1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận quan hệ quốc tế qua chiến tranh triều tiên (1950 1953) cuộc nội chiến 3 ở trung quốc (1946 1949) và quan hệ trung xô mỹ (1950 1991)

15 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Quốc Tế Qua Chiến Tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Cuộc Nội Chiến III Ở Trung Quốc (1946 - 1949) Và Quan Hệ Trung - Xô - Mỹ (1950 - 1991)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Hồng Chương, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lê Trọng Hồng, Nguyễn Thị Huyền, Ngô Đức An
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 296,17 KB

Nội dung

Dẫn chứng đầu tiên là cuộc chiếntranh Triều Tiên xảy ra giữa một bên là quân đội Mỹ và đồng minh Mỹ núpdưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc với một bên là quân đội CHDCND TriềuTiên, quân đội Tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- -BÀI ĐIỀU KIỆN:

CHUYÊN ĐỀ: “QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH”

ĐỀ TÀI:

“QUAN HỆ QUỐC TẾ QUA CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (1950 - 1953) CUỘC NỘI CHIẾN III Ở TRUNG QUỐC (1946 - 1949) VÀ QUAN HỆ

TRUNG - XÔ - MỸ (1950 - 1991 )”

CÁC THÀNH VIÊN:

1 NGUYỄN THỊ THU HÒA

2 NGUYỄN HỒNG CHƯƠNG

3 NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

4 LÊ TRỌNG HỒNG

5 NGUYỄN THỊ HUYỀN

6 NGÔ ĐỨC AN

CAO HỌC 23 CHUYÊN NGÀNH:LỊCH SỬ VIỆT NAM

Vinh, 2015

Báo cáo tiểu luận

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: Tr.

MỞ ĐẦU

1

1.1

1.2

2

2.1

2.2

3

3.1

3.2

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC (CÁC TÀI LIỆU GỐC, TRANH ẢNH )

MỞ ĐẦU Thời gian gần đây, tình hình bán đảo Triều Tiên liên tục ở trong tình

trạng căng thẳng Cả phía Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như đồng minh của

họ là Mỹ và Nhật Bản đều có những động thái quân sự đẩy mạnh, khiến cho

bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên bị hâm nóng tột độ, nguy cơ tái diễn

một cuộc chiến tranh vốn đã tạm ngưng ở đây suốt hơn nửa thế kỷ

(1950-1953) trở nên cận kề hơn bao giờ hết Vậy căn nguyên nào đã khiến cho

cuộc chiến này dù tiếng súng đã im, nhưng tàn tro của nó thì vẫn luôn âm ỉ

cháy, nhiều lần đẩy bán đảo này đến miệng hố chiến tranh? Thông qua việc

tìm hiểu trật tự quan hệ quốc tế có liên quan hồi sau Chiến tranh thế giới lần

thứ hai, chúng ta có thể lý giải được phần nào vấn đề này

Khởi phát từ mâu thuẫn nội bộ giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên,

chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) lập tức bị quốc tế hóa, lôi cuốn vào vòng

Báo cáo tiểu luận

Trang 3

xoáy sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều quốc gia trên thế giới Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song đây vẫn là sự kiện lịch sử hết sức phức tạp, nhiều bí ẩn, hàm chứa những mâu thuẫn, tính toán trên nền lợi ích đan xen đa tầng Có ảnh hưởng vượt phạm vi khu vực, chiến tranh Triều Tiên trở thành phép thử bất đắc dĩ trong quan hệ giữa hàng loạt quốc gia bất kể liên minh hay đối địch

quan hệ của Liên Xô với Trung Quốc và Mỹ – một bên là đồng minh, một bên là đối thủ có chung một điểm tham chiếu với các cấp độ: Mức 1– kiềm chế, kiểm soát; mức 2 – làm suy yếu; mức 3 – phụ thuộc (đối với Trung Quốc) và mất khả năng cạnh tranh vị trí thống trị toàn cầu (đối với Mỹ) Tại thời điểm đó, Đông Bắc Á trở thành mảnh đất hội tụ lợi ích chiến lược của các cường quốc và là yếu tố quan trọng quyết định sự cân bằng hay nghiêng lệch địa – chính trị thế giới, nơi như Liên Xô xác định, thỏa mãn những yêu cầu, điều kiện cho việc giải quyết những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn đối với lợi ích của Liên Xô

Vấn đề 6 Quan hệ quốc tế trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và vấn đề Triều Tiên.

1 Nguồn gốc của nội chiến

Trong quá khứ, bán đảo Triều Tiên đặt dưới ách đô hộ của đế quốc Nhật, từ năm 1910 đến 1945 Khi Thế chiến thứ 2 kết thúc và nước Nhật đầu hàng quân đội đồng minh, Liên Xô và Mỹ đã tiến vào bán đảo Triều Tiên để giải giáp quân đội Nhật Theo thỏa thuận của Hội nghị Moscow 1945, hai cường quốc này sẽ thực hiện chế độ quân quản trên bán đảo Triều Tiên với thời gian ủy trị 5 năm, Liên Xô ở miền Bắc, còn Mỹ ở miền Nam, sau thời hạn 5 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước Triều Tiên Đất nước Triều Tiên tạm thời bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38 Tại đây, Mỹ cũng tìm cách chia cắt Triều Tiên, coi đây là một mắt xích nhằm ngăn chặn CNCS

ở châu Á, xác lập vị trí của Mỹ ở khu vực này Với những hoạt động của Mỹ

và Liên Xô, một chế độ theo định hướng tư bản chủ nghĩa đã dần được xác lập ở Nam Triều Tiên và một chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã dần được xác lập ở Bắc Triều Tiên Mỹ không muốn có một Triều Tiên thống nhất, bởi nếu Triều Tiên thống nhất thì ở bên cạnh hai

Báo cáo tiểu luận

Trang 4

"người khổng lồ" của hệ thống XHCN là Liên Xô và Trung Quốc thì sớm muộn cả bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản Mỹ cũng xác định rằng, Đông Bắc Á có nhiều lợi ích trong chiến lược toàn cầu của mình, mà điểm then chốt là Nam Triều Tiên Mỹ coi Nam Triều Tiên như là chiếc neo chiến lược đối với sự có mặt của mình trên lục địa châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng Bởi ngoài sự đề phòng Liên Xô, Mỹ còn sợ nếu mất Nam Triều Tiên, thì không chỉ Liên Xô và Trung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ là một đối trọng với Mỹ Nam Triều Tiên sẽ

là một điểm dừng chân của Mỹ ở Đông Á, giúp Mỹ khống chế Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản Còn về phía Liên Xô, cũng coi bán đảo Triều Tiên

có tầm chiến lược quan trọng Nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ được mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của nước Nga từ cuối thế kỷ XIX

Hơn nữa cường quốc này cũng không muốn có một "biên giới mềm" của Mỹ ở ngay sát cạnh mình và khống chế cả khu vực vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình Chính vì thế, Liên Xô xem Nam Triều Tiên thân Mỹ là một cái gai trong mắt và luôn muốn nhổ bỏ nó đi Và như vậy, việc chiến tranh nổ ra trên địa bàn chiến lược Triều Tiên không phải là toan tính của riêng phía Liên Xô hay phía Mỹ, mà nó xuất phát từ động cơ chính trị, kinh tế của cả hai bên, nằm trong một không gian chung - đó là cuộc Chiến tranh lạnh

Báo cáo tiểu luận

Trang 5

Tháng 5/1948, Mỹ tổ chức bầu quốc hội riêng rẽ ở Nam triều Tiên, đưa Lý Thừa Vãn làm Tổng thống Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc) Ngay sau

đó, Mỹ và khối đế quốc kể cả Toà thánh Vatican lần lượt công nhận Trong những tháng cuối năm 1948, Mỹ ký với Chính phủ Nam Tiều Tiên nhiều hiệp định viện trợ mà thực chất là buộc chính phú Lý Thưà Vãn lệ thuộc

Mỹ Một mặt, Mỹ muốn bảo vệ đồng minh của mình tại đây Mặt khác Mỹ

lo phong trào XHCN sẽ lan rộng sang các nước khác, đặc biệt là nước Nhật gần đó mà Mỹ muốn sử dụng làm đối trọng với Liên Xô trong chiến lược toàn cầu của mình Đối phó của Liên Xô: Giúp Kim Nhật Thành thành lập nước CHDCND Triều Tiên Cuối 1948, theo thoả thuận Xô- Triều, quân đội Liên Xô rút khỏi Bắc Triều Tiên

2.Cuộc chiến tranh cục bộ Triều Tiên (1950-1953):

2.1 Diễn biến

Mặc dù “chiến tranh lạnh” là “không nổ súng, không đổ máu” song nó bùng nổ thành các cuộc xung đột khu vực Dẫn chứng đầu tiên là cuộc chiến tranh

Triều Tiên xảy ra giữa một bên là quân đội Mỹ và đồng minh Mỹ núp dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc với một bên là quân đội CHDCND Triều Tiên, quân đội Trung Quốc có sự hậu thuẫn của Liên Xô

Xung đột Xô, Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên : Chiến tranh Triều Tiên diễn ra hơn 3 năm từ tháng 3/1950 đến tháng 7/1953 chia làm 4 giai đoạn :

- Giai đoạn 1 : từ 25/6 đến 18/9/1950

- Giai đoạn 2: Từ 13/9 đến 25/10/1950

- Giai đoạn 3 : Từ 25/10/1950 đến 4/1951

- Giai đoạn 4 : từ tháng 4/1951 đến 27/7/1953

Giai đoạn 1: Khuya ngày 25/6, Mỹ "kêu gọi" Lý Thừa Vãn là sáng 25/6 sẽ đưa quân đội đồng loạt bất ngờ tiến đánh Bắc Triều Tiên Mục tiêu của chúng là:

1 Đánh chiếm nước CHDCND Triều Tiên, bóp chết chế độ dân chủ nhân dân, thi hành rộng rãi một chính sách phản động ở Bắc Triều Tiên,

Báo cáo tiểu luận

Trang 6

biến nhân dân Bắc Triều Tiên làm nô lệ và biến vùng đất này thành thuộc địa của Mỹ

2 Sau khi chiếm đóng toàn bộ Bắc Triều Tiên, chúng sẽ dùng vùng này làm bàn đạp tấn công CHND Trung Hoa, gây đại chiến thế giới thứ ba

3 Thực hiện việc quân sự hóa toàn diện nền kinh tế Mỹ, bảo đảm lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn, xúc tiến chủ nghĩa phát xít

và chủ nghĩa quân phiệt ở Mỹ

4 Dùng vũ lực để uy hiếp phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lớn mạnh của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, tiến một bước tăng cường sự nô dịch của Mỹ đối với các nước đó

Sáng 25/6/1950 với lực lượng mạnh mẽ quân đội Bắc Triều Tiên nhanh chóng vượt qua vĩ tuyến 38 sau 3 ngày chiến đấu thủ đô Xêun bị chiếm, chính phủ Lý Thừa Vãn bỏ chạy Sau vài giờ khi chiến tranh nổ ra,

Mỹ đưa vấn đề này ra Hội đồng bảo an và thừa cơ đại biểu Liên Xô vắng mặt vì phản đối Mỹ ủng hộ Tưởng Giới Thạch không chịu khôi phục địa vị chính đáng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, nên Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết "Lên án các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc Ngày 27/6 Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết lần thứ hai kêu gọi các nước hội viên Liên Hợp Quốc giúp đỡ về quân

sự cho Nam Triều Tiên Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Truman ra lệnh cho tướng Mỹ Mac Artur dùng không quân và hải quân trực tiếp tham chiến Ngày 7/7 Hội đồng bảo an lại thông qua Nghị quyết cho phép quân đội Mỹ tham chiến ở Triều Tiên là quân đội Liên Hợp Quốc được mang cờ Liên Hợp Quốc và đề nghị chính phủ Mỹ cử viên tư lệnh Liên Hợp Quốc Qua các nghị quyết trên người ta thấy nổi lên vấn đề sau đây: Mỹ âm mưu dùng LHQ làm cơ sở che đậy cho âm mư đen tối của nó là dung chiến tranh xâm lược Triều Tiên Ngay lập tức tướng Mac Artur được chỉ định nhận chức vụ này Kết quả, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lôi kéo được 21 nước khác tham gia cùng mình tại chiến trường Triều Tiên Trong tổng số 22 nước này, ngoài Mỹ và Hàn Quốc thì có tới 15 nước thành viên Liên Hợp Quốc gửi quân sang trực tiếp chiến đấu tại Triều Tiên, số còn lại cung cấp trợ giúp

Báo cáo tiểu luận

Trang 7

nhân đạo Tuy nhiên quân số của Mỹ và Hàn Quốc vẫn là chủ đạo Tháng 1/1950, Mỹ ký với Hàn Quốc "Hiệp ước phòng thủ chung", buộc quân Nam phải do Mỹ lãnh đạo Tháng 2/1950, Mỹ cùng Hàn Quốc hoạch định kế hoạch đánh Bắc Triều Tiên, đồng thời Mỹ cũng tăng cường viện trợ quân sự cho quân Nam Năm 1949-1950, Mỹ chi viện 79 khu trục hạm, tăng số quân ngụy lên 15 vạn chia thành nhiều sư đoàn khác nhau như Sư đoàn 8, Sư đoàn 7, Sư đoàn bộ binh 2, 3, 5 thêm nhiều đặt vụ, phần tử phản động để cài vào phá hoại Bắc Triều Tiên Cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ bùng nổ bất

cứ lúc nào

.Sau 3 tháng chiến trang đến ngày 13/9/1950 quân đội Bắc Triều Tiên

đã vượt qua vĩ tuyến 38 chiếm 95% đất đai và 97% dân số Nam Triều Tiên Dưới danh nghĩa quân đội Liên Hợp Quốc Mỹ đã tập trung toàn bộ binh lực

mỹ ở vùng Viễn Đông đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên ngày 15/9/1950, sau đó tiến quân đánh Bắc Triều Tiên đến tận sông Áp Lục giáp ranh với Trung Quốc Máy bay Mỹ còn oanh tạc nhiều thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc

uy hiếp nền độc lập và an ninh của Trung Quốc Trong buổi tiếp kiến với Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành bày tỏ mong muốn được thống nhất hai miền thành một, dự đoán khả năng ít có đế quốc nào như Mỹ và Nhật can dự vào việc này, và khẩn thiết xin Trung Quốc viện trợ cho mình Mao lập tức đồng và hứa ủng hộ hết mình vì sự thống nhất của hai miền Triều Tiên

Mao nói: "Nếu quân Mỹ tham gia, Trung Quốc sẽ phái quân sang ủng hộ

Bắc Triều Tiên Nếu chúng vượt vĩ tuyến 38, chúng tôi sẽ dứt khoát tham gia chiến đấu".

Ngày 25/10 Trung Quốc phái quân chí nguyện sang kháng Mỹ viện Thiều Quân đội Triều Trung đã đẩy lùi quân Mỹ khỏi vĩ tuyến 38, sau đó chiến sự tiếp diễn ở vị trí 38 Sau 3 năm chiến tranh, cả hai phía đều tổn thất nặng nề về người và của, ngày 27/7/1953 tại hội nghị quân sự bàn môn điểm gần vĩ tuyến 38 hai phía Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên với Mỹ, Hàn Quốc đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam Bắc, tức là trở lại ranh giới cũ trước chiến tranh

Báo cáo tiểu luận

Trang 8

Đánh giá: Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 53 mở đầu là nội chiến sau

nhanh chóng thành cuộc chiến tranh cục bộ Đông Tây giữa một bên là quân đội Mỹ và các đồng minh của Mỹ, quân đội Nam Triều Tiên với một bên là quân đội CHDCND Triều Tiên, quân Trung Quốc và sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô

Trong cuộc chiến tranh này Mỹ đã huy động các loại vũ khí hiện đại

kể cả đe doạ bom nguyên tử, 73 triệu tấn vật tư chiến tranh chi phí 83 (có tài liệu nói 200) tỷ USD, huy động 1/3 lực lượng lục quân, 1/5 lực lượng không quân và đại bộ phận lực lượng hải quân Cho đến khi kết thúc chiến tranh lực lượng tham chiến có hơn 1 triệu tên trong đó có 39 vạn binh lính sĩ quan của Mỹ bị giết, bị bắt, bị thương, hàng trăm máy bay, tàu chiến bị bắn cháy,

bị bắn chìm Trong cuộc chiến tranh này Mỹ tham gia một cách trực tiếp với

cố gắng cao nhất để có thể giành được mục tiêu giải phóng Bắc Triều Tiên làm bàn đạp tấn công Trung Quốc và Liên Xô sau này, Mục tiêu này hoàn toàn thất bại

Ở Mỹ và một số nước phương Tây, Chiến tranh Triều Tiên được nhắc

đến với cái tên “Cuộc chiến tranh bị lãng quên” do nó xảy ra ngay sau Thế

chiến thứ 2 và trước Chiến tranh Việt Nam Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi có một lực lượng lớn quân sự tham chiến với quyết tâm rất cao

Về phía Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh không xuất hiện trên chiến trường Thái độ Liên Xô thay đổi: từ chỗ không đến tán thành miền Bắc thống nhất Triều Tiên Liên Xô là lực lượng hậu thuẫn tối đa cho Trung Quốc và Bắc Triều Tiên Đó là việc Kim Nhật Thành sang Bắc Kinh và Moskva để tìm sự hậu thuẫn Liên Xô đã quyết định viện trợ cho Bắc Triều Tiên toàn bộ vũ khí đạn dược các phương tiện chiến tranh để có thể trang bị rất hiện đại cho 3 sư đoàn Bắc Triều Tiên Cố vấn quân sự Liên Xô đóng là phóng viên báo “Sự thật” Khi chiến tranh nổ ra Liên Xô tiếp tục hậu thuẫn cho lực lượng Trung Triều Khi chiến tranh nổ ra Liên Xô điều thêm sư đoàn không quân có nhiệm vụ tham chiến trên chiến trường Tuy nhiên lực lượng này không xuất hiện một cách chính thức và các loại máy bay mang cờ hiệu Bắc Triều Tiên, phi công mặc quân phục TQ

Báo cáo tiểu luận

Trang 9

Lực lượng tham chiến là quân chí nguyện Trung Quốc là người thực hiện ý đồ chiến tranh của Liên Xô Đêm 25/10 20 vạn quân chí nguyện Trung Quốc dưới sự chỉ huy của NS Bành Đức Hoài đã vượt qua sông Áp Lục tiến vào Bắc Triều Tiên 5 ngày sau quân Trung Quốc đã có những chiến dịch đầu tiên tiến đánh Mỹ và đồng minh Quân số Trung Quốc về sau tăng lên 2 triệu lượt người Do những phương tiện chiến tranh hiện đại được

sử dụng ở chiến trường mà sự mất mát của quân Trung Quốc là rất lớn (36 vạn người bị hy sinh, mất tích) Đây là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất đạt đến mức độ cao nhất và là chiến tranh trong lịch sử chiến tranh lạnh giữa Mỹ

là Liên Xô Ngoài xung đột Xô, Mỹ là nguyên nhân căn bản dẫn đến cuộc chiến tranh nóng cục bộ còn có nguyên nhân nữa là chính sách thống nhất bán đảo Triều Tiên của hai miền

Kết cục của chiến tranh hai bên trở lại vị trí xuất phát ban đầu cho thấy sự cân bằng trong tương quan lực lượng giữa hai bên

Sau 3 năm chiến tranh, cả hai bên đều tổn thất lớn về người và của, đã phải ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (gần VT 38) ngày 27/7/1953 VT 38 trở lại là ranh giới quân sự giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên Việc giải quyết không dứt điểm vấn đề Triều Tiên để lại tiền đề xấu cho HN Genève về Đông Dương

Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên được

ký kết với các nội dung sau:

_ Trong lúc chờ đợi một giải pháp hòa bình và toàn bộ, các bên chấm dứt tất cả hoạt động quân sự và thù địch

Báo cáo tiểu luận

Trang 10

_ Hai miền Nam và Bắc sẽ được ngăn cách bằng một vùng phi quân sự có bề rộng dài 4 km chạy dọc theo giới tuyến quân sự đã được thỏa thuận hồi tháng 11/1951

_ Các tù bình được phép chọn lựa: hoặc hồi hương, hoặc được hưởng "quy chế tỵ nạn chính trị"

_ Một ủy ban giám sát việc thực thi hiệp định sẽ được thành lập gồm các đại diện của các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy Điển và Thụy Sĩ

_ Một hội nghị chính trị sẽ được tập hợp sau ba tháng nữa để:

"giải quyết thông qua đàm phán các vấn đề rút toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi Triều Tiên, giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên"

Với sự đình chiến này, 82.000 tù binh cộng sản, 6.700 tù binh Trung Quốc được hồi hương Một giới tuyến quân sự ngừng bắn theo hình chữ "chi" dài 137.1 m và vùng phi quân sự rộng 1,371 km được thiết lập Một ủy ban giám sát của các nước trung lập sẽ thành lập tại vùng này Bắc Triều Tiên mất một vùng đất khá lơn ở đông, nhưng còn giữ được vùng đất mới chiếm ở phia tay kể cả Khai Thành

_ 90 vạn người Trung Quốc (chết 20 vạn, bị thương 70 vạn)

_ 75 vạn người Bắc Triều Tiên (chết 30 vạn, bị thương 22 vạn) _ 23 vạn người Nam Triều Tiên (chết 5,8 vạn, bị thương 17,5 vạn) _ 34 vạn người Mỹ chết,

Sự viện trợ của nhân dân quốc tế cho Bắc Triều Tiên:

Ngay từ ngày đầu cuộc chiến tranh bắt đầu, nhân dân thế giới yên chuộng hòa bình đã ủng hộ về chính trị, kinh tế, xã hội Khi chiến tranh đã lên tới đỉnh cao, sự viện trợ này cũng tăng mạnh

_ Liên Xô: ngay từ đầu, LX và các nước xã hội chủ nghĩa khác đấu tranh buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh Triều Tiên Trong Đại hội đồng LHQ, LX nhiều lần đấu tranh với Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Triều Tiên, nhưng lần nào Mỹ cũng bác bỏ

Khi chiến tranh lên đến đỉnh điểm, nhân dân LX nghe theo tiếng gọi vô sản quốc tế đã liên tiếp gửi cho nhân dân Triều Tiên nhiều lương

Báo cáo tiểu luận

Ngày đăng: 30/01/2024, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w