức độ giàu của tỷ phú và số lượng tỷ phú xuống mức cách đây một thập kỷ, tức là vào năm 2012”.

Sự bất bình đẳng không chỉ liên quan đến tiền lương Các tổ chức quốc tế đã phân loại cả các hình thức phân hóa khác đang gia tăng và bị đại dịch Covid-19 làm cho trầm trọng thêm, từ khác biệt trong khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 đến công nghệ số Biến đổi khí hậu cũng tác động bất công lên người nghèo và các cộng đồng yếu thế khi họ chịu tác động nhiều nhưng lại đóng vai trò không đáng kể trong phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo thế giới hiện “đói hơn bao giờ hết” Theo Oxfam, “các công ty lương thực và năng lượng đã tăng gấp đôi lợi nhuận của mình vào năm 2022, đưa thêm 257 tỷ USD vào túi người giàu, trong khi hơn 800 triệu người đi ngủ trong tình trạng đói bụng”

Trang 10

KẾT LUẬN

Như vậy, bất bình đẳng xã hội vẫn còn là một phạm trù xã hội học rộng, cần được khai thác thêm Nhưng nhìn chung, đó vấn vấn đề liên quan đến sự không công bằng trong lợi ích mà mỗi cá nhân có được Đó cũng là vấn đề mà toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt Nhìn ở một khía cạnh nào đó, có lẽ con người cần sự bất bình đẳng ở một mức độ nhất định, qua đó thúc đẩy tính cạnh trạnh lành mạnh, không ngừng phấn đấu, đi lên nền văn minh tiến bộ cao hơn Tuy nhiên thì đa số sự bất bình đẳng ngày nay đều để lại những hậu quả khôn lường cho sự phát triển của xã hội, và cần tìm được phương hướng giải quyết hiệu quả cũng như nhanh nhất có thể, hướng tới đảm bảo sự công bằng cho mọi công dân

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng 2014 Xã hội học Hà Nội: Nhà xuất bản thế giới, 324

2 vov.vn, (2023) Thế giới vừa bình đẳng hơn, vừa bất bình đẳng hơn như thế

nào? [online]

-(Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023)

3 tapchicongson.org.vn (2020) Giá trị bình đẳng - tiêu chí quan trọng chủ nghĩa xã

hội

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/ /2018/820729/gia-tri- -binh dang- -tieu-chi-quan-trong-cua chu- -nghia xa hoi.aspx

-(Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023)

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w