S ự biến đổi nh n th c theo th i gian ậứờHiệp ước/ thỏa ước/ Một thỏa thuận quốc tế xây dựng các quy định khung có lợi cho việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ mà thông
Trang 1Giảng viên hướng dẫn:
TS Nguyễn Hoàng Như Thanh Ths Phạm Hoàng Sơn Nhóm: 8
Lớp: CT47A1
Hà Nội, tháng 1 năm 201 22
Trang 2100%
Trang 32.1 Là kết quả của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó 18
2.2 Thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả
Trang 44
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa là xu thế như hiện nay, Sở hữu trí tuệ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề song hành cùng sự hội nhập và phát triển thương mại toàn cầu Cuộc cách mạng công nghệ thông tin với sự ra đời của Internet khiến tốc độ hội nhập giữa các quốc gia tăng lên, mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau trong một thế giới ngày càng phẳng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết Điều này khiến sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ cùng với khả năng bảo vệ các tài sản trí tuệ trở thành nền tảng để tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới cũng như liên quan mật thiết tới các vấn đề an ninh quốc gia
Do vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện những vấn đề và góc nhìn mới Bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ giờ đây phát triển không chỉ dưới dưới góc độ truyền thống mà còn cần được nâng lên một tầm cao hơn trong vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ quốc tế
Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đề tài “Sở hữu trí tuệ” cho bài tiểu luận cuối kỳ học
phần môn “Các vấn đề toàn cầu” với mong muốn làm rõ nhận thức, các quy tắc, chính sách, thể chế và sự tuân thủ trong đề tài Sở hữu trí tuệ Từ đó, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ và việc các quốc gia cần tuân thủ nó như thế nào để đảm bảo cho
sự phát triển toàn cầu
Trang 55
NỘI DUNG
I Nhận thức
1 S ự biến đổi nh n th c theo th i gian ậ ứ ờ
Hiệp ước/ thỏa ước/
sở hữu trí tuệ mà thông qua đó, các nhà phát minh có thể bảo vệ những
sở hữu công nghiệp của họ ngay cả khi chúng đang được sử dụng ở các quốc gia khác cùng ký công ước
Quy mô: lớn hơn (bao gồm các quốc gia tham gia công ước)
Công ước Berne
(1886)2
Sự bảo hộ ở cấp độ quốc tế đối với tất cả các hình thức diễn đạt bằng văn bản cũng như các bài hát, bản
vẽ, vở opera, tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và hơn thế nữa
Là điều ước đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả Đối tượng bảo hộ rộng khắp bao gồm cả những
sở hữu trí tuệ chưa từng được đề cập
1 Văn kiện Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, thông qua ngày 20/03/1883, tổng sửa đổi ngày 28/09/1979, ( https://docs.google.com/viewerng/viewer?url=https://investone-law.com/wp- content/uploads/2019/07/Van_kien_cong_uoc_Paris.doc&hl=en ), truy cập ngày 01/11/2022
2 Th.S Nguyễn Bá Đình, “Công ước Berne 1886 Công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả”, 2006.c
Trang 6ở tất cả các nước thành viên khác
Quy mô lớn hơn
Đối tượng bảo hộ bao gồm cả hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ)
Tuy nhiên, dù liên minquốc tế về bảo hộ nhãn hiệu đã được hình thành
từ sớm (năm 1891) với Thỏa ước Madrid nhưng rất nhiều quốc gia phát triển (trong đó có Liên minh châu Âu, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản,
Singapore,…) chiếm số lượng lớn đơn đăng ký lại không tham gia nên
đã làm suy yếu liên minh quốc tế này
Cách thức tiếp cận quyền bảo hộ: dễ dàng, linh hoạt và tiết kiệm hơn nhờ việc hoàn thiện
hệ thống
3 Luật sư Tô Thị Phương Dung, “Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là gì? Phân biệt giữa Thoả ước Madrid và Nghi định thư Madrid?”, 12/09/2022, ( https://luatminhkhue.vn/thoa-uoc-madrid- -dang- -quoc- - ve ky te nhan-hieu-hang- hoa-la gi - aspx ), truy cập ngày 01/11/2022
4 Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, (
Trang 7https://investone-law.com/van-ban/nghi-dinh-thu-7
phủ không thể tiếp cận Thỏa thuận
Cho phép đăng ký nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế, nghĩa là chỉ với một đơn đăng ký, nhãn hiệu đã được đăng ký ở một số quốc gia, giảm bớt các thủ tục và chi phí
Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ
Mục tiêu: bảo hộ và thực thi quyền
sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các
Là thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay Làm rõ thêm và chi tiết hoá những loại hình mới của SHTT
Đang được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả; hạn chế được những tranh chấp, sự xung đột giữa các quốc gia với nhau
madrid ), truy cập ngày 01/11/2022
5 Nguyễn Văn Phi, “Hiệp định Trips là gì? Nội dung cơ bản của hiệp định Trips”, 25/05/2022,
( https://luathoangphi.vn/hiep-dinh-trips- -gi/ la ), truy cập ngày 01/11/2022
Trang 88
quyền và nghĩa vụ
Như vậy, có thể thấy, khi toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu, kéo theo sự hội nhập quốc tế và sự chung tay hợp tác của nhiều nước trên thế giới trong nhiều lĩnh vực thì việc đi đến một sự thống nhất toàn cầu về quyền sở hữu trí tuệ
và duy trì hệ thống quy tắc ấy là một vấn đề cấp thiết
Tuy nhiên, rõ ràng rằng việc không ít những hiệp ước, điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ lần lượt được ra đời đã chứng minh được những nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia trong vấn đề này, đặc biệt là ở mặt nhận thức khi mà các hiệp ước, điều ước trên
đã và đang ngày càng được hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp với xu thế, khắc phục những thiếu sót và mở rộng sức ảnh hưởng cũng như tính toàn cầu trong việc thắt chặt những quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, mở đường cho một tương lai cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các nước trên trường quốc tế
2 Đe dọa
2.1 Kinh t ế
Các quốc gia không thực thi các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ sẽ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của họ theo ít nhất ba cách cơ bản Đầu tiên, việc này ngăn cản hoạt động đổi mới trong tương lai Thứ hai, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị tổn hại bằng cách vừa hạn chế sự lựa chọn vừa cản trở khả năng tiếp cận các công nghệ tốt nhất của doanh nghiệp để tăng năng suất trong nước Thứ ba, ở những quốc gia có sự bảo vệ sở hữu trí tuệ yếu kém, các công ty buộc phải đầu tư một lượng tài nguyên không hợp lý vào việc bảo vệ hơn là phát minh
Bên cạnh đó, các chính phủ thiếu tiền mặt mất đi một nguồn thu lớn từ thuế Ngành công nghiệp địa phương mang tiếng là cung cấp hàng hóa kém chất lượng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín khi tham gia vào thị trường xuất khẩu Và hành vi vi phạm phổ biến, vốn là hành vi phạm tội ở hầu hết các quốc gia, có xu hướng tạo ra mối liên hệ với các hình thức tội phạm có tổ chức bạo lực hơn, chẳng hạn như khủng bố hay buôn bán
ma túy, gây nên bất ổn an ninh - xã hội
Trang 99
2.2 S i m i sáng t o ự đổ ớ ạ
Quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới bằng cách tăng khả năng thích hợp của lợi nhuận từ đổi mới Hơn nữa, khi nhà sáng chế thu được phần lớn lợi ích từ hoạt động đổi mới của mình, các công ty đổi mới sẽ có được các nguồn lực để đầu tư vào thế hệ tiếp theo của các hoạt động đổi mới Tuy nhiên, nếu các đối thủ cạnh tranh có thể tham gia hoặc ở lại thị trường vì họ có được tài sản trí tuệ của nhà đổi mới với giá thấp hơn giá thị trường hợp lý (thông qua hành vi trộm cắp, chuyển nhượng cưỡng bức hoặc chiết khấu do chính phủ ủy quyền), thì họ có thể bòn rút khoản tiền mà lẽ ra sẽ thuộc về các nhà đổi mới
Các quốc gia ngăn cản một cách có hệ thống các nhà đổi mới nhận ra đầy đủ lợi ích kinh tế từ các phát minh của họ đang theo đuổi, “chủ nghĩa trọng thương đổi mới” mang tính phá hoại, bòn rút và làm giảm sự đổi mới toàn cầu Các quốc gia này tìm kiếm sự thịnh vượng bằng cách áp đặt các chính sách bảo hộ, bóp méo thương mại nhằm mở rộng quy
mô thị trường để mở rộng sản xuất công nghệ trong nước, bao gồm cả việc cố ý làm suy yếu các quy tắc và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, buộc các công ty phải chuyển giao quyền đối với tài sản trí tuệ hoặc công nghệ của họ, hoặc thông qua trộm cắp tài sản trí tuệ.6Điều này gây hại tới đổi mới toàn cầu
2.3 Các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc dành nguồn lực để củng
cố hệ thống luật bảo vệ sở hữu trí tuệ, điều mà họ có thể coi là mang lại lợi ích chủ yếu cho nước ngoài.7 Vi phạm bản quyền và làm giả nhãn hiệu được phép sinh sôi nảy nở trên lý thuyết rằng đây là những hành vi vi phạm nhỏ đối với các công ty đa quốc gia giàu có có thể dễ dàng gánh chịu tổn thất Những hành vi này thậm chí có thể được bảo vệ khi cần thiết xét đến nguồn lực hạn chế ở các nước đang phát triển Cách tiếp cận như vậy bỏ qua những hậu quả quan trọng đối với người tiêu dùng và nền kinh tế
6 Stephen Ezell and Robert DAtkinson, “The Good, The Bad, and the Ugly (and The Self-destructive) of Innovation Policy: A Policymaker’s Guide to Crafting Effective Innovation Policy” (Information Technology and Innovation Foundation, 10/2010), http://www.itif.org/files/2010-good-bad-ugly.pdf
7 Judy Winergar Goans, “Intellectual Property and Developing countries/ An overview”, Nathan Associates Inc TCB Project, 2003, tr 4- 5.
Trang 1010
Hơn nữa, áp lực liên tục buộc các quốc gia đang phát triển phải tuân theo các thể chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước phát triển và quốc tế 8 Mặc dù vậy, nhiều khu vực pháp lý đã cố gắng duy trì ít nhất một phần nào đó cách tiếp cận vốn có của riêng họ đối với cách xử lý các sáng tạo trí tuệ, cho dù là phát minh, biểu đạt hay khái niệm tiếp thị
ở quốc gia họ Ví dụ, Ấn Độ đã chú trọng nhiều hơn đến việc điều chỉnh chế độ sở hữu trí tuệ của nước mình để đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân, song những điều chỉnh này vẫn nằm trong giới hạn của TRIPS Điều này có thể được nhìn thấy trong một loạt các hành động, ví dụ như giải quyết vấn đề tiết kiệm hạt giống, ngăn chặn việc “xanh hóa/ evergreening” bằng sáng chế 9, hay các vấn đề tiếp cận thuốc, vốn không được cấp bằng sáng chế ở Ấn Độ trước khi tham gia TRIPS
2.4 Quan h gi a các qu c gia ệ ữ ố
Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ hoặc thiếu cơ chế bảo vệ tài sản trí tuệ có tác động tiêu cực sâu sắc đến mối quan hệ giữa hai quốc gia, phần nào tạo động cơ để quốc gia là nạn nhân của ăn cắp trí tuệ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên thủ phạm Ví dụ là trường hợp ăn cắp tài sản trí tuệ được thực hiện bởi Trung Quốc tại Mỹ Điều này khiến Mỹ phải xem xét kỹ lưỡng hơn và nghi ngờ hơn đối với luồng vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ hay nhảy việc; những vấn đề có khả năng hạn chế các lựa chọn tài chính cho các công ty có trụ sở tại Mỹ.10 Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ cũng gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho nước này mỗi năm
Những tác động này không chỉ là các hình phạt và tổn thất tài chính Để chống lại hành vi trộm cắp, Mỹ đã phải đưa ra nhiều biện pháp hơn là chỉ đe dọa công ty bị kiện Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã đe dọa trừng phạt Trung Quốc do hành vi trộm cắp tràn lan của nước này Trong khi các biện pháp trừng phạt có tác dụng mang tính tạm
8 Mark Perry, “Global Governance of Intellectual Property in the 21st century”, Springer, 2016, tr.12-13
9 Evergreening: là thuật ngữ được sử dụng trong môi trường bằng sáng chế để mô tả nỗ lực của chủ sở hữu bằng sáng chế, đặc biệt là trong lĩnh vực dược phẩm, nhằm kéo dài thời gian cấp bằng sáng chế của hợp chất cơ bản bằng cách tìm kiếm bằng sáng chế mới về công thức thay đổi, loại liều lượng, lưu trữ dữ liệu và các chiến lược kinh doanh khác (Trích: Gaudry, Kate S, “Evergreening: A common practice to protect new drugs”, Nature Biotechnology 29, 2011, tr 876–878.)
10 Jenny Leonard & Shawn Donnan, “Trump Administration Weighs Hacking Sanctions on Chinese Entities”, báo Bloomberg, 2018, ( https://www.bnnbloomberg.ca/trump-advisers-weigh-hacking- nctions- sa on -chinese-entities- 1.1134878 ), truy cập ngày 19/11/2022
Trang 1111
thời, chúng sẽ không phải là giải pháp lâu dài, vì các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm gây tổn hại thêm cho nền kinh tế Mỹ thường được đưa ra để đáp trả Và hơn nữa, chính điều này phần nào còn là mầm mống nảy sinh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung xảy ra - vào giai đoạn 2019 2020, kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, an ninh - - xã hội không chỉ ở hai quốc gia mà còn ở cả các quốc gia khác trên thế giới do đặc trưng phụ thuộc lẫn nhau phức hợp của thế kỷ toàn cầu hóa Như vậy, nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ và bị xâm phạm, căng thẳng sẽ nảy sinh giữa hai quốc gia, gây nên nhiều thiệt hại
2.5 An ninh qu c gia và tính c nh traố ạ nh
Khoa học và công nghệ có vai trò trung tâm trong bảo đảm an ninh quốc gia, và tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hiện đại chịu tác động của những tiến bộ trong nghiên cứu
và phát triển công nghệ quốc phòng Những phát triển này bao gồm các hệ thống vũ khí thông thường và mới nhất liên quan đến năng lực hạt nhân và không gian, và các công nghệ công nghiệp quan trọng bao gồm toàn bộ các lĩnh vực công nghệ liên quan đến vũ khí, hàng không, vật liệu năng lượng, công nghệ sinh học, y sinh và hóa học, điện tử, hệ thống thông tin và an ninh, hệ thống hàng hải, cảm biến, chiến đấu trên bộ và hệ thống năng lượng Tồn tại các vấn đề về bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ, nếu tài sản trí tuệ đó được tạo ra trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Trong trường hợp công nghệ, thiết
bị đó được mua từ nước ngoài, thì cũng cần xem xét các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ trong khi đàm phán mua lại công nghệ Do đó, định hướng an ninh quốc gia
có liên quan mật thiết với quyền sở hữu trí tuệ, yếu tố quyết định ưu thế công nghệ, và ngược lại, ưu thế quân sự của một quốc gia
Một ví dụ điển hình của vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tội phạm ăn cắp tài sản trí tuệ là trường hợp giữa Mỹ và Trung Quốc Mỹ là một quốc gia đã và đang dẫn đầu trên thế giới về khoa học và công nghệ trong thế kỷ qua Nhưng trật tự toàn cầu này đang đứng trước những thay đổi Các khoản đầu tư lớn và nhiều năm lập kế hoạch chiến lược của Trung Quốc, bao gồm cả việc củng cố chế độ sở hữu trí tuệ, đã cho phép nước này bắt kịp và trong một số lĩnh vực còn vượt qua năng lực của Mỹ về trí tuệ nhân tạo (AI) và các
Trang 1212
công nghệ mới nổi khác
Trung Quốc nhận ra vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong đổi mới và cuối cùng
là an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và công nghệ di truyền Tuy vậy, Trung Quốc thường xuyên thực hiện đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, đồng thời làm việc để củng cố hệ thống quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia này.12 Trung Quốc hiện cấp bằng sáng chế cho các công nghệ tiên tiến một cách đáng tin cậy, đưa ra lệnh cấm vi phạm các phát minh đã được cấp bằng sáng chế và đã thành lập các tòa án IP chuyên biệt với các thủ tục và quy tắc tương
tự như các tòa án phương Tây Bằng sáng chế AI của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua và được phân phối rộng rãi giữa các công ty, tổ chức chính phủ và trường đại học
Trí tuệ nhân tạo cung cấp cho máy tính khả năng tự học và đưa ra các quyết định mà theo truyền thống đòi hỏi trí thông minh của con người Và khi kết hợp với các công nghệ mới nổi khác, sức mạnh của nó sẽ thực sự ấn tượng Ví dụ, máy tính lượng tử, dựa trên hành vi của năng lượng và vật chất ở cấp độ nguyên tử và hạ nguyên tử, có thể nhanh hơn hàng triệu lần so với máy tính cổ điển hiện tại Trong bối cảnh thiết bị quân sự được điều khiển bởi AI và vận hành bởi máy tính lượng tử, quốc gia nào dẫn đầu về các công nghệ này sẽ được hưởng lợi thế an ninh quốc gia to lớn, bao gồm cả sức mạnh kinh tế và quân
cơ bản của người sáng tạo, của đơn vị sản xuất và cung cấp nội dung Tuy nhiên, trước sự
11 Andrei Iancu & David J Kappos,“U.S Intellectual Property is Critical to National Security”, trang CSIS, 2021, ( https://www.csis.org/analysis/us-intellectual-property-critical-national-security ), truy cập ngày 19/11/2022
12 Debora Halbert, “Intellectual property theft and national security: Agendas and assumptions”, trang The Information Society, 32:4, 2016, 256-268, ( https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/01972243.2016.1177762 ), truy cập ngày 10/11/2022
Trang 1313
phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trên các nền tảng số, vấn đề bảo vệ bản quyền
đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức Các vi phạm ngày càng trở nên phổ biến, ở nhiều loại hình ấn bản, trong nhiều lĩnh vực, từ âm nhạc, phim ảnh, sách giáo khoa, tác phẩm văn học đến chương trình truyền hình hay báo chí điện tử Dễ hình dung nhất là ở lĩnh vực điện ảnh, không ít phim vừa mới ra rạp, ngay lập tức đã bị các cá nhân đăng tải trên các trang web lậu hay trong lĩnh vực âm nhạc, dù vấn đề bản quyền được đánh giá có nhiều cải thiện đáng kể song không ít nền tảng số vẫn "vô tư" chia sẻ âm nhạc miễn phí Xét theo cấp độ quốc gia, có thể xét đến trường hợp của Mỹ - Trung Ngay trong thời điểm căng thẳng của chiến tranh thương mại, Huawei đã kiện nhà mạng Verizon của
Mỹ phải trả hơn 1 tỷ USD cho hơn 230 bằng sáng chế mà Huawei tuyên bố đang là chủ sở hữu.13 Điều này là có cơ sở vì dù Verizon không mua bất kỳ thiết bị nào của Huawei nhưng
họ lại phụ thuộc vào hơn 20 nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ của tập đoàn này Mặt khác, Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các sáng chế của doanh nghiệp họ, mặt khác các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ đứng trước nguy cơ bị kiện ngược bởi Trung Quốc,
và kết quả là cả hai bên đều phải trả một cái giá khá đắt Đó là sự sụt giảm lợi nhuận, đồng thời, sự tiến bộ công nghệ nói chung cũng bị chậm lại mà ví dụ tiêu biểu nhất là việc đình chỉ triển khai mạng 5G ở Mỹ và Châu Âu
13 Diệp Vũ , “Huawei đòi nhà mạng Mỹ trả hơn 1 tỷ USD phí bản quyền” , 13/06/2019,
( https://vneconomy.vn/huawei- doi -nha-mang- my -tra-hon-1- -usd-phi-ban-quyen.htm ty ), truy cập ngày 21/11/2022.
Trang 1414
hiệu quả bởi sự thiếu tin tưởng giữa các nhóm nước đang phát triển cũng như thiếu sự phối hợp trong các diễn đàn song phương và đa phương14 Do đó, các quốc gia cần thiết lập, củng cố các thỏa thuận và phối hợp để tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ
Thứ ba, phải đưa ra các hình phạt đủ mạnh đối với thủ phạm vi phạm Sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại toàn cầu Với sự phát triển của công nghệ và tầm quan trọng ngày càng tăng của tài sản vô hình, việc tăng cường các chế tài, các hình phạt nghiêm khắc
và cứng rắn hơn là rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những giải pháp trên đang được thực hiện
và cụ thể hóa thông qua rất nhiều các hiệp định như Công ước Paris về quyền bảo hộ công nghiệp, Hiệp định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ
Tuy nhiên, chính những giải pháp về thể chế và chính sách của Sở hữu trí tuệ cũng dẫn tới tác dụng phụ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo nên thị trường độc quyền mà từ đó cho phép chủ sở hữu được cấp bằng sáng chế tính giá rất cao Bởi vậy nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình
Cụ thể là những lo ngại về giá cả và khả năng tiếp cận dược phẩm ở các nước đang phát triển Kể từ khi đưa ra Hiệp định vào năm 1995, việc tăng cường Sở hữu trí tuệ dẫn đến độc quyền thị trường dược phẩm và trì hoãn việc nhập các loại thuốc có chi phí thấp, khiến các quốc gia khó tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu hơn Đại dịch AIDS ở châu Phi
đã gây báo động toàn cầu nhưng theo báo cáo chỉ có dưới 0,1 % người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với thuốc kháng virus15 Đối với độc quyền bằng sáng chế, trong trường hợp của COVID 19, sự phân phối không đồng đều và phân khúc giá vaccine dẫn đến việc đại -
đa số các nước đang phát triển không thể tiếp cận16
Có thể thấy, việc tiếp cận công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở quốc gia
14 Drahos, Peter, “Access to Knowledge: Time for a Treaty? Bridges Monthly Review”, Year 9, no 6 -7, June/July,
2005
15 Jignasa Sathwara, Gandhinagar Avdhesh Manharlal Bhandari, “Intellectual Property Rights: positive and negative aspects”, Indian Institute of Public Health, Perrigo, December 2016
16 Vanessa Adeeko, “International Intellectual Property: What Needs to Change?” Alumni, Global Health,
International Law, 19/01/2022, ( property-what-needs- -change/ to ), truy cập ngày 21/11/2022
Trang 15https://executiveeducation.blog/themes/international-law/international-intellectual-15
đang phát triển đã trở thành một mối lo ngại nghiêm trọng, đồng thời nền kinh tế của các nước có thu nhập thấp và trung bình có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề Những tác động tiêu cực này đề ra nhu cầu về việc cải thiện và thực hiện một chính sách bảo hộ phù hợp hơn ở cấp độ siêu quốc gia17
II Quy tắc
Quy tắc (norms) là các quy định, chuẩn mực, là cách mà hầu hết mọi người đang hành động hoặc cách họ phải hành động18 Các quy tắc có thể hình thành ở cấp độ trong nước, sau đó đến quốc tế và cuối cùng là nội tâm hóa
Có thể thấy rõ rằng các quy tắc và tiêu chuẩn về vấn đề Sở hữu trí tuệ đang ngày càng được mở rộng và nâng cao Hơn bao giờ hết, các tiêu chuẩn và quy tắc trong lĩnh vực này tạo ra ảnh hưởng rất lớn, từ sự sẵn có và khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu đến khả năng tiếp cận tài liệu giáo dục, sự sẵn có và khả năng tiếp cận hạt giống của nông dân nghèo và khả năng sử dụng internet để chia sẻ văn hóa
hộ quyền truyền tải mạng thông tin (2013), Luật nhãn hiệu của Trung Quốc (2019)…19
Từ đó có thể đưa ra các quy tắc về Sở hữu trí tuệ được hình thành tại cấp độ quốc gia bao gồm: Thứ nhất, chống lại hành vi sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các dấu hiệu sai
về nguồn gốc của hàng hóa hoặc đặc điểm của người sản xuất, người tạo ra sản phẩm hay thương nhân Thứ hai, cấp độc quyền cho người đầu tiên nộp đơn cấp bằng sáng chế, thúc
17 Sell SK Private Power, “Public Law: The Globalization of Intellectual Property Rights”, Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2003
18 Thomas G Weiss, “Global Governance: Why? What? Whither?”, ISBN: 978-0-745-66046-2, July 2013
19 C ng thông tin pháp lu t Trung Qu ổ ậ ốc – CJO, Lu ật sở ữ h u trí tu ệ ở Trung Qu ốc 中国 知识产权 法 ( https://vi.chinajusticeobserver.com/law/topics/intellectual-property ), truy cập ngày 21/11/2022
Trang 1616
đẩy việc bảo hộ hiệu quả và toàn diện các quyền Sở hữu trí tuệ Thứ ba, sử dụng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền Sở hữu trí tuệ để phát triển hoạt động thương mại hợp pháp
2 Quốc tế
Những quy tắc này bước sang giai đoạn quốc tế sau khi được các nước phát triển ủng hộ Liên Hợp Quốc thường cung cấp một nền tảng tổ chức để vận động chính sách trong giai đoạn này20 Ở cấp độ quốc tế, quy tắc về Sở hữu trí tuệ có thể chia thành 2 loại: Các quy tắc cứng (hard norms) là ràng buộc về mặt pháp lý và được tìm thấy trong luật tục, các hiệp ước và jus cogens (các quy tắc bắt buộc của luật quốc tế) Trong bối cảnh
Sở hữu trí tuệ, các quy tắc cứng bao gồm các quy tắc pháp lý được nêu rõ trong các hiệp ước, ví dụ như Hiệp định TRIPS
Các quy tắc, chuẩn mực mềm (soft norms) được thảo luận rộng rãi nhưng không được xác định chính xác Các quy tắc mềm bao gồm các nghị quyết, tuyên bố hoặc hướng dẫn của các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ Các quy tắc mềm của Sở hữu trí tuệ có thể được tìm thấy trong các Chỉ thị của Hội đồng WTO, hoặc các tuyên bố không ràng buộc của các tổ chức chính phủ quốc tế khác như các cơ quan của Liên Hợp Quốc Các ủy ban trong Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng tạo ra các quy tắc mềm dưới dạng hướng dẫn cho các quốc gia thành viên của WIPO21
3 N i tâm hóa ộ
Cuối cùng, một quy tắc đã được nội tâm hóa thể hiện ở việc các quốc gia tuân thủ
nó tự động Quy tắc trong giai đoạn nội tâm hóa là những khuôn mẫu ứng xử, hành vi xuất phát từ thói quen, giá trị, văn hóa cũng như kỳ vọng chung của quốc tế về hành vi phù hợp hoặc áp lực từ bên ngoài đối với việc tuân thủ22
Quy tắc được nội tâm hóa chính là độc quyền sử dụng – chỉ có chủ sở hữu được
20 Thomas G Weiss, “Global Governance: Why? What? Whither?”, ISBN: 978-0- 5-66046-2, July 2013 74
21 Tai-Heng Cheng, “Power, Norms, and International Intellectual Property Law Michigan Journal of International Law”, New York Law School, 2006, Volume 28 Issue 1
22 Anette Stimmer, “Beyond Internalization: Alternate Endings of the Norm Life Cycle,” International Studies Quarterly, 04/03/2019, Volume 63, Issue 2, June 2019, tr 270 280 –
Trang 1717
phép sử dụng, nếu chủ thể khác muốn sử dụng phải có sự cho phép của chủ sở hữu và cân bằng lợi ích – việc thực thi quyền SHTT không được xâm phạm lợi ích quốc gia
III Chính sách - Hiệp định TRIPS
“Chính sách” được coi là một tập hợp các nguyên tắc và mục tiêu điều chỉnh được liên kết với nhau và các chương trình hành động đã được thống nhất để thực hiện các nguyên tắc đó và đạt được các mục tiêu đó23 Ví dụ, Nghị định thư Kyoto (1997) hoặc Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non Proliferation Treaty) (1968) và Hiệp ước -Cấm Thử nghiệm Toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty) (1996) được coi là những chính sách hữu ích để chống lại sự lan rộng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và vũ khí hạt nhân
Đối với Sở hữu trí tuệ, ta có một chính sách mang tên Hiệp định TRIPS Related Aspects of Intellectual Property Rights) - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
23 Ramesh Thakur and Thomas G Weiss, “United Nations ‘Policy’: An Argument with Three Illustrations”,
International Studies Perspectives 10, no 2, 2009, tr 354 374 –
24 WIPO, “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use,” WIPO Publication No 489, 2004, tr 345, ( http://www.wipo.int/about-ip/en/iprm/ ); Nuno Pires de Carvalho, The TRIPs Regime of Trademarks and Designs, Kluwer Law International, 2006, tr 36
Trang 1818
2 Đặc điểm
Nếu so sánh với các thỏa thuận quốc tế khác về sở hữu trí tuệ thì Hiệp định TRIPS được coi là toàn diện nhất nhờ những đặc điểm dưới đây
2.1 Là k t qu c a s k t h p m t s ế ả ủ ự ế ợ ộ ố công ước qu c t ố ế ra đời trước đó
Có thể nói rằng Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bao gồm: Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome, Công ước Washington Ngoài Công ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước ra, những điều ước quốc tế còn lại đều quy định rằng phải có hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước
Sự kết hợp của các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nêu trên trong Hiệp định TRIPS được xem xét và giải thích trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club)25 và EC-Bananas (Điều 22.6) (Ecuador)26 Trong vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club), Cơ quan phúc thẩm chỉ ra rằng các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại theo Điều 8 Công ước Paris (1967) bởi vì quy định này đã được chuyển tải vào Điều 2 Hiệp định TRIPS27
2.2 Thi t l p các tiêu chu n t i thiế ậ ẩ ố ểu đố ớ ải v i b o h ộ quyền s h u trí tu cho t t c các ở ữ ệ ấ ả
thành viên WTO b t k mấ ể ức độ phát tri n ể
Nội dung chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng
Thứ nhất, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các Thành viên WTO tuân thủ những quy định
cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và Công ước Berne đã được chuyển tải vào Hiệp
25 WTO, the Panel Report, United States-Section 211 Omnibus Appropriations Acts of 1988 (US-Havana Club), WT/DS176/R, circulated on 06/08/2001
26 WTO, the Arbitrators, EC-Bananas (Article 22.6) (Ecuador), WT/DS27/ARB/ECU, circulated on 24/03/2000
27 WTO, the Panel Report, United States-Section 211 Omnibus Appropriation Acts of 1988 (US- Havana Club), WT/DS176/R, circ ulated on 06/08/2001, các đoạn 336, 337, 341.