1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay phân tích trường hợp nga trung

37 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay (Phân tích trường hợp Nga – Trung)
Tác giả Dương Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Lưu Thúy Hồng
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,77 MB

Cấu trúc

  • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC VÀ XUNG ĐỘT (5)
    • 1.1. Khái niệm hợp tác và hợp tác song phương (0)
      • 1.1.1. Khái niệm hợp tác quốc tế (5)
      • 1.1.2. Khái niệm hợp tác song phương (5)
    • 1.2. Khái niệm xung đột (0)
  • II. LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ XUNG ĐỘT - HỢP TÁC SONG PHƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU (8)
    • 2.1. Lý luận về các vấn đề toàn cầu (0)
      • 2.1.1. Khái niệm các vấn đề toàn cầu (9)
      • 2.1.2. Phân loại những vấn đề toàn cầu (11)
    • 2.2. Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu 11 (0)
      • 2.2.1. Vấn đề đấu tranh bảo vệ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh (13)
        • 2.2.1.1. Thực trạng vấn đề (0)
        • 2.2.1.2. Những xung đột, hợp tác song phương trong vấn đề giải quyết vấn đề hòa bình thế giới (15)
      • 2.2.2. Đấu tranh bảo vệ môi trường sống (17)
        • 2.2.2.1. Thực trạng vấn đề (0)
        • 2.2.2.2. Những xung đột, hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường sống (0)
      • 2.2.3. Hạn chế bùng nổ dân số và ngăn ngừa, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo (19)
        • 2.2.3.1. Hạn chế bùng nổ dân số (0)
        • 2.2.3.2. Ngăn ngừa, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo (0)
  • III. NGA VÀ TRUNG TRONG XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG (21)
    • 3.1. Tình hình Nga - Trung trong bối cảnh hiện nay (0)
      • 3.1.1. Tình hình Trung Quốc hiện nay (21)
      • 3.1.2. Tình hình Liên Bang Nga hiện nay (25)
    • 3.2. Nga - Trung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu (0)
      • 3.2.1. Vấn đề hòa bình thế giới, căng thẳng địa chính trị (28)
        • 3.2.1.1. Hiệp ước Láng giềng hữu nghị và Hợp tác thân thiện Nga - Trung (CRTGFC) (28)
        • 3.2.1.2. Nga, Trung Quốc tăng cường hợp tác trong vấn đề Triều Tiên (29)
        • 3.2.1.3. Nga - Trung hợp tác ngăn chặn nguy cơ từ Afghanistan (30)
        • 3.2.1.4. Khủng hoảng Kazakhstan lộ rõ cạnh tranh chiến lược Nga - Trung ở (31)
      • 3.2.2. Vấn đề dịch bệnh Covid-19: Hợp tác Vaccine (33)
      • 3.2.3. Vấn đề sử dụng công nghệ (34)

Nội dung

Xung đột và hợp tác được coi là những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động quốc tế và nó quyết định sự ổn định của hệ thống quốc tế.Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chúng ta d

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC VÀ XUNG ĐỘT

Khái niệm xung đột

từ môi trường quốc tế vào thành mâu thuẫn giữa các chủ thể.

Ví dụ, trong xung đột lãnh thổ ở Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, mâu thuẫn nảy sinh trong động cơ khi các bên đều cho rằng Kashmir thuộc về mình Hai bên đã ít nhất ba lần tiến hành tranh giành bằng hành vi chiến tranh trong các năm 1947,

1965, 1971 và làm cho mâu thuẫn thêm căng thẳng Những kết quả đạt được trong việc phân chia lãnh thổ Kashmir vẫn không làm hài lòng cả hai bên và mâu thuẫn này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến tận bây giờ Cuộc xung đột này thêm phần phức tạp bởi nhiều yếu tố bên trong như mâu thuẫn chính trị, tôn giáo, lịch sử, đã in hình lên quan hệ hai nước Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô/Nga khiến nhiều khi cuộc xung đột này có thêm mâu thuẫn của cuộc đua tranh quyền lực quốc tế.

Không chỉ diễn ra trong mọi yếu tố cấu thành, trong mọi công đoạn của QHQT, mâu thuẫn còn được thể hiện cả trên phương diện nhận thức (sự bất đồng trong quan niệm, sự trái ngược về lợi ích) và thực tiễn (sự đối chọi trong hành vi, kết quả thực tế không như ý muốn) Các đặc điểm về thời gian và không gian như vậy đã góp phần giải thích vì sao xung đột là hiện tượng xã hội diễn ra thường xuyên và phổ biến trong đời sống quốc tế…

LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU VÀ XUNG ĐỘT - HỢP TÁC SONG PHƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu 11

Trong bài phát biểu "Thế giới của chúng ta đang tiến gần đến điểm không thể quay lại" trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với ít nhất 4 mối đe dọa toàn cầu là: Sự leo thang mức độ cạnh tranh địa - chiến lược cao nhất từ trước tới nay, nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân; khủng hoảng về biến đổi khí hậu; thực trạng mất lòng tin đối với các thể chế chính trị quốc tế; vấn đề sử dụng các công nghệ mới nhất trong các hoạt động tội phạm.

Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu

2.2.1 Vấn đề đấu tranh bảo vệ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh

2.2.1.1 Thực trạng vấn đề Đến đầu thế kỷ XX trong lịch sử nhân loại chỉ diễn ra các cuộc tranh cục bộ hoặc khu vực Nhưng với sự phát triển của nhân loại, sư quá, hoá các hoạt động của con người, sự sản xuất toàn cầu, đồng thời với sự việc hiện các thế lực muốn thống trị thế giới, chiến tranh đã mang tính toàn cầu, lội cuốn tất cả các quốc gia trên thế giới Trong 5,5 nghìn năm lịch sử gần đây, nhân loại đã chứng kiến hơn 14 nghìn cuộc chiến tranh lớn nhỏ Và trong suốt khoảng thời gian đó chỉ có 292 năm loài người sống trong hoà bình.

Các cuộc chiến tranh đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người và một số lượng vật chất khổng lồ mà con người đã tạo dựng nên Nếu ở thế kỷ 17 chỉ tính riêng ở châu Âu các cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 3,3 triệu người, thế kỷ 18 – 5,64 triệu người, từ 1801 - 1914 – 5,7 triệu người, thì chỉ tính riêng trong hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ XX-tre 65 triệu người Nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên thế giới vẫn liên tục tiếp diễn ra các cuộc chiến tranh khu vực, các cuộc xung đột vũ trang ước tính đã có hơn 200 cuộc chiến tranh như vậy với hơn 20 triệu người chết Đó là chưa kể đến các thiệt hại về vật chất, tinh thần của nhân dân nhiều quốc gia.

Theo Viện nghiên cứu các cuộc xung đột quốc tế của CHLB Đức, trong năm 2000 trên thế giới xảy ra 144 cuộc xung đột, trong đó có 12 cuộc chiến tra 24 cuộc khủng hoảng vũ lực Thế giới năm 2013 có 20 cuộc chiến tra “xung đột ở cường độ cao”. Nhà chính trị học Tây Âu G.Can trong các tác phẩm của mình đã viết chiến tranh thế giới có thể xảy ra không những trong tương lai gần mà còn trong tương lai rất xa nữa Ông xem xét 8 cuộc chiến tranh thế giới: 2 cuộc chiến tranh thế giới loài người đã trải qua, còn 6 cuộc chiến tranh thế giới nữa loài người sẽ phải trải qua Mỗi cuộc chiến tranh như vậy sẽ kết thúc cho một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.Trong đó với sự phát triển của khoa học kỹ thuật loài người sẽ dần dần từ bỏ sử dụng bom, tên lửa hạt nhân mà thay vào đó bằng các hình thức chiến tranh khác như động đất nhân tạo, thay đổi khí hậu trên lãnh thổ đối phương …

Một quan điểm khác cho rằng, thông tin và trí thức trong xã hội hiện đại sẽ càng thay thế tài nguyên vật chất Điều đó cho phép nhiều quốc gia nghèo nàn về tài nguyên có thể đạt được sự phát triển bằng con đường khác Trong điều kiện đó sự phân chia thế giới mới sẽ trên một cơ sở hoàn toàn khác Trong hoàn cảnh đó sự rộng lớn về lãnh thổ, giàu có về tài nguyên không phải là điều kiện cần duy nhất để đất nước giàu có Thế giới hiện đại đã chứng minh rằng sự giàu có có thể được đem lại từ phát triển nền công nghiệp giải trí, du lịch, giáo dục, y tế Tức là khi sự giàu có được đem lại nhờ phát huy khả năng, trí tuệ bản thân con người, và đây là công cụ lao động không thể tách rời của con người:

Nhà chính trị học Tây Âu X.Huntington cho rằng, nếu như trước đây các cuộc chiến tranh diễn ra giữa các quốc gia và dân tộc thì bây giờ chiến tranh sẽ diễn ra giữa các nền văn minh và trước tiên là trên cơ sở tôn giáo.

Nhân loại hiện nay đang sống trong kỷ nguyên hạt nhân được mở đầu từ tháng 8/1945 Tình trạng tàng trữ vũ khí hạt nhân trên thế giới hiện nay vẫn đang là nỗi lo âu của loài người Chưa bao giờ loài người được chứng kiến một khối lượng khổng lồ vũ khí hạt nhân như bây giờ Theo tài liệu của UNESCO, ước tính hiện nay trên thế giới có trên 50.000 đầu đạn hạt nhân, sức công phá của nó tổng cộng lại gấp 1 triệu lần quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) Trong khi nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đấu tranh đòi thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân thì Nichxơn tuyên bố: hy vọng thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân là ảo tưởng Ông ta khuyên mọi người nên tìm cách chung sống lâu dài với loại vũ khí đó.

Chiến tranh là sự phát triển trực tiếp của chế độ tư hữu nên hiện nay và còn có thể dự đoán rằng trong thế kỷ XXI vẫn còn có cơ sở nổ ra chiến tranh và xung đột khu vực.

2.2.1.2 Những xung đột, hợp tác song phương trong vấn đề giải quyết vấn đề hòa bình thế giới

Mỹ - Hàn tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

Ngày 16/11/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Thứ trưởng Ngoại giao nước này Wendy Sherman và người đồng cấp Hàn Quốc Choi Jong-kun đã tái khẳng định nỗ lực chung của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên Hai bên cũng tuyên bố mối quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn đóng góp vào hòa bình ở khu vực vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao Mỹ-Hàn được tổ chức tại Washington trong bối cảnh các cuộc thảo luận giữa Seoul và Washington về khả năng tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Hàn Quốc khẳng định tuyên bố chấm dứt chiến tranh sẽ giúp tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, vốn đã bị đình trệ kể từ năm 2019 Trước đó, Mỹ được coi là phản đối tuyên bố chấm dứt chiến tranh với Triều Tiên Trong chuyến thăm Washington, Thứ trưởng Choi Jong-kun đã bày tỏ hy vọng về một "kết quả tốt" trong các cuộc thảo luận với giới chức Mỹ về đề xuất tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên trong tương lai gần.

2.2.2 Đấu tranh bảo vệ môi trường sống

2.2.2.1 Thực trạng vấn đề Đấu tranh bảo vệ môi trường sống là cuộc đấu tranh những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người với người, người với thiên nhiên Thực chất của cuộc đấu tranh này là nhằm tối ưu hoá việc sử dụng môi trường ở xung quanh gồm: đất, nước, không khí và tài nguyên thiên vụ đời sống con người không chỉ cho thế hệ hôm nay nối sau này.

- Ngày nay, môi trường sống trên trái đất bị phá hoại nghiêm trọng Trình trạng trên đang đe dọa trực tiếp đến sự sống của loài người Do tầm quan trọng của vấn đề mà trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tại Hội nghị hằng năm của tổ chức này, đại diện của nhiều quốc gia đặt vấn đề trong khi nguy cơ hạt nhân đã bị đẩy lùi một bước thì nguy cơ môi trường đang nhích dần đến sánh ngang với nguy cơ huỷ diệt của hạt nhân; bởi vì trên toàn cầu, môi trường sống bị phá hủy nghiêm trọng Bảo vệ môi trường sống trở thành nhiệm vụ quan trọng của mọi người, của mọi dân tộc. Nhà khoa học Pháp Giăng Krixtop đã thốt lên: “Nếu trước đây thiên nhiên đe dọa con người thì ngày nay, con nguời đang đe dọa thiên nhiên”.

Thời gian gần đây hai năm một lần, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, Hội nghị môi trường sống toàn thế giới được tổ chức để đánh giá thực trạng môi trường, kiến nghị những phương hướng bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.

Có thể nói trong thế giới hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sớm ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường nói chung, trồng cây gây rừng nói Thủ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đặt vấn đề trồng cây gây rừng như một giải pháp kinh tế - xã hội để bảo vệ môi trường.

2.2.2.2 Những xung đột, hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường sống

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu Hai bên xung khắc với nhau trong cách xử lý vấn đề này.

Tháng 11/2021, các nhà lãnh đạo và các nhà đàm phán hàng đầu thế giới hiện đã tụ tụ họp ở Glasgow, Scotland, nơi họ đưa ra các tuyên bố về khí hậu và thảo luận về các quy tắc thực hiện thỏa thuận toàn cầu Paris về khí hậu.

NGA VÀ TRUNG TRONG XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG

Nga - Trung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu

Nga - Trung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu

3.2.1 Vấn đề hòa bình thế giới, căng thẳng địa chính trị

3.2.1.1 Hiệp ước Láng giềng hữu nghị và Hợp tác thân thiện Nga -

Tháng 7/2001, ông Putin đã ký “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện” với cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân tại Điện Kremlin Khi đó, hai bên đồng ý giải quyết các tranh chấp biên giới lịch sử và đặt ra hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực bao gồm cả quân sự và quốc phòng.

Trong cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Tập Cận Bình nhân kỷ niệm 20 năm Nga - Trung Quốc ký Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác thân thiện hôm 28/6/2021, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đóng vai trò duy trì ổn định toàn cầu, trong bối cảnh bất ổn chính trị cũng như nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng.

“Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng cũng như việc phá vỡ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự phối hợp giữa Nga và Trung Quốc đóng vai trò duy trì ổn định trong các vấn đề toàn cầu”, ông Putin nói, đề cập đến các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự quốc tế như giải quyết hạt nhân Triều Tiên, Syria, Afghanistan và việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, trong 20 năm qua, Moskva và Bắc Kinh đã tăng cường tương tác, thúc đẩy chính sách đối ngoại giữa hai nước , Tổng thống Putin cho hay: "Chúng tôi tích cực đẩy mạnh quan hệ song phương trên cơ sở diễn đàn Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, cùng làm việc để thiết lập trật tự thế giới đa tâm" Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng bày tỏ hy vọng rằng, “việc thúc đẩy đối thoại với Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho việc tăng cường hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc”.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin cũng đã chính thức tuyên bố gia hạn Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác thân thiện giữa Trung Quốc và Nga Ông Putin cho rằng, hiệp ước này "phản ánh mô hình quan hệ Nga - Trung hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng đối với việc thiết lập một trật tự quốc tế công bằng hơn".

3.2.1.2 Nga, Trung Quốc tăng cường hợp tác trong vấn đề Triều Tiên

Triều Tiên đã phát triển từ mối đe dọa khu vực thành "mối đe dọa toàn cầu" khi Triều Tiên liên tục phát triển nhiều tên lửa tầm xa, có thể chạm đến Bắc Mỹ và Châu Âu Từ năm 2006, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết số 1718 nhằm phản ứng với hành động của Bình Nhưỡng và áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này Từ đó cho tới nay, HĐBA đã thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường trừng phạt quốc gia Đông Bắc Á sau những vụ thử tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: "Hai bên nhất trí giữ liên lạc và phối hợp chặt chẽ nhằm đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên."

Trung Quốc và Nga đã nhất trí hợp tác chặt chẽ với vai trò mang tính xây dựng nhằm tìm giải pháp hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Đại diện đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Bán đảo Triều Tiên Lưu Hiểu Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã đạt được sự nhất trí trên trong cuộc điện đàm ngày 20-12 nhằm trao đổi quan điểm về tình hình khu vực. Trong thông cáo ngày 21-12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: "Hai bên nhất trí giữ liên lạc và phối hợp chặt chẽ nhằm đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và cùng nỗ lực thúc đẩy việc tìm ra giải pháp chính trị cho các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên."

Thông báo nhấn mạnh: "Cuộc gặp đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, qua đó tăng cường hơn nữa lòng tin cấp cao cũng như định hướng cho sự phối hợp và hợp tác sâu rộng giữa hai nước về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên".

3.2.1.3 Nga - Trung hợp tác ngăn chặn nguy cơ từ Afghanistan

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 25/08/2021, Tổng thống Vladimir Putin nói Trung Quốc và Nga có chung quan điểm về Afghanistan và cho rằng họ có thể làm việc cùng nhau để hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực ở đất nước bị chiến tranh tàn phá Ông Putin thêm rằng hai nước có thể hợp tác "chống khủng bố, ngăn chặn buôn lậu ma túy, ngăn ngừa các mối đe dọa an ninh lan ra từ Afghanistan, chống lại sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài và duy trình an ninh, ổn định của khu vực".

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan, cũng như theo đuổi chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ và luôn đóng vai trò mang tính xây dựng với vấn đề của Afghanistan Ông Tập nói với Putin rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các quốc Ông Putin và ông Tập thống nhất cùng nhau ngăn chặn các mối đe dọa an ninh sau khi Afghanistan rơi vào tay Taliban vào giữa tháng 8/2021. gia khác, trong đó có Nga, để khuyến khích tất cả các bên ở Afghanistan xây dựng một hệ thống chính trị hoàn chỉnh, tách rời các nhóm khủng bố.

Cả hai nước đều lo ngại rằng tình hình bất ổn ở Afghanistan có thể làm xấu thêm tình hình khu vực, khi Taliban tái chiếm Kabul trong cuộc tấn công chớp nhoáng ngày 15/8/2021, hai thập kỷ sau khi bị lực lượng do Mỹ dẫn đầu lật đổ Cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin diễn ra sau cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp của nhóm G7 về tình hình ở Afghanistan Các lãnh đạo G7 hôm 24/8 kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế để đảm bảo an ninh của Afghanistan, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối gia hạn thời hạn rút quân Mỹ vào ngày 31/8 Cuộc điện đàm với Tổng thống Putin là lần đầu tiên ông Tập đưa ra những bình luận công khai về Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát.

3.2.1.4 Khủng hoảng Kazakhstan lộ rõ cạnh tranh chiến lược Nga - Trung ở Trung Á

Trong nhiều năm, Nga và Trung Quốc dường như đã có sự "phân công ngầm" ở khu vực Trung Á, nơi cả hai đều coi là sân sau chiến lược: Moscow giám sát an ninh, trong khi Bắc Kinh giúp phát triển nền kinh tế khu vực.

Cuộc bạo loạn trong tháng này ở Kazakhstan, nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Á, đã tái khẳng định rằng, ưu thế an ninh của Moscow vẫn không thể tranh cãi bất chấp sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh nhằm mở rộng dấu ấn an ninh của riêng mình Nga đã điều hàng nghìn binh sĩ tới Kazakhstan theo đề nghị của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev vào ngày 5/1/2022 Mãi đến ngày 10/1/2022, Trung Quốc mới đề nghị hỗ trợ an ninh, trong một cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Vương Nghị và nhà ngoại giao hàng đầu của Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi Đến lúc đó, mọi việc đã được kiểm soát, và đất nước Kazakhstan đã không còn rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào Kazakhstan và phần còn lại của Trung Á, hầu hết vào lĩnh vực dầu khí và khoáng sản, trong thập niên qua Khu vực này rất quan trọng đối với tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh: trong chuyến thăm tới Kazakhstan vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố dự án được xem là tiền thân của sáng kiến Vành đai, con đường Trong tất cả các nhà lãnh đạo Trung Á, Tổng thống Tokayev có mối quan hệ cá nhân thân thiết nhất với Trung Quốc: là một người thông thạo tiếng Quan thoại, bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhà ngoại giao Liên Xô tại Bắc Kinh.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w