Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ.Nhưng hiện này, tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt gây ra tổn thất không thể kể xiết cho doanh nghiệp
Trang 1TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định
ĐỀ BÀI: Giải Quyết Vấn Đề Có Nhiều Người Lao Động Có Trình Độ Cao
Trong Doanh Nghiệp Nghỉ Việc
Họ và tên: Hoàng Mỹ Linh
Lớp: K8 - QTKDA
Mã số sinh viên: 2073410215
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 Lời Mở Đầu 3
Chương 2 Năm Bước Giải Quyết Vấn Đề Có Nhiều Người Lao Động Có Trình Độ Cao Trong Doanh Nghiệp Nghỉ Việc 4
1 Nhận định và xác định nguyên nhân của vấn đề (B1+B2) 4
1.1 Lương và phúc lợi 4
1.2 Không có sự tin tưởng vào cấp trên 4
1.3 Công việc không phù hợp 4
1.4 Nhân viên không được đào tạo 5
1.5 Không tìm thấy cơ hội thăng tiến 5
1.6 Nhân viên không được công nhận 6
1.7 Môi trường và công việc không được như mong đợi 6
1.8 Vì công việc quá áp lực căng thẳng 6
2 Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề (B3) 7
2.1 Tìm hiểu lý do nghỉ việc 7
2.2 Lắng nghe ý kiến của nhân viên 7
2.3 Đưa ra phương án giải quyết phù hợp 8
3 Thực thi giải pháp (B4) 9
3.1 Cải thiện giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp 9
3.2 Triển khai đào tạo nội bộ 9
3.3 Tăng cường sự tham gia của nhân viên 9
3.4 Công nhận và đánh giá cao nhân viên 9
3.5 Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến 9 3.6 Tiến hành khảo sát và thăm dò ý kiến của nhân viên để cải tiến liên tục .9
Trang 34 Đánh giá (B5) 9
Chương 3 Kết Luận 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4Chương 1 Lời mở đầu
Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ
Nhưng hiện này, tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt gây ra tổn thất không thể kể xiết cho doanh nghiệp, chi phí của việc thay thế nhân viên mới có thể lên tới mức 40.000 đô la – bao gồm chi phí cho quảng cáo, tuyển dụng, thời gian đào tạo nhân viên mới phát triển năng lực chuyên môn cần thiết – cũng như “lỗ hổng” năng suất trong khoảng thời gian đó Thực tế, nếu những nhân viên tài năng nhất liên tục ra đi, thiệt hại cho công ty có thể vượt xa con số đó Nhân viên nghỉ việc dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho phía doanh nghiệp, nó làm: giảm năng suất, tinh thần
sa sút, đồng nghiệp “oằn mình” với số lượng công việc khổng lồ… Chưa tính đến việc
bỏ ra chi phí cho quá trình tuyển dụng, giới thiệu và đào tạo cho nhân viên mới Để có thể duy trì được tinh thần của người lao động và giữ nhân nhân tài, mỗi doanh nghiệp cần xác định lý do tại sao nhân viên tài năng lại ra quyết định rời đi Vì vậy nên em làm bài tiểu luận này để phân tích và nêu lên những phương pháp giải quyết khi doanh nghiệp rơi vào vấn đề đó
Trang 5Chương 2
Năm bước giải quyết vấn đề có nhiều người lao động có trình độ cao
trong doanh nghiệp nghỉ việc
1. Nhận định và xác định nguyên nhân của vấn đề (B1+B2)
1.1 Lương và phúc lợi
Theo một cuộc khảo sát của Glassdoor liên quan đến quản trị nhân sự đã
có kết quả cho thấy 45% nhân viên quyết định nghỉ việc liên quan đến mức lương mà mình nhận được Bên cạnh vấn đề về lương thưởng, quyết định thôi việc
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 56% nhân viên quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm hơn là về mặt tài chính Có thể thấy rằng những phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên có thực sự khiến cho nhân viên cảm thấy hài lòng hay không chính là lý do lớn ảnh hưởng đến quyết định đi hay ở
1.2 Không có sự tin tưởng vào cấp trên
Nếu như nhân viên làm việc dưới trướng của một vị sếp không có năng lực, mối quan hệ giữa đôi bên không thân thiết hoặc thậm chí là không hề tốt đẹp,… thì
sẽ dẫn tới việc nhân viên chán nản trong công việc, không có động lực để cố gắng đi làm mỗi ngày và quyết định nộp đơn xin thôi việc
nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc vì mất niềm tin vào cấp trên Sếp hứa nhưng không làm, làm lơ với các cam kết khen thưởng cho nhân viên, chỉ cần một đến hai lần lặp lại điều này đều khiến cho nhân viên không còn tin tưởng
và tôn trọng sếp của mình
1.3 Công việc không phù hợp
Trang 6Mỗi cá nhân sẽ có quan điểm, mục tiêu làm việc khác nhau và có những người không có định hướng công việc cụ thể, không biết mình thích gì và hợp làm gì Điều này cũng chính là nguyên do dẫn đến việc nhiều nhân viên sau khi làm việc một thời gian ở công ty đã quyết định xin nghỉ việc
Để tìm ra đích đến cho sự nghiệp thì đối với những nhân viên này, việc trải nghiệm làm việc ở các lĩnh vực khác nhau là yếu tố cần thiết Thói quen nhảy việc giúp cho nhân viên va chạm nhiều hơn với các công việc và môi trường làm việc khác nhau
1.4 Nhân viên không được đào tạo
Phần lớn nhân viên luôn có nhu cầu được trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có cơ hội thăng tiến trong công việc và có định hướng nghề nghiệp cụ thể
Tuy nhiên, một số các doanh nghiệp lại chưa ứng dụng các chương trình đào tạo nội bộ để giải quyết yêu cầu này của nhân viên Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề nghỉ việc
1.5 Không tìm thấy cơ hội thăng tiến
Những nhân viên có năng lực thật sự không chỉ đi làm vì tiền lương mà còn vì họ có sự yêu thích, đam mê với lĩnh vực công việc ấy
Họ luôn vạch ra sẵn cho mình những lộ trình thăng tiến và thường xuyên tìm tòi nắm bắt các cơ hội phát triển cá nhân
Nếu như vị trí công việc đang đảm nhiệm không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và khiến họ bị kìm chân tại chỗ thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp riêng của cá nhân
Trang 71.6 Nhân viên không được công nhận
Những kết quả làm việc tốt, sự cố gắng để đạt được thành tựu cao trong công việc nếu như không được cấp trên công nhận thì sẽ rất dễ khiến cho nhân viên mất đi động lực phấn đấu
Nhiều nhà quản lý có thói quen đánh giá kết quả của một dự án dựa trên việc hoàn thành tiến độ công việc mà ít quan tâm đến những công sức làm việc của cá nhân đã tạo ra kết quả đó
1.7 Môi trường và công việc không được như mong đợi
Làm việc trong một môi trường với không gian làm việc nhỏ, thiếu các
cơ sở vật chất phục vụ công việc Trong quá trình làm việc, nhân viên không được tôn trọng, không được chủ động do sếp nắm quyền quá nhiều, nhân viên
bị áp lực do quá nhiều đầu công việc được giao, xuất hiện các mâu thuẫn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên,… Tất cả những nguyên do trên đền khiến cho nhân viên bị ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, chán nản và nhanh chóng bỏ việc
1.8 Vì công việc quá áp lực căng thẳng
Nhiều nhà quản lý giao việc cho nhân viên nhưng không có cách phân
bổ, giao việc không phù hợp với chuyên môn, không đúng người đúng việc dẫn tới việc nhân viên bị quá tải trong công việc Khi được sếp tín nhiệm giao việc, nhiều nhân viên lúc đầu sẽ cảm thấy được tín nhiệm, tự hào và có nỗ lực để cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất, nhưng về lâu dài, nhân viên sẽ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống vì quan tâm quá nhiều đến công việc và họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực đi đến thôi việc
Trang 82 Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề (B3)
2.1 Tìm hiểu lý do nghỉ việc
Có rất nhiều yếu tố khiến một nhân viên bỗng nhiên nghỉ việc: Lương thưởng, cách quản lý, áp lực, môi trường làm việc Tìm hiểu lý do trước khi chấp nhận hay thuyết phục nhận viên đó Nếu như việc một nhân viên xuất sắc
ra đi ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét tìm hiểu lý do
và tìm cách ngăn chặn điều đó lặp lại một lần nữa
Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên hoặc các đồng nghiệp xung quanh
Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển
Một khi nhân viên đã quyết định chuyển sang một công việc khác, gần như không có cách nào có thể thay đổi ý kiến của họ, kể cả việc tăng lương Tìm hiểu cặn kẽ nguyên do vì sao họ quyết định nghỉ việc là rất quan trọng Ta
có thể tìm thấy câu trả lời bằng cách để họ nói chuyện với những người khác Tìm hiểu xem có thể thay đổi những gì từ trong doanh nghiệp để tránh điều đó xảy ra trong tương lai Nhận định rõ ràng rằng khi doanh nghiệp phát triển, sẽ cần những nhân viên và những quản lý mới với những mục tiêu cao
Trang 9hơn, và việc thay đổi nhân viên là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển
2.2 Lắng nghe ý kiến của nhân viên
Sự khác biệt giữa một nhà quản lý độc tài và nhà quản lý dân chủ là khả năng lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên Cách quản lý độc tài sẽ khiến cho nhân viên xa lánh người quản lý của họ, phản ứng tiêu cực bằng cách làm công hoặc tệ hơn nữa là nghỉ việc Lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ giúp chúng ta gần gũi hơn và tạo điều kiện cho nhân viên trình bày ý tưởng cá nhân của họ Những ý tưởng cá nhân hay những ý kiến đóng góp này luôn giúp bạn quản lý công việc của phòng ban hay đội nhóm do bạn lãnh đạo một cách tốt nhất Tạo cơ hội cho nhân viên trình bày ý kiến của mình Nhân viên sẽ rất thất vọng nếu ta không lắng nghe ý kiến của họ Các buổi họp nhóm là cơ hội
để nhân viên của bạn trình bày ý kiến của họ Bạn hãy nhớ đừng bao giờ dập tắt ngọn lửa đam mê của nhân viên khi họ đưa ra ý kiến của mình Hãy lắng nghe
và phản hồi đúng lúc
Phản hồi với những ý kiến nhân viên vừa trình bày Cách để bạn thể hiện
sự trân trọng và thấu hiểu ý kiến của nhân viên là tóm lược lại các ý chính sau khi họ trình bày ý kiến Ta hãy nhớ đừng vội vàng kết luận ngay sau khi nhân viên vừa trình bày xong, vì điều đó sẽ tạo cảm giác rằng chúng ta thiếu nhiệt tình, đang trong tình trạng vội vã và muốn kết thúc cuộc trao đổi càng sớm càng tốt
2.3 Đưa ra phương án giải quyết phù hợp
Sau khi đã tìm hiểu được lý do bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa
ra các quyết định cuối cùng Tùy vào từng hợp mà bạn lựa chọn phương án giải quyết phù hợp để cả đôi bên đều cảm thấy “vui vẻ” nhất Cụ thể:
Trang 10+ Nếu lý do nhân viên đưa ra là do mức lương, chính sách hoặc vị trí chưa phù hợp… ta nên xem xét và đánh giá lại Nếu cảm thấy ý kiến đó phù hợp ta có thể trao đổi và thỏa thuận lại với nhân viên về chính sách phúc lợi mới cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai nhằm “giữ chân” nhân tài và ổn định công việc phòng ban Ngược lại, ta hãy cảm ơn sự đóng góp của nhân viên với công ty và vui vẻ để họ ra đi tìm môi trường làm việc mới
+ Trong trường hợp lý do xuất phát từ các vấn đề công việc, môi trường công sở như: công việc quá áp lực, mâu thuẫn với đồng nghiệp… nhà quản lý cũng nên xem xét giải quyết Nếu đó là những điều có thể điều chỉnh và khắc phục thì chúng ta nên cố gắng giúp đỡ nhân viên để họ có
cơ hội tiếp tục làm việc và cống hiến cho công ty Ngược lại, nếu đó là các lý do riêng tư như: muốn học thêm, muốn tìm cơ hội nghề nghiệp mới… thì ta cũng không nên cố gắng giữ lại Tóm lại, tùy vào từng vấn
đề cụ thể mà nhà quản lý linh hoạt trong cách giải quyết, có thể cùng nhân viên đó thảo luận để tìm ra phương án tốt nhất
3 Thực thi giải pháp (B4)
3.1 Cải thiện giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp
3.2 Triển khai đào tạo nội bộ
3.3 Tăng cường sự tham gia của nhân viên
3.4 Công nhận và đánh giá cao nhân viên
3.5 Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến
3.6 Tiến hành khảo sát và thăm dò ý kiến của nhân viên để cải tiến liên tục
Trang 114 Đánh giá (B5)
Trong thời đại này, trải nghiệm nhân viên rất quan trọng Đồng thời nó cũng thực
sự là một thách thức lớn, bởi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đặt trải nghiệm nhân viên thành ưu tiên hàng đầu với các nhà quản lý nhân sự và thường ủy thác vấn đề này thông qua cuộc khảo sát thường niên về mức độ cam kết của nhân viên Hầu hết các công ty đều thấy trải nghiệm khách hàng hay doanh thu quan trọng hơn nhân viên công ty Chính vì vậy, đội ngũ nhân sự sẽ đối mặt với những thách thức thực sự để thay đổi tư duy của lãnh đạo công ty, từ đó thiết kế và triển khai trải nghiệm nhân viên một cách hiệu quả
Không chỉ riêng những người làm công tác nhân sự mới cần trang bị các kiến thức và kỹ năng quản lý cần thiết, những người làm công tác quản lý, trưởng các phòng ban dù lớn hay nhỏ càng phải làm công tác nhân sự trong phạm vi quản lý để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung
Tạo động lực lao động là cách tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của
doanh nghiệp và của nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức Như vậy, về bản chất của tạo động lực trong lao động chính là tạo sự quan tâm của người lao động đối với kết quả lao động cuối cùng của doanh nghiệp Mối quan tâm của người lao động tới công việc càng cao thì động lực lao động của họ cũng càng lớn Để tăng động lực lao động của nhân viên và tăng hiệu quả lao động, các doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn vào các chính sách giúp tạo động lực cho nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình vì mục tiêu chung Để làm được điều đó, các yếu tố về môi trường làm việc, văn hóa, phương thức cách tạo động lực cho nhân viên giao tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động cần được xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả
Trang 12Chương 3
KẾT LUẬN
Hoạt động tuyển dụng ứng viên mới gây ra tổn thất rất lớn về thời gian, nguồn lực và doanh thu Vì lý do này, việc xây dựng một chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả thực sự có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Bằng cách lưu ý giải quyết những vấn đề trên đây, doanh nghiệp sẽ có cơ hội cải thiện đáng kể tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, cũng như giữ chân được những nhân viên tài năng nhất
Ổn định việc làm cho người lao động bằng việc thõa mãn các yếu tố về môi trường, cơ hội thăng tiến, lương/ thưởng, điều kiện cho người lao động,… đồng thời nâng cao hiệu quả công việc tại công ty Nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo nguồn lao động chuyên môn cho công ty Quan tâm nhiều hơn đến lương cơ bản, cơ hội thăng tiến sự nghiệp và tính ổn định công việc là cơ sở cho việc thu hút và giữ chân tất cả nhân viên
Do đó, việc duy trì tính cạnh tranh trong các yếu tố này là cần thiết Mặc dù một
số công ty không thể đảm bảo công việc lâu dài, họ có thể tập trung vào việc tạo ra một môi trường làm việc ổn định thông qua giao tiếp và truyền thông về chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kết quả cũng như hiệu quả của việc lãnh đạo và quản lý, và những
kỳ vọng rõ ràng Điều quan trọng là người sử dụng lao động phải ưu tiên phát triển các nhà lãnh đạo cấp cao mà nhân viên tin tưởng nhằm giúp cải thiện yếu tố giữ chân nhân viên
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bài giảng học phần kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định giảng viên TS Nguyễn Quý Khuyến
2 https://tanca.io/blog/8-ly-do-anh-huong-den-quyet-dinh-nghi-viec-cua-nhan-vien
3 https://mge.vn/learn/giam-ty-le-nhan-su-nghi-viec-trong-doanh-nghiep/
4 https://lighthuman.vn/5-buoc-de-giai-quyet-van-de-hieu-qua1
5 Tiểu luận cuối khóa cử nhân quản trị kinh doanh đề tài: các biện pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc tại công ty tnhh dịch vụ EB người thực hiện Thái Kim Ngọc
6 https://resources.base.vn/hr/lam-the-nao-de-giu-chan-nhan-vien-635/