HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ---MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNGVIỆC SỬ DỤNG SỨC MẠNH QUỐC GIA TRONG GIẢI QUYẾT CÁCVẤN ĐỀ TOÀN CẦU CỦA CÁC NƯỚC LỚN PHÂN TÍCH VỀ VẤN Đ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
VIỆC SỬ DỤNG SỨC MẠNH QUỐC GIA TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CỦA CÁC NƯỚC LỚN (PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ
CHIẾN TRANH)
Sinh viên: PHẠM HUYỀN NGỌC
Mã số sinh viên: 2151070031
Lớp tín chỉ: QT01001_K41.1
Lớp hành chính: Truyền Thông Quốc Tế K41
Trang 2Hà Nội, tháng 06 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Khái niệm sức mạnh quốc gia và một số vấn đề cơ bản về những vấn đề toàn cầu 4
1 Khái niệm sức mạnh quốc gia 4
2 Quan niệm về nước lớn 4
3 Khái niệm về những vấn đề toàn cầu 5
4 Nội dung của những vấn đề toàn cầu 5
5 Nguyên nhân xuất hiện tổ hợp thứ nhất 6
II Việc sử dụng sức mạnh quốc gia trong giải quyết các vấn đề toàn cầu của các nước lớn (phân tích về vấn đề chiến tranh) 7
1 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia 7
2 Các nước lớn vận dụng sức mạnh quốc gia giải quyết vấn đề chiến tranh 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới phát triển theo chiều hướng đa cực, sức mạnh quốc gia trở thành một “vũ khí quyền lực”, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế Sức mạnh quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh và phạm vi ảnh hưởng của một quốc gia trên thế giới Đồng thời, sức mạnh quốc gia đang ngày càng khẳng định vị thế của nó trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới và trong mối quan hệ quóc tế Chính vì thế mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm xây dựng, củng cố, khai thác và phát huy sức mạnh như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia Muốn thành công trong các chiến lược xây dựng sức mạnh quốc gia, các nước đều phải hướng tới những giá trị cốt lõi của nhân loại, đáp ứng khát vọng của con người về giá trị tốt đẹp của cuộc sống, xây dựng mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển trong một thời kỳ hội nhập thế giới
Em lựa chọn đề tài “Việc sử dụng sức mạnh quốc gia trong giải quyết các vấn đề toàn cầu của các nước lớn (phân tích về vấn đề chiến tranh)” làm đề tài
tiểu luận để nghiên cứu về những đường lối, chính sách của các quốc gia lớn có tầm ảnh hưởng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm nâng cao sức mạnh quốc gia của họ và giải quyết hợp lý những vấn đề cấp bách trên thế giới, hướng tới những giá trị cốt lõi cho nhân loại
Trang 4NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM SỨC MẠNH QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU:
1 Khái niệm sức mạnh quốc gia:
Sức mạnh quốc gia (hay còn gọi là Thực lực quốc gia) là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm: các nhân tố vật chất (phần cứng), tinh thần (phần mềm) và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế
Có nhiều cách phân loại quyền lực của một quốc gia, mỗi cách phân loại
có một ý nghĩa ứng dụng nhất định trong nghiên cứu thực tiễn quan hệ quốc tế Cách phân loại phổ biến gần đây và dựa theo phương thức thực hiện quyền lực là:
Quyền lực cứng (Hard Power): là thực lực về kinh tế, quốc phòng; dùng những luật pháp, luật lệ, quy tắc, quy định mang tính pháp lý hoặc những quy ước, cam kết mang tính ràng buộc để chủ thể phải tuân theo một cách bắt buộc
Quyền lực mềm (Soft Power): khả năng dùng sự ảnh hưởng hay sự hấp dẫn để thuyết phục chủ thế khác làm theo ý mình
Sự khác nhau giữa hai quyền lực này là phương thức thực hiện ép buộc hay thuyết phục; công cụ sử dụng “cứng” hay “mềm”; tạo tâm lý sợ hay hay tin tưởng để chủ thể làm theo; Trên thực tế, hai loại quyền lực này có giá trị bổ sung cho nhau và hay được sử dụng kết hợp
2 Quan niệm về nước lớn:
Trang 5Khái niệm “nước lớn” dùng để chỉ những quốc gia có vị thế lớn, có khả năng tạo ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, khái niệm “nước lớn” có điểm khác biệt đối với khái niệm “siêu cường” hay là “cường quốc”
“Cường quốc” là những quốc gia có ảnh hưởng mạng mẽ đối với một số lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu hoặc trong phạm vi khu vực địa lý của họ “Siêu cường” là quốc gia có thể có sức nặng quyết định đối với toàn bộ các vấn đề có tần quan trọng của thế giới như Mỹ Như vậy, không phải cường quốc nào cũng
là nước lớn và không phải nước lớn nào cũng là siêu cường
Một quốc gia được gọi là nước lớn khi đất nước đó có khả năng làm thay đổi ý chí của các nước khác, có tác động định hình nền chính trị thế giới, duy trì tình trạng ổn định và cân bằng các hệ thông quan hệ quốc tế, tạo cơ sở để các quốc gia khác dựa vào đó làm cơ sở đề ra nguyên tắc ứng xử phù hợp
3 Khái niệm về những vấn đề toàn cầu:
Những vấn đề toàn cầu dùng để chỉ tổng thể những vấn đề cấp bách mà từ nguyên nhân nảy sinh, phát triển đến phạm vi, quy mô tác động và việc khắc phục những hậu quả của nó liên quan trực tiếp đến từng con người đến tất cả dân tộc, quốc gia, đến toàn nhân loại
Hiện nay việc giải quyết những vấn đề toàn cầu đều đụng chạm đến các lợi ích: cá nhân với tập thể; cục bộ với toàn thể; địa phương với quốc gia; quốc gia với nhân loại Trong các loại lợi ích trên thì lợi ích nhân loại phải được đưa lên hàng đầu
Những vấn đề toàn cầu và cuộc đấu tranh để giải quyết chúng có tính chất lịch sử, đòi hỏi con người có vai trò chủ động và trách nhiệm cao Trong những thời điểm lịch sử khác nhau sẽ có những vấn đề toàn cầu khác nhau, do đó các biện pháp giải quyết cũng sẽ khác nhau
4 Nội dung của những vấn đề toàn cầu:
Trang 6Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ dẫn đến sự phân bố lại các lực lượng xã hội và đồng thời, quá trình đấu tranh và hợp tác về quân sự, chính trị, kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc đã tạo nên hàng loạt những vấn đề toàn cầu gay gắt Những vấn đề toàn cầu có xu hướng tiếp tục gia tăng cả về số lương, quy mô và cả tính chất của nó trong những năm tới Hiện nay có hai tổ hợp những vấn đề toàn cầu, mỗi tổ hợp bao gồm một số vấn đề toàn cầu hoặc có tính toàn cầu:
Tổ hợp thứ nhất: Những vấn đề có liên quan tới việc giải quyết giữa
con người với con người nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc về chính trị, quân sự và kinh tế
Tổ hợp thứ hai: Bao gồm những vấn đề có liên quan đến mối quan
hệ giữa con người và thiên nhiên
Trong bài luận này em sẽ tập trung phân tích về vệc sử dụng sức mạnh quốc gia trong giải quyết các vấn đề toàn cầu của các nước lớn trong tổ hợp thứ nhất, bao gồm các cuộc đấu tranh lớn – nhỏ trong đó có cuộc đấu tranh để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình, khắc phục tình trạng lạc hậu và bùng
nổ dân số ở các nước đang phát triển, thiết lập trật tự kinh tế thế giới, cuộc đấu tranh nhằm tạo điều kiện cho sự tiến bộ của mọi quốc gia (để chống đói nghèo và bệnh tật)
5 Nguyên nhân xuất hiện tổ hợp thứ nhất:
Do cuộc đấu tranh giữa người với người:
Cuộc đấu tranh giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau
Các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo
Cuộc đấu tranh giữa các chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Trong đó chủ nghĩa tư bản muốn sử dụng sức mạnh quân sự nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội
Trang 7II VIỆC SỬ DỤNG SỨC MẠNH QUỐC GIA TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CỦA CÁC NƯỚC LỚN (PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ CHIẾN TRANH):
1 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia:
a Lợi ích kinh tế:
Phần lớn các cuộc chiến tranh gây nên bởi một quốc gia đều mong muốn kiểm soát sự giàu có của quốc gia khác Dù nguyên nhân gây ra chiến tranh là gì
và mục tiêu của chiến tranh được truyền bá ra sao thì nguồn động lực về kinh tế luôn nằm ẩn sâu dưới những mâu thuẫn giữa các quốc gia đó
Ở mỗi một thời đại thì nguồn động lực về kinh tế dẫn đến chiến tranh sẽ khác nhau Trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa, mục tiêu mà những quốc gia gây chiến nhắm đến đó chính là vàng, bạc hoặc những vật nuôi gia súc như bò hay ngựa Trong thời kỳ hiện đại thì sự thèm khát của các quốc gia gây chiến lại là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu mỏ và nguyên vật liệu trong sản xuất Điển hình trong lịch sử về các cuộc chiến tranh giành lợi ích kinh tế là cuộc chiến tranh Anh - Ấn (1766 – 1849) Chiến tranh Anh - Ấn là một chuỗi các cuộc chiến tranh giữa cộng đồng người Anh ở Ấn Độ thuộc Anh và những vùng khác ở Ấn Độ Những cuộc chiến này dẫn đến việc thiết lập sự thống trị của thực dân Anh tại Ấn Độ, khiến có người Anh không bị hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên có giá trị ở Ấn Độ
b Lợi ích lãnh thổ:
Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ sẽ diễn ra khi một quốc gia nhắm đến một vùng đất đai để làm nơi sinh sống, để sử dụng cho nông nghiệp hoặc phục vụ cho những mục đích khác nhau Vùng lãnh thổ đó có thể được sử dụng như “vùng đệm” giữa hai bên địch thủ và liên quan đến những cuộc chiến ủy nhiệm
Trang 8Các cuộc chiến ủy nhiệm là những xung đột được đấu tranh bằng cách thông qua lực lượng của một hoặc nhiều nước khác, hay các tác nhân phi nhà nước Loại hình chiến tranh này được một số nước coi trọng sử dụng để can dự vào các cuộc xung đột nhằm đạt mục tiêu chiến lược mà không sử dụng lực lượng trực tiếp tham chiến
Cuộc xung đột vũ trang Hoa Kỳ - Mexico (1846 – 1848) là cuộc xung đột
vũ trang điển hình trong lịch sử nhằm giành lãnh thổ Texas Cuộc chiến diễn ra sau khi Mỹ sáp nhập Texas năm 1845 nhưng chính phủ Mexico không công nhận cuộc sáp nhập này Hoa Kỳ đã thắng trận trong cuộc chiến với Mexico và sáp nhập Texas thành một tiểu bang của quốc gia
Chiến trang Whisky – cuộc tranh chấp “lịch sự” nhất trên thế giới giữa Canada và Đan Mạch về việc Đảo Hans thuộc về quốc gia nào Đảo Hans nằm ngay giữa đảo Ellesmere thuộc Canada và Greenland thuộc Đan Mạch, đảo Hans gây tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ giữa hai quốc gia này vì nó nằm trong giới hạn lãnh thổ 12 dặm của cả Canada và Greenland – đủ gần để mỗi quốc gia liên quan có thể yêu sách theo luật pháp quốc tế Cho đến tận ngày 14/6/2022 thì cuộc chiến Whisky mới kết thúc bằng việc Canada và Đan Mạch phân chia hòn đảo Hans không người này thành hai phần gần như bằng nhau dọc theo một khe nứt tự nhiên Cả Canada và Đan Mạch chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans tại lễ ký kết ở Ottawa với sự thâm sự của ngoại trưởng của cả hai quốc gia này
c Xung đột về tôn giáo:
Các cuộc chiến tranh về tôn giáo thường có nguồn gốc sâu xa và âm ỉ trong nhiều thập kỳ liền Các cuộc xung đột chỉ nổ ra trong vài năm và gắn liền với các lý do khác nhưng hậu quả để lại rất nặng nề
Trang 9Nguyên nhân của chiến tranh có thể là sự xung đột của các tôn giáo khác nhau những cũng có thể là do sự xung đột của các phái giáo khác nhau trong cùng một tôn giáo
Cuộc xung đột tôn giáo không thể không kể đến là cuộc xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc vào năm 2008 gây thiệt hại về cả mạng người lẫn kinh tế một cách nặng nề Hơn chín tháng sau đó, tại Tây Tạng liên tiếp diễn
ra các cuộc biểu tình và điều này dẫn đến cuộc xung đột với người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở vùng Tân Cương cùng với người Hán và chính quyền địa phương vào năm 2009 Cuộc xung đột tôn giáo năm 2009 đã làm hơn 1.600 người bị thương vong
d Chủ nghĩa dân tộc:
Chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh này chính là việc dùng bạo lực để chứng minh sự vượt trội của đất nước mình so với quốc gia khác Liên quan đến chủ nghĩa dân tộc chính là chủ nghĩa đế quốc – việc chinh phục các quốc gia khác là niềm vinh quang và mang lại danh dự, sự quý trọng cho người chinh phục Trong Thế chiến thứ nhất, vì lòng trung thành và yêu nước cực độ mà nhiều quốc gia tham gia và cuộc chiến tranh Người Châu Âu trước chiến tranh
họ tin vào uy quyền tối cao về văn hóa, kinh tế và quân sự của quốc gia họ Tuy nhiên, không một quốc gia Châu Âu nào thực sự chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, tất cả đều bị tổn hại nặng nề về người và của
e Chiến tranh trả thù:
Đây là cuộc chiến nhằm trừng phạt, giải quyết sự bất bình hoặc đơn giản
là đánh trả lại sự xem thường của quốc gia khác đối với quốc gia họ Điều này có thể dân đến một chuỗi các cuộc chiến tranh trả đũa bất tận rất khó để dừng lại Trong lịch sử cuộc Thế chiến thứ hai, sự trỗi dậy của Đảng Đức Quốc xã
và sự thống trị cuối cùng của Đức đối với lục địa Châu Âu là kết quả trực tiếp của Hiệp ước Versailles khi hiệp ước này áp đặt các hình hạt nghiêm khắc đối
Trang 10với Đức Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ hai đã thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội toàn cầu
f Chiến tranh cách mạng:
Chiến tranh cách mạng xảy ra khi một bộ phận lớn dân số của một quốc gia nổi dậy chống lại cá nhân hoặc một nhóm thống trị đất nước vì họ không hài lòng với sự lãnh đạo của người thống trị Các cuộc cách mạng có thể bắt đầu vì nhiều lý do, bao gồm khó khăn kinh tế giữa các bộ phận dân cư nhất định hoặc nhận thấy sự bất công do nhóm cầm quyền không thực hiện đúng cam kết Trong nhiều trường hợp, cuộc chiến tranh cách mạng có thể trở thành nội chiến Điển hình trong lịch sử là chiến tranh Cách mạng Pháp (1792 – 1820) giữa chính phủ Cách mạng Pháp với nhiều quốc gia Châu Âu Cùng với tinh thần cách mạng Pháp và những đổi mới về mặt quân sự, quân đội Cách mạng Pháp đã đánh bại các khối liên minh của đối phương trong các chiến dịch và mở rộng quyền kiểm soát của nước Pháp lên với các quốc gia Vùng đất thấp, Ý và vùng Rhineland
g Chiến tranh phòng thủ:
Các cuộc chiến tranh phòng thủ xảy ra khi một đất nước cảm thấy họ bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị xâm lược Do đó cuộc chiến tranh phòng thủ của họ là vì chính nghĩa Nhiều cuộc diễn tập trong Chiến tranh Lạnh có thể được coi là phòng thủ, điển hình là sự kiện Vịnh Con Heo thất bại ở bờ biển phía Tây Nam Cuba năm 1961, các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng xâm chiếm Cuba để ngăn chặn việc thành lập các đầu đạn hạt nhân ở đó
2 Các nước lớn vận dụng sức mạnh quốc gia giải quyết vấn đề chiến tranh:
Thứ nhất, trong tình hình thế giới biến đối theo xu hướng đa cực, các
cường quốc vừa hợp tác, vừa thỏa hiệp để bảo đảm lợi ích, vị thế và tầm ảnh
Trang 11hưởng của mình; vừa kiếm chế, ngăn chặn sự ảnh hưởng của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Dù vậy, các nước lớn vẫn phải tuân thủ theo luật pháp và công ước quốc tế đã ký kết; tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích, thể chế chính trị của các quốc gia khác Đấy chính là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế
Thứ hai, sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn thúc đẩy hợp tác sâu
rộng, mang lại môi trường và điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển đa lĩnh vực Sự cạnh tranh này cũng sẽ mang đến nhiều bất lợi mà buộc các quốc gia phải chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình và dự báo chính xác chiến lược của các cường quốc để đưa ra các đối sách hoặc giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực đến mối quan hệ ngoại giao và đặc biệt là đến tình hình quan hệ quốc tế
Thứ ba, cần vận dụng phương thức vừa hợp tác, vừa đấu tranh một cách
linh hoạt; có đối sách phù hợp với từng nước lớn để quan hệ với nước này không làm ảnh hưởng tới quan hệ với nước khác Chính sách “cân bằng nước lớn” là lựa chọn tất yếu trong duy trì quan hệ với các cường quốc và cần có cách tiếp cận linh hoạt để đạt được lợi ích tối đa
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh với các quốc gia trên thế
giới Các nước lớn có lợi thế trong quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, nhất
là về chính trị, quân sự, tiềm lực khoa học công - nghệ và đều là các trung tâm kinh tế thế giới Vì thế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh với các nước lớn là vấn đề cần thiết và quan trọng Một mặt nhằm tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin trong quan hệ quốc tế, góp phần duy trì môi trường hòa bình, hợp tác cùng phát triển, nâng cao vị thế, uy tín đất nước Mặt khác, tranh thủ mọi nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm từ các nước này để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước Đó chính là