1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ mỹ trung sau chiến tranh lạnh và đặc trưng trong quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới hiện nay vai trò và mối tác động của quan hệ mỹ trung đối với tình hình quan hệ khu vực và trên thế giới

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ~~~~~~*~~~~~ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH Đề tài: Mối quan hệ Mỹ Trung sau chiến t

Trang 1

1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

~~~~~~*~~~~~

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đề tài: Mối quan hệ Mỹ Trung sau chiến tranh lạnh- vàđặc trưng trong quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới hiện nay Vai trò và mối tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với tình hình quan hệ khu vực và -

trên thế giới

Sinh viên: Ngô Thị Thu Mã sinh viên: QHQT48A11133 Ngày sinh: 05/03/2003

Hà Nội, 2024

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I Quan hệ Mỹ - Trung

1 Quan hệ Mỹ Trung trước chiến tranh lạnh 4 -

2 Quan hệ Mỹ Trung sau chiến tranh lạnh đến nay 4 -

II Đặc trưng trong quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới hiện nay 6

III Vai trò và tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với tình hình khu vực và trên thế giới- 9

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những quan hệ quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay Trong bối cảnh phát triển mới, hai nước đang tiến tới xây dựng một mô hình quan hệ giữa các nước lớn dựa trên nguyên tắc không đối kháng, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên Mối quan hệ Mỹ Trung đang ngày càng có tác động -và chi phối đến sự hình thành một cục diện chính trị chiến lược mới trên thế giới -và trong các khu vực quan trọng

Mối quan hệ này được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh, với sự kiềm chế và xen kẽ lẫn nhau Hai bên có thể mâu thuẫn về lợi ích chiến lược, tuy nhiên, họ vẫn cần nhau trên nhiều mặt khác nhau, bao gồm an ninh, chính trị và kinh tế, trong mối quan hệ song phương và đa phương

Mối quan hệ Mỹ Trung không chỉ có tác động đến hai quốc gia, mà còn ảnh hưởng đến -quan hệ khu vực và trên thế giới Các quốc gia khác phải đối mặt với sự lựa chọn phức tạp trong việc thiết lập mối quan hệ với hai quốc gia lớn này Họ phải đảm bảo bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong bối cảnh căng thẳng và cạnh tranh giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này

Trên cơ sở đó, việc hiểu và phân tích mối quan hệ Mỹ Trung trở nên càng quan trọng hơn -bao giờ hết Điều này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về đặc trưng của mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay và vai trò cũng như mức độ tác động của quan hệ này đối với tình hình quan

hệ khu vực và trên toàn cầu Sau đây là nghiên cứu của tôi về “Mối quan hệ Mỹ - Trung sau

chiến tranh lạnh đặc trưng trong quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới hiện nay Vai -

trò và mối tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với tình hình quan hệ khu vực và trên -

thế giới.”

Trang 4

4 I Quan hệ Mỹ - Trung

1 Quan hệ Mỹ Trung trước chiến tranh lạnh-

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được định hình bởi một tình hình đầy căng thẳng và cạnh tranh Hai quốc gia này đại diện cho hai hệ thống chính trị và kinh tế đối địch: Mỹ với chủ nghĩa tư bản và dân chủ, trong khi Trung Quốc theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh, Mỹ và Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ với nhau dựa trên sự căng thẳng và sự cạnh tranh chính trị Mỹ đặt mục tiêu chống lại sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản và xem Trung Quốc là một mối đe dọa cho sự ảnh hưởng của mình Trong khi đó, Trung Quốc nhìn nhận Mỹ là một cường quốc thù địch và xâm lược, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Liên Xô để đối phó với Mỹ

Tuy nhiên, vào những năm 1970, quan hệ giữa hai nước bắt đầu thay đổi Dựa trên lợi ích chung và các toan tính chiến lược, Mỹ và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ vào tháng 2 năm 1972 và tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979 Từ cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ nhận ra rằng sự hợp tác với Trung Quốc có thể làm yếu đối thủ chung của mình là Liên Xô Trong bối cảnh này, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thực hiện cuộc viếng thăm lịch sử tới Trung Quốc vào năm 1972, mở ra một đầu mối mới cho quan hệ giữa hai quốc gia

Đến giai đoạn 1980-1990, mối quan hệ Mỹ Trung phát triển tương đối ổn định khi hai - nước lợi dụng lẫn nhau, tập hợp lực lượng để tạo thế đối trọng với Liên Xô Mỹ tìm cách tiếp cận với Trung Quốc nhằm chống lại sự mở rộng của Liên Xô và đảm bảo ổn định khu vực Về phía Trung Quốc, việc tiếp cận với Mỹ đã giúp Trung Quốc thoát khỏi sự cô lập và phục hồi địa vị quốc tế của mình Mỹ lúc này không chỉ đóng vai trò là “cầu nối” đưa Trung Quốc ra với thế giới phương Tây, giúp Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước trên thế giới, nâng cao dần vị thế và hình ảnh của Trung Quốc, mà còn trở thành một “đối tác” tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc

2 Quan hệ Mỹ Trung sau chiến tranh lạnh đến nay -

Sau khi Liên Xô tan rã, kết thúc của trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, mối quan hệ Mỹ - Trung dần xấu đi nghiêm trọng Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc rơi vào tình trạng bị Mỹ và phương Tây tiến hành bao vây, cấm vận Thực chất, sự kiện Thiên An Môn chỉ là cái cớ cho Mỹ để cô lập Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự vươn lên vượt bậc của Trung Quốc thách thức vai trò của Mỹ sau khi mở cửa cải cách kinh tế Nhận thức được nỗi lo của Mỹ, Trung Quốc chủ trương không đẩy căng thẳng với Mỹ lên quá cao mà kiên trì thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu” tập trung vào xây dựng và củng cố nội lực của đất nước

Trong những năm 2000, với tận dụng tốt mối quan hệ với Mỹ khi ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, Trung đã trở thành đối tác tích cực của Mỹ trong lĩnh vực thương mại và hợp tác đa mặt trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên từ những năm 2010 trở lại đây, mối quan hệ Mỹ Trung ngày càng xuống cấp trầm trọng khi Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế -

Trang 5

5

lớn thứ 2 thế giới, trên con đường thực hiện hóa “ Giấc mơ Trung Hoa”, thách thức vai trò dẫn dắt của Mỹ

Xét về sức mạnh tổng hợp quốc gia, hiện nay Trung Quốc đã trở thành siêu cường thế giới, chỉ sau Mỹ 1 Xét về lĩnh vực kinh tế, theo báo cáo của IMF trong năm 2022, Trung Quốc là nền kinh tế thứ 2 thế giới với chỉ số GDP 18,3 nghìn tỷ USD, bằng 72% GDP của Hoa Kỳ (25,5 nghìn tỷ USD)

Về khía cạnh quân sự công nghệ, Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - (SIPRI), cho tới nay, Mỹ vẫn là nước chi tiêu quốc phòng nhiều nhất thế giới, với ngân sách trong năm 2020 ước tính 778 tỷ USD, chiếm 39% tổng chi tiêu trên toàn cầu Trung Quốc dù xếp thứ 2 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, với mức 252 tỷ USD Năm 2021, Bắc Kinh tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng 6,8%

Mỹ hiện nay sở hữu khoảng 13.000 máy bay quân sự bao gồm cả những chiến máy bay tiên tiến nhất thế giới như F-35 Lightning và F-22 Raptor Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về lực lượng không quân với hơn 2.500 máy bay, bao gồm tiêm kích tàng hình J-20 Trong tương quan lực lượng về hải quân, Trung Quốc được xem là chỉ hơn Mỹ về số lượng tàu nhỏ trong khi Mỹ vượt trội về cả số lượng tàu chiến và công nghệ với 11 tàu sân bay hạt nhân, mặt khác Trung Quốc chỉ có 2 tàu sân bay2 Theo trang web World Population Review, Mỹ có kho hạt nhân lớn thứ 2 thế giới (ước tính khoảng 5,550 đầu đạn) theo sau là Trung Quốc với vị trí thứ 3 (350 đầu đạn)

Như vậy với vị thế không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, Trung Quốc được coi như mối nguy hiểm đe dọa vị trí số một thế giới của Mỹ Chính vì thế, mối quan hệ giữa hai nước này luôn trong tình trạng căng thẳng những năm trở lại đây Đối đầu căng thẳng giữa hai nữa xảy ra trên mọi mặt trận, điển hình là lĩnh vực kinh tế Kể từ khi Tổng thống D Trump lên cầm quyền năm 2017, nước Mỹ đã phát động chiến dịch cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến, coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số 1 và thực thi những chính sách cứng rắn đối với nước này Trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh quốc gia tạm thời được đưa ra vào tháng 3 021, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ toàn diện, cạnh -2 tranh trên tất cả các lĩnh vực, tiếp tục xác định Trung Quốc mối đe dọa quốc là gia Trong đại hội XX, Trung Quốc coi xử lý quan hệ với Mỹ là vấn đề then chốt trong chính sách đối ngoại; triển khai cạnh tranh toàn diện với Mỹ và tập hợp lực lượng; kiên quyết bảo vệ các lợi ích quốc gia cốt lõi, vạch ra những “giới hạn đỏ” trên mặt trận ngoại giao, mà một trong những giới hạn đó chính là vấn đề Đài Loan

Như vậy, trong hơn 40 năm qua kể từ khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1979), nhiều đời Tổng thống Mỹ đều thực thi chính sách can dự tích cực với Trung Quốc,

1 Lowy Institute (2020a), Asia Power Index, Key Findings 2020, Lowy Institute’s Engaging Asia Project, Australia, Level 3, 1 Blig Street, Sydney NSW 200

2 Comparison of China and United States Military Strengths (2023) Global Firepower

https://www.globalfirepower.com/countries-comparisondetail.php?country1=china&country2=united-states-of-america

Trang 6

6

nghĩa là có hợp tác, có kiềm chế, đồng thời, lôi kéo Trung Quốc tham gia vào hệ thống quốc tế theo luật chơi do Mỹ Tuy nhiên, với chính sách ngoại giao chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “hành động nước lớn” của Trung Quốc, mối quan hệ Washington Bắc Kinh bắt đầu chuyển -hướng xấu đi kể từ sau chiến tranh lạnh

II Đặc trưng trong quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới hiện nay

Mỹ và Trung Quốc là hai nhân tố hàng đầu trong hệ thống quan hệ quốc tế Chính vì vậy, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này mang những đặc trưng khái quát và chi phối xu hướng của quan hệ giữa các nước lớn khác hiện nay

Vừa hợp tác vừa cạnh tranh

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây là điển hình cho mối quan hệ vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau giữa quan hệ các nước lớn hiện nay Hai quốc gia này là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vậy nên mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại

Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ vẫn tăng lên 538,8 tỷ USD vào năm 2022, thấp hơn một ít so với mức nhập khẩu kỷ lục năm 2018 Ngược lại, Mỹ cũng xuất khẩu tổng giá trị hàng hoá cao kỷ lục, đạt mốc 153,8 tỷ USD, sang Trung Quốc trong năm 2022.3 Điều này chứng minh rằng mặc dù hai cường quốc này cạnh tranh ngôi vị số 1 thế giới, cố gắng áp đặt cách biện phát trừng phạt lẫn nhau như chiến tranh thương mại năm 2018 nhưng họ vẫn cần nhau để phát triển một cách thịnh vượng

Ngoài ra, vì là hai cường quốc hàng đầu, Mỹ và Trung Quốc đều nhận thức được rằng, cần phải điều phối mối quan hệ một cách có trách nhiệm bởi những thách thức toàn cầu, từ các vấn đề chính trị an ninh, đến biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ, vẫn cần hai bên hợp tác cùng nhau Điều này đòi hỏi sẽ cần nhiều hơn nữa các hành động thực tế từ cả hai phía để đưa quan hệ song phương thực sự đi vào ổn định, đối thoại và hợp tác vì lợi ích chung của cả hai nước và toàn thế giới Ví dụ như vào 18/7/2023, hai nước đã nối lại đàm thoại và nhất trí hợp tác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thể hiện rõ trách nhiệm quốc tế của hai nước trong vấn đề quản trị toàn cầu

Tuy nhiên, mặc dù có sự cố gắng hợp tác, mối quan hệ Mỹ Trung vẫn không tránh khỏi - những căng thẳng và mâu thuẫn ở những lĩnh vực khác Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự và an ninh, hai quốc gia đang tăng cường khả năng quân sự và đua tranh về ảnh hưởng khu vực Việc kiểm soát các điểm "trọng yếu" chiến lược ở các khu vực Châu Á Thái Bình Dương trở thành - một phần quan trọng trong chiến lược của cả hai bên Điều này có thể gây ra căng thẳng và xung đột trong một số vùng lãnh thổ và lãnh hải, như eo biển Malacca, Đài Loan và Miyako Hợp tác là điều không thể thiếu tuy nhiên giữa các nước lớn còn có nhu cầu về cạnh tranh Quốc gia nào cũng sẽ có nhu cầu chiến lược về gia tăng ảnh hưởng, áp đặt vị thế lãnh đạo lên

3Thế giới được gì từ thương chiến dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc? Trung tâm WTO và Hội nhập liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam, 2023 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/24387-the-gioi-duoc-gi- -thuong-chien-dai-dang-giua-tu my-va-trung-quoc

Trang 7

7

nước khác Đặc trưng hợp tác và cạnh tranh còn được thể hiện rõ trong mối quan hệ đồng minh Mỹ - EU Từ xưa, Mỹ và EU luôn kề vai sát cánh và ủng hộ nhau trong nhiều lĩnh vực tuy nhiên họ cũng có những bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích Ở hội nghị an ninh Munich 2019, Phó Tổng thống Mỹ phê phán các đồng minh EU đã làm nhiều việc gây “tổn hại” đến an ninh, lợi ích và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, nhất là việc EU phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với I-ran, hay việc EU phản đối Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga năm 1987, v.v EU cũng cho rằng, quyết định của Mỹ rút khỏi các thỏa thuận lịch sử này là “sai lầm”, có thể đẩy châu Âu và thế giới vào tình trạng mất an ninh, đối đầu nguy hiểm Hai bên sau đó còn tiến hành các cuộc trừng phạt, trả đũa, áp đặt lệnh trừng phạt thuế quan lên các mặt hàng xuất khẩu của nhau

Mỹ và Trung đóng vai trò dẫn dắt các mối quan hệ nước lớn khác

Mỹ và Trung Quốc đều là hai cường quốc lớn nhất trên thế giới, chính vì thế hai nước này đóng một vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước lớn khác Đặc biệt khi Mỹ và Trung đều phát triển đứng đầu đa số các lĩnh vực kinh tế đời sống Bởi vậy quan hệ - giữa các nước lớn phần nào cũng sẽ bị phân hóa theo hai trục Mỹ Trung Ví dụ như vấn đề - biển Đông

Nhật và EU từ xưa đến nay vốn được coi là đồng minh lâu đời của Mỹ, luôn chia sẻ chung quan điểm và hành động ủng hộ Mỹ trong mọi cuộc đối đầu cạnh tranh giữa Mỹ - Trung Tuy nhiên, Ấn Độ là nhân tố đặc biệt khi ngay từ trong chiến tranh lạnh họ luôn nhận mình đi đầu trong phong trào “không liên kết”, sau chiến tranh lạnh, Ấn Độ vẫn duy trì chính sách đối ngoại khôn ngoan như vậy Sau Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về lập trường phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 13/7/20204, các đồng minh của Mỹ như EU, Nhật Bản liên tục có phát ngôn ủng hộ hành động tuần tra trên biển Đông của Mỹ Với Ấn Độ theo đuổi phong trào “không liên kết”, Ấn Độ có thể không chia sẻ quan điểm trong vấn đề này tuy nhiên Bộ ngoại giao nước này đã tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp trên khu vực Biển Đông vài ngày sau đó Mặc dù phát ngôn không thể hiện thực sự là Ấn Độ có nghiên hẳn về phía Mỹ và Phương Tây hay không tuy nhiên nó cũng mặt nào thể hiện được quan điểm chống lại Trung Quốc của Ấn Độ trong vấn đề biển Đông

Bên cạnh đó, quan hệ quốc tế thời gian gần đây chứng kiến sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Nga khiến cộng đồng quốc tế đặt ra nghi vấn về triển vọng một liên minh Nga-Trung Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau được thể hiện qua lĩnh vực ngoại giao, đặc biệt là trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như trong lĩnh vực quân sự với các cuộc tập trận chung thường xuyên, Trung Quốc mua máy bay Su 35, hệ thống tên lửa S- -400 và các thiết bị quân sự hiện đại của Nga Hai nước còn tuyên bố "sự hỗ trợ vững chắc về các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau và tăng cường hợp tác đa phương trong nhiều lĩnh vực"

4Tuyên b c a Ngoố ủ ại trưởng Mỹ phản đối yêu sách c a Trung Quủ ố ởc Biển Đông Báo điệ ử Đn t ài tiếng nói Vi t Nam, 2020 ệ https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/tuyen-bo-cua-ngoai-truong-my-phan-doi-yeu-sach-cua-trung-quoc-o-bien-ong-1070507.vov

Trang 8

8

Có thể thấy, sự xích lại gần nhau này của hai nước sau cuộc xung đột Ukraine nhằm sát cánh bên nhau đối trọng lại với Mỹ và phương Tây

Sự linh hoạt trong việc tập hợp lực lượng

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một xu hướng tăng cường tập hợp lực lượng linh hoạt giữa các nước lớn trên thế giới để đáp ứng lại những thách thức chung và thay đổi địa chính trị, kinh tế và an ninh toàn cầu Các nước tập hợp lực lượng dựa trên lợi ích quốc gia chứ không phải ý thức hệ Nếu ở giai đoạn trong chiến tranh lạnh, các nước tập hợp lực lượng theo sự dẫn dẵn của hai nước đối đầu thì giai đoạn hiện nay các nước có thể linh hoạt tham gia các cơ chế mà ở đó dẫn dắt bởi hai nước cạnh tranh lẫn nhau Sự linh hoạt và phức tạp của xu hướng tập hợp lực lượng giữa các nước lớn thể hiện trong nhiều lĩnh vực

Mỹ và Trung Quốc luôn đối đầu cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp tuy nhiên cả hai nước này đều đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong cơ chế G20 tập hợp các nền kinh - tế lớn nhất thế giới và nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các vấn đề tài chính, kinh tế và phát triển bền vững

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 gồm các quốc gia thành viên là Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan SCO được coi là một đối trọng mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi Khối hiệp ước phòng thủ Warszawa tan rã Ấn Độ đã tham gia SCO vào năm 2017 5Tuy nhiên Ấn Độ cũng là thành viên của cơ chế hợp tác an ninh chính trị Quad gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc Điều này cũng thể hiện rõ tính linh hoạt, đa dạng trong vấn đề tập hợp lực lượng hiện nay giữa các nước lớn

Chủ nghĩa đơn phương gia tăng

Chủ nghĩa đơn phương là xu hướng một quốc gia cho phép mình tự do hành động và hành động bất chấp quan điểm, lập trường, lợi ích của các nhân tố bên ngoài như lực lượng quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, dư luận quốc tế,…

Học thuyết “tấn công phủ đầu” sau sự kiện 11/9 là một ví dụ điển hình cho chủ nghĩa đơn phương của Mỹ Học thuyết cho phép Mỹ đơn phương tấn công mục tiêu mà Mỹ cho rằng có mối đe dọa ở đó Chính điều này đã dẫn đến cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq năm 2003 vì cho rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt mặc dù bất chấp đòi hỏi của các quốc gia trên thế giới Mỹ dều không thể đưa ra chứng cứ thuyết phục cho điều đó Sau cú sốc 9/11, một loạt các hành động đơn phương của Mỹ với vấn đề chống khủng bố là điều dễ hiểu nhưng tuy nhiên xu hướng chủ nghĩa đơn phương ngày một gia tăng tại các nhiệm kỳ tổng thống của Hoa Kỳ Điển hình là chính sách "America First" của Hoa Kỳ, được đề xuất bởi Tổng thống Donald Trump và tiếp tục được duy trì dưới thời Tổng thống Joe Biden Chính sách này tập trung vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia Hoa Kỳ trước hết, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu mà không cần

5Hoàng Tu n ấ Thịnh Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Nghiên c u ứ quốc tế

https://nghiencuuquocte.org/2019/07/21/an-do- -chuc-hop-tac-thuong-hai/#to

Trang 9

9

tính đến các cam kết đa phương hoặc tác động đến các quốc gia khác Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Hạt nhân P5+1 với Iran năm 2018, Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 2019, Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2018, Cơ quan Bưu chính Quốc tế năm 2018.6

Tương tự Mỹ, Trung Quốc cũng có những hành động biểu hiện chủ nghĩa đơn phương như thiết lập các căn cứ quân sự và xây dựng các cấu trúc trên các đảo tranh chấp tại biển Đông mà không có sự đồng thuận của các quốc gia khác trong khu vực Trung Quốc là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 tuy nhiên nước này lại không tuân thủ những quy tắc xử sự trên biển mà đơn phương thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt -Nam Hay việc Nga đưa quân vào Ukraine năm 2022, sáp nhập bán đảo Krym năm 2014 chiếu theo luật pháp quốc tế cũng là biểu hiện của chủ nghĩa đơn phương

Như vậy, một loạt các sự kiện gần đây đã thể hiện rõ một điều rằng xu hướng chủ nghĩa đơn phương ngày một gia tăng giữa quan hệ các nước lớn.

III Vai trò và tác động của quan hệ Mỹ Trung đối với tình hình - quan hệ khu vực và trên thế giới

1 Tác động trong khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực nằm trong ưu tiên chiến lược hiện nay của cả Trung Quốc và Mỹ Đối với Mỹ, đây là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Còn với Trung Quốc, Châu Á Thái Bình Dương là một trụ cột trong chiến lược đối - ngoại hiện nay (ngoại giao nước lớn, ngoại giao láng giềng, ngoại giao năng lượng, chiến lược “đi ra ngoài”, tăng cường phát triển sức mạnh mềm) 7 Chính vì thế, cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tác động không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của khu vực

Về các sáng kiến, hai bên liên tục đưa ra các sáng kiến đáp trả nhau theo hình thức ăn miếng, trả miếng Trung Quốc tập trung vào tầm nhìn “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD) và ba sáng kiến là BRI, An ninh toàn cầu (GSI) và Phát triển toàn cầu (GDI) Mỹ đưa ra sáng kiến “An ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương” (MSI) để hỗ trợ nâng cao năng lực an ninh biển cho các đồng minh, đối tác, bảo đảm an toàn giao thông hàng hải, với trọng tâm là Biển Đông Bên cạnh đó, Mỹ đề xuất Sáng kiến “Dữ liệu nguồn nước Mê Công” (MWDI) nhằm phối hợp với Ủy hội sông Mê Công (MRC) thu thập, chia sẻ thông tin, phục vụ quản lý nguồn nước Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy ASEAN tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF)

Về an ninh quân sự, hai bên ra sức tăng cường hiện diện quân sự tạo thế đối trọng Mỹ chú trọng kiểm soát các điểm "trọng yếu" chiến lược để đề phòng kịch bản xung đột với Trung Quốc như eo biển Malacca, Đài Loan hay Miyako Trung Quốc tăng cường hiện diện và chi

6 Hải Minh Những xu thế lớn chi phối quan hệ quốc tế ngày nay Báo điện tử Chính phủ

https://baochinhphu.vn/nhung-xu-the-lon-chi-phoi-quan-he-quoc- -ngay-nay-102254897.htmte

7 Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.437

Trang 10

10

phối các cảng biển quan trọng trong khu vực cũng như các nước ven biển có giá trị địa chiến lược với an ninh, kinh tế Trung Quốc như Chittagong (Bangladesh), Hambantota (Sri Lanka), bằng cách thuê, mua, góp vốn, đầu tư hoặc chuyển nhượng quyền quản lý có thời hạn trong trường hợp không trả được nợ

Biển Đông cũng là một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất trong quan hệ Mỹ - Trung trong năm qua và cũng là một trong những vấn đề “dậy sóng” nhất trong quan hệ giữa hai nước Mỹ nhiều lần công khai chỉ trích hoạt động xây dựng và tôn tạo trái phép đảo nhân tạo của Bắc Kinh làm ảnh hưởng đến tự do, an toàn hàng hải trên Biển Đông, cũng như “đang gây mất an ninh, ổn định” trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Trước các hành động của - Bắc Kinh, Washington đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này Một mặt Mỹ ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” nhưng mặt khác chủ động nâng cấp quan hệ với Đài Loan nhằm mục đích sử dụng Đài Loan như một “con bài” chiến lược để kiềm chế Trung Quốc Đáp trả lại Mỹ Trung Quốc cũng có những hành động quân sự tương tự

Về tập hợp lực lượng, Mỹ lấy Bộ Tứ (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ) làm trọng tâm trong nỗ lực kiềm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc trên Biển Đông Mặt khác, các nước thành viên nhóm QUAD cũng tăng cường hợp tác nâng cao năng lực biển cho các nước trong khu vực; nhất là với Philippines và Indonesia Với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã sử dụng đòn bẩy kinh tế thông qua thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển… nhằm tranh thủ một số quốc gia thành viên không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Campuchia, Thực tế cho thấy, chiến lược này đã phát huy tác dụng vào những thời điểm quan trọng, khi Campuchia ít nhất đã 2 lần gạt đi cơ hội tìm kiếm tiếng nói đồng thuận trong ASEAN đối với những diễn biến trên Biển Đông

Về thương mại đầu tư, Mỹ cố gắng cân bằng ảnh hưởng kinh tế với Trung Quốc bằng - cách tích cực đầu tư vào ASEAN, đồng thời tìm cách phục hồi chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc Về tổng thể, Mỹ đang là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào ASEAN, nhưng về thương mại, Trung Quốc đang vượt Mỹ trong quan hệ thương mại đối với ASEAN Theo Báo cáo đầu tư vào ASEAN năm 2022, các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư 40 tỷ USD vào ASEAN trong năm 2021, tăng 41% so với năm 2020, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, điện năng, hóa dược phẩm; còn Trung Quốc đầu tư 14 tỷ USD vào ASEAN

Cạnh tranh Mỹ - Trung còn tác động, lan rộng sang các diễn đàn đa phương Từ một diễn đàn đa phương thúc đẩy đối thoại, tăng cường niềm tin, sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố an ninh khu vực, Đối thoại Shangri La 20 đã trở thành nơi hai nước lớn công khai chỉ tr- ích và phê phán lẫn nhau Hai bên đã có những phát ngôn lên án, chỉ trích sự hiện diện và các động thái mở rộng ảnh hưởng tại khu vực biển Đông và về vấn đề Đài Loan Đối với vấn đề Biển Đông, Mỹ đã trực tiếp phê phán các hành vi đe dọa tự do hàng hải và hàng không của quốc gia này Đối với vấn đề Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gián tiếp gọi Trung Quốc là một “kẻ dọa nạt và ép buộc” Trung Quốc cũng lên án việc Mỹ tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước vào những liên minh mang tính đối đầu, gây chia rẽ, làm ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình của toàn

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w