Lý do chọn đề tài:Thế giới bước vào kỷ nguyên mới cùng với sự chuyển mình phát triển và hội nhập quốc tế, song song với đó cũng là những vấn đề còn tồn tại, mỗi ngày một trở nên cấp bách
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
- -
TIỂU LUẬN Môn: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Tên đề tài: Lợi ích của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Huyền Hoa
Mã sinh viên: 1951050069
Lớp : Truyền thông đại chúng K39A2
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lưu Thúy Hồng
Hà Nội, tháng 06 năm 2022
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới cùng với sự chuyển mình phát triển và hộinhập quốc tế, song song với đó cũng là những vấn đề còn tồn tại, mỗi ngày một trở nên cấp bách và nghiêm trọng hơn: ô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu, thảm họa thiên tai, tranh chấp lãnh thổ, an ninh chính trị, khủng bố quốc gia, nghèo đói và dịch bệnh, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế- xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn nhân loại, đòi hỏi sự phối hợp giải quyết từ tất cả các quốc gia trên thế giới
Trước những bất ổn trong vấn đề toàn cầu, các nước lớn với vai trò là người
“anh cả”, đã đi đầu dẫn dắt và có nhiều đóng góp trên các phương diện kinh
tế, văn hóa, an ninh, quân sự, từ đó các nước lớn cũng được hưởng những lợi ích nhất định từ việc giải quyết những vấn đề này
Để làm rõ hơn vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Lợi ích của nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu”, và phân tích trường hợp cụ thể về
Trung Quốc làm đề tài viết tiểu luận kết thúc học phần môn Quan hệ Quốc
tế đại cương cho mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trang 32.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lợi ích của nước lớn trong giải quyết các vấn đềtoàn cầu
- Phân tích và đánh giá thực trạng lợi ích của nước lớn trong giải quyết các vấn đềtoàn cầu
- Từ đó đưa ra các giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàncầu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Lợi ích của nước lớn, cụ thể là Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàncầu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại Trung Quốc
Thời gian: giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên nguyên lý lợi ích của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàncầu và sự vận dụng vào thực tiễn lợi ích của Trung Quốc trong giải quyết các vấn
đề toàn cầu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu thì tiểu luận đã sử dụng các phương pháp như: -Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp logic
- Phương pháp quan sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê
3
Trang 4- Phương pháp tổng kết.
5 Kết cấu đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH CỦA NƯỚC LỚN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH CỦA NƯỚC LỚN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÀN CẦU, PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐCCHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ TOÀN CẦU
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH CỦA NƯỚC LỚN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
1 Khái niệm về nước lớn và vai trò của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu:
1.1.1 Quan niệm về nước lớn:
Khái niệm “ Nước lớn” dùng để chỉ những quốc gia có vị thế lớn, có khả năng tạo ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu Khái niệm này có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt với khái niệm “ Cường quốc” ( hay siêu cường)
Theo đại từ điển tiếng Việt: “ Cường quốc là nước mạnh có vai trò quan trọngtrong quan hệ quốc tế”; “ Siêu cường là nước lớn và rất mạnh về chính trị, quân sự,kinh tế vượt trội hơn các nước khác” Khái niệm “ cường quốc” có thể được phânchia ra các thứ bậc khác nhau như “ Cường quốc thế giới” và “ Cường quốc khuvực” Còn “ siêu cường” là khái niệm để chỉ một quốc gia, có thể có sức nặng
Trang 5quyết định đối với toàn bộ các vấn đề có tầm quan trọng của thế giới, như Hoa Kìhiện nay Cường quốc thế giới là nước có thể đóng một vai trò bên ngoài phạm vikhu vực của họ và có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với một số lĩnh vực trên phạm
vi toàn cầu như Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản Còn cường quốckhu vực là những nước có vai trò chủ yếu trong phạm vi khu vực địa lí của họ.Như vậy, không phải cường quốc nào cũng là nước lớn và không phải nước lớnnào cũng là siêu cường Nước lớn là một số cường quốc chủ yếu có vị thế, ảnhhưởng lớn trên phạm vi thế giới
Khi đề cập đến nước lớn không thể không nói đến quy mô lãnh thổ và dân số, đó lànhững tiêu chí quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định, trong những thậpniên đầu thế kỉ XX, Trung Quốc chưa được đánh giá là nước lớn mặc dù là nước
có dân số đông nhất thế giới, còn độ lớn về diện tích lãnh thổ đứng hàng thứ haitrên thế giới Chỉ đến khi nước này đạt được các tiêu chí của một nước lớn thôngqua, những thành công qua công cuộc cải cách, mở cửa và đanh khẳng định vai tròngày càng lớn trên thế giới
Cùng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tiêu chí để xác định một quốc gia để trởthành nước lớn cũng có những thay đổi Trước thế kỉ XX, chiến tranh được coi làphương tiện thông thường để giải quyết những tranh chấp quốc gia, qua đó mà gâyảnh hưởng đối với nước khác hoạc đối với quá trình diễn ra các sự kiện trên thếgiới Do vậy tiêu chí đầu tiêu để xác định một cường quốc, nước lớn là sức mạnhquân sự, kinh tế và dân số Do đó, tăng cương sức mạnh quân sự là một đòi hỏi cấpbách, một điều kiện để một quốc gia xác lập và khẳng định vị trí cường quốc củamình
Trong thế giưới ngày nay nói đến nước lớn là nói đến sức mạnh toàn diện của quốcgia đó trong quan hệ so sánh với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế lànhững quốc gia giàu mạnh nhất trong số các cường quốc Sức mạnh đố bao gồm “
5
Trang 6Sức mạnh cứng” như kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghê, dân số, lãnhthổ, tài nguyên, vị trí địa lí và “Sức mạnh mềm” như văn hoá, giá trị thể chế chínhsách,…
1.1.2 Vai trò của nước lớn trong giải quyết vấn đề toàn cầu:
Nước lớn là các quốc gia có vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến sự pháttriển thế giới Các nước lớn có vai trò là những diễn viên chính trên sân khấu thếgiới Quan hệ của các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế, chi phối quá trình hìnhthành và cơ chế vận hành của trật tự thế giới Tuy nhiên, vai trò và địa vị các nướclớn trong cơ cấu quyền lực quốc tế cũng khác nhau, không đồng đều Sự thay đổitương quan lực lượng về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước lớn đóng vaitrò quyết định sự thay đổi cục diện chính trị thế giới
Vai trò của một nước lớn đối với hoà bình và tiến bộ xã hội trên thế giới có thể tíchcực hoặc tiêu cực, điều đó tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, xã hội, đường lối đốinội, đối ngoại của giới cầm quyền Chính vì vậy, các nước vừa và nhỏ dù muốnhay không cũng phải căn cứ vào các động thái của các cường quốc để hoạch địnhcũng như điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình
Nói tóm lại, nước lớn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn
đề mang tính toàn cầu của nhân loại
1.2 Quan niệm về lợi ích quốc gia:
Lợi ích quốc gia, hay còn gọi là lợi ích dân tộc, là một đặc tính của quốc gia giống như chủ quyền quốc gia
Lợi ích quốc gia là tổng thể các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia đặt trong mối quan hệ với các quốc gia và chủthể quan hệ quốc tế khác Nó phản ánh nhu cầu và mục tiêu tồn tại và phát triển quốc gia trong quan hệ quốc tế
Trang 71.3 Quan niệm về vấn đề toàn cầu:
1.3.1 Khái niệm:
Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại được quan niệm là những vấn đề chung mà quátrình hình thành, phát triển và tác động của nó ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của mỗi các nhân, của các quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn thế giới
Nguyên nhân của những vấn đề toàn cầu là do sự phát triển khách quan của xã hội,tạo ra nguy cơ cho toàn thể nhân loại và đòi hỏi hợp nhất nỗ lực của toàn bộ cộng đồng thế giới để giải quyết
Các vấn đề toàn cầu sinh ra do sự phát triển không đồng đều của các lĩnh vực đời sống của nhân loại hiện đại và do những mâu thuẫn sinh ra trong các quan hệ kinh
tế - xã hội, chính trị - tư tưởng, tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ khác của con người
Điều đó có nghĩa rằng những vấn đề này sẽ ngày một tiếp diễn theo tiến độ của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Do đó, các vấn đề toàn cầu của thời đại chúng ta nên được hiểu như một tập hợp các vấn đề, về giải pháp mà sự tồn tại xa hơn của nền văn minh phụ thuộc vào giải pháp
1.3.2 Đặc điểm chung của các vấn đề toàn cầu:
Các vấn đề toàn cầu có những đặc điểm chung:
Thứ nhất, có được một đặc tính toàn cầu thực sự, và do đó ảnh hưởng đến lợi ích của các dân tộc của tất cả các quốc gia
Đe dọa nhân loại bằng cái chết của nền văn minh, hoặc với sự thoái trào nghiêm trọng trong sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất, trong điều kiện của chínhcuộc sống, trong sự phát triển của xã hội
Cần có các quyết định và hành động khẩn cấp để khắc phục và ngăn chặn các hậu quả nguy hiểm và các mối đe dọa đến sự hỗ trợ và an toàn tính mạng của công dân
7
Trang 8Yêu cầu các nỗ lực và hành động tập thể giải pháp của họ từ phía tất cả các quốc gia, toàn thể cộng đồng thế giới.
Các vấn đề toàn cầu của thời đại chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống duy nhất, toàn vẹn, được đặc trưng bởi sự phụ thuộc của chúng
1.3.3 Phân loại các vấn đề toàn cầu:
Xét về nguồn gốc, bản chất và phương pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu, theo cách phân loại quốc tế được chấp nhận, chúng được chia thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất bao gồm các vấn đề được xác định bởi các nhiệm vụ chính trị - xã hội chính của nhân loại Chúng bao gồm duy trì hòa bình, chấm dứt chạy đua vũ trang và giải trừ quân bị, phi quân sự hóa bên ngoài không gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ xã hội thế giới, khắc phục khoảng cách phát triển của các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp
Nhóm thứ hai bao gồm một phức hợp các vấn đề được bộc lộ trong bộ ba "con người - xã hội - công nghệ" Những vấn đề này cần tính đến hiệu quả của việc sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vì lợi ích của sự phát triển hài hòa xã hội và loại bỏ tác động tiêu cực của công nghệ đối với con người, sự gia tăng dân số, việc thiết lập các quyền con người trong nhà nước, sự phát triển của nó từ sự gia tăng quá mức kiểm soát các thể chế nhà nước, đặc biệt là đối với quyền tự do cá nhân như một thành phần quan trọng nhất của nhân quyền
Nhóm thứ ba được đại diện bởi các vấn đề liên quan đến các quá trình kinh tế - xã hội và môi trường, tức là các vấn đề về các mối quan hệ dọc theo xã hội và tự nhiên Điều này bao gồm giải pháp về vấn đề nguyên liệu, năng lượng và lương thực, khắc phục khủng hoảng môi trường, bao trùm ngày càng nhiều lĩnh vực mới
và có khả năng hủy diệt sự sống của con người
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH CỦA NƯỚC LỚN TRONG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TOÀN CẦU (PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC)
2.1 Một số vấn đề toàn cầu:
2.1.1 Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường
và cuộc sống của con người
Biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khíquyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu Từ đó, hàng loạt những tác động xấu kéo theo như dịch bệnh, các hệ sinh thái bị phá hủy, chiến tranh và xung đột, thiệt hại kinh tế,
2.1.2 Ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang được sự quan tâm của toàn thể cộng đồng Trước tình trạng nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề nan giải toàn cầu Thậm chí vấn đề này không chỉ là một mối quan tâm bình thường Chúng đang được báo động Trên thế giới, theo thống kê, số lượng người mắc các bệnh liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường rất nhiều
và không có dấu hiệu dừng Các vấn đề về ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra
vô cùng nan giải: ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,
Dự báo, những năm đầu thế kỷ này, số nạn nhân của môi trường sẽ lên đến ítnhất 50 triệu người Con người đang đứng trước sự cảnh báo mới : Trừ chiến
9
Trang 10tranh hạt nhân, thì sự biến đổi của khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với sự tồn vong của loài người và tương lai của quả đất.
2.2.3 Nghèo đói và dịch bệnh:
Báo cáo từ Cơ quan Các vấn đề kinh tế xã hội (UNDESA) của Liên hợp quốc (LHQ) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ thế giới bị “chệchhướng” trong những nỗ lực suốt 15 năm qua nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân, thông qua việc hoàn thành 17 SDGs vào năm 2030 Dự báo, khoảng 71 triệu người trên thế giới bị đẩy trở lại tình trạng đói nghèo cùng cực trong năm 2020, đánh dấu lần đầu tình trạng nghèo đói trên toàn cầu tăng kể từ năm 1998
Các phân tích cho biết, theo kịch bản tồi tệ nhất, nếu mất 20% thu nhập, số người phải sống trong cảnh nghèo cùng cực sẽ tăng từ 434 triệu người lên
922 triệu người trên thế giới Kịch bản tương tự cũng xảy ra khi số người sống dưới ngưỡng 5,5 USD/ngày sẽ tăng thêm 548 triệu người, lên gần 4 tỷ người
Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế đang lo ngại về các cuộc khủng hoảng lương thực, nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo cũng như tình trạng nghèo đói gia tăng càng khiến “bức tranh màu xám” của cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu trở nên u ám hơn Theo Chương trình lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực có thể tăng gần gấp đôi trong năm 2020, lên 265 triệu người do suy thoái kinh tế vì đại dịch Covid-19
2.1.4 Chiến tranh và xung đột giữa các quốc gia:
Những tiến bộ về khoa học và công nghệ hiện nay cộng với sự phát triển củacác loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học ) đã làm thay đổi căn bản chiến tranh hiện đại Từ chỗ tăng cường
Trang 11chạy đua về sức mạnh tấn công, tức là khả năng tiêu diệt đối phương thì ngay nay chiến tranh hiện đại chủ trương chạy đua phát triển hệ thống phòngthủ Mặc dù khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh lớn là rất thấp, song khôngnên cho rằng, nguy cơ và thảm họa của các cuộc chiến tranh đó đã hoàn toàn
bị loại trừ trong điều kiện thế giới ngày nay Trong hai thập niên cuối thế kỷ XXI, chiến tranh thế giới, theo nhiều dự báo, khó xảy ra, nhưng xung đột mang tầm cỡ thế giới có thể phát sinh một cách không có chủ ý vì nhiều lý
do khác nhau
2.2 Các nước lớn trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu:
Thế giới hội nhập và toàn cầu hóa kéo theo nhiều thách thức cho các quốc gia, quan trọng là, những vấn đề toàn cầu không thể giải quyết ở cấp độ quốc gia màcần phải có sự hợp tác quốc tế (hợp tác song phương – hợp tác đa phương) nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (2013) đã xác định: “Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh của loài người Đó là gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo”.Một số nước lớn vẫn duy trì hợp tác song phương để phát triển các nguồn lực của mình và góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu:
Trung Quốc: Tăng cường đối thoại an ninh với các nước láng giềng, xây dựng
cơ chế an ninh tin cậy lẫn nhau Tổ chức định kỳ đối thoại và trao đổi về an ninh với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam Gắn việc giải quyết các vấn đề toàn cầu với những vấn đề trong nước theo hướng xác lập các thứ bậc ưutiên khác nhau đối với từng nhóm vấn đề phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của Trung Quốc
11