TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản, v.v Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được coi là một loại hàng hoá.
Nước là loại tài nguyên có thể tái tạo được và cần phải sử dụng một cách hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó Việc sử dụng tốt tài nguyên nước không chỉ quyết định đến tương lai nền kinh tế của mỗi đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định và phát triển xã hội.
Trong quá trình sử dụng tài nguyên nước mặt, con người đã làm thay đổi các thuộc tính của nước Trong điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tài nguyên nước đã bị ô nhiễm trên diện rộng.
Trước tình hình đó, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta đã đặt ra việc nghiên cứu cách khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt, nhằm mang lại hiệu quả cao và sản xuất được bền vững Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi thời kỳ ảnh hưởng của việc sử dụng tài nguyên nước tới nền kinh tế cũng như mục tiêu ổn định và phát triển xã hội là khác nhau Mà các nghiên cứu trên mới ở mức tổng quát, mang tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Ranh giới ước lệ của khu vực đồng bằng ven biển được xác định như sau:
- Phía Bắc là núi Hồng Lĩnh và dòng sông Lam
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây và Tây Nam là đường quốc lộ 1
- Phía Nam giáp đèo Ngang
Diện tích toàn vùng khoảng 1.027 km 2
Khu vực nghiên cứu là địa bàn dân cư quan trọng nhất của các Huyện Can Lộc, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân. Tại đây tập trung các đô thị, cơ sở công nghiệp khai thác chế biến nông-lâm- hải sản, các trung tâm du lịch dịch vụ, Đây cũng là nơi sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của Tỉnh Tuy nhiên công cuộc xây dựng kinh tế trong vùng của Tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong đó có vấn đề đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, do nguồn nước (nước mặt và nước dưới đất) ở đây rất hạn chế về lượng cũng như về chất, đặc biệt là các vùng ven biển.
Trong 10 năm qua UBND Tỉnh đã chỉ đạo chi cục Thuỷ lợi và một số ngành khác đã tiến hành hàng loạt các điều tra nghiên cứu để xác định tiềm năng tài nguyên nước mặt ở nhiều điểm dân cư – kinh tế quan trọng nhưng kết quả còn hạn chế và chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả, không thoã mãn các yêu cầu cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này cần phải thu thập, phân tích tài liệu,đánh giá tổng hợp kết hợp với khảo sát thực tế, Từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp kinh tế - bảo vệ môi trường hợp lý và đạt hiệu quả cao.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên nước được xem là một tài nguyên có khả năng tái tạo Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển về mặt kinh tế nhiều vấn đề xã hội cũng nảy sinh, trong đó có vấn đề ô nhiễm nước Điều đó đặt ra cho các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà kinh tế môi trường một thách thức lớn về vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước mặt.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề tiềm năng nước mặt ở tỉnh Hà Tĩnh và một số giải pháp kinh tế - bảo vệ môi trường nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Tôi hi vọng qua đề tài có thể giúp có thể cho ta một cách nhìn chi tiết hơn về tiềm năng tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao lợi ích của nguồn tài nguyên này đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương, phát huy tính hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên nước ở các ban ngành có liên quan.
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hà Tĩnh được chia làm 4 dạng địa hình cơ bản, bao gồm: Vùng núi cao và trung bình, vùng đồi núi và trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển Trong đó:
+ Vùng đồng bằng : Là vùng tiếp giáp giữa đồi núi và dải ven biển, vùng này nằm ở hai bên Quốc lộ 8A và Quốc lộ 1A, bao gồm các xã vùng giữa các huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh Chiếm 13,7% diện tích đất tự nhiên, địa hình vùng này tương đối bằng phẳng, dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu là cây lúa nước, cây hoa màu, lạc, đậu, chăn nuôi gia súc.
+ Vùng ven biển : Vùng này nằm ở phía Đông Quốc Lộ 1A và chạy dọc theo bờ biển, bao gồm các xã phía Đông của huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh và huyện Nghi Xuân, chiếm 12,7% diện tích đất tự nhiên Người dân nơi đây khá tập trung, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, nuôi trồng và chế biến thuỷ - hải sản. Cây trồng có cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm nhưng năng suất và sản lượng thấp.
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các ao, hồ, sông, suối, các công trình thuỷ lợi, nằm trong địa giới hành chính vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh như đã nêu trên. Đối tượng nghiên cứu là tiềm năng tài nguyên nước mặt, từ đó có các giải pháp phù hợp để quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên này.
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thống kê số liệu
Đây là phương pháp đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Các số liệu được thống kê và thu thập là cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng trong quá trình nghiên cứu
Các số liệu, tài liệu được thống kê và thu thập như:
Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các tài liệu nghiên cứu trước liên quan đến nghiên cứu của đề tài
Các loại bản đồ liên quan đến nghiên cứu của đề tài: bản đồ hiện trạng thuỷ lợi tỉnh Hà Tĩnh, bản đồ khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh, bản đồ phương hướng phát triển thuỷ lợi giai đoạn 2006 – 2020 và sau 2020 của tỉnh Hà Tnh,
Phương pháp khảo sát thực địa
Nhằm kiểm tra lại độ tin cậy cảu các tài liệu, số liệu thu thập rồi tiến hành khảo sát thực địa Có 300 điểm nước mặt được tiến hành khảo sát để nghiên cứu lưu lượng nước mặt hiện có Phỏng vấn trực tiếp người dân về hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên này trong đời sống sinh hoạt và sản xuất Từ đó có cách nhìn tổng thể về sự phân bố các công trình thuỷ lợi, ao hồ, sông suối, về hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên nước mặt.
Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu không gian lãnh thổ vì bản đồ là ngôn ngữ của địa lý, chúng thể hiện một cách rõ nhất các đặc trưng không gian và đặc điểm kinh tế xã hội.
Ngoài ra phương pháp này là sự tuần hoàn có vận động và phát triển Việc nghiên cứu xuất phát từ bản đồ và kết thúc cũng chính là bản đồ Chính vì vậy nó có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu vị trí, tiềm năng nước mặt, đặc biệt là tính hợp lý của các công trình thuỷ lợi.
Phương pháp sử dụng công nghệ GIS
Áp dụng phần mềm Mapinfo để số hoá, Arcview GIS để xử lý và biên tập,xây dựng nên bản đồ như bản đồ đề xuất sử dụng nước mặt,
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Thông qua việc nghiên cứu tiềm năng tài nguyên nước mặt khẳng định được sự tồn tại của tài nguyên này theo quy luật tự nhiên và nhân tạo, đồng thời mang lại cơ sở lý luận trong nghiên cứu và bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng nước mặt của vùng từ đó phân tích đưa ra những thế mạnh và những tồn tại ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt
Căn cứ vào hiện trạng và tiềm nảng của tài nguyên nước mặt, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng, tác động ảnh hưởng tới môi trường và phương hướng phát triển thuỷ lợi của tỉnh, để tài đã đưa ra một số giải pháp thích hợp cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên này.
CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
Sau khi thu thập số liệu, hệ thống và tổng hợp, để phù hợp với mục tiêu , nhiệm vụ, chuyên đề được cấu trúc như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tài nguyên nước
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Đánh giá sơ bộ tiềm năng nước mặt vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
Chương 4: Đề xuất các giải pháp kinh tế - bảo vệ môi trường trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt.
Tổng quan về tài nguyên nước
1 Khái niệm môi trường và tài nguyên nước
- Nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên, vừa là thành phần môi trường và cũng là môi trường thành phần
- Tài nguyên nước bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm
+ Tài nguyên nước mặt: là nước ở các sông suối, ao hồ hoặc chảy tràn trên bề mặt Lượng nước mặt có khả năng phục hồi nhanh ở những vùng có lượng mưa trung bình hoặc những vùng đất có khả năng cung cấp nước.
+ Tài nguyên nước ngầm: là nước ở bên trong lòng đất, tích tụ trong các lỗ hổng đất đá, lớp sỏi trên và lớp đá của vỏ trái đất Tầng chứa nước ngầm luôn được bổ sung một cách tự nhiên do nước mưa thấm qua lớp đá sỏi và đất ở tầng trên Các quá trình thầm qua để trả lại lượng nước ngầm cho tầng ngầm được gọi là quá trình hồi phục.
2 Vai trò của môi trường và tài nguyên nước
- Nước là yếu tố đảm bảo sự sống của các loài sinh vật Ở đâu có nước, ở đó có sự sống Đặc biệt đối với các loài thực vật, nước là yếu tố không thể thiếu, là thành phần quan trọng của quá trình quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ sơ cấp, cội nguồn của mọi chất hữu cơ trên trái đất Nước cùng với khí cacbonic là hai yếu tố duy nhất thu hút năng lượng mặt trời, chuyển hoá dạng năng lượng này thành mọi dạng năng lượng khác trên trái đất, kể cả các năng lượng hoá thạch.
Nước hoà tan các chất khoáng, chuyển các dạng dinh dưỡng khó tiêu thành các dạng dễ tiêu, tạo điều kiện cho cây hút và đồng hoá để tạo thành cơ thể và tiến hành các quá trình trao đổi chất trong cây Nước chiếm một tỷ lệ lớn trong thành phần cấu tạo nên tế bào cây, thiếu nước năng suất của cây bị giảm và có thể cây bị kiệt quệ rồi chết.
Nước là thành phần cấu tạo của đất nông nghiệp Nước cần cho đời sống và hoạt động của các loài sinh vật trong đất Hoạt động của các loài sinh vật này có ý nghĩa quyết định đối với bộ rễ cây, đối với quá trình thu hút chất dinh dưỡng của cây qua đất.
Trong ý nghĩa này, nước là yếu tố làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo nên môi trường sống trong lành cho con người và các loài sinh vật khác.
- Nước là môi trường sống của các loài sinh vật, trong đó có con người và là môi trường hoạt động sản xuất của xã hội.
Nước làm giảm tác động của nhiệt độ cao, giữ nhiệt độ cho đất và các loài sinh vật khi nhiệt độ thấp Nước tạo nên độ ẩm không khí cần thiết cho sự sống của các loài sinh vật Nước có tác dụng điều tiết nhiệt độ trong các xí nghiệp công nghiệp, trong các thành phố, các khu dân cư đông đúc.
Trong công nghiệp, ngoài tác dụng điều hoà không khí trong phân xưởng, nơi làm việc của công nhân, nước còn làm mát máy trong quá trình vận hành, làm dung môi trong công nghiệp hoá chất.
- Nước là nguồn năng lượng, nguồn nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất
Năng lượng nước là nguồn tạo ra năng lượng thuỷ điện Các hồ đập giữ nước có vai trò lớn trong việc cung cấp cho nông nghiệp và cho sinh hoạt của nhân dân Các hồ, đập nước còn có tác dụng cắt lũ, giảm nhẹ tác hại của các dòng nước trong mùa khô cho các nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Nước là yếu tố mang chuyển chất và thông tin trong các hệ sinh thái – nhân văn, kể cả trong môi trường và trong cơ thể các loài sinh vật.
Trong các hệ sinh thái – nhân văn, nước mang chuyển cả thông tin, năng lượng và cả vật chất Các thông tin năng lượng và vật chất phát ra từ môi trường bên ngoài cũng như từ những thành tố trong hệ sinh thái có thể lan truyền trong môi trường nước hoặc được nước mang đi từ nơi này sang nơi khác Khả năng mang thông tin và năng lượng của nước phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng nước Do có khả năng mang thông tin và năng lượng cho nước nên nước có tác động điều hoà rất lớn đối với hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái.
Ngoài những chức năng có ích đối với kinh tế - xã hội nêu trên, nước còn có thể gây ra một số trở ngại khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí trở thành những thiên tai.
- Nước quá thừa gây ra úng, ngập làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Độ ẩm quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài nấm mốc, meo, côn trùng gây hại cho mùa màng, nông sản trong lúc cất giữ cũng như các dụng cụ áo quần, chăn màn,
- Thiếu nước làm cho nhiều hoạt động sản xuất gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật rơi vào trạng thái không hoạt động, ngủ nghỉ.
- Khô hạn làm cho nhiều loài sinh vật bị chế, nhiều quá trình sản xuất bị ngừng trệ, nhiều hoạt động của con người không thể tiến hành được.
- Mưa đột ngột ở các vùng có độ dốc lớn tạo ra lũ ống, lũ quét cuốn trôi nhà cửa cây cối của nhân dân.
- Mưa nhiều, mưa lớn gây ra lũ lụt nhiều vùng rộng lớn, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, mùa màng của nhân dân
3 Đặc tính của môi trường và tài nguyên nước
- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu
- Nước là một dung môi cho phép hoà tan và chuyển tải hầu hết các loại thức ăn, các chất thải, làm cho quá trình sinh hoá diến ra trong môi trường được thuận lợi hơn
- Thành phần hoá học của nước tự nhiên: nước là hợp chất hoá học bao gồm 2 nguyên tố là Ôxy và Hyđrô; ngoài ra nước tự nhiên còn chứa các thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại ở các dạng ion hoà tan, dạng rắn, dạng lỏng; tính chất của nước được xác định dựa vào sự tồn tại của các thành phần này ( nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước cứng, nước mềm, nước giàu hay nghèo chất dinh dưỡng, nước bị ô nhiễm, ).
- Thành phần sinh học của nước tự nhiên: Các loài sinh vật tồn tại trong nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tảo, cây cỏ, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, các loài nhuyễn thể, ; các thành phần sinh học này có giá trị quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước.
Tài nguyên nước mặt
- Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa)
2 Đặc tính tài nguyên nước mặt
Những vùng nước khác nhau ở lục địa bao gồm nước chảy, các hồ nước, bể chứa nước và nước ngầm Tất cả đều có mối liên hệ với nhau bằng chu kỳ thuỷ học với nhiều vùng nước trung gian cả tự nhiên và nhân tạo Các vùng đất ngập nước như ao, hồ ở đồng bằng, cửa sông do lũ tạo thành, các đầm lầy, và các tầng ngập nước phù sa có các đặc tính trung gian thuỷ học giữa các đặc tính của sông hồ và nước ngầm Các khu vực ngập nước và các đầm lầy có tầm quan trọng sinh học đặc biệt.
Các dải thời gian lưu trú chung của nước ứng với các loại vùng nước khác nhau được trình bày tại bảng 1 Thời gian lưu trú lý thuyết của hồ được tính bằng tỷ số giữa tổng khối lượng nước hồ và tổng lưu lượng chảy của nước (V/∑Q) Nếu thời gian lưu trú ngắn (như ở sông) giúp khôi phục hệ thống môi trường nước khỏi ô nhiễm bằng sự phân tán nhanh và việc di chuyển các chất gây ô nhiễm theo dòng chảy Thời gian lưu trú nước dài, như ở các hồ sâu và các tầng chứa nước, thường làm cho việc khôi phục khỏi sự ô nhiễm chậm bởi việc di chuyển các chất gây ô nhiễm khỏi nguồn này có thể mất nhiều năm hay thậm chí nhiều thế kỷ Các chất ô nhiễm tích tụ bằng cách lắng đọng thường mất nhiều thời gian để di chuyển khỏi hệ thống nước đó thậm chí cả khi thời gian lưu trú của vùng nước là ngắn.
Dòng chảy của sông là đơn hướng, thường kết hợp hài hoà giữa chảy theo chiều ngang và chiều thẳng đứng, nhưng có thể có thay đổi theo các điều kiện về khí tượng học, khí hậu và hệ thống thoát nước Còn nước bề mặt tĩnh như nước hồ sâu và nước ở bể chứa có đặc điểm là khoảng thời gian luân phiên giữa sự phân lớp và sự khuấy trộn thẳng đứng Hơn nữa, dòng chảy của nước bề mặt tĩnh có thể là đa hướng và chậm hơn nhiều so với dòng chảy ở sông Ngoài ra, gió có ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển các lớp trên của nước hồ và nước bể chứa Thời gian lưu trú của nước trong hồ thường trên 6 tháng và có thể đến một vài trăm năm Trái lại, thời gian lưu trú của nước trong các bể chứa thường ít hơn một năm.
Tầng chứa nước phù sa
Tầng chứa nước trầm tích Tầng chứa nước sâu
Giải quyết ô nhiễm nhanh chóng Giải quyết ô nhiễm rất chậm chạp
Giờ Nhiều ngày Nhiều tháng Năm 10 năm 100 năm 1000 năm
Bảng 1 Thời gian lưu trú điển hình của nước trong các vùng nước thuộc đất liền
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước trong vùng nước tương đối sâu và tĩnh như hồ và bể chứa là sự phân lớp Sự phân lớp xảy ra khi nước trong một hồ hay một bể chứa hoạt động như hai vùng chứa nước khác nhau có tỷ trọng khác nhau, lớp này nổi trên lớp kia Thông thường nhất là do nhiệt độ khác nhau, dẫn đến tỷ trọng khác nhau ( nước có tỷ trọng tối đa là 4 0 C ),nhưng đôi khi do sự khác nhau về nồng độ chất tan Nếu nước bề mặt hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn trong khi lớp thấp hơn lại bị tách ra khỏi khí quyển theo quy luật tự nhiên (đó là một nguồn khí như khí ôxy) và có thể tiếp xúc với các cặn lắng đọng bị phân huỷ có nhu cầu sử dụng ôxy Vì những ảnh hưởng này, thông thường lớp thấp hơn có nồng độ ôxy giảm đáng kể so với lớp trên.
Khi tình trạng thiếu ôxy xảy ra ở lớp cặn (bùn) đáy, thì nhiều hợp chất khác nhau có thể tăng lên ở trong nước khe (thông qua sự hoà tan hay khử) Và khuyếch tán từ các chất cặn đó vào trong lớp nước thấp hơn Những chất được tạo ra theo cách này gồm có amoniac, nitrat, phốt phát, sulphid, silicat, các hợp chất sắt và mangan.
Việc phân lớp nhiệt đã được nghiên cứu nhiều năm nay ở những vùng ôn đới, nơi mà trong mùa xuân và mùa hạ, lớp nước bề mặt trở nên ấm hơn và tỷ trọng của chúng giảm đi, chúng nổi trên lớp dưới lạnh hơn và nặng hơn và tại đó có sức chồng hoà trộn theo hướng thẳng đứng Lớp nước bề mặt ấm hơn gọi là epilimnion và lớp nước lạnh hơn được giữ lại ở dưới chính là hypolimnion. Epilimnion có thể bị hoà trộn bởi gió và các luồng nước bề mặt và nhiệt độ của chúng hơi khác nhau theo chiều sâu Giữa hai lớp này là một vùng nông được gọi là metalimnion hay lớp nhảy vọt nhiệt độ, nơi mà nhiệt độ thay đổi từ lớp epilimnion sang lớp hypolimnion Khi thời tiết trở nên lạnh hơn, thì nhiệt độ của lớp bề mặt này hạ xuống và sự khác nhau giữa tỷ trọng hai lớp này giảm xuống đủ để cho gió tạo ra sự lưu thông thẳng đứng và hoà lẫn trong nước hồ, dẫn đến một sự ‘đảo lộn’ Điều này có thể xảy ra nhanh chóng Tần số xuất hiện sự đảo lộn và sự hoà lẫn này cơ bản là sự phụ thuộc vào khí hậu (nhiệt độ, ánh nắng và gió) và các đặc tính của hồ và ngoại vi của nó (chiều sâu và mặt hồ lộ gió).
Hồ nhiệt đới Đặc tính lý học chung của hồ nhiệt đới là sự biến đổi về nhiệt độ của nước theo mùa là nhỏ, vì mức bức xạ mặt trời tương đối ổn định Nhiệt độ của nước nhìn chung cao nhưng giảm theo độ cao tầng so với mặt biển Nhiệt độ nước hàng năm chỉ từ 2 - 3 0 C tại bề mặt và thậm chí còn ít hơn tại độ sâu 30 m Sự khác nhau giữa tỷ trọng là rất nhỏ do nhiệt độ nước hầu như không thay đổi Do gió và mưa có xu hướng theo mùa nên đóng vai trò quan trọng trong việc hoà trộn Sự biến đổi về nhiệt độ theo mùa bị hạn chế cũng tạo nên sức nóng hàng năm tương đối thấp ở hồ nhiệt đới Tuy nhiên, sự biến thiên tương đối của khối nóng trong nhiều năm liên tiếp có thể lớn bởi cí thể tạo ra giá trị đỉnh của tích trữ hơi nóng từ một lần tác động đơn độc của khí tượng.
Trong một số hồ nhiệt đới, sự khác nhau vài ba mét mức nước có thể do sự khác biệt lớn về lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô Sự khác nhau như vậy có những tác động rõ rệt đến sự pha loãng và cung cấp dinh dưỡng mà lần lượt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tảo, sự sinh sản của sinh vật phù du và thời gian đẻ trứng của cá.
Chế độ nước của sông nhiệt đới phần lớn được xác định bởi chu kỳ mùa mưa và mùa khô hàng năm Một số chế độ và một số điều kiện về khí hậu và địa lý ảnh hưởng đến chế độ nước như sau:
- Những con sông vùng xích đạo có một cao điểm lưu lượng, do lượng mưa hàng năm lớn (từ 1750 – 2500 mm) ở những vùng không có mùa khô rõ rệt.
- Những con sông vùng xích đạo có 2 cao điểm lưu lượng, được tạo ra bởi tổng lượng mưa trên 200 mm hàng tháng và trên 1750 mm hàng năm Rừng xích đạo chiếm ưu thế hơn trong vùng tập trung nước.
- Những con sông ở hoang mạc ẩm ướt ở vùng có đất thấp khô và ẩm nhiệt đới biểu lộ những ảnh hưởng theo mùa rõ rệt của các biểu đồ lượng mưa ở những nơi này, mùa khô kéo dài ít nhất 3 tháng.
- Tại một số vùng ở cao nguyên ẩm và khô nhiệt đới, độ dài của mùa khô khác nhau đáng kể Các lưu vực sông trong những vùng này được che phủ bởi vùng rừng và hoang mạc tương đối ẩm.
- Tại những khu vực tương đối khô hơn của vùng cao nguyên ẩm và khô nhiệt đới, các lưu vực sông thường nằm ở rìa của vùng khí hậu khô Lượng mưa hiếm khi vượt quá 500 – 700 mm hàng năm Đây là trường hợp tiêu biểu của vùng bán hoang mạc và thảm thực vật ở lưu vực sông này phần lớn là hoang mạc khô.
- Tại những khu vực mà mùa khô kéo dài, các nhà sinh thái học có thể chia thảm thực vật kết hợp này thành thảo nguyên gỗ và thảo nguyên cỏ Tuy nhiên, các chế độ nước của sông không khác nhau giữa hai loại khu vực này và dòng chảy có thể bị gián đoạn.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH 19 1 Đặc điểm tự nhiên
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý tự nhiên từ 17 0 53’50” đến 18 0 45’40” vĩ độ Bắc và 105 0 05’50” đến 106 0 30’20” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
* Diện tích tự nhiên: Theo niên giám thống kê năm 2005, Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 601.896 ha Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 117.344 ha, chiếm 19,50% DT đất tự nhiên
- Đất lâm nghiệp: 341.410 ha, chiếm 56,72% DT đất tự nhiên
- Đất làm muối: 445 ha, hciếm 0,074% DT đất tự nhiên
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3.575 ha, chiếm 0,59% DT đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 74.004 ha, chiếm 12,3% DT đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 65.118 ha, chiếm 10,82% DT đất tự nhiên
* Diện tích đất lâm nghiệp: Theo Quyết định số: 3209/QĐ-UBND ngày
29/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng là: 365.577 ha, chiếm 60,74% diện tích đất tự nhiên
1.2 Địa hình tự nhiên Địa hình ở Hà Tĩnh phân bố phức tạp, chiều ngang hẹp, chạy dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông và có độ dốc từ Tây sang Đông Hà Tĩnh được phân chia thành 4 vùng rõ rệt (vùng núi,vùng Trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển) chia cắt giữa các vùng bởi mạng lưới sông ngòi Hệ thống sông, suối ở Hà Tĩnh nhiều nhưng lại ngắn và dốc, có 4 cữa lạch lớn đó là: Cửa Hội, Cửa sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu nên vùng ven biển, vùng các cửa sông, cửa lạch thường bị ảnh hưởng của triều cường, chua mặn vẫn còn đang rất nặng nề Vùng đồng bằng hẹp nằm kẹp giữa vùng trung du miền núi và vùng ven biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông, suối tạo thành từng vùng nhỏ không liên tục Đặc biệt ở Hà Tĩnh có núi cao, suối dốc nên mùa mưa lượng nước tập trung nhanh; ở miền núi thường hay xuất hiện lũ quét, lũ ống, lũ túi, lũ kép, ; ở đồng bằng, ven biển sinh ra ngập úng, ngược lại về mùa khô hệ số dòng chảy ở các sông, suối nhỏ dễ sinh ra hạn hán trên diện rộng Đây cũng là nguyên nhân chính tạo nên mặn lấn sâu vào nội địa trong mùa khô hạn.
Hà Tĩnh có 137km bờ biển, chạy từ Nghi Xuân vào tận đèo Ngang, có độ cong lõm nên hàng năm ảnh hưởng rất lớn của thuỷ triều và mưa bão Đặc biệt trong gió bão kết hợp với triều cường làm cho cột nước dâng cao; theo số liệu thực đo tại cửa Khẩu Kỳ Anh trong cơn bão số 2 năm 1982 là: 3,82m; tại cửa Hội trong cơn bão ngày 13 tháng 10 năm 1989 là: 3,80m.
Song Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác, buôn bán với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan, đó là có một hệ thống giao thông rất cơ bản như: Đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam và đường Quốc lộ 8A, đường 12A chạy sang nước bạn Lào Ngoài ra Hà Tĩnh còn có cửa Khẩu Quốc tế Cầu Treo, cảng biển nước sâu Vũng Áng là những trung tâm thương mại rất có lợi thế trong việc giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực Càng có ý nghĩa hơn khi phát triển hành lang kinh tế Đông Tây của tiểu vùng Lưu vực sông Mê Công được mở rộng, là cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển kinh tế và hội nhập.
Hà Tĩnh là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có lượng mưa rất lớn; nhưng nắng, nóng cũng rất gay gắt Về mùa đông giá lạnh và ẩm ướt, về mùa hè nắng, nóng và oi bức Ngoài ra còn chịu những tác động mạnh mẽ như: Dông tố, mưa rào, sấm sét, gió bão thường gây ra những tai hoạ bất trắc Chính vì vậy người ta thường nói Hà Tĩnh là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Khí hậu Hà Tĩnh cũng được chia làm hai mùa rất rõ nét đó là:
- Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa này nắng, nóng và thường xuất hiện mưa rào; nhiệt độ trung bình từ 25 0 C đến 37 0 C Đặc biệt giai đoạn trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 8 xuất hiện gió Tây Nam thổi mạnh (gió Lào) làm cho khí hậu trở nên nắng, nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn, dẫn đến hạn hán xẩy ra gay gắt trên diện rộng.
- Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ
18 0 C đến 26 0 C Mùa này được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ 15 tháng 9 đến hết tháng 11 là giai đoạn có lượng mưa lớn nhất và chiếm khoảng 70% đến 75% tổng lượng mưa trong năm, cũng chính giai đoạn này thường xuất hiện bão, lũ.
+ Giai đoạn từ đầu tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau là giai đoạn thường xuất hiện gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùn kéo dài, khí hậu trở nên ẩm ướt và giá rét; cũng chính giai đoạn này thường có những đợt rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại cây trồng, gia súc, gia cầm cũng như sức khoẻ của con người.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có nhiệt độ trung bình khá cao Tại thành phố Hà Tĩnh là 23,8 0 C, tại Kỳ Anh là 24,1 0 C, tại Hương Khê là 23,6 0 C.
+ Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Tại thành phố Hà Tĩnh là 6,8 0 C; ở Kỳ Anh là 6,9 0 C, ở Hương Khê là 2,6 0 C. + Nhiệt độ cao thường rơi vào tháng 5, 6, 7: Tại thành phố Hà Tĩnh là 40,1 0 C; ở Hương Khê là 42,6 0 C.
+ Một số đặc trưng của nhiệt độ như bảng 1
Bảng 1: Một số yếu tố khí hậu đặc trưng
Yếu tố khí hậu TP Hà Tĩnh Kỳ Anh Hương Khê
Nhiệt độ trung bình tháng năm ( 0 C) 17,5 0 C- 29,4 0 C
Nhiệt độ tháng cao nhất (T6, 7) 29 0 C - 40,1 0 C 17,5 0 C - 29,8 0 C 17,4 0 C - 29,1 0 C Nhiệt độ tháng thấp nhất (T12, 1) 6,8 0 C – 19 0 C 30 0 C - 40,4 0 C 30 0 C - 42,6 0 C Biên độ nhiệt năm ( 0 C) 11 0 C – 12 0 C 6,9 0 C - 19,2 0 C 2,6 0 C - 18,6 0 C
Lượng mưa trung bình năm (mm) 2695 mm 2969,7 mm 2405 mm
Số ngày mưa trung bình (ngày) 156 155 163 Độ ẩm trung bình năm (%) 86% 84% 85%
Số ngày gió Tây Nam (ngày0 36,2 27,6 52,2
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn ở miền Bắc Việt Nam. Lượng mưa hàng năm phổ biến từ 2.208 – 3.290 mm, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Về mùa mưa lượng mưa chiếm từ 70% - 75% so với tổng lượng mưa cả năm (mưa lớn thường xuất hiện vào khoảng từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 11) Những vùng có lượng mưa lớn như ở Kỳ Lạc huyện Kỳ Anh 3.220 mm, vùng thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, v.v có năm đo được lượng mưa lên tới 4.300 – 4.586 mm (năm 1978).
Số ngày mưa trung bình năm từ 150 – 160 ngày Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và tháng có lượng mưa ít nhất vào tháng 2, tháng 3. Lượng mưa tháng, năm TBNN của các trạm được thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2: Lượng mưa tháng, năm TBNN của các trạm KTTV
Tháng Nghi Xuân TP Hà Tĩnh H Khê Kỳ Anh Hương Sơn Linh Cảm Kẻ Gỗ Sông Rác
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có khí hậu khắc nghiệt nhất ở các tỉnh Duyên Hải Miền Trung Mùa hè khú hậu nắng, nóng nhiệt độ cao, kết hợp gió tây nam (gió lào) thổi mạnh làm cho lượng bốc hơi lớn và lớn gấp 3 đến 4 lần lượng bốc hơi về mùa đông (Từ giai đoạn tháng 4 đến hết tháng 9) Mùa đông khí hậu trở nên ẩm ướt, nên lượng bốc hơi nhỏ (Từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau).
Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên những tháng về mùa đông có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm từ 84% - 86%.
- Độ ẩm không khí cao nhất ở Hà Tĩnh thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau Giai đoạn này do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên gây ra mưa phùn, ẩm ướt.
- Độ ẩm không khí thấp nhất là từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 8, có nhiều năm kéo dài đến trung tuần tháng 9 Giai đoạn này do ảnh hưởng của gió tây nam thổi mạnh nên thường xảy ra hạn hán gay gắt nhất trong năm.
Theo chuỗi quan trức của Đài Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ, số giừo nắng ở Hà Tĩnh trung bình mỗi năm khoảng 1.500 – 1.700 giờ/năm Trong đó các tháng mùa đông vào khoảng 17 -80 giờ và các tháng mùa hè từ 180 -190 giờ.
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÙNG ĐỒNG BẰNG
1 Cơ cấu về mạng lưới sông ngòi
Mạng lưới sông suối ở vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh khá dày, phần đa xuất phát từ dãy Trường Sơn chảy ra biển đông, sông ngắn, uốn khúc nhiều, độ dốc lớn, lưu vực nhỏ, có sông nằm gọn trong một huyện Do địa hình, địa mạo phức tạp nên mùa mưa nước đổ dồn xuống các thung lũng chảy về các cửa sông, cửa lạch, kết hợp với triều cường làm cho vùng ven sông, ven suối và những vùng thấp trũng ở hạ du thường bị ngập úng Ngược lại về mùa khô, mực nước các sông xuống thấp, rất khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Sông ở khu vực này mang lại nhiều lợi ích, rất gần gũi với con người và sông cũng rất độ lượng, hiền từ Tuy nhiên, mỗi khi lũ về, sông lại trở nên vô cùng hung dữ, cuốn trôi nhiều làng mạc, ruộng đồng ở những nơi không không được quy hoạch hệ thống chống lũ và tiêu úng phù hợp Vùng đồng bằng vien biển Hà Tĩnh có 10 con sông lớn đó là:
1.1 Sông La (Huyện Đức Thọ)
Sông La hợp lưu bởi sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu tại bến Tam Soa(Linh Cảm), chảy nhập vào sông Lam tại chợ Tràng Sông dài 13 km chảy qua địa phận 12 xã (Tùng Ảnh, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Yên, Thị trấn ĐứcThọ, Búi Xá, Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Nhân, Đức Quang và ĐứcVĩnh) Nếu tính từ thượng nguồn sông chính Ngàn Sâu đến chỗ hợp lưu vào sông Lam (Nghệ An) sông dài 144 km và có tổng diện tích lưu vực 3.221 km 2
(riêng đoạn sông La 92 km 2 ), phía hữu sông có đê La Giang dài 19,2 km Trên đê La Giang có cống Đức Xá, cống Trung Lương có tác dụng tưới tiêu, lưu thông đường thuỷ rất thuận tiện Chính vì vậy, sông La có vị trí cực kỳ quan trọng trong công tác phòng lũ, bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của nhân dân trong và ngoài đê.
1.2 Sông Kèn (Rào Mỹ Dương )
Sông Kèn hay còn gọi là “Rào Mỹ Dương” là con sông nhỏ ở vùng đồng bằng ven biển, được bắt nguồn từ núi ông Bảng, dài 24 km chảy qua 5 xã (Xuân Viên, Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián của huyện Nghi Xuân), sông có diện tích lưu vực 73 km 2 Sông Kèn chảy dọc theo bờ biển chân núi Hàm Sơn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thuỷ triều.
Bắt nguồn từ cống Trung Lương nhập vào sông Rào Cái tại xã Hộ Độ, sông dài 60 km, chảy qua địa bàn 18 xã (Trung Lương, Đức Thuận, Yên Hồ, Đức Thịnh, Hồng Lĩnh, Thuận Lộc, Đậu Liêu, Kim Lộc, Vượng Lộc, Đại Lộc, Tân Lộc, Tùng Lộc, Ích Lộc, Thạch Sơn, Thạch Long, Thạch Mỹ, Thạch Hạ, Hộ Độ) Sông có diện tích lưu vực 556 km 2 Sông Nghèn được hợp lưu bởi nhiều khe, suối nhỏ, phân bố khá đều, về hữu ngạn có khe Lang bắt nguồn từ vùng núi thấp dãy Trà Sơn, khe phía tả ngạn có khe Nhà Trò, Khe Hói bắt nguồn từ núi ông Bảng dãy Hồng Lĩnh và một số khe suối nhỏ khác Sông Nghèn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều Đây là sông có nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt cho nhân dân nằm trong lưu vực Phía cuối sông giữa 2 xã Thạch Hạ và Hộ Độ hiện nay đang thi công công trình thuỷ lợi Đò Điệm Sông Nghèn được hợp lưu với các sông nhánh đó là:
+ Sông Già: Phụ lưu của sông Nghèn, thuộc địa phận giữa huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc, sông dài 11 km, bắt nguồn từ núi Động Bút chảy qua địa phận 9 xã (Thạch Ngọc, Sơn Lộc, Thạch Tiến, Quang Lộc, Việt Xuyên, ThạchLiên, Xuân Lộc, Tiến Lộc, Thạch Kênh), sông có diện tích lưu vực 25,50 km 2
+ Sông Cày: Phụ lưu của sông Nghèn, nằm gọn trong huyện Thạch Hà, bắt nguồn từ đỉnh Tăc Cam chảy qua địa phận 8 xã (Thạch Xuân, Bắc Sơn, Thạch Lưu, Thạch Đài, Thạch Linh, Thạch Thượng, Thạch Trung, Thạch Hạ), sông dài
10 km, diện tích lưu vực 20,20 km 2
Sông Cửa Sót là hợp lưu của sông Rào Cái và sông Nghèn tịa Hộ Độ xã Thạch Sơn Đoạn sông từ Hộ Độ chạy ra Cửa Sót dài 8 km, chảy qua địa bàn 8 xã (Thạch Đỉnh, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bàn, Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Hải và Thạch Kim) Sông trải rộng hình nan quạt, với diện tích lưu vực là 1.090 km 2 và chịu tác động mạnh mẽ của thuỷ triều.
Dài 63 km, với diện tích lưu vực 516 km 2 , bắt nguồn từ núi Cục Tháo ở huyện Cẩm Xuyên, đoạn thượng nguồn là những khe nhỏ ở độ cao khoảng 500m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó chuyển dần theo hướng Bắc Nam, đi qua địa bàn 10 xã của hai huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà (Xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Thạch Điền, Thạch Lâm, Thạch Tân, Thạch Bình, Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn) Sông chảy kẹp giữa các đồi núi, rất thuận lợi xây dựng hồ chứa nước như:
“Công trình đại thuỷ nông Kẽ Gỗ”
Sông Rào Cái được tách thành hai ngã tại giao điểm xã Cẩm Thạch, CẩmDuệ Một nhánh chảy về hướng Bắc, đầu nguồn gọi là ‘sông Quí Vịnh nối với sông Phủ”, chảy qua các xã Thạch Lâm, Cẩm Vĩnh, Thạch Bình, Đại Nài,Tượng Sơn, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Khê và hợp lưu với sông Cửa Sót tại Hộ Độ Một nhánh chảy về hướng Đông Nam qua các xã Cẩm Duệ, CẩmThành, Cẩm Quang, Cẩm Quan, Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Hưng, Cẩm Thăng,Cẩm Thịnh, Cẩm Phúc, Cẩm Hà và hợp lưu với sông Cửa Nhượng tại CẩmLong Nhánh này người ta thường gọi là “sông Gia Hội”.
Phần cuối của sông Rào Cái ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều Nếu có biện pháp công trình thuỷ lợi tốt thì rất thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Dài 32 km, bắt nguồn từ dãy Vĩnh Yên chảy qua địa bàn 8 xã (Kỳ Tây, Kỳ Hưng, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh, Cẩm Trung, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh), sông có diện tích lưu vực 167 km 2 , thượng nguồn đã xây dựng “công trình thuỷ nông Sông Rác” Sông Rác được hợp lưu với sông Cửa Nhượng tại núi Hòn Du xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) cách Cửa Nhượng khoảng 3 km.
Sông Cửa Nhượng là đoạn cuối của Sông Rác và sông Rào Cái hợp thành, có chiều dài khoảng 4 km, sông luôn luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Sông được bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn ở độ cao 1.040 m, dài 34 km Đoạn thượng nguồn gọi là khe Đá hát, chảy theo hướng Tây – Nam, đi qua địa bàn 7 xã (Kỳ Ninh, Kỳ Hà, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Hải), với diện tích lưu vực 150 km 2 , sông đổ ra Cửa Khẩu tại Kỳ Hải Hạ lưu sông có cống ngăn mặn giữ ngọt Tây Yên, phía hữu ngạn sông có dãy Mũi Ròn sát biển làm ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Sông được bắt nguồn từ núi Động Chùa, có chiều dài 39 km, chảy len lỏi giữa hai dãy núi Yên Mã, Đá Bạc và rú Bá, đi qua địa phận 5 xã (Kỳ Tây, Kỳ Lâm, Kỳ Hợp, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng), hợp lưu vào Cửa Khẩu tại Văn Yên xã Kỳ Hải Sông có lưu vực hẹo với diện tích lưu vực 57 km 2 , nằm gọn trong huyện Kỳ Anh, trên sông đã xây dựng đập dâng “Sông Trí” và phía thượng nguồn đang xây dựng hồ chứa nước Thượng Sông Trí.
Phương pháp tính toán
- Dựa vào quan hệ mưa – dòng chảy (đã được nhà nước ban hành theo quy phạm tính toán thuỷ văn QPTV – C6 – 77)
- Chia vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh thành 4 vùng, bao gồm:
+ Toàn bộ huyện Nghi Xuân
+ Vùng Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, 16 xã Đức Thọ, 9 xã thuộc huyện Thạch Hà
+ Vùng thuộc lưu vực sông Rào Cái, Sông Cày, sông Gia Hội bao gồm các xã còn lại của huyện Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên (trừ 3 xã Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh)
+ Vùng thuộc lưu vực sông Rác, sông Quyền, sông Rào Trổ thuộc huyện
Kỳ Anh và 3 xã Cẩm Xuyên.
- Dùng tài liệu mưa hàng năm của các trạm đại biểu cho một vùng, áp dụng công thức đã giới thiệu trong quy phạm tính toán thuỷ văn, xác định lớp dòng chảy rồi dùng công thức chuyển đổi tính được tổng lượng dòng chảy hàng năm.Công thức có dạng: Y0 – a (X0 – b)
Trong đó : Y0 : Lớp dòng chảy hàng năm
X0 : Lượng mưa năm bình quân nhiều năm a, b : Các thông số tra trong bảng QPTV – C6 – 77
Công thức chuyển đổi có dạng :
Trong đó: W0 : Tổng lượng dòng chảy hàng năm
Y0 : Lớp dòng chảy hàng năm
- Tổng hợp kết quả tính toán cho toàn vùng
Tính toán lượng nước mặt vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh
Ta có bảng tổng hợp lượng mưa bình quân nhiều năm của một số trạm:
Tháng năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
4 328 702 787 496 246 3407,3 Áp dụng công thức QDTV – C6 – 77 hướng dẫn: Y0 = a (X0 – b)
Với a = 0,79; b = 470 và công thức chuyển đổi W0 = 10 3 Y0 F, ta có kết quả như sau:
1 Toàn bộ huyện Nghi Xuân: F = 220 km 2
- Chọn trạm mưa Nghi Xuân làm trạm đại biểu Qua thống kê tính toán được lượng mưa bình quân hàng năm X0 = 2304 mm
- Lớp dòng chảy bình quân hàng năm là :
Tổng lượng dòng chảy hàng năm:
2 Vùng Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, 16 xã Đức Thọ, 9 xã thuộc huyện Thạch Hà với F = 633,5 km 2
- Lượng mưa bình quân hàng năm được xác định là lượng mưa bình quân năm của 4 trạm Đại Lộc, Linh Cảm, Hộ Độ, Thạch Hưng.
Lớp dòng chảy bình quân hàng năm:
- Tổng lượng dòng chảy hàng năm:
3 Vùng thuộc lưu vực sông Rào Cái, Sông Cày, sông Gia Hội
Bao gồm các xã còn lại của huyện Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, CẩmXuyên (trừ 3 xã Cẩm Minh, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh), với F = 914,6 km 2
- Chọn trạm mưa thành phố Hà Tĩnh làm trạm đại biểu Lượng mưa bình quân hàng năm là:
- Lớp dòng chảy hàng năm: Y0 = a (X0 – b)
- Tổng lượng chảy hàng năm W0 = 10 3 Y0 F
4 Vùng thuộc lưu vực sông Rác, sông Quyền, sông Rào Trổ thuộc huyện
Kỳ Anh và 3 xã Cẩm Xuyên, với F = 1143,5 km 2
- Chọn trạm mưa thị trấn Kỳ Anh làm trạm đại biểu Ta có lượng mưa bình quân hàng năm là:
- Lớp dòng chảy hàng năm: Y0 = a (X0 – b)
- Tổng lượng dòng chảy hàng năm: W0 = 10 3 Y0 F
Theo tính toán sơ bộ, tổng lượng dòng chảy của toàn bộ vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh là:
Trên thực tế, tổng lượng dòng chảy sẽ lớn hơn so với con số 4,974 tỷ m 3 Nguyên nhân là khi tính toán, tôi đã chia vùng đồng bằng ven biển thành 4 vùng khác nhau, mỗi vùng có diện tích lớn, đặc điểm địa hình mặt đệm không đồng đều nên sai số là không tránh khỏi.
Tổng lượng dòng chảy về mùa khô và mùa lũ cũng có sự khác biệt lớn Qua thống kê tài liệu về mưa, dòng chảy các trạm trên địa bàn Hà Tĩnh cho thấy:
- Tổng lượng dòng chảy về mùa khô thường chiếm khoảng 30% tổng lượng dòng chảy hàng năm:
- Tổng lượng dòng chảy về mùa lũ thường chiếm khoảng 70% tổng lượng dòng chảy hàng năm
Nhận xét: Về mùa lũ, tổng lượng nước tương đối dồi dào, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên, lượng nước về mùa khô còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà khó đáp ứng được nhu cầu trong tương lai Vấn đề đặt ra đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý, sử dụng nhằm duy trì nguồn nước đảm bảo cho mùa lũ không quá dư thừa và mùa khô không bị thiếu hụt.
Mục tiêu, yêu cầu của công tác bảo vệ khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước
1 Mục tiêu bảo vệ nguồn nước
- Khôi phục các sông, suối, các hồ chứa, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng Ưu tiên các vùng từ trước tới nay vẫn thường thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, các khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, các khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung,
- Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn; nghiêm cấm khai thác các loại khoáng sản trái phép trong lưu vực sông, suối và trong lưu vực lòng hồ của các công trình thuỷ lợi làm suy giảm, cạn kiệt và gây ô nhiễm nguồn nước.
- Chấm dứt tình trạng khoan thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm và xả nước thải vào nguồn nước của các lưu vực sông, suối, vào các công trình thuỷ lợi mà không đựơc phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, làm gây ô nhiễm nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học.
2 Mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước a) Các chỉ tiêu cấp nước
- Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các hệ thống công trình thuỷ lợi đã có để khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; chuyển đổi mạnh mẽ đối với những vùng không chủ động được nguồn nước Đặc biệt là số diện tích lúa mùa phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp, để đến năm 2020 không còn diện tích lúa mùa Một số chỉ tiêu về cấp nước cho sản xuất nông nghiệp như bảng sau:
TT Cơ cấu các loại cây Mục tiêu cấp nước theo các giai đoạn trồng 2006 – 2010 2010 - 2020
∑ DT tưới Tưới thâm canh ∑ DT tưới Tưới thâm canh
1 Tưới ổn định cho lúa 102.000 ha 80.000 ha 92.000 ha 76.000 ha
- Vụ Đông Xuân 53.000 ha 45.000 ha 50.000 ha 48.000 ha
- Vụ Hè Thu 40.000 ha 35.000 ha 42.000 ha 38.000 ha
- Vụ mùa 9.000 ha Số DT lúa mùa chuyển đổi
2 Cây công nghiệp 21.000 ha 1.000 ha 29.500 ha 2.500 ha
- Ngắn ngày (lạc) 20.000 ha 27.000 ha
- Dài ngày (chè) 1.000 ha 1.000 ha 2.500 ha 2.500 ha
3 Cây ăn quả 2.000 ha 1.500 ha 5.000 ha 5.000 ha
4 Rau các loại 3.000 ha 1.500 ha 10.000 ha 5.000 ha Định hướng phải giảm dần diện tích sản xuất nông nghiệp, để dành nguồn nước chuyển sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh ta trở thành tỉnh công nghiệp và có đủ nguồn nước để phục vụ.
- Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân
Hà Tĩnh phấn đấu đạt theo chiến lược mục tiêu quốc gia về nước sinh hoạt đó là: Đến năm 2010 có 85% và đến năm 2020 đạt 100% số dân được dùng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 lít người/ngày đêm Trong đó phấn đấu từ 65 – 70% số người dân dùng nước từ các công trình cấp nước hệ tập trung được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép, số còn lại dùng cho các công trình nhỏ lẻ khác.
- Cấp nước cho công nghiệp
Tập trung nghiên cứu và đầu tư xây dựng các công trình cấp nước cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch Trước mắt từ nay đến năm 2010 giải quyết đủ nước cho khu công nghiệp Vũng Áng, khu Liên hiệp mỏ sắt Thạch Khê, khu công nghiệp Gia Lách và khu công nghiệp Hạ Vàng theo từng giai đoạn đầu tư của các khu công nghiệp Đến năm 2020 cung cấp đủ nước cho các khu công nghiệp nói trên và các khu còn lại như: Cụm công nghiệp Hồng Lĩnh, cụm Công nghiệp Phố Châu, Cụm công nghiệp Hương Khê, Cụm côn nghiệp Yên Trung, Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên và các làng nghề truyền thống khác.
- Cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao, tiến tới xoá bỏ tập tục nuôi trồng thuỷ sản dạng quảng canh sang nuôi trồng thuỷ sản thâm canh Phát triển thuỷ lợi nhằm nghiên cứu đề ra các giải pháp công trình để cung cấp đủ nước cho ngành thuỷ sản phát triển theo kế hoạch đề ra; cụ thể từ này đến năm 2020 nghiên cứu để cấp đủ nước cho số diện tích như bảng sau:
TT Các chỉ tiêu Kế hoạch cấp nước theo quy hoạch (ha) Đến 2010 Đến 2015 Đến 2020
Diện tích theo loại hình 4.500 6.000 7.650
3 DT ao đầm nước lợ 3.650 4.550 5.500
- Cấp nước cho Thương mại – Du lịch – TDTT:
Mục tiêu từ nay đến năm 2020 cung cấp đủ nước cho các khu nghỉ mát và du lich như: Khu du lịch Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Khu du lịch Kẽ Gỗ, Nước sốt Sơn Kim, Khu mộ Trần Phú, Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, b) Mục tiêu khai thác và sử dụng
- Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước, bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác của các sông, suối; không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước ngầm, chú trọng đến các dòng sông chính trên các lưu vực sông lớn và các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm.
- Phân bổ, chia sẻ nguồn nước phải hài hoà, hợp lý giữa các ngành, các địa phương Ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở sản xuất có tính mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao; duy trì dòng chảy môi trường sinh thái (tối thiểu phải bằng lưu lượng dòng chảy về mùa kiệt khi chưa xây dựng công trình.
- Bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển các khu kinh tế tập trung, các làng nghề truyền thống, gắn với quy hoạch đê sông, đê biển, quy hoạch theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phong an ninh và quy hoạch lưu vực sông ở các vùng và địa phương với công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước để bảo đảm đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ, lẫn mùa hè của các hệ thống hồ chứa, đập dâng, các hệ thống đê sông, đê biển, Đặc biệt quan tâm đến các lưu vực sông lớn trên địa bàn toàn tỉnh đó là: Sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La, sông Rào Cái, sông Rác, sông Rào Trổ,
- Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế, cả cộng đồng dân cư và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép sử dụng nguồn nước theo luật định.
- Một số mục tiêu dùng nước cụ thể của các ngành từ nay đến 2010 và giai đoạn 2010 đến 2020 như bảng sau:
T Theo các ngành, các lĩnh vực Nhu cầu dùng nước (m 3 /năm)
1 Cấp nước cho nông nghiệp 992.400.000 1.000.600.000
2 Cấp nước cho công nghiệp 170.400.000 507.000.000
3 Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn 163.215.000 251.107.000
4 Cấp nước cho các khu đô thị 46.074.000 67.046.000
5 Cấp nước cho thuỷ sản 128.000.000 220.000.000
6 Cấp nước cho thương mại - dịch vụ 2.437.000 4.160.000
7 Cấp nước cho thuỷ điện đạt từ 40 - 60 MW
3 Mục tiêu phát triển thuỷ lợi
- Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước (gọi tắt quy hoạch phát triển thuỷ lợi) một cách chi tiết và đồng bộ bao gồm: Quy hoạch cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (gắn với quy hoạch tiêu); quy hoạch cấp, thoát nước cho sinh hoạt; quy hoạch cấp, thoát nước cho các khu công nghiệp, quy hoạch cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản; quy hoạch cấp nước cho an dưỡng – du lịch - giải trí - thể dục thể thao; Quy hoạch giao thông thuỷ; quy hoạch phát triển thuỷ điện; quy hoạch phòng chống lũ (Quy hoạch đê sông, đê biển, quy hoạch trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn chắn sóng chống sạt lở bờ sông, bờ biển); quy hoạch bảo vệ phòng chống ô nhiễm nguồn nước; quy hoạch bảo vệ, phòng chống cạn kiệt nguồn nước,
Đề xuất các giải pháp
1 Giải pháp về quản lý
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi, quản lý về nguồn nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường Đặc biệt tổ chức và sắp xếp lại để có đủ cán bộ kỹ thuật thuỷ lợi ở cấp huyện, xã; cải cách hành chính và thể chế hoạt động trong lĩnh vực thuỷ lợi, bao gồm công tác quản lý, khai thác sử dụng,bảo vệ nguồn nước, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước
- Đối với những công trình do địa phương quản lý phải cúng cố, thành lập các tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở có sự tham gia của người dân Từng bước phân cấp, chuyển giao cho các địa phương quản lý đối với các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ nằm gọn trong một địa bàn (kể cả công trình thuỷ nông và đê điều).
- Tiến tới thành lập các công ty cổ phần, công ty tư nhân để quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo hướng kinh doanh, phục vụ các nhu cầu dùng nước.
2 Giải pháp về công tác thuỷ lợi
2 1 Giải pháp về quy hoạch Để có giải pháp quy hoạch và phát triển thuỷ lợi phát huy tối đa hiệu quả, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế, xã hội cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các lĩnh vực với quy hoạch xây dựng phát triển các vùng sản xuất tập trung, có tính ổn định lâu dài. Đặc biệt khi các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn, an dưỡng giải trí, thể dục thể thao, (kể cả làm mới và mở rộng quy mô) phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tieê chuẩn Việt Nam cho phép Đối với các dự án phát triển thuỷ lợi để cung cấp nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế nói trên, cần tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, cân đối, điều tiết nguồn nước bảo đảm dòng chảy sinh thái tối thiểu bằng lưu lượng mùa kiệt khu chưa xây dựng công trình, để duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh, sinh thái môi trường của vùng hạ lưu theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch xây dựng các công trình cấp nước, phải gắn với quy hoạch tiêu,thoát nước Đối với lĩnh vực nông nghiệp cần nghiên cứu về địa hình, địa chất,đất đai thổ nhưỡng để lập quy hoạch các loại giống theo hướng thâm canh của từng vùng để thuận tiện cho việc quy hoạch phát triển thuỷ lợi và quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước thích ứng, bảo đảm cho bà con sản xuất thâm canh.
- Trong quá trình lập quy hoạch cần nghiên cứu kỹ địa hình, điạ chất, lượng nước đến hàng năm để có giải pháp quy hoạch đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, vừa bảo đảm đủ nước cho các mục đích phát triển kinh tế cảu các ngành, các lĩnh vực, vừa đảm bảo phòng, chống bão lụt bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người dân sống ở vùng hạ du và bảo vệ tốt môi trường sinh thái thuỷ sinh.
- Trong khi lập quy hoạch chi tiết cho các vùng, các tiểu vùng, sau khi cân đối nguồn nước trong từng vùng hoặc từng tiểu vùng mà không đủ nguồn nước cung cấp cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thì đề ra các giải pháp kỹ thuật để chuyển nước từ các vùng hoặc các tiểu vùng khác về, nhưng phải đảm bảo hài hoà về mặt lợi ích giữa các vùng hoặc các tiểu vùng, không được làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, môi trường thuỷ sinh, đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân giữa các vùng hoặc các tiều vùng với nhau.
- Công trình cấp nước: Căn cứ vào quy hoạch phát triển thuỷ lợi đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương theo định hướng phát triển chung của tỉnh, để xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp Riêng đối với mục tiêu cấp nước sản xuất nông nghiệp, theo năng lực thiết kế của các công trình thuỷ lợi đã có bảo đảm gần đủ nước cho sản xuất; do vậy cần nghiên cứu đánh giá lại để có ưu tiên nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá bảo đảm tích đủ nước cho sản xuất.
- Công trình tiêu: Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thứ yếu, cần nghiên cứu xem xét đến công tác đầu tư xây dựng các hệ thống tiêu, thoát lũ bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng lũ; tổ chức nghiên cứu, đánh giá, rà soát và quy hoạch tiêu một cách đồng bộ; trước mắt lợi dụng các trục tiêu tự nhiên đã có, để có kế hoạch huy động nhân lực, vật lực, tổ chức tu bổ, nạo vét, đảm bảo tiêu thoát lũ được tốt.
- Giải pháp công trình giảm nhẹ thiên tai: Tổ chức đánh giá, phân loại hồ chứa, đập dâng, đê điều để xếp loại và phân cấp quản lý cho các đơn vị, địa phương quản lý Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình trọng điểm. kết hợp với công tác trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn để làm nhiệm vụ phân lũ, chậm lũ, chắn sóng chống làm sạt lở bờ sông, bờ biển.
3 Giải pháp về kinh tế
Muốn quản lý tốt việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước, trước hết phải xem nước là một loại hàng hoá phải mua, phải bán Điều đó sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của người sử dụng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất Một số giải pháp kinh tế thường được áp dụng trong việc quản lý tài nguyên nước đó là:
- Thuế và phí : Là số tiền phải chi trả cho một dịch vụ hoặc một sản phẩm nào đó Tiền thuế và phí làm tăng thêm cái giá phải trả cho những hoạt động gây ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ môi trường nước, bao gồm: Lệ phí sử dụng nước, phí xả nước thải, lệ phí của việc cung cấp nước sạch, lệ phí đặt cọc trước,
- Các chương trình thướng mại : Các chương trình thương mại có liên quan dến việc bảo vệ môi trường được phản ánh bằng nhiều cách khác nhau thông qua nhưng hạn ngạch (quotas) có thể trao đổi, mua bán cho nhau Đối với tài nguyên nước, thông thường là trao đổi, mua bán việc chuyên chở nước thải đến hệ thống xử lý.
- Hệ thống đặt cọc – hoàn trả : Là hệ thống bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đặt tiền trước với một cam kết bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt như đã cam kết, số tiền này sẽ được trả lại cho doanh nghiệp, nếu không sẽ được sử dụng làm chi phí phục hồi môi trường Hệ thống này nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, tìm tòi các giải pháp, công nghệ phù hợp để hạn chế nước thải thải ra môi trường.
4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực