1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề án CHUYÊN NGÀNH KINH tế QUỐC tế đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào hải PHÒNG

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Tác giả Dương Thị Tâm
Người hướng dẫn GV. Tô Xuân Cường
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Đề án chuyên ngành
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 466,45 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG (8)
    • 1.1 Giới thiệu chung (8)
      • 1.1.1 Vị trí địa lý (8)
      • 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên (8)
      • 1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội (9)
    • 1.2 Chính sách thu hút FDI của Hải Phòng (13)
    • 1.3 Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Hải Phòng (15)
      • 1.3.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng (15)
      • 1.3.2 Thách thức trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng (16)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 (18)
    • 2.1 Thực trạng thu hút FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 (18)
      • 2.1.1 Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư (18)
      • 2.1.2 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (20)
      • 2.2.3 Theo hình thức đầu tư (23)
    • 2.2 Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng (24)
      • 2.2.1 Ưu điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng (24)
      • 2.2.2 Nhược điểm và nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng (28)
  • PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG (31)
    • 3.1 Định hướng thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn tới (31)
      • 3.1.1 Mục tiêu (31)
      • 3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư (31)
    • 3.2 Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong giai đoạn tới (31)
      • 3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước (31)
      • 3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp (33)
  • KẾT LUẬN (35)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI PHÒNG

Giới thiệu chung

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên trên 152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước.

Về ranh giới hành chính, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp với Biển Đông, với đường bờ biển dài 125km và ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ Với vị trí địa lý như vậy, Hải Phòng chính là cửa chính thông ra biển, là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, thuận lợi giao lưu liên lạc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sông, đường hàng không Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong các cảng miền Bắc Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và dự án phát triển cảng công - ten - nơ lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có công suất 500 ngàn TEUs/năm.

Hải Phòng cách Hà Nội 102 km và cách biên giới Việt - Trung 200km,thành phố Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt về an ninh- quốc phòng, là đầu mối giao thông, trung tâm dịch vụ, công nghiệp của vùng Bắc Bộ và cả nước; là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trong vị trí chiến lược của hợp tác

“hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Phòng được xác định là cửa chính “ra - vào” bằng đường biển kết nối Việt Nam với Thế giới.

Tài nguyên đất: Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1507,57 km², trong đó diện tích đất liền là 1208,49 km² Diện tích đất đất canh tác là trên 57.000 ha, được hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình, và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn chua, mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng trũng.

Tài nguyên nước: Hải phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước Ngoài ra, tại Tiên Lãng có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.

Tài nguyên rừng: chủ yếu nằm ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà Rừng nguyên sinh trong khu dự trữ sinh quyển là trạng thái rừng trên đá vôi khá độc đáo với một số loài động vật quý hiếm.

Tài nguyên biển: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc và cả nước Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch, đẹp cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, có nhiều loại hải sản với gần

1000 loài tôm cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao được thị trường quốc tế ưa chuộng Tại các vùng biển ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha, vừa có khả năng khai thác, vừa có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú như: mỏ cao lanh ở Thủy Nguyên; mỏ sét ở Tiên Lãng, Kiến Thụy; mỏ sắt ở Thủy Nguyên; mỏ đá vôi, mỏ kẽm ở Cát Bà, Thủy Nguyên, Tràng Kênh, Phi Liệt, Quaczi và tecti tập trung ở một số núi khu vực Đồ Sơn Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asphalt, sản phẩm oxy hóa dầu, có triển vọng khai thác dầu khớ, vỡ thềm lục địa Hải Phũng chiếm đến ẳ diện tớch Đệ Tam Vịnh Bắc bộ, cú bề dày đạt tới 3000m.

1.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế

Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.Năm 2017, xét về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Hải Phòng xếp ở vị trí thứ

9/63 tỉnh thành và tổng thu ngân sách thành phố đạt 21,909 tỷ đồng Năm 2018, tổng thu ngân sách đạt 24,768 tỷ đồng, vượt mục tiêu đại hội đặt ra là 20 nghìn tỷ đồng đến năm 2020 Năm

2019 là một năm phát triển tốt của thành phố Hải Phòng, tổng thu ngân sách đạt 89.617,8 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ; tăng trưởng kinh tế Hải Phòng đạt 16,68% cao nhất từ trước tới nay, gấp 2,45 lần bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 4,913 USD, vượt kế hoạch năm, tăng 636 USD so với năm 2018; đặc biệt là năm thứ 4 liên tục cao hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội 15 Đảng bộ thành phố đề ra (10,5%/năm) Năm 2020 là một năm khó khăn của thành phố Hải Phòng bởi sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2020 ước đạt 84.199,2 tỷ đồng mặt khác tổng sản phẩm (GRDP) theo giá so sánh ước đạt 190.768,8 tỷ đồng, tăng 11,22% so với cùng ky năm trước, không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 16,5%) và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2017-2020.

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và doanh thu bán lẻ hàng và tiêu dùng trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), năm 2017, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; năm 2018 giữ vị trí thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và năm 2019 là xếp thứ 10/63, tăng

6 bậc so với 2018 Năm 2020 Hải Phòng xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2/11 tỉnh,thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng 3 bậc so với năm

Chính sách thu hút FDI của Hải Phòng

Thứ nhất, chính sách phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố đã sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp Giáo dục nghề nghiệp đã dịch chuyển theo hướng gắn với thị trường lao động, dần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ nội dung và chương trình đào tạo; phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng, giáo trình theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tích hợp kỹ năng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành tay nghề.

Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, có hơn 20 dự án đầu tư nước ngoài vào giáo dục nghề nghiệp Hải Phòng Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động thực hiện, tiếp nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia theo chương trình, dự án ODA, ADB và một số chuyên gia tình nguyện.

Thứ hai, chính sách đầu tư, phát triển Thành phố tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho các công trình, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, giải tỏa các điểm nghẽn về giao thông, mở rộng mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không với các tỉnh duyên hải Bắc bộ; hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp Giai đoạn 2016 - 2020 là thành phố đã hoàn thành hàng chục tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, cùng 46 cây cầu các loại, trong đó có nhiều cây cầu lớn Các công trình đều đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, hiện đại, góp phần làm thay đổi căn bản hạ tầng giao thông thành phố Hạ tầng cảng biển Thành phố được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển vận tải biển khu vực và quốc tế Cảng nước sâu Nam Đình Vũ và cảng Container quốc tế Hải Phòng được đưa vào khai thác từ tháng 5/2018 làm giảm tải cho các cảng nằm sâu trong nội địa và tăng năng lực tiếp nhận hàng hóa, đóng góp vào tăng trưởng của ngành vận tải, kho bãi Tổng lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh, tăng bình quân 15,9%/năm, năm 2018 đạt gần 110 triệu tấn, vượt chỉ tiêu đề ra trước 02 năm, năm 2020 ước đạt 142,87 triệu tấn gấp 2,1 lần năm 2015, khẳng định rõ vai trò cảng cửa ngõ lớn nhất miền Bắc.

Thứ ba, Hải Phòng cũng thực hiện việc xúc tiến đầu tư theo mục tiêu Xác định các đối tác chiến lược về đầu tư, thị trường trọng điểm gồm: các nhà đầu tư tiềm năng đến từ các quốc giaNhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, tăng cường thu hút đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, ưu tiên công nghệ nguồn, các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu Đây là giải pháp khôn ngoan để Hải Phòng trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu, từ đó tạo được sự ổn định của thị trường sản phẩm và thu hút nguồn vốn phát triển một cách bền vững Trong giai đoạn này có sự đóng góp chủ lực của tập đoàn LG (Hàn Quốc) đầu tư trên 06 tỷ USD vào Tổ hợp nhà máy sản xuất linh kiện điện tử hiện đại, có giá trị thương mại cao.

Thứ tư, về mặt thể chế, Hải Phòng đang đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch; thực hiện rà soát, sửa đổi các quy định của TP về quản lý đầu tư xây dựng theo hướng thông thoáng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, giảm bớt các thủ tục hành chính đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra về đầu tư Xây dựng cơ chế phối hợp tinh gọn, hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan đến công tác đầu tư, ở tất cả các công đoạn từ xác định chủ trương đầu tư đến cấp chứng chỉ quy hoạch, thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư đến giao đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng.

Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào Hải Phòng

1.3.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng

Thứ nhất là việc Việt Nam ngày càng hội nhập, tham gia ngày càng nhiều tổ chức quốc tế, ký kết nhiều hiệp định.

Các FTA góp phần tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác, dỡ bỏ các rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Hải Phòng thu hút FDI từ các đối tác.

Bên cạnh đó, tác động của các FTA đối với thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh của Việt Nam Chính việc thực thi các cam kết FTA đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải tăng cường hơn nữa việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các chính sách cơ chế mới để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó tăng cường và đẩy mạnh việc thu hút FDI vào Việt Nam.

Thứ hai là Hải Phòng ngày càng chú trọng đầu tư phát triển thành phố

Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định.

Với việc đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp như vậy, tới năm 2025, thành phố dự kiến thu hút đầu tư 15-20 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 25-30 tỷ USD; thu hút 300.000 lao động Đây là nguồn lực rất lớn thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa Hải Phòng sớm trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững.

Thứ ba là Hải Phòng dẫn đầu xu hướng phát triển

Tại Hải Phòng, Hội đồng nhân dân thành phố đã thành lập hai khu công nghiệp sinh thái trên địa bàn trong đó có khu Nam Cầu Kiền Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, cùng tầm nhìn xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái đầu tiên tại Hải Phòng, Nam Cầu Kiền đã từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế và mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn diện, từ đó tích lũy giá trị sinh thái Nam Cầu Kiền trong lòng khách hàng, đối tác.

Là khu công nghiệp sinh thái đầu tiên do người Việt đầu tư, chiến lược phát triển xuyên suốt của Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Vì vậy, ngay từ khi thành lập, chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã chủ động triển khai các giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

1.3.2 Thách thức trong việc thu hút FDI vào Hải Phòng

Thứ nhất là trong chọn lọc đầu tư:

Quá trình thu hút FDI đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó còn là tình trạng chuyển giá, trốn thuế.

Thứ hai là sự chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sự lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI ra toàn ngành và nền kinh tế:

Một số doanh nghiệp nhà nước liên doanh với các doanh nghiệp FDI với mong muốn được tăng thêm tiềm lực về vốn, công nghệ, cơ chế quản lý mới để phát triển và bên Việt Nam được cùng tham gia vào quản lý doanh nghiệp, qua đó học tập, tiếp thu, nhận chuyển giao về bí quyết kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thế nhưng đến nay, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh đều đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với các hoạt động và quy trình quản lý khép kín.

Thứ ba là trong kiểm soát dịch bệnh:

Mặc dù tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nhưng thành phố đã tập trung cao, phản ứng nhanh, chủ động có các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng,chống dịch Covid-19 tuy nhiên vẫn phải đối diện với thách thức hoàn thành mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch, vừa đảm bảo các điều kiện để các doanh nghiệp, nhà máy lớn hoạt động ổn định, sản xuất bền vững.

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI VÀO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực trạng thu hút FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

2.1.1 Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư

Năm năm liên tục (từ 2016 đến 2020), Hải Phòng chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, với hàng trăm dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và dự án trong nước (DI) đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm và môi trường đào tạo chuyên nghiệp cho người lao động, mở rộng thị trường trong nước và góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Có thể nói, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố

Bảng 2.1: Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020

Số dự Tổng vốn đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư điều Tổng vốn đầu tư

Năm án cấp cấp mới điều chỉnh chỉnh tăng vốn đã thu hút (USD) mới tăng vốn (USD)

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Năm 2016 Hải phòng có 54 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư gần 2.500 triệu USD; 35 dự án tăng vốn với số vốn tăng 446,915 triệu USD Như vậy, năm 2016 có tổng số vốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, lên đến gần 3.000 triệu đô la Mỹ Các dự án tập trung nhiều lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo linh kiện điện tử, cơ khí Khu công nghiệp Tràng Duệ là khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đạt 3.800 triệu USD trong năm 2015, 2016.

Hải Phòng là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư và luôn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tuy nhiên, năm 2017, thu hút FDI tại thành phố chỉ đạt gần 1.000 triệu USD so với chỉ tiêu đề ra là 2.400 triệu USD Đây cũng là chỉ tiêu duy nhất trong 20 chỉ tiêu kinh tế của Hải Phòng không đạt được trong năm 2017. Đó là do năm 2016, thành phố thu hút dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với số vốn 1.500 triệu USD, góp phần đưa Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút FDI Thêm nữa, thành phố thiếu quỹ đất, quy mô các khu công nghiệp không đủ sức đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư khiến họ quan ngại khi lựa chọn địa điểm Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, các khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế có ưu đãi thấp hơn nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư Một số chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa quyết liệt trong đầu tư Đối với các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thì quỹ đất thương phẩm còn rất ít như: Khu công nghiệp Đình Vũ còn khoảng 40 ha, Khu công nghiệp Tràng Duệ còn khoảng 30 ha. Cùng với đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu về đất của các nhà đầu tư thứ cấp Cụ thể, Khu công nghiệp VSIP mới có mặt bằng khoảng 320 ha; trong đó 250 ha “sạch”, còn khoảng 70 ha bị “xôi đỗ” Phần đất còn lại 177/507 ha, việc giải phóng mặt bằng khó khăn do có gần 100 ha đất thổ cư với nhiều nhà biệt thự, cao tầng giá trị cao Ngoài ra,

50 ha đất khu công viên phần mềm đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết thành đất công nghiệp đang đợi thành phố Hải Phòng phê duyệt Các dự án khác như: Deep C2, Nam Đình Vũ I (tại khu vực Nam Đình Vũ) đang triển khai san lấp, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, trong khi Dự án đê biển Nam Đình Vũ chưa triển khai nên việc thu hút đầu tư gặp khó khăn.

Khắc phục những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI chưa đạt được như mong muốn, HảiPhòng đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo sức bật mới trong năm 2018 Lũy kế đến 31/12/2018,Hải Phòng hiện có 521 doanh nghiệp FDI với 582 dự án đang hoạt động; trong đó có 158 doanh nghiệp FDI hoạt động trong Khu Kinh tế Cát Hải có mức ưu đãi cao nhất của địa phương, số còn lại nằm ở các khu, cụm công nghiệp khác được hưởng ưu đãi thấp hơn; nằm ngoài các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì có 246 doanh nghiệp FDI Năm 2018, Hải Phòng đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn từ các dự án tăng quy mô và tăng vốn đầu tư sau một thời gian sản xuất kinh doanh ổn định (gắn 1.879 triệu USD), chỉ tiêu doanh thu của khối doanh nghiệp FDI tăng dần về cuối năm, về thu hút lao động, số lao động trong doanh nghiệp FDI cũng tăng so với cùng kỳ năm trước (9,07%)

Tính đến ngày 31/12/2019, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố thu hút

93 dự án FDI mới, 55 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn là hơn 1.356 triệu USD Đáng kể là đã thu hút được các dự án lớn, một số dự án vốn đầu tư trên 1.000 triệu USD, công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường của các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông như: LG; Bridgestone; Nipro Pharma; Kyocera Mita; Fuji Xerox; GE; Regina Miracle;

Năm 2020, tương tự như các tỉnh, thành phố khác, do ảnh hưởng của dịch covid 19, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thành phố Hải Phòng gặp không ít khó khăn Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa phương nói chung và Hải Phòng nói riêng rất hạn chế Năm 2020 Hải phòng có 76 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư gấn 1.126 triệu USD; 27 dự án tăng vốn với số vốn tăng 440.triệu USD. Tuy nhiên, năm 2020 vẫn nối dài thêm danh sách các doanh nghiệp lớn với những thương hiệu nổi tiếng đầu tư vào Hải Phòng như: tập đoàn Pegatron, nhà cung ứng linh kiện Apple, sony, Mỉcòot, Lenovo…; công ty TNHH Oasis Corp; Universal Scientific industrial Việt Nam (UIS)…

2.1.2 FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư

Lũy kế đến 31/12/2015, thành phố đã thu hút được 460 dự án Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 72,17% Ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ không nhiều, còn nông nghiệp của thành phố không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 2.2 : FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (lũy kế đến 31/12/2015)

Lĩnh vực đầu tư Số dự % số dự Vốn đầu tư % Vốn án án (triệu USD) đầu tư

Công nghiệp chế biến chế tạo 332 72,17 7749,01 70,45

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý 2 0,43 0,25 2,27 rác thải, nước thải

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô; mô tô; xe 33 7,17 106,36 0,97 máy và xe có động cơ khác

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 9 1,96 812.64 7,39

Hoạt động kinh doanh bất động sản 33 7,17 1719,51 15,63

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công 12 2,61 7,11 0,06 nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 0,22 1,25 0,01

Giáo dục và đào tạo 8 1,74 20,84 0,19

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1 0,22 0,37 3,36

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3 0,65 2 0,02

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng

Lũy kế hết năm 2020, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút được 484 dự án FDI (chiếm 63,77% số dự án) với tổng vốn đầu tư gần 15.231 triệu USD (chiếm 79,28% vốn đầu tư) của các nhà đầu tư đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn LG (Hàn Quốc); Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) Hầu hết các dự án đều sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, kéo theo thu hút các dự án vệ tinh khác, bước đầu hình thành các cụm sản xuất, chuỗi sản xuất công nghiệp đa dạng, có quy mô ngày càng lớn hơn Sau đó, là các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản tuy số dự án đầu tư chỉ chiếm 5,01% số dự án nhưng với số vốn đầu tư gần 3.003 triệu USD chiếm 15,63% tổng số vốn đầu tư Đứng thứ ba là lĩnh vực thương mại với 106 dự án luỹ kế đến 31/12/2020 chiếm 2,61% tổng số vốn đầu tư

Bảng 2.3: FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Lĩnh vực đầu tư số dự án % số dự án

% Vốn đầu tư (triệu USD)

Cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản 38 5,01 3.003,56 15,63

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng

2.2.3 Theo hình thức đầu tư

Trong những năm đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI vào Hải Phòng chủ yếu là hình thức doanh nghiệp liên doanh Nguyên nhân là do Luật đầu tư nước ngoài mới được ban hành nên nhà đầu tư chưa hiểu rõ, quy định của pháp luật còn nhiều phức tạp và nhà đầu tư nước ngoài chưa có hiểu biết cụ thể về môi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế xã hội tại Hải Phòng Đến năm 2015, khi các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Phòng được thực hiện, thủ tục đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho hình thức này được mở rộng hơn Lũy kế đến năm

2015 có 350 dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 76,9% tổng số dự án.

Bảng 2.4: FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2015)

Hình thức đầu Tỷ trọng trong Vốn đầu tư Tỷ trọng trong tư Số dự án tổng số dự án (triệu USD) tổng số vốn đầu

Hợp đồng hợp 20 4.35 81,34 0,74 tác kinh doanh

Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Tính đến 31/12/2020 trong số các dự án FDI tại Hải Phòng, hình thức đầu 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm đa số đạt 87,75% số dự án và 87,84% về số vốn đầu tư Hình thức liên doanh chiếm 11,73% số dự án và 12,14% về số vốn đầu tư Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,53% số dự án và 0,02% về số vốn đầu tư.

Bảng 2.5: FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020)

Hình thức đầu Tỷ trọng trong

Vốn đầu tư Tỷ trọng trong

Số dự án tổng số dự án tổng số vốn đầu tư (triệu USD)

Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng

2.2.1 Ưu điểm của hoạt động FDI tại Hải Phòng

Thứ nhất, nguồn vốn FDI trở thành một trong những nguồn lực đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Hải Phòng đã thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội của thành phố

Bảng 2.6 Nguồn vốn đầu tư tại Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2020 (tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào Hải Phòng giai đoạn 2015 –2020

Nguồn: Tổng cục thống kê Hải Phòng

Nguồn vốn FDI tác động làm mức độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng tăng lên đáng kể. Khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp nguồn vốn cho toàn xã hội tạo ra giá trị kinh tế của thành phố với tốc độ tăng trưởng cao.

Giai đoạn 2015 – 2020, nguồn vốn FDI vào Hải Phòng liên tục tăng qua các năm, từ 17.252,7 tỷ đồng năm 2015, tăng đến 48.565,9 tỷ đồng năm 2020 Nguồn vốn này đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư nội địa, nâng cao năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và khai thác có hiệu quả nhiều nguồn vốn đất đai, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, lao động của tư nhân và các doanh nghiệp địa phương…

Thứ hai, cải thiện trình độ công nghệ các ngành kinh tế của thành phố Một số ngành kinh tế quan trọng như: viễn thông, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy…của các tập đoàn hàng đầu thế giới đã tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy mạnh mẽ vào việc đổi mới công nghệ tại nhiều doanh nghiệp thành phố Việc đổi mới và chuyển giao công nghệ được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp và xây dựng như: công nghệ cáp điện, cáp thông tin của Công ty LG (Hàn Quốc), công nghệ chế tạo tuabin, máy biến thế tại Công ty TNHH GE (Mỹ), công nghệ chế tạo robot tại Công ty Robotech(Nhật Bản), công nghệ hóa dầu tại các nhà máy hóa dầu khu công nghiệp Đình Vũ…Trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, sân gôn đều sử dụng trang, thiết bị hiện đại,phương thức quản lý tiên tiến như: Khu du lịch quốc tế Đồ Sơn, Khu vui chơi giải trí và sân golf

Sông Giá (Thủy Nguyên)…Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn so với công nghệ trong nước và tương đương các nước trong khu vực Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động trực tiếp và hàng trăm nghìn người lao động gián tiếp khác nhau Đến năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết được 6,1 vạn việc làm, chiếm 17% tổng số lao động của thành phố, tăng nhanh qua các năm, bình quân tăng 32,1%/năm Mức lương trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp FDI là 6,2 triệu VNĐ, cao hơn so với bình quân lương ở các khu vực khác Tỷ lệ lao động chuyên môn, cán bộ quản lý là người Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI cũng khá cao, chiếm khoảng 30% Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tại thành phố đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận với khoa học, công nghệ cao, và có tác phong chuyên nghiệp, có kỷ luật lao động, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tích cực đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế Cán bộ, nhân viên Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề, dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp, và điều khiển các quy trình, công nghệ hiện đại

Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Hải Phòng mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới và tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu Thêm vào đó, khu vực FDI còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm khai khoáng, tăng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu của công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thứ năm, tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của các thành phần kinh tế Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI không ngừng được nâng cao, thông qua việc số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác thông qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn

FDI với các doanh nghiệp trong nước Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc, hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nói chung đã tiếp cận được với thị trường thế giới Trong lĩnh vực du lịch, các dự án đầu tư nước ngoài đã xây dựng nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khu du lịch, nghỉ dưỡng hạng sang, đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa nền kinh tế của Hải Phòng từng bước hội nhập với kinh tế thế giới Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI thu hút vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn, thì thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng lại có những con số khả quan Đây là dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Hải Phòng Làn sóng FDI đầu tư mới có nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, một số dự án thuộc các tập đoàn lớn, đa quốc gia, vốn đăng ký đầu tư lớn, theo đúng định hướng khuyến khích của thành phố Các dự án đang thực hiện có số vốn tăng thêm lớn cũng là những dự án quan trọng trên địa bàn thành phố.

2.2.2 Nhược điểm và nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng

2.2.2.1 Nhược điểm của hoạt động đâu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng

Bên cạnh những đóng góp tích cực, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận cả những thách thức, khó khăn để thấy rõ những tác động hai mặt mà FDI mang lại cho nền kinh tế tại thành phố Hải Phòng như sau:

Một là, các dự án FDI có ảnh hưởng xấu tới môi trường

Trong quá trình kinh doanh ở Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng khai thác tài nguyên, không coi trọng bảo vệ môi trường, rất thờ ơ trong việc xây dựng hệ thống xử lý và quản lý chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường sống của người dân (ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi…) Tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu vào địa bàn thành phố máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, gây tiêu hao nhiều năng lượng; việc chuyển giao công nghệ, sáng chế phát minh, giải pháp kỹ thuật chưa tương xứng với vốn đầu tư.

Hai là, thu hút FDI chưa có ảnh hưởng tích cực đến phát triển nông nghiệp

Cơ cấu ngành đầu tư trong khu vực đã phần nào phản ánh việc thực hiện đúng đắn định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng vẫn có sự mất cân đối trong đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.

Theo số liệu thống kê Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế tại Hải Phòng trong giai đoạn 2009 – 2020, vốn FDI hướng vào phát triển các nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, tạo sự phát triển đột phá Nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố lại giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp

Số dự án và dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp đã ít, cơ cấu dự án và nguồn vốn này lại phân bổ mất cân đối Phần lớn các dự án FDI trong khu vực nông nghiệp đều tập trung vào những địa phương có lợi thế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu và điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi Chưa thu hút và khai thác được các dự án vào các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế sẵn có của Hải Phòng, chưa chú trọng đến phát triển nông nghiệp để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp bền vững Các dự án chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống, nơi có sẵn các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc những nơi có sẵn nguồn nguyên liệu như: sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, giầy da, may mặc Các ngành khác chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế như ngành du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản Do đó chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của địa phương Ngoài một số dự án sản xuất giống cây, con, chế biến thức ăn gia súc và nông sản, nhìn chung các dự án FDI trong lĩnh vực này triển khai rất chậm.

2.2.2.2 Nguyên nhân của đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thiếu nhất quán Trong việc lập doanh nghiệp, thủ tục thành lập và khởi sự kinh doanh theo quy định gồm 10 thủ tục với tổng thời gian là 34 ngày là phức tạp, tốn thời gian và nhiều chi phí Trong các thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh,văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm, trụ sở chính giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có vốn FDI có nhiều thủ tục rườm rà.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀO HẢI PHÒNG

Định hướng thu hút FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

3.1.1 Mục tiêu Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế Trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung 6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu hút đầu tư FDI 5 tỷ USD/năm trong 5 năm tới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 16 đã đề ra.

3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư

Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án công nghiệp dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả cao Phát triển khu công nghiệp sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả năng lượng, xây dựng các mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất của các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp nhằm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng xung quanh Tăng tốc mở rộng đón sóng dịch chuyển đầu tư, nhất là sau khi tình hình dịch bệnh ổn định Hải Phòng tập trung vào 3 trụ cột phát triển gồm công nghiệp công nghệ cao; kinh tế biển, cảng biển logistics và du lịch, thương mại.

Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong giai đoạn tới

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước.

Thứ nhất, Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững Thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn dắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành phố Chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp do thành phố quản lý Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử và nâng cao chất lượng công vụ, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp

Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại

Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn (ô tô, chế tạo máy, điện tử tin học và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao) Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm cảng biển, dịch vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế Cùng với việc xây dựng tiếp bến số 3, số 4 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ tập trung kết nối hạ tầng logistics của Hải Phòng với các quốc gia về cả đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại lớn, đồng thời với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường xuất khẩu, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Thứ ba, Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới chuyển dịch đến Việt Nam mà Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Xây dựng, thực hiện có hiệu quả phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và loại đất trong quy hoạch thành phố Kiên quyết thu hồi đất dự án đã được giao nhưng không thực hiện đầu tư theo quy định Tăng cường việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ chất thải công nghiệp, đô thị, nông thôn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về việc bảo vệ môi trường.

Thứ năm, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo, y tế của vùng

Duyên hải Bắc bộ; trọng điểm phát triển khoa học và công nghệ biển của cả nước Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố.

Thứ sáu, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền cán bộ thành phố cần có sự nhất quán trong quan điểm, nhận thức về FDI cũng như xây dựng các quy hoạch chi tiết, rõ ràng để làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất, Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và lao động.

Mời kỹ sư, chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên đã tuyển dụng, cử nhân viên Việt Nam sang đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp, công ty mẹ của mình ở nước ngoài (trong đó phải đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên trước khi cử sang nước ngoài). Đào tạo nâng cao chất lượng lao động cần phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ có thể thực hiện các dự án phát triển phần mềm lớn cần phải có những cán bộ quản lý dự án, quản lý chất lượng, quản lý chi phí có khả năng.Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay còn thiếu những cán bộ quản lý dự án như vậy.

Thứ hai, chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư

Xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp của mình, trong đó trình bày các ý tưởng về dự án, dự báo kết quả trong tương lai, các thế mạnh của công ty như khả năng am hiểu thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Tham gia cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng như môi trường đầu tư và những ưu đãi trong thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Trực tiếp gặp gỡ và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào dự án mà doanh nghiệp đang tiến hành thông qua các chuyến đi xúc tiến, chuyến công tác nước ngoài

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w