1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 9 2022 9 2023

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 9/2022-9/2023
Tác giả Nguyễn Hải Linh, Nguyễn Khánh Huyền, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Tuyết Anh, Nguyễn Thị Hải Lam, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phùng Thị Thảo Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,83 MB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (8)
  • B. NỘI DUNG (10)
  • CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (10)
    • 1.1. Tổng quan tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn tháng 9/2022 đến tháng 9/2023 (10)
      • 1.1.1. Giá trị và số lượng FDI đăng ký và FDI thực hiện (10)
      • 1.1.2. Tốc độ gia tăng dòng vốn FDI (11)
      • 1.1.3. Hình thức FDI (12)
      • 1.1.4. Cơ cấu FDI theo ngành (13)
      • 1.1.5. Đối tác đầu tư (15)
      • 1.1.6. Địa điểm đầu tư (16)
    • 1.2. Đánh giá dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn tháng 9 năm 2022 đến tháng (18)
      • 1.2.1. Những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (18)
      • 1.2.2. Những hạn chế trong thu hút vốn FDI (22)
  • CHƯƠNG 2: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (23)
    • 2.1. Căn cứ xây dựng giải pháp (23)
      • 2.1.1. Định hướng phát triển của Việt Nam và thu hút vốn đầu tư trong một số ngành thời gian tới (23)
      • 2.1.2. Triển vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam (25)

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN Học phần: Quan hệ Kinh tế Quốc tế TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 9/2022-9/2023Giả

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với mọi quốc gia, việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực luôn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ý nghĩa của đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài lại càng quan trọng hơn.

Về nguyên tắc, muốn tích lũy vốn phải tăng cường sản xuất và thực hiện tiết kiệm do đó quá trình này cần có thời gian, trong khi thu hút đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn nhanh mà các nước - nhất là những nước đi sau có thể làm được Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng, vì thế, là một xu hướng của thời đại trong hoạt động kinh tế đối ngoại, luôn có vị trí và vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Sau nhiều năm đổi mới và thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, khu vực có vốn FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam Ngoài ý nghĩa bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, góp phần tạo thêm việc làm, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, FDI còn góp phần to lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong thu hút vốn FDI, việc phân tích những số liệu cụ thể về tình hình FDI tại Việt Nam theo năm hay theo giai đoạn là điều tất yếu Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề “Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ tháng 9/2022 đến tháng 9/2023” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.

- Mục tiêu khái quát: Nắm được tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong một năm trở lại đây (từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023) và đề xuất giải pháp.

Khái quát và đánh tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn tháng 9/2022 đến tháng 9/2023.

Căn cứ từ những thông tin về thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam và những định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới để đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phạm vi thời gian: giai đoạn tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023.

Phạm vi không gian: Giá trị, hình thức và tốc độ tăng trưởng FDI theo cơ cấu ngành, đối tác đầu tư và địa điểm đầu tư tại Việt Nam.

Trong bài tiểu luận này, nhóm 6 đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thống kê và phương pháp nghiên cứu hành vi.

Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê: nhóm đã sử dụng những số liệu từ Tổng cục Thống kê và những báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để phân tích và so sánh, từ đó đưa ra nhận xét khái quát về thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu hành vi: nhóm đã tìm hiểu thông tin về định hướng phát triển của Việt Nam và phân tích triển vọng về dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới để căn cứ vào đó đưa ra được một số giải pháp thích hợp.

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Tổng quan tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn tháng 9/2022 đến tháng 9/2023

1.1.1 Giá trị và số lượng FDI đăng ký và FDI thực hiện

Tính đến ngày 20/9/2023, cả nước có 38.379 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 455,06 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đạt 289,9 tỷ USD, bằng 63,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực 1

Hình 1 Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng năm 2023

Trong đó, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, dù vẫn giảm 0,5 điểm phần trăm so với 8 tháng đầu năm Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 15,9 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm

1 Tạp chí Công Thương (27/9/2023), “Dự án mới tăng hơn 66% so cùng kỳ, FDI 9 tháng vượt 20 tỷ

2022, tăng 0,9 điểm phần trăm so với 8 tháng năm 2023 Đây cũng là mức giải ngân cao kỷ lục 9 tháng năm 2023 2

1.1.2 Tốc độ gia tăng dòng vốn FDI

Từ tháng 1/2023 đến tháng 7 năm 2023 , dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên dấu hiệu tích cực là mức giảm ngày càng thu hẹp Đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 7 tháng đã có mức tăng trưởng dương 3

Hình 2 Tốc độ tăng/giảm vốn dầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20 hàng tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước

So sánh 3 tháng đầu năm 2023 với cùng kỳ năm 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN bằng 61,2% so với cùng kỳ Nguyên nhân là do trong 3 tháng năm 2022 có sự gia tăng đột biến với dự án Lego có tổng vốn đầu tư 1,32 tỷ USD.

2 Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3 Tổng cục Thống kê, “Giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những tháng cuối năm 2023”, 04/08/2023.

Dù vốn đầu tư điều chỉnh giảm trong 9 tháng (37,3% so với cùng kỳ) nhưng xu hướng này đã có sự cải thiện so với các mức giảm: 39,7% trong 8 tháng: 42,5% trong 7 tháng; 57,1% trong 6 tháng; 59,4% trong 5 tháng và 68,6% trong 4 tháng Ngoài ra, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ 4

Các dự án đầu tư FDI hiện nay chủ yếu là dự án đầu tư quy mô nhỏ Tính đến hết tháng 12-2021, cả nước có 52 dự án đầu tư FDI có vốn đầu tư trên 1 tỉ USD, 31 dự án FDI có vốn đầu tư 0,5 - 1 tỉ USD, 517 dự án FDI có vốn đầu tư 100 - 500 triệu USD, 654 dự án FDI có vốn đầu tư 50 - 100 triệu USD Còn lại hàng chục ngàn dự án FDI hiện nay có vốn đầu tư dưới 50 triệu USD, chiếm 96,4% tổng số dự án FDI và 28,94% tổng vốn đầu tư Bên cạnh đó, có 85% số doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài 5

Hình 3 Cơ cấu vốn ĐTNN 9 tháng năm 2023 theo tháng và theo cách thức đầu tư vốn

Số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 2.254 (tăng 66,3% so với cùng kỳ) => Tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,23 tỷ USD (tăng 43,6% so với cùng kỳ).

4 Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài, “Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023”

5 Trang thông tin điện tử Đầu tư nước ngoài , “Đã đến lúc chọn lọc đầu tư FDI”

Số lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư: 934 (tăng 21,5% so với cùng kỳ) => Tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 5,15 tỷ USD (giảm 37,3% so với cùng kỳ).

Số giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN: 2.539 (giảm 5,9% so với cùng kỳ) => Tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,82 tỷ USD (tăng 47% so với cùng kỳ).

Trong bức tranh thu hút FDI 9 tháng năm 2023, tốc độ tăng số dự án mới (tăng 66,3%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 43,6%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam cho nên đã đưa ra các quyết định đầu tư mới Ngược lại, các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.

1.1.4 Cơ cấu FDI theo ngành

Từ tháng 9 năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; bước sang năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã ngừng đầu tư vào ngành “Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình”, chỉ còn đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Hình 4 Cơ cấu đầu tư nước ngoài của một số ngành dẫn đầu giai đoạn 9/2022-9/2023

Nhìn chung, trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn dẫn đầu về cả tổng số vốn đầu tư và tổng số dự án Theo sau đó là ngành kinh doanh bất động sản cũng liên tục giữ vị trí thứ hai qua nhiều quý (trừ quý II/2023, ngành tài chính ngân hàng đứng thứ hai) Sau đó nữa là các hoạt động chuyên môn hóa công nghệ; ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi và nhiều ngành khác.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tính đến ngày 20/9/2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,35% tổng số vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ (12,1 tỷ USD vào năm 2021) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 45% so với cùng kỳ Ngành tài chính ngân hàng xếp thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,54 tỷ USD (gấp gần 63,8 lần) Còn lại là các ngành khác Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 32,6%) và điều chỉnh vốn (chiếm 56,3%) Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch GVMCP (chiếm 41,4%).

Hình 5 Cơ cấu đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2023

Hình 6 Biểu đồ về tổng vốn đăng ký của một số đối tác dẫn đầu

Theo thống kê số liệu từ báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm

2022 Tính đến ngày 20/9/2023, con số này đã tăng lên đến 102 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Trong đó, Singapore là đối tác nước ngoài có tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, chiếm khoảng 19,7% đến 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong một năm trở lại đây Theo sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và một số quốc gia phương Tây như: Đan Mạch, Hà Lan

Từ năm 2022 đến tháng 3/2023, Hàn Quốc là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định và đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất Quý II/2023 và quý III/2023, xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới,Hàn Quốc chỉ dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn và GVMCP.

Hình 7 So sánh tổng vốn đầu tư của top 3 đối tác dẫn đầu 9/2023 với 9/2022

Đánh giá dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn tháng 9 năm 2022 đến tháng

1.2.1 Những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Phát triển xuất nhập khẩu

FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu nhanh nhất Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế, từ đó giải quyết các vấn đề xã hội Thông qua FDI, hoạt động xuất nhập khẩu của các nền kinh tế chủ nhà được kích hoạt, trở nên hết sức sôi động.

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 của Bộ Công thương:

Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷUSD, tăng 26,5%

Doanh nghiệp FDI chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11/2021, tổng kimh ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 394,62 tỷ USD, tăng 25,2% (tương ứng tăng tới 70,38 tỷ USD). Trong khi đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 174,4 tỷ USD, tăng 17,5% (tương ứng tăng 25,94 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2022: Giá trị xuất nhập khẩu dự kiến lập kỷ lục mới trong năm 2022 Tổng giá trị xuất nhập khẩu cả năm đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021 Đây là con số kỷ lục đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước Việt Nam Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 506,83 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm gần 274 tỷ USD, tăng gần 28,5 tỷ USD Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI là 273,63 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021 (tương ứng tăng gần 28,5 tỷ USD) và chiếm 73,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Nhập khẩu từ các doanh nghiệp FDI đạt 233,2 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng tăng 14,72 tỷ USD) và chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước Cán cân thương mại của doanh nghiệp FDI đạt thặng dư thương mại 40,43 tỷ USD

Quý 1 năm 2023: Theo Cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý 1 năm 2023 ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ghi nhận xuất siêu 10,84 tỷ USD.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giúp phá vỡ cấu trúc thị trường độc quyền và tăng khả năng cạnh tranh thị trường Các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài có lợi thế về vốn, tổ chức sản xuất, bí quyết tiếp thị đang tạo áp lực rất lớn, các công ty trong nước buộc phải thay đổi phương pháp quản lý, cải tiến công nghệ Hoạt động marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI – chất xúc tác cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Là một nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển và ổn định của nền kinh tế Việt Nam Đánh giá vai trò này của FDI, PGS Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế khép kín, chưa hội nhập với thế giới, đặc biệt hữu ích trong việc thay đổi cục diện bộ mặt của nền kinh tế Trong giai đoạn đầu, đây là điều cơ bản Khu vực FDI đã tạo ra những sản phẩm, công nghệ mới và đặc biệt là kỹ thuật quản lý mới Khu vực FDI đang tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, đặc biệt là về phương pháp quản lý, phong cách làm việc, quan điểm và cách tiếp cận sản phẩm Học hỏi từ khu vực FDI, nhiều công ty Việt Nam đã học được cách sản xuất sản phẩm mới và mở rộng ra thế giới Nếu nhìn vào cơ cấu xuất khẩu có thể thấy sự thay đổi rõ ràng Mặt hàng xuất khẩu chính là nông sản, hải sản và khoáng sản (quặng, dầu, v.v.), phần lớn chưa qua chế biến và cho đến nay, ngành chế biến, chế tạo chiếm hơn 80% tổng sản lượng Cơ cấu xuất khẩu Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, khu vực FDI đã góp phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng tài nguyên cảng biển và làm thay đổi bộ mặt hệ thống cảng biển Việt Nam FDI đã thu hút nhiều công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải và khai thác cảng đến Việt Nam, bao gồm Hutchison, PSA, DP World, SSA, Maersk A/S và CMA-CGM Việc hình thành các cảng thông qua liên doanh (bến 1), cảng số 2, số 3 của Cảng Lạch Huyện và các cảng được đầu tư bằng vốn ODA (Cái Răng, Tiên Sa, Cái Mép - Thị Vải) đã tạo nên nền tảng rất thuận lợi để cảng biển Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn hàng hải, khai thác cảng biển hàng đầu thế giới.

Góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, năng lực sản xuất trong nước cũng dần tăng lên Những kết quả bước đầu đã đạt được trong các lĩnh vực dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, cơ khí, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước Một số ngành đang tích hợp công nghệ tiên tiến với tiêu chuẩn hiện đại của thế giới như bưu chính viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường Đồng thời, hầu hết các công ty trong nước gần đây đều cập nhật hoặc hiện đại hóa trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Yêu cầu cạnh tranh để biện minh cho nền kinh tế Bằng việc thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông… Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo… Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước, do sức ép của thị trường cạnh tranh ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới Qua đó, cũng đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với một giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩm may mặc, giầy da, thực phẩm…

Góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế

Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ Đối với các nước đang và kém phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng thì quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế Trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa các hoạt động kinh tế hiện nay, mức độ thành công của mở cửa và hội nhập kinh tế với thế giới có tác động chi phối mạnh mẽ tới sự thành công của công cuộc đổi mới, đến kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Đầu tư nước ngoài cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, là nhân tố cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng tác động tới quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.

1.2.2 Những hạn chế trong thu hút vốn FDI

Môi trường đầu tư còn thiếu tính ổn định.

Môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn còn nhiều điểm bất cập, thiếu bền vững, sức cạnh tranh với các nước trong cùng khu vực còn thấp Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới vào đầu tư tại Việt Nam đang gặp khó khăn liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy… Việc chưa đáp ứng được nhu cầu về công nghệ cao, năng lượng, tài chính đã khiến một số dự án đầu tư phải tạm ngưng mở rộng.

Hạn chế về thủ tục hành chính.

Vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu còn thiếu vắng phương thức cung cấp thông tin toàn diện, dễ hiểu và dễ sử dụng Thiếu vắng các hỏi đáp về các vấn đề thương mại quốc tế Khó khăn khi tra cứu thông tin và hỏi đáp giải quyết vướng mắc trên cổng một cửa quốc gia.

Theo báo cáo PCI 2022 cho thấy tiếp tục có sự cải thiện rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục hành chính Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn gặp khó khăn đáng kể khi thực hiện thủ tục thuế (27%) và phòng cháy chữa cháy (21%).

Hạn chế về cơ sở hạ tầng

Báo cáo PCI 2020 từng chỉ ra chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa phải là một lợi thế so sánh trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư Theo đánh giá của PCI năm 2022, chất lượng hầu hết các loại cơ sở hạ tầng nhìn chung chậm cải thiện trong năm qua Đáng lưu ý là diễn biến phức tạp của đại dịch đã khiến hàng loạt dự án xây dựng quan trọng bị kéo dài, trong đó có thể kể đến dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cát Lái ở Thành phố Thủ Đức và các tuyến đường vành đai 2 và 3 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động Các doanh nghiệp FDI vẫn gặp khó khăn tuyển dụng nhân công, đặc biệt là với các vị trí đòi hỏi trình độ cao như quản lý, điều hành Điều này chỉ ra rằng, các nhà hoạch định chính sách cần phải cải thiện điều kiện sống, các dịch vụ cơ bản và tạo cơ hội tiếp cận tốt hơn cho người lao động phổ thông để họ có thể tiếp tục là một phần quan trọng trong nguồn lực con người của các doanh nghiệp FDI trong tương lai.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Căn cứ xây dựng giải pháp

2.1.1 Định hướng phát triển của Việt Nam và thu hút vốn đầu tư trong một số ngành thời gian tới

Quan điểm của Việt Nam về định hướng phát triển trong thời gian tới

Trong thời gian sắp tới, cần thực hiện việc đổi mới chính sách thu hút FDI nhằm giảm tác động tiêu cực và tăng lợi ích tiềm tàng của khu vực này đối với nền kinh tế. Điều này đòi hỏi chú trọng đến bối cảnh mới và cung cấp cơ hội cho Việt Nam lựa chọn các dự án FDI theo ưu tiên. Để tăng cường tác động tích cực và xây dựng mối liên kết chặt chẽ với kinh tế địa phương, việc mời các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam trở nên vô cùng quan trọng Đặc biệt đối với các khu vực kém phát triển và xa cách các trung tâm tăng trưởng, sự tham gia của các công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, tạo liên kết kinh doanh giữa địa phương, cả nước và khu vực.

Tuy nhiên, để thu hút đầu tư, cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và tỉ mỉ về cách thức thu hút, mức độ chấp nhận "cuộc chơi" và thu thập thông tin về các doanh nghiệp này. Để giảm thiểu "chi phí" từ việc mời gọi các "đại bàng" làm tổ, cần xem xét đến các điều kiện hỗ trợ tại địa phương, sự tham gia của các doanh nghiệp con nước ngoài mà công ty xuyên quốc gia mang theo, và các cam kết, đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ từ khu vực này Ngoài ra, cần áp dụng các chế tài kèm theo để tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI "hưởng lợi" đầy đủ rồi chuyển sang nước khác. Để tăng cường liên kết kinh doanh và tạo ra tác động tích cực, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng nhân lực và chuẩn mực quản trị kinh doanh Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể liên kết và thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI Đồng thời, sự hỗ trợ hiệu quả và phù hợp từ phía Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Để tránh mối đe dọa kiện tụng quốc tế từ các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cần tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các cơ chế và chính sách phù hợp (bao gồm cả khía cạnh tài khóa) nhằm hạn chế các dự án FDI có thể gây nguy hại đến an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, và gây ô nhiễm môi trường. Được ký kết vào năm 2019, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã trở thành một trong những hiệp định thương mại tham vọng và toàn diện nhất từng được ký kết giữa Liên minh Châu Âu (EU) và một quốc gia đang phát triển.

EVFTA sẽ mở rộng thị trường, tăng cường giao thương và đóng góp vào việc biến Việt Nam thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp Châu Âu trong khu vực Đông Nam Á Qua đó, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm thương mại và đầu tư quan trọng trong khu vực Với vị thế thuận lợi này, Việt Nam sẽ thu hút vốn FDI từ những doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh mới mà EVFTA mang lại. Mục tiêu của Đảng và một số doanh nghiệp trong thời gian tới

Mục tiêu cao nhất là tiếp nhận công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản trị tiên tiến và tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và mạng lưới phân phối quốc tế Đồng thời, điều này cũng tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp ra toàn cầu.

Nhờ đó gia tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất phát triển hơn; làm cho nền kinh tế tăng trưởng hơn cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tạo ra sự phát triển bứt phá cho nền kinh tế Khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, có chất lượng lại tạo ra tiền đề để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, cải thiện đời sống người dân, gia tăng sức mau dân cư và làm cho nền kinh tế phát triển một cách ổn định hơn.

Trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, định hướng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được thể hiện trong Nghị quyết số 23 tập trung 6 vào việc điều chỉnh thu hút đầu tư nước ngoài "chất lượng cao" Chính sách này chuyển từ việc tập trung vào số lượng đầu tư sang tập trung vào chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trọng điểm, thân thiện với môi trường, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tạo liên kết với doanh nghiệp nội địa Ba định hướng ưu tiên của chính sách này bao gồm: (i) đầu tư vào công nghệ; (ii) đa dạng hóa hình thức đầu tư và (iii) tìm kiếm đối tác phù hợp.

2.1.2 Triển vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam

Thứ nhất, tình hình chính trị-xã hội ổn định

Việt Nam là một trong những quốc gia có chính trị- xã hội ổn định so với tình hình một số nước trên thế giới phải đối diện với các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp như xung đột vũ trang, biểu tình, đảo chính, xung đột sắc tộc hay dịch bệnh toàn cầu như Covid 19…Trong thời kì dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, Trung Quốc- quốc gia có nguồn vốn FDI dồi dào, chính vì vậy có xu thế chuyển đổi khi các nhà đầu tư nước ngoài đã áp dụng chiến lược “Trung Quốc + 1”, là cơ hội cho các quốc gia khác tiếp nhận vốn FDI, đặc biệt là Việt Nam khi đã cho thế giới thấy khả năng kiểm soát, điều chỉnh tình hình chính trị-xã hội của mình Đẩy mạnh việc nâng cao cơ sở hạ tầng, chất

6 Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/03/2018 về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất, tập chung với quy mô lớn, chuyên môn hóa, ổn định trong chính trị- xã hội trở thành điểm thu hút cho các nhà đầu tư khi tìm kiếm một thị trường, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho họ để đẩy mạnh đầu tư.

Thứ hai, xu thế kinh tế thế giới thay đổi mang lại cơ hội thu hút FDI

Cơ hội thu hút vốn FDI của Việt Nam càng tăng cao do những năm gần đây tiềm năng để chuyển đổi sang năng lượng xanh của Việt Nam là rất lớn TS Nguyễn Linh Ngọc, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng gió rất lớn, hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ. Tính đến tháng 4-2023, tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi đầu tư 46 dự án với tổng công suất khoảng 3.079MW (35 dự án điện mặt trời, tổng công suất khoảng 2.412MW và 11 dự án điện gió, tổng công suất khoảng 667MW) Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển kinh tế bền vững nhất là trong thời kì thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sang nền kinh tế bền vững, tuần hoàn, đòi hỏi Nhà nước có những chính sách để tận dụng tối đa được cơ hội phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định tương đối vững chắc

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2023 nền kinh tế thế giới chịu nhiều khó khăn, thử thách, ảnh hưởng bởi lạm phát, nhiều nền kinh tế đi xuống, thậm chí có khả năng rơi vào suy thoái do cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng khá tích cực, ngoài ra so với khu vực và thế giới tỉ lệ lạm phát của Việt Nam không cao ở mức 4% Những điều đó đã tạo nên một môi trường kinh tế tiềm năng, ổn định thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài

Thứ tư, mở rộng hợp tác thương mại tự do quốc tế

Theo VCCI, tính đến hiện tại, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại quốc tế, nổi bật trong đó là hiệp định EVFTA giữa Việt Nam với các thành viên EU, CPTPP hay gần đây nhất là VIFTA - giữa Việt Nam và Israel được ký vào tháng 7/2023 Việc ký kết các hiệp định tạo cơ hội cho Việt nam tiếp cận với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới,giảm thiểu các hàng rào thuế quan từ đó thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trên thế giới

Thứ năm, Chính phủ và địa phương đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Chính phủ và địa phương có những chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu công nghiệp tập trung, có tính chuyên môn hóa, có cơ sở hạ tầng tiên tiến Tiêu biểu trong việc phát triển hạ tầng để thu hút vốn đầu tư là sự thành công trong thu hút vốn đầu tư tại Nghệ An, trong 8 tháng đầu năm 2023 Nghệ An thu hút FDI nhiều hơn 160% so với cùng kỳ năm trước, vươn lên dẫn đầu khu vực thu hút FDI Những công trình đã xây dựng và được đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh và liên tỉnh, như đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (10,8 km); Đường ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) Km76+00 - Km83+500 (7,5 km); các dự án trong Khu kinh tế Đông Nam như Đường D4 (dài 7,066 Km), Đường ngang N5 (đoạn 2, dài 6,5 km) góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ nhất, sự thay đổi về tình hình kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế quốc tế có nhiều chuyển biến dự báo về các thách thức mà Việt Nam có khả năng ảnh hưởng trong tương lai Theo Tổng cục thống kê, 9 tháng đầu năm

2023 tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm sút, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao, thắt chặt các chính sách tiền tệ …cùng với đó là những bất ổn về địa chính trị như cuộc xung đột ở Nga- Ukraine, giao tranh vũ trang ở khu vực Trung Đông hay dự báo khởi phát những dịch bệnh mới Tất cả đều có nguy cơ ảnh hưởng, gây ra những thách thức đối với tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do nó tác động đến dòng vốn luân chuyển và thị trường cung cầu

Thứ hai, gia tăng sự cạnh tranh trong khu vực

Trong nhiều năm trở lại xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài đi lên mạnh mẽ ở nhiều quốc gia không chỉ riêng Việt Nam, đặc biệt khu vực quanh Việt Nam như TrungQuốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia dẫn đến một thách thức khác cho Việt Nam đó là gia tăng cạnh tranh trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài với các quốc gia khác Đặc biệt mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra “thuế tối thiểu toàn cầu” để giải quyết rủi ro trong quá trình số hóa nền kinh tế, có thể làm ảnh hưởng đến lợi thế thuế ưu đãi của Việt Nam với các nguồn vốn FDI, các quốc gia trong khu vực đã có những chính sách để đối phó Những điều này đang trở thành thách thức mới với Việt Nam trong tình hình cạnh tranh trong khu vực vốn đã có nhiều khó khăn, nếu không nhanh chóng có những biện pháp thích ứng mới thì Việt Nam sẽ rất dễ dàng bị tụt lại trong cuộc đua thu hút FDI.

Hình 10 Indonesia và Malaysia có dòng vốn FDI tăng mạnh trong năm 2022

Thứ ba, chưa tận dụng được các lợi thế từ việc ký kết các hiệp định

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w